Abhidhammattha Saṅgaha
Vi Diệu
Pháp Toát Yếu
Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch
|
||
VĪTHI-SAṄGAHA VIBHĀGO
-ooOoo- Tiến Trình Tâm Phát Sanh Xuyên Qua Năm Căn Môn Phần Nhập Ðề
1. Trong chương trước, những loại tâm và các tâm sở đồng phát sanh với các loại tâm ấy được đề cập đến, tùy hợp theo thọ, nhân v.v... Trong chương nầy tác giả đề cập đến những tiến trình tâm phát sanh xuyên qua tâm và năm môn (cửa giác quan) vật chất, tùy theo những loại và những cảnh giới khác nhau. Câu Pāli "pubbāparaniyāmitaṁ" cần nên được giải thích. Bản chú giải ghi như sau -- tâm nầy phát sanh sau quá nhiều loại tâm, và sau tâm nầy có thật nhiều loại tâm phát sanh tiếp theo. (idaṁ ettakehi paraṁ, imassa anantaraṁ, ettakāni cittāni). Paṭisandhi ở đây là tiến trình tâm sơ khởi, phát sanh ngay lúc bà mẹ thọ thai em bé trong kiếp sống mới của em. Pavatti là tất cả những tiến trình tâm xảy diễn trong kiếp sống. Hai câu nầy được phiên dịch trong quyển Compendium of Philosophy như sau: |
[2] Ðó là paṭisandhi, bhavaṅga, và cuti. [3] Xem các đồ biểu về Tiến trình Tâm ở cuối chương. [4] Ðó là: 1. Āvajjana, 2. Pañcaviññāṇa, 3. Sampaṭicchana, 4. Santīraṇa, 5. Votthapana, 6. Javana (7 chặp) và 7. Tadālambana. Bảy chặp nầy trở thành 14, nếu tính riêng 7 chặp javana, và 2 chặp tadālambana. [5] 54 bao gồm tất cả những loại tâm thuộc Dục Giới phát sanh xuyên qua năm môn. 2. Vīthi, Lộ Trình Xuất nguyên từ "vi" + căn "i", đi. Danh từ nầy có nghĩa là một lối đi, một con đường nhưng ở đây được dùng theo nghĩa một diễn tiến, một tiến trình (paramparā). Một tiến trình tâm bao gồm nhiều chặp tư tưởng (sát-na tâm), và một chặp tư tưởng không bao giờ được gọi là citta-vīthi. 3. Visayappavatti Các bản chú giải định nghĩa danh từ nầy là "sự biểu hiện của đối tượng trước các môn", hay là sự "khởi sanh của tâm do lối biểu hiện của một đối tượng như vậy". (visayānaṁ dvāresu, visayesu ca cittānaṁ pavatti). Hiển nhiên là tác giả chọn lối giải thích trước. 4. Tiến Trình Tâm Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), trong trạng thái bình thường không có khoảnh khắc nào mà chúng ta không có một loại tâm riêng biệt duyên theo một đối tượng -- vật chất hay tinh thần. Thời hạn một tâm như vậy được gọi là chặp tư tưởng, hay sát-na tâm. Khả năng hiểu biết của con người khó mà nhận định được sự nhanh chóng của những chặp tư tưởng liên tục nối tiếp nhau như vậy. Kinh sách ghi nhận rằng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cái nhoáng trên trời hay trong một chớp mắt, hàng tỷ chặp tư tưởng có thể khởi sanh và hoại diệt. Mỗi chặp tư tưởng bao gồm ba thì, gọi là tiểu sát-na (khaṇa) [1]. Ðó là uppāda (khởi sanh, hay điểm xuất phát), ṭhiti (trụ, tịnh, hay phát triển) và bhaṅga (diệt, chấm dứt, hay tan rã). Sanh, lão, và tử tương đương với ba thì ấy. Khoảng cách giữa sanh và tử được xem là hoại. Tức khắc liền sau giai đoạn diệt của chặp tư tưởng, giai đoạn khởi của chặp tư tưởng kế đó được tạo điều kiện để phát sanh nối tiếp theo. Như vậy, mỗi đơn vị tâm hoại diệt tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi phát và cùng lúc, chuyển tất cả năng lực cho đơn vị kế nối ấy. Do đó, có sự trôi chảy liên tục của tâm như một dòng suối mà không có gián đoạn. Khi một đối tượng vật chất phát hiện đến tâm xuyên qua một trong năm cửa giác quan (môn) là có một tiến trình tâm bao gồm một loạt những chặp tư tưởng riêng biệt, chặp nầy dẫn đến chặp khác, theo một trật tự đều đặn. Trật tự ấy được gọi là citta-niyāma (trật tự tâm linh). Thế thường, để có sự tri giác trọn vẹn về một đối tượng vật chất phát hiện xuyên qua một trong năm môn cần phải có đủ 17 sát-na. Như vậy thời gian tồn tại của vật chất là thời gian của 17 chặp tư tưởng. Qua thời hạn ấy, một đơn vị căn bản của vật chất hoại diệt và tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi sanh. Ðối với đơn vị vật chất mới nầy, sát-na đầu tiên được xem là giai đoạn sanh (uppāda), sát na cuối cùng là diệt (bhaṅga), và khoảng 15 sát-na còn lại là giai đoạn hoại, hay phát triển (ṭhiti hoặc jarā). Thông thường, khi một đối tượng nhập vào dòng tâm xuyên qua bất luận môn nào, một chặp bhavaṅga trôi qua, được gọi là atīta bhavaṅga, bhavaṅga vừa qua, hay bhavaṅga quá khứ. Kế đó một tiến trình tâm tương ứng trôi chảy không gián đoạn luôn 16 chặp tư tưởng. Trong trường hợp như vậy, đối tượng phát hiện được gọi là "rất lớn". Nếu tiến trình chấm dứt sau dòng javana mà không tạo điều kiện cho hai chặp tâm đăng ký (tadālambana) phát sanh -- và như vậy chỉ hoàn tất 14 chặp -- đối tượng của tiến trình nầy được gọi là "lớn". Ðôi khi tiến trình chấm dứt sau chặp tâm xác định (votthapana) mà không tạo điều kiện cho luồng javana khởi phát, và như vậy chỉ hoàn tất 7 chặp tư tưởng. Trong trường hợp nầy đối tượng của tiến trình được gọi là "nhẹ", hay "nhỏ". Cũng có khi đối tượng nhập vào dòng tâm và chỉ làm giao động chặp bhavaṅga mà thôi. Như vậy, đối tượng được gọi là "rất nhẹ", hay "rất nhỏ". Khi cái gọi là đối tượng "rất lớn" hay "lớn", được tri giác xuyên qua năm môn, và sau đó ý môn cảm nhận, hoặc khi một tiến trình tư tưởng khởi phát xuyên qua ý môn và diễn tiến kéo dài đến tâm đăng ký, một đối tượng như thế được gọi là "sáng". Khi một tiến trình tâm phát sanh xuyên qua ý môn chấm dứt ở giai đoạn javana, đối tượng được gọi là "tối". Thí dụ như người kia nhìn lên mặt trăng sáng tỏ trong một đêm quang đãng, trời không mây. Người ấy cũng thoáng thấy những vì sao lóng lánh xung quanh mặt trăng. Tuy chăm chú nhìn mặt trăng, nhưng người ấy không thể tránh được sự việc thấy những ngôi sao xung quanh. Mặt trăng được xem là đối tượng lớn, và những ngôi sao là những đối tượng phụ thuộc, nhỏ. Một cách chính xác không phải người kia tri giác trăng và sao cùng một lúc, vì mỗi chặp tư tưởng chỉ duyên theo một đối tượng mà thôi. Như vậy, mặt trăng và các vì sao được tri giác trong những khoảnh khắc riêng biệt khác nhau. Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), nói rằng người kia tri giác mặt trăng bằng tâm, hay thức, và tri giác các ngôi sao bằng tiềm thức là không đúng. Ghi chú: |
Tiến Trình tâm khởi phát xuyên qua ý môn
[2] Ðã được đề cập đến ở trên: 54 - 13 (dvipañcaviññāṇa 10 + sampaṭicchaṇas 2 và pañcadvārāvajjana 1) = 41. |
Tiến trình tâm APPANĀ
[2] Sekhas là những vị đã đắc một trong ba tầng Thánh đầu tiên, và "còn phải tu tập" nữa để thành tựu tầng Thánh cuối cùng. Có nơi gọi là bậc "hữu học". Xem chương III. [3] "Những vị không còn tham ái", tức chư vị A La Hán, cũng được gọi là asekhas, không còn phải tu tập nữa. Có nơi gọi là bậc "vô học". 5. Appanā, Hoàn Toàn An Trụ. (Saṁskrit -- arpaṇā, xuất nguyên từ căn "ri" là đi). Ðây là một danh từ ít thấy dùng trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Phạn ngữ nầy xuất nguyên từ căn "i", đi. Căn "I" + tiếp đầu ngữ có nghĩa là nguyên nhân "āpe" + "ana". "A" thay thế "i" và "p" trở thành "pp"; "A"+ ppe + ana = appanā. Chữ "ā" trong hình thức sơ khởi trở thành "a" trước cặp "pp". Ngài Buddhaghosa định nghĩa "appanā" là hướng về, hay gắn liền, áp đặt tâm nhất điểm vào đối tượng (ekaggaṁ cittaṁ ārammaṇe appenti). Appanā là một hình thức của chi Thiền tầm (vitakka), một chi của Sơ Thiền, phát triển đến mức cao độ. Người hành thiền muốn phát triển Thiền chọn lấy một đề mục thích ứng, tùy hợp theo tâm tánh mình. Trong khi gia công hành thiền, như đã ghi trong chương I, hành giả đạt đến mức độ có thể chứng đắc Sơ Thiền. Lúc ấy tiến trình tâm trôi chảy như sau:
Chặp tư tưởng (sát-na) sơ khởi của tiến trình javana appanā được gọi là parikamma (chuẩn bị), bởi vì nó là sự chuẩn bị để đưa đến tâm cao thượng hơn mà hành giả hằng mong mỏi, hoặc Cao Thượng (Mahaggata, Ðại Hành), hoặc Siêu Thế (Lokuttara). Liền tiếp theo sau chặp nầy là một chặp khác được gọi là upacāra (cận hành), bởi vì nó khởi phát kế cận loại tâm cao thượng. Thông thường hai chặp tâm nầy phát sanh đầu tiên trong tiến trình javana-appanā. Nhưng nhiều hành giả là người có một trình độ đạo đức khá cao thì chỉ có chặp upacāra (cận hành) khởi phát mà không có chặp parikamma (chuẩn bị) sơ khởi. Chặp tư tưởng thứ ba trong tiến trình nầy được gọi là anuloma (thuận thứ), bởi vì nó khởi phát điều hòa và thuận chiều theo các chặp trước và chặp Gotrabhū (chuyển tánh) theo sau. Gotrabhū, theo nghĩa đen, là cái gì chế ngự dòng dõi Dục Giới [1], hay cái gì phát triển dòng giống cao thượng. Liền sau chặp Gotrabhū nầy, chặp Appanā-jhāna (sát-na tâm tuyệt đối an trụ) phát sanh. Ðến mức độ tâm cao thượng nầy, tâm tuyệt đối gom vào một điểm duy nhất. Tâm Thiền (jhāna) mà không được phát triển trọn vẹn khởi hiện trong những chặp tâm đầu tiên được gọi là upacāra samādhi, cận định. Ðối với hạng phàm nhân (puthujjana, chưa đắc Thánh Quả) và những bậc Thánh "còn phải tu tập nữa" (sekhas), bốn javanas thiện thuộc Dục Giới liên hợp với tri kiến phát sanh như những chặp appanā sơ khởi nầy. Trong trường hợp một vị A La Hán, đó là bốn javanas hành thuộc Dục Giới liên hợp với tri kiến. Tiến trình appanā-javana Siêu Thế trôi chảy như sau:
Trong tiến trình tâm nầy chặp parikamma (chuẩn bị) có thể phát sanh hay không phát sanh. Như đã ghi nhận ở trên, điều nầy tùy thuộc nơi trình độ tiến hóa tinh thần của người hành thiền. Ở đây Gotrabhū có nghĩa là cái gì khắc phục huyết thống phàm tục, hay cái gì phát triển dòng dõi Siêu Thế. Một trong bốn javanas thiện thuộc Dục Giới liên hợp với tri kiến phát sanh trong giai đoạn sơ khởi nầy. Ðối tượng của ba chặp tư tưởng đầu tiên [2] là tại thế, nhưng đối tượng của chặp gotrabhū (chuyển tánh) là Niết Bàn siêu thế. Dầu sao, chặp tư tưởng đã được phát triển nầy không thể tận diệt những ô nhiễm cố hữu tiềm tàng. Chính chặp tâm Magga (Ðạo), theo kế liền sau đó, tác hành nhiệm vụ chứng ngộ Niết Bàn và tận diệt ô nhiễm. Phải nên ghi nhận rằng chặp tâm Magga (Ðạo) chỉ phát sanh một lần duy nhất. Tức khắc liền sau đó là hai chặp Phalas (Quả), nếu tiến trình có parikamma (chuẩn bị). Nếu là một tiến trình không có parikamma, như đã ghi trên, thì có ba chặp Quả (Phalas). Trong trường hợp các tầng Thánh thứ nhì, thứ ba, và thứ tư, chặp tư tưởng thứ ba, thay vì là gotrabhū (chuyển tánh), thì được gọi là vodāna, có nghĩa là thanh lọc. Nếu tiến trình bắt đầu bằng chặp parikamma, thì vodāna là chặp thứ tư. Nếu không có chặp parikamma thì vodāna là chặp thứ ba. Mỗi Ðạo (Magga) trong bốn Thánh Ðạo chỉ phát sanh một lần duy nhất trong suốt đời. Nhưng hành giả có thể chứng nghiệm Quả (Phala) liên tục cả ngày. Quả của ba tầng Thánh đầu tiên -- Tu Ðà Huờn Quả, Tư Ðà Hàm Quả, và A Na Hàm Quả -- theo sau javana thiện. Trong trường hợp A La Hán Quả, javana tức khắc trước đó phải là hành, bởi vì một vị asekha (bậc Thánh không còn phải tu tập nữa) không còn chứng nghiệm javana thiện. 6. Tihetuka, Ba Nhân, Ðược tạo duyên do ba nhân alobha (không-tham, tức quảng đại), adosa (không-sân, tức từ ái), và amoha (không- si, tức trí tuệ). 7. Tức hai loại tâm thuộc Dục Giới đồng phát sanh cùng thọ hỷ và tri kiến. 8. Ðó là 4 tâm Thiền Sắc Giới (rūpa Jhāna) đầu tiên và 28 (7x4) tâm Thiền Siêu Thế. A La Hán Quả và Hành không được kể ở đây. 9. Ðó là: 1 ngũ thiền Sắc Giới + 4 thiền Vô Sắc Giới + 7 ngũ thiền Siêu Thế (lokuttara pañcamajjhāna). 10. Ðó là 4 thiền Sắc Giới đầu tiên + 4 thiền A La Hán Quả đầu tiên. 11. Ðó là 1 ngũ thiền Sắc Giới + 4 thiền Vô Sắc Giới + 1 ngũ thiền A La Hán Quả. Ghi chú: [2] Tức Parikamma, Upacāra và Anuloma. |
Phương thức diễn tiến của chặp đăng ký
12. Ārammaṇa, Ðối Tượng. Tánh cách đáng được ưa thích hay không đáng được ưa thích của một đối tượng được xác định, không phải tùy hợp theo tâm tánh cá nhân, mà tùy theo bản chất cố hữu của đối tượng ấy. Tâm quả do đó phát sanh được xem là hậu quả của hành động tốt hay xấu, thiện hay bất thiện. Ðối với người không phải Phật tử mà có tánh cố chấp, sự kiện thấy Ðức Phật có lẽ là một điều không vui mà có khi là bực tức. Những chặp javanas của người ấy tất nhiên là bất thiện. Tuy nhiên, cái quả trong sạch tiêu cực của nhãn thức được tạo nên do một nghiệp thiện quá khứ, là quả thiện (kusala vipāka). Tâm quả nầy không phải do ý chí của người ấy tạo nên mà là hậu quả dĩ nhiên phải đến. Tiến trình javana trái lại, là do ý chí của người ấy tạo điều kiện. Lại nữa, thí dụ đối với một con chó thường, chỉ sự kiện thấy phẩn đã là một nguồn thỏa thích. Ðối tượng ấy thông thường là không đáng được ưa thích và là một hậu quả xấu, một quả bất thiện (akusala vipāka). Nhưng tiến trình javana do đó được tạo nên là trong sạch, thiện, đối với chó. Cảm giác đồng phát sanh là thọ lạc. Chí đến một vị A La Hán, cũng có thể gặt hái một quả bất thiện (akusala vipāka), khi Ngài thấy một đối tượng không đáng được ưa thích, nhưng luồng javana của Ngài không bao giờ là thiện hay bất thiện. Cảm giác đồng phát sanh là thọ xả. Bây giờ, khi một đối tượng không đáng được ưa thích phát hiện xuyên qua ý môn hay ngũ quan môn thì ngũ quan thức và những chặp tâm tiếp thọ,suy đạc, đăng ký phát sanh trong tiến trình tương ứng đều là quả bất thiện (akusala vipāka). Thọ đồng phát sanh luôn luôn là upekkhā (xả), ngoại trừ trường hợp thân thức, và đây là thọ khổ. Những chặp tư tưởng nầy là quả không thể tránh của những hành động bất thiện. Nếu đối tượng phát hiện là đáng được ưa thích, những chặp tư tưởng nói trên sẽ là quả thiện (kusala vipāka). Ở đây cũng vậy, thọ đồng phát sanh là xả, ngoại trừ thân thức, và đây là thọ lạc. Tất cả những chặp tư tưởng nầy là hậu quả của những hành động thiện. Khi đối tượng đáng được ưa thích vô cùng, thọ của chặp tiếp thọ (santīraṇa) sẽ đổi khác. Thay vì là upekkhā (xả), đây là somanassa (lạc). Những chặp đăng ký theo sau tiến trình javana hành thuộc Dục Giới đồng phát sanh với thọ lạc cũng liên hợp với một loại thọ tương tợ. Cùng thế ấy, theo sau tiến trình javana upekkhā là những chặp tâm đăng ký liên hợp với thọ xả (upekkhā tadārammaṇas). Thông thường, những chặp javana khởi sanh trước và những chặp đăng ký tiếp liền theo sau đều có một loại thọ như nhau. Trước là thọ lạc thì sau cũng thọ lạc. Nếu trước là thọ xả, sau cũng thọ xả. Như vậy, những chặp tâm đăng ký sẽ như thế nào sau một tiến trình javana liên hợp với thọ khổ? Biết rằng không có đăng ký tâm liên hợp với thọ khổ (domanassa). Nếu thức nối liền (paṭisandhi citta), hay thức tái sanh, của một người liên hợp với thọ lạc thì sẽ không có tâm đăng ký.Và chặp bhavaṅga tức khắc theo liền sau cũng liên hợp với thọ lạc. Trong trường hợp nầy, một tâm suy đạc xả mà không có tác dụng đặc biệt nào, chỉ khởi phát suông trong một chặp. Chặp tâm khởi sanh bất ngờ nầy có một tên kỹ thuật là āgantukabhavaṅga. Thông thường đối tượng của những chặp javanas và của chặp đăng ký là một. Nhưng trong trường hợp đặc biệt nầy, đối tượng khác biệt. Ðối tượng của chặp suy đạc nầy là một đối tượng khác thuộc Dục Giới, rất quen thuộc với ta trong kiếp sống. Ðối tượng nầy được gọi là paritta (nhỏ hơn, hoặc ít hơn) sánh với những đối tượng cao hơn thuộc Sắc Giới, Vô Sắc Giới và Siêu Thế. Ðàng khác, nếu thức tái sanh (paṭisandhi citta) không liên hợp với thọ lạc, các chặp đăng ký (tadārammaṇa) sẽ trở thành vô ký, và những chặp bhavaṅga theo sau đó cũng vậy. Phải ghi nhận rằng các chặp đăng ký (tadāramaṇa) chỉ phát sanh sau những chặp javanas thuộc Dục Giới, đến những chúng sanh thuộc Dục Giới, và chỉ liên quan đến những đối tượng thuộc Dục Giới "rất lớn" và "sáng". -ooOoo- |
Phương thức diễn tiến của Javana (13)
13. Javana, Tốc Hành Tâm Vì rất khó tìm ra một danh từ để chuyển dịch một cách chính xác, ở đây xin giữ lại nguyên vẹn chữ Pāli nầy. Cả hai -- javana có tánh cách tâm lý, và javana có tánh cách đạo đức -- đều rất quan trọng bởi vì chính ở giai đoạn nầy mà cả hai, tâm thiện và tâm bất thiện, đều được xác định. Ðôi khi luồng javana chỉ tồn tại trong một chặp (sát-na). Những lúc khác, có thể chạy nhiều chặp, tối đa là bảy chặp. Thông thường những javanas thuộc Dục Giới chỉ tồn tại trong sáu hoặc bảy chặp. Khi ở trong tình trạng mê man bất tỉnh, hay vào lúc lâm chung, chỉ có năm chặp. Khi Ðức Thế Tôn dùng thần thông, làm cho nước và lửa, gần như cùng một lúc, phun ra từ thân Ngài, chỉ có bốn hoặc năm chặp javana phát sanh, vì lúc ấy Ngài suy niệm về những chi Thiền, điều kiện cần thiết để thực hành pháp Yamaka Pāṭihāriya, Song Hành. Trong trường hợp người hành thiền phát triển Sơ Thiền lần đầu tiên, luồng javana chỉ phát sanh trong một chặp. Cùng thế ấy, những vị phát triển năm pháp Abhiññās là: ii. Thiên Nhĩ Thông (Dibba Sota), iii. Thiên Nhãn Thông (Dibba Cakkhu), iv. Tha Tâm Thông (Paracittavijjānana), và v. Tri Mạng Thông (Pubbe-nivāsānusati Ñāṇa, hồi nhớ các tiền kiếp). 14. Nirodha Samāpatti, Diệt Thọ Tưởng Ðịnh. Cũng được gọi là Ðại Ðịnh. Một vị A Na Hàm hay A La Hán đã có phát triển Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới có thể vận dụng chí lực của mình làm cho dòng tâm tạm thời dừng lại trong bảy ngày liền. Khi đạt đến trạng thái ấy, tất cả những sinh hoạt tinh thần đều ngưng lại, mặc dầu nhiệt độ của cơ thể và sự sống vẫn còn. Hơi thở lúc ấy đã chấm dứt. Sự khác biệt giữa một tử thi và cơ thể của người nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh là cơ thể nầy còn sự sống. Kinh sách ghi rằng cơ thể của người nhập Nirodha-samāpatti, Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, cũng không thể bị gây tổn thương. Sự thành đạt trạng thái Thiền nầy được gọi là Nirodha-Samāpatti. Nirodha là sự chấm dứt. Samāpatti là thành đạt. Nirodha-Samāpatti là thành đạt sự chấm dứt, thường được gọi là Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, hay Ðại Ðịnh. Liền trước khi nhập vào trạng thái nầy vị hành giả chứng nghiệm tứ thiền Vô Sắc, tức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, trong hai sát-na tâm. Liền sau đó luồng tâm chấm dứt, dừng lại cho đến khi Ngài xuất thiền theo ý muốn. Thông thường Ngài nhập Thiền khoảng bảy ngày, không cử động. Kinh sách có ghi lại diễn biến một vị Phật Ðộc Giác bị lửa đốt trong khi ở trong trạng thái Diệt Thọ Tưởng Ðịnh nầy. Nhưng rồi Ngài không hề gì. Ðến khi hành giả xuất Thiền, chặp tư tưởng đầu tiên phát sanh đến Ngài là một chặp A Na Hàm Quả, nếu hành giả là một vị A Na Hàm, hoặc A La Hán Quả, nếu là một vị A La Hán. Sau đó luồng tâm chìm biến vào bhavaṅga. -ooOoo- |
Phân hạng chúng sanh
[2] Ðó là alobha, không tham và adosa, không sân. [3] Vì trạng thái thấp kém của thức tái sanh (hay thức nối liền) nầy, chặp đăng ký có đủ ba nhân (tihetuka tadālambanas) không phát sanh. [4] Bởi vì khi đắc Quả Tu Ðà Huờn các Ngài đã tận diệt thân kiến và hoài nghi. [5] Bởi vì vị A Na Hàm đã tận diệt mọi hình thức tham dục và sân hận. [6] Tất cả những vị đã chứng đắc một trong bốn tầng Thánh -- Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm và A La Hán -- đều được gọi là Thánh Nhân (Ariya) bởi vì các Ngài đã diệt trừ phần lớn hay trọn vẹn các ô nhiễm. [7] Ðó là 18 vô nhân + 16 Hành và Quả Ðẹp + 9 Hành Sắc và Vô Sắc Giới + 1 A La Hán Quả. (18 + 16 + 9 + 1 = 44) [8] Ðó là 7 Bất Thiện + 21 (8 + 5 + 4 + 4) Thiện + 23 Quả thuộc Dục Giới + 2 Hướng Tâm + 3 Quả (Phala). (7 + 21 + 23 + 2 + 3 = 56) [9] Ðối với hạng phàm nhân, 54. Ðó là 12 Bất Thiện + 17 Vô Nhân + 16 Thiện và Quả Ðẹp + 9 Thiện Sắc và Vô Sắc Giới. (12 + 17 + 16 + 9 = 54). |
Những cảnh giới
[2] Ðó là 10 akusalas (ngoại trừ 2 paṭigha) + 9 ahetuka vipāka (trừ kāya, ghāna và jivhā viññāṇa) + 3 ahetuka kriyās + 16 kāmāvacara kusala và kriyās + 10 rūpa kusalas và kriyās + 8 arūpa kusala và kriyās + 8 lokuttara. (10 + 9 + 3 + 16 + 10 + 8 + 8 = 64) [3] Ðó là: 10 akusala + 1 manodvārāvajjana + 16 kāmāvacara kusalas và kriyās + 8 arūpa kusala và kriyās + 7 lokuttaras (ngoại trừ Sotāpatti Magga, Tu Ðà Huờn Ðạo) = 42 (10 + 1 + 16 + 8 + 7 = 42) Những Tiến Trình Tâm Thí dụ, khi một đối tượng của nhãn quan nhập vào dòng tâm xuyên qua nhãn căn, một tiến trình tâm trôi chảy như sau: Ðồ Biểu 9 Pañcadvāra citta vīthi -- Ati Mahanta
Manodvārika Vīthi
-ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 |