HomeIndex

Nhật Liên

日 蓮 ; J: nichiren; 1222-1282;

Cao tăng Nhật Bản, Khai tổ tông Nhật Liên. Theo quan niệm của Sư, biểu hiện cao quí tuyệt đỉnh của Phật pháp chính là Diệu pháp liên hoa kinh và chỉ bộ kinh này mới có thể cứu độ chúng sinh. Sư c̣n cho rằng, tinh hoa của Phật giáo đă trọn vẹn cô đọng lại trong tên của kinh này và v́ vậy, phương pháp tu hành chính của tông này là niệm câu »Nam-mô diệu pháp liên hoa kinh« (j: namu myōhō reng-kyō).

Nhật Liên là người chỉ trích mọi trường phái khác của Phật giáo, muốn đưa Nhật Liên tông làm quốc giáo. Sư chỉ trích cả chính quyền đương thời và cuối cùng bị lên án tử h́nh nhưng được cứu thoát trong một trường hợp lạ lùng, sau đó bị lưu đày trên một ḥn đảo. Nhật Liên trở về Liêm Thương (kamakura) năm 1274 và tám năm sau th́ mất.

Sư là con một ngư phủ nghèo tại miền Nam nước Nhật, xuất gia thụ giới năm 15 tuổi tại chùa Thanh Trừng ở quê. Trên đường t́m đạo, Sư đến Liêm Thương (kamakura) và sau đó lên núi Tỉ Duệ (hieizan), trung tâm của Thiên Thai tông Nhật Bản. Sư nhận thấy Thiên Thai tông với giáo pháp theo Diệu pháp liên hoa kinh rất gần với tư tưởng của ḿnh. Năm 1253, Sư trở về chùa cũ v́ thấy kinh Diệu pháp liên hoa không c̣n đóng vai tṛ quan trọng nữa trong Thiên Thai tông. Sư tự lập ra môn phái mới và cho rằng chỉ có Diệu pháp liên hoa mới cứu độ con người, là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Quan điểm của Sư rất cực đoan, cho rằng chỉ cần tụng đọc tên bộ kinh này là đủ. V́ thế mà Sư bị trục xuất ra khỏi chùa. Sau đó Sư truyền bá giáo pháp của ḿnh ngay ngoài đường ngoài chợ và công kích mănh liệt các tông phái khác. Sư tuyên truyền rằng Tịnh độ tông (jōdō-shū) chỉ dẫn người ta xuống địa ngục, Pháp Nhiên (hōnen, người sáng lập Tịnh độ tông) là »kẻ thù của chư Phật«, chịu trách nhiệm về t́nh trạng lụn bại tại Nhật. Thiền tông (zen-shū) chỉ là tông phái của ma quỉ, Chân ngôn tông (shingon-shū) là sự khánh kiệt và Luật tông (ritsu-shū) là sự phản bội. Sư cho rằng, muốn cứu nước Nhật cần thống nhất các môn phái dưới giáo pháp của kinh Diệu pháp liên hoa. Cuối cùng Sư bị lưu đày trên đảo Tá Độ (sado). Nơi đây, Sư viết một số tác phẩm và tự xem ḿnh là tái sinh của hai vị Bồ Tát có trách nhiệm cứu quốc và truyền bá kinh Diệu pháp liên hoa. Sư coi trọng đại nguyện phải truyền bá giáo pháp này trong thời mạt pháp và chịu đựng mọi gian khổ.