Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Danh »»
(北條貞時, Hōjō Sadatoki, 1272-1311): nhà Chấp Quyền của chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương; tên lúc nhỏ là Hạnh Thọ (幸壽, Kōju), Pháp Danh là Sùng Hiểu (崇曉), Sùng Diễn (崇演); cha là Thời Tông (時宗, Tokimune). Năm 1284 (Hoằng An [弘安] thứ 7), ông tựu nhiệm cương vị Chấp Quyền, rồi đến năm sau thì thảo phạt dòng họ An Đạt Thái Thạnh (安達泰盛) và trấn áp thế lực nhóm Ngự Gia Nhân (御家人). Năm 1289 (Ứng Nhân [應仁] thứ 2), ông đẩy lùi tướng quân Duy Khang Thân Vương (惟康新王), rồi ủng lập Cửu Minh Thân Vương (久明親王) lên ngôi; tiếp theo năm 1293, ông thảo phạt Nội Quản Lãnh Bình Lại Cương (平賴綱) và đạt đến đỉnh cao sự chuyên chế của dòng họ Bắc Điều. Vào năm 1301 (Chánh An [正安] thứ 3), ông nhường chức Chấp Quyền lại cho Sư Thời (師時, Morotoki) rồi xuất gia, và cho đến khi chết ông vẫn nắm trọn thật quyền trong tay.
(s: Dharmākara, 法藏): còn gọi là Pháp Tạng Tỳ Kheo (法藏比丘); âm dịch là Đàm Ma Ca (曇摩迦), Đàm Ma Ca Lưu (曇摩迦留); ý dịch là Pháp Bảo Xứ (法寶處), Pháp Xứ (法處), Pháp Tích (法積), Tác Pháp (作法); là Pháp Danh của đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, quyển Thượng, trong đời quá khứ xa xưa thời đức Thế Tự Tại Vương Phật (世自在王佛) trụ thế, có vị quốc vương, sau khi nghe Phật thuyết pháp, bèn phát tâm vô thượng, xả bỏ vương vị xuất gia, hiệu là Pháp Tạng. Vị này tài cao, minh triết, siêu bạt giữa đời, theo tu tập với Thế Tự Tại Vương Phật, phát 48 lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh và sau một thời gian tu hành lâu xa, ngài thành tựu bản nguyện của mình và được thành Phật. Vị Phật này chính là A Di Đà Phật. Như trong Lễ Niệm Di Đà Đạo Tràng Sám Pháp (禮念彌陀道塲懺法, CBETA No. 1467) quyển 7, phần Phát Nguyện Vãng Sanh (發願徃生) có đoạn rằng: “Thị cố phục ưng tu học Bồ Đề hạnh nguyện, như A Di Đà Phật tối sơ nhân trung, vi Pháp Tạng Tỳ Kheo, sở phát tứ thập bát nguyện; hựu như Phổ Hiền Văn Thù quảng đại hạnh nguyện, diệc như thập phương tam thế chư đại Bồ Tát sở hữu hạnh nguyện, ngã diệc như thị thứ đệ tu học (是故復應修學菩提行願、如阿彌陀佛最初因中、爲法藏比丘、所發四十八願、又如普賢文殊廣大行願、亦如十方三世諸大菩薩所有行願、我亦如是次第修學, vì vậy lại nên tu học hạnh nguyện Bồ Đề, như trong nhân vị đầu tiên của Phật A Di Đà, là Tỳ Kheo Pháp Tạng, đã phát bốn mươi tám nguyện, cũng như hạnh nguyện rộng lớn của Phổ Hiền, Văn Thù, cũng như hạnh nguyện vốn có của chư vị đại Bồ Tát trong mười phương ba đời, con cũng lần lượt tu học như vậy).”
(近衛房嗣, Konoe Fusatsugu, 1402-1488): vị quan Quan Bạch (關白, Kampaku) sống dưới thời đại Thất Đinh; thân phụ là Cận Vệ Trung Từ (近衛忠嗣, Konoe Tadatsugu), thân mẫu là Gia Nữ Phòng (家女房); hiệu là Hậu Tri Túc Viện Quan Bạch (後知足院關白). Năm 1413 (Ứng Vĩnh [應永] 20), ông làm chức Hữu Cận Vệ Trung Tướng (右近衛中將); đến năm 1416 (Ứng Vĩnh 22), được thăng lên chức Tùng Tam Vị Phi Tham Nghị (從三位非參議). Năm sau, ông lại được bổ nhiệm làm chức Quyền Trung Nạp Ngôn (權中納言), và cứ như vậy đến tháng 12 năm 1438 (Vĩnh Hưởng [永享] 10), ông được thăng lên đến chức Tùng Nhất Vị (從一位). Vào năm 1445 (Văn An [文安] 2), ông làm chức Quan Bạch và trở thành Đằng Thị Trưởng Giả (藤氏長者, Tōshi-no-chōja, người đại diện cho dòng họ Đằng Nguyên [藤原, Fujiwara], có liên quan đến vấn đề chính trị, tài vụ cũng như tôn giáo của dòng họ). Tuy nhiên, vì quan Thái Chính Đại Thần Nhất Điều Kiêm Lương (一條兼良, Ichijō Kanera) lại ủy thác cho Nhật Dã Trùng Tử (日野重子, Hino Shigeko), người vợ hầu của Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), rằng ông đang kỳ vọng chức Quan Bạch này; vì vậy, vào năm 1447 (Văn An 4), thể theo sắc chỉ của triều đình, Cận Vệ Phòng Tự từ chức quan này. Sau đó, vào năm 1461 (Khoan Chánh [寛正] 2), ông được bổ nhiệm làm Thái Chính Đại Thần; nhưng năm sau ông lại từ chức. Đến năm 1474 (Văn Minh [文明] 6), ông xuất gia, Pháp Danh là Đại Thông (大通). Ông qua đời ở độ tuổi 87, để lại bộ nhật ký Hậu Tri Túc Viện Phòng Tự Ký (後知足院房嗣記).
(吉藏, Kichizō, 549-623): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Kim Lăng (金陵), họ An (安), tên Thế (貰), tổ tiên ông người An Tức (安息, dân tộc Hồ), sau dời đến Kim Lăng, cho nên ông được gọi là An Cát Tạng (安吉藏), Hồ Cát Tạng (胡吉藏). Năm lên 3, 4 tuổi, ông theo cha đến yết kiến Chơn Đế (眞諦), nhân đó Chơn Đế đặt cho ông tên là Cát Tạng. Sau cha ông xuất gia, có Pháp Danh Đạo Lượng (道諒). Ông thường theo cha đến Hưng Hoàng Tự (興皇寺) nghe Pháp Lãng (法朗) giảng thuyết về Tam Luận (三論), và năm lên 7 tuổi (có thuyết cho là 13 tuổi) ông theo vị này xuống tóc xuất gia. Pháp Lãng là người truyền thừa giáo học Tam Luận của hệ thống Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什), cho nên ông thường học tập Trung Luận (中論), Bách Luận (百論) và Thập Nhị Môn Luận (十二門論). Năm 19 tuổi, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp, rồi năm 21 tuổi thọ Cụ Túc giới, danh tiếng ngày càng cao. Vào năm đầu (581) niên hiệu Khai Hoàng (開皇) nhà Tùy, lúc ông 32 tuổi, Pháp Lãng qua đời, ông bèn vân du về phía Đông đến Gia Tường Tự (嘉祥寺) thuộc vùng Cối Kê (會稽), Triết Giang (浙江), lưu lại nơi đây chuyên tâm thuyết giảng và trước tác, người đến học đạo lên đến hơn ngàn người. Bên cạnh đó, ông còn viết chú sớ cho các thư tịch Tam Luận, phần nhiều đều được hoàn thành ở chùa này, cho nên hậu thế gọi ông là Gia Tường Đại Sư (嘉祥大師). Ngoài việc hình thành hệ thống Tam Luận Tông, ông còn tinh thông cả các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v. Vào tháng 8 năm thứ 17 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông gởi thư mời Thiên Thai Trí Khải Đại Sư (天台智顗大師) đến tuyên giảng giáo nghĩa Pháp Hoa. Vào năm thứ 2 (606, có thuyết cho là năm thứ 2 [602] niên hiệu Nhân Thọ [仁壽], hay năm cuối [616] niên hiệu Đại Nghiệp [大業]) niên hiệu Đại Nghiệp (大業), vua Dương Đế (煬帝) hạ chiếu mở 4 đạo tràng, ông phụng sắc chỉ đến trú tại Huệ Nhật Đạo Tràng (慧日道塲) ở Dương Châu (揚州) vùng Giang Tô (江蘇). Chính bộ Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義) tương truyền do ông trước tác được hoàn thành trong khoảng thời gian này. Sau đó, ông chuyển đến Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) ở Trường An (長安), hoằng đạo vùng Trung Nguyên. Ngoài ra, ông còn đi khắp các nơi diễn giảng kinh để hoằng dương Tam Luận Tông, cho nên ông được xem như là vị tổ tái hưng của tông phái này. Ông đã từng biện luận với Tăng Sán (僧粲), vị luận sư nổi tiếng đương thời, ứng đáp trôi chảy, cả hai bên trãi qua hơn 40 lần đối đáp như vậy, cuối cùng ông thắng cuộc. Từ năm đầu (605) niên hiệu Đại Nghiệp (大業) cho đến cuối đời nhà Tùy (617), ông sao chép 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, chí thành lễ sám. Vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, tại Trường An vua Cao Tổ tuyển chọn ra 10 vị cao tăng đức độ để thống lãnh tăng chúng, ông được chọn vào trong số đó. Thêm vào đó, đáp ứng lời thỉnh cầu của 2 chùa Ứng Thật (應實) và Định Thủy (定水), ông đến làm trú trì, nhưng sau dời về Diên Hưng Tự (延興寺). Đến tháng 5 năm thứ 6 niên hiệu Võ Đức (武德), trước khi mạng chung, ông tắm rửa sạch sẽ, đốt hương niệm Phật, viết cuốn Tử Bất Bố Luận (死不怖論, Luận Không Sợ Chết) xong mới an nhiên thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi. Bình sanh ông giảng thuyết Tam Luận (三論) hơn 100 lần, Pháp Hoa Kinh (法華經) hơn 300 lần, Đại Phẩm Kinh (大品經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), v.v., mỗi loại khoảng 10 lần. Môn hạ của ông có những nhân vật kiệt xuất như Huệ Lãng (慧朗), Huệ Quán (慧灌), Trí Khải (智凱), v.v. Trước tác của ông cũng rất phong phú như Trung Quán Luận Sớ (中觀論疏), Thập Nhị Môn Luận Sớ (十二門論疏), Bách Luận Sớ (百論疏), Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義), Đại Thừa Huyền Luận (大乘玄義), Pháp Hoa Huyền Luận (法華玄論), Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏), v.v. Ngoài ra, ông còn có một số sách chú thích cũng như lược luận của các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, Đại Phẩm, Kim Quang Minh, Duy Ma, Nhân Vương, Vô Lượng Thọ, v.v.
(大內義弘, Ōuchi Yoshihiro, 1356-1399): tên vị Võ Tướng sống dưới hai thời đại Nam Bắc Triều và Thất Đinh; tên lúc nhỏ là Tôn Thái Lang (孫太郎); con của Đại Nội Hoằng Thế (大內弘世, Ōuchi Hiroyo). Ông xuất gia lấy hiệu là Hữu Phồn (有繁). Ông đã từng mở rộng thế lực của mình ở các địa phương Cửu Châu, Trung Quốc, rồi làm quan Thủ Hộ các vùng Châu Phòng (周防, Suō), Trường Môn (長門, Nagato), Phong Tiền (豐前, Buzen), Thạch Kiến (石見, Iwami). Hơn nữa, do vì ông có công trong việc bình định vụ loạn Minh Đức (明德), nên ông còn được ban cho chức quan Thủ Hộ hai vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi) và Kỷ Y (紀伊, Kii). Ông đã từng giao dịch với Triều Tiên và có công trong việc hợp nhất hai triều Nam Bắc. Nhưng do vì ông nghịch ý của Túc Lợi Nghĩa Mãn (足利義滿, Ashikaga Yoshimitsu) nên bị thảo phạt và chết trong trận chiến của Vụ Loạn Ứng Vĩnh (應永の亂). Pháp Danh của ông là Hương Tích Tự Điện Tú Sơn Nhân Thật (香積寺殿秀山仁實); còn gọi là Tú Sơn Thật Công (秀山實公) hay Mai Song Đạo Thật (梅窻道實).
(藤原道家, Fujiwara-no-Michiie, 1193-1252): tức Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie); hiệu là Quang Minh Phong Tự Điện (光明峯寺殿), Phong Điện (峯殿); là nhà công khanh dưới thời đại Liêm Thương, trưởng nam của Cửu Điều Lương Kinh (九條良經), cha của Tướng Quân Đằng Nguyên Lại Kinh (藤原賴經), ông nội của Đằng Nguyên Lại Từ (藤原賴嗣). Ông đã từng làm các chức quan như Tùng Nhất Vị (從一位), Chuẩn Tam Cung (准三宮), Nhiếp Chính (攝政), Quan Bạch (關白), Tả Đại Thần (左大臣). Ông kết cấu với chính quyền Mạc Phủ, nắm phần lớn quyền hành; nhưng sau bị chính quyền Mạc Phủ ghét bỏ, tước mất quyền lực và cuối cùng qua đời. Vào năm thứ 4 (1238) niên hiệu (嘉禎), ông có xuất gia với Pháp Danh là Hành Huệ (行惠).
(妙本寺, Myōhon-ji): ngôi chùa trung tâm của Nhật Liên Chánh Tông, hiện tọa lạc tại số 1-15-1 Ōmachi (大町), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu núi là Trường Hưng Sơn (長興山), được kiến lập vào năm 1260 (Văn Ứng [文應] nguyên niên). Tượng thờ chính của chùa là đồ hình Thập Giới Mạn Trà La (十界曼荼羅), bảo vật của chùa; tương truyền khi Nhật Liên lâm chung tại tư dinh của Trì Thượng Tông Trọng (池上宗仲), bức đồ hình nằm dưới gối của Người. Người khai cơ là Tỷ Xí Năng Bổn (比企能本, Hiki Yoshimoto), và khai sơn là Nhật Lãng (日朗). Tương truyền hiệu núi có liên quan đến Tỷ Xí Năng Viên (比企能員, Hiki Yoshikazu), và tên chùa có liên hệ đến Pháp Danh của Năng Viên. Có thuyết cho rằng duyên khởi của chùa bắt đầu từ sự việc Tỷ Xí Năng Bổn cúng dường tư dinh vào năm 1274 (Văn Vĩnh [文永] 11), khi Nhật Liên vừa được tha tội và trở về Liêm Thương. Tương truyền đất chùa xưa kia là di tích dinh thự của dòng họ Tỷ Xí vốn bị diệt vong vào năm 1203 (Kiến Nhân [建仁] 3); cho nên vẫn còn các di tích mộ tháp của dòng họ này. Vị trú trì Nhật Luân (日輪) là người kiêm nhiệm cả chùa này lẫn Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji) ở Trì Thượng (池上, Ikegami). Trong khuôn viên chùa có Thích Ca Đường, Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) đã từng bổ nhiệm các vị Cúng Tăng đến đây phục dịch; và sau này Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) lại đặt chức Cúng Tăng tại đây; cho nên uy thế của chùa phát triển mạnh dưới thời đại Thất Đinh. Tuy nhiên, chùa cũng đã trãi qua bao lần bị hỏa tai. Đến thời đại Giang Hộ, các ngôi đường xá được tu tạo và chỉnh trang; cho nên có hơn chục ngôi tháp viện; nhưng hiện tại không còn nữa. Quần thể già lam hiện tồn có Sơn Môn, Tổ Sư Đường, Chánh Điện, Tàng Kinh, Lầu Chuông, Linh Bảo Điện, v.v. Bảo vật của chùa có bức đồ hình Thập Giới Mạn Trà La, tượng Thích Ca Như Lai, tượng Nhật Liên Thánh Nhân bằng gỗ, v.v.
(頓悟眞宗金剛般若修行達彼岸法門眞訣, Tongoshinshūkongōhannyashugyōtatsuhiganhōmonshinketsu): 1 quyển, sách cương yếu thuộc hậu kỳ của Bắc Tông Thiền, được viết dưới dạng vấn đáp giữa Cư Sĩ Hầu Mạc Trần Diễm (候莫陳琰) và Thiền Sư Trí Đạt (智達), tuy nhiên theo lời tựa của vị Sắc Sứ Lệ Châu (棣州) Lưu Vô Đắc (劉無得) ghi ngày mồng 5 tháng 11 năm đầu (712) niên hiệu Tiên Thiên (先天) cho biết rằng cả hai là tục danh và Pháp Danh của cùng một nhân vật, ban đầu theo hầu vị Xà Lê An, sau theo học với Tú Hòa Thượng (秀和尚) và nhận được khẩu quyết; qua điểm này chúng ta có thể suy ra được rằng nó đồng loại với Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông Luận (大乘開心顯性頓悟眞宗論). Hơn nữa, tác phẩm này còn có mối quan hệ mật thiết với Sư Tư Thất Tổ Phương Tiện Ngũ Môn (師資七祖方便五門), Trích Cú Trừu Tâm Lục Chi Như Tả (摘句抽心錄之如左), Huệ Viễn Hòa Thượng Đốn Ngộ Đại Thừa Bí Mật Tâm Khế Thiền Môn Pháp (慧遠和尚頓悟大乘祕密心契禪門法), là tư liệu thuộc hậu kỳ của Bắc Tông Thiền đáng chú mục. Bản Đôn Hoàng có 3 loại S5533, P2799, P3922, nhưng bản nào cũng thiếu phần đuôi. Bản dịch tiếng Tây Tạng vẫn hiện tồn.
(戒名, Kaimyō): trong Phật Giáo, người xuất gia thọ trì giới luật, thệ nguyện suốt đời không phạm đến các giới điều ấy, và dấu ấn chứng tỏ đã được truyền trao giới pháp chính là Giới Danh. Đối với hàng tu sĩ xuất gia từ Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌), Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼) cho đến Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼); và đối với hàng cư sĩ tại gia thì Giới Danh cũng giống nhau mà thôi. Tại Nhật Bản, có truyền thống sau khi qua đời, người chết được ban cho Giới Danh như Thích …, … Viện, … Cư Sĩ (Đại Tỷ), v.v., cùng với tục danh; như Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) có Giới Danh là Đông Chiếu Đại Quyền Hiện An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (東照大權現安國院殿德蓮社崇譽道和大居士) hay An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (安國院殿德蓮社崇譽道和大居士); Võ Tướng Võ Điền Tín Huyền (武田信玄, Takeda Shingen) có Giới Danh là Pháp Tánh Viện Cơ Sơn Tín Huyền (法性院機山信玄). Trường hợp tu sĩ xuất gia, Giới Danh được gọi là Pháp Danh (法名, Hōmyō). Pháp Danh của Tăng Ni có thêm vào hiệu Phòng như Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (法然房源空), Phật Pháp Phòng Đạo Nguyên (佛法房道元), Thiện Tín Phòng Thân Loan (善信房親鸞), v.v. Cho nên, hiệu Phòng ấy trở thành thông xưng, và cũng có trường hợp như vậy mà được thăng cách thành hiệu Thượng Nhân (上人, Shōnin), như Pháp Nhiên Thượng Nhân (法然上人, Hōnen Shōnin), v.v. Đối với Phật Giáo Nhật Bản, Giới Danh thường được ban cho cư sĩ tại gia khi qua đời, và từ đó có tập quán khắc Giới Danh này vào bia mộ cũng như Bài Vị (牌位).
(明覺寺, Myōkaku-ji): ngôi tự viện của Tịnh Độ Chơn Tông; hiện tọa lạc tại số 77 Gofuku-chō (呉服町), Fukuchiyama-shi (福知山市), Kyōto-fu (京都府). Vào năm 1584 (Thiên Chánh [天正] 12), sau khi Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) xây dựng Thành Đại Phản (大阪城, Ōsaka-jō), vị Trưởng Quan Kami vùng Việt Hậu (越後, Echigo), họ Cao Kiều (高橋, Takahashi) phát tâm xuất gia, trở thành tu sĩ của Chơn Tông, Pháp Danh là Thích Tây Nguyện (釋西願), hay Cao Việt Viện Thích Tây Nguyện (高越院釋西願). Ông kiến lập một ngôi tự viện tại vùng Trường Điền (長田, Nagata), Lục Nhân Bộ Thôn (六人部村, Nakamutohe-mura), Quận Thiên Điền (天田郡, Amata-gun). Về sau, vị trú trì đời thứ 2 của chùa là Thích Minh Thuần (釋明淳) mới dời chùa về vị trí hiện tại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập