Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]           [ Trang chủ ]

Nghệ thuật Cải lương
. Vài nét lịch sử
. Ðặc điểm
. Âm nhạc
. Âm điệu
. Thế nào là một giọng ca hay?
. Vọng cổ hoài lang
. Vì sao cải lương được nhiều người đón nhận?
. Mỗi người một câu hỏi
. Ðời thường nghệ sỹ.
. Chân dung nghệ sỹ

Ðời thường Nghệ sỹ

Phùng Há: Người nghệ sỹ không biết mệt mỏi

út Trà ôn và một thời sân khấu

Tự tình với nghệ sỹ ưu tú Bạch Tuyết

Lệ Thủy và những năm tháng mới theo nghề hát

Minh Vương với nghiệp cầm ca

Vũ Linh trong mắt các cô đào

Thời thơ ấu của Thoại Mỹ

Phùng Há: Người nghệ sỹ không biết mệt mỏi

Nhắc đến sân khấu cải lương là người ta liên tưởng ngay đến Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há. Có lẽ, đó không chỉ vì bà đã ở đỉnh cao của sự nghiệp mà còn là cách đối nhân xử thế của bà trước cuộc đời. Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há hoạt động như không biết mệt mỏi và bỏ quên cả thời gian. Bà luôn làm tất cả vì một lẽ: lợi ích cho sân khấu cải lương...

Ngày 30-4 vừa qua, Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há đã kỷ niệm lần thứ 88 ngày sinh của mình tại chùa Nghệ sỹ. Trên lãnh vực cải lương, những con người ở độ tuổi như vầy quả là hiếm có. Không những thế ở Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há vẫn cứ đẹp, lịch lãm và cuốn hút mọi người. Dù đến nay bà không còn ca diễn trên sân khấu nữa nhưng tất cả những việc làm hiện tại của bà thì lại đều liên quan đến sân khấu. Cho đến nay, khi có cuộc vận động gây qũy hay những buổi hát hội lạc quyên những nghệ sỹ nghèo bao giờ bà cũng là người "tiên phong". Sự ngưỡng bộ bà từ phía công chúng, cùng với những mục đích tốt đẹp từ các hoạt động của bà, Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há đã thuyết phục được mọi người tham gia vào các hoạt động từ thiện.

Năm nào cũng thế, cứ đến ngày lễ 30-4, đồng thời cũng là kỷ niệm ngày sinh của bà. Có rất nhiều vị lãnh đạo giới văn nghệ, các nghệ sỹ trẻ, trung niên và lão thành tụ họp về để chúc mừng Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há thêm một tuổi. Riêng với bà thì: "Tôi không quan niệm là ngày ăn mừng sinh nhật mà ngày này đối với tôi có ý nghĩa thiêng liêng khác. Tôi đãi khách mời cơm chay và làm trai tăng cầu cho cha mẹ. Tôi luôn nghĩ đây là ngày nhớ ơn cha mẹ đã mang nặng đẻ đau ra mình..."

Bước qua tuổi 88, Khu dưỡng lão được khánh thành là niềm mong ước bấy lâu của nữ Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há. Bà mong muốn lớp diễn viên trẻ hãy luôn nhớ đến người khốn khổ hơn mình.Và những mạnh thường quân vẫn nhớ và thương nghệ sỹ ngay cả khi tuổi họ đã về chiều, không còn dịp cống hiến nữa mà đa số lại sống trong cảnh hẩm hiu.

Thuộc lớp người sinh sau đẻ muộn, nhiều người không có được may mắn theo dõi thời kỳ hoàng kim nhất của Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há nhưng qua những bài viết, qua những hình ảnh về bà, có thể cảm nhận, con người ấy đáng kính lắm.

Những gì được nhìn thấy là khi Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há đã lùi vào sau ánh đèn sân khấu. Ðó không phải là những vai diễn về hoàng hậu hay công chúa trong xiêm y lộng lẫy mà đó là một nghệ sỹ Phùng Há rất đỗi đời thường với cái tâm, mong muốn làm sao để sân khấu ngày một phát triển hơn nữa...(Nghệ sỹ út Trà Ôn chúc thọ Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há)

út Trà ôn và một thời sân khấu

Trong khi chúng ta đang bàn về xã hội hóa các hoạt động văn hóa thì từ nhiều năm trước, có những nghệ sỹ, những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật đã tự mình chèo chống trong nền kinh tế thị trường và có người đã thành danh, để lại những sáng tạo có giá trị cho đến ngày nay, út Trà Ôn là một thí dụ.

Sáu mươi năm trước, anh thanh niên Nguyễn Thành út - thường gọi là Mười út - từ giã quê hương Trà ôn (Vĩnh Long), theo ghe hàng, đem giọng ca đi lập nghiệp ở Sài Gòn hoa lệ. Sau mấy năm lăn lộn hát rong ở các xóm lao động, quán cơm bình dân, nhà hàng, giọng ca ngọt, ấm của anh được nhiều người mến mộ. Tiếng đồn lan xa, anh được hãng đĩa hát Asia mời thu vọng cổ, và từ đó cái nghệ danh út Trà ôn ra đời, gắn liền với những bài vọng cổ như: Tôn Tẫn giả điên, Sầu vương biên ải, Tình anh bán chiếu, Gánh nước đêm trăng... 

"Hồi ấy, cải lương đang thời hưng thịnh - ông út Trà Ôn nhớ lại - nhiều gánh hát được lập ra. Ðào, kép nổi tiếng được săn đón, chìu chuộng, được trả thù lao hậu hĩnh. Nhưng cũng cần nhớ là hồi ấy, làm contract (giao  - hợp đồng) kỹ lắm, ít ai dám vi phạm".

Ngoài khoản tiền hợp đồng, các nghệ sỹ còn hưởng thù lao từng xuất diễn. Và ở các đại ban làm ăn khấm khá, tiền thù lao được trả ngay sau xuất diễn. Cứ mỗi xuất diễn, ông nhận thù lao hơn một lượng vàng, còn giao kèo mỗi năm tính cả vài trăm lượng. Là ngôi sao đắt giá của sân khấu cải lương mấy chục năm liền, ông cũng là giọng ca vàng của các hãng đĩa hát thời ấy với hàng ngàn đĩa đã thu.

Gắn với sự hưng thịnh của sân khấu cải lương, kỹ nghệ sản xuất đĩa hát cải lương hồi ấy cũng hốt bạc nhờ các giọng ca vàng. Các hãng đĩa Asia, Hương Sơn, Việt Nam... lần lượt tung ra loại đĩa 78 và sau này thêm các loại 45, 33 vòng thu các bài vọng cổ, những vở tuồng ăn khách.

út Trà ôn là một trong những giọng ca dẫn đầu về thu đĩa. Ông kể: "Thường thì sau khi vãn tuồng thì bắt đầu thu đĩa, có khi thu từ khuya cho đến sáng hôm sau. Những ngày không tập tuồng, nghỉ diễn thì thu suốt ngày". Hàng ngàn đĩa như vậy (mỗi đĩa phát hành 50.000 - 70.000 bản) đã đưa ra thị trường, trong đó hẳn nhiên có nhiều đĩa ghi những vở tuồng nổi tiếng do út Trà Ôn đóng vai chính: Tuyệt tình ca, Thái tử lưng gù, Thuyền ra cửa biển, Mắt em là bể oan cừu, Lỡ bước sang ngang... Ông cho biết, có ngày tiền thu đĩa, ông nhận được cả trăm ngàn đồng"...

Có thể nói, với những nguồn thu vào loại kỷ lục từ biểu diễn, thu đĩa, danh ca út Trà ôn đã sống rất "vương giả". Có điều , như bà Bích Thủy - người bạn đời của ông, thì "Tiền làm ra như nước, nhưng nghệ sỹ lúc ấy phần lớn ham vui, tiêu xài thoải mái, đâu có nghĩ gì đến chuyện dành dụm, đầu tư sinh lợi. Cho nên có đó rồi hết đó. Cũng may là tôi mua được căn nhà để ở từ đó đến giờ".

Sau ngày giải phóng, út Trà Ôn tiếp tục ca diễn, đóng góp cho sân khấu cải lương ở các đoàn Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và các nhóm nghệ sỹ khác. Vai Tám Khỏe trong vở "Người ven đô" do ông thủ diễn đến nay vẫn được mọi người ca ngợi.

Tháng 3-1997, út Trà Ôn vinh dự được phong tặng Nghệ sỹ Nhân dân cùng những nghệ sỹ có đóng góp lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam.  (Một trong hàng ngàn đĩa thu giọng ca vàng út Trà Ôn)

Tự tình với nghệ sỹ ưu tú Bạch Tuyết

Bạch Tuyết tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh ngày 24/12/1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc. Là một đóa sen vươn lên từ đất miền Tây Nam bộ, rồi đứng vững trên cọng sen mảnh mai, biểu dương sắc màu rực rỡ, toả hương thơm ngát trong vườn hoa nghệ thuật sân khấu cải lương miền Nam. Bạch Tuyết có chất gịong thổ kim, trầm ấm ngân xa, diễn khéo, nhập vai lột tả tài tình tâm trạng nhân vật của các tầng lớp người trong xã hội, được giới sành điệu đương thời suy tôn "Cải Lương Chi Bảo".

Tuy nhiên, Bạch Tuyết không thoát khỏi số phận hồng nhan đa truân, khiến tuổi hoa niên gặp nhiều cảnh huống đẩy đưa con thuyền hạnh phúc đôi lần trải qua giông tố thăng trầm...

Bạch Tuyết đã nghĩ đến chuyện đi tu khi mới 10 tuổi, từ ngày chứng kiến cái chết bi thảm của mẹ vì tai nạn giao thông. Ðã ngộ đạo Thiền và được sư phụ đặt pháp danh là Diệu Lộc từ năm mới 16 tuổi.

Vào đầu năm 1974 gặp người bạn đời trong giới kinh doanh, tâm đầu ý hợp, người đã chắp cánh thêm cho Bạch Tuyết phát triển nghệ thuật ngày càng vút cao trên nền trời Ca Nhạc Kịch và Cải Lương...

Trước kia, soạn giả lão thành Năm Châu đã nói về tài năng của Bạch Tuyết như sau: "Bạch Tuyết yếu hơi nhưng biết cách phát âm, ca rất truyền cảm và diễn xuất có chất liệu - là ý tôi muốn nói cô ca diễn có nghiên cứu, chịu học hỏi - tôi nghĩ rằng, Bạch Tuyết sẽ còn tiến rất xa... Nghệ sỹ nhân dân Phùng Há cũng hãnh diện nói về Bạch Tuyết: "Tôi đã chọn Bạch Tuyết là người nối tiếp cho nghệ thuật sân khấu cải lương và nối tiếp tôi trong công việc từ thiện. Và tôi cũng xin cám ơn cậu Ðức, chẳng những không hề gây trở ngại cho vợ là một đào hát thanh sắc vẹn toàn đã và đang được nhiều người ái mộ, mà lại hỗ trợ cho Bạch Tuyết nâng cao trình độ văn hóa và phát triển nghệ thuật. Ðó là thái độ quý hiếm của một người chồng lấy vợ đào hát".

Nhớ lại, nghệ sỹ Bạch Tuyết kể về cơ duyên theo nghiệp hát. Theo cha mẹ lên lập nghiệp ở Sài Gòn. Trong thời gian đi học, nhờ có giọng ca tốt nên Bạch Tuyết được chọn vào ban Văn nghệ của trường để ca Tân nhạc. Trong giờ Văn thì Bạch Tuyết thường được thầy kêu lên để ngâm Kiều và đọc thơ của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan... Một người bạn của Bạch Tuyết thấy bạn mình quá mê ca nên dẫn về xin Ba dạy Bạch Tuyết ca theo đờn. Và Bạch Tuyết cho đây là cơ duyên đưa chị vào sân khấu cải lương. Nhưng ba chị vốn muốn con cái được theo học đàng hoàng, không cho đi ca diễn nên chị cũng đành phải chấp nhận...

Bạch Tuyết và ngôi nhà của mình

Khi thi xong phổ thông trung học, chị phân vân giữa học và ca diễn. Nhờ bác Ðiêu Huyền, một soạn giả bậc thầy và có uy tín lúc đó đến "bảo lãnh" cho chị nên ba đã đồng ý.

Chị bắt đầu theo nghiệp ca hát và cũng đã từng hát ở nhiều đoàn khác nhau như Kiên Gian, Thống Nhất, Hoàng Giang,... Năm 1963, qua vai diễn trong vở "Tàn một kiếp hoa" đã đưa chị đến vinh dự, nhận giải Thanh Tâm Triển Vọng. Năm 1965, chị đoạt tiếp huy chương vàng giải thanh Tâm xuất sắc trong vở "Tuyệt tình ca" (vai Lê Thị Trường An).

Trên sân khấu là thành công thế nhưng cuộc sống đời thường thì... Bạch Tuyết và Tam Lang quen nhau vào năm 1967, khi đội bóng đá của Tam Lang đến xem hát ở đoàn Dạ Lý Hương trước khi lên đường đi tranh giải Merdeka ở Malaysia. Chị được cử thay đoàn để gắn huy hiệu và choàng vòng hoa cho thủ quân Tam Lang.

Bạch Tuyết đang ngồi thiền ở nhà

Khi giành chiến thắng trở về, Tam Lang đã đến tìm Bạch Tuyết. Họ đã từng có một thời gian dài hạnh phúc. Nhưng do không sắp xếp được thời gian để chăm sóc cho nhau vì cả hai đều cần phát triển sự nghiệp nên cuộc chia tay đã không tránh khỏi. Hiện tại thì cả chị và Tam Lang (HLV đội tuyển bóng đá quốc gia và CSG) đều đã có một cuộc sống riêng hạnh phúc. Bạch Tuyết có một con trai duy nhất là Bảo Giang Valery Bauduin, hiện theo học Ðại học kinh tế ở ngoại quốc. Chồng chị là một người rất yêu thương và biết thông cảm. Anh đã tạo điều kiện cho chị rất nhiều để có được như ngày hôm nay.

Chị đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ, một công trình nghiên cứu khoa học về "Sự thích nghi của sân khấu cổ truyền của các nước Nam á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả năm 2000". Hiện tại, chị vẫn tiếp tục phục vụ cho sân khấu, tham gia vào các chương trình gây quỹ từ thiện...

Lệ Thủy và những năm tháng mới theo nghề hát

Nhớ khi coi Lệ Thủy diễn vai Tô ánh Nguyệt trong vở cải lương cùng tên, tôi đã khóc sướt mướt, rồi đến áo cưới trước cổng chùa, Lương Sơn Bá Chúc Anh Ðài, ... giọng ca và những nhân vật chị thể hiện đã thấm sâu trong tôi từ thuở nào, tôi cũng không hay nữa, chỉ biết rằng mọi người thích cái nét diễn mộc mạc, giọng ca thật ngọt của nữ nghệ sỹ Lệ Thủy, cái giọng kim pha thổ không thể lẫn vào đâu được. 

Lệ Thủy đến với cải lương rất sớm, lúc chị mới 14 tuổi (1961) ở đoàn cải lương Trâm Vàng. Khi ấy, chị cũng chưa biết hát gì nhiều nhưng con đường nghệ thuật của chị bắt đầu từ đó. Trong đoàn, chị làm con nuôi cho ông bà Mười Của (nhạc công của đoàn) và đi theo cùng để học nghề. Nhưng do chưa là thành viên chính thức nên khi đoàn đi lưu diễn ở xa chị không có tiêu chuẩn. Và để chị có mặt ông bà Mười của đã giới thiệu chị làm em nuôi của vợ chồng đào kép chánh Thanh Sơn – Kim Hà.

  Chị kể: "Ðây là mùa xuân đầu tiên tôi xa gia đình nên buồn lắm. Càng buồn hơn khi mình chỉ là phụ việc cho những đào kép chánh chứ không phải là thành viên chính thức của đoàn dù chỉ là một tì nữ cũng được. Nhưng với lòng đam mê sân khấu, tôi gạt hết mọi đắng cay để học nghề với nguyện vọng sẽ phấn đấu để trở thành một cô đào chánh".

Những gian khổ, tủi cực rồi cũng vơi đi phần nào với nghệ sỹ Lệ Thủy khi 6 tháng sau chị được ông bầu phát hiện là có hơi ca tốt và nhận vào đoàn, cho ca hậu trường. Nhưng chị vẫn là một con bé con và chỉ được diễn khi nào có mấy nhân vật như thế. Tuy thế, năm 1962, chị cũng đã được hãng băng dĩa Asia mời thu. Bài đầu tiên là "Nấu bánh đêm xuân" và số tiên thù lao mà chị nhận được, chị đã mang hết về đưa cho người mẹ của mình.

Một năm sau đó, Lệ Thủy được chuyển lên hát chánh do hai nghệ sỹ Thanh Hương và Mỹ Ngọc ở đoàn đã hết hợp đồng. Mấy tháng sau đó, tên tuổi của Lệ Thủy đã bắt đầu nổi lên và nhiều đoàn hát tranh nhau mời Lệ Thủy về.

Thấy thế, đoàn Kim Chung – lúc đó chị đang hát đã tăng lương gấp 5 lần cho chị (từ 50.000 đồng lên đến 250.000 đồng). Sau đó, số tiền còn tăng cao hơn nữa, 600.000 đồng rồi đến 1 triệu đồng và chị trở thành "nhà triệu phú" ở tuổi 17! Cũng trong năm này, một niềm vui khác còn đến với chị: Ðoạt giải Thanh Tâm, giải diễn viên triển vọng.

Vinh quang và hạnh phúc tiếp tục đến với chị vào những năm sau đó. Ðến năm 1968, gia đình chị bị cháy vì chiến tranh nhưng nhờ vào sự động viên giúp đỡ của khán giả mến mộ cũng như bầu Long nên mọi chuyện cũng qua. Và Lệ Thủy, chị vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều người.

Chị lập gia đình năm 1973, nhưng vẫn không quên bổn phận đối với mẹ và các em. Chị còn nhận thêm nhiều giải thưởng khác trong thời gian này như " Bão biển" và "Nghệ sỹ được yêu thích nhất trong năm"... Chị còn được vinh dự biểu diễn ở các nước bạn, ở Tây Âu . Năm 1992, chị được nhà nước phong tặng Nghệ sỹ ưu tú. Và chị nguyện sẽ cống hiến cho nghệ thuật nhiều hơn nữa, dù tuổi đời không còn trẻ...

Minh Vương với nghiệp cầm ca

Trông dáng vẻ Minh Vương rất công tử, nhưng kỳ thực ở ngoài đời thì không phải thế. Có lẽ, trên sân khấu, những vai diễn con nhà giàu, hoàng tử, vua,... của Minh Vương đã đi vào lòng khán giả. Xem Minh Vương diễn, ai cũng nghĩ, chắc anh chàng này ở ngoài đời "công tử bột" lắm đấy. Trái lại, con đường đến với sân khấu cải lương của Minh Vương cũng đầy ải, gian truân.

Cũng giống như Lệ Thủy, Minh Vương cũng từng đi làm em nuôi của những đào kép chánh, phải khuân vác, xách đồ, trải ghế bố, lấy cơm... Khi đoàn di chuyển thì anh phải ngồi ở băng ghế cuối cùng. Tủi cực lắm nhưng đã theo nghề thì phải chấp nhận. Minh Vương cũng bắt đầu đi hát năm 14 tuổi (1963) và sau khi đoạt giải "Khôi nguyên vọng cổ" thì được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký giao kèo hợp đồng với số tiền là 10.000 đồng. Ðây là số tiền lớn nhất từ trước tới nay của gia đình anh nên cầm số tiền trong tay mẹ anh phải tính đủ thứ. Riêng Minh Vương, được mẹ sắm cho mấy bộ đồ để chơi ba ngày Tết. 

Ði hát chưa được 1 năm thì Minh Vương bị bệnh ban cua, ốm tong ốm teo, đầu tóc rụng hết, đành phải về nhà chữa bệnh. Nhiều người nhìn anh thương hại và cho rằng, anh sẽ không bao giờ lên hát kép chánh được. Và Minh Vương cũng tưởng như mình phải bỏ nghề mà mình yêu thích thì buồn lắm. Khi ấy, anh đã khóc thật nhiều, bao ước mơ như thế là sụp đổ... Nhưng Minh Vương đã có người mẹ đến an ủi động viên và đúng 1 năm sau, Minh Vương khoẻ hẳn và quay trở lại đoàn hát.

Ðược bầu Long động viên, Minh Vương cố gắng rất nhiều, nhận tất cả các vai với tâm niệm: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Giấc mơ ấy trở thành hiện thực vào năm 1967 khi Minh Vương được hát kép chánh bên cạnh Kiều Tiên và người ta kéo nhau đi xem đến chật cả rạp để thưởng thức giọng ca của anh chàng 18 tuổi. Nhưng nỗi vui sướng ấy cũng không được lâu vì tình hình chiến sự...

Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự bắt đầu nổi lên, được nhiều hãng băng chú ý, mời thu tới tấp. Cũng năm ấy, Minh Vương được mời đóng phim "Sám hối". Ông chủ hãng phim và cũng là đạo diễn của phim thực sự bất ngờ khi thấy Minh Vương ngủ chung với mấy anh em hậu đài. Cho đến giờ, Minh Vương vẫn giữ chất "bụi" ấy với anh em. Anh coi họ như những người thân trong gia đình của mình vậy.

Minh Vương cũng đã từng đi sang Tây Âu biểu diễn cùng với một số nghệ sỹ tài danh khác. năm 1985, anh được khán giả và độc giả báo Tuổi Trẻ bình chọn là diễn viên sân khấu được yêu thích nhất sau 10 năm giải phóng. Giải thưởng này đã khích lệ Minh Vương rất nhiều và luôn nhắc nhở anh, phấn đấu cho nghệ thuật sân khấu cải lương ngày càng phát triển.

Vũ Linh trong mắt các cô đào

Tài năng của Vũ Linh ai cũng biết đến. Anh là một nam diễn viên luôn dành được nhiều sự ưu ái và ngưỡng mộ của khán giả yêu mến sân khấu cải lương. Thế còn với những bạn diễn trên sân khấu thì sao? Chúng ta hãy nghe nhận xét của một số nữ nghệ sỹ...

Mỹ Châu: "Vũ Linh có sức hút như nam châm"

Vũ Linh nhỏ hơn tôi cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Tôi đã từng đóng chung với Vũ Linh trong các vở: "Phàn Lê Huê phá ngũ long trận", "Nặng gánh giang san", "Thần nữ dâng ngũ linh kỳ",... Có thể nói, Vũ Linh là người bạn diễn hợp ý nhất trong những nghệ sỹ trẻ tôi đã diễn chung bên tuồng cổ sau giải phóng. Vũ linh là một nghệ sỹ quá đỗi thông minh, nhạy bén sân khấu. Một tính cách ở Vũ Linh tôi rất mến đó là tính nghiêm túc trong khi tập cũng như khi bước ra sân khấu. Giọng ca của Vũ Linh chưa phải xuất sắc nhưng âm giọng rất đặc biệt, rất ngọt. Thực sự Vũ Linh rất có sức hút. Một sức hút khó lòng chống cưỡng được cho dù người khó tính đến mấy. Sức hút trong nghề, người ta ví như nam châm.

Nói nhiều về Vũ Linh cũng chỉ bằng thừa. Tôi chỉ mong, Vũ Linh luôn cố gắng giữ được ức hút thanh xuân nồng nhiệt trong bản ngã nghệ sỹ của mình.

Thanh Hằng: "Vũ Linh từng khóc một mình"

Trong những nghệ sỹ đã diễn chung với Hằng, Hằng thương anh Linh nhiều nhất. Anh Linh coi vậy chớ đa cảm lắm. Hồi ở dưới tỉnh, có những lúc Hằng bắt gặp, anh khóc thút thít như con nít vậy. Những lúc gặp chuyện vui, chuyện buồn, những khi phải quyết đoán những việc lớn trong đời, Hằng đều hỏi ý kiến của anh Vũ Linh.

Ngọc Huyền: "Vũ Linh luôn là người anh tinh thần của Huyền"

Vũ Linh luôn là một người anh tinh thần của Huyền. Những lúc gặp sóng gió trong cuộc sống riêng, Huyền đều kể với anh Linh. Thấy Huyền khóc, buồn không làm việc được, anh giáo huấn cho Huyền một hồi lâu. Anh Linh nói một câu làm Huyền nhớ hoài: "Không phải chỉ có vậy mà em gục ngã. Em phải sống có bản lĩnh chớ. Không nghĩ cho mình thì cũng phải nghĩ đến gia đình, đến khán giả yêu thương em". Huyền quý trọng nhất tính cách nghề nghiệp của anh Linh. Tài năng, sự thông minh, nhạy bén sân khấu của anh làm Huyền ngưỡng mộ rồi nhưng cái đáng quý là anh Linh sống rất có tình có nghĩa, có trước có sau. Anh luôn là một người anh Hai lo lắng thương yêu những đứa em trong nghề mà anh đã nhận làm em như Huyền, Thanh Hằng, Thoại Mỹ, Thanh Ngân,... Huyền nghĩ, cảm nhận về một con người có khi cả đời chưa hiểu hết được. Vài lời chưa thể nói hết chân dung của một con người, huống gì của Vũ Linh – thần tượng của bao khán giả...

Thanh Ngân: "Bất cứ cô đào trẻ nào diễn chung với Vũ Linh, nghề cũng tiến bộ hơn"

Em có may mắn là được diễn chung với anh Vũ Linh. Có thể nói, ai trong số diễn viên trẻ khi được đóng cặp với anh Vũ Linh cũng sẽ tiến bộ hơn trong nghề. Em vừa quý nhưng cũng vừa sợ anh Linh. Ðó là nỗi sợ của một đứa em trước người anh luôn nghiêm khắc với mình. Khi em diễn có gì sai, anh Linh thấy chưa được, anh sửa liền mà thường thì anh chê em nhiều chứ khen thì chưa có.

Thoại Mỹ: "Những lúc buồn, em thường tâm sự với anh Linh"

Những lúc buồn em thường tâm sự với anh Linh. Khi cuộc sống vợ chồng em gặp trục trặc, thấy em buồn, anh Linh đã khuyên: "Tìm được hạnh phúc khó lắm, nghệ sỹ lại càng khó. Nhiều người lận đận cả đời. Em đã có được hạnh phúc ráng giữ lấy. Nếu chuyện có thể bỏ qua được, em hãy tha thứ". 

Tính anh Linh hồn nhiên đôi lúc như trẻ thơ. Hồi ở đoàn Huỳnh Long có lần ảnh chọc một chuyện làm em khóc nức nở. Anh chỉ cười, tính anh Linh là thế, giận lâu không được.

Thời thơ ấu của Thoại Mỹ

"Tuổi thơ vất vả đã tạo cho tôi ý thức tự lập và nghị lực bươn chải với đời"

Mơ ước ngày xưa của Thoại Mỹ không phải là ca diễn dưới ánh đèn sân khấu mà chị muốn trở thành một cô giáo. Nhà nghèo, chị đã không có điều kiện để thực hiện mong muốn đó. Thoại mỹ phải thường xuyên ra chợ phụ má bán hàng. Buôn bán thì ế ẩm, nợ nần ngày càng chồng chất, đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Cuộc sống quá ư vất vả đã dạy cho thoại Mỹ nhiều điều và tạo cho chị một ý thức tự lập. 

Từ lúc đến chỗ người chị ruột là Thoại Miêu để ở (lúc đó Thoại Miêu là đào chánh đoàn Văn Công Thành Phố), Thoại Mỹ vô tình đã trở thành "vú nuôi" khi trong phòng của chị Thoại Miêu có một chị có đứa con mới 8 tháng. Cô bé 11 tuổi đã làm tất cả công việc của một "vú nuôi" để lo cho đứa bé, từ nấu cháo, pha sữa, cho bé ăn, tắm cho bé, ru cho nó ngủ. Ngoài ra, Thoại Mỹ còn giặt giũ, làm việc nhà những khi chị Thoại Miêu vắng nhà...

Thoại Mỹ bước chân vào nghề hát cũng thật tình cờ và người chị Thoại Miêu chính là người đã hướng dẫn cho chị những bước đi đầu tiên. Năm ấy, do đoàn Văn công TP thiếu diễn viên nhí đóng trong vở "Cây sầu riêng trổ bông" nên Thoại Mỹ được chọn. Vì không thiết tha gì lắm nên Thoại Mỹ khi ra sân khấu cũng chẳng thấy run, diễn mà như không diễn. Nhưng cô không ngờ, vai diễn đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. 

13 tuổi, Thoại Mỹ thi đậu vào trường đào tạo diễn viên của nhà hát Trần Hữu Trang. Cô bắt đầu cuộc hành trình 3 năm ròng rã đi bộ học nghề. Cả gia đình và nhất là chị Thoại Miêu mừng phấn khởi vì Thoại Mỹ dù sao cũng định hướng được một nghề. Ngày ấy, Thoại Mỹ rất mê giọng ca của chị Lệ Thủy, nhưng cô chẳng có tiền mà đi xem hát mà chỉ có thể nghe trên đài mà thôi. Má Bảy Phùng Há, Cô Kim Cúc, thầy Hoàng Ba, cô Ngô Hồng, thầy Tri Trọng là những người đã dìu đắt cho Thoại Mỹ trong con đường nghệ thuật.

Ngày nay, Thoại Mỹ đã tạo được danh tiếng của mình trên lĩnh vực sân khấu cải lương bên cạnh Ngọc Huyền, Thanh Thanh Tâm, Tài Linh, Vũ Linh... Chị thu phục được rất nhiều tình cảm tình khán giả hâm mộ. Thế nhưng, chị không bao giờ quên một thời thơ ấu đã qua. Chính hoàn cảnh đã giúp cho chị đứng vững trong cuộc đời này, khi bên cạnh không có mẹ từ ngày chị mới chập chững bước vào đời.

ảnh nghệ sỹ
Ngoc Giau
Ngọc Giàu
Thoai My
Thoại Mỹ
Ngoc Huyen
Ngọc Huyền
Nhu Hang
Như Hằng
Phuong Hong Thuy
Phương Hồng Thủy
Vu Linh
Vũ Linh
To Kim Hong
Tô Kim Hồng
Tai Linh
Tài Linh
Kim Tu Long - Phuong Mai
Kim Tử Long - Phượng Mai
Huong Lan - Vu Linh
Hương Lan - Vũ Linh
Kim Tu Long - Tai Linh
Kim Tử Long - Tài Linh
Ngan Tuan - Trinh Trinh
Ngân Tuấn - Trinh Trinh
Vu Luan - Tu Suong
Vũ Luân - Tú Sương

Tu Suong - Ngoc Trinh - Thanh Thao
Ba chị em Tú Sương - Ngọc Trinh - Thanh Thảo
 
Nghệ sỹ Ngọc Giàu

Ngoc GiauTên thật: Phong Ngọc Giàu

Sinh năm: 1945 tại Thủ Thiêm - Sài Gòn

     
  • Huy chương vàng "Giải Thanh Tâm" 1960
  • HCV hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc - Ðợt V.
Vào nghề năm 1858 trên sân khấu đoàn Kim Phụng (đào con).

Ðã trải qua sân khấu: Ngọc Kiều, Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Bạch Tuyết - Hùng Cường, Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang,...

Vai chính khởi nghiệp trong các vở: Nước mắt kẻ sang Tần, Hai cánh én mùa xuân, Tim vàng ai xẻ làm đôi (sân khấu Kim Chưởng).

Vai diễn khó quên: Bà mẹ trong "Bông hồng cài áo" trên sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga.

Sở thích: Chăm sóc đời sống gia đình, Nghe nhạc, xem phim, kể chuyện vui.

Nghệ sỹ Thoại Mỹ
Thoai MyTên thật: Nguyễn Thị Thoại Mỹ

Sinh năm: 1969 tại Sài Gòn

Xuất thân tại: lớp đào tạo diễn viên nhà hát Trần Hữu Trang

Vào nghề năm 1986 trên sân khấu Trần Hữu Trang 3

Vai diễn đầu tiên: Bé Sầu Riêng (đào con trên sân khấu cải lương đoàn Văn Công - Vở Cây sầu riêng trổ bông) lúc Thoại Mỹ mới 11 tuổi.

Những vai nổi bật: Hơ Lan (Vở Y Ban và nàng tiên), Hồng Mẫu Ðơn (Vở nang tiên Mẫu đơn), Hương (Nửa đời hương phấn), quận chúa Phi Loan (Sở Vân cưới vợ), Nữ soái hàn Phụng (Ngọc Kỳ Lân).

Ðã đóng phim: "Mùa nước nổi", "Phạm Công Cúc Hoa",...

Mẫu người ưa thích: Trung thực, có hiếu với cha mẹ.

Màu sắc ưa thích: các màu tươi.

Sở thích: Ðọc sách báo, xem phim.

Nghệ sỹ Ngọc Huyền
Ngoc HuyenTên thật: Vũ Hà Ngọc Huyền

Sinh năm 1970 tại Sài Gòn

Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1990.

Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang 1991

Vào nghề từ năm 1984 trên sân khấu đoàn Huỳnh Long, sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang.

Vai chính đầu tiên: Cô Tấm trong vở "Tấm Cám".

Sở trường: Ðào thương, Ðào võ.

Vai diễn yêu thích: Mạnh Lệ Quân.

Các nghệ sỹ yêu thích: Thanh Nga, Kim Cương (diễn xuất), Lệ Thủy (giọng ca).

Kỷ niệm không quên: Chuyến đi Pháp phục vụ bà con Việt Kiều (1991)

Nghệ sỹ Như Hằng

Nhu Hang

Nghệ sỹ Phương Hồng Thủy

Phuong Hong Thuy
 

Tên thật: Ðinh Hồng Ðào

Sinh năm: 1960 tại Bình Trước (Biên Hòa) Ðồng Nai

Xuất thân: tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (1978).

Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang 1991.

Các vai diễn nổi bật: Thúy Kiều (Ai giết nàng Kiều), Diệu (Lá sầu riêng), ái Nhân (Lời ru của biển), Mộng Cầm (Hàn Mặc Tử), Hoàng hậu Thượng Dương (Thứ phi và Hoàng hậu, Lan (Lan và Ðiệp),...

Ðiện ảnh: Ðã đóng phim "Ðoạn cuối thiên đường" cùng với Thương Tín.

Sở thích: Thích xem phim, ưa màu đen, trắng, khoái ăn me chua, đậu phộng, yêu hoa sứ và thích ngắm cá kiểng bơi lội trong hồ, sợ loài rắn, thằn lằn và những người giả dối.

Nghệ sỹ Vũ Linh


 

Tên thật: Võ Văn Ngoan

Năm sinh: 1958 tại Chợ Lớn.

Vào nghề: Năm 1972.

Những bậc thầy dìu dắt: Văn Vĩ, Minh Tơ, Trương ánh Loan, Diệu Hiền, Ngọc Ðáng,...

Vai diễn thành công và thích nhất: Sơn xì ke (vở Giũ áo bụi đời).

Màu sắc ưa thích: trắng, đen, xanh nhạt.

Món ăn thích nhất: Móng heo hầm, Canh ngót.

Giải trí: Xem phim, ca nhạc.

Các hoạt động cải lương: Ca Tân nhạc (thích nhất bản nhạc (Ðêm lang thang). Ðã đóng phim: "Cô bé mộng mơ", "Búp bê kỳ quái",...

Nghệ sỹ ưu tú Tô Kim Hồng

Tên thật: Nguyễn Thị Kim Hồng

Sinh năm: 1950 tại Cần Thơ

Vào nghề năm 1965 trên sân khấu đoàn Thủ Ðô

Vai diễn đầu tiên: Mai Hương (Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ).

Các sân khấu đã trải qua: Thủ Ðô, Kim Chung, Thái Dương, Sài Gòn I,...

Sở trường nghệ thuật: Thích hợp với nhiều loại vai: Ðào thương, Lẳng, Ðộc.

Giải trí: Xem phim, đọc xách báo, trồng hoa cảnh. Rất thích các loài hoa Lan.

Nghệ sỹ Tài Linh


Tên thật: Huỳnh Thị Phú Nhuận

Sinh năm: 1956 tại Sài Gòn

Vào nghề từ năm 1980 trên sân khấu đoàn Sài Gòn 3.

Vai diễn đầu tiên: Mai (trong Mái tóc người vợ trẻ).

Sở trường: Ðào thương, Ðào võ.

Những vai diễn tâm đắc: Lý Thần Phi (Bích Vân Cung kỳ án), Chúc Anh Ðài (Lương Sơn Bá Chúc Anh Ðài), Lý Tiểu Oanh (Mã Siêu báo phụ thù).

Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang 1991.

Nghệ sỹ yêu thích: Thanh Nga.

Quan điểm tình yêu và hạnh phúc: Niềm tin và lòng chung thủy,...

Quan điểm nghề nghiệp: Không ngừng học hỏi và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tôn trọng khán giả.

Kim Tử Long và Phượng Mai

 

Tên thật: Hoàng Kim Long

sinh năm: 1966 tại sài Gòn.

Huy chươngvàng giải Trần Hữu Trang 1992

Vào nghề năm 1982 tại đoàn Trần Hữu Trang.

Các vai diễn tâm đắc: Ðổng Thừa (Mã Siêu báo phụ thù), Ngũ Phụng giao (Ngai vàng tội ác), Bạch Cốt Tố (Bụi mờ ải nhạn), Khắc Cường (Em ơi đừng khóc nữa), Ðại Sơn (Bên suối đợi chàng),...

Bạn diễn thích hợp: Ngọc Huyền.

Các anh chị nghệ sỹ mến mộ: Thanh Toàn, Ngọc Ðáng, Vũ Linh.

Sở thích: Ưa xem tuồng cải lương, những phim hay, nghe nhạc. Chăm sóc và trau chuối dáng vẻ trước khi ra đường. Ngày rằm, mồng một đến chùa lễ Phật.

Nghệ sỹ  Hương Lan - Vũ Linh 

images/hinh60.jpg (19091 bytes)

Nghệ sỹ Kim Tử Long - Tài Linh

Nghệ sỹ Ngân Tuấn và Trinh Trinh

Nghệ sỹ Vũ Luân - Tú Sương

Ba chị em nghệ sỹ: Tú Sương - Ngọc Trinh - Thanh Thảo

images/hinh53.jpg (22812 bytes)

. Vài nét lịch sử
. Ðặc điểm
. Âm nhạc
. Âm điệu
. Thế nào là một giọng ca hay?
. Vọng cổ hoài lang
. Vì sao cải lương được nhiều người đón nhận?
. Mỗi người một câu hỏi
. Ðời thường nghệ sỹ.
. Chân dung nghệ sỹ
trích " Câu Lạc Bộ Văn Hóa"
http://vietnamnet.vn/vnn3/vhvietnam

Trở Về  ]