Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hành Hạ »»
(白玉): loại ngọc quý màu trắng mỡ, rất hiếm có màu xanh nhạt, hay vàng sữa. Loại có chất lượng cao nhất xuất phát từ vùng Hòa Điền (和田), Tân Cương (新疆), Nội Mông. Dưới thời nhà Minh, Thanh của Trung Quốc, khi nói đến từ Bạch Ngọc, tức ám chỉ loại ngọc trắng của vùng Hòa Điền, Tân Cương. Hiện tại, ngoài loại ngọc màu trắng chúng ta thường thấy, còn có Tân Sơn Ngọc (新山玉), Mật Ngọc (密玉), Độc Sơn Ngọc (獨山玉), Thanh Hải Bạch Ngọc (青海白玉), cũng như Bạch Ngọc của Hàn Quốc, v.v. Đây là loại ngọc rất quý hiếm, có độ bền cao; nên thường được dùng để làm đồ trang sức, điêu khắc thành tượng Phật, xâu chuỗi, khám thờ, v.v. Câu “Bạch ngọc giai tiền, hàm thọ Đề Hồ chi vị (白玉階前、咸受醍醐之味)” ở trên có nghĩa là trước thềm ngọc trắng thọ nhận trọn vẹn vị Đề Hồ (diệu pháp). Trong bài cúng linh được chư tăng ở Huế thường dùng cũng có có câu với ý nghĩa tương tự như vậy: “Bạch Ngọc giai tiền văn diệu pháp, Huỳnh Kim điện thượng lễ Như Lai (白玉階前聞妙法、黃金殿上禮如來, Ngọc Trắng trước thềm nghe diệu pháp, vàng ròng trên điện lễ Như Lai).” Hơn nữa, trong hồi thứ 29 của Tây Du Ký (西遊記) cũng có đoạn: “Các đới tùy thân binh khí, tùy kim bài nhập triều, tảo đáo Bạch Ngọc giai tiền, tả hữu lập hạ (各帶隨身兵器、隨金牌入朝、早行到白玉階前、左右立下, mỗi người đều mang theo binh khí tùy thân, đem tấm kim bài vào triều, đi nhanh đến trước thềm Ngọc Trắng, đứng yên hai bên phải trái).”
(俳句, Haiku): nghĩa là câu thơ hài hước, vui nhộn; là một loại hình thơ ngắn định hình 17 âm thể theo thể 5, 7, 5. Đây là loại thơ kế thừa hình thức phát cú của Liên Ca, là lối xưng hô được phổ biến rộng rãi sau cuộc vận động cách tân thể thơ hài hước của Chánh Cương Tử Quy (正岡子規, Masaoka Shiki, 1867-1902) vào giữa thời Minh Trị; và Bài Cú là cách gọi gồm luôn cả thể thơ hài hước từ đầu thời Giang Hộ trở đi. Cùng với Đoản Ca, Bài Cú trở thành hai trào lưu văn học thơ của Nhật Bản.
(半言): nửa lời, còn gọi là bán kệ (半偈, nửa bài kệ). Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 14, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品), xưa kia khi Như Lai chưa xuất hiện trên đời, lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca thị hiện là một người ngoại đạo Bà La Môn, tinh thông hết thảy các học vấn, hành vi rất nhu hòa, tịch tĩnh, tâm thanh tịnh, vô nhiễm. Vị ấy có chí nguyện muốn tìm học kinh điển Đại Thừa; nhưng trãi qua một thời gian lâu mà không có kết quả. Sau ông vào trong núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh, hành Thiền định và chờ đợi đấng Như Lai xuất hiện để được nghe giáo pháp Đại Thừa. Thấy vậy, Trời Đế Thích bèn biến hóa thành một con quỷ La Sát rất hung dữ, đáng sợ, bay đến gần chỗ vị tiên nhân, rồi lớn tiếng tuyên thuyết nửa bài kệ tụng do trước kia đã từng nghe từ đức Như Lai rằng: “Chư hành vô thường, hữu sinh hữu diệt (諸行無常、有生有滅, các hành vô thường, có sinh thì có diệt)”, và đến bên tiên nhân đảo mắt hung tợn nhìn khắp bốn phương. Nghe xong nửa bài kệ này, tiên nhân cảm thấy như có được thuốc hay để trị lành căn bệnh lâu ngày, như rơi xuống nước mà được thuyền cứu vớt, như đất hạn hán lâu ngày gặp nước mưa, như thân hình bị giam hãm lâu ngày nay được phóng thích; nên thân tâm rất hoan hỷ. Tiên nhân đứng dậy nhìn quanh, chỉ thấy con quỷ La Sát thân hình hung tợn, nên rất hồ nghi không biết ai đã tuyên thuyết câu kệ vi diệu như vậy; cuối cùng mới biết do con quỷ La Sát thuyết. Vị tiên nhân chí thành cầu xin con quỷ nói tiếp nửa bài kệ sau; sau nhiều lần thử thách, con quỷ vẫn không bằng lòng; cho nên vị tiên nhân phát nguyện hiến cả thân mạng cho con quỷ đói, chỉ với mục đích là nghe được chánh pháp mà thôi. Nhân đó, quỷ La Sát thuyết nửa bài kệ sau: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc (生滅滅已、寂滅爲樂, Sinh diệt diệt hết, vắng lặng an vui)”. Nghe xong, vị Bà La Môn biết câu kệ này rất có lợi ích cho mọi người, liền khắc lên khắp nơi như vách đá, thân cây, v.v., để lưu truyền cho hậu thế. Sau đó, ông leo lên cây cao, buông mình xuống để xả thân cho con quỷ đói ăn, theo như lời phát nguyện. Lúc bấy giờ, trên không trung văng vẳng âm thanh vi diệu, các vua trời cùng Trời Đế Thích hiện nguyên thân hình đón lấy thân thể vị Bà La Môn, cung kính đãnh lễ và cầu xin hóa độ cho họ trong tương lai. Nhờ nhân duyên xả thân mạng để nghe được nửa câu kệ như vậy, sau 12 kiếp tu hành, vị Bà La Môn thành Phật trước cả Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, 彌勒). Hơn nữa, trong Bách Nghiệp Kinh (百業經), có đề cập đến câu chuyện tiền thân của đức Phật là của Tích Phổ Quốc Vương (昔普國王) cũng tương tự như vậy; song nội dung chuyện và văn kệ có phần khác. Đức vua là người có tâm từ bi lớn, chuyên bố thí khắp mọi người, thương yêu thần dân hết mực. Trời Đế Thích thấy vậy muốn thử tâm của nhà vua, bèn biến thành con quỷ La Sát, đến trước vua tuyên thuyết nửa bài kệ rằng: “Chư pháp giai vô thường, nhất thiết sinh diệt tánh (諸法皆無常、一切生滅性, các pháp đều vô thường, tất cả có tánh sinh diệt)”. Nghe xong pháp xong, đức vua sanh tâm hoan hỷ, liền cung kính đãnh lễ La Sát và cầu xin cho nghe nửa bài kệ sau với lời phát nguyện sẽ dâng hiến thịt máu của vua cho con quỷ. Trước lời thỉnh cầu chí thành của nhà vua, quỷ La Sát nói tiếp nửa bài kệ sau là: “Sinh diệt tức diệt tận, bỉ đẳng tịch diệt lạc (生滅卽滅盡、彼等寂滅樂, Sinh diệt đã diệt hết, ấy niềm vui vắng lặng)”. Sau khi nghe được cả bài kệ, đức vua lấy toàn bộ thịt máu của mình dâng cho quỷ La Sát. Lúc bấy giờ, đại địa chấn động, trời người rải hoa cúng dường và tán thán đại nguyện của Tích Phổ Quốc Vương. Sau này, Huyền Trang (玄奘, 602-664) có làm bài “Đề Bán Kệ Xả Thân Sơn (題半偈捨身山)” rằng: “Hốt văn bát tự siêu thi cảnh, bất tích đơn xu xả thử sơn, kệ cú thiên lưu phương thạch thượng, nhạc âm thời tấu bán không gian (忽聞八字超詩境、不惜丹軀捨此山、偈句篇留方石上、樂音時奏半空間, chợt nghe tám chữ siêu thi hứng, chẳng tiếc thân mình bỏ núi non, câu kệ còn lưu trên vách đá, nhạc âm vang vọng nửa không gian)”. Ngoài ra, Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), tác giả của bài Chứng Đạo Ca (証道歌), cũng có Bán Cú Kệ rằng: “Sanh dã điên đảo, tử dã điên đảo (生也顚倒、死也顚倒, sống cũng điên đảo, chết cũng điên đảo).”
(s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇa-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga,八正道 hay 八聖道): là 8 con đường chân chánh, đúng đắn để cầu về cõi Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃), còn gọi là Bát Thánh Đạo (八聖道), Bát Chi Chánh Đạo (八支正道), Bát Thánh Đạo Phần (八正道分), Bát Đạo Hạnh (八道行), Bát Trực Hạnh (八直行), Bát Chánh (八正), Bát Đạo (八道), Bát Chi (八支), Bát Pháp (八法), Bát Lộ (八路). Đây là pháp môn thật tiễn, tiêu biểu nhất của Phật Giáo, là phương pháp hay con đường tắt chính xác để hướng đến giải thoát, Niết Bàn. Khi đức Phật tuyên thuyết bài pháp đầu tiên, ngài đã dạy nên xa lìa hai thái cực thọ hưởng dục lạc và tu khổ hạnh, nên hướng về con đường Trung Đạo, tức ám chỉ pháp môn Bát Chánh Đạo này, gồm:
(1) Chánh Kiến (s: samyag-dṛṣṭi, p: sammā-diṭṭhi, 正見): hay còn gọi là Đế Kiến (諦見), tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo (Tứ Đế), có nghiệp thiện ác thì có quả báo của nghiệp thiện ác ấy, có đời này đời kia, có cha mẹ, trên đời có bậc chân nhân đến chỗ an lành, bỏ điều thiện cũng như hướng đến điều thiện, nơi đời này và đời kia tự giác ngộ và tự chứng thành tựu.
(2) Chánh Tư Duy (s: samyak-saṃkalpa, p: sammā-saṅkappa, 正思惟): hay còn gọi là Chánh Chí (正志) Chánh Phân Biệt (正分別), Chánh Giác (正覺), nghĩa là suy nghĩ đúng đắn, chân chánh. Khi đã thấy được lý của Tứ Đế, hành giả tư duy để làm cho tăng trưởng trí tuệ chân thật. Nó lấy tâm vô lậu làm thể.
(3) Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語): còn gọi là Chánh Ngôn (正言), Đế Ngôn (諦言), tức xa lìa nói dối, nói lời hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, dùng trí tuệ để sửa đổi khẩu nghiệp, không nói những lời phi lý. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(4) Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: sammā-kammanta, 正業): còn gọi là Chánh Hạnh (正行), Đế Hạnh (諦行), tức xa lìa sát sanh, trộm cắp, tà dâm, v.v., dùng trí tuệ đúng đắn để trừ tất cả những việc làm không đúng của thân và sống với thân trong sạch. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(5) Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命): còn gọi là Đế Thọ (諦 受), tức xả bỏ cuộc sống không đúng như dùng chú thuật, v.v., và mong cầu đúng pháp những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như áo quần, thức ăn uống, giường ghế, thuốc men, v.v. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(6) Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, 正精進): còn gọi là Chánh Phương Tiện (正方便), Chánh Trị (正治), Đế Pháp (諦法), Đế Trị (諦法), tức phát nguyện đoạn trừ các điều ác mình đã tạo, làm cho không sinh khởi những điều ác mà mình chưa làm, làm cho sinh khởi những điều thiện mà mình chưa làm, và làm cho tăng trưởng những điều thiện mà mình đã từng làm. Nó lấy sự siêng năng vô lậu làm thể.
(7) Chánh Niệm (s: samyak-smṛti, p: sammā-sati, 正念): còn gọi là Đế Ý (諦意), tức quán 4 đối tượng thân, thọ, tâm và pháp, lấy trí tuệ chân chánh nghĩ nhớ đến chánh đạo để dẹp trừ các suy nghĩ không đúng. Nó lấy niệm vô lậu làm thể.
(8) Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定): còn gọi là Đế Định (諦定), dùng trí tuệ chân chánh để nhập vào Thiền định thanh tịnh vô lậu, xa lìa các pháp bất thiện, thành tựu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền.
Bát Chánh đạo này có công lực làm cho chúng sanh từ bờ bên này của cõi mê sang qua được bờ bên kia của giác ngộ. Cho nên nó lấy thuyền, bè làm lời thệ nguyện. Ngược lại, Tà Kiến (邪見, thấy không đúng), Tà Tư (邪思, suy nghĩ không đúng), Tà Ngữ (邪語, nói lời không đúng), Tà Nghiệp (邪業, làm việc không đúng), Tà Mạng (邪命, sống không đúng), Tà Tinh Tấn (邪精進, tinh tấn không đúng), Tà Niệm (邪念, nghĩ nhớ không đúng), Tà Định (邪定, định không đúng) được gọi là Bát Tà (八邪, tám pháp không đúng).
(眞詮): thuyên nghĩa là làm sáng tỏ, giải thích tường tận; làm sáng tỏ từng câu văn cú của chân lý được gọi là chân thuyên; còn viết là chân thuyên (眞筌), giống như chơn đế (眞諦). Như trong Tông Kính Lục (宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 26 có đoạn: “Thả kim thị ngoại thân chi phù tài, khởi tề chí giáo; mạng thị nhất kỳ chi nghiệp báo, hạt đẳng chơn thuyên (且金是身外之浮財、豈齊至教、命是一期之業報、曷等眞詮, vả lại vàng là tài sản tạm bợ ngoài thân, sao sánh với lời dạy rốt ráo; mạng là nghiệp báo của một kỳ, làm gì bằng sáng tỏ chân lý).” Trong Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (禪宗永嘉集, Taishō Vol. 48, No. 2013) lại có câu: “Năng Nhân thị hiện, ứng hóa vô phương, khai diệu điển ư Tam Thừa, sướng chân thuyên ư Bát Bộ (能仁示現、應化無方、開妙典於三乘、暢眞詮於八部, đấng Năng Nhân thị hiện, ứng hóa khắp nơi, bày điển tịch nơi Ba Thừa, diễn chân lý nơi Tám Bộ).” Hay trong Ngu Am Trí Cập Thiền Sư Ngữ Lục (愚菴智及禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1421) quyển 10, phần Trương Cư Sĩ Huyết Thư Pháp Hoa (張居士血書法華), cũng có đoạn: “Thanh Hà Trương cư sĩ, trung niên cát khí trần lụy, đốc chí Phật thừa, lịch nương sanh thập chỉ chi tiên huyết, thư Pháp Hoa thất tụ chi chơn thuyên, thị chơn tinh tấn, thị danh chơn pháp cúng dường Như Lai (清河張居士、中年割棄塵累、篤志佛乘、瀝娘生十指之鮮血、書法華七軸之眞詮、是眞精進、是名眞法供養如來, cư sĩ họ Trương ở Thanh Hà, tuổi trung niên đã dứt bỏ mọi ràng buộc cuộc đời, dốc lòng tu Phật, lấy máu tươi mười ngón tay của bà, viết chân lý của bảy cuốn kinh Pháp Hoa, đó là tinh tấn thật sự, ấy mới gọi là đúng pháp cúng dường Như Lai).” Trong bài Đại Đường Tào Khê Đệ Lục Tổ Đại Giám Thiền Sư Đệ Nhị Bi Minh (大唐曹溪第六祖大鑒禪師第二碑銘) của Lưu Vũ Tích (劉禹錫, 772-842) nhà Đường có câu: “Ngã lập chơn thuyên, yết khởi nam quốc, vô tu nhi tu, vô đắc nhi đắc (我立眞筌、揭起南國、無修而修、無得而得, ta lập chân lý, truyền bá nước nam, không tu mà tu, không đắc mà đắc).”
(准如, Junnyo, 1577-1630): vị tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 12 của Tây Bổn Nguyện Tự, húy là Quang Chiêu (光昭), tên lúc nhỏ là A Trà Hoàn (阿茶丸), thụy hiệu là Tín Quang Viện (信光院), hiệu là Chuẩn Như (准如); xuất thân vùng Osaka, con trai thứ 4 của Hiển Như (顯如)—vị Tổ đời thứ 11 của Bổn Nguyện Tự. Vào năm 1593, vâng mệnh Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), ông thay thế cha mình là Giáo Như (敎如) làm trú trì đời thứ 12 của Bổn Nguyện Tự. Vào năm 1602, Giáo Như được Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cúng dường cho một khu đất nên làm chùa riêng; từ đó Bổn Nguyện Tự bị phân chia thành hai phái Đông và Tây. Năm sau, Chuẩn Như dời miếu đường của Thân Loan (親鸞, Shinran) đến vùng Đông Sơn (東山, Higashiyama), tận lực cải thiện mối quan hệ với chính quyền Mạc Phủ. Năm 1617, Bổn Nguyện Tự bị cháy tan tành, nhưng năm sau thì được xây dựng lại nguyên vẹn. Trước tác của ông có Khánh Trường Tam Niên Đại Phản Ngự Phường Di Đồ Ngự Pháp Sự Ký (慶長三年大阪御坊移徒御法事記), Văn Lộc Tam Niên Nhật Thứ Chi Ký (文祿三年日次之記), Ngự Tiêu Tức Loại Tập (御消息類集).
(公據): chứng cứ, bằng chứng của quan phủ, vật làm tin để dựa vào mà nói chuyện. Như trong bản Khất Tăng Tu Cung Tiễn Xã Điều Ước Trạng (乞增修弓箭社條約狀) của Tô Thức (蘇軾, 1037-1101) nhà Tống có câu: “Dục khất lập định niên hạn, mỗi cú đương cập tam niên, vô thấu lậu cập tư tội tình trọng giả, ủy bổn Huyện Lịnh Tá cập bổ đạo quan, bảo minh thân an phủ tư cấp dữ công cứ (欲乞立定年限、每句當及三年、無透漏及私罪情重者、委本縣令佐及捕盜官、保明申安撫司給與公據, muốn xin lập định mức tuổi giới hạn, mỗi câu hợp với ba năm, không có người tiết lộ và tội tình riêng, ủy thác cho phụ tá Huyện Lịnh và quan bắt cướp, bảo đảm làm sáng tỏ vỗ về cho yên cấp sở và chứng cứ).” Trong Phật Giáo thường xuất hiện các thuật ngữ “Tây phương công cứ (西方公據, chứng cứ được sanh về Tây phương)”, “vãng sanh công cứ (徃生公據, bằng chứng vãng sanh)”, v.v. Như trong Tịnh Độ Chỉ Quy Tập (淨土指歸集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1154) quyển Hạ, phần Tây Phương Công Cứ (西方公據), có đoạn: “Tô Văn Trung Công nam thiên nhật, bội họa nhất trục, nhân vấn chi. Công viết: 'Thử ngô Tây phương công cứ dã' (蘇文忠公南遷日、佩畫一軸、人問之、公曰、此吾西方公據也, ngày Tô Văn Trung Công [tức Tô Thức] dời về phương Nam, mang theo một bức tranh, có người hỏi. Ông đáp: 'Đây là chứng cứ về Tây phương của ta').” Trong A Di Đà Kinh Trực Giải Chánh Hạnh (阿彌陀經直解正行, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 22, No. 434) cũng có đoạn: “Tô Đông Pha thường đới Tây phương công cứ A Di Đà tượng, giai thị quy thê Cực Lạc chi tâm, kim nhân dục mích phiết khổ chi pháp, tu bằng niệm Phật năng tiêu vạn kiếp chi khổ (蘇東坡常帶西方公據彌陀佛像、皆是歸栖極樂之心、今人欲覓撇苦之法、須憑念佛能消萬劫之苦, Tô Đông Pha thường mang tượng A Di Đà làm bằng chứng về Tây phương, đều là tâm quay về an trú Cực Lạc; người thời nay muốn tìm phương pháp hết khổ, nên nương vào niệm Phật thì có thể tiêu được cái khổ của muôn kiếp).” Sau này, Tri Quy Học Nhân Bành Tế Thanh (知歸學人彭際清, 1740-1796) có sáng tác bộ Trùng Đính Tây Phương Công Cứ (重訂西方公據, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1180), 2 quyển.
(地官): tên gọi của 6 chức quan dưới thời nhà Chu, tương đương với chức Tư Đồ (司徒), chuyên giám sát những việc liên quan đến giáo dục, đất đai và nhân sự. Đây cũng là tên vị quan dưới âm ty địa ngục. Địa Quancòn là tên gọi của một trong 3 vị của Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chính danh là Địa Quan Đại Đế (地官大帝), Trung Nguyên Nhị Phẩm Xá Tội Địa Quan (中元二品赦罪地官), Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虛大帝), lệ thuộc Thượng Thanh Cảnh (上清境), do khí của Nguyên Động Hỗn Linh (地官由元洞混靈) và tinh màu vàng hỗn hợp lại thành, tổng chủ quản Ngũ Đế (五帝), Ngũ Nhạc (五嶽), các thần tiên. Ông phụng sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝), quản chưởng việc tội ác của con người và đến ngày rằm tháng 7 thường hạ phàm, chỉnh đốn việc tội phước cũng như xá tội cho con người. Giống như Thiên Quan, Địa Quan cũng có vài truyền thuyết khác nhau. Có truyền thuyết cho rằng ông là vua Thuấn, do vì ông có công lao to lớn trong việc khai khẩn đất đai, người dân tưởng nhớ và tôn thờ ông như là vị thần. Vua Thuấn họ Diêu (姚), tên là Trọng Hoa (重華), con cháu đời thứ 8 của Hoàng Đế (黃帝); cha tên Cổ Tẩu (瞽叟), mẹ là Ác Đăng (握登), hạ sanh Thuấn ở vùng đất Diêu Hư (姚虛). Ông để tang mẹ lúc còn nhỏ, cha lại tái giá, sanh được một con tên là Tượng (象). Cậu bé này tánh tình ngạo mạn, thường cùng với mẹ ghẻ Hành Hạ Thuấn. Tuy nhiên, Thuấn bẩm tính nhân từ, lại rất hiếu thảo và có tài hoa hơn người, thường cày ruộng ở Lịch Sơn (歷山), bắt cá ở Lôi Trạch (雷澤), săn bắn ở Phụ Hạ (負夏), làm đồ gốm ở Hà Tân (河濱); cho nên, người dân dẫn cả gia đình dòng họ đi theo ông để học tập các kỷ năng thao tác. Chỉ trong 2 năm, ông đã hình thành nên thôn ấp, rồi 3 năm thì phát triển thành đô thị; từ đó, uy đức và tiếng tăm của ông vang xa. Vua Nghiêu bèn tuyển người hiền và nhường ngôi cho Thuấn. Sau khi vua Thuấn băng hà, Đạo Giáo tôn sùng ông như là vị thần, chuyên xá tội cho con người vào dịp Tiết Trung Nguyên. Do vì ông chí hiếu với song thân, cho nên Tiết Trung Nguyên còn được gọi là Hiếu Tử Tiết (孝子節). Lại có thuyết cho rằng dưới thời Chu U Vương (周幽王) có 3 vị quan liêm chính là Cát Ung (葛雍), Đường Hoằng (唐宏) và Chu Thật (周實). Cả ba đều từ quan, sống cuộc đời tự tại với thiên nhiên. Đến thời vua Chơn Tông nhà Tống, họ được phong làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Ngôn Vương Gia (言王爺) có 3 người con gái đều gả cho Trần Tử Thung (陳子摏) làm vợ; mỗi người hạ sanh được một trai, bẩm tánh khác người; nhân đó, Nguyên Thỉ Thiên Tôn (元始天尊) phong cho cả ba làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, sắc mệnh chuyên cai quản Ba Cõi, được gọi là Tam Quan Đại Đế. Trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經), phần Địa Quan Bảo Cáo (地官寶誥) của Đạo Giáo có đoạn về Địa Quan rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Thanh Linh Động Dương, Bắc Đô Cung trung, bộ Tứ Thập Nhị Tào, giai cửu thiên vạn chúng, chủ quản Tam Giới Thập Phương Cửu Địa, chưởng ác Ngũ Nhạc Bát Cực Tứ Duy, thổ nạp âm dương, khiếu nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch, từ dục thiên địa, khảo chúng sanh lục tịch phước họa chi danh, pháp nguyên hạo đại, nhi năng ly Cửu U hạo kiếp, thùy quang nhi năng tiêu vạn tội, quần sanh phụ mẫu, tồn một triêm ân, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Trung Nguyên thất khí, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân (志心皈命禮、青靈洞陽、北都宮中、部四十二曹、偕九千萬眾、主管三界十方九地、掌握五嶽八極四維、吐納陰陽、竅男女善惡青黑之籍、慈育天地、考眾生錄籍禍福之名、法源浩大、而能離九幽浩劫、垂光而能消萬罪、群生父母、存沒沾恩、大悲大願、大聖太慈、中元七氣、赦罪地官、洞靈清虛大帝、青靈帝君, Một lòng quy mạng lễ: Thanh Linh Động Dương, trong Bắc Đô Cung, cai quản 42 bộ quan, nhiếp chín ngàn vạn chúng, chủ quản Ba Cõi, Mười Phương, Chín Xứ, chấp chưởng Năm Núi, Tám Cực, Bốn Phương, nhổ thâu âm dương, xét hồ sơ thiện ác, trắng đen của nam nữ, từ bi nuôi dưỡng trời đất, kiểm tra từng tên họa phước của hồ sơ chúng sanh, pháp vốn lớn không cùng, mà có thể lìa kiếp nạn của chốn Cửu U, nương ánh sáng mà có thể tiêu vạn tội, bậc cha mẹ của quần sanh, người còn kẻ mất đều được thấm nhuần ơn, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, bảy khí Trung Nguyên, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân).”
(妙滿寺, Myōman-ji): ngôi chùa trung tâm của Hiển Bổn Pháp Hoa Tông (顯本法華宗), hiện tọa lạc tại Sakyō-ku (左京區), Kyōto-shi (京都市), Kyōto-fu (京都府); hiệu núi là Diệu Tháp Sơn (妙塔山). Tượng thờ chính là Đại Mạn Trà La (大曼陀羅). Chùa do Nhật Thập (日什, Nichijū) sáng lập vào năm 1389 (Khang Ứng [康應] nguyên niên) hay 1381 (Vĩnh Đức [永德] 3), và được chuyển đổi vị trí đến 3 lần. Chùa được liệt vào một trong 8 ngôi chùa trung tâm của Pháp Hoa Tông. Chuông chùa vốn và di vật của Đạo Thành Tự (道成寺) ở vùng Kỷ Châu (紀州, Kishū); nhưng do vì chùa này bị hỏa tai nên chuông được chuyển đến Diệu Mãn Tự. Khu đình viên của chùa được xếp vào một trong 3 khu đình viên nổi tiếng của kinh đô Kyoto, và được gọi là Vườn Tuyết (雪の庭). Khu vườn này do một người tín đồ của Pháp Hoa Tông tên Tùng Vĩnh Trinh Đức (松永貞德, 1571-1653) tạo nên trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Lộc (元祿, 1688-1704), dựa theo mô hình cảnh tuyết trên Tỷ Duệ Sơn. Vào năm 1968 (Chiêu Hòa [昭和] 43), chùa được dời về vị trí hiện tại. Chùa có 4 ngôi viện chính là Chánh Hành Viện (正行院), Pháp Quang Viện (法光院), Thành Tựu Viện (成就院) và Đại Từ Viện (大慈院).
(東巖慧安, Tōgan Ean, 1225-1277): vị Thiền tăng thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, húy là Huệ An (慧安), hiệu là Đông Nham (東巖), thụy hiệu Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師); người vùng Bá Ma (播磨, Harima, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]). Ông lên núi Thư Tả Sơn (書冩山) học giáo học Thiên Thai rồi xuất gia thọ Cụ Túc Giới, và chuyên tâm nghiên cứu trong vòng mười năm trường. Sau đó ông nghiên cứu Trí Độ Luận ở Thạch Thanh Thủy Bát Phan Cung (石清水八幡宮). Ông thường ấp ủ chí nguyện sang nhà Tống cầu pháp, rồi đến năm đầu (1257) niên hiệu Chánh Gia (正嘉), ông đến Thái Tể Phủ (太宰府, Dazaifu), thì gặp được Ngộ Không Kính Niệm (悟空敬念) và được khế ngộ với vị này. Vào năm thứ 2 (1262) niên hiệu Hoằng Trường (弘長), ông đến tham yết Ngột Am Phổ Ninh (兀菴普寧) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), và cuối cùng Ngột Am phú pháp cho. Khi Ngột Am trở về nước, ông đã tiễn chân Thầy đến tận vùng Điểu Vũ (鳥羽, Toba), và được truyền trao cho pháp y cùng đảnh tướng của vị này. Về sau, ông cung thỉnh Ngộ Không đến trú tại Phước Điền Am (福田庵). Vào năm thứ 5 (1268) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), ông khai sáng Chánh Truyền Tự (正傳寺, Shōden-ji) và tiếp thu đồ chúng giáo hóa nơi đây. Lại nữa, ông còn đến tham vấn Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念) ở Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji), rồi thể theo lời thỉnh cầu của vị quan Bình Thái Hạnh (平泰盛), ông đến trú tại Thánh Hải Tự (聖海寺). Vào ngày mồng 3 tháng 11 năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trị (建治) thì ông thị tịch, thọ 53 tuổi. Vào ngày 23 tháng 3 năm thứ 20 niên hiệu Ứng Vĩnh (應永), ông được ban sắc thụy hiệu là Hoằng Giác Thiền Sư. Hiện vẫn còn lưu lại bộ Đông Nham An Thiền Sư Hành Thật (東巖安禪師行實).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.50.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập