Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 95. Kinh Caṅkī - 95. With Cankī »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 95. Kinh Caṅkī - 95. With Cankī

Donate

Cankī sutta

Quay lại bản Việt dịch || Tải về bảng song ngữ

Xem đối chiếu:

Font chữ:
Nghe đọc phần này hoặc tải về.
Listen to this chapter or download.

95. Kinh Caṅkī

95. With Cankī

Dịch từ Pāli sang Việt: Thích Minh Châu
Translated from Pāli to English: Bhikkhu Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành trong nước Kosala cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo, và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala, tên là Opasāda.
Thế Tôn trú tại Opasāda, tại rừng chư Thiên (Devavana), rừng cây sa-la (Sālavana), phía Bắc làng Opasāda.
[164] 1. THUS HAVE I HEARD.880 On one occasion the Blessed One was wandering in the Kosalan country with a large Sangha of bhikkhus, and eventually he arrived at a Kosalan brahmin village named Opasāda. There the Blessed One stayed in the Gods’ Grove,881 the Sāla-tree Grove to the north of Opasāda.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Caṅkī trú ở Opasāda, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Pasenadi, vua nước Kosala cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.
2. Now on that occasion the brahmin Cankī was ruling over Opasāda, a crown property abounding in living beings, rich in grasslands, woodlands, waterways, and grain, a royal endowment, a sacred grant given to him by King Pasenadi of Kosala.
Các Bà-la-môn gia chủ ở Opasāda được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca) đang du hành ở Videha, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị". Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người.
3. The brahmin householders of Opasāda heard: “The recluse Gotama… (as Sutta 91, §3)…
Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài tuyên dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"
Now it is good see such arahants.”
Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Opasāda, từng đoàn, từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Opasāda và đi đến ngõ phía Bắc, rừng chư Thiên, rừng cây sa-la.
4. Then the brahmin householders of Opasāda set forth from Opasāda in groups and bands and headed northwards to the Gods’ Grove, the Sāla-tree Grove.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Caṅkī đi lên trên lầu để nghỉ trưa. Bà-la-môn Caṅkī thấy các Bà-la-môn gia chủ ở Opasāda từng đoàn, từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Opasāda và đi đến ngõ phía Bắc, rừng chư Thiên, rừng cây sa-la. Thấy vậy, Bà-la-môn Caṅkī bèn gọi người gác cửa:
5. Now on that occasion the brahmin Cankī had retired to the upper storey of his palace for his midday rest. Then he saw the brahmin householders of Opasāda setting forth from Opasāda in groups and bands and heading northwards to the Gods’ Grove, the Sāla-tree Grove. When he saw them, he asked his minister:
- Này người Gác cửa, vì sao các Bà-la-môn gia chủ ở Opasāda từng đoàn, từng đoàn lũ lượt đi ra khỏi Opasāda và đi đến ngõ phía Bắc, rừng chư Thiên, rừng cây sa-la như vậy?
“Good minister, why are the brahmin householders of Opasāda setting forth from Opasāda in groups and bands and heading northwards to the Gods’ Grove, the Sāla-tree Grove?”
- Thưa Tôn giả Caṅkī, có Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca đang du hành trong nước Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người.
6. “Sir, there is the recluse Gotama, the son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, who has been wandering in the Kosalan country… (as Sutta 91, §3)…
Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ, Ngài tuyên dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch". Nay những người ấy đi đến yết kiến Tôn giả Gotama.
They are going to see that Master Gotama.”
- Này người Gác cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn gia chủ ở Opasāda, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn gia chủ: "Bà-la-môn Caṅkī có nói: "Này các Hiền giả, hãy chờ đợi. Bà-la-môn Caṅkī sẽ tự thân hành đến yết kiến Sa-môn Gotama"."
“Then, good minister, go to the brahmin householders of Opasāda and tell them: ‘Sirs, the brahmin Cankī says this: “Please wait, sirs. The brahmin Cankī will also go to see the recluse Gotama.”’”
“Yes, sir,” the minister replied, [165] and he went to the brahmin householders of Opasāda and gave them the message.
Lúc bấy giờ, có khoảng năm trăm Bà-la-môn, từ nhiều địa phương khác nhau, đến tại Opasāda vì một vài công vụ. Những Bà-la-môn nghe: "Bà-la-môn Caṅkī sẽ đi yết kiến Sa-môn Gotama". Những Bà-la-môn ấy đến Bà-la-môn Caṅkī, khi đến xong, liền thưa với Bà-la-môn Caṅkī:
7. Now on that occasion five hundred brahmins from various states were staying at Opasāda for some business or other. They heard: “The brahmin Cankī, it is said, is going to see the recluse Gotama.” Then they went to the brahmin Cankī and asked him:
- Có phải Tôn giả Caṅkī sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama?
“Sir, is it true that you are going to see the recluse Gotama?”
- Này các Hiền giả, đó là ý định của ta. Ta sẽ đến yết kiến Sa-môn Gotama.
“So it is, sirs. I am going to see the recluse Gotama.”
- Tôn giả Caṅkī, chớ có đến yết kiến Sa-môn Gotama. Thật không xứng đáng cho tôn giả Caṅkī đến yết kiến Sa-môn Gotama; trái lại, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến Tôn giả Caṅkī.
8. “Sir, do not go to see the recluse Gotama. It is not proper, Master Cankī, for you to go to see the recluse Gotama; rather, it is proper for the recluse Gotama to come to see you.
Lại nữa, Tôn giả Caṅkī thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì Tôn giả Caṅkī thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một chỉ trích nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Caṅkī đến yết kiến Sa-môn Gotama; trái lại, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiết Bà-la-môn Caṅkī.
For you, sir, are well born on both sides, of pure maternal and paternal descent seven generations back, unassailable and impeccable in respect of birth. Since that is so, Master Cankī, it is not proper for you to go to see the recluse Gotama; rather, it is proper for the recluse Gotama to come to see you.
Lại nữa, Tôn giả Caṅkī là nhà giàu có, đại phú, sung túc. Lại nữa, Tôn giả Caṅkī là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế luận và Ðại nhân tướng.
You, sir, are rich, with great wealth and great possessions. You, sir, are a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, you are fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man.
Tôn giả Caṅkī đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng người, với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Tôn giả Caṅkī có giới hạnh, trưởng thành trong giới hạnh, thành tựu sự trưởng thành trong giới hạnh. Tôn giả Caṅkī thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác. Tôn giả Caṅkī là bậc Tôn sư của hàng Tôn sư nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc chú thuật.
You, sir, are handsome, comely, and graceful, possessing supreme beauty of complexion, with sublime beauty and sublime presence, remarkable to behold. You, sir, are virtuous, mature in virtue, possessing mature virtue. You, sir, are a good speaker with a good delivery; [166] you speak words that are courteous, distinct, flawless, and communicate the meaning. You, sir, teach the teachers of many, and you teach the recitation of the hymns to three hundred brahmin students.
Tôn giả Candi được vua Pasenadi xứ Kosala kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Caṅkī được Bà-la-môn Pokkarasati kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Tôn giả Caṅkī sống ở Opasāda, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo sung túc, một vương lãnh địa, một tịnh thí địa, một ân tứ của vua Pasenadi nước Kosala. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Caṅkī đến yết kiến Sa-môn Gotama; trái lại, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiết Tôn giả Caṅkī.
You, sir, are honoured, respected, revered, venerated, and esteemed by King Pasenadi of Kosala. You, sir, are honoured, respected, revered, venerated, and esteemed by the brahmin Pokkharasāti.882 You, sir, rule over Opasāda, a crown property abounding in living beings… a sacred grant given to you by King Pasenadi of Kosala. Since this is so, Master Cankī, it is not proper for you to go to see the recluse Gotama; rather, it is proper for the recluse Gotama to come to see you.”
Nghe nói vậy, Bà-la-môn Caṅkī nói với những vị Bà-la-môn ấy:
9. When this was said, the brahmin Cankī told those brahmins:
- Các Hiền giả hãy nghe ta giải thích, vì sao thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama; trái lại, thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta.
“Now, sirs, hear from me why it is proper for me to go to see Master Gotama, and why it is not proper for Master Gotama to come to see me.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Do điểm này thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Sa-môn Gotama.
Sirs, the recluse Gotama is well born on both sides, of pure maternal and paternal descent seven generations back, unassailable and impeccable in respect of birth. Since this is so, sirs, it is not proper for Master Gotama to come to see me; rather, it is proper for me to go to see Master Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia, từ bỏ rất nhiều vàng bạc, bỏ cả loại đang chôn dưới đất lẫn loại trên mặt đất. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên, tóc còn đen nhánh, trong tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, dầu song thân không đồng ý, khóc than, nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Sirs, the recluse Gotama went forth abandoning much gold and bullion stored away in vaults and in lofts. Sirs, the recluse Gotama went forth from the home life into homelessness while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life. Sirs, the recluse Gotama shaved off his hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness though his mother and father wished otherwise and wept with tearful faces.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với màu da thù thắng, khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng.
Sirs, the recluse Gotama is handsome, comely, and graceful, possessing supreme beauty of complexion, [167] with sublime beauty and sublime presence, remarkable to behold.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có giới hạnh, gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có thiện đức, đầy đủ thiện đức. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.
Sirs, the recluse Gotama is virtuous, with noble virtue, with wholesome virtue, possessing wholesome virtue. Sirs, the recluse Gotama is a good speaker with a good delivery; he speaks words that are courteous, distinct, flawless, and communicate the meaning.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc Tôn sư các hàng Tôn sư của nhiều người. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã diệt trừ tham dục, đã diệt được mọi xao động của tâm. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt trọng tâm vào chí thiện khi thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.
Sirs, the recluse Gotama is a teacher of the teachers of many. Sirs, the recluse Gotama is free from sensual lust and without personal vanity. Sirs, the recluse Gotama holds the doctrine of the moral efficacy of action, the doctrine of the moral efficacy of deeds; he does not seek any harm for the line of brahmins.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc cao quý, từ dòng họ Sát-đế-lỵ thanh tịnh. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama xuất gia từ chủng tộc khá giả, đại phú, tài sản sung mãn. Này các Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều quốc độ, đến hỏi đạo Sa-môn Gotama.
Sirs, the recluse Gotama went forth from an aristocratic family, from one of the original noble families. Sirs, the recluse Gotama went forth from a rich family, from a family of great wealth and great possessions. Sirs, people come from remote kingdoms and remote districts to question the recluse Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn Thiên nhân đến quy y Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, thật vậy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
Sirs, many thousands of deities have gone for refuge for life to the recluse Gotama. Sirs, a good report of the recluse Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is accomplished, fully enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable leader of persons to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed.’
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc Ðại nhân.
Sirs, the recluse Gotama possesses the thirty-two marks of a Great Man.
Này các Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisara nước Magadha, cùng với vương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala, cùng với nương tử, cung phi, thị tùng đều quy y Sa-môn Gotama. Này các Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasati cùng với các con, vợ, thị giả đều quy y Sa-môn Gotama.
Sirs, King Seniya Bimbisāra of Magadha and his wife and children have gone for refuge for life to the recluse Gotama. Sirs, King Pasenadi of Kosala and his wife and children have gone for refuge for life to the recluse Gotama. Sirs, the brahmin Pokkharasāti and his wife and children have gone for refuge for life to the recluse Gotama.
Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Opasāda, nay đang ở tại Opasāda về phía Bắc Opasāda, trong rừng chư Thiên, rừng cây sa-la. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đến ruộng làng chúng ta đều là khách của chúng ta. Ðối với khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng.
Sirs, the recluse Gotama has arrived at Opasāda and is living at Opasāda in the Gods’ Grove, the Sāla-tree Grove to the north of Opasāda. Now any recluses or brahmins that come to our town are our guests, and guests should be honoured, respected, revered, and venerated by us. Since the recluse Gotama has arrived at Opasāda, he is our guest, and as our guest should be honoured, respected, revered, and venerated by us. [168]
Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đã đến Opasāda, hiện ở tại Opasāda, về phía Bắc Opasāda, trong rừng chư Thiên, rừng cây sa-la. Như vậy Sa-môn Gotama là khách của chúng ta. Và đã là khách, chúng ta phải kính trọng, tôn sùng, chiêm ngưỡng, kính lễ, trọng vọng. Do điểm này, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta, trái lại, thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Tôn giả Gotama.
Này các Hiền giả, đó là những ưu điểm mà ta được biết về Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy ưu điểm mà thôi. Tôn giả Gotama có đến vô lượng ưu điểm.
Since this is so, sirs, it is not proper for Master Gotama to come to see me; rather, it is proper for me to go to see Master Gotama.
Này các Hiền giả, chỉ với một ưu điểm thôi, thật không xứng đáng cho Tôn giả Gotama đến yết kiến chúng ta; thật xứng đáng cho chúng ta đến yết kiến Tôn giả Gotama. Vậy tất cả chúng ta hãy đi đến yết kiến Tôn giả Gotama.
“Sirs, this much is the praise of Master Gotama that I have learned, but the praise of Master Gotama is not limited to that, for the praise of Master Gotama is immeasurable. Since Master Gotama possesses each one of these factors, it is not proper for him to come to see me; rather, it is proper for me to go to see Master Gotama. Therefore, sirs, let all of us go to see the recluse Gotama.”
Rồi Bà-la-môn Caṅkī, cùng với đại chúng Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những người chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
10. Then the brahmin Cankī, together with a large company of brahmins, went to the Blessed One and exchanged greetings with him. When this courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side.
Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi và nói lên với những Bà-la-môn trưởng thượng những lời thân hữu về vấn đề này, vấn đề khác. Khi ấy có thanh niên Bà-la-môn tên Kapathika, trẻ tuổi, đầu cạo trọc, mới có mười sáu tuổi, từ khi sanh, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế luận và Ðại nhân tướng, thanh niên này đang ngồi giữa hội chúng ấy.
11. Now on that occasion the Blessed One was seated finishing some amiable talk with some very senior brahmins. At the time, sitting in the assembly, was a brahmin student named Kāpaṭhika. Young, shaven-headed, sixteen years old, he was a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, and etymology, and the histories as a fifth; skilled in philology and grammar, he was fully versed in natural philosophy and in the marks of a Great Man.
Thanh niên này thỉnh thoảng cắt đứt cuộc đàm luận giữa Thế Tôn và các vị Bà-la-môn trưởng thượng. Rồi Thế Tôn khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kapathika:
While the very senior brahmins were conversing with the Blessed One, he repeatedly broke in and interrupted their talk. Then the Blessed One rebuked the brahmin student Kāpaṭhika thus:
- Hiền giả Bhāradvāja, chớ có cắt ngang cuộc đàm luận của các Bà-la-môn trưởng thượng. Hiền giả Bhāradvāja hãy chờ cho đến khi câu chuyện chấm dứt.
“Let not the venerable Bhāradvāja break in and interrupt the talk of the very senior brahmins while they are conversing. Let the venerable Bhāradvāja wait until the talk is finished.”
Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Caṅkī bạch Thế Tôn:
When this was said, the brahmin Cankī said to the Blessed One:
- Tôn giả Gotama, chớ có khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kapathika. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika là Thiện nam tử. Thanh niên Bà-la-môn Kapathipa là bậc đa văn. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika phát ngôn thiện xảo. Và thanh niên Bà-la-môn Kapathia là bậc có trí. Và thanh niên Bà-la-môn Kapathika có thể đàm luận với Tôn giả Gotama trong vấn đề này.
“Let not Master Gotama rebuke the brahmin student Kāpaṭhika. The brahmin student Kāpaṭhika is a clansman, he is very learned, he has a good delivery, he is wise; he is capable of taking part in this discussion with Master Gotama.”
Thế Tôn nghĩ như sau: "Thật sự thanh niên Bà-la-môn Kapathika này đã thông hiểu ba tập Veda, và các Bà-la-môn tôn trọng người này".
12. Then the Blessed One thought: “Surely, [169] since the brahmins honour him thus, the brahmin student Kāpaṭhika must be accomplished in the scriptures of the Three Vedas.”
Và thanh niên Bà-la-môn Kapathika nghĩ như sau: "Khi nào Sa-môn Gotama lấy mắt nhìn con mắt ta, ta sẽ hỏi Sa-môn Gotama".
Then the brahmin student Kāpaṭhika thought: “When the recluse Gotama catches my eye, I shall ask him a question.”
Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết được tâm tư của thanh niên Bà-la-môn Kapathika liền lấy mắt nhìn thanh niên Bà-la-môn Kapathika. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika suy nghĩ: "Sa-môn Gotama chăm chú nhìn ta, vậy ta hãy hỏi Sa-môn Gotama một câu hỏi". Rồi thanh niên Bà-la-môn Kapathika bạch Thế Tôn:
Then, knowing with his own mind the thought in the brahmin student Kāpaṭhika’s mind, the Blessed One turned his eye towards him. Then the brahmin student Kāpaṭhika thought: “The recluse Gotama has turned towards me. Suppose I ask him a question.” Then he said to the Blessed One:
- Thưa Tôn giả Gotama, câu chú thuật (mantapadam) của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các vị Bà-la-môn chắc chắn đi đến kết luận: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Ở đây, Tôn giả Gotama đã nói gì?
“Master Gotama, in regard to the ancient brahmanic hymns that have come down through oral transmission, preserved in the collections, the brahmins come to the definite conclusion: ‘Only this is true, anything else is wrong.’ What does Master Gotama say about this?”
- Nhưng này Bhāradvāja, có một Bà-la-môn nào giữa các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"?
- Thưa không, Tôn giả Gotama.
13. “How then, Bhāradvāja, among the brahmins is there even a single brahmin who says thus: ‘I know this, I see this: only this is true, anything else is wrong’?” — “No, Master Gotama.”
- Nhưng này Bhāradvāja, có một vị Tôn sư nào của các vị Bà-la-môn, cho đến vị Tôn sư của các vị Tôn sư trở lui cho đến bảy đời, các vị Ðại Tôn sư đã nói như sau: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"?
- Thưa không, Tôn giả Gotama.
“How then, Bhāradvāja, among the brahmins is there even a single teacher or a single teacher’s teacher back to the seventh generation of teachers who says thus: ‘I know this, I see this: only this is true, anything else is wrong’?” — “No, Master Gotama.”
- Nhưng này Bhāradvāja, thuở xưa những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm. Như là Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamatagggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"?
- Thưa không, Tôn giả Gotama.
“How then, Bhāradvāja, the ancient brahmin seers, the creators of the hymns, the composers of the hymns, whose ancient hymns that were formerly chanted, uttered, and compiled, the brahmins nowadays still chant and repeat, repeating what was spoken and reciting what was recited — that is, Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, and Bhagu883 — did even these ancient brahmin seers say thus: ‘We know this, we see this: only this is true, anything else is wrong’?” — [170] “No, Master Gotama.”
- Như vậy này Bhāradvāja, không có một Bà-la-môn nào nói như vậy với một Bà-la-môn: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Không có một vị Tôn sư nào của các vị Bà-la-môn, một vị Ðại Tôn sư, cho đến bảy đời, vị Ðại Tôn sư đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm".
“So, Bhāradvāja, it seems that among the brahmins there is not even a single brahmin who says thus: ‘I know this, I see this: only this is true, anything else is wrong.’ And among the brahmins there is not even a single teacher or a single teacher’s teacher back to the seventh generation of teachers, who says thus: ‘I know this, I see this: only this is true, anything else is wrong.’
Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú và nay, những Bà-la-môn hiện tại cũng đã hát lên, nói lên giống như các vị trước đã làm. Như là Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Angirasa, Bhāradvāja, Vasettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy không có nói như sau: "Chúng tôi biết việc này, chúng tôi thấy việc này. Chỉ có đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm".
And the ancient brahmin seers, the creators of the hymns, the composers of the hymns… even these ancient brahmin seers did not say thus: ‘We know this, we see this: only this is true, anything else is wrong.’
Ví như này, Bhāradvāja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Bhāradvāja, Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Này Bhāradvāja, Ông nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà-la-môn trở thành không có căn cứ?
Suppose there were a file of blind men each in touch with the next: the first one does not see, the middle one does not see, and the last one does not see. So too, Bhāradvāja, in regard to their statement the brahmins seem to be like a file of blind men: the first one does not see, the middle one does not see, and the last one does not see. What do you think, Bhāradvāja, that being so, does not the faith of the brahmins turn out to be groundless?”
- Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không phải chỉ dựa trên lòng tin, các Bà-la-môn ở đây còn dựa trên điều nghe (tùy văn: anussava).
14. “The brahmins honour this not only out of faith, Master Gotama. They also honour it as oral tradition.”
- Trước hết, này Bhāradvāja, Ông đi đến lòng tin, nay Ông nói đến tùy văn. Này Bhāradvāja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận quan điểm. Này Bhāradvāja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Tuy vậy, này Bhāradvāja, có điều được khéo tin tưởng, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là thật, chân, không thay đổi.
“Bhāradvāja, first you took your stand on faith, now you speak of oral tradition. There are five things, Bhāradvāja, that may turn out in two different ways here and now. What five? Faith, approval, oral tradition, reasoned cogitation, and reflective acceptance of a view.884 These five things may turn out in two different ways here and now. Now something may be fully accepted out of faith, yet it may be empty, hollow, and false; but something else may not be fully accepted out of faith, yet it may be factual, true, and unmistaken.
Lại nữa này Bhāradvāja, có điều được khéo tùy hỷ... được khéo tùy văn... được khéo cân nhắc suy tư... được khéo chấp nhận, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo chấp nhận, có thể là thật, chân, không thay đổi. Hộ trì chân lý, này Bhāradvāja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"
Again, [171] something may be fully approved of… well transmitted… well cogitated… well reflected upon, yet it may be empty, hollow, and false; but something else may not be well reflected upon, yet it may be factual, true, and unmistaken. [Under these conditions] it is not proper for a wise man who preserves truth to come to the definite conclusion: ‘Only this is true, anything else is wrong.’”885
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lý? Cho đến mức độ nào, chân lý được hộ trì? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý.
15. “But, Master Gotama, in what way is there the preservation of truth?886 How does one preserve truth? We ask Master Gotama about the preservation of truth.”
- Này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tin và nói: "Ðây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây, chưa phải là giác ngộ chân lý.
“If a person has faith, Bhāradvāja, he preserves truth when he says: ‘My faith is thus’; but he does not yet come to the definite conclusion: ‘Only this is true, anything else is wrong.’ In this way, Bhāradvāja, there is the preservation of truth; in this way he preserves truth; in this way we describe the preservation of truth. But as yet there is no discovery of truth.887
Này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tùy hỷ, này Bhāradvāja, nếu có người có lòng tùy văn; này Bhāradvāja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do; này Bhāradvāja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm".
“If a person approves of something… if he receives an oral tradition… if he [reaches a conclusion based on] reasoned cogitation… if he gains a reflective acceptance of a view, he preserves truth when he says: ‘My reflective acceptance of a view is thus’; but he does not yet come to the definite conclusion: ‘Only this is true, anything else is wrong.’
Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, chúng tôi chủ trương hộ trì và cho đến như vậy, này Bhāradvāja, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây chưa phải sự giác ngộ chân lý.
In this way too, Bhāradvāja, there is the preservation of truth; in this way he preserves truth; in this way we describe the preservation of truth. But as yet there is no discovery of truth.”
- Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chân lý được hộ trì. Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chúng con nhìn thấy hộ trì chân lý. Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lý? Cho đến mức độ nào chân lý được giác ngộ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lý.
16. “In that way, Master Gotama, there is the preservation of truth; in that way one preserves truth; in that way we recognise the preservation of truth. But in what way, Master Gotama, is there the discovery of truth? In what way does one discover truth? We ask Master Gotama about the discovery of truth.”
- Ở đây, này Bhāradvāja, Tỷ-kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con trai một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp, si pháp. Người này nghĩ rằng: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có tham ái hay không, do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy," hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài".
17. “Here, Bhāradvāja, a bhikkhu may be living in dependence on some village or town.888 Then a householder or a householder’s son goes to him and investigates him in regard to three kinds of states: [172] in regard to states based on greed, in regard to states based on hate, and in regard to states based on delusion: ‘Are there in this venerable one any states based on greed such that, with his mind obsessed by those states, while not knowing he might say, “I know,” or while not seeing he might say, “I see,” or he might urge others to act in a way that would lead to their harm and suffering for a long time?’
Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Vị Tôn giả ấy không có những tham pháp, do những tham pháp này tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy"; hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng tham.
As he investigates him he comes to know: ‘There are no such states based on greed in this venerable one. The bodily behaviour and the verbal behaviour of this venerable one are not those of one affected by greed.
Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận; pháp ấy không thể do một người có lòng tham khéo giảng".
And the Dhamma that this venerable one teaches is profound, hard to see and hard to understand, peaceful and sublime, unattainable by mere reasoning, subtle, to be experienced by the wise. This Dhamma cannot easily be taught by one affected by greed.’
Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch không có những tham pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các sân pháp: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có sân pháp hay không, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài".
18. “When he has investigated him and has seen that he is purified from states based on greed, he next investigates him in regard to states based on hate: ‘Are there in this venerable one any states based on hate such that, with his mind obsessed by those states… he might urge others to act in a way that would lead to their harm and suffering for a long time?’
Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những sân pháp, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động, khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng sân.
As he investigates him, he comes to know: ‘There are no such states based on hate in this venerable one. The bodily behaviour and the verbal behaviour of this venerable one are not those of one affected by hate.
Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng sân khéo giảng".
And the Dhamma that this venerable one teaches is profound… to be experienced by the wise. This Dhamma cannot easily be taught by one affected by hate.’
Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những sân pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các si pháp: "Không hiểu tôn giả ấy có si pháp hay không, do những si pháp này, tâm của vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài".
19. “When he has investigated him and has seen that he is purified from states based on hate, [173] he next investigates him in regard to states based on delusion: ‘Are there in this venerable one any states based on delusion such that, with his mind obsessed by those states… he might urge others to act in a way that would lead to their harm and suffering for a long time?’
Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những si pháp, do những si pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy, vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng si.
As he investigates him, he comes to know: ‘There are no such states based on delusion in this venerable one. The bodily behaviour and the verbal behaviour of this venerable one are not those of one affected by delusion.
Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng si khéo giảng".
And the Dhamma that this venerable one teaches is profound… to be experienced by the wise. This Dhamma cannot easily be taught by one affected by delusion.’
Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những si pháp, người này sanh lòng tin đối với vị ấy, với lòng tin sanh, người này đến gần, khi đến gần liền thân cận giao thiệp, do thân cận giao thiệp, nên lóng tai, lóng tai, người ấy nghe pháp, sau khi nghe, liền thọ trì pháp,
20. “When he has investigated him and has seen that he is purified from states based on delusion, then he places faith in him; filled with faith he visits him and pays respect to him; having paid respect to him, he gives ear; when he gives ear, he hears the Dhamma; having heard the Dhamma, he memorises it and examines the meaning of the teachings he has memorised;
rồi tìm hiểu ý nghĩa các pháp được thọ trì; trong khi tìm hiểu ý nghĩa, các pháp được hoan hỷ chấp nhận; khi các pháp được hoan hỷ chấp nhận, ước muốn sanh, khi ước muốn sanh, liền cố gắng, sau khi cố gắng liền cân nhắc, sau khi cân nhắc, người ấy tinh cần. Trong khi tinh cần, người ấy tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ, người ấy thấy.
when he examines their meaning, he gains a reflective acceptance of those teachings; when he has gained a reflective acceptance of those teachings, zeal springs up; when zeal has sprung up, he applies his will; having applied his will, he scrutinises;889 having scrutinised, he strives;890 resolutely striving, he realises with the body the supreme truth and sees it by penetrating it with wisdom.891
Cho đến mức độ này, này Bhāradvāja là sự giác ngộ chân lý, cho đến mức độ này, chân lý được giác ngộ, và cho đến mức độ này, chúng tôi chủ trương sự giác ngộ chân lý. Nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý.
In this way, Bhāradvāja, there is the discovery of truth; in this way one discovers truth; in this way we describe the discovery of truth. But as yet there is no final arrival at truth.”892
- Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là giác ngộ chân lý, cho đến như vậy, chân lý được giác ngộ, và cho đến như vậy chúng con thấy giác ngộ chân lý. Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là chứng đạt được chân lý, cho đến mức độ nào chân lý được chứng đạt? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về sự chứng đạt chân lý.
21. “In that way, Master Gotama, there is the discovery of truth; in that way one discovers truth; in that way we recognise the discovery of truth. But in what way, Master Gotama, is there the final arrival at truth? In what way does one finally arrive at truth? We ask Master Gotama about the final arrival at truth.” [174]
- Này Bhāradvāja, chính nhờ luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt. Cho đến như vậy, này Bhāradvāja, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy, chân lý được chứng đạt, cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương sự chứng đạt chân lý.
“The final arrival at truth, Bhāradvāja, lies in the repetition, development, and cultivation of those same things. In this way, Bhāradvāja, there is the final arrival at truth; in this way one finally arrives at truth; in this way we describe the final arrival at truth.”
- Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy chân lý được chứng đạt, và cho đến như vậy, chúng con thấy chứng đạt chân lý. Nhưng trong sự chứng đạt chân lý, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự chứng đạt chân lý, pháp nào được hành trì nhiều.
22. “In that way, Master Gotama, there is the final arrival at truth; in that way one finally arrives at truth; in that way we recognise the final arrival at truth. But what, Master Gotama, is most helpful for the final arrival at truth? We ask Master Gotama about the thing most helpful for the final arrival at truth.”
- Trong sự chứng đạt chân lý, này Bhāradvāja, tinh cần được hành trì nhiều. Nếu không tinh cần theo đuổi chân lý thì không thể chứng đạt chân lý. Nhưng nếu tinh cần thì chứng đạt được chân lý. Do vậy, trong sự chứng đạt chân lý, tinh cần được hành trì nhiều.
“Striving is most helpful for the final arrival at truth, Bhāradvāja. If one does not strive, one will not finally arrive at truth; but because one strives, one does finally arrive at truth. That is why striving is most helpful for the final arrival at truth.”
- Trong sự tinh cần, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự tinh cần, pháp nào được hành trì nhiều.
23. “But what, Master Gotama, is most helpful for striving? We ask Master Gotama about the thing most helpful for striving.”
- Trong sự tinh cần, này Bhāradvāja, sự cân nhắc được hành trì nhiều. Nếu không cân nhắc thì không thể tinh cần theo đuổi chân lý. Nếu có cân nhắc sẽ được tinh cần; do vậy, trong sự tinh cần, cân nhắc được hành trì nhiều.
“Scrutiny is most helpful for striving, Bhāradvāja. If one does not scrutinise, one will not strive; but because one scrutinises, one strives. That is why scrutiny is most helpful for striving.”
- Trong sự cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự cân nhắc, pháp nào được hành trì nhiều.
24. “But what, Master Gotama, is most helpful for scrutiny? We ask Master Gotama about the thing most helpful for scrutiny.”
- Trong sự cân nhắc, này Bhāradvāja, cố gắng được hành trì nhiều. Nếu không cố gắng thì không thể cân nhắc. Nhưng nếu có cố gắng thì có cân nhắc; do vậy trong sự cân nhắc, thì cố gắng được hành trì nhiều.
“Application of the will is most helpful for scrutiny, Bhāradvāja. If one does not apply one’s will, one will not scrutinise; but because one applies one’s will, one scrutinises. That is why application of the will is most helpful for scrutiny.”
- Trong sự cố gắng, Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự cố gắng, pháp nào được hành trì nhiều.
25. “But what, Master Gotama, is most helpful for application of the will? We ask Master Gotama about the thing most helpful for application of the will.”
- Trong sự cố gắng, này Bhāradvāja, ước muốn được hành trì nhiều. Nếu ước muốn đối với chân lý ấy không khởi lên thì không có cố gắng. Vì ước muốn có khởi lên nên có cố gắng, do vậy, trong sự cố gắng, ước muốn được hành trì nhiều.
“Zeal is most helpful for application of the will, Bhāradvāja. If one does not arouse zeal, one will not apply one’s will; but because one arouses zeal, one applies one’s will. That is why zeal is most helpful for application of the will.”
- Trong ước muốn, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con muốn hỏi Tôn giả Gotama, trong ước muốn, pháp nào được hành trì nhiều.
26. “But what, Master Gotama, is most helpful for zeal? [175] We ask Master Gotama about the thing most helpful for zeal.”
- Trong ước muốn, này Bhāradvāja, hoan hỷ chấp nhận pháp được hành trì nhiều. Nếu không hoan hỷ chấp nhận pháp thì ước muốn không khởi lên. Vì có hoan hỷ chấp nhận pháp nên ước muốn khởi lên; do vậy, trong ước muốn, hoan hỷ chấp nhận pháp được hành trì nhiều.
“A reflective acceptance of the teachings is most helpful for zeal, Bhāradvāja. If one does not gain a reflective acceptance of the teachings, zeal will not spring up; but because one gains a reflective acceptance of the teachings, zeal springs up. That is why a reflective acceptance of the teachings is most helpful for zeal.”
- Nhưng trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, pháp nào được hành trì nhiều.
27. “But what, Master Gotama, is most helpful for a reflective acceptance of the teachings? We ask Master Gotama about the thing most helpful for a reflective acceptance of the teachings.”
- Trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, này Bhāradvāja, tìm hiểu ý nghĩa được hành trì nhiều. Nếu không tìm hiểu ý nghĩa thì không hoan hỷ chấp nhận pháp. Và vì có tìm hiểu ý nghĩa nên có sự chấp nhận pháp; do vậy, trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, tìm hiểu ý nghĩa được hành trì nhiều.
“Examination of the meaning is most helpful for a reflective acceptance of the teachings, Bhāradvāja. If one does not examine their meaning, one will not gain a reflective acceptance of the teachings; but because one examines their meaning, one gains a reflective acceptance of the teachings. That is why examination of the meaning is most helpful for a reflective acceptance of the teachings.”
- Nhưng trong sự tìm hiểu ý nghĩa, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự tìm hiểu ý nghĩa, pháp nào được hành trì nhiều.
28. “But what, Master Gotama, is most helpful for examination of the meaning? We ask Master Gotama about the thing most helpful for examination of meaning.”
- Trong sự tìm hiểu ý nghĩa, này Bhāradvāja, thọ trì pháp được hành trì nhiều. Nếu không có thọ trì pháp thì không tìm hiểu ý nghĩa. Và vì có thọ trì pháp, nên có tìm hiểu ý nghĩa; do vậy, trong sự tìm hiểu ý nghĩa, thọ trì pháp được hành trì nhiều.
“Memorising the teachings is most helpful for examining the meaning, Bhāradvāja. If one does not memorise a teaching, one will not examine its meaning; but because one memorises a teaching, one examines its meaning.”
- Trong sự thọ trì pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Trong sự thọ trì pháp, chúng con hỏi Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều.
29. “But what, Master Gotama, is most helpful for memorising the teachings? We ask Master Gotama about the thing most helpful for memorising the teachings.”
- Trong sự thọ trì pháp, này Bhāradvāja, nghe pháp được hành trì nhiều. Nếu không nghe pháp thì không có thọ trì pháp. Và do có nghe pháp nên có thọ trì pháp; do vậy, trong sự thọ trì pháp, nghe pháp được hành trì nhiều.
“Hearing the Dhamma is most helpful for memorising the teachings, Bhāradvāja. If one does not hear the Dhamma, one will not memorise the teachings; but because one hears the Dhamma, one memorises the teachings. That is why hearing the Dhamma is most helpful for memorising the teachings.”
- Trong sự nghe pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự nghe pháp, pháp nào được hành trì nhiều.
30. “But what, Master Gotama, is most helpful for hearing the Dhamma? We ask Master Gotama about the thing most helpful for hearing the Dhamma.”
- Trong sự nghe pháp, này Bhāradvāja, lóng tai được hành trì nhiều. Nếu không có lóng tai thì không có nghe pháp. Và vì có lóng tai nên có nghe pháp; do vậy, trong sự nghe pháp, lóng tai được hành trì nhiều.
“Giving ear is most helpful for hearing the Dhamma, Bhāradvāja. [176] If one does not give ear, one will not hear the Dhamma; but because one gives ear, one hears the Dhamma. That is why giving ear is most helpful for hearing the Dhamma.”
- Trong sự lóng tai, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự lóng tai, pháp nào được hành trì nhiều.
31. “But what, Master Gotama, is most helpful for giving ear? We ask Master Gotama about the thing most helpful for giving ear.”
- Trong sự lóng tai, này Bhāradvāja, thân cận giao thiệp được hành trì nhiều. Nếu không có thân cận giao thiệp thì không có lóng tai. Vì có thân cận giao thiệp nên có lóng tai; do vậy, trong sự lóng tai, thân cận giao thiệp được hành trì nhiều.
“Paying respect is most helpful for giving ear, Bhāradvāja. If one does not pay respect, one will not give ear; but because one pays respect, one gives ear. That is why paying respect is most helpful for giving ear.”
- Trong sự thân cận giao thiệp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự thân cận giao thiệp, pháp nào được hành trì nhiều.
32. “But what, Master Gotama, is most helpful for paying respect? We ask Master Gotama about the thing most helpful for paying respect.”
- Trong sự thân cận giao thiệp, này Bhāradvāja, đi đến gần được hành trì nhiều. Nếu không đi đến gần thì không có thân cận giao thiệp. Và vì có đi đến gần nên có thân cận giao thiệp; do vậy, trong sự thân cận giao thiệp, đi đến gần được hành trì nhiều.
“Visiting is most helpful for paying respect, Bhāradvāja. If one does not visit [a teacher], one will not pay respect to him; but because one visits [a teacher], one pays respect to him. That is why visiting is most helpful for paying respect.”
- Trong sự đi đến gần, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự đi đến gần, pháp nào được hành trì nhiều.
33. “But what, Master Gotama, is most helpful for visiting? We ask Master Gotama about the thing most helpful for visiting.”
- Trong sự đi đến gần, này Bhāradvāja, lòng tin được hành trì nhiều. Nếu lòng tin không sanh thì không đi đến gần. Và vì lòng tin sanh, nên có đi đến gần; do vậy, trong sự đi đến gần, lòng tin được hành trì nhiều.
“Faith is most helpful for visiting, Bhāradvāja. If faith [in a teacher] does not arise, one will not visit him; but because faith [in a teacher] arises, one visits him. That is why faith is most helpful for visiting.”
- Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về hộ trì chân lý. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận, và do vậy, chúng con hoan hỷ. Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về giác ngộ chân lý. Chúng con đã tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ.
34. “We asked Master Gotama about the preservation of truth, and Master Gotama answered about the preservation of truth; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied. We asked Master Gotama about the discovery of truth, and Master Gotama answered about the discovery of truth; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied.
Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về chứng đạt chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về chứng đạt chân lý. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ. Trong sự chứng đạt chân lý, chúng con hỏi Tôn giả Gotama về pháp nào được hành trì nhiều. Trong sự chứng đạt chân lý, Tôn giả Gotama đã trả lời pháp nào được hành trì nhiều. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ.
We asked Master Gotama about the final arrival at truth, and Master Gotama answered about the final arrival at truth; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied. [177] We asked Master Gotama about the thing most helpful for the final arrival at truth, and Master Gotama answered about the thing most helpful for the final arrival at truth; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied.
Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về bất cứ điều gì, Tôn giả Gotama đã trả lời các điều ấy. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ. Thưa Tôn giả Gotama, xưa kia chúng con biết (sự phân biệt) như sau: "Và ai là những Sa-môn trọc đầu, tiện nô, hắc nô, sanh từ gót chân của Phạm thiên, và ai là những người hiểu biết Chánh Pháp".
Whatever we asked Master Gotama about, that he has answered us; we approve of and accept that answer, and so we are satisfied. Formerly, Master Gotama, we used to think: ‘Who are these bald-pated recluses, these swarthy menial offspring of the Kinsman’s feet, that they would understand the Dhamma?’893
Thật sự Tôn giả Gotama đã làm sống dậy nơi con lòng ái kính Sa-môn đối với các Sa-môn, lòng tin kính Sa-môn đối với các Sa-môn.
But Master Gotama has indeed inspired in me love for recluses, confidence in recluses, reverence for recluses.
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.
35. “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… (as Sutta 91, §37)…
Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.
From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”





_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.93.18 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...


Copyright © Liên Phật Hội 2020 - United Buddhist Foundation - Rộng Mở Tâm Hồn
Hoan nghênh mọi hình thức góp sức phổ biến rộng rãi thông tin trên trang này, nhưng vui lòng ghi rõ xuất xứ và không tùy tiện thêm bớt.

Sách được đăng tải trên trang này là do chúng tôi giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
We are the copyright holder of all books published here or have the rights to publish them on behalf of the authors / translators.

Website này có sử dụng cookie để hiển thị nội dung phù hợp với từng người xem. Quý độc giả nên bật cookie (enable) để có thể xem được những nội dung tốt nhất.
Phiên bản cập nhật năm 2016, đã thử nghiệm hoạt động tốt trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau.
Để tận dụng tốt nhất mọi ưu điểm của website, chúng tôi khuyến nghị sử dụng Google Chrome - phiên bản mới nhất.


Rộng Mở Tâm Hồn Liên hệ thỉnh Kinh sách Phật học