Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang Chủ]


TỨ THANH TỊNH GIỚI (CATUPÀRISUDDHISÌLA)

TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG (VANSARAKKHITA BHIKKHU)


 
 

PHẨM PARIVÀRA (Trích lục trong tạng Luật)

I. Tỳ-khưu có 5 chi, không nên ở không có nissaya (không nương theo ông thầy) [*]
[*] trái lại thì được phép xa ông thầy

- Tỳ-khưu không biết ngày hành Uposatha.
- Không biết hành Uposatha.
- Không thông Pàtimokkha.
- Không thông yddesa của Pàtimokkha.
- Chưa đủ 5 hạ.

II- Tỳ-khưu có 5 chi khác nữa cũng không nên ở không có nissaya:
- Tỳ-khưu không biết ngày Pavàranà.
- Không biết hành Pavàranà.
- Không thông Pavàranà.
- Không thông uddesa của Pàtimokkha.
- Chưa đủ 5 hạ
III- Tỳ-khưu có 5 chi khác nữa, cũng không nên ở có nissaya:
- Tỳ-khưu không biết có sự phạm tội và không phạm tội.
- Không biết tội nặng hay nhẹ.
- Không biết sàvasesàpatti và anàvasesàpatti.
- Không biết dutthullàpatti và aditthullàtti.
- Chưa đủ 5 hạ
IV. Tỳ-khưu có đủ 5 chi [*] được phép ở không có nissaya:
- Tỳ-khưu có đức tin
- Có sự hổ thẹn tội lỗi
- Có sự ghê sợ tội lỗi
- Có sự tinh tấn
- Có trí nhớ.

[*] phải có 5 chi ấy cho thiệt nhiều, bền chắc mới nên ở xa Nissaya.

V- Tỳ-khưu cố ý phạm tội rồi, dầu tội và chiều theo pháp tây vị (thương, ghét, si mê, sợ sệt) như thế gọi là alajji.

VI- Tỳ-khưu có 5 chi hằng sa địa ngục:

- Tỳ-khưu không ngay thẳng tình thương.
- Tỳ-khưu không ngay thẳng vì ghét.
- Tỳ-khưu không ngay thẳng vì dốt nát.
- Tỳ-khưu không ngay thẳng vì sợ.
- Tỳ-khưu dùng của tăng như của mình [*].

[*] là cố ý bỏn xẻn không chia cho vị khác.

VII. Tỳ-khưu không có trí nhớ, hay quên mình, ngủ mê có 5 tội:
- Ngủ cũng khổ.
- Thức dậy cũng khổ.
- Nằm mộng thấy điều không tốt.
- Chư thiên không hộ trì.
- Di tinh.
VIII. Tỳ-khưu đi đến nhà cư sĩ, hay chung chạ với người thế trong lúc quá giờ, hằng có 5 tội:
- thường liếc xem phụ nữ.
- khi đã đi xem phụ nữ, sẽ có lòng quyến luyến.
- khi quyến luyến sanh sự thân thiết.
- khi đã thân thiết sẽ bị tình dục đè nén.
- khi đã bị tình dục đè nén, Tỳ-khưu ấy sẽ giải đãi trong phạm hạnh hoặc phạm 1 tội nào, hay là xin xả giới hoàn tục.
IX- 5 pháp hằng thành tựu đến Tỳ-khưu nhất là hành đầu đà thường đi khất thực:
- đi vào xóm không cần phải trình cho Tỳ-khưu trong xóm hay.
- Thọ thực chung nhiều vị được (ganabhojana).
- Thọ thực paramparabhojana được.
- Không adhitthàna y cũng được.
- Không gởi y dư cũng được.
X- Người không nên hành đầu đà có 6 hạng:
- người cố ý mong việc xấu xa.
- người có tâm ganh gỗ.
- người giả dối.
- người chỉ thấy bụng mình hay là chỉ tin bụng mình.
- người muốn được lễ vật.
- người mong được kẻ khác ngợi khen.
XI- người nên hành đầu đà có 10 hạng:
- Có đức tin.
- Có trí tuệ.
- Có sự hổ thẹn tội lỗi.
- Không giả dối,phải ngay thật.
- Tinh tấn trong điều hữu ích.
- Thuần tính.
- Vui thích trong sự học hỏi.
- Làm việc chi cũng chín chắn.
- Không hay nói điều lỗi của người.
- Có vô lượng tâm là lòng tự ái.
XII- Tỳ-khưu hành đầu đà có 5 hạng:
- Vì dốt nát.
- Vì ham muốn xấu xa, bị sự ham muốn đè nén.
- Vì điên, cuồng tâm.
- Vì nghĩ rằng đức Phật và chư thinh văn ngợi khen.
- Vì ham muốn ít, nương theo sự tri túc, mong trau dồi tâm tánh, nương theo sự yên lặng, nương theo sự hành vi có sự lợi ích.
XIII- Người không nên làm lễ có 5 hạng:
- Tỳ-khưu đương khi vào xóm.
- Ðương đi theo đường đi.
- Ðương ở trong nơi tối.
- Tỳ-khưu đương bận việc không để ý đến sự làm lễ.
- Tỳ-khưu đương ngủ.
XIV- Người không nên làm lễ có 5 hạng nữa:
- Tỳ-khưu đương ăn.
- Tỳ-khưu đương ở trong nhà ăn.
- Tỳ-khưu có sự giận hờn nhau.
- Tỳ-khưu đương toan tính việc.
- Tỳ-khưu để mình trần.
XV- Người không nên làm lễ có 5 hạng nữa:
- Tỳ-khưu đương ăn vật ngọt.
- Ðương ăn vật mặn.
- Ðương tiểu tiện.
- Ðương đại tiện.
- Tỳ-khưu đương bị tăng phạt cấm phòng.
XVI- Tỳ-khưu tiên cáo phải có 5 chi: (cáo, vì).
- Có lòng thương xót (karunà).
- Mong được điều hữu ích.
- Có sự tiếp độ.
- Muốn được khỏi tội.
- Muốn duy trì tạng Luật.
XVII- Tỳ-khưu phải có 4 chi mới đáng gọi là Tỳ-khưu:
- Phải hằng chú ý tưởng nhớ đến ân đức của Phật (buddhànussati).
- Phải hằng có lòng từ bi (metta).
- Phải tham thiền về 10 thứ tử thi (asubham).
- Phải hằng chủ ý tưởng nhớ đến sự chết (maranasati).
XVIII- Sa-môn phải có đủ 4 chi, mới đúng gọi là Sa-môn:
- Phải có tâm nhịn nhục (khanti).
- Không dễ duôi trong việc phước đức (appamàdo).
- Phải dứt bỏ lợi danh và phiền não (ratipahànam).
- Không bận lòng lo những việc vô ích (akincanam).
XIX- Tỳ-khưu không nên cho nissaya đến Tỳ-khưu có 3 chi:
- Tỳ-khưu không biết hổ thẹn.
- Tỳ-khưu dốt nát.
- Tỳ-khưu không phải pakatattà.
XX- Người xôm tới, đi vào đường dữ, đi xuống địa ngục có 3 hạng:
- Người không phải hành đạo cao thượng mà tự xưng là cao thượng.
- Người cáo gian bậc phạm hạnh trong sạch A la hán.
- Người nói: ngũ trần không tội, rồi hằng thọ dụng ngũ trần.
XXI- Lời nói cao thượng có 4:
- Không thấy, nói không thấy.
- Không nghe, nói không nghe.
- Nói không trúng, nói rằng nói không trúng.
- Không biết rõ rệt, nói rằng không biết rõ rệt
XXII. Tỳ-khưu có giới đáng tôn trọng có 4 chi:
- Không tây vị vì thương.
- Không tây vị vì ghét.
- Không tây vị vì lầm lạc,
- Không tây vị vì sợ.
XXIII. Tỳ-khưu có 6 chi đáng làm hoà thượng (truyền cụ túc giới), đáng cho nissaya, đáng cho Sa-di hầu hạ:
- Tỳ-khưu có thể hộ hoặc cho người hộ đệ tử có bịnh.
- Có thể giải sầu hoặc cho người giải sầu đã phát sanh.
- Có thể phá nghi, hoặc cho người phá nghi đã phát sanh.
- Biết sự phạm lỗi.
- Biết cách sám hối.
- Ðược 10 hạ hoặc trên 10 hạ.
XXIV. Tỳ-khưu có 5 chi gọi là chia rẽ Tăng, hằng đi thọ sanh trong đường dữ, sa vào địa ngục trọng 1 đại kiếp, hết mong sửa mình được:
- Tỳ-khưu thuyết pháp, không phải là pháp mà nói là pháp.
- Tỳ-khưu thuyết luật, không phải là luật mà nói là luật.
- Tỳ-khưu thuyết pháp, mà nói không phải là pháp.
- Tỳ-khưu thuyết luật, mà nói không phải là luật.
- Giả bộ không biết mà làm tăng sự khác nhau.
XXV- Tỳ-khưu có 7 chi mới gọi là luật sư.
- Biết là àpatti.
- Biết không phải là àpatti .
- Biết là tội nhẹ.
- Biết là tội nặng.
- Có giới và thu thúc trong: "Biệt biệt giải thoát thu thúc giới".
- Có đều đủ àcàra và gocàra.
- Có sự lo sợ trong tội lỗi dầu là nhỏ nhen chút ít.
XXVI- Trò đối với thầy có 5 điều:
- Phải hết lòng yêu thương thầy.
- Phải hết lòng tín ngưỡng thầy.
- Phải hết lòng hổ thẹn tội lỗi.
- Phải hết lòng tôn kính thầy.
- Phải hết lòng nhớ tưởng thầy.
XXVII- Ông thầy đáng cho trò nương nhờ có 7 điều:
- Ông thầy phải có lòng từ ái bình đẳng.
- Ông thầy phải có giới tinh nghiêm.
- Ông thầy phải đáng cho trò tôn trọng .
- Ông thầy phải nhịn nhục,khi trò bất bình, thầy tùy cơ cảm hoá trò.
- Ông thầy phải biết đạo lý cao siêu và biết cách giảng giải theo sức của trò .
- Ông thầy phải ngăn ngừa không cho trò làm điều vô ích tội lỗi.
- Ông thầy phải tìm phương pháp chỉ dẫn trò cho mau được tiến hoá.
XXVIII. Bát có 2 thứ:
- Bát làm bằng đất.
- Bát làm bằng sắt.
Chỉ được dùng 2 thứ ấy thôi.

-ooOoo-

GIẢI VỀ KATHINA (Kathina Kathà).

Vấn: - tiếng gọi Kathina nghĩa như thế nào?

Ðáp: - tiếng Kathina là 1 tiếng trong Phật giáo phát sanh theo lời chuẩn hành của đức Thế Tôn, để buộc chặt 5 quả báo cho thành tựu đến Tỳ-khưu, người thọ và người anumodanà, cho đến hạn kỳ quả báo y.

5 QUẢ BÁO (Ànisansa)

Tỳ-khưu thọ Kathina rồi được hưởng 5 quả báo là:
1) Nếu Kathina chưa xả, Tỳ-khưu không từ giả vị trong nhóm, rồi đi cũng được, nghĩa là không phạm tội trong điều học càritta.

2) Tỳ-khưu không đem tam y theo mình rồi đi cũng được, không phạm tội trong điều học asamàdànacàro.

3) Tỳ-khưu thọ thực chung nhiều vị cũng được không phạm tội trong điều học ganabhojana.

4) Cất giữ y, dầu không àdhitthàna không gởi cũng được không phạm tội trong điều học pathamakathina.

5) Y của Tỳ-khưu hoặc Sa-di tịch hoặc y thọ dâng đến Tăng, y phát sanh do tài sản của Tăng. Tỳ-khưu đã thọ Kathina được phép lãnh dùng.

Tóm lại Tỳ-khưu đã thọ Kathina được hưởng 5 quả báo ấy.

CÁCH THỨC THỌ KATHINA (Kathinatthàna vidhànakathà).

Vấn: - Người hạng nào mới thọ Kathina được. Người hạng nào mới thọ Kathina không được.?

Ðáp: - Nếu nói về số người phải có ít lắm là 5 vị trở lên [*], mới thọ Kathina được, ít hơn 5 vị không phép thọ Kathina.

[*] nói 5 vị mới thọ Kathina được là 4 vị làm Tăng để giao y Kathina, 1 vị làm người thọ Kathina.
Còn nói về nhập hạ, Tỳ-khưu nhập hạ trước (purimikavassà) Pavàranà trong ngày Pavàranà trước (là Pavàranà trong ngày rằm tháng 9 Việt Nam) mới thọ Kathina được. Tỳ-khưu dứt hạ hoặc nhập hạ sau (nhập hạ ngày 16 tháng 6 sau, năm nhuần) và Tỳ-khưu nhập hạ chùa khác, thọ Kathina không được.

Vấn: - người hạng nào mới nên dâng Kathina

Ðáp: - Một trong mấy hạng người sau này là: chư thiên, người thiện tín, Tỳ-khưu, Sa-di dùng được cả.

Thí chủ phải vào dâng trong hắc, tăng ngồi hoặc đứng trong chùa nhập hạ rồi dâng, nói như vầy: Chúng tôi xin dâng y Kathina (kathina cìvaramdema).

Vấn: - Khi thí chủ dâng y, Tăng phải thọ bằng cách nào?

Ðáp: - Không nên thọ bằng thân hoặc khẩu, phải cần thọ bằng tâm của Tăng, là phải thọ bằng cách làm thinh.

Vấn: - Tỳ-khưu nào đáng thọ Kathina?

Ðáp: - Tăng giao y Kathina cho Tỳ-khưu nào, Tỳ-khưu ấy phải thọ.

Vấn: - Tăng phải giao y Kathina cho Tỳ-khưu nào?

Ðáp: - Tỳ-khưu nào có y cũ thì phải giao cho Tỳ-khưu ấy.

Nếu nhiều vị có y cũ, Tăng phải giao cho vị cao hạ hơn và thông rõ 8 pháp, có thể làm phép thọ cho kịp trong ngày ấy.

Nếu Tỳ-khưu cao hạ không thông thì giao cho Tỳ-khưu thấp hạ, thông hiểu phép thọ. Nhưng Tăng nên bàn tính trước với vị trưởng lão, cầu ngài thọ rằng: bạch ngài, xin ngài thọ đi, rồi chúng tôi giúp làm với ngài.

Khi Tăng được Kathina rồi, hội họp nhau, ngồi (trong hắc) trong Sìmà, chỉ định 2 vị để tuyên ngôn trình cho Tăng rõ.

Vị thứ nhất hỏi: Bạch đại đức Tăng, y Kathina đã phát sanh đến Tăng rồi, Tăng nên giao Kathina này cho Tỳ-khưu nào thọ Kathina?

Vị thứ hai đáp: Tỳ-khưu nào có y cũ, Tăng nên giao cho vị ấy.

Vị thứ nhất nói: Tỳ-khưu có cìvaram cũ, có nhiều vị, hoặc nói trong nơi đây không có vị nào có y cũ cả.

Vị thứ hai nói: tăng nên giao Kathina cho vị trưởng lão.

Vị thứ nhất nói: Trong nơi đây Tỳ-khưu nào cao hạ?

Vị thứ hai nói: Tỳ-khưu (... để pháp danh Tỳ-khưu thọ vào đây ...).

Vị thứ nhất nói: vị trưởng lão ấy có thế làm y được và thọ kịp trong ngày nay chăng?

Vị thứ hai nói: ngài làm được (hoặc nói: Tăng nên tiếp độ đến vị trưởng lão).

Vị thứ nhất hỏi lại nữa rằng: vậy ngài trưởng lão ấy có đủ 8 chi chăng? (xem phần PAKINNAKAKATHÀ tiếp theo).

Vị thứ hai đáp: ngài trưởng lão có đủ 8 chi rồi.

Nếu vị thứ nhất bằng lòng thì nói: sàdhu, đúng rồi. Tăng nên giao cho ngài trưởng lão ấy. Phải cho Tỳ-khưu thông hiểu trình cho Tăng hay.

Vấn: - Tăng hội cần giao Kathina cho Tỳ-khưu người thọ bằng cách thức như thế nào?.

Ðáp: - tăng phải giao bằng cách tụng tuyên ngôn 2 bận (nattidutiyakammavàcà).

Cách thức để tụng tuyên ngôn 2 bận để giao y ấy, theo lời Phật chuẩn hành [1] (buddhànunàtta) trong phẩm Mahàvagga rằng: phải cho Tỳ-khưu thông hiểu trình đến tăng biết như vậy:

Sunàtu me bhante sangho, idam sanghassa kathinadussam upannam, yadi sanghassa pattakallam, sangho imam kathinadussam (itthannàmassa) [2] bhikkhuno dadeyya kathinam attharitum, esà natti.

Sunàtu me bhante sangho, idam sanghassa kathinadussam upannam, sangho imam kathinadussam (itthannàmassa) bhikkhuno deti kathinamattharitum, yassàyasmato khamati imassa kathinadussassa (itthannàmassa) bhikkhuno dànam kathinamattharitum, so bhàseyya, dinnam imam sanghena kathinadussassa (itthannàmassa) bhikkhuno kathinam attharitum, khamati sanghassa, tasmà tunhi evametam dhàrayàmi

[1] cho phép thi hành
[2] để pháp danh Tỳ-khưu thọ Kathina vào chỗ ("itthannàmassa").

Nghĩa là:
Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng nghe tôi trình y Kathina này đã phát sanh đến Tăng rồi, nếu (giờ này) vừa đến Tăng rồi, nên giao y Kathina ấy đến cho Tỳ-khưu (... ) để thọ Kathina, ấy là lời trình.

Bạch hoá đại đức tăng, xin Tăng nghe tôi trình y Kathina này đã phát sanh đến Tăng rồi (nay) tăng giao y Kathina ấy đến cho Tỳ-khưu (... ) để thọ Kathina, sự giao Kathina cho Tỳ-khưu (... ) để thọ Kathina vừa đến ngài nào, ngài ấy phải nói lên. Y Kathina ấy, Tăng đã giao cho Tỳ-khưu (... ) rồi để Kathina (sự này) vừa đến Tăng rồi. Vì lẽ ấy, Tăng nên làm thinh, tôi ghi nhớ sự này do trạng thái làm thinh ấy.

Vấn: - Nếu Tăng giao y Kathina như thế rồi Tỳ-khưu thọ Kathina phải làm như thế nào?

Ðáp: - Tỳ-khưu thọ Kathina ấy phải giặt, vò, phơi, đo, cắt, may, nhuộm, làm dấu cho xong trong ngày ấy rồi thọ Kathina. Nếu thí chủ đã cắt may sẵn, Tỳ-khưu thọ chỉ phải nhuộm hoặc làm dấu (kappabindu) thôi, rồi thọ Kathina.

Nếu muốn thọ y 2 lớp (sanghati), phải (paccuddhàra) xả y 2 lớp củ, adhitthàna y 2 lớp mới rồi đọc làm lễ thọ (hoặc muốn thọ y vai trái 9 uttàràsànga), hoặc y nội (antaravàsaka) cũng nên làm như nhau.

Vấn: - Tỳ-khưu phải thọ Kathina bằng thế nào?

Ðáp: - trong phẩm parivàna có nói rằng: nếu Tỳ-khưu muốn thọ y 2 lớp (sànghàti) cần (paccuddhàra) xả y 2 lớp củ của mình, rồi adhitthàna y 2 lớp mới, rồi đọc ra tiếng cho Tăng nghe rõ rằng: Imàya sanghàtiya kathinam atthàràmi (tôi thọ Kathina bằng y 2 lớp này).

Nếu thọ y bằng y vai trái uttaràsanga, phải (paccuddhàra) xả y vai trái cũ của mình adhitthàna y vai trái mới, rồi đọc ra tiếng cho Tăng nghe rõ rằng: Iminà uttaràsangena kathinam attharàmi (tôi thọ Kathina bằng y vai trái này).

Nếu thọ y antaravàsaka, phải paccuddhàra xả y nội cũ của mình, adhitthàna y mới, rồi đọc ra: tiếng cho tăng nghe rõ rằng: Iminà antaravàsakena kathinam attharàmi (tôi thọ Kathina bằng y nội này).

Khi Tỳ-khưu đã thọ Kathina theo cách thức ấy rồi [1], vào gần Tăng hoặc gana hoặc pugala, mặc y vai trái chừa một bên, ngồi chồm hỗm chấp 2 tay đọc cho các vị ấy (anumodanà) rằng: "Atthatam bhante [2] sanghassa kathinam dhammiko kathinatthàro anumodàna [3]".

(Bạch các đại đức, Kathina của Tăng tôi đã thọ rồi, sự thọ Kathina ấy đúng theo pháp, xin các đại đức anumodàna đi).

Về phần Tỳ-khưu anumodàna, phải mặc y vai trái chừa một bên, ngồi chồm hỗm chấp hai tay đọc anumodanà rằng: Atthatam àvuso [4] sanghassa kathinam dhammiko kathinatthàro anumodàna [5].

(Bạch các đại đức, Kathina của Tăng ngài đã thọ rồi, sự thọ Kathina ấy đúng theo pháp, chúng tôi xin anumodàna).

[1] nếu không có Tỳ-khưu anumodàna đã thọ rồi thì xong.
[2] nếu Tỳ-khưu thọ cao hạ hơn Tỳ-khưu anumodàna thì đọc àvuso.
[3] nếu có nhiều vị anumodàna hoặc có một vị cao hạ hơn thì vị thấp hạ đọc anumodàhi, còn một vị anumodàna thấp hạ thì đọc anumodàhi.
[4] Nếu Tỳ-khưu anumodàna cao hạ hơn Tỳ-khưu thọ thì đọc àvuso, bằng thấp hạ hơn thì đọc bhante
[5] Nhiều vị thì đọc anumodàna, một vị thì đọc anumodàhi.
Trong kinh Chú giải: Evam sabbesam atthatam hoti kathinam (nếu một vị thì đọc Kathina, các vị khác anumodàna như thế gọi là Kathina đủ các vị.).

GIẢI VỀ THỂ THỨC THỌ KATHINA KHÔNG ÐƯỢC KẾT QUẢ (Anatthatakathinakathà)

Vấn; Tỳ-khưu thọ Kathina không kết quả do 24 cách thế nào?

đáp: Tỳ-khưu thọ Kathina không kết quả do 24 điều là:

1. ullikhitamattena; thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới đo.
2. dhovana mattena; thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới giặc
3. cìvaravicàrana mattena; thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới sắp sửa theo cách cắt.
4. chedana mattena: thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới cắt.
5. bandhana mattena: thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới may lược.
6. ovattikakarana mattena: thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới may bìa.
7. Kandùsakarana mattena: thọ Kathina bằng vải chưa làm thành y, vải mới để rải khung đặng cột.
8. Dalhìkammakarana mattena: thọ Kathina bằng vải y thường của mình, chỉ lấy vải Kathina đến may nhập với nhau.
9. Anuvàtakarana mattena: thọ Kathina bằng vải y chưa may rồi, mới để biên xuôi thôi
10. Paribhandakarana mattena: thọ Kathina bằng vải y chưa may rồi, mới để biên ngang thôi.
11. Ovatteyyakarana mattena: thọ Kathina bằng y chưa làm rồi, mới để điều.
12. Kambalamadda na mattena: thọ Kathina bằng y nhuộm còn non màu (nên nhuộm như màu cây mít).
13. Nimittakatena: thọ Kathina bằng y phát sanh do Tỳ-khưu nói cách này, thế nọ (ta thọ y này được, tốt).
14. Pàrikathàkatena: thọ Kathina bằng y phát sanh vì Tỳ-khưu bảo thí chủ dâng (được phước lớn).
15. Kukku katena: thọ Kathina bằng y mượn của người hoặc tự mình, bằng y của mình đã có sẵn.
16. Sannidhi katena: thọ Kathina bằng y để dành qua ngày sau.
17. Nissaggiyena: thọ Kathina bằng y đang làm để qua ngày khác.
18. Akappakatena: thọ Kathina bằng y chưa làm dấu.
19- 21. Annatra sanghàtiyà, annatra uttaràsangena, anntra antaravàsakena: thọ Kathina ngoài y 2 lớp, y vai trái, y nội.
22. Annatra pancakena và atirepancakena và tadaheva sanchinnena samandalìkatena: thọ Kathina bằng y không cắt điều may, hoặc cắt điều không đứng phép.
23. Anntra puggalassa atthàra: thọ Kathina nhiều vị (2, 3, 4 vị trở lên).
24. Nissìmattho anumodati: Tỳ-khưu đem y ra ngoài vòng sìmà mà mình nhập hạ. Nếu chùa ấy chưa có bandhasìmà , chỉ ra tụng tuyên ngôn rồi trở vào thọ Kathina trong chùa mà mình nhập hạ cũng được.
Kathina mà Tỳ-khưu làm phép thọ phạm 1 trong 24 điều ấy không thành Kathina đâu.

GIẢI VỀ CÁCH THỨC THỌ KATHINA ÐƯỢC KẾT QUẢ ÐƯỢC (Atthatakathinakathà)

Thọ 17 thứ vải sau này được thành Kathina:
1. Ahatena: Thọ Kathina bằng y người chưa mặc.
2. Ahatakappena: Thọ Kathina bằng y người mới giặc 1, 2 lần song còn như mới.
3. Polotikàya: Thọ Kathina bằng y làm bằng vải cũ.
4. Pamsukùlena: Thọ Kathina bằng y làm bằng vải lượm hoặc y mà Tỳ-khưu hành đầu đà tìm được.
5. Àpanikena: Thọ Kathina bằng vải bỏ rơi gần chợ mà thí chủ lượm đem dâng làm y.
6. Animittakatena: thọ Kathina bằng y không phải vì nó ướm mà được, trái với y thứ 13 trong antthatàkàra.
7. Aparikathàkatena: trái với y thứ 14 anatthatàkàra.
8. Akukkukatena: Trái với y thứ 15 anatthatàkàra.(khôngphải y nhuộm).
9. Asnannidhikatena; Trái với y thứ 16 anatthatàkàra.
10. Anissaggiyena: trái với y thứ 17 anatthatàkàra.
11. Kappaketena: Trái với y thứ 18 anatthatàkàra.
12-14. Sànghàtiyà uttaràsangena antaravàsakena: trái với y thứ 19, 20, 21 (là làm lễ thọ 1 trong 3 y, không thọ 3 hoặc 2 y một lần).
15. Pancakena và atirekapancakena và tadaheva sanchinnenasamandalìkeena; trái với y thứ 22 là y làm đúng theo điều trong nội ngày.
16. Puggalassa atthàrà: trái với y thứ 23 (là 1 Tỳ-khưu làm lễ thọ).
17. Sìmattho anumodàti: Trrái với y thứ 24 là Tỳ-khưu ở trong sìmà làm lễ thọ hoan hỉ theo (không ở ngoài vòng sìmà).
Trong 17 thứ y này, từ thứ 1 đến thứ 5 chỗ chặn giữa 12, 13, 14 là y không định, miễn dâng theo 1 thứ nào cũng được, từ thứ 6 đến thứ 11, từ 15 đến 17 là y nhất định, phải điều đủ theo phép mới làm lễ thọ được.

GIẢI VỀ NGUYÊN NHÂN KATHINA XẢ (Ubbhatakathinakathà).

Ðức Phật có dạy: Kathanca bhikkhave ubbhatam hoti kathinam attha màtikà bhikkhave kathinassa ubbhàràya.

Nghĩa là: "Này các Tỳ-khưu, 8 màtikà này là nguyên nhân làm cho Kathina xả".

Tiếng "màtikà" nghĩa là mẹ, hay là người sanh đẻ.

Hỏi: - Cớ sao vì 8 màtikà ấy mà cho Kathina xả?

Ðáp: - 8 màtikà ấy là:

1) Pakkamanantikà: Tỳ-khưu đã thọ kathina rồi tính rằng: "Ta không trở lại chùa nữa đâu", rồi đem y đã làm đi ra, vừa ra khỏi vòng sìmà, Kathina của Tỳ-khưu ấy xả, Tỳ-khưu ấy hết được 5 quả báo. Như thế gọi "Pakkamanantikà" là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ nhất.

2) Nithànantikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi đem y của mình (y thọ Kathina) (y làm chưa xong) đến chùa khác, đi ra vừa khỏi vòng sìmà, tính rằng: Ta nhờ người dùm làm y này, trong chùa này, ta không trở lại chùa cũa đâu.

Tỳ-khưu ấy cậy người làm y ngoài vòng sìmà mà mình nhập hạ, chỉ làm y vừa xong, Kathina của Tỳ-khưu ấy xả, như thế gọi nitthànantikà, là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ nhì.

3) Sannitthànantikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi, đem y chưa làm, đến chùa khác tính rằng: ta không cậy người làm y này đâu, ta không trở về chùa cũ đâu. Chỉ tính quyết định như thế, thì Kathina xả, gọi sannithanantikà, là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ ba.

4) Nàsanatikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi, đem y chưa làm, đến chùa khác tính rằng: ta nhờ người làm y trong chùa này ta không trở lại chùa cũ đâu, đương làm y, y đó bị trộm hoặc cướp đoạt mất Kathina của Tỳ-khưu ấy xả, gọi sannithanantikà, là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ tư.

5) Savanantikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi, tính rằng: ta sẽ trở lại chùa này. Rồi đem y chưa làm ra đi. Khi đến chùa khác tính rằng ta cậy người làm y trong nơi này. Khi đã làm xong,lại nghe tin rằng Tỳ-khưu Tăng trong chùa đọc xả Kathina rồi. Chỉ nghe như thế, Kathina của Tỳ-khưu ấy xả, như thế gọi sannithanantikà, Kathina xả theo màtikà thứ 5.

6) Àsàvacchedikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi ra đi tính tìm nơi khác. Khi đi đến nơi khác, tính rằng: Ta tìm kiếm y ngoài sìmà đây, ta không trở lại chùa cũ đâu. Tỳ-khưu chỉ tìm kiếm y trong nơi ấy, khi kiếm không được, sự mong được y ấy dứt, chỉ đứt sự mong mỏi kiếm y, Kathina của Tỳ-khưu ấy xả, như thế gọi sannithanantikà là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ 6.

7) Sàmàtikantikà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi, tính rằng: ta sẽ trở lại chùa này. Rồi đem y chưa làm ra đi. Khi đến chùa khác, cho người làm giùm, khi đã làm y xong, cũng còn tính rằng: ta sẽ trở lại chùa. nhưng chừng chờ ở ngoài vòng sìmà cho đến hết hạn kỳ Kathina của Tỳ-khưu ấy, xả như thế gọi sannithanantikà là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ 7.

8) Sahubbhàrà: Tỳ-khưu đã thọ Kathina rồi, tính rằng: ta sẽ trở lại chùa này. Rồi đem y chưa làm xong ra đi. Khi đã nhờ người làm y ấy rồi tính rằng: ta sẽ về chùa. Rồi trở về kịp, Tỳ-khưu xả Kathina trong chùa. Kathina của Tỳ-khưu ấy xả chung với các Tỳ-khưu trong chùa, xả như thế gọi Sahubbhàrà là hành trình Kathina xả theo màtikà thứ 8.

Trong phẩm Mahavagga có giải rộng 8 màtikà ấy, đây chỉ xin giải tóm tắt bấy nhiêu, nên vị nào muốn biết cho rộng, nên xem trong phần ấy.

BÓ BUỘC (Palibodha)

Theo Phật ngôn trong phẩm Mahàvaggacó giải rằng: Dve me bhikkhave kathinassa palibodhà.

Nghĩa là: Này các Tỳ-khưu! Cả 2 điều ấy là Palibodhà của Kathina.

Palibodhà là điều buộc Kathina không cho xả, có 2:

1) Àvàsa palibodha: sự bận trong chùa (là chỗ đã thọ Kathina).
2) Cìvara palibodha: sự bận trong y ca-sa (là y ca-sa về quả báo của Kathina).
Giải: Đức Phật có dạy trong phẩm Mahàvagga rằng: Idha bhikhave bhikkhu vasatitasmim àvàse vàsàpekkho vàpakkama ti paccessanti evam kho bhikhave àvàsa palibodho hoti.

Nghĩa là: Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu trong giáo pháp này, ngụ trong chùa hoặc đi ra khỏi chùa, nhưng còn tiếc rằng: Ta sẽ trở lại. Này các Tỳ-khưu, như thế gọi là sự bận trong chùa (àvàsa palibodha).

Về phần cìvara palibodha, đức Phật có giảng trong phẩm Màhàvagga rằng: Idha bhikkhave bhikkhuno cìvaram akatam và hoti vippankatam và cìvaràsà và anupacchinnà, evam kho bhikkhave cìvara palibodho hoti.

Nghĩa là: Này các Tỳ-khưu, y ca-sa của Tỳ-khưu trong giáo pháp này, chưa làm hoặc làm chưa rồi, hay là sự mong trong [*] y chưa dứt. Này các Tỳ-khưu! Như thế gọi là cìvara palibodha.

[*] mong rằng chắc sẽ được y trong nơi khác.
Có 2 điều ấy thuộc về Kathina không cho xả, miễn là còn mắc trong 2 điều ấy, Kathina mới xả.

HÀNH TRÌNH KATHINA XẢ (Ubbhàra hay Uddhàra)

Hành trình Kathina xả có 2 (vì thế lực của 8 màtikà).
- Ubbhàra
- Antarubbhàra
(Nếu chia ra nữa có đến 9 là 8 màtikà ubbhàra và 1 antarubbhàra).

giải: Atthamàtikà nghĩa là hành trình Kathina xả theo 8 màtikà là:

1) Hành trình Kathina xả, để cho Tỳ-khưu ra ngoài vòng sìmà, rồi làm cho Kathina xả 1 lượt trong khi ấy.

2) Hành trình Kathina xả, là sahubbhàra, để cho Tỳ-khưu ra ngoài vòng sìmà, xong trở lại kịp Kathina xả trong giữa thời gian hạn kỳ, trong chùa thọ kathina, rồi được vào làm phép xả chung với các Tỳ Khưu .

Tám Hành trình Kathina xả ấy gọi là atthamatikà ubbhàra, vì kể vào trong 8 màtikà.

3) Antarubbhàra nghĩa là hành trình kathina xả trong giữa thời gian hạn kỳ, là hành trình kathina xả do tụng tuyên ngôn 2 bận (dutiyakammavàcà) để xả kathina, không kể vào trong 8 màtikà gọi là amtarubhàra, vì là hành trình kathina xả để cho các Tỳ Khưu không đi ra ngoài vòng sìmà chỉ ngồi trong chùa hội họp nhau làm, trong giữa thời gian hạn kỳ (chưa đến thời kỳ định). Trong phẩm vinayàlankàratikà có giải thêm rằng:

Antarubbhàra, sahubbhàrà, natthidutiyakammavàcàyena katàpakkamanantikàdayo satta kathinubbhàrà nàgasena kammavàcà yakatà.

Nghĩa là: Trong antarubbhàra và sahubbhàra Tỳ Khưu tụng tuyên ngôn 2 bận thì kathina mới xả, còn 7 kathinubbhàra nhất là pakkamànantikà, Tỳ Khưu không cần tụng tuyên ngôn, nghĩa là nếu có dịp đáng cho kathina xả, kathina xả tự nhiên không cần phải tụng tuyên ngôn.

Vấn: - Hai hành trình kathina xả là antarubbhàra và sahubbhàra khác nhau như thế nào?

Ðáp: - Trong phẩm Vinayàlankàratikà có giải rằng: antarubbhàra để cho các Tỳ Khưu (nhiều vị) không ra ngoài vòng sìmà chỉ ngồi trong chùa tụ hội nhau làm phép xả.

Còn sahubbhàra để cho một vị Tỳ Khưu đã ra ngoài vòng sìmà rồi trở lại kịp antarubbhàra ấy vào làm phép xả chung cùng nhau với các Tỳ Khưu ngụ trong sìmà ấy.

Ðó là điều khác nhau của hai hành trình ấy.

Vấn: - Antarubbhàra tuồng như một hành trình kathina xả khác ngoài tám màtikà; nếu như thế, màtikà là nguyên nhân cho kathina xả cho đến 9 chăng?

Ðáp: - Không phải như thế, hành trình kathina xả có một thôi, song giải ra làm hai gọi là:

1) Sahubbhàra: để cho Tỳ Khưu đã đi ra ngoài vòng Sìmà rồi trở về.
2) Antarubbhàra: để cho nhiều vị Tỳ Khưu không được ra ngoài vòng Sìmà.
Nên hiểu rằng khi Tăng tụ hội tụng xả kathina trong giữa thời gian hạn kỳ, nếu có Tỳ Khưu đã ra ngoài vòng sìmà, trở về làm phép xả chung cùng nhau, một lần cũng được gọi là hai trong một lần, bằng không có cũng gọi chỉ có một lần thôi.

Cho nên Ðức Phật chỉ chế ra có 8 màtikà như đã có giải.

Vấn: - Tỳ Khưu Tăng cần phải tụng tuyên ngôn xả kathina trong thời gian giữa hạn kỳ, vì nguyên nhân chi?

Ðáp: - Tỳ Khưu Tăng cần phải tụng tuyên ngôn xả kathina trong giữa thời gian hạn kỳ như thế vì có các thí chủ thỏa thích làm đại lễ, họ cầu tụng xả cho, họ dâng cúng y ngoài trời kathina, đến Tăng ở phương xa đến hội họp nhiều [*]. Tích này Ðức Phật cho phép Tỳ Khưu ni vì có một người cận sự nam bạch cầu xin.

[*] có giải trong tạng Luật, phẩm thứ 5, nếu Tăng không tụng xả kathina, lộc của Tăng phát sanh trong chùa ấy về phần Tỳ-khưu trong chùa ấy thôi, các Tỳ-khưu khác không được thọ kathina, hoặc ở phương xa đến không được phép lãnh. tăng tụng xả kathina thì lộc của Tăng phải chia đến các Tỳ-khưu khác.
Ðức Thế Tôn có dạy tụng xả kathina như vầy: phải cho Tỳ Khưu thông hiểu trình cho Tăng biết rằng:
Sunàtu me bhante sangho yadi sanghassa pattakallam sangho kathinam uddhareyya, esànatti.

Sunàtu me bhante sangho kathinam uddharati yassàyasmato khanatikathinassa uddhà ro so tunhassa yassa nakkhamati so bhàseyya ubbhatam sanghena kathinam khamati sanghassa tasmà tunhì evametam dhàràyâmi.

Nghĩa là:
Bạch hóa Ðại Ðức Tăng được rõ, xin Tăng nghe tôi trình (sự này) nếu đã vừa thời đến Tăng rồi, Tăng nên xả kathina ấy là lời trình.

Bạch hóa Ðại Ðức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình (nay) Tăng xả kathina. Sự xả kathina vừa đến Ngài nào Ngài ấy phải nín thinh, không vừa đến Ngài nào Ngài ấy phải nói lên. Kathina Tăng đã xả rồi (sự ấy) vừa đến Tăng rồi, vì nguyên nhân Tăng làm thinh, tôi ghi nhớ sự ấy do trạng thái Tăng làm thinh như thế, lẽ thường kathina xả chỉ vì lìa khỏi 5 quả báo, do dứt cả hai Palibodhà.

Cho nên dứt cả hai Palibodhà phải biết rằng xả rồi, khi ấy cũng không còn được 5 quả báo nữa. Nếu còn cả hai hoặc một trong hai Palibodhà, thì kathina chưa xả, Tỳ Khưu ấy còn được hưởng 5 quả báo; nhưng muốn cho biết Palibodhà nào dứt. Palibodhà nào không dứt, hoặc Palibodhà nào dứt trước, Palibodhà nào dứt sau hoặc dứt một lượt cùng nhau chỉ giải phân biệt theo 8 màtikà như đã có giải trong phẩm parivàra và phẩm taliyasamantapàsàtikà atthakatha rằng:
1) Trong màtikà thứ nhất pakkamananantikà, civara palibodha đứt trước, là đứt từ khi còn ngụ tại chùa, vì y đã làm xong, không còn bận việc làm nữa. Avàsa palibodha đứt sau, là đứt một lượt với 1 hành trình Tỳ-khưu ra ngoài vòng sìmà, Kathina xả trong thời ấy.

2) Trong màtikà thứ 2, nitthànantikà àvàsa palibodha đứt trước là đứt trong khi Tỳ-khưu định rằng không trở lại chùa cũ nữa.

Cìvara palibodha đứt sau, là đứt khi đã làm y rồi Kathina cũng xả trong thời kỳ ấy.

3) trong màtikà thứ 3 sannitthànantikà, cả 2 Palibodha đứt 1 lượt cùng nhau không trước không sau, là đứt khi Tỳ-khưu quyết định rằng y cũng không nhờ người làm giùm, chùa cũ cũng không trở về, kathina cũng xả trong thời kỳ ấy.

4) trong màtikà thứ 4 nàsanantikà, àvàsa palibodha đứt trước là đứt khi Tỳ-khưu quyết định rằng không trở lại chùa cũ nữa, cìvara palibodha đứt sau là đứt trong khi y đã hư mất, kathina cũng xả trong thời kỳ ấy.

5) trong màtikà thứ 5 savanantikà, cìvara palibodha đứt trứơc, là đứt trong khi đã làm y rồi àsàsapalibodha đứt sau là đứt 1 lượt vừa khi nghe tin rằng Tăng trong chùa tụng xả Kathina rồi, Kathina cũng xả trong thời kỳ ấy.

6) trong màtikà thứ 6 àsàvacchekika, àvàsapalibodha đứt trước là đứt trong khi Tỳ-khưu định rằng: không trở lại chùa cũ nữa, cìvara palibodha đứt sau, là đứt trong khi không còn mong được y nữa,kathina cũng xả trong thời kỳ ấy

7) trong màtikà thứ 7 sìmatikkantikà, cìvara palibodha đứt trứơc, là đứt trong khi đã làm y xong àsàsapalibodha đứt sau là đứt trong khi hết hạn kỳ, Kathina cũng xả trong thời kỳ ấy

8) trong màtikà thứ 8 sahubbhàra, cả 2 Palibodha đứt 1 lượt cùng nhau không trước không sau,là đứt trong khi tăng tụng dứt bản tuyên ngôn, Kathina cũng xả trong thời kỳ ấy

Vấn: - Hành trình Kathina xả trong sìmà có mấy, ngoài sìmà có mấy, có khi trong sìmà có khi ngoài sìmà có mấy?

đáp: - Hành trình Kathina xả trong sìmà có 2 là: antarubbhàra và sahubhàra. Ngoài sìmà có 3 là: pakkamanantika, savanantika và sìmàtikkantika. Có khi trong sìmà, có khi ngoài sìmà, có 4 là: nitthinantika, sannitthànantika, nàsanantika và àsàvacchedika.

Giải rằng: antarubbhàra và sahubhàra Kathina xả trong thời chung cùng nhau, là xả vì năng lực tăng tụ hội tụng xả trong vòng sìmà thọ Kathina ấy, thuộc về hành trình Kathina xả trong vòng pakkamanantika, savanantika và sìmàtikkantika, Kathina xả đối với 1 Tỳ-khưu, đi làm cho Kathina xả, phía ngoài vòng sìmà. Nitthinantika, samutthànantika, nàsanantika và àsàvacchedika, kathina xả đối với 1 Tỳ-khưu . Nhưng nếu Tỳ-khưu ấy khi trước không bận tìm phần y mà mình phải được, rồi đi ra ngoài vòng sìmà, hết tiếc rằng: Thôi trở lại. Mà sau đó Tỳ-khưu khác thức tỉnh ép, cho đi đoạt phần y đó lại, rồi trở về làm cho kathina cũng xả trong vòng sìmà đã thọ Kathina. Vậy chỉ về việc phần y mà mình phải được ấy, thuộc về hành trình Kathina xả trong vòng sìmà. Nếu Tỳ-khưu đem phần y mà mình phải được ra ngoài vòng sìmà rồi làm cho Kathina xả trong nơi ấy, chỉ 12 lần thì thuộc về hành trình Kathina xả ngoài vòng sìmà (muốn rõ điều này nên xem tạng Luật, phẩm thứ 8, từ trang 12 đến 48).

 PAKINNAKAKATHÀ

Vấn: - Mùla của Kathina có mấy? Vatthu có mấy? Bhùmi có mấy?

Ðáp: - Mùla của Kathina có 1 là: Tăng tụ hội. Vatthu có 3 là: sanghàti uttaràsanga và antaravàsaka. Bhùmi có 6 là: y làm bằng chỉ may, y làm bằng bông, y làm bằng tơ, y làm bằng lông thú, y làm bằng vỏ cây.

Thật vậy, Kathina thì đủ mùla, vatthu, bhùmi như đã có giải, thọ mới kết quả được. Nếu chỉ thiếu 1 điều nào, như số Tỳ-khưu ít hơn 5 vị hoặc thọ Kathina bằng y khác ngoài 1 trong 3 y, hoặc y ấy họ làm bằng vật nào khác ngoài 6 thứ chỉ ấy, thì Kathina không được kết quả.

Vấn: - Pháp chỉ về phần đầu Kathina, pháp chỉ về phần giữa, pháp chỉ về phần cuối cùng là thế nào?

Đáp: - Trong sự phải thọ Kathina (kathinatthàrakicca) chia ra làm 3 giai đoạn:

- Đoạn đầu phải lo làm pubbakarana (giặc, vò, nhuộm y) nếu thí chủ họ chưa làm.
- Ðoạn giữa phải xả y cũ (paccuddhàra) của mình rồi (adhithàna) y mới để thọ Kathina ấy.
- Ðoạn cuối cùng phải thọ ra tiếng cho Tăng hội được nghe rõ, rồi làm sangha, gana, puggala, phải anumodanà.
Được anumodanà như thế gọi là sự phải thọ Kathina (kathinatthàrakicca) được kết quả.

Vấn: - Người có mấy chi không nên thọ Kathina, người có mấy chi nên thọ Kathina?

Ðáp: - Người có 8 chi không nên thọ Kathina:

1) Người không biết pubbakarana (sự phải làm trước khi thọ Kathina).
2) Không biết paccuddhàra (xả y cũ).
3) Không biết adhitthàna (nguyện đặt tên y mới).
4) Không biết atthàra (sự thọ Kathina).
5) Không biết màtikà (nguyên nhân xả Kathina).
6) Không biết Palibodha (sự buộc Kathina).
7) Không biết uddhàra (hành trình Kathina xả theo 8 màtikà).
8) Không biết quả báo (nguyênnhân không phạm tội).
Người có đủ 8 chi (trái với 8 điều giải trên) mới nên thọ Kathina được là:.
1) biết pubbakarana.
2) biết paccuddhàra.
3) biết adhitthàna.
4) biết atthàra.
5) biết màtikà.
6) biết palibodha;
7) biết uddhàra;
8) biết quả báo;
Tỳ-khưu thọ Kathina phải biết nhớ rõ rệt 8 điều trên đó mới nên thọ Kathina. Vị Tỳ-khưu biết nhớ các pháp ấy được rỏ rệt, mới có thể làm cho Kathinatthàrakicca được kết quả là:
1) Phải pubbakarana ngừa sợ e y mà thí chủ họ chưa làm xong (vì không bông hoặc chưa làm kịp).
2) Phải biết paccuddhàra để xả y cũ của mình ra
3) Phải biết adhitthàna để adhitthàna y Kathina sắp thọ.
4) Phải biết atthàtra để thọ Kathina cho đúng theo phép
5) Phải biết màtikà, Palibodha, uddhàra cho biết hành trình khi Kathina xả
6) Phải biết quả báo, cho rõ thế lực của Kathina.
Nếu không biết, không nhớ các pháp ấy cho rõ rệt, không nên thọ Kathina đâu, trừ ra Tỳ-khưu là vì trưởng lão có tăng hỗ trợ cho sắp đặt thế cho.

Vấn: - Pubbakarana (sự phải làm trước) giải như thế nào?

Ðáp: - Có 7 điều:

1) Dhovana (giặc, vò).
2) Vicàrana (đo).
3) Chedana (cắt).
4) Bandhana (may, lược).
5) Sibbana (may xong).
6) Rajana (nhuộm).
7) Kappakarana (làm dấu y).
Giải rằng: cả 7 điều ấy, nếu còn sót điều nào, Tỳ-khưu phải làm cho, rồi trước khi thọ Kathina, không nên thọ rồi sau mới làm.
- Ðiều thứ nhất: Nếu vải Kathina ấy còn mới, dính bột dệt, hoặc vải cũ dơ phải giặt.
- Ðiều thứ nhì: phải lo đo cho đúng theo luật định.
- Ðiều thứ ba: phải cắt bằng dao hoặc bằng kéo cho đứt có điều lớn, điều nhỏ.
- Ðiều thứ tư: Phải lược theo đường đã cắt ấy.
- Ðiều thứ năm: phải may theo đường chỉ đã lược.
- Ðiều thứ sáu: phải nhuộm bằng nước nhuộm mà đức Phật chophép có màu vừa theo sắc bậc Sa-môn.
- Ðiều thứ bảy: phải làm dấu bằng 1 trong 3 màu (màu xanh, sám tro, đen sậm) cho hoại sắc y.
Phải làm theo thứ tự, từ thứ nhất đến thứ nhì, là không nên làm sai, trước làm sau, sau làm trước,nhưng nếu họ làm xong thì càng tốt, bằng còn sót điều nào, phải làm cho rồi mới được (hiện thời chỉ còn sót điều thứ 7, Tỳ-khưu thọ cần phải làm cho bấy nhiêu thôi).

Vấn: - Paccuddhàra, adhitthàna giải như thế nào?

Ðáp: - Paccuddhàra nói về 3 pháp là: sanghàti, uttaràsanaga và antaravàsaka. Adhitthàna cũng nói về 3 pháp ấy. Nhưng paccuddhàra nói về sanghàti, uttaràsanaga và antaravàsaka, và adhitthàna cũ mà mình đã dùng, còn adhitthàna nói về sanghàti, uttaràsanaga và antaravàsaka là y Kathina ấy. Nếu muốn thọ bằng sanghàti, phải paccuddhàra xả sanghàti cũ, rồi adhitthàna sanghàti mới. Thọ uttaràsanaga hoặc antaravàsaka cũng phải xả uttaràsanaga hoặc antaravàsaka cũ ra, rồi adhitthàna uttaràsanaga hoặc antaravàsaka mới như nhau.

Vấn: - Atthàra (sự thọ) nói về mấy pháp?

Ðáp: - Atthàra chỉ nói về 1 pháp là nói ra tiếng.

Giải: Tỳ-khưu thọ phải nói ra tiếng cho Tăng hội nghe rõ rệt mới kết quả Kathina, nếu thọ thầm thì một mình ("thầm thì" là nói nhỏ đủ một mình nghe), Tăng hội không được nghe với, thì Kathina không được kết quả. còn về cách thức phải thọ như thế nào đã giải ở phía trên đều đủ rồi.

Vấn: - Sự thọ Kathina của mấy hạng người không được kết quả, mấy hạng người được kết quả?

Ðáp: - Sự thọ Kathina của 3 hạng người không được kết quả là:

- Người ở ngoài vòng sìmà thọ aunumodanà Kathina.
- Người thọ aunumodanà Kathina không nói ra tiếng.
- Người thọ ra tiếng không cho kẻ khác nghe hiểu nghĩa lý.
Sự thọ Kathina của 3 hạng người sau này mới được kết quả là:
- Người ở trong vòng sìmà thọ aunumodanà Kathina.
- Người thọ aunumodanà Kathina được nói ra tiếng.
- Người nói ra tiếng cho người khác nghe nghĩa lý được rõ rệt.
Vấn: - Sự thọ Kathina mấy cách không được kết quả, mấy cách được kết quả?

Ðáp: - 3 cách thọ Kathina không kết quả là:

- Vatthuvipanna
- Kàlavipanna
- Karanavipanna
Cách thọ Kathina được kết quả là:
- Vatthusampanna
- Kàlasampanna
- Karanasampanna
Giải: tiếng Vatthuvipanna nghĩa là vật sái nói về y Kathina không nên dùng (akapiya) là y không đúng phép.

Kàlavipanna nghĩa là thời sái, nói về thời là họ dâng y trong ngày nay, Tăng giao cho Tỳ-khưu người thọ trong ngày mai.

Karanavipanna: nghĩa là làm sái, nói về thí chủ họ chưa làm y xong, rồi Tỳ-khưu không cắt làm cho rồi trong ngày ấy.

Tiếng Vatthusampanna nghĩa là vật phải nói về y Kathina làm đúng theo phép.

Kàlasampanna nghĩa là thời phải nói về thí chủ họ dâng trong ngàay nào, Tăng giao cho Tỳ-khưu người thọ trong ngày ấy.

Karanasampanna nghĩa là làm phải nói về thí chủ dâng y làm đúng theo phép hoặc họ làm chưa xong, Tăng giao cho trong ngày nào, Tỳ-khưu người thọ được cắt làm cho đúng trong ngày khác không để qua ngày khác.

Nói tóm lại Tỳ-khưu thọ Kathina bằng y không nên dùng (akappiya) như y có bông, có màu sái, thí chủ dâng y đến trong ngày nay, tăng giao cho Tỳ-khưu thọ đến ngày mai, thọ như thế thì Kathina không được kết quả.

Trừ ra y làm bằng vải, nên dùng (kappiya) Tăng cũng giao cho Tỳ-khưu thọ trong ngày ấy, thọ như thế Kathina mới được kết quả.

Vấn: - Tháng nào nên thọ Kathina?

Ðáp: - Tháng nên thọ Kathina là 1 tháng cuối cùng của mùa hạ.

Giải: Sự thọ Kathina, đức Thế Tôn chỉ cho phép thọ được trong 1 tháng chót mùa hạ: kể từ 16 tháng 9 đến rằm tháng 10, trong khoảng 29 ngày ấy, ngày nào cũng thọ được cả. Ngoài vòng 29 ngày ấy, thọ Kathina không kết quả, dầu có thọ cũng chẳng kết quả chi.

Vấn: - sự thọ Kathina sái (atthàravipatti) hay là thọ phải (atthàrasampati), phải biết bằng cách nào?

Ðáp: - sự thọ Kathina sái hoặc thọ biết theo 24 thể thọ, không kết quả và 17 thể thức thọ được kết quả như đã có giải.

Trích dịch trong Kathina khandhaka thứ 7 của phẩm Mahàvagga, cũng vừa đủ nghĩa lý chỉ có bấy nhiêu.

Khemam pappontu pànino. Cầu cho tất cả chúng sanh đều được vui.

BHIKKHU VANSARAKKHITA
TỲ-KHƯU HỘ TÔNG

-ooOoo-

GIẢI VỀ CÁCH THỨC CÁC THỨ Y CA-SA

1) Kusi: dịch là miếng vải dài ở ngay chỗ anuvàta dài chung quanh là ngay chỗ khoản dài.

2) Addhakusi: dịch là miếng vải nữa phần kusi, tức là miếng vải vắn ở ngay chỗ khoản vắn.

3) Mandala: dịch là miếng vải lớn ở ngay chỗ khoản lớn (nếu y ngũ điều điều lớn này có 5 khoản).

4) Addhamandala: dịch là miếng vải nửa phần miếng vải lớn, tức là miếng vải nhỏ (nếu y ngũ điều, điều nhỏ này có 5 khoản).

5) Vivatta: dịch là miếng vải mở ra khi nào trùm thấy rõ ngay cho phía trên lưng, chi này ở ngay khoản lớn chính giữa.

6) Anuvivatta: đây là miếng vải mở tiếp theo (khi trùm chỉ thấy phân nửa) chi này ở ngay chỗ 2 bên khoản Anuvivatta.

7) Gìveyyaka: dịch là miếng vải quấn, (khi nào trùm thì trùm ngay cổ) chi này ở ngay chỗ khoản Vivatta về phía trên.

8) Jangheyyaka: dịch là miếng vải phải đậy trên xương chả vai, chi này ở chỗ 2 khoản anuvivatta về phía dưới.

9) Bahanta: dịch là miếng vải phải đắp bắp tay, khi trùm phải ở ngay phía trên bắp tay, chi này ở ngay chỗ addhamadala nơi 2 khoản phía cuối cùng.

Tóm lại y có 9 chi như thế mới hiệp theo lời của đức Phật chế định. cả 3 y (y 2 lớp y vai trái, y nội) phải làm theo 9 chi ấy (trừ ra thiếu vải cắt may không đủ).

PHÉP DÂNG Y KATHINA ÐẾN TĂNG (SANGHA)

Vấn: - thí chủ dâng cúng y Kathinadàna như thế nào mới gọi là Tăng thí (sanghadàna)?

Ðáp: - y để thọ Kathina là vật kể vàao trong sanghadàna thì dâng theo Pali như vầy:

CÁCH DÂNG THỨ NHẤT

Imam dussam Kathina cìvaram bhikkhu sanghassa demà
Dutiyampi, ...
Tatiyampi, ... (đọc 3 lần).
Nghĩa: chúng tôi xin dâng y này để làm lễ Kathina đến Tỳ-khưu tăng (bhikkhusangha) lần thứ nhì, lần thứ ba.

Về vật phụ tùng (parikkhàra) đã dâng theo thói quen như vầy:

Yenamhàkam Kathinam gahitvà kathinàni sannàni tasseva
Nghĩa: vị Tỳ-khưu nào lãnh Kathina của chúng tôi, chúng tôi xin dâng các phụ tùng này đến vị đó.

Trong chú giải (atthakathà) có thuyết minh rằng; nếu thí chủ dâng mà đọc Yenamhàkam ... Như vầy, thì Tăng không có quyền làm chủ các vật parikkhàra đó được.

Cho nên nếu cần muốn dâng vật nào đến Tăng, phải dâng bằng cách khác, tóm tắt (không ccần để tên các vật dâng theo Pali) như vậy .

Cách dâng thỨ nhì

Imam mayam [*] bhante vatthùni bhikkhusanghassa niyyàdema [*]

[*] Nếu mộ người dâng thì đọc aham thế mayam, niyyàdemi thế niyyàdema

nghĩa: bạch các ngài chúng tôi xin dâng những vật này đến Tỳ-khưu tăng. Lại nữa, cũng có 1 cách dâng Kathina chung với vật phụ tùng 1 lần rất tiện lợi theo Pali như vầy.

CÁCH DÂNG THỨ BA

Imam bhante saparivàram kathina cìvaradussam bhikkhusanghassa onojayàma sàdhu no bhante niyyàdema bhikkhusangho imam saparivàram kathina cìvaradussam patigganhà tu patiggahetvà ca iminàdussena kathinam attharatu amhàkam dìgharatta atthàya hitàya sukhàya.
Nghĩa: bạch chư Đại đức, chúng tôi xin nghiêng mình dâng y Kathina cùng với vật phụ tùng này đến Tỳ-khưu tăng. bạch chư Đại đức cầu xin Tỳ-khưu tăng lãnh y Kathina cùng với những vật phụ tùng của chúng tôi đây, khi đã nhận rồi, xin thọ dụng y này, cho chúng tôi được sự lợi ích, được sự yên vui lâu dài.

- Hết-

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Mục lục



 [ Trở Về