[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Nhất: Tầm Ngưu (T́m Trâu)

 

Tựa của Từ Viễn:

Tùng lai bất thất, hà dụng truy tầm. Do bội giác dĩ thành sơ, tại hướng trần nhi toại thất. Gia sơn tiệm viễn, kỳ lộ nga sa. Đắc thất sí nhiên, thị phi phong khởi.

 

Diễn ư:

Chưa mất (trâu, cái ta) bao giờ, cớ chi phải chạy đi t́m. Chỉ v́ quay lưng trước sự thức tỉnh mới thành ra xa lạ (với chính ḿnh). Trong khi mắt nh́n vào chỗ bụi mù dấy lên, th́ (trâu, cái ta) đă mất dạng. Cố hương (gốc gác) càng lúc càng xa, đường đi ngă rẽ thêm nhiều. Sự phân biệt mất, c̣n bừng cháy như ngọn lửa, mối lo phải, trái dựng tua tủa như chông kiếm).   

 

Phụ chú:

Tầm ngưu : Ư tưởng “t́m trâu” (tầm ngưu) vốn không phải mới. Xưa kia, trong (Cảnh Đức) Truyền Đăng Lục (do tăng Đạo Nguyên đời Tống soạn năm Cảnh Đức 1 tức 1004) , quyển 29 đă thấy chép bài tụng của Long Nha[1] như sau:

Tầm ngưu tu phỏng tích,
Học đạo phỏng vô tâm.

Tích
tại ngưu hoàn tại,

Vô tâm đạo dị tầm.

尋 牛 須 訪 跡
学 道 訪 無 心
跡 在 牛 還 在
無 心 道 易 尋

(T́m trâu phải theo dấu,
Học đạo hăy vô tâm.
Dấu có, trâu c̣n đó,
Vô tâm đạo dễ t́m.
)

Tùng lai bất thất: Để ư là câu này không có chủ từ lẫn túc từ.Thêm chữ ngưu là trâu vào sau đó cũng được thôi. Đây lại là khởi điểm của vấn đề v́ tuy bảo là chưa mất (bất thất) nhưng sự thực th́ mất đă lâu, dù nói rằng trước giờ (tùng lai) đă là thế nhưng hiện tại vẫn chưa lấy làm chắc. Câu này nhấn mạnh sự mâu thuẫn của con người khi muốn đi t́m bản ngă.

Do bội giác dĩ thành sơ: Đạo Lăng Già Kinh quyển 4 viết: Chúng sinh mê muộn, bội giác hợp trần. Nghĩa là quay lưng với bản giác, hướng về trần tục. Xem thêm lời đối đáp nổi tiếng giữa tăng và Kính Thanh về “tiếng giọt mưa rơi” (vũ trích thanh) trong tắc số 46 của Tuyết Đậu Tụng Cổ. Đạo Nguyên (Dôgen) của Nhật Bản cũng nói: “Đem cái ta mà tu chứng vạn pháp sẽ mê lầm. Dùng vạn pháp để tu chứng cái ta sẽ giác ngộ”. Tóm lại, cả ba trường hợp đều có chung một cách nh́n. “Thành sơ” là trở nên xa lạ, như chuyện đứa trẻ nghèo trong truyện “trưởng giả cùng nhi” trong Tín Giải Phẩm của kinh Pháp Hoa. Đạo Lăng Nghiêm kinh quyển 1 tóm lược câu chuyện trong bốn chữ “xả phụ đào thệ” (bỏ bố mà chạy trốn) và chuyện nó không nh́n nhận bố ḿnh (xả phụ) được Tử Tuấn giảng nghĩa là “bất thức bản tâm, bội thanh tịnh giác”.

Hướng trần: Nh́n, đi theo bụi bặm. Nhưng có thể đồng nghĩa với “hợp trần” (sa vào chỗ bụi bặm) , chữ của kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Kỳ lộ: tích Dương Chu đi t́m con dê nhà hàng xóm bị lạc, thấy nhiều ngă rẽ th́ ôm mặt khóc v́ thấy cuộc đời sinh ra lắm lối làm cho con người mất sự trinh nguyên của thuở ban đầu.

Đắc thất, thị phi: có thể, không thể, thiện, ác.

Phong khởi: Phong là mũi nhọn như kiếm. Có chỗ viết chữ phong là con ong. Như thế có nghĩa là thị phi ồn ào, nhặng nhị.

Tụng của Lương Sơn Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Mang mang bát thảo khứ truy tầm,
Thủy khoát sơn dao lộ cánh thâm.
Lực tận thần b́ vô xứ mịch,
Đản văn phong thụ văn thiền ngâm.

茫 茫 撥 草 去 追 尋
水 闊 山 遥 路 更 深
力 盡 神 疲 無 処 覓
但 聞 風 樹 晩 蝉 吟

(Mênh mông vẹt cỏ cất công t́m,
Nước rộng non cao lối mịt mùng.
Sức mỏn hơi tàn chưa thấy dấu,
Rừng phong đà vẵng tiếng ve tàn
).  

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng:

Chỉ quản khu khu hướng ngoại tầm,
Bất tri cước để dĩ nê thâm.
Kỷ hồi phương thảo tà dương lư,
Nhất khúc tân phong không tự ngâm.

只 管 区 区 向 外 尋
不 知 脚 底 已 泥 深
幾 廻 芳 草 斜 陽 裏
壱 曲 新 豊 空 自 吟

(Măi lo ngang dọc mắt trông t́m,
Nào biết đôi chân đă lún śnh.
Hát khúc được mùa ai kẻ đoái,
Bao chiều nắng xế cỏ non xanh
).

Họa lại của Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng:

Bản vô tung tích thị thùy tầm,
Ngộ nhập yên la thâm xứ thâm.
Thủ bả tỵ đầu đồng quy khách,
Thủy biên lâm hạ tự trầm ngâm.

本 無 縦 跡 是 誰 尋
誤 入 煙 蘿 深 処 深
手 把 鼻 頭 仝 帰 客
水 邊 林 下 自 沈 吟

(Dấu chân không có biết đâu t́m,
Lạc mất trong sương khói mịt mùng.
Khách nắm mũi trâu cùng trở lại,
Trong rừng ven suối dáng trầm ngâm
)  

Phụ chú:

Mang mang bát thảo: Mang mang 茫茫 có nghĩa ngút ngàn, không bến bờ. Có chỗ chép là mang mang 忙忙 với nghĩa bận rộn, lo âu. Bát thảo là vẹt cỏ. Trong thiền ngữ “chiêm phong bát thảo, đăng sơn thiệp thủy” (ngắm hướng gió và vẹt lối cỏ, trèo non lội suối) c̣n có nghĩa là đi t́m lẽ đạo.

Phong thụ: Đồng nghĩa với phong thụ 楓樹 là cây phong. Gây nên một cảm tưởng lạnh lẽo ma quái và bao trùm lên. Cây phong già (lăo phong) có thể thành tinh.

Văn thiền: tiếng ve cuối mùa tức tiếng ve ngâm buồn bă và yếu ớt khi trời vào thu.

Họa: tức họa đúng theo vận của bài tụng. Những bài họa này hẳn đă có trước khi Từ Viễn đề tựa. Lư do là những bài tụng của Khuếch Am và các bài tụng này đều được chép trong Thiền Môn Chư Tổ Sư Kệ Tụng, quyển hạ chi hạ, tựa đề Lương Sơn Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng Thập Ngưu Tụng, mà không có lời tựa (tổng tự và tiểu tự) nào cả.

Thạch Cổ Di Ḥa Thượng 石鼓夷和尚 : thiền sư dưới Viên Ngộ 4 đời. Thụy hiệu Hi Di 希夷, truyện có trong Tăng Tập Tục Truyền Đăng Lục quyển 1. Mấy bài họa tụng này cũng được chép lại trong đó. Để biết thêm về ông, xin xem pháp hệ đồ trong phần giải thích xuất xứ.

Chỉ quản khu khu: Chăm chút lo mỗi một việc, không biết đến việc khác. Khu khu c̣n có ư nói việc th́ lớn mà sức lại yếu.

Kỷ hồi phương thảo tà dương lư: Kỷ hồi: bao nhiêu lần. Phương thảo: cỏ thơm, khung cảnh đáng yêu, cảnh ngộ vui thỏa. Bích Nham Lục tắc 36 có câu: Thủy tùy phương thảo khứ. Hựu trục lạc hoa hồi (Ra đi lần lối cỏ tươi. Rồi theo mấy cánh hoa rơi ta về).

Tân phong 新豊: Một chữ khó hiểu! Khúc hát nhà nông mừng mùa thu hoạch mới? Động Sơn có bài Tân Phong Ngâm nhưng để nói về núi Tân Phong chứ không liên hệ đến mùa màng. Cũng vậy, Bạch Cư Dị có Tân Phong Chiết Tư Ông nhưng Tân Phong lại là một tên huyện.

Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng 壊納璉和尚: Theo thứ tự Ngũ Tổ à Đại Tùy à Thạch Đầu àVân Cư Bồng Am Hội à Hoại Nạp Đại Liên. Như vậy, ông là học tṛ 4 đời của Đại Tùy. Tên được nhắc đến trong Tăng Tập Tục Truyền Đăng Lục nhưng truyện kư không có ǵ rơ ràng.Họa tụng của ông cũng không thấy ở đâu khác. Bản Thập Ngưu Đồ in ở Nhật thời Edo lại lẫn lộn thơ Hoại Nạp với thơ Thạch Cổ.

Yên la: Chỗ giây leo rậm rạp phủ trong sương khói. Tượng trưng cho nơi thần tiên ở. Thơ của Hàn San có câu:

B́nh sinh tự lạc đạo,
Yên la
thạch động gian.

Dă t́nh đa phóng khoáng,
Trường bạn bạch vân nhàn.
Hữu lộ bất thông thế,

Vô tâm
hà thục phan?

Thạch sàng cô dạ tọa,
Viên nguyệt thướng Hàn San.

平 生 自 楽 道
煙 蘿 石 洞 間
野 情 多 放 曠
長 伴 白 雲 閑
有 路 不 通 世
無 心 何 孰
 
石 床 孤 夜 座
円 月 照 寒 山

(Một đời tự vui đạo,
Thạch động khói cây nḥa.
Hoang dă t́nh cao rộng,
Mây trắng bạn cùng ta.
Có đường không đi lại

Vô tâm
chẳng lụy người

Giường đá ngồi riêng bóng,
Hàn San nguyệt tỏ ngời
).

Đồng qui khách: Giống như người đă nắm được mũi trâu và cùng nhau quay về nhưng bây giờ vẫn c̣n là thân lữ khách. Đồng quy-khách nhưng cũng có thể đọc đồng –quy khách.

Thủy biên lâm hạ: Khung cảnh sinh hoạt của người bỏ cuộc đời đi ở ẩn. Cố Huống trong bài thơ nhan đề Đề Diệp Đạo Sĩ Sơn Pḥng (Đề ở am trên núi của đạo sĩ họ Diệp) có câu:

Thủy biên dương liễu xích lan kiều,
Động lư thần tiên bích ngọc tiêu.

水 邊 楊 柳 赤 欄 橋
洞 裏 神 仙 碧 玉 蕭

Tăng Linh Triệt trong Thù Vi Đan (Đáp ông Vi Đan) từng viết:

Tương phùng đạo tận quan hưu khứ,
Lâm hạ
hà tằng kiến nhất nhân.

相 逢 道 盡 官 休 去
林 下 何 曾 見 壱 人

(Gặp nhau chuyện văn quan về nghĩ,
Trong núi chưa hề gặp một ai
)

Xin đọc chung với bài tụng trong chương thứ 5 Mục Ngưu.

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Câu chuyện đột ngột bắt đầu ở giữa chừng bằng việc phải đi t́m trâu. Người kia cho là xưa nay ḿnh chưa bao giờ mất nên không ai kịp bảo hắn biết là kẻ đi t́m và vật phải t́m chỉ là một. Vấn đề đă lộ diện từ lúc bắt đầu t́m. Con trâu sổng chuồng đi mất. Ư thức được chuyện đó rồi, chỉ c̣n có cách đuổi theo trâu. Tất cả đều bắt đầu từ thời điểm ấy.

Mục đích của Khuếch Am chính là bắt đầu kể câu chuyện ở giữa chừng. Nói cách khác, ông xem việc “nhập triền thùy thủ” như một tiền đề. Nhập triền có nghĩa là đi vào trong xóm chợ, và xóm chợ ở đây là nơi đám đông sinh hoạt. Kẻ đại ẩn thường náu ḿnh nơi phố thị. Cái người trong bức họa lúc đó bắt được trâu rồi và cũng đă quên bẳng cả việc ḿnh bắt được trâu. Vấn đề xem như đă thanh toán xong. Bây giờ ông ta có thể thong dong đi trong chợ mà không vướng bận điều ǵ.Thế nhưng khi vào một chỗ đông đúc như cái chợ, đương nhiên sẽ nẩy sinh những vấn đề mới. Ví dụ có một anh chàng nào đó v́ vô ư vừa để trâu sổng chuồng.

Như tên gọi của nó, Thập Ngưu Đồ cơ bản là 10 bức tranh kèm theo 10 bài tụng. Tất cả các bức tranh được vẽ lồng trong khung tṛn. Nói cách khác, đó là “viên tướng 円相”. Chính ra cái tranh viên tướng đó được dành riêng cho bức họa thứ 8 (Nhân ngưu câu vong) thế nhưng bây giờ, xin chú ư cho là trong 10 bức tranh có h́nh viên tướng th́ 9 bức từ bức thứ nhất cho đến bức thứ chín, tranh được vẽ trong ṿng trắng giữa khung đen khi bức thư mười lại toàn màu trắng (Seizan muốn dẫn chứng bằng bộ tranh trong sách Ngũ Vị Thiền, bản Gozan (Ngũ Sơn), tàng trữ ở thư viện trường Đại học Tenri). Chín bức đầu có một sự tương hổ tuần hoàn, khác với bức thứ mười.

Tóm lại, 9 bức t́m trâu là một sự tuần hoàn trong một ṿng đen lớn và ta muốn xoay ṿng ở chỗ nào trên sân khấu đó cũng được. Hăy lấy bức tranh thứ nhất có ṿng đen làm điểm khởi hành rồi bắt đầu xoay quanh tất cả. Dù gọi nó là phát tâm, cầu đạo hay tín ngưỡng đi nữa, hiện tượng tôn giáo là hiện tượng xảy đến cho ta vào một ngày nào đó khi ta bất chợt để ư rằng trong lồng ngực của ḿnh như có cánh cửa lớn mở tung, và có tiếng hô hoán cất lên trong hư vô. Trong chuồng, chẳng thấy trâu đâu cả! Thực t́nh th́ chính cái hư vô ấy nó đă chạy qua phía bên kia nghĩa là đi vào một cái ṿng đen khác trong cái khung đen lớn. Thật ra, cầu đạo là ǵ? Cầu đạo không phải là ta đi t́m đạo nhưng đạo đi t́m ta. Trâu phải đi kiếm người. V́ muốn t́m đến con người thật, trâu mới bỏ cái chuồng giả tạo ra đi.

Quái, sao lại thế nhỉ? Tuy người ấy nghĩ là chuyện như vậy làm ǵ xảy ra được nhưng lúc đó sự thể đi quá xa mất rồi. Khi chợt nhận ra th́ chuyện ḿnh không ngờ đă xảy đến từ lâu. Bây giờ chỉ c̣n biết cấp tốc t́m ra giải pháp cụ thể để đối phó.”Cước hạ chiếu cố” (Nh́n xuống bàn chân) chính là giải pháp đấy. Phải nhổ mũi tên độc, rịt miệng vết thương. Những câu hỏi như xem mũi tên kia từ đâu bắn đến, chất độc ấy thuộc loại ǵ, để sau đó hẳn hay. Trong giải pháp cấp cứu, sẽ thấy mở ra con đường như sau:

Trước tiên, phải đi t́m trâu.Không thể làm như Dương Chu đứng khựng trước ngă rẽ ôm mặt khóc măi. Bát thảo nghĩa là vẹt cỏ đến tận rễ để t́m.Chuyện t́m trâu phải có quyết tâm tiếp tục t́m cho bằng được mới thôi. Câu “Sơ phát tâm th́ cánh thành chính giác” (Lúc ḷng mới phát nguyện th́ chính giác đă thành) phải hiểu là sự hồi tưởng lại cái ḷng cương quyết bằng cách nào ḿnh cũng phải thành chính giác đặt ra lúc mới phát nguyện.

“Tâm đệ tử không được yên. Xin thầy giúp cho đệ tử được yên tâm”. “Đi t́m tâm của ngươi đưa đây, ta sẽ giúp cho ngươi được yên tâm”. “Đệ tử đă đă t́m rồi mà chẳng thấy tâm đâu”. “Như thế là ta đă làm cho ngươi được yên tâm rồi đó”.

Có là công án nổi tiếng “An tâm vấn đáp” giữa thầy tṛ Đạt Ma và Huệ Khả. Đạt Ma đă giải quyết thỏa đáng yêu cầu của Huệ Khả với câu nói: “Đưa cái tâm không yên của ngươi cho ta xem!” V́ cái tâm không yên làm ǵ thấy ở đâu nên việc dạy cho cách thức để yên tâm cũng không có nốt. Nhưng Đạt Ma thoắt cái đă giải quyết được nỗi khổ của Huệ Khả, người không được an tâm.

Câu trả lời của Đạt Ma là nếu không đưa cái tâm không yên ra th́ dù có muốn làm cho nó yên cũng không sao yên được. Nói cách khác, cái gọi là cái tâm không yên nào có ở đâu. Rơ ràng ông chỉ muốn học tṛ tự ḿnh nhận ra chân lư ấy chứ không hề làm chuyện đối cơ thuyết pháp. Thoắt cái, chân lư đă hiện ra trước mắt học tṛ.

Có nhiều lối giải thích cho học tṛ. Thế nhưng dùng câu nói: “Đưa cái tâm không yên của ngươi cho ta xem!” để trả lời là cách giải quyết đúng đắn nhất của Đạt Ma. Nó chỉ vừa đủ để làm cho Huệ Khả được an tâm chứ không làm ǵ khác hơn. Và tôi xin chấm dứt ở đây với lời thuyết minh như sau:

Huệ Khả bảo tâm của ḿnh không được yên.Không c̣n biết làm thế nào để tránh né vấn đề, ông mới phóng ra câu hỏi sắc bén về phía Đạt Ma, buộc Đạt Ma phải trả lời. Cũng vậy, Khuếch Am kéo chúng ta vào trong thế giới của Thập Ngưu Đồ, và có thể nói ông đă phóng ra câu hỏi sắc bén qua chương T́m Trâu nói trên vậy.

 

[1] Có một Long Nha Cư Tuần (834/835-920/925), thiền sư Trung Quốc. Ông từng học với các danh sư như Thúy Vi Vô Học, Đức Sơn Tuyên Giám, Lâm Tế Nghĩa Huyền nhưng cuối cùng theo Động Sơn Lương Giới. Như vậy ông thuộc phái Tào Động. Sau khi vân du nhiều nơi, trụ tŕ ở Long Nha, môn đệ không dưới 500 (theo TĐPH nhóm Đạo Uyển)