Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hoằng Pháp Tự »»
(日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, húy là Nhật Đảnh (日頂), thường được gọi là Y Do A Xà Lê (伊予阿闍梨), hiệu là Y Do Phòng (伊予房); xuất thân vùng Trọng Tu (重須, Omosu), Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka [靜岡]); con trai của Định Thời (定時), Trưởng Quan Kami vùng Y Do (伊予, Iyo). Ông xuất gia tại Hoằng Pháp Tự (弘法寺, Gubō-ji) của Thiên Thai Tông ở vùng Chơn Gian (眞間, Mama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa); sau đến làm môn hạ của Nhật Liên. Năm 1271, khi Nhật Liên bị lưu đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado), ông tùy tùng theo, rồi đến 1274, ông cũng theo thầy về Thân Diên Sơn (身延山) tu học. Ông cải đổi Hoằng Pháp Tự thành chùa của Nhật Liên Tông, rồi cùng với nghĩa phụ Phú Mộc Thường Nhẫn (富木常忍), lấy chùa này làm cứ điểm mở rộng hoạt động truyền giáo. Tuy nhiên, sau ông bất hòa với Thường Nhẫn, nên lui về ẩn cư ở quê nhà vùng Trọng Tu. Trước tác của ông có Lương Thật Trạng Ngự Phản Sự (良實狀御返事) 1 quyển, Bổn Tôn Đắc Ý Sao Phó Thư (本尊得意抄副書) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập