Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phật Tổ Cương Mục »»
(寶座): tòa báu, là loại tọa cụ (đồ dùng để ngồi) chuyên dùng cho đế vương, còn gọi là bảo ỷ (寶椅, ghế báu). Đây là một dạng ghế ngồi cỡ lớn, có trang sức văn hoa rực rỡ, trang nghiêm để hiển thị sự tôn quý đối với đấng thống trị. Nó còn được dùng để chỉ cho chỗ ngồi của các đấng linh thiêng như Thần, Phật, Bồ Tát, v.v. Về sau, từ này được dùng chỉ chung cho chỗ ngồi của những nhân vật có địa vị tôn quý, quan trọng. Như trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 240) quyển 79 có đoạn: “Huyền A Tăng Kỳ bảo kính, nhiên A Tăng Kỳ bảo đăng, bố A Tăng Kỳ bảo y, liệt A Tăng Kỳ bảo trướng, thiết A Tăng Kỳ bảo tòa (懸阿僧祇寶鏡、然阿僧祇寶燈、布阿僧祇寶衣、列阿僧祇寶帳、設阿僧祇寶座, treo A Tăng Kỳ kính báu, đốt A Tăng Kỳ đèn báu, trãi A Tăng Kỳ y báu, bày A Tăng Kỳ màn báu, thiết A Tăng Kỳ tòa báu).” Hay trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 8, phần Lục Tổ Di Giá Ca Truyền Pháp Bà Tu Mật (六祖彌遮迦傳法婆須蜜) có câu: “Ngã tư vãng kiếp, thường tác Đàn Na, hiến nhất Như Lai bảo tòa (我思往劫、嘗作檀那、獻一如來寶座, ta nhớ kiếp xưa kia, thường làm thí chủ, dâng cúng tòa báu cho một đấng Như Lai).” Trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 3, phần Đệ Thập Tổ Hiếp Tôn Giả (第十祖脅尊者), lại có đoạn rằng: “Trung Ấn Độ nhân dã, bổn danh Nan Sanh, sơ Tôn giả tương đản, phụ mộng nhất bạch tượng, bối hữu bảo tòa, tòa thượng an nhất minh châu, tùng môn nhi nhập, quang chiếu tứ chúng (中印土人也、本名難生、初尊者將誕、父夢一白象、背有寶座、座上安一明珠、從門而入、光照四眾, Tôn giả xuất thân người miền Trung Ấn Độ, tên thật là Nan Sanh; ban đầu khi Tôn giả vừa mới ra đời, phụ thân mơ thấy một con voi trắng, trên lưng có tòa báu, trên tòa ấy có viên ngọc sáng, từ cửa lớn đi vào, ánh sáng chiếu khắp bốn chúng).”
(震旦, Shintan): tên gọi khác của Trung Quốc, người Ấn Độ cổ đại thường gọi người Trung Quốc là Cīna-sthāna. Từ này đôi khi cũng được viết là Chấn Đán (振旦) hay Chân Đan (眞丹). Như trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, CBETA No. 1594) quyển 20 có câu: “A Dục Vương tàng Như Lai Xá Lợi ư thiên hạ, phàm bát vạn tứ thiên sở, kim Chấn Đán cảnh trung, thập hữu cửu xứ (阿育王藏如來舍利於天下、凡八萬四千所、今震旦境中、十有九處, A Dục Vương lưu giữ xá lợi của đức Như Lai khắp thiên hạ, có tám vạn bốn ngàn nơi; nay trong nước Trung Quốc, có mười chín chỗ).” Hay như trong Bài Tặng Nhật Quốc Huyền Quang Thiền Sư (贈日國玄光禪師) của Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Hoàn Sơn Lục (爲霖道霈禪師還山錄, CBETA No. 1440) quyển 3 có đoạn: “Hào tướng phóng quang lai Chấn Đán, độc am độc ngữ biến tùng lâm, hà đảm đại pháp thi toàn lực, tông thuyết viên minh quán cổ kim (毫相放光來震旦、獨菴獨語遍叢林、荷擔大法施全力、宗說圓明貫古今, tướng tốt phóng quang về Chấn Đán, một am thuyết khắp chốn tùng lâm, nặng mang pháp lớn dốc toàn lực, truyền bá tông phong thấu cổ kim).”
(居士分燈錄, Kojibuntōroku): 2 quyển, trước tác của Chu Thời Ân (朱時恩) nhà Minh, san hành vào năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎). Cũng là tác giả của bộ Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 41 quyển), Chu Thời Ân cho rằng các ngữ yếu truyền ký của chư Phật tổ đã được những Đăng Sử làm sáng tỏ, nhưng truyền ký của chư vị cư sĩ ứng hóa trợ lực để rạng rỡ ngọn đèn truyền thừa vẫn còn quá sơ lược; vì vậy ông biên lục những ngữ yếu truyền ký của 72 người (phụ thêm 38 người) như Duy Ma Cư Sĩ (維摩居士), Phó Đại Sĩ (傅大士), Bàng Cư Sĩ (龐居士), v.v., và thêm vào các lời tán ngữ. Ngoài ra, trong quyển thượng có lời tựa của Phụ Giáo Biên (輔敎編) do Tống Liêm (宋濂) soạn, đề tựa của Hộ Pháp Luận (護法論), sách chỉ dạy cho Chơn Như Đạo Nhân (眞如道人) của Đại Huệ (大慧) và 9 thiên pháp ngữ của Vân Thê (雲棲).
(破地獄偈): Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo (若人欲了知、三世一切佛、應觀法界性、一切惟[唯]心造, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, nên quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo). Bài kệ này chủ yếu được tìm thấy trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279, tức Bát Thập Hoa Nghiêm [八十華嚴]) quyển 19, phẩm Dạ Ma Cung Trung Kệ Tán (夜摩宮中偈讚品) thứ 20, do Bồ Tát Giác Lâm (覺林) tụng. Ngoài ra, vì áo nghĩa của kệ này rất thâm sâu, vi diệu, nên xuất hiện trong khá nhiều thư tịch khác như Hoa Nghiêm Đạo Tràng Khởi Chỉ Đại Lược (華嚴道塲起止大略, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1474), Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 11, Thành Duy Thức Luận Diễn Bí (成唯識論演祕, Taishō Vol. 43, No. 1833) quyển 1, Thiên Trúc Biệt Tập (天竺別集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 57, No. 951) quyển Trung, Thích Môn Chánh Thống (釋門正統, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1513) quyển 3, Tử Bá Tôn Giả Biệt Tập (紫柏尊者別集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1453) quyển 4, Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 2, Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō Vol. 48, No. 2023) quyển 4, Tịnh Độ Thánh Hiền Tư Lương Toàn Tập (淨土資糧全集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1162) quyển 3, Trạm Nhiên Viên Trừng Thiền Sư Ngữ Lục (湛然圓澄禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1444) quyển 3, v.v. Bài này có công năng phá cửa Địa Ngục để cho các vong hồn được siêu thoát về thế giới an lành; cho nên được thâu lục trong Mông Sơn Thí Thực Văn (蒙山施食文) thuộc Công Phu Chiều của Thiền Môn Nhật Tụng (禪門日誦, như bản hiện hành tại Huế, ghi ngày Rằm tháng 10 năm 1898 [Thành Thái thứ 10]). Tuy nhiên, nội dung bài kệ có khác so với bản trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 9, No. 278, tức Lục Thập Hoa Nghiêm [六十華嚴]), quyển 10, Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Bồ Tát Thuyết Kệ (夜摩天宮菩薩說偈品), do Bồ Tát Như Lai Lâm (如來林) thuyết: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng đương như thị quán, tâm tạo chư Như Lai (若人欲了知、三世一切佛、應當如是觀、心造諸如來, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, phải nên như vậy quán, tâm tạo các Như Lai).” Về uy lực không thể nghĩ bàn của bài Phá Địa Ngục Kệ này, trong Địa Tạng Bồ Tát Tượng Linh Nghiệm Ký (地藏菩薩像靈驗記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1638), phần Kinh Sư Nhân Tăng Tuấn Địa Tạng Cảm Ứng Ký (京師人僧俊地藏感應記) thứ 5, có ghi lại câu chuyện của Thích Tăng Tuấn (釋僧俊). Sư người vùng Kinh Sư (京師), họ Vương (王), sống dưới thời nhà Tống. Sau khi xuất gia, sư không giữ giới luật, cũng chưa từng tu nhân thiện. Cuối cùng, vì đau bệnh nhẹ mà qua đời. Chết được ba ngày thì xảy ra một điều kỳ lạ: sư bỗng nhiên sống lại. Sư khóc lóc thảm thiết, dập đầu xuống đất sám hối. Sư kể lại rằng ngay khi vừa mới tắt thở, có hai vị quan Minh Phủ, đuổi sư chạy đến trước một cổng thành lớn. Chợt có một vị tăng bảo rằng: “Ta là Địa Tạng Bồ Tát đây ! Nhà ngươi khi tại Kinh Thành, đã từng vẽ hình tượng ta, nhưng chẳng bày lễ cúng, rồi lại đem bỏ sau chùa. Ta muốn báo đáp công đức vẽ tranh tượng đó. Nhân ông là tu sĩ Hoa Nghiêm, nên ta sẽ chỉ cho ông một bài kệ.” Bèn đọc bài kệ rằng: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng đương như thị quán, tâm tạo chư Như Lai (若人欲了、知三世一切佛、應當如是觀、心造諸如來, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, phải nên như vậy quán, tâm tạo các Như Lai).” Bồ Tát Địa Tạng đọc cho sư nghe bài kệ này xong, bảo rằng: “Nếu ông tụng được bài kệ này thì có thể đóng cửa Địa Ngục, mở ra con đường đến cõi Tịnh Độ và có thể thông được vận mạng.” Sau khi tụng được bài kệ này, Tăng Tuấn đi vào trong thành, diện kiến vua Diêm Ma. Vua hỏi: “Ngươi lúc còn sống làm việc công đức gì ?” Sư đáp: “Tôi ngu muội, phóng túng, không chịu tu thiện, lại chẳng giữ giới, mà chỉ thọ trì một hàng bốn câu kệ này.” Vua lại hỏi: “Nay ngươi tụng được không ?” Đáp: “Ghi nhớ lời tụng, tụng đủ kệ trên, tiếng vang đến nơi, người đang chịu khổ, đều được giải thoát.” Đến đây, nhà vua chợt bảo: “Thôi dừng lại ! Khỏi cần nói nữa.” Bèn cho thả sư trở về lại nhân gian. Nhờ nhân duyên được sống lại như vậy, sư bảo Sa Môn Nghĩa Học (義學), Pháp Sư về Hoa Nghiêm, kiểm tra lại bài kệ trên, mới biết rằng bài này vốn có trong Kinh Hoa Nghiêm. Sư kể lại câu chuyện cho chúng tăng nghe, ai cũng đều phát tâm, tin tưởng và thọ trì kinh này.
(薙染): trĩ (薙) nghĩa là cắt tóc trên đầu, nhiễm (染) là nhuộm áo thành y hoại sắc; tức chỉ việc xuất gia làm tăng sĩ. Như trong bài Thảo Hà Lục (草河錄) thuộc Dương Châu Họa Phang Lục (揚州畫舫錄) của Lý Đẩu (李斗, ?-?) nhà Thanh có câu: “Tăng Đạo Tồn, tự Thạch Trang, Thượng Nguyên nhân, trĩ nhiễm Giang Ninh Thừa Ân Tự (僧道存、字石莊、上元人、薙染江寧承恩寺, vị tăng Đạo Tồn, tự là Thạch Trang, người vùng Thượng Nguyên, xuất gia ở Thừa Ân Tự, Giang Ninh).” Hay như trong Kính Thạch Trích Nhũ Tập (徑石滴乳集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 67, No. 1308) quyển 4, phần Hàng Châu Kính Sơn Vô Huyễn Tánh Xung Thiền Sư (杭州徑山無幻性沖禪師, Thiền Sư Vô Huyễn Tánh Xung ở Kính Sơn, Hàng Châu), có đoạn: “Văn Vô Thú nãi bản sắc đạo nhân, hân nhiên vãng tham, Thú hối dĩ giáo ngoại biệt truyền chi chỉ, hữu sở khế nhập, toại trĩ nhiễm kết am Kính Sơn (聞無趣乃本色道人、欣然往參、趣誨以敎外別傳之旨、有所契入、遂薙染結菴徑山, Thiền Sư nghe Vô Thú là bậc đạo nhân có bản sắc, nên vui mừng đến tham bái, Vô Thú dạy cho yếu chỉ giáo ngoại biệt truyền, Thiền Sư có chỗ khế ngộ, bèn xuất gia và dựng am tu hành ở Kính Sơn).” Lại trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 41 cũng có đoạn rằng: “Phạn Kỳ tự Sở Thạch, thất tuế năng thư đại tự, thi thư quá mục bất vong, viễn cận xưng vi kỳ đồng, cửu tuế khí tục trĩ nhiễm, thập lục thọ cụ (梵琦字楚石、七歲能書大字、詩書過目不忘、遠近稱爲奇童、九歲棄俗薙染、十六受具, Phạn Kỳ tự là Sở Thạch, năm bảy tuổi có thể viết chữ đại tự, thơ sách chỉ đọc qua là nhớ rõ, xa gần gọi Thiền Sư là kỳ đồng, năm chín tuổi từ bỏ thế tục xuất gia, đến năm lên mười sáu tuổi thì thọ Cụ Túc giới).”
(祥光): ánh sáng, hào quang tốt lành, tượng trưng cho điềm lành. Như trong bài Tuyên Đức Hoàng Hậu Đôn Khuyến Lương Vương Lịnh (宣德皇后敦勸梁王令) của Nhiệm Phưởng (任昉, 460-508) nhà Lương thời Nam Triều có đoạn: “Phong công hậu lợi, vô đắc nhi xưng, thị dĩ tường quang tổng chí, hưu khí tứ tắc (豐功厚利、無得而稱、是以祥光總至、休氣四塞, công lợi to lớn, không có mà thổi phồng lên, vì vậy điềm lành thảy đến, khí tốt bốn phương).” Trong Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 11, phần Thập Tổ Hiếp Tôn Giả Truyền Pháp Phú Na Dạ Xà (十祖脅尊者傳法富那夜奢), có đoạn: “Hiếp Tôn Giả, trung Ấn Độ nhân, bổn danh Nan Sanh, xử thai lục thập nguyệt, tương đản chi tịch, mẫu mộng bạch tượng tải nhất bảo tòa, tòa trí nhất minh châu, tùng môn nhi nhập, ký giác toại sanh, sanh nhi tường quang chúc thất, thể hữu kỳ hương (脅尊者、中印度人、本名難生、處胎六十年、將誕之夕、母夢白象載一寶座、座置一明珠、從門而入、既覺遂生、生而祥光燭室、體有奇香, Hiếp Tôn Giả, người miền trung Ấn Độ, tên là Nan Sanh, ở trong bào thai mẹ mười sáu tháng; vào đêm sắp sanh, mẹ ông mộng thấy con voi trắng chở một tòa báu, trên tòa ấy có đặt một viên ngọc sáng, con voi từ cửa đi vào; khi tỉnh dậy thì sanh ra ông, khi sanh thì hào quang tỏa sáng căn phòng, thân có mùi hương thơm lạ).” Hay trong Bổ Tục Cao Tăng Truyện (補續高僧傳, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 77, No. 1524) quyển 19, phần Nhị Tiêu Sư Truyện (二蕭師傳), lại có đoạn: “Sư chí Tống Gia Hy gian, thỉ nhập diệt, trụ thế tam bách dư tuế, hỏa hóa ư Phụng Quan nham, tường quang chúc thiên, dị hương phổ văn (師至宋嘉熙間、始入滅、住世三百餘歲、火化於鳳冠巖、祥光燭天、異香普聞, đến trong khoảng thời gian niên hiệu Gia Hy [1237-1240] nhà Tống, sư mới bắt đầu nhập diệt, sống ở đời được hơn ba trăm tuổi, hỏa táng tại núi Phụng Quan, hào quang rực trời, hương lạ ngát khắp).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập