Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Tứ Pháp Kinh [大乘四法經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Tứ Pháp Kinh [大乘四法經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.03 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự ở vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) trong rừng Thệ Đa (Jeṭavaṇa) tại Thất La Phiệt (Śrāvastya) cùng với chúng Đại Bật Sô gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự. Lại có vô lượng chúng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các vị Bật Sô: “Có bốn loại Pháp mà Bồ Tát Ma Ha Tát tận hết số tuổi thọ, thường nên tu hành, cho đến tuy gặp nhân duyện bị mất mạng, cũng chẳng được bông bỏ.
Nhóm nào là bốn ?
_Này các Bật Sô ! Bồ Tát tận hết tuổi thọ cho đến gặp phải nhân duyên bị mất mạng, quyết định chẳng buông bỏ Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)
_Này các Bật Sô ! Bồ Tát tận hết tuổi thọ cho đến gặp phải nhân duyên bị mất mạng, quyết định chẳng buông bỏ Thiện Tri Thức (Kalyāṇamitra:Người chính trực có Đức Hạnh, hay dạy Chính Đạo cho người khác)
_ Này các Bật Sô ! Bồ Tát tận hết tuổi thọ cho đến gặp phải nhân duyên bị mất mạng, chẳng được vứt bỏ sự yêu thích kham nhẫn (Kṣānti)
_ Này các Bật Sô ! Bồ Tát tận hết tuổi thọ cho đến gặp phải nhân duyên bị mất mạng, quyết định chẳng buông bỏ chốn A Luyện Nhã (Araṇya: chỗ cách xa làng xóm từ 300 đến 600 bộ, nơi cư trú của chư Tăng).
Này các Bật Sô ! Bốn Pháp như vậy, Bồ Tát tận hết tuổi thọ thường nên giữ bền chắc, chẳng thà bị mất thân mạng chứ chẳng nên buông lìa.
Khi ấy Đức Thế Tôn diễn lại nghĩa ấy lần nữa, nói Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) rằng:
“Bậc Minh Tuệ (Trí Tuệ sáng suốt) ở đời
Nên phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)
Thường nghĩ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)
Luôn gần Thiện Tri Thức (Kalyāṇamitra)
Trụ yêu thích kham nhẫn
Ở chốn A Luyện Nhã (Araṇya)
Giống như vua Sư Tử (Siṃha-rāja)
Xa lìa các sợ hãi”
Các bậc có Trí Tuệ sáng suốt (Minh Tuệ) tu hành Pháp này sẽ mau hay vượt qua mọi mạng lưới của Ma La (Māra: loài Ma), mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi)”
Khi Đức Bạc Già Phạm nói Kinh này xong thời các nhóm Bật Sô đều vui vẻ, phụng hành.
KINH BỐN PHÁP CỦA ĐẠI THỪA _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Phật Giáo Yếu Lược


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.243.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập