Trở Về   ]       [  Tác giả   ] 

Laiquangnam giới thiệu
Cẩm Sắt

Lý Thương Ẩn, 李商隠
qua tay Nguyễn Du

Tùy viên thi thoại Viên Mai tuồng như có ý như vầy,

"Thơ Vô đề là bài thơ không có tiêu đề. Vô ngôn, vô đề, vô thanh mới là tiếng lòng của thiên nhiên, của đất trời." Thơ hữu đề, như bài Cẩm Sắt dưới đây, là thơ có tiêu đề. Thơ hữu đề là tiếng lòng của con người. Âm thanh là lời tỏ tình chỉ có nơi con người. Cảm nhau vì ý, vì lời có cánh. Vô đề thường dễ hay (good, very nice) do cái chung ai cũng cảm mà không thấy, không sờ được. Hữu đề khó hay (hard) do cái riêng, là nỗi niềm tâm sự của chính mình ta. Đúng hay sai. Chúa biết!.

Yêu cho cố vào. Quá nhiều người tình trong đời thi nhân lắm tài hoa như Lý Thương Ẩn nghĩ cũng đã. Bài của giáo sư đại học Vĩnh Sính giúp ta biết thêm xuất xứ và bối cảnh. 

Yêu cho cố vào. Nhớ đau đáu khi ngồi một mình về già. Ai biểu!. Có sức chơi, có sức chịu. "Nỗi lòng ai có qua cầu mới hay" (Kiều, Nguyễn Du ). Mỗi lần nhìn lên tường thấy cây đàn Sắt, Lý Thương Ẩn chợt nhớ rằng mình đã đánh lên cho tình nhân nào. Năm mươi người tình trong đời thi nhân tài hoa rằng đã đủ hay chưa? Bao nhiêu người khiến Thi nhân nhớ, bao nhiêu người tình là người tình qua một đêm nay ông đã quên trong ký ức. Chúa ơi!

Thi nhân, mỹ nữ tình lai láng..
Buốt tựa kim cô vướng hận đầu! (laiquangnam)

CẩmSắt
锦瑟

Nguyên tác

錦瑟

錦瑟無端五十弦,
一弦一柱思華年。
莊生曉夢迷蝴蝶,
望帝春心託杜鵑。
滄海月明珠有淚,
藍田日暖玉生煙。
此情可待成追憶,
只是當時已惘然。

Phiên âm

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên
Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.

Chú vài từ và tạm dịch nghĩa

© 瑟 Sắt là danh từ chung chỉ một loại đàn bầng sắt ( kim loại ) có 25 dây xưa của Tàu thời Đường. 锦 Cẩm là gấm, một thứ quý giá danh tiếng. 锦瑟  là cây đàn bằng sắt rất nổi tiếng. Cây đàn này không có 25 dây như các cây đàn sắt thông thường mà có đến 50 dây. Số lượng dây gấp đôi có lẽ chỉ có mỗi trong nhà Lý Thương Ẩn. Tiêu đề đầy ẩn dụ, bất thường.

Câu "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ” , ý thơ chỉ tả cảnh. Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh nơi đó vô số hạt nước do sóng va dập tạo thành, nay ánh trăng rọi sáng tựa hồ như những hạt châu, những hạt châu lệ long lanh. Một câu thơ đẹp.

© 暖 noãn là ấp, ấp trứng là động từ. Xin Bạn Hiền tạm quên đi từ noãn là trứng như trí nhớ thời mình gạo bài vạn vật thời trung học. Trứng là danh từ, ấp trứng là động từ. Chỉ có Ấp mới làm cho vật nóng lên. Ấp là ngôn ngữ "tình" của thi nhân.

© Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên => Ánh nắng mặt trời ấm áp ấp nóng trứng ngọc. Xuyên qua hạt ngọc tại đất Lam Điền, ánh sáng lung linh vờn ngoài viên ngọc tựa hồ như có làn khói mỏng tươm ra từ những trứng ngọc đó. Giáo sư đại học Vĩnh Sính giảng rằng viên ngọc là "khối tình ". "Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" ( Kiều).. Lý Thương Ẩn: ngọc bốc hơi, mỏng dần, mỏng dần và biến mất, tình phai. Tan. Thời gian làm nhạt phai tình yêu. Xa nhau tình sẽ vơi dần, Gần nhau tình lậm âm thầm kết tinh. Đó là ý thơ của Lý Thương Ẩn trong bài Vô Đề "Con tằm đã thác cam đành dứt tơ". Nguyễn Du thì luôn nhất quán với ý thơ ngọc (tình) luôn kết, tình yêu là vĩnh cửu cho dù thế giới làm họ cách chia. Nguyễn Du thì "sương khói đông lại thành ngọc tình". Gần nhau tình nhao nhao ập đến như thác đổ. Xa nhau mười lăm năm, tình Kim Kiều như nồng hơn, bạo hơn bởi kèm theo nó là bao nỗi nhớ nhung vọng tưởng. Tình cũ là lủ cuốn tình trường. Dưới đây là đoạn thơ dài nhất mà Nguyễn Du trải nghiệm do một bài thơ Đường từ một thi nhân Tàu. Các thi nhân Tàu khác, Nguyễn Du tiên sinh chỉ nhắc trong một hay hai câu là cùng. Đây là những câu trong ba câu lục bát qua sáu dòng thơ nay còn đọng lại trong Kiều:

Khúc đâu đầm ấm dương hòa!
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình!
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ-Quyên?
Trong sao châu rõ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông! ( Kiều 3204)

Êm ái xuân tình!, là làm sao ?  Mời đọc các câu này

"Được rày tái thế tương phùng
"Khát khao đã thỏa tấm lòng lâu nay ( Kiều, 3040)


"Hoa tàn mà lại thêm tươi
"Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa  ( Kiều,3124)
 
Woà! Quá nồng.

"Hai thân thì cũng quyết theo một bài" ( Kiều,3128).

Dô! dô!; Mười lăm năm ấy chút này chết thôi! Chết thì chôn, sợ gì !

Động phòng dìu dặt chén mồi
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa
Những từ sen ngó đào tơ
Mười lăm năm, mới bây giờ là đây! ( Kiều, 3135_3138)

Ngó là từ đa ngữ nghĩa và Mới cũng là từ đa ngữ nghĩa. Đó là lý do mà Nguyễn Du đảo ngược quá trình vật lý ( lý luận của giáo sư Vĩnh Sính, Canada). Tình tan (LTA). Tình đông (Nguyễn Du). Hết biết! ôi tiền nhân ta thật tuyệt. Bay hơi thì thu (mất) nhiệt. Đông cứng thì toả (nhận) nhiệt. Điều này dễ thấy cho những ai sống tại miền ôn đới. Trước khi tuyết rơi, trời đang lạnh bỗng trở ấm. Toả nhiệt. Mặt trời lên mỗi sáng, sương tan là "Nghe trời lành lạnh, nghe ta buồn buồn" (XD) . * Bầu trời tình thu nhiệt.

© Nghĩa câu 7-8
Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên
 
=> Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung mỗi khi truy về ký ức thời dĩ vãng
Cho đến bây giờ chỉ còn lại trong ta chỉ là nỗi đau thương . Ý thơ hết sẩy!
==> Tình này dĩ vãng đời đau đáu,
Mình nhấm mình mình đã tả tơi !

=> Tình này dĩ vãng nhớ đời
Mình mình đây lúc mình cơi mình sầu.

© Câu "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ" .Ý thơ tưởng chừng như chỉ để tả cảnh. Xuất sắc là ở ý này. Mỗi lần một đầu sóng xô nhau trên mặt biển xanh dưới ánh trăng sáng, đâm bổ đầu xuống thì lập tức có muôn ngàn giọt nước sinh ra, nhận được ánh trăng, nó loé sáng lên. Tình đáp tình. Những hạt nước này nay được ánh trăng rọi vào viền cho nó thành mỗi giọt châu lệ. Phía sau bờ chữ nghĩa, ánh trăng là tình của người yêu mình, giọt nước biển là tình của thì nhân khi nhớ về mỗi nàng. Chúa ơi! Luỵ rồi.

© Câu " Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên". Ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu tại đất Lam Điền, ánh sáng lung linh bọc ngoài viên ngọc tựa như có làn khói mỏng từ trứng ngọc bay lên và lan toả lên trời .Woà!

Dịch sang thơ quốc âm

01
Thất ngôn bát cú

Sắt Cầm năm chục vãi dây tơ
Một trụ, một giây nhớ phát khờ ,
Mộng sáng Trang Sinh Bươm Bướm nhập
Hồn xuân Thục Đế, Đỗ Quyên phờ 
Bốc mây ngọc, nắng Lam Điền ấp,
Cày biển trăng, châu lệ ngọc trôi
Dĩ vãng tình này đời đáu đáu ,
Mình mình mình nhấm nuốt khôn trôi !

02
Lục bát

Sắt Cầm năm chục dây tơ Mỗi dây một trụ, nhớ khờ tuổi hoa,
Trang Sinh mộng, bướm là ta
Hồn xuân Thục Đế nhập nhà Đỗ Quyên
Ngọc tươm hơi, nắng Lam Điền
Biển trăng soi lệ khói viền châu trôi
Tình này dĩ vãng nhớ đời
Mình mình đây lúc mình cơi mình sầu.
Laiquangnam

KẾT LUẬN

Lý Thương Ẩn đã xuất sắc nhưng Nguyễn Du thì xuất sắc vượt trội. Chỉ qua sáu dòng thơ.
Với Lý Thương Ẩn tình là khói mây, tình có đâu là vĩnh cửu. Tình tan.
Với Nguyễn Du là tình yêu đôi lứa là vĩnh cửu. Tình kết.
Chính vì sự vĩnh cửu trong tình yêu mà Nguyễn Du luôn ẩn hiện trong mỗi tấm lòng trai gái người Việt xưa nay.

Ai đó “Khớp Hán, Đội Hán, Vọng Hán, Vòi Hán " viết lời lếu láo là Nguyễn Du dịch thơ Lý Thương Ẩn, họ là những anh Hán Vườn không mấy am hiểu dòng cổ thi. Với thi nhân xưa thì thủ thuật gợi nhớ qua một vài điển từ, từ một bài thơ cổ vốn đã nổi tiếng nào đó, là một thủ thuật bắt buộc để họ có thể tăng độ nén cho thơ mình, và kéo dài ý thơ mình nhờ điển từ ấy, khi mà họ buộc phải dùng một số từ rất hạn chế.

Ý kiến này sẽ được củng cố với một bài khác của Lý Thương Ẩn. Bài VÔ ĐỀ trong kỳ tới, trong đó Nguyễn Du một lần nữa luôn tỏ ra có đẳng cấp hơn hẳn.

Một ngày thương nhớ Đ.Trần.
Laiquangnam

____

Tham khảo
© -Nam Trân chủ biên, et al …Thơ Đường I, Vănhọc, Hanoi,1987
© Bài viết của giáo sư Vĩnh Sính dạy đại học tại Canada.

http://i789.photobucket.com/albums/yy180/Lakichi/lythuongan1.jpg
http://chutluulai.net/forums/printthread.php?t=6542&pp=100
Về bài "Cẩm sắt" của Lý Thương Ẩn – Từ ý nghĩa bài thơ đến tiếng đàn sum họp của Thúy Kiều .Vĩnh Sính .
© Google search “Khảo sát Truyện Kiều từ những câu thơ 'dịch' Đường thi"