Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Bổn Mãn Tự »»
(久遠寺, Kuon-ji): ngôi chùa Tổng Bản Sơn trung tâm của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 3567 Minobu (身延), Minobu-chō (身延町), Minamikoma-gun (南巨摩郡), Yamanashi-ken (山梨縣); hiệu núi là Thân Diên Sơn (身延山), tên gọi chính thức là Thân Diên Sơn Diệu Pháp Hoa Viện Cửu Viễn Tự (身延山妙法華院久遠寺), tượng thờ chính là Thập Giới Mạn Trà La (十界曼荼羅). Đây là di tích quan trọng đánh dấu Nhật Liên (日蓮, Nichiren) đã từng lưu trú kể từ năm thứ 11 (1274) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), và cũng là nơi được biến thành tự viện với ngôi Miếu Đường làm trung tâm sau khi Nhật Liên qua đời vào năm thứ 5 (1282) niên hiệu Hoằng An (弘安). Tên chùa được thấy đầu tiên qua thư tịch ghi năm 1283 là Thân Diên Sơn Cửu Viễn Tự Phiên Trương (身延山久遠寺番帳). Về ngôi Miếu Đường, 6 người cao đệ chân truyền của Nhật Liên cùng với 12 người khác, tổng cọng là 18 người, thay phiên nhau mỗi người 1 tháng canh giữ; nhưng không bao lâu sau thì hủy bỏ quy định này. Vào khoảng năm 1284, 1285, Nhật Hưng (日興) trở thành người thường trú ở đây, và trong khoảng thời gian này có Nhật Hướng (日向) cũng cùng chung sức duy trì và phát triển Thánh địa này. Tuy nhiên, Nhật Hưng lại bất hòa với lãnh chúa Ba Mộc Tỉnh Thật Trường (波木井實長), tín đồ đắc lực từ thời Nhật Liên; cho nên vào năm đầu (1288) niên hiệu Chánh Ứng (正應), ông lui về vùng Phú Sĩ (富士, Fuji), Tuấn Hà (駿河, Suruga). Từ đó trở về sau, Nhật Hướng và môn lưu của ông kế thừa chùa này. Hệ thống của ông được gọi là Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流), Dòng Phái Thân Diên (身延門流). Từ đó, Cửu Viễn Tự mở rộng giáo tuyến, và đôi khi chùa mang đậm sắc thái là ngôi tự viện của chính dòng họ Ba Mộc Tỉnh. Trong khoảng thời gian 10 năm từ năm đầu (1466) niên hiệu Văn Chánh (文正) cho đến năm thứ 7 (1475) niên hiệu Văn Minh (文明), Nhật Triêu (日朝), vị Quán Thủ đời thứ 11 của chùa, đã di chuyển ngôi đường vũ cũng như các kiến trúc khác ở Tây Cốc (西谷) đến vị trí hiện tại; đồng thời ông cũng quy định ra những hành sự trong năm, đặt ra cơ quan điều hành các lễ hội hàng tháng và mở rộng giáo hóa. Cửu Viễn Tự thời Trung Đại chủ yếu lấy vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Tuấn Hà (駿河, Suruga) làm cứ điểm hoạt động. Tướng Quân Võ Điền Tình Tín (武田晴信, Takeda Harunobu, tức Tín Huyền [信玄, Shingen]) của Giáp Phỉ tiến hành cầu nguyện ở Cửu Viễn Tự cho vận thế của dòng họ Võ Điền (武田, Takeda) được dài lâu; đồng thời bảo chứng cho quyền trú trì của chùa. Bên cạnh đó, trung thần của ông là Huyệt Sơn Tín Quân (穴山信君) cũng dốc toàn lực bảo trợ cho chùa. Sau khi dòng họ Võ Điền qua đời, Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) lên thay thế nắm chính quyền vùng Giáp Phỉ, cũng tiếp tục bảo hộ cho chùa, rồi vào năm thứ 16 niên hiệu (1588) niên hiệu Thiên Chánh (天正), ông quy định miễn trừ các lao dịch cho chùa và bảo chứng quyền trú trì ở đây. Về sau, qua các đời chùa được ban cho như quy định cũ. Đến đầu thời Cận Đại, từ vụ đàn áp Phái Không Nhận Không Cho vốn phát sinh qua cuộc tựu nhiệm trú trì Quán Thủ chùa cho Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠) của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở Tokyo, nơi đây trở thành chủ tọa cho giáo đoàn Nhật Liên trên toàn quốc. Trong bản Pháp Hoa Tông Chư Tự Mục Lục (法華宗諸寺目錄) được hình thành năm thứ 10 (1633) niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), những chùa con trực thuộc Cửu Viễn Tự có 412 cơ sở; và chùa còn gián tiếp quản lý 1.519 ngôi chùa con khác nữa. Mặt khác, theo sự tăng dần số lượng người đến tham bái từ cuối thời Trung Đại trở đi, những ngôi viện con xuất hiện. Trú trì cũng như tăng chúng của các viện con thì phục vụ trực tiếp cho viện chính, cùng nhau tham gia điều hành chùa; cho nên Cửu Viễn Tự là một phức hợp thể của viện chính và các viện con. Vị trú trì đời thứ 31 của chùa là Nhật Thoát (日脫) cũng như trú trì đời thứ 32 là Nhật Tỉnh (日省) đều được cho phép đắp Tử Y. Vào năm thứ 3 (1706) niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永), dưới thời vị trú trì thứ 33 là Nhật Hanh (日亨), từ đó về sau lịch đại chư vị trú trì đều được phép mang Tử Y. Cũng vào thời này, nhờ sự cúng dường của các nhà Đại Danh cũng như hàng cung thất của họ, nhiều kiến trúc đường xá của chùa được tạo dựng; nhưng chùa lại bị mấy lần hỏa tai vào những năm thứ 4 (1821), thứ 7 (1824), thứ 12 (1829) niên hiệu Văn Chính (文政). Trãi qua các niên hiệu Thiên Bảo (天保), Gia Vĩnh (嘉永), già lam lại được phục hưng; song đến năm thứ 8 (1875) thời Minh Trị (明治), chùa lần nữa bị hỏa tai và hơn phần nữa già lam bị cháy rụi. Sau mấy lần trùng tu, hiện tại chùa có một quần thể kiến trúc rộng lớn với rất nhiều ngôi đường xá như Tổng Môn (總門), Tam Môn (三門), Bổn Đường (本堂, Chánh Điện) tôn trí bức Mạn Trà La do chính tay Nhật Liên vẽ; Ngũ Trùng Tháp (五重塔, tháp 5 tầng); Thê Thần Các Tổ Sư Đường (棲神閣祖師堂) an trí tượng Nhật Liên; Thích Ca Điện (釋迦殿); Ngự Chơn Cốt Đường (御眞骨堂) an trí hài cốt của Nhật Liên; Khai Cơ Đường (開基堂) tôn thờ Ba Mộc Tỉnh Thật Trường, v.v.
(日奥, Nichiō, 1565-1630): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, Tổ của Phái Không Nhận Không Cho thuộc Nhật Liên Tông, húy là Nhật Áo (日奥), Nhật Chân (日甄); tự là Giáo Anh (敎英); hiệu Phật Tánh Viện (佛性院), An Quốc Viện (安國院); xuất thân vùng Kyoto. Lúc còn nhỏ, ông đã theo hầu Nhật Điển (日典) ở Diệu Giác Tự (妙覺寺) trên kinh đô Kyoto; rồi đến năm 28 tuổi thì làm trú trì đời thứ 19 của chùa này. Vào năm 1595, trong dịp Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức lễ cúng dường cho ngàn vị tăng ở ngay tại Chánh Điện của Phương Quảng Tự (方廣寺), ông chủ trương chính sách Không Nhận Không Cho và không đến tham dự lễ cúng dường này. Chính ông đã đối lập với nhóm Nhật Trùng (日重) ở Bổn Mãn Tự (本滿寺) chung quanh việc nhận và không nhận; rồi đến năm 1599, trong cuộc đối luận ở Thành Đại Phản (大阪城, Ōsaka-jō), ông bị xử tội cho ngựa kéo. Vào năm 1612, sau khi được tha tội, ông lại luận tranh với Nhật Càn (日乾) ở Thân Diên Sơn (身延山). Đến năm 1630, trong cuộc luận tranh ở Thân Trì (身池), Phái Không Nhận Không Cho bị đại bại. Sau khi Nhật Áo qua đời, tương truyền rằng thi hài của ông vẫn bị đem ra tra tấn vì tội luận tranh này. Trước tác của ông có Tông Nghĩa Chế Pháp Luận (宗義制法論) 3 quyển, Thủ Hộ Chánh Nghĩa Luận (守護正義論) 1 quyển, Cấm Đoán Báng Thí Luận (禁斷謗施論) 1 quyển, Gián Hiểu Thần Minh Ký (諫曉神明記) 1 quyển.
(日護, Nichigo, 1580-1649): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Hộ (日護), tự Thuận Tánh (順性), hiệu Trung Chánh Viện (中正院); xuất thân vùng Kyoto, con của Thị Thôn Quang Trùng (市村光重). Năm lên 15 tuổi, ông xuất gia, rồi theo học pháp với Nhật Trùng (日重) ở Bổn Mãn Tự (本滿寺) thuộc Kyoto và Nhật Viễn (日遠) ở Phạn Cao Đàn Lâm (飯高檀林) thuộc vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]). Sau khi tham học ở các vùng Nam Đô cũng như Tỷ Duệ Sơn, ông đi tuần hóa khắp các nơi và quy tụ rất nhiều tín đồ. Năm 1629, nhờ sự hỗ trợ của nhóm Kim Xuất Xuyên Kinh Quý (今出川經季), ông khai sáng Tam Bảo Tự (三寶寺) ở vùng Minh Lang (明瀧), Sơn Thành (山城, Yamashiro). Thông qua việc sao chép Kinh Pháp Hoa cũng như tạc tượng Phật, ông đã nổ lực giáo hóa các tầng lớp đạo tục, và cuối cùng hình thành ra Học Phái Minh Lang. Về sau, ông kế thừa trú trì thứ 2 Dưỡng Châu Tự (養珠寺) ở vùng Kỷ Y (紀伊, Kii). Trước tác của ông có Minh Lang Tam Bảo Tự Pháp Độ (明瀧三寶寺法度) 1 quyển. Ngoài ra, tác phẩm của ông có tượng gỗ ngồi Thích Ca Như Lai ở Tam Bảo Tự, và 1 pho tượng Thích Ca Như Lai khác ở Thoại Quang Tự (瑞光寺), v.v.
(日重, Nichijū, 1549-1623): học Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 20 của Cửu Viễn Tự (久遠寺); húy là Nhật Trùng (日重), hiệu Nhất Như Viện (一如院); xuất thân Nhược Hiệp (若狹, Wakasa, thuộc Fukui-ken [福井縣]). Ông đã từng học pháp ở Diệu Quốc Tự (妙國寺) vùng Hòa Tuyền (和泉), rồi làm trú trì đời thứ 12 của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở kinh đô Kyoto, cũng như làm Giảng Sư cho Lục Điều Đàn Lâm (六條檀林). Năm 1595, ông tham gia vào lễ hội cúng dường cho ngàn vị tăng do Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) tổ chức tại Phương Quảng Tự (方廣寺) thuộc kinh đô Kyoto. Sau đó, ông được cung thỉnh làm trú trì Cửu Viễn Tự, nhưng ông cố khước từ, mà tiến cử hai đệ tử là Nhật Viễn (日遠) và Nhật Càn (日乾). Ông đã tận lực nuôi dưỡng đồ chúng và phục hưng giáo học. Ông cùng với Nhật Càn, Nhật Viễn được xem như là ba vị Tổ thời Trung Hưng của Tông môn. Trước tác của ông có rất nhiều như Kiến Văn Ngu Án Ký (見聞愚案記) 23 quyển, Phù Trợ Sao Nghĩa (扶助抄義) 6 quyển, Côn Ngọc Tập (崑玉集) 10 quyển, Diệu Kinh Trùng Đàm Sao (妙經重談抄) 8 quyển, v.v.
(日秀, Nisshū, 1383-1450): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Tú (日秀); tự Quán Tùy (觀隨), hiệu Ngọc Động Diệu Viện (玉洞妙院). Ông xuất gia năm lên 13 tuổi, rồi theo hầu Nhật Truyền (日傳) ở Bổn Quốc Tự (本圀寺) thuộc kinh đô Kyoto. Năm 1410, ông sáng lập ra Bổn Nguyện Mãn Túc Tự (本願滿足寺, tức Bổn Mãn Tự [本滿寺]) tại biệt trang của cha ông.
(日遠, Nichion, 1572-1642): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 22 của Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji); húy là Nhật Viễn (日遠), Nhật Trân (日珍); tự Nghiêu Thuận (堯順) hay Nghiêu Nhuận (堯潤); hiệu là Tâm Tánh Viện (心性院); xuất thân kinh đô Kyoto. Năm lên 6 tuổi, ông theo làm đệ tử của Nhật Trùng (日重) ở Bổn Mãn Tự (本滿寺). Đến năm 28 tuổi, ông thay thế Nhật Trùng đến giảng ở Phạn Cao Đàn Lâm (飯高檀林); rồi đến năm 1604 thì kế thừa anh ông là Nhật Càn (日乾) làm trú trì Cửu Viễn Tự ở Thân Diên Sơn. Sau đó, ông có xây dựng trường học Đàn Lâm tại chùa này. Năm 1608, nhân cuộc luận tranh Tông nghĩa của nhóm Nhật Kinh (日經), ông đến ẩn cư ở vùng Đại Dã (大野, Ōno) và sáng lập ra Bổn Viễn Tự (本遠寺). Vào năm 1615, theo mệnh của chính quyền Mạc Phủ, ông trở về sống ở Cửu Viễn Tự; rồi đến năm sau thì nhường chức trú trì lại cho đệ tử Nhật Yếu (日要). Đến năm 1630, ông dàn trận thế luận tranh Tông nghĩa ở Thành Giang Hộ (江戸城, Edo-jō), rồi Phái Không Nhận Không Cho thắng lợi, nên đã tạo được cơ sở vững chắc cho Nhật Liên Tông vốn lấy Cửu Viễn Tự làm trung tâm. Sau đó, ông đến sống ở Bổn Môn Tự (本門寺) ở vùng Trì Thượng (池上, Ikegami), Võ Tàng (武藏, Musashi); và ông cùng với Nhật Trùng, Nhật Càn được gọi là ba vị tổ thời Trung Hưng của Nhật Liên Tông. Trước tác của ông có rất nhiều như Thiên Thai Tam Đại Bộ Tùy Văn Ký (天台三大部隨聞記) 37 quyển, An Quốc Luận Tư Ký (安國論私記) 2 quyển, Bổn Tôn Sao Tư Ký (本尊抄私記) 1 quyển, Đương Gia Bổn Tôn Luận Nghĩa Lạc Cư (當家本尊論義樂居) 1 quyển, Pháp Hoa Kinh Tùy Âm Cú (法華經隨音句) 2 quyển, v.v.
(日暹, Nissen, 1586-1648): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Xiêm (暹), Nhật Tốn (日遜); tự Long Nhứ (隆恕), hiệu Trí Kiến Viện (智見院). Ban đầu, ông theo hầu Nhật Viễn (日遠) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺), Thân Diên Sơn (身延山), và rất giỏi về biện luận. Sau ông làm Hóa Chủ cho Tiểu Tây Đàn Lâm (小西檀林) và trú trì đời thứ 11 của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở kinh đô Kyoto. Sau đó, ông lại làm trú trì đời thứ 26 của Cửu Viễn Tự. Đến năm 1629, ông tố cáo lên chính quyền Mạc Phủ về việc tung hoành của nhóm Nhật Áo (日奥), Nhật Thọ (日樹) thuộc Phái Không Nhận Không Cho. Đến năm sau, được sự ủng hộ của Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠), ông làm đại biểu cho phía Thân Diên tham gia cuộc đối luận với phái trên tại Thành Giang Hộ. Sau khi giành được thắng lợi, ông chuyên tâm lãnh đạo giáo đoàn. Trước tác của ông có Tây Cốc Danh Mục Tiêu Điều (西谷名目標條) 4 quyển, Nghĩa Khoa Luận Nghĩa (義科論義) 70 quyển, Bất Thọ Bất Thí Luận (不受不施論) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập