[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Thất: Đáo Gia Vong Ngưu (Về Nhà Quên Trâu)

 

 

Tựa của Từ Viễn:

Pháp vô nhị pháp, ngưu thả vi tông. Dụ đề thố chi dị danh, hiển thuyên ngư chi sai biệt. Như kim xuất khoáng, tự nguyệt ly vân. Nhất đạo hàn quang, Uy Âm kiếp ngoại.

 

Diễn ư:

Chân lư làm ǵ có hai, đem chuyện trâu ra nói chỉ là sử dụng như chủ đề. Giống như giữa cái bẩy thỏ (đề) và con thỏ (thố), chúng chỉ khác nhau ở cái tên, giữa cái nơm đơm cá (thuyên) và con cá (ngư) cũng vậy. Tỉ như vàng tách từ quặng vàng, con trăng chui khỏi đám mây. Một ánh trăng trong vốn đă có trước khi Vũ Âm Vương Phật ra đời.   

 

Phụ chú:

Đáo gia vong ngưu: Nghĩa là khi đến nhà rồi, trâu trở thành vô dụng. Trong bản lót chỉ thấy lấy 2 chữ đầu là “Đáo gia” làm đề tài. Theo sách Thập Ngưu Quyết cho biết, hai chữ “vong ngưu” về sau được thêm vào cho nên đề mục mới có 4 chữ. Do đó, từ chương này trở đi, nếu mỗi đề tài có 4 chữ cũng là chuyện dễ hiểu. Các bản lưu hành đến quá nửa đều có tựa là Vong ngưu tồn nhân (Quên trâu c̣n người). Như thế nó dự báo được cái đề của chương 8 Nhân ngưu câu vong (Quên trâu lẫn người) hay Nhân ngưu bất kiến (Không thấy trâu, người). Đề tựa như thế có thể gọi là rơ ràng hơn.

Pháp vô nhị pháp…:Ư nói trâu chỉ là một mục tiêu giả tạo. “Thả” có nghĩa là “tạm thời, trong phút chốc”. “Tông” ví với “chủ đề”.

Dụ đề thố chi dị danh: Cái bẩy thỏ (đề) dùng để bẩy nên chi khi bắt được thỏ (thố) rồi, bẩy thành ra vô dụng. Bẩy thỏ không phải là con thỏ, ư nói tên gọi khác nhau.

Hiển thuyên ngư chi sai dị: Thuyên hay thuyên đề là cái nơm đơm cá. Cái nơm dùng để đơm cá. Được cá rồi, nơm thành ra vô dụng. Câu này và câu trước đặt cạnh nhau vốn dựa theo ư trong sách Trang Tử, thiên Ngoại Vật: “Thuyên tại ngư sở dĩ, đắc ngư vong thuyên. Đề tại thố sở dĩ, đắc thố vong đề”.

Như kim xuất khoáng: Kim (vàng) là vật vốn có xưa nay. Trong quặng (khoáng) đă chứa vàng nên quặng là một hiện thực giả tạo. Trải qua biết bao thời gian, bản tính của vàng vẫn không thay đổi. Điều này được nhắc đến trong kinh Viên Giác, chương nói về Kim Cương Tạng Bồ Tát. Riêng Kinh Niết Bàn lại có câu: “Vàng có thể ví với Phật tính. Khoáng có thể ví với phiền năo”. C̣n sách Thần Hội Lục th́ cho rằng khi người luyện kim bỏ quặng vào lửa nung nấu lên th́ vàng và quặng sẽ phân ly tức thời. Vàng được nung càng tinh chất ra trong khi quặng biến thành than. Trong Chư Đại Thừa Kinh Luận cũng giảng nghĩa phiền năo là “khách trần” hay bụi bặm bám bên ngoài.

Tự nguyệt ly vân: Truyền Đăng Lục quyển 6 chương nói về Bách Trượng (Hoài Hải) có câu “Tâm địa nhược không, huệ nhật tự hiện. Tương tự như vân khai nhật xuất” (Nêu ḷng ḿnh trống không, trí huệ tự nó sẽ hiện ra giống như khi mây tan th́ mặt trời ló dạng).

Nhất đạo hàn quang: Hàn quang nói về ánh trăng hay ánh sáng của hoàng kim.

Uy Âm: Tên một vị cổ Phật có tự buổi đầu của lịch sử, thấy trong phẩm Thường Bất Khinh của kinh Pháp Hoa. Đọc là Uy Âm Vương Phật th́ mới đúng. Đó là một vị Phật uy nghiêm, giọng nói như sấm rền đáng khiếp sợ nhưng thường hay giúp đỡ chúng sinh. “Uy Âm kiếp ngoại” ư nói đă lâu lắm, lúc thiên địa sáng tạo, trước cả khi đến kiếp Phật Uy Âm.

 

Tụng của Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Kỵ ngưu dĩ đắc đáo gia sơn,
Ngưu dă không hề nhân dă nhàn.
Hồng nhật tam can do tác mộng,
Tiên thằng không đốn thảo đường gian. 

騎 牛 以 得 到 家 山
牛 也 空 兮 人 也 閑
紅 日 三 竿 猶 作 夢
鞭 繩 空 頓 草 堂 間
 

(Cưỡi trâu về đă đến gia trang,
Trâu không thấy bóng, người rảnh rang.
Trời mọc ba sào, c̣n ngủ nướng,
Roi giây, vứt mặc giữa nhà ngang).  

 

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng:

Lan nội vô ngưu sấn xuất sơn,
Yên thoa vũ lạp diệc không nhàn.
Hành ca hành lạc vô câu hệ,
Doanh đắc nhất thân thiên địa gian.

欄 内 無 牛 趁 出 山
煙 蓑 雨 笠 亦 空 閑
行 歌 行 楽 無 拘 繋
嬴 得 壱 身 天 地 間
 

(Từ núi về chuồng, trâu đâu rồi,
Thôi cần chi nữa nón cùng tơi.
Hát ḥ vui cảnh không câu thúc,
Độc cái thân côi giữa đất trời)

 

Lại họa của Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng:

Quy lai hà xứ bất gia san,
Vật ngă tương vong trấn nhật nhàn.
Tu tín thông huyền phong đính thượng,
Cá trung hồn bất loại nhân gian. 

帰 来 何 処 不 家 山
物 我 相 忘 鎮 日 閑
須 信 通 玄 峰 頂 上
箇 中 渾 不 類 人 間
 

(Về nhà, đâu cũng núi ḿnh thôi.
Quên hết trâu, ta, khỏe một đời.
Xin biết cho rằng trên đỉnh ấy,
Thông sang một cơi khác loài người).

 

Phụ chú:

Ngưu dă không hề: Trâu đă xong việc rồi, bỏ đi chơi đâu đó. Người cũng khỏi phải chăn nó nữa.

Hồng nhật tam can: Mặt trời đă mọc cao hơn ba lần cây tre, ư nói đă trưa (8 giờ sáng) rồi mà vẫn c̣n ngủ chưa dậy. Thơ Tô Đông Pha trong bài Đề Đàm Châu Từ Thị Xuân Huy Đ́nh có câu:

Đồng đồng hiểu nhật tam can thượng,
Khách hướng đông phong cạnh ỷ lan 

曈 曈 曉 日 三 竿 上
客 向 東 風 競 倚 欄
 

(Mặt trời đă rạng ba sào trúc,
Chen tựa lan can hóng gió xuân).

 

H́nh như “hồng nhật tam can”xuất phát từ Nam Tề Thư, Thiên Văn Chí phần thượng truyện năm thứ 5 niên hiệu Vĩnh Gia.

Tiên thằng không đốn: “Đốn” có nghĩa để đó. Không đốn: bỏ mặc, chẳng ngó ngàng.

Lan nội vô ngưu: Trong chuồng, không thấy con trâu dẫn từ núi về đâu cả nhưng vẫn không lo là nó sẽ trốn lần thứ hai.

Yên thoa vũ lạp: Áo tơi nón lá mặc lúc đi chăn cũng không cần nữa. Trong lời tựa tổng quát, Từ Viễn phê b́nh Mục Ngưu Đồ của Thiền sư Thanh Cư có câu: “thướng tồn toa lạp” (c̣n phải mang tơi đội nón) để đi học hỏi tức là chưa đạt đạo, có lẽ đă dựa vào câu thơ này.

Doanh đắc nhất thân…: Doanh đắc, tiếng dùng trong thi ca, có nghĩa “được lợi”, “được tiếng”, ư nói “kết quả là” như trong thơ Đỗ Mục “Doanh đắc thanh lâu bạc hănh danh”(Được mỗi lầu xanh tiếng phụ phàng). Ở đây ư nói được cái thân an nhiên tự tại trong khoảng trời đất. Thơ Thiền Sư Tuyết Đậu Trùng Hiển:

Xuân sơn loạn thanh điệp,
Xuân thủy dạng hư bích.
Liêu liêu thiên địa gian,
Độc lập vọng hà cực  

春 山 乱 青 畳
春 水 様 虚 碧
寥 寥 天 地 間
独 立 望 何 極
 

(Núi xanh mấy chập chùng.
Sông xuân tràn ghềnh đá.
Bát ngát giữa đất trời.
Một ḿnh dơi đâu tá!)  

Quy lai: Chữ dùng trong Sở Từ thiên Chiêu Hồn, câu : Qui lai hà dĩ cửu (Măi lâu sao chẳng về ?). Đào Uyên Minh cũng có bài ca “Quy khứ lai từ” bày tỏ tâm t́nh nhớ cố hương. Nghĩa bóng nói đến sự trở về (phục quy) với con người xưa nay (bản lai) của ḿnh. Đó là mục đích của sự tu học trong Phật giáo.

Hà xứ bất gia san: Đă thấy trong chương 1 Tầm Ngưu. Gia san (sơn) là thanh sơn (núi xanh), điểm hẹn mà đời người phải tới.

Vật ngă tương vong: Quên cả quan hệ đối lập giữa chủ thể và khách thể lẫn nỗ lực dung ḥa hai bên. Ư nói tâm cảnh “thiên địa đồng căn, vạn vật nhất thể”. Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận tương truyền của Đạt Ma đoạn 30 có chép: “Trí giả nhiệm vật bất nhiệm kỷ. Tức vô thủ xả, diệc vô vi thuận. Ngu giả nhiệm kỷ bất nhiệm vật. Tức hữu thủ xả, tức hữu vi thuận. Nhược năng hư tâm khoan phóng, đại vong thiên hạ giả tức thị nhiệm vật, tùy th́ vv…” có ư ca tụng thái độ “tâm hôn trống không, không chấp vào ḿnh và quên hết chuyện trong thiên hạ”.   

Trấn nhật: Suốt ngày, sáng chiều. Hồng lâu Mộng chương 34 có câu: “Trấn nhật vô tâm, trấn nhật nhàn”, như thế, nếu không bận bịu trong ḷng th́ suốt đời thanh nhàn.

Tu tín: Tu là hăy, tín có nghĩa là xác thực hay hăy xem như là xác thực.

Thông huyền phong đính thượng: Truyền Đăng Lục quyển 25, chương nói về Thiên Thai Đức Thiều, có lời thị chúng như sau: “Thông huyền phong đính, bất thị nhân gian.Tâm ngoại vô pháp. Măn mục thanh sơn”. Thông huyền là một từ của Đạo giáo, có nơi xem như danh từ riêng. Ư nói hăy tin rằng trên đỉnh núi cao kia (phong đính) có một lối thông lên trời, chỗ huyền vi (thông huyền).

Cá trung: Đă thấy trong câu 4 bài tụng của Hoại Nạp ở chương 2 Kiến tích. Ư nói phần ở bên trong.

 

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Đặt chân vào nhà, trâu thành vô dụng. Chính v́ để đưa người về nhà mà trâu đă xuất hiện ở giữa đường. Trâu tức là giáo pháp (lời dạy dỗ của Phật về lẽ đạo). Thập Ngưu Đồ đă dùng trâu kia như một ví dụ để tŕnh bày giáo pháp. Cho nên khi về nhà rồi, có xóa h́nh ảnh con trâu đi cũng là chuyện đương nhiên. Mục đích của Thập Ngưu Đồ có thể tŕnh bày như sau:

Kinh Kim Cương có lời ví dụ nổi tiếng về cái bè (phiệt)[1]. “Như Lai vẫn thường giảng cho người tu hành rằng các ngươi hăy xem những lời thuyết pháp của ta như một cái bè. Ngay cả giáo pháp c̣n phải vứt đi huống hồ những ǵ không đáng là giáo pháp”. Qua sông, bè là vật cần thiết nhưng khi đă đến bờ bên kia, không ai cần đến bè nữa. Trong bài kệ thứ 21 của Suttanipâta có từ xưa, đă thấy câu nói của Như Lai đại ư: “Bè của ta đă kết xong và được kết thật tốt. Nó chống chơi được ḍng nước ngược, đưa ta đến bên kia bờ rồi. Giờ đây bè trở thành vô dụng”.

Đưa ngón tay chỉ mặt trăng phải quên ngón tay, đạt dược ư phải quên lời. Chúng ta biết vô số ví dụ giống như vậy. Cái thú vị nơi đạo Phật là chính bằng những ví dụ này, Đức Phật đă tự ḿnh khuyên chúng ta phải quên đi những lời thuyết pháp của ngài.

Tương truyền từ khi Đức Phật ngơ lời lần đầu tiên ở (vườn) Lộc Dă Uyển cho năm t́ khưu cho đến lúc nhập Niết Bàn ở bờ sông Bạt Đề, trong khoảng thời gian dài này, ngài không có nói lấy một chữ. Điều đó ám chỉ lời ngài thuyết pháp trong 49 năm chỉ là phương tiện “tùy bệnh bốc thuốc” (ứng bệnh dữ dược).Nếu bệnh đă lành, thuốc không cần nữa.Con người b́nh thường hàng ngày vốn mạnh khỏe, không đau ốm. Bệnh là chuyện của lúc không b́nh thường. Mạnh khỏe nhưng không biết ḿnh đang mạnh khỏe mới đúng là mạnh khỏe. Tự giác được ḿnh mạnh khỏe là v́ có lúc bệnh. Phật giáo xuất phát từ cái b́nh thường của người không biết cả ḿnh đang mạnh khỏe ấy. Nó là phương thuốc giúp cho người đang ở trong trạng thái không b́nh thường t́m lại sự b́nh thường vốn có xưa nay. Nếu trở về được với bản lai như thế rồi th́ đâu cần đến thuốc nữa. Đó là quan điểm của Phật giáo đại thừa. Việc “nhất đại th́ giáo” (sự thuyết giáo theo từng giai đoạn trong cuộc đời của đức Phật) đem được con người trở về với sự chân thực sẽ thấy trong chương 9 Phản bản ḥan nguyên (Trở về cội nguồn)..

Ngày nay, có kẻ nh́n mặt trăng quên ngón tay và cũng có kẻ chỉ thấy ngón tay mà quên mặt trăng. Họ chỉ biết có cái ta đang tắm trong ánh sáng của mặt trăng. Sự tự giác về bản ngă xưa nay kiểu đó thật đáng đặt nghi vấn.

Đặc sắc của tổ sư thiền (thiền dựa vào lời ăn tiếng nói và hành vi của các bậc thiền sư xuất sắc) bắt đầu có vào đời Đường là tính cách “giáo ngoại biệt truyền” (dạy riêng ngoài giáo lư) của nó. Thế nhưng dù bảo là “giáo ngoại biệt truyền” th́ ngoài tám vạn bốn ngh́n (ư nói cực nhiều) giáo pháp, đă thấy “chính pháp nhăn tạng” (chân lư tối thượng) nằm ở đâu nào! Lại nữa, tám vạn bốn ngh́n giáo pháp cũng là vật vô dụng. Chỉ khi nào làm rơ ra được sự cấu tạo của chính giáo pháp th́ sự biệt truyền mới có ư nghĩa.

Mă Tổ dạy rằng đừng nghe lấy lời ông. Lâm Tế cũng phát biểu tương tự. Nếu ta cứ thế mà không nghe lời Mă Tổ th́ thành ra nghe theo lời ông ấy mất rồi. Điều đó muốn nói việc tiếp thu giáo pháp là chuyện khó khăn, chỉ c̣n có cách cảm nhận được trực tiếp bên ngoài giáo pháp (giáo ngoại biệt truyền).

Thập Ngưu Đồ nay đến giai đoạn 7 Đáo gia vong ngưu (Về nhà quên trâu) và mục đích buổi ban đầu đă rơ ràng. Chúng tôi nghĩ chủ đề Đáo gia vong ngưu thích hợp hơn Vong ngưu tồn nhân để diễn tả nội dung nguyên thủy của tác phẩm. Đáo gia nghĩa là về đến được nhà, đó là lúc không những quên trâu mà quên cả việc ḿnh đến nhà. Nếu có một câu hỏi mới được đặt ra vào lúc này th́ cũng là chuyện đương nhiên.


 

[1] Cánh bè, tán dương phép Phật rất mầu cứu vớt cho người khỏi ch́m đắm gọi từ hàng bảo phiệt 慈航寶筏 ư nói cứu vớt được các chúng sinh vậy (Từ điển Thiều Chữu).