Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Vành Nam số 24 ngày 15-08-2006) |
Xưa
nay, lịch sử các nước rất ít khi kể chuyện đàn bà
điều binh khiển tướng, cầm quân đánh giặc. Nước Pháp
hai ngàn năm được một Jeanne d'Arc. Trong các nước Á Đông
nặng nợ Nho giáo, với " Tam tòng Tứ Đức, Phu xướng phụ
tùy ", người đàn bà hẳn chỉ còn một đường nội trợ
.
Nhưng xứ ta phải chăng là một ngoại lệ ? Văn có bà Nguyễn Thị Du, vào thế kỷ XVII cải dạng nam trang thi đỗ Trạng Nguyên , Võ có Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, Đô Đốc Bùi Thị Xuân... tay cờ tay kiếm. Và ngay cả về luật pháp , với luật Hồng Đức thời Lê, vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Bên cạnh những nhân vật được sử sách ghi lại rõ ràng điển tích, còn nhiều vị ít được biết tới, như các nữ tướng thời hai bà Trưng, cầm đầu các đạo quân, khi trấn giữ sông ngòi, biên ải, khi xung trận bộc phá ngoại xâm . Những nữ tướng này, được làng xã nhiều nơi lập miếu thờ từ những ngày xa xưa, được vua chúa các triều đại, từ Đinh , Tiền Lê, Trần, Hậu Lê cho đến triều Nguyễn sắc phong, đề thơ truy tặng. Dựa vào tư liệu
lịch sử và truyền thuyết dân gian, Nguyễn Khắc Xương ,
qua thể truyện Dã Sử kể lại cuộc đời của 20 Nữ tướng
thời Trưng Vương.
Ngẫm cho cùng, dù
dữ kiện lịch sử , hay ước mơ , huyền thoại, hay niềm
tự hào về quá khứ oai hùng của dân tộc, tất cả đều
là sự thực.
*** |
Mời bạn vào chơi
vườn Chim Việt, nhàn du không định hướng.
Đã hơn 6 năm ,
"
Chim Việt Cành Nam ( * ) mở ra với ý nguyện làm một nhịp
cầu nho nhỏ giữa bạn đọc và những người sáng tác
mười phương...
Ta có thể bắt đầu với Nguyễn Dư , qua bài "Tre trúc Việt Nam" , tìm câu trả lời cho bài toán đố thật khó khăn : "trúc là tre hay khác tre ? Là... cả hai! Thế mới... điên cái đầu ! " Rồi cùng Trần Kim Sơn xem "Đá cầu " (Video), một trò chơi của nhiều người trong chúng ta thuở cắp sách tới trường , hay theo Trịnh Nguyên Phước lên núi đồi Việt Bắc tìm gặp những nét "duyên dáng người Bắc Hà " . Bạn thả hồn theo "Những bài hát tôi yêu ", là những bài tình ca đã làm rung động tâm hồn bao thế hệ, rồi hòa mình vào những vần thơ nhẹ nhàng trong sáng của Quỳnh Chi : Hoa đỗ quyên - Níu - Jigsaw puzzle - Lối cỏ - Trà sen , đượm tình quê hương của Bùi văn Bồng : Hương cau - Quê ngoại - Tây đô xanh - Tiếng đờn đêm trăng - Lặng thầm , thâm sâu của Vũ Tiến Lập : trú xứ - ngậm nhấm - cơn sốt , hay những tuyệt tác của thi đàn Âu Tây được Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ : Chờ xuân (Amy Lowell) - Người bán hoa dạo (Amy Lowell) - Gương sáng ( William Henry Davies ). Chợt nhớ lời người xưa " Ta nói vậy, không phải vậy, ấy mới là vậy " . Có thế chứ, "Ta nói Tục, đừng hiểu là Tục, như vậy mới thấu nghĩa chữ Tục ", "Ta nói là Phét, đừng hiểu Phét theo thói quen người đời, như vậy mới thấu rõ nghĩa chữ Phét ". Hình như đoán được thắc mắc của mọi người, Hoàng Lão Tà , một tay nửa chính nửa tà, qua hai bài - Ăn tục nói phét và Ăn chơi , đã lên tiếng giãi bày tâm sự của những kẻ mang danh nói Phét. Rời nhóm ATNP, ta ghé thăm Nguyên Si với chuyện Thiền. Một câu chuyện Thiền thường chỉ là một câu chuyện gợi ý suy ngẫm. Nó chỉ gợi ý, không chỉ rõ thế nào là chân lý, và càng không phải là chân lý. Nó chỉ là "ngón tay chỉ mặt trăng", ta nương theo ngón tay tìm đến mặt trăng, đừng nhầm lẫn ngón tay là mặt trăng. "
Mỗi lần chợp mắt là gã (samourai) mơ thấy "meo". Tỉnh dậy,
chung quanh gã tất cả là "meo". Chính gã cũng trở thành "meo"
Khi trích lại câu chuyện Những tiếng meo và luận bàn thêm sau đó, Nguyên Si không hề muốn đưa ra một chân lý nào , mà chỉ mượn truyện để suy ngẫm và khơi duyên cho mọi người suy ngẫm luận bàn thêm. Truyện ngắn Tiếng hót chim Vàng Anh của Quỳnh Chi, mới đọc dường như là một truyện tình cảm, riêng tư, nhẹ nhàng, nhung thực ra tiềm ẩn một đề tài hết sức quan trọng cho đời sống gia đình : sự thờ ơ do thói quen đưa tới trong cuộc sống . Qua năm tháng , sống trong hạnh phúc, quen với hạnh phúc, ta quên rằng hạnh phúc lúc nào cũng cần được bảo vệ, cần được nhắc nhở, tương quan vợ chồng phải được chú tâm, ngọn lửa thuở ban đầu cần được luôn luôn khơi lại . Trong cuộc sống gia đình có hai người , không thể chỉ quy về một. Và những ai mơ chuyện " trị quốc", "bình thiên hạ " có lẽ không nên quên rằng khởi đầu , trước hết vẫn là "tề gia" . Một điều nhỏ riêng tư : Mong rằng sau khi đọc truyện này, các " chim Vàng Anh " đừng nhức đầu chóng mặt ... Võ Quang Yến qua bài : Việt Nam Hôm Qua và Hôm nay tường thuật lại một số sinh hoạt văn hóa tại Pháp trong tháng 4 và tháng 5 : Từ 24 đến 29 tháng 4 năm 2006, Nhà hát Châtelet ở Paris đã tổ chức một tuần lễ nhạc kịch Việt nam tựa đề Vietnam d'hier et d'aujourd'hui (Việt Nam hôm qua và hôm nay) trong chương trình Moments Musicaux (Khoảng nhạc) - Mémoire d'enfants (Ký ức thời trẻ). Vì được trình bày nhiều lần, cuộc trình diễn của nhà Hát Chèo Việt Nam có thể xem là tiết mục chính của tuần lễ văn hóa nầy. Một đoàn Chầu văn cũng được đưa qua trình diễn chiều hôm chủ nhật 14.05 ở Nhà Radio France. Kiến thiết quốc
gia
" Nói đến "ăn chay" thông thường người ta liên tưởng đến Phật giáo. Thật ra ý niệm ăn chay với người Tây phương, như tại đây tôi ám chỉ người Mỹ, những bạn bè mà tôi đã tiêp xúc, họ ăn kiêng cho sức khỏe,... " Bài Ăn Uống Vì Sức Khỏe , Việt Hải đã viết vào đầu xuân, vào dịp Tết. Xuân, hạ đã qua, nay bước vào thu, nhưng vấn đề Ăn uống vì sức khoẻ nào phải đã quá thời ? " Cái húc đầu
" của cầu thủ Zidane trong trận đấu
giải về bóng đá vừa qua đã khiến cả thế giới xôn xao,
truyền ra cả đến ngoài giới hâm mộ thể thao . Phê phán
hay "thông cảm" Zidane ? Zidane phải có thái độ nào khi
bị khiêu khích ? cuộc tranh cãi đôi khi trở nên khá gay gắt.
.Võ Kỳ Điền ghi lại : Vài kỷ niệm với điêu khắc gia Lê Thành Nhơn và Bích Phượng , qua những bài thơ cổ và những vần thơ trao đổi giữa thi hữu gợi lại phong cảnh hữu tình của Non nước Hàng Châu *** |
Cũng như mọi khi,
khu vườn Nhật luôn luôn rực rõ, muôn hoa đua sắc. Lần này
ta sẽ tiếp kiến bốn tác giả quen thuộc: DDTM, Phạm Vũ Thịnh,
Cung Điền và Nguyễn Nam Trân.
DTTM giới thiệu Kawabata Yasunari qua hai truyện ngắn : Mắt mẹ - Tấm ảnh Với
Phạm Vũ Thịnh Dazai
Osamu - Tiểu thuyết gia hiện đại Nhật Bản
là
Phạm Vũ Thịnh lại gửi tặng thêm một bái hát Nhật được dịch qua Việt ngữ : Thu Vắng (Nhạc và lời Nhật / PVT dịch) Nguyễn
Nam Trân tiếp tục giới thiệu "Văn học sử Nhật Bản". Mỗi
bài viết, tự nó rất súc tích, chính xác, không dễ gì tóm
thâu ý trong hai ba câu.
Kể từ số trước,
Chim Việt Cành Nam, theo lời khuyên của độc giả đã mờ
phần cổ văn.
Một số bài thơ cổ Trung Quốc được Quỳnh Chi phóng dịch : Bạch Cư Dị : Thái liên khúc Lý Bạch : Thái liên khúc nhị thủ Lý Thương Ẩn : Thường Nga - Vô đề 1 - Vô đề 2 Mạnh Hạo Nhiên : Hạ nhật nam đình hoài tân đại Tiết Đào : Tống hữu nhân Vương Xương Linh : Thái liên khúc *** |
.
Nguyễn Văn Lục : Việc
gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn
"Trong nhân gian lấy nhau thời xưa cũng đã phức tạp rồi. Có đến 6 cái lễ chính : từ Nạp Thái, Vấn sanh, Nạp cát, Nạp lệ, Thỉnh kỳ rồi cuối cùng là Nghinh hôn. Cứ nhân cái phức tạp này lên bốn năm lần may ra hiểu được cái phức tạp của việc gả chồng cho các công chúa. Nhưng nếu có điều gì dễ dàng thì chỉ có một điều : Các công chúa bảo đảm là có chồng, không người này thì người khác. " . Nguyễn Thị Chân Quỳnh : Đông Cung Nhựt Trình ( hay câu chuyện Hoàng Tử Cảnh và hậu duệ ) : " Cho tới nay, phần đông chúng ta chỉ biết Hoàng tử Cảnh sang Pháp rồi về nước, chết vì bệnh đậu mùa, nhưng không mấy người rõ chết năm bao nhiêu tuổi, đã làm nên sự nghiệp gì, Hoàng tử là con người như thế nào vv. ? Đến đầu thế kỷ này mới lại thấy nhắc đến đích tự tôn của Hoàng tử là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để do Phan Bội Châu tôn làm Minh chủViệt-Nam Quang Phục Hội." .
Lê Văn Hảo : Việt
Nam Văn Hiến Ngàn Năm (tiếp theo)
.
Nguyễn Phú Phong : Đi
tìm (cái ) tôi
.
Nguyễn Thị Chân Quỳnh : Khoa
Cử Việt Nam ( tập thượng ) :Thi Hương
. Đào Đức Chương : Trường thi Bình Định *** Chim
Việt Cành Nam (*)
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt Cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]