Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang Chủ]
Ðại Tạng No. 1451
CĂN BẢN THUYẾT
NHẤT THIẾT HỮU BỘ
- Mùla-Sarvàstivàda
-
Quyển thứ hai mươi chínTiếp theo trong tụng thứ tư trong biệt môn sáu. Thuyết minh sự việc Ðức Phật đi xuống từ cung trời. * Một thời, tại thành Thất La Phiệt, Ðức Phật hiện đại thần thông chiến thắng các ngoại đạo, làm cho vô lượng chúng sinh được lợi ích nên họ cùng nhau quy y. Tất cả trời người đều rất hoan hỷ. Có nhiều Bà-la-môn và thợ giỏi ở các thành phố làng xóm gần xa đến tập họp ở thành Thất La Phiệt, đều xuất gia với Thế Tôn. Ðể tìm họ, quyến thuộc của những người ấy cũng đến thành này. Gặp họ, quyến thuộc bảo: - Quý ngài đã bỏ tục xuất gia, xin làm cho chúng tôi được sống như vậy. Ðáp: - Nếu các vị ưa thích, hãy ở lại đây thọ lĩnh giáo pháp. - Lành thay, tôi sẽ tu tập. Họ cùng nhau xuất gia. Thấy vậy, các Bà-la-môn hiềm khích: - Những người thợ này bỏ tục xuất gia, các công việc mà ta muốn làm phải nhờ ai đây? Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Do suy nghĩ rằng sau khi xuất gia, những người thợ giỏi còn giữ những đồ nghề lúc trước nên gây ra hiềm khích, Phật bảo các Bí-sô: - Sau khi xuất gia, không nên cất chứa những đồ nghề làm thợ lúc trước nữa. Ai giữ như vậy, bị tội ác tác. Sau khi Phật chế học giới, có thầy thuốc sau khi xuất gia, lần hồi du hành đến thành Thất La Phiệt. Có Bí-sô cựu trú bị bệnh nặng, thấy Bí-sô khách đến, bảo rằng: - Cụ thọ xin trị bệnh cho tôi. Ðáp: - Phật không cho phép người nào trước đây là y sĩ, nay được cất giữ y-cụ, vậy dùng vật gì để trị bệnh? Họ đem sự việc bạch Phật. Phật dạy: - Từ nay, Ta cho phép các Bí-sô nào trước đây là y-sĩ được cất giữ dụng cụ châm cứu. Người ghi chép được giữ bút mực. Thợ cạo tóc được giữ dao cạo. * Duyên xứ như trước, sau khi hiện thần biến làm cho trời người hoan hỷ, đức Phật và Bí-sô được cúng nhiều vật dụng. Ðể đoạn trừ các lỗi về lợi dưỡng, đức Thế Tôn lên cõi trời Ba mươi ba, an cư ba tháng trong điện Ngọc Thạch gần cây Viên Sinh và thuyết pháp cho mẹ cùng các chư thiên khác. Bấy giờ, Ðại Mục Kiền Liên đang ở rừng Thệ Ða. Thấy không có Thế Tôn, bốn chúng đều đến gặp Ðại Mục Kiền Liên lạy sát chân, ngồi qua một bên. Thấy họ đến, Tôn giả tùy theo căn cơ thuyết pháp làm cho họ hoan hỷ rồi im lặng. Khi ấy, bốn chúng đứng dậy, mặc y bày vai bên phải, chắp tay cung kính bạch tôn giả: - Ðại đức có nghe Như Lai đại sư đang an cư ở đâu không? Tôn giả đáp: - Tôi nghe Phật đến cõi trời Ba-mươi-ba, an cư trong điện Ngọc Thạch, gần cây Viên Sinh, thuyết pháp cho mẹ. Ðã nghe thuyết pháp lại được biết Thế Tôn đang ở đâu, bốn chúng rất hoan hỷ làm lễ Tôn Giả từ giã. Sau mùa an cư, bốn chúng lại đến lạy sát chân Tôn giả rồi ngồi qua một bên. Sau khi nghe Tôn giả thuyết pháp xong, họ đứng dậy lạy sát chân và thưa: - Ðại đức, từ lâu mọi người không được gặp Phật nên rất khao khát. Chúng con mong muốn được gặp Thế Tôn. Lành thay đại đức, xin chịu khó nhọc vì chúng con mà đến gặp Thế Tôn, cho chúng con gửi lời đảnh lễ sát chân Ngài, thăm hỏi trong mùa hạ này Thế tôn sinh hoạt có an nhàn, thân thể có khỏe mạnh không, đồng thời thưa rằng bốn chúng trong châu Chiêm-bộ mong muốn được diện kiến Thế Tôn vì xa cách đã lâu. Chúng con không có thần thông để lên đến cõi trời Ba-mươi-ba mà thân cận cúng dường Thế Tôn nhưng chư Thiên ấy đến cõi này được, xin đức Phật từ bi thương xót chúng con. Ðại Mục Kiền Liên im lặng nhận lời. Biết tôn giả nhận lời, mọi người làm lễ từ giã. Biết đại chúng đã đi khỏi, Tôn giả nhập vào thắng định, nhanh như thời gian người tráng sĩ co duỗi cánh tay, biến mất ở đây và hiện ra ở cõi trời Ba-mươi-ba. Trông thấy Thế Tôn đang thuyết giảng vi diệu pháp cho vô lượng vô biên chư Thiên vây quanh, bất giác Tôn giả Mục Kiền Liên mỉm cười suy nghĩ: "Thế tôn đến đây, chư Thiên vây chung quanh như vô số bốn chúng ở cõi Chiêm-bộä". Biết ý nghĩ của Mục Kiền Liên, Thế Tôn bảo: - Này Mục Liên, đại chúng này chẳng phải tự đến mà đều do uy lực của Ta nên đến đây. Mục Kiền Liên đến gặp Thế Tôn, lạy sát hai chân Phật rồi ngồi qua một bên, quan sát khắp đại chúng rồi bạch Phật: - Thế tôn! Con nghĩ rằng đại chúng này rất là đặc biệt hiếm có. Họ tập họp lại đây là do đời trước đối với Tam Bảo và Thánh giới thanh tịnh đã thành tựu lòng tin kiên cố bất hoại, qua đời ở nơi ấy mà sinh đến đây. Phật bảo Mục Liên: - Ðúng vậy! Ðúng vậy! Do đời trước đại chúng này đã thành tựu lòng tin kiên cố bất hoại đối với Tam Bảo và Thánh giới thanh tịnh, qua đời ở đó và sinh đến đây. Thấy Ðức Phật và Tôn giả Mục Kiền Liên luận thuyết như vậy, ngay trước Phật, Thiên Ðế Thích xác định lại sự việc trên với Tôn giả Mục Liên là do họ kính tín Tam Bảo và Thánh giới thanh tịnh ... nên sinh đến đây. Lại có vị Thiên tử xác định lại việc trên với Tôn giả Mục Kiền Liên là do họ kính tín Tam Bảo và Thánh giới thanh tịnh nên sinh đến đây. Lại có Thiên tử rời khỏi chỗ ngồi, mặc y bày vai phải, chắp tay cung kính bạch Phật: - Thế Tôn! Do tiền thân con rất tin Phật nên khi từ bỏ nơi ấy thì sinh đến đây. Lại có vị Thiên khác thưa rằng do đời trước con có tâm tịnh tín Tam Bảo và thọ trì đầy đủ thánh giới thanh tịnh, qua đời nơi ấy sinh đến chỗ này. Khi ấy, ngay trước đức Phật có vô lượng trăm ngàn vị Thiên chứng quả Tu-đà-hoàn, làm lễ Phật rồi biến mất. Thấy đại chúng đã ra đi, Mục Kiền Liên rời chỗ ngồi, mặc y bày vai phải, chắp tay hướng Phật bạch: - Thế Tôn! Bốn chúng ở Chiêm Bộ Châu đều chí thành đến gặp con thưa rằng: - Ðại đức! Từ lâu không gặp Thế Tôn, chúng con đều rất khát ngưỡng, muốn được gặp Thế Tôn. Lành thay! Ðại đức! Xin ngài chịu khó vì chúng con mà đi đến gặp Thế Tôn, truyền lại lời chúng con xin đảnh lễ dưới chân Phật, thỉnh vấn Ðại-sư từ trong hạ đến nay sinh hoạt có thoải mái mạnh khỏe an lạc không? - Bốn chúng chúng con không có thần thông để đến cõi trời Ba mươi ba làm lễ sát chân Thế Tôn và thân cận cúng dường nhưng chư Thiên cõi ấy có thể đến nơi này. Lành thay! Thế Tôn! Xin từ bi thương xót rời khỏi cõi Thiên ấy đi xuống Chiêm Bộ Châu. Nghe thưa như vậy, Thế Tôn bảo Mục Liên: - Ông hãy trở về Chiêm Bộ Châu nói với bốn chúng rằng bảy ngày sau Phật sẽ rời cõi trời đi xuống Chiêm Bộ Châu ngay bên cạnh cây Ô-đàm bạt-la, nơi đồng trống thanh-tịnh, thuộc thành Tăng Yết Xa. Nghe Phật dạy xong, Ðại Mục Kiền Liên lạy sát chân Phật, nhập định rồi như trong thời gian người tráng sĩ co duỗi cánh tay, biến mất ở cõi trời Ba mươi ba và hiện ra ở Chiêm Bộ Châu, bảo với bốn chúng rằng bảy ngày sau đức Phật từ cõi trời trở lại Chiêm Bộ Châu, gần nơi cây Ô-đàm bạt-la. Khi ấy, bốn chúng đều mang hương hoa đi đến thành Tăng Yết Xa. Nghe đức Phật sắp trở lại, nhân dân trong thành rất hoan hỷ, dọn sạch các vật nhơ bẩn, quét sạch các ngã đường, dùng nước thơm hoa đẹp rưới rãi trên đất, trang trí bằng tràng phan cờ lọng khắp nơi như vườn Hoan hỷ rất đáng yêu mến, bố trí tòa cao đẹp ngay một nơi tốt nhất để chờ đón Như Lai. Sau khi tùy cơ thuyết pháp làm cho chư Thiên cõi trời Ba mươi ba lợi ích hoan hỷ xong, Ðức Như Lai biến mất ở đó, đem chư Thiên đến thuyết pháp cho cõi trời Dạ Ma. Thuyết pháp xong, Ngài biến mất ở đó đem chư Thiên đến thuyết pháp cho trời Ðổ Sử Ða. Lần lượt như vậy, Ngài đến các cõi trời Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại, Phạm Chúng, Phạm Phụ, Ðại Phạm, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Âm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh, Vô Vân, Phước Sinh, Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh ... làm cho lợi ích hoan hỷ xong, lại trở xuống cõi trời Thiện Hiện cho đến trời Ba mươi ba. Bấy giờ, Ðế Thích bạch Phật: - Hiện nay Thế Tôn sắp đi đến Chiêm Bộ Châu. Ðáp: - Ðúng vậy. Bạch: - Ngài dùng thần thông hay đi bộ? Ðáp - Ði bộ. Ðế Thích ra lệnh cho thiên tử thợ giỏi: - Ngươi hãy hóa làm cầu thang đi với ba đường báu là vàng ròng, lưu-ly, pha-lê. Vị thiên này vâng lời và làm cầu thang đi có ba đường báu. Trên cầu thang, Thế Tôn đi trong đường bằng lưu-ly. Ðại-phạm Thiên vương chủ thế giới Tố Ha đi trên đường bằng vàng ròng bên phải, tay cầm phất trắng vi diệu giá trị trăm ngàn lạng vàng cùng chư Thiên cõi Sắc làm tùy tùng. Thiên Ðề Thích đi trên đường bằng pha-lê bên trái, tay cầm lọng quý trân câu giá trị trăm ngàn lạng vàng che trên Thế Tôn, cùng chư Thiên cõi Dục làm tùy tùng. Ðức Phật suy nghĩ: "Nếu Ta chỉ đi bộ, e ngoại đạo chê bai rằng Sa-môn Kiều Ðáp Ma dùng thần thông đến cõi trời Ba-mươi-ba, thấy các sắc vi diệu làm tâm sinh tham ái bị mất hết thần thông nên đi bộ về. Nếu Ta dùng thần thông thì uổng công cho thợ trời. Ta nên vừa dùng thần thông vừa đi bộ đến Chiêm Bộ Châu". Khi Thế Tôn bước theo bậc cấp báu đi xuống vừa chừng hai mươi Du-thiện-na, hơi ngươi xông lên hôi thúi như tử thi làm cho chư Thiên không thể ngửi nổi. Biết như vậy, Thế Tôn hóa ra rừng Chiên-đàn-ngưu đầu tỏa hương thơm ngát làm cho mọi người hoan hỷ. Biến hóa như vậy xong, Thế Tôn lại suy nghĩ: "Nếu người nam ở Chiêm Bộ Châu thấy Thiên nữ hay người nữ thấy Thiên nam tất bị ái nhiễm. Do tâm dục bùng cháy quá mạnh làm cho họ bị trào máu nóng chết ngất phải qua đời. Ta nên dùng thần lực làm cho người nam thấy Thiên nam, người nữ thấy Thiên nữ. Làm như vậy, khiến cho tâm họ không bị ái nhiễm quấy nhiễu. Bấy giờ vào lúc ban ngày, đang ở yên tịnh dưới gốc cây, trông thấy đại chúng chư Thiên cung kính vây quanh, Thế Tôn với uy đức tôn trọng đang từ cõi trời Ba-mươi-ba xuống chốn này, cụ thọ Tu Bồ Ðề suy nghĩ: - Các vị đại đức chư Thiên kia rồi phải từ giã Phật trở lại thiên giới. Ðại chúng này trong vòng trăm năm cũng sẽ qua đời hết. Sau khi hóa duyên đã mãn, đức Phật cũng nhập Niết-bàn. Những uy nghiêm như thế này đều bị tiêu diệt. Lành thay, Thế Tôn đã dạy như vầy khắp nơi: Các hành vô thường, thể chất luôn thay đổi, pháp sinh diệt này, thật là đáng ghét.Ta nên sinh tâm nhàm chán quán sát năm thủ ấm là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã. Sau khi liễu tri như vậy, Tôn giả dùng chày trí tuệ kim-cương phá tan núi hai mươi thân kiến, chứng quả Dự-lưu, đắc bất hoại tín. Tôn giả liền xả kiết già, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay cung kính hướng về Thế Tôn chiêm ngưỡng lễ bái. Khi ấy, Bí-sô ny Ôn Bát La (Liên Hoa) suy nghĩ: "Từ thiên thượng, đức Phật đi xuống cõi Chiêm-bộ, ta phải bằng cách nào để được làm lễ Phật đầu tiên. Ðại chúng vân tập không còn chỗ xoay gót chân, nếu thấy ta với hình dáng Bí-sô ny, tất họ sẽ xem thường, làm sao ta tiến tới. Nay ta nên hiện thần thông lớn". Ôn Bát La hóa thân thành vua Chuyển Luân với bảy báu dẫn đường, chín mươi chín ức quân binh vây quanh, đủ một ngàn người con uy hùng tuấn tú theo đội hình bán nguyệt đến chỗ Thế Tôn. Có vô lượng ức chúng Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo, nội đạo, vô số bốn chúng tùy tùng theo khen việc chưa từng có, trên cầm lọng trắng bay theo chiều gió, như mặt trời phóng ngàn tia sáng, mặt trăng tỏa rạng vượt trên ngân hà, trang sức tráng lệ khó tưởng tượng như vậy đi đến chỗ Thế Tôn. Thấy như vậy, đại chúng đều thán phục chiêm ngưỡng quên cả mệt mỏi và lấy làm kỳ lạ suy nghĩ: "Ở đâu có vua cùng binh lính khả ái như vậy, đều là luân vương đế chúa ở nơi khác". Sau khi thấy như vậy, mọi người đều có ý mong cầu làm sao cho ta được hưởng thụ sự thích thú này nên cùng nhau mở đường cho đoàn người kia tiến vào. Ðang ở trong chúng hội này, Bí-sô Ô Ðà Di bảo mọi người: - Ðây chẳng phải Luân vương mà là Bí-sô ny Ôn Bát La hiện thần thông đến làm lễ Phật. Ðại chúng hỏi: - Vì sao đại đức biết đó là Bí-sô ny Ôn Bát La? Ðáp: - Hoa Ôn Bát La mùi thơm phưởng phất, sắc đẹp của hoa cũng vượt trên các loại khác, thế nên tôi biết là do vị ấy hiện thần biến. Khi đến gặp đức Phật, Bí-sô ny này thu thần biến lại, đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng qua một bên. Sau khi an tọa, Thế tôn bảo Ôn Bát La: - Con hãy tránh qua một bên, Bí-sô ny không được đứng trước mặt Ta. Ðối trước Ðại-sư, ny hiện thần thông là việc không hợp lý. Bị Phật quở trách, vị này bước qua một bên. Ðức Phật suy nghĩ: "Trước mặt Phật, ny hiện thần thông có lỗi như thế, vậy nên chế định chư ny không được hiện thần thông trước Ðại sư". Ngài bảo các Bí-sô: - Từ đây về sau, các Bí-sô ny không được hiện thần thông trước Ðại sư. Ai làm như vậy, bị tội vượt pháp. Thấy Luân vương này có uy thế lớn, đại chúng đều sinh tâm mong muốn cầu sinh vào cõi người. Thấy chư Thiên sáng rực khả ái, lại có người sinh tâm mong muốn cầu đến cõi trời. Thấy sự việc như vậy, Thế Tôn muốn ngăn ý nguyện cầu sinh vào trời người kia nên tùy theo cơ duyên mà thuyết diệu pháp cho họ. Ðược nghe pháp, họ chứng quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, hoặc có người xuất gia đoạn trừ các phiền não chứng quả A-la-hán, hoặc phát tâm Thanh văn Bồ đề, hoặc phát tâm Ðộc Giác Bồ Ðề, hoặc phát tâm Vô thượng đại Bồ đề, hoặc phát các thiện căn noãn, đảnh, hoặc phát tâm nhẫn thuộc trung hạ, làm cho khắp đại chúng đều quy y Tam Bảo. Với nhân duyên như vậy, Thế Tôn nói kệ: Dù làm vua Chuyển luân,Khi Thế Tôn dạy bảo giáo pháp vi diệu làm cho đại chúng lợi ích hoan hỷ xong, các Bí-sô đều có nghi ngờ, bạch Phật: - Vì sao cụ thọ Ô Ðà Dy nghe mùi hương Ôn Bát La biết ngay là vị ny ấy? Phật bảo các Bí-sô: - Không phải chỉ ngày nay nghe mùi hương là biết ngay mà thời quá khứ cũng từng nghe mùi hương thì biết rõ sự việc. Các ông hãy lắng nghe, vào thời quá khứ tại thành Ba La Ny Tư có một chủ buôn. Ông ta cưới vợ chưa lâu thì bà ấy có thai. Chủ buôn muốn vào biển lớn để tìm trân bảo nên bảo vợ: - Hiền thủ! Ta sẽ đến nơi khác tìm kiếm tài sản quý báu. Em nên ở nhà, quan tâm trông coi nhà cửa. Ðáp: - Thánh tử! Nếu như vậy, em cũng đi theo. Hỏi: - Ai sẽ phục vụ cho em? Nghe vậy, người vợ khóc lóc. Thấy cô ta bi lụy, người bạn đồng hành hỏi: - Vì sao vậy? Ðáp: - Cô ta muốn đi theo, tôi không cho nên khóc lóc. Hỏi: - Ý cô ấy muốn đi, sao không chìu theo? Ðáp: - Ai phục vụ cho? Người bạn nói: - Hãy cho cô ấy đi, tôi sẽ làm. Cho vợ theo, khi vào biển lớn bị cá Ma kiệt phá tan thuyền, chủ buôn và mọi người đều chết. Người vợ trôi nổi, gặp một mảnh ván, may nhờ gió thổi đưa đến bờ biển. Có vua Kim Sí Ðiểu đang cư trú ở đó, đem cô này về làm vợ. Không bao lâu, do cái thai trước đây, người vợ sinh một bé trai hình dáng tuấn tú. Sau đó, cô ta lại sinh ra một chim con hình dáng như Sí Ðiểu. Khi chim cha qua đời, bầy chim lập chim con lên ngôi vua. Mẹ bảo con: - Con thừa kế tộc họ của cha mà lên ngôi. Ðây là anh con, hãy đem về Ba La Ny Tư, lập làm vua giữa mọi người. Ðáp: - Quốc mẫu, con sẽ làm như vậy. Bấy giờ, vua nước Ba La Ny Tư là Phạm Thọ dùng pháp trị đời, làm cho an ổn giàu vui ... nói rộng như các nơi khác. Trong lúc vua đang lâm triều, ngồi giữa mọi người, bị vua Kim Sí Ðiểu dùng vuốt của hai chân vồ lấy hai tay vua, mang ném ra ngoài biển lớn, đem các anh lạc trang sức cho anh mình, mang vào trong thành, đặt ngồi trên tòa sư tử, bảo với mọi người: - Ðây là vua các ngươi, hãy hoàn toàn phục tùng, nếu ai chống lại sẽ bị chìm ngoài biển lớn. Mọi người sợ hãi, tuân lệnh làm theo và không dám tiết lộ việc này ra ngoài nên dân chúng đều cho rằng đấy là vua Phạm Thọ. Bấy giờ vua bảo Kim Sí Ðiểu: - Em thường xuyên đến thăm anh nhé. Ðáp: - Em đ?n. Một thời gian sau, voi mẹ của vua khi đủ tháng sinh con nhưng chỉ ra phần đầu, phần thân không ra. Quan báo vua biết. Vua nói: - Hãy đưa vào cung, bảo các cung nhân phát thệ bằng lời nói thật làm cho voi sinh con nhanh. Nên chú nguyện thế này: - Nếu ngoài vua ra, ta không quan hệ với đàn ông khác, đúng như vậy thì voi con được sinh ra an ổn. Khi đem voi mẹ vào cung, những cung nhân đều phát thệ: - Ngoài vua ra, ta không quan hệ với người đàn ông nào, nếu là sự thật xin voi con ra ngoài. Tuy đã thệ như vậy, voi mẹ hết sức khổ cực nhưng voi con vẫn không ra được. Mọi người kêu lớn không biết phải làm sao. Khi ấy, có phụ nữ chăn bò, nhà ở gần đó, nghe tiếng kêu nên hỏi lý do: - Vì sao trong cung có tiếng kêu lớn. Nghe mọi người nói lại đầy đủ, mục nữ nói: - Tôi sẽ phát thệ làm cho voi con được sinh an ổn. Nghe như vậy, mọi người báo cho đại thần. Ðại thần tâu vua cho gọi vào cung. Mục nữ liền dùng lời chân thật chú nguyện trước voi: - Từ khi sinh ra đến nay, trừ chồng ra, ta không quan hệ với đàn ông khác. nếu lời này chân thật xin cho voi con được sinh an ổn. Khi mục nữ phát thệ xong, voi con liền được ra ngoài an ổn nhưng còn dính lại phần đuôi. Thấy vậy, mục nữ mỉm cười nói: - Có chút lỗi mà cũng không tha cho. Nội nhân hỏi: - Người có lỗi gì? Ðáp: - Trước đây, tôi bồng con trai của người, trẻ con ấy xón ra chảy xuống chỗ kín của tôi. Ngay khi ấy, hình như tôi có cảm thọ lạc. Do chút lỗi này nên đuôi không ra ngoài. Khi mục nữ nói thật như vậy, đuôi liền ra ngoài. Quan báo vua biết: - Voi đã sinh con. Vua hỏi: - Ai làm cho sinh vậy? Nghe đại thần đem sự việc trên tâu lên, vua than thở: - Cung nữ của ta đều không trinh lương, chỉ riêng mục nữ là thanh bạch. Hãy mời mục nữ vào đây, ta cần hỏi. Khi bà ấy vào, vua hỏi: - Bà dùng lời nói thật làm cho voi sinh được phải không? Ðáp: - Ðúng vậy. Vua suy nghĩ: - Mẹ đã hiền thiện, con cũng như vậy, thử hỏi xem. Vua hỏi: - Bà có con gái không? Ðáp: - Có. Hỏi: - Tên gì? Ðáp: - Diệu Dung. Hỏi: - Ðã gả cho ai chưa? Ðáp: - Chưa. Hỏi: - Mẹ ơi, nếu như vậy, xin gả cho con. Ðáp: - Xin theo ý vua. Sau khi bày biện lễ nghi rước cô kia vào cung, nhà vua suy nghĩ: - Cung nữ không trinh thuận làm hỏng cả lời thề, nếu cho cô ta ở đây tất làm việc phi pháp. Một hôm, nhân có Kim Sí Ðiểu đến, vua kể lại sự việc trên, rồi bảo: - Ban ngày em mang vợ anh đem đặt ở bờ biển, ban đêm đưa đến đây. Ðáp: - Xin vâng. Ðược vua giao vợ cho, Kim Sí Ðiểu theo đúng lời giao ước ngày đem đi, đêm đưa về lại. Bên bờ biển ấy có cây hoa thơm đẹp tên là Khứ-y. Hằng ngày, người vợ kết vòng hoa này tặng cho Phạm-Thọ. Thành Ba La Ny Tư có thanh niên Bà-la-môn đi hái củi khô nên vào trong núi, gặp thần nữ Khẩn Na La. Nữ thần liền bắt anh này bỏ vào động đá cùng nhau giao hợp rất là thích ý. Khi ra ngoài hái hoa quả, thần nữ dùng đá lớn lấp cửa hang lại, sức người không dời đi được. Thời gian sau, nữ thần sinh một con trai. Khi đi, thân hình người con này rất nhẹ nhanh nên có tên là Rất Nhanh. Người cha thường bảo cho con biết: - Thành Ba La Ny Tư là nơi tốt đẹp. Hỏi: - Quê cha ở đâu? Ðáp: - Ba La Ny Tư là quê của ta. Hỏi: - Nếu vậy, sao không về quê? Ðáp: - Khi ra ngoài hái hoa trái, mẹ con dùng đá lấp kín miệng hang; ta không đủ sức dời đi, làm sao ra được! Người con nói: - Con sẽ mở được. Cha khen: - Rất tốt. Người con thường thường tập di chuyển thử đá cho đến khi đủ sức dời tảng đá lớn, bảo với cha: - Ðã mở cửa được rồi, cha con ta cùng chạy trốn. Cha đáp: - Mẹ con vừa đi hái trái một lúc lại về ngay, làm sao ta chạy thoát. Nếu trên đường gặp nhau tất ta bị hại. Ðáp: - Con tạo điều kiện để mẹ về chậm. Cha khen: - Rất tốt. Khi mẹ đem trái về, người con cắn vào rồi nhả ra. Mẹ hỏi: - Sao vậy, không ngon à? Ðáp: - Mẹ biếng đi xa, chỉ tìm trái đắng ở gần, làm sao ăn được nên con phải nhả ra. Mẹ nói: - Nếu vậy, mẹ sẽ đi xa tìm trái ngon về. Ðáp: - Lành thay, mong được trái ngon. Vào buổi sáng, khi người mẹ đã đi xa, con báo với cha: - Lúc này hãy chạy mau không nên để trễ. Xô tảng đá ra, hai cha con cùng chạy về quê người cha ở Ba La Ny Tư. Khi về lại, người mẹ thấy hang đá trống trơn, đấm ngực khóc to. Thấy vậy, láng giềng hỏi: - Vì sao khóc như vậy. Nghe kể lại sự việc, láng giềng nói: - Họ là loài người nên chạy về nhân gian, có gì phải buồn khổ? Mẹ nói: - Tôi không buồn vì sự biệt ly này, chỉ hận chưa dạy cho nó một nghề để nuôi sống. Láng giềng nói: - Tôi cũng thường đến Ba La Ny Tư. Nếu có vật để nuôi sống hãy đưa đây, khi gặp con bà, tôi sẽ giao cho nó. Ðưa cây đàn Không-hầu, người mẹ nói: - Chị ơi! Xin đưa vật này tận tay con tôi, bảo nó có thể đàn cây Không-hầu này để nuôi sống nhưng không được xử dụng dây thứ nhất. Nếu ai xúc chạm vào, tất bị tổn hại. Người kia mang đàn đi. Bấy giờ, người Bà-la-môn kia đem Rất Nhanh đến giao cho thầy dạy học. Vị thầy liền dạy bảo ngay. Nhân ngày rãnh rỗi, Rất Nhanh đi vào rừng hái củi, gặp người láng giềng. Người này hỏi: - Hiện nay con ra sao? Ðáp: - Thường bị đói khổ, biết làm thế nào. Người kia nói: - Mẹ con thương nhớ khóc lóc luôn luôn, sao không về lại? Rất Nhanh đáp: - Mẹ là Dạï-xoa, làm sao sống chung được. Người kia nói: - Nếu không về được, ta đưa cho con vật này để nuôi sống nhưng không được đưa cho người khác. Ðáp: - Xin vâng. Ðưa cây đàn, người kia bảo: - Dùng đàn này để sinh sống nhưng không được đụng đến dây thứ nhất. Ai chạm vào tất bị tổn hại. Ðáp: - Lành thay! Con xin vâng lời. Ôm cây đàn về đến học đường, Rất Nhanh bị các bạn cùng lớp hỏi: - Sao bạn đến trễ vậy? Ðáp: - Gặp bạn của mẹ tôi giao cho không hầu này. Mọi người hỏi: - Bạn có thể đàn không? Ðáp: - Ðược. Hỏi: - Bạn hãy đàn đi cho chúng tôi nghe. Rất Nhanh đàn nhưng không đụng đến dây thứ nhất. Bạn hỏi: - Vì sao không đụng đến dây thứ nhất? Ðáp: - Ðụng vào tất sinh ra nguy hiểm. Bạn bảo: - Bạn chỉ chạm vào nào có hại gì? Rất Nhanh chạm vào dây, các bạn học sinh không chủ động được cùng nhau nhảy múa nên kéo dài đến chiều. Khi họ đến, thầy dạy hỏi: - Sao đi trễ vậy? Nghe họ kể lại, thầy hỏi: - Con có thể đàn không? Ðáp: - Ðược. Nếu vậy hãy đàn một khúc đi. Thầy bảo. Rất Nhanh đàn nhưng không chạm vào dây thứ nhất. Thầy hỏi: - Vì sao không chạm vào dây thứ nhất? Ðáp: - Nếu chạm vào sợ sinh ra tai họa. - Con chỉ chạm vào, nào có hại gì. Thầy bảo. Khi chạm vào, cả thầy và vợ cùng nhau nhảy múa không thể ngừng lại. Nhà cửa đều nghiêng ngã. Ðồ vật bị phá tan không còn gì cả. Thầy nỗi giận, tóm cổ Rất Nhanh đuổi ra khỏi làng. Sau khi bị đuổi, Rất Nhanh cô độc lang thang, chỉ sống nhờ vào cây Không-hầu. Có năm trăm thương nhân sắp mang hàng hóa đi vào biển. Họ bàn nhau: "Mọi việc đã xong nhưng không có âm nhạc lấy gì làm vui. Khi vào biển rồi làm sao giải buồn?". Một người nói: - Thanh niên Bà-la-môn Rất Nhanh giỏi đánh đàn Không hầu, hãy đem anh ta theo. Họ đem Rất Nhanh cùng đi theo thuyền. Ði vào biển, mọi người nói: - Bạn hãy đánh đàn cho chúng ta vui vẻ. Thấy Rất Nhanh này đánh đàn nhưng không đụng vào dây thứ nhất, mọi người hỏi: - Sao không khảy vào? Ðáp: - Nếu chạm vào sẽ gây họa. Họ bảo: - Chỉ chạm vào, làm sao gây tai họa. Khi chạm vào dây đàn, chiếc thuyền liền nhào trộn trong biển đến nỗi tan vỡ. Tất cả khách buôn đều chết hết, chỉ còn một mình Rất Nhanh sống sót bám được tấm ván, laị nhờ gió thổi trôi dạt vào đảo Kim Sí Ðiểu. Trong khu vườn trên đảo, không có đàn ông, Rất Nhanh chỉ thấy Diệu Dung vợ vua Phạm Thọ. Sau khi thăm hỏi, họ tư thông với nhau. Ban ngày gần gủi, ban đêm lại chia tay, Rất Nhanh hỏi: - Ban đêm nàng đi đâu vậy? Ðã tư thông nhau nên thiếu phụ kể hết sự việc. Rất Nhanh nói: - Hiền thủ! Như vậy sao không đưa tôi về Ba La Ny Tư? Ðáp: - Cùng nhau đi thật tốt, nhưng chàng tên gì? - Tôi tên Rất Nhanh. Hỏi: - Nàng tên gì? - Thiếp tên Diệu Dung. Diệu Dung tìm cách mang theo đá nhỏ, dần dần bằng trọng lượng của một người, khi liệu chừng có thể đi được, bảo Rất Nhanh cùng cỡi Kim Sí Ðiểu đi về Ba La Ny Tư. Trên đường đi, Diệu Dung bảo: - Hãy nhắm mắt lại, mở ra tất con ngươi bị hại. Khi sắp đến thành, nghe tiếng người nói, Rất Nhanh suy nghĩ: "Sắp đến rồi, hãy mở mắt ra xem thử". Vừa mở ra, hai mắt bị mù ngay vì gió thổi quá mạnh. Do đó, Diệu Dung để Rất Nhanh sống trong khu vườn còn mình đi đến sống với vua. Ðến mùa xuân, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo, vua cùng cung nhân vào vườn ngắm cảnh, trong nhóm này cũng có Diệu Dung. Nghe mùi hương hoa y của cô ta bay đến, Rất Nhanh nói kệ: Gió thoảng mùi y-hoa,Vua Phạm Thọ nghe kệ này, ra lệnh cho nội nhân: - Hãy tìm kiếm xem ai nói kệ ấy. Mọi người nói: - Có người mù nói lên kệ ấy. Gọi đến, nhà vua hỏi: - Ngươi làm kệ phải không? Ðáp: - Ðúng vậy. Hỏi: - Ngươi hãy nói lại cho ta nghe thử xem. Rất Nhanh suy nghĩ: "Có lẽ bài kệ hay nên vua thích nghe, ta nên đọc lại có thể được ban thưởng". Nghe nhà vua hỏi, đảo ấy cách đây xa bao nhiêu. Rất Nhanh đáp: Nơi Diệu Dung cư trú,Nghe nói xong, vua suy nghĩ: "Cô này có hạnh xấu, tuy an trí ngoài hải đảo cũng vẫn tư thông, thật vô dụng, hãy gả cho người mù này". Vua tức giận nói kệ: Cho Diệu Dung chuỗi ngọc,Bị nhà vua đuổi đi, người mù được vợ dẫn đi khắp nơi, về chiều đi đến một tụ lạc lớn, tạm trú trong miếu hoang thờ trời. Ban đêm, có năm trăm tên cướp đi đến làng này. Mọi người biết trước nên trừ diệt sạch chỉ còn tướng cướp chạy vào miếu đóng cửa lại trốn. Mọi người chạy đến hỏi: - Ai ở trong miếu? Người mù đáp: - Tôi là khách trú không liên hệ với cướp. Mọi người nói: - Nếu có tên cướp, hãy mau đuổi ra. Khi ấy tướng cướp bảo Diệu Dung: - Nàng cần gì ở kẻ mù này. Hãy đưa hắn ra ngoài rồi cùng sống với anh. Diệu Dung đồng ý, đẩy người mù kia ra ngoài. Thấy vậy, dân làng chặt đầu người kia. Sáng hôm sau, tướng cướp dẫn Diệu Dung ra đi. Ð?n một bờ sông, không có thuyền bè nên không qua được, tướng cướp bảo vợ: - Hiền thủ nước sông rất lớn, không thể cùng qua được, em tạm ở đây tắm rửa, anh mang những chuỗi ngọc quý qua trước. Ðem chúng qua bờ kia rồi, trở lại anh đưa em sang. Vợ đồng ý cởi y phục và chuỗi ngọc quý trao cho tướng cướp rồi ngồi trong nước. Sau đó, cô ta lại suy nghĩ rằng hay là người kia mang tài vật của ta chạy mất nên nói kệ vói theo: Nước sông đang dâng cao,Nghe nói, tướng cướp nói kệ vói lại: - Người chồng vô tội, ngươi hại chết,Khi ấy, tướng cướp mang theo vật bỏ vợ lại, tiếp tục lên đường. Người vợ lộ hình ra khỏi nước, ẩn thân vào bụi cỏ rậm. Cách đó không xa có con Dã Can già đang ngậm miếng thịt hôi, đi dọc theo bờ sông. Có con cá nhảy lên khỏi nước rơi nằm trên bờ. Thấy vậy, Dã-can nhả bỏ miếng thịt ra, muốn chụp lấy con cá. Con cá nhảy vào nước, miếng thịt lại bị diều hâu tha mất. Bị mất cả hai, Dã-can cụp tai buồn rầu. Trong bụi cỏ thấy vậy, Diệu Dung nói kệ: Thịt bị diều tha đi,Nghe tiếng kệ, nhìn khắp bốn phía không thấy ai cả, Dã-can nói kệ: Ta không làm trò cười,Nghe nói, trong đám cỏ, Diệu Dung bảo với Dã-can: - Ta là Diệu Dung. Nghe tiếng nói, Dã can tức giận nói: - Tội ngươi hơn cả súc vật, không tự xấu hổ lại còn trêu chọc. Dã can nói kệ: Chồng cũ bị giết chết,Diệu Dung lại nói kệ: Ta trở về nhà cũ,Dã can nói kệ: Dù sông Hằng chảy ngược,Nói kệ xong, Dã can nói với Diệu Dung: - Ta chỉ nói đùa với ngươi vậy thôi, chứ ta có thể làm cho ngươi phục hồi vị trí cũ làm phu nhân của đất nước, vậy ngươi đền đáp vật gì? Ðáp: - Này bạn, nếu có thể làm cho tôi trở lại được như cũ, tôi sẽ cung cấp thịt tươi hằng ngày không để thiếu thốn. Dã-can nói: - Nếu như vậy, hãy nghe lời ta, đi xuống sông Hằng cho nước vừa đến cổ, chắp tay hướng về mặt trời cầu nguyện chư Thiên. Ta sẽ báo cho vua. Dã can đi đến chỗ vua có thể nghe được sủa to lên rằng Diệu Dung đang ngâm mình trong nước sông Hằng để tẩy tâm tu luyện, hãy mau gọi về đưa vào hậu cung. Ðã từng học tiếng Dã-can, vua nghe như vậy, bảo đại thần: - Khanh hãy đi đến bờ sông Hằng. Ta nghe Diệu Dung đang ở đó cần khổ sửa đổi tâm tánh, hãy mau đem về đây cho ta gặp. Khi gặp Diệu Dung, các đại thần liền đem chuỗi anh lạc y phục trang sức cho cô ta rồi đem về cho vua. Gặp lại, vua rất vui mừng, phong cho cô ta làm đại phu nhân như cũ. Hằng ngày, cô ta đem thịt ngon cung cấp cho Dã can, nhưng sau đó lại ngưng. Ði đến gần vương cung, Dã can sủa lên: - Này Diệu Dung! Ngươi không chịu đem thịt cung cấp, ta sẽ làm cho vua đánh ngươi nhừ tử, không khác ngày xưa. Nghe như vậy, phu nhân rất sợ hãi nên cung cấp thịt cho Dã can lại như cũ. - Này các Bí-sô, chớ có phân vân, Diệu Dung ngày xưa nay là Bí-sô ny Ôn Bát La. Rất Nhanh nay là Ô Ðà Dy. Ngày xưa, nghe mùi hương hoa y, biết ngay là Diệu Dung; nay nghe mùi hương hoa Ôn-bát-la biết ngay là cô ny ấy. Tất cả sự việc đều do tập nghiệp liên kết làm nhân duyên cho nhau cả. Ðại chúng nghe Phật dạy, hoan hỷ
phụng hành.
Nhiếp tụng năm trong biệt môn sáu: Ðộ ny bát kỉnh pháp,* Phật ở vườn Ða Căn Thọ, thành Kiếp Tỷ La. Ðại Thế Chủ và năm trăm Thích-nữ đi đến gặp Phật lạy sát hai chân, ngồi qua một bên. Ðức Phật thuyết diệu pháp làm cho họ được lợi ích hoan hỷ. Sau khi nghe pháp với thâm tâm hoan hỷ, Ðại Thế Chủ rời khỏi chỗ, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng: - Thế Tôn! Nếu có người nữ xuất gia trong Phật pháp, thọ Cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny, kiên trì phạm hạnh, được chứng quả Sa-môn thứ tư không? Phật dạy: - Này Ðại Thế Chủ, bà nên sống tại gia mặc y phục trắng, tu các phạm hạnh thuần nhất viên mãn thanh tịnh vô nhiễm. Như thế cũng được luôn luôn an ổn lợi ích hỷ lạc. Sau ba lần thưa thỉnh nhưng không được Phật cho phép, Ðại Thế Chủ đảnh lễ sát chân Phật rồi từ giã. Bấy giờ, Thế Tôn mặc y mang bát ra khỏi thành Kiếp Tỷ La đến trú ở tụ lạc Phiến Vi. Nghe đức Phật đã ra đi, Ðại Thế Chủ và năm trăm Thích-nữ tự cạo tóc, mặc y Tăng-già-chi màu đỏ sẩm, đi theo sau Phật, đêm nghỉ cách xa. Khi Thế Tôn đến trú trong rừng Tương Tư, Ðại Thế Chủ lội bộ mệt nhọc bụi phủ đầy thân, đến gặp Thế Tôn, ngồi qua một bên. Thế Tôn thuyết giảng diệu pháp làm cho bà ấy được lợi ích hoan hỷ. Sau khi nghe pháp, Ðại Thế Chủ rời khỏi chỗ ngồi, chắp tay bạch: - Thế Tôn! Nếu có người nữ xuất gia trong pháp luật thiện thuyết của Phật, thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny, kiên trì tu tập phạm hạnh chứng được quả sa môn thứ tư không? Phật dạy: - Này Ðại Thế Chủ! Chỉ cần cạo tóc mặc y man điều cho đến trọn đời kiên trì tu tập phạm hạnh thuần nhất viên mãn thanh tịnh vô nhiễm. Như vậy cũng được luôn luôn an ổn lợi ích hỷ lạc. Ðại Thế Chủ thưa như vậy ba lần nhưng không được đức Phật cho phép. Biết Ð?c Phật Thế Tôn không đồng ý dù đã nhiều lần thưa thỉnh, Ðại Thế Chủ đứng ngoài cửa khóc lóc. Thấy vậy, cụ thọ A Nan Ðà hỏi: - Này Kiều Ðàm Di! Vì sao đứng khóc vậy? Ðáp: - Tôn giả ơi! Con khóc vì Thế Tôn không cho nữ nhân chúng con được xuất gia làm Bí-sô ny ... A Nan Ðà bảo: - Này Kiều Ðàm Di hãy đứng đây, tôi sẽ hỏi Như Lai. Ðến gặp Thế Tôn, lạy sát chân, đứng qua một bên, A Nan Ðà bạch Phật: - Thế Tôn! Nếu có người nữ xuất gia trong pháp luật thiện thuyết của Phật, thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny, kiên trì phạm hạnh, chứng được quả Sa-môn thứ tư không? Phật nói: - Ðược. - Nếu như vậy, xin cho phép người nữ được xuất gia. A Nan Ðà thưa. Phật dạy: - Này A Nan Ðà! Ông không nên xin phép cho người nữ xuất gia trong pháp luật thiện thuyết của Ta, thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny. Vì sao? Nếu cho người nữ được xuất gia, Phật-pháp không trường tồn. Ví như trong nhà nào nam ít nữ nhiều thì bị kẻ ác phá hoại nhà ấy. Người nữ xuất gia phá hoại chánh pháp cũng như vậy. Lại nữa, này A Nan! Như nhà làm ruộng, ruộng lúa vừa chín lại bị hư hại vì gió mưa sương mưa đá. Người nữ xuất gia phá hoại chính pháp cũng như vậy. Lại nữa, này A Nan! Như ruộng mía vừa đúng lúc thu hoạch, gặp phải bệnh đỏ lóng nên hư hoại không còn gì. Nếu cho người nữ xuất gia, chánh pháp bị phá hoại sẽ mau diệt tận không được trường tồn cũng như vậy. Cụ thọ A Nan Ðà lại bạch Phật: - Ðối với Thế Tôn, Ðại Thế Chủ có ân lớn. Khi Phật mẫu qua đời, người đã nuôi dưỡng Thế Tôn đến lớn, lẽ nào Thế Tôn không từ bi bảo hộ hay sao? Phật bảo A Nan Ðà: - Thật có việc ấy, di mẫu đối với Ta có ân nhưng Ta đã báo đáp. Nhờ Ta nên di mẫu biết đến Tam bảo, quy y Phật Pháp Tăng, thọ năm học xứ, không còn nghi hoặc với lý bốn Thánh-đế, đắc quả Dự lưu, sẽ không còn khổ, chứng quả vô sinh. Với ân như vậy, mới thật khó báo đền, không thể đem thức ăn y phục mà so sánh ví dụ được. Thế Tôn lại bảo A Nan Ðà: - Ông cầu xin cho người nữ được xuất gia thành Bí-sô ny. Vì việc này, Ta chế định tám pháp tôn kính, trọn đời tu tập không được vượt qua. Ta chế ra pháp này như người làm ruộng, vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, ngay nơi bờ sông sửa sang bờ đê chắc chắn không cho nước chảy tràn để tưới ruộng lúa sung túc khắp nơi. Tám kính pháp cũng như vậy. Tám kính pháp là: 1) - Này A Nan Ðà, các Bí-sô ny phải tùy theo Bí-sô cầu xuất gia thọ cận viên thành tựu tánh Bí-sô ny. Ðây là kính pháp thứ nhất không được vượt qua. Các Bí-sô ny phải chuyên cần tu học như vậy đến trọn đời. TỲ-NẠI-DA TẠP-SỰ Quyển thứ hai mươi chín hết -ooOoo- Ðầu
trang | 00 | 01
| 02 | 03 | 04
| 05 | 06 | 07
| 08 | 09 | 10
| 11 | 12 | 13
| 14 | 15 | 16
| 17 | 18 | 19
| 20 |
|
[ Trở Về ]