Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Lời vào sách »»

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma
»» Lời vào sách

Donate

(Lượt xem: 11.998)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma - Lời vào sách

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Mão, nhằm ngày 9 tháng 6 năm 1999, đúng vào ngày thứ ba trong tuần. Nếu kể trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay có 90 ngày, thì sau 9 ngày vào hạ tôi đã bắt đầu viết tác phẩm thứ 27 này.

Phật Đản năm nay 1999 (2543) quá đông Phật Tử về chùa tham dự, ít ra cũng 8.000 người đi lễ với 2.000 chiếc xe hơi, đến từ khắp nơi trên nước Đức và Âu Châu. Đây là một con số kỷ lục, từ 20 năm nay chưa từng có. Có thể là dấu hiệu đáng mừng mà đồng thời cũng đáng lo. Vì số người càng ngày càng đông thì bao nhiêu vấn đề khác bên cạnh cũng được đặt ra. Ví dụ như trật tự, vệ sinh, phục vụ ăn uống v.v... Nhưng lạy Phật, rồi bao nhiêu chuyện cũng qua đi, để lại cho sân chùa vào chiều ngày 30 tháng 5 năm 1999 một núi rác. Dĩ nhiên, về mặt tinh thần có nhiều điều đáng nói hơn, nhưng kết quả của một lần như thế không chỉ thuần về mặt tích cực, mà mặt tiêu cực bao giờ cũng phải đi kèm. Điều quan trọng là Ban Tổ Chức phải tìm cách khắc phục mà thôi.

Năm nay cũng là năm cuối của thế kỷ 20. Sang năm 2000 chúng ta sẽ đón mừng Phật Đản của một thế kỷ mới. Thế kỷ thứ 21 này có lẽ cũng còn nhiều mối bận tâm cho các nhà Tôn Giáo, Chính Trị, Xã Hội học hơn. Vì xã hội càng phát triển thì bao nhiêu nhu cầu khác cũng tiếp tục tăng theo, kể cả 2 mặt tốt lẫn xấu. Đầu thế kỷ 20 này, trên 5 châu lục, cũng chừng ấy đất đai canh tác, chừng ấy tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ có hơn 2 tỷ người cư ngụ. Bước sang thế kỷ 21, đất đai canh tác vẫn không tăng thêm. Tài nguyên thiên nhiên mỗi ngày mỗi xài phí đi rất nhiều, mà nhân khẩu trên thế giới cho đến đầu thế kỷ 21 đã lên hơn 6 tỷ người. Chỉ mới 100 năm thôi mà con số ấy tăng hơn gấp đôi. Quả là khủng khiếp. Rồi đây nhân loại sẽ đắm chìm vào khổ đau vật chất cũng như sự dằn vặt của tinh thần. Nếu mỗi người trong chúng ta không tự cứu lấy mình bằng con đường ý thức trọn vẹn của sự sống này, thì quả thật là khổ.

Sau khi uống xong 3 tuần trà như thường lệ, tôi trở lại bàn viết, bắt đầu viết sau khi vị đắng, ngọt của trà càng thấm từ cuống họng xuống đến tâm can của mình, tôi càng thấm thía hơn cho cuộc đời và sự vật. Vì tất cả chẳng có gì tồn tại cả. Sau khi đã sinh ra, lớn lên, biến đổi rồi diệt vong. Tất cả đều do nhân duyên sanh và tất cả cũng đều do nhân duyên mà mất đi. Cũng như thế, xác trà cũng mất đi, hương trà cũng không còn nữa. Chỉ có ý niệm của sự uống trà là còn lại đâu đây thôi. Cuộc sống của chúng ta rồi cũng thế. Bây giờ còn trẻ, nhưng mai sau sẽ già, bịnh và chết. Cuối cùng chỉ có nghiệp lực là theo đuổi chúng ta, cũng giống như xác trà không còn nữa, chỉ còn lại cảm nhận hương vị của trà thôi.

Tôi vẫn thường hay viết và hay nói cho mọi người nghe là trong cuộc đời còn lại của tôi chỉ còn ba điều tôi lưu ý. Điều thứ nhất là đọc sách. Điều thứ hai là uống trà và điều thứ 3 là sống thong dong nơi hương đồng cỏ nội. Tôi không biết mình có thể thực hiện được trọn vẹn những điều này hay không, nhưng ngay bây giờ tôi cũng đã cố gắng vạch ra cho mình một chương trình làm việc theo hướng như vậy. Ngày xưa tôi hay đọc đủ loại sách, ngoại trừ những sách không đứng đắn, nhưng đọc mãi những sách này cũng không thấy một lối ra. Vì tất cả chỉ lẩn quẩn trong những cái tầm thường của nhân thế. Bây giờ và mai hậu tôi sẽ cố gắng chỉ đọc sách và kinh Phật. Vì nơi đây, triết lý của kinh tuy khó, nhưng nó vượt lên trên tất cả mọi sự đối đãi của cuộc đời như có không, còn mất, hơn thua, đẹp xấu v.v...

Tại chùa Phước Hậu ở Trà-Ôn, nơi ở của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, có hai câu đối rất hay. Đối rằng:

讀兵書懼戰,讀律書懼刑,讀佛書戰刑無懼。

耕堯田憂水,耕湯田憂旱,耕心田水旱何憂。

Độc binh thư cụ chiến, độc luật thư cụ hình, độc Phật thư chiến hình vô cụ.

Canh nghiêu điền ưu thủy, canh thang điền ưu hạn, canh tâm điền thủy hạn hà ưu.

Nghĩa là:

Đọc binh thư sợ chiến tranh, đọc sách luật sợ hình phạt, đọc kinh Phật không sợ chiến tranh cũng chẳng sợ hình phạt.

Cày ruộng sâu lo úng nước, cày ruộng cao lo hạn hán, cày ruộng tâm chẳng lo úng cũng không lo hạn.

Đây quả là một chân lý. Mỗi chúng ta nên cố mà tìm về.

Tại sao phải uống trà?

Trà là một loại cây thiên nhiên, có lá xanh, vị đậm, uống vào sảng khoái tinh thần, đầu óc minh mẫn, không bị hôn trầm. Trà do các thiền sư Trung Hoa phát hiện ra, có lẽ nhờ quý Ngài sống trên núi, sau đó người Nhật, người Đại Hàn, người Việt Nam mới tổ chức thành quy củ khi uống trà, nên gọi là Trà Đạo hoặc Thiền Trà v.v... Tất cả đều là những cung cách sống rất thực với nội tâm của mình. Người ta thường hay vui với thơ và trăng cùng rượu, nhưng tôi thì không say những loại ấy. Vì lẽ không hợp với người tu. Uống trà có cái hay của nó. Có thể là hai người cùng uống một ly trà ngon để thưởng thức hương vị của trà và cũng có thể nói chuyện tương giao với nhau, nhưng với tôi, thường thường chỉ uống một mình. Sau mỗi thời công phu khuya buổi sáng, tôi vào phòng tập thể dục 15 phút, đoạn lo nấu nước pha trà. Lúc này thì không cần có thị giả giúp việc, mà tự một mình làm lấy thì có ý nghĩa hơn. Ở mỗi chung trà tôi có thể thấy được độ sâu của sự việc. Ở mỗi chung trà tôi có thể thấy tâm hồn mình thanh thản lạ thường. Ở mỗi chung trà, tôi thấy mình không cần có đối tượng để thị phi, nhơn ngã, bỉ thử v.v...

Điều thứ ba là sống cảnh an nhàn ở nơi thôn dã. Có lẽ vì tôi sinh trưởng nơi quê hương đồng ruộng, nên tư tưởng lúc về già lại trở về nguồn chăng? Cũng có thể lắm! Vì lẽ thiên nhiên không giận hờn, thiên nhiên không khó chịu, không não phiền, mà thiên nhiên chỉ cung ứng cho con người những gì tươi đẹp nhất, như hoa rừng, suối mát, trái ngọt v.v... Nơi đó người ta sẽ sống an nhàn hơn và không có đối tượng để tranh nhau như trong cuộc sống hiện tại. Tôi là một con người ít thích cạnh tranh với ai, nên chỉ muốn an nhiên sống đạo mà thôi. Vì tất cả cái gì có hình tướng ở thế gian này, đâu có cái gì là thật. Tất cả đều do nhân duyên hòa hợp, rồi tất cả đều do nhân duyên thay đổi, mất mát đi thôi. Do vậy mà phải siêng năng tu tập theo chánh pháp mới là điều quan trọng hơn.

Mỗi năm có được ba tháng yên tĩnh tu hành như thế tôi rất tâm đắc và mãn nguyện. Vì đây là phần thưởng cao quý nhất để tôi và mọi người xuất gia cũng như tại gia sống nơi chùa có thì giờ trở về cuộc sống nội tâm của mình. Mỗi ngày có 3 đến 4 thời kinh và thiền tọa.

Sáng sớm từ 5 giờ 45 phút, đại chúng vân tập nơi chánh điện để hô canh tọa thiền trong vòng 15 phút. Sau đó là trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Đây là một thần chú quan trọng, nếu người tu nào lơ là chểnh mảng không tinh tấn hành trì, quả là một điều thiếu sót rất to lớn. Đến 7 giờ sáng là xong. Năm nay có thêm phần lạy danh hiệu Phật vào sau lúc đi kinh hành.

Từ 7 giờ đến 8 giờ sáng là giờ tập thể dục, uống trà và viết sách của tôi.

8 giờ điểm tâm.

8 giờ 30 đến 11 giờ cũng là giờ viết sách. Vì trong những giờ yên lặng của buổi mai, nơi thư phòng sáng sủa này, tôi có thể ngồi hàng giờ mà không sợ ai quấy rầy mình như gọi điện thoại, phải chạy tới chạy lui v.v...

11 giờ trưa tôi cùng Đại chúng quá đường - dùng cơm và đi kinh hành nhiễu Phật.

12 giờ đến 14 giờ là giờ nghỉ trưa. Sau đó là giờ đọc thư từ quý Phật Tử gởi đến chùa, hoặc đi ra ngoài xem nhân viên làm việc cũng như chia công việc cho họ.

15 giờ đến 16 giờ 30 là giờ dạy học cho Tăng chúng tại chùa. Năm nay tôi dạy 2 lần trong 1 tuần. Một lần dạy về Đại Trí Độ Luận. Đây là một bộ luận rất cao và có giá trị tuyệt vời về triết học tánh không. Luận này gồm 100 quyển đóng thành 10 tập lớn. Mỗi tập độ 300 đến 500 trang, do Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch, phải học ít nhất là 3 đến 5 năm ròng rã mới xong. Ngoài ra tôi phụ trách một lần dạy oai nghi bằng chữ Hán cho quý Cô, quý Chú mới xuất gia. Ngoài giờ tôi hướng dẫn ra, quý Thầy Giáo Thọ khác còn hướng dẫn cho Tăng chúng như kinh Thiện Ác Nhơn Quả, Luận Đại Thừa Khởi Tín, Lễ Nhạc Phật Giáo v.v...

17 giờ chiều quý Cô, quý Chú vân tập nơi chánh điện để đi công phu chiều, quý Thầy không nhứt thiết phải tham gia vào khóa lễ này.

18 giờ 30 mọi người đều dùng cháo nhẹ.

20 giờ mọi người vân tập lên chánh điện để lễ bái kinh Đại Bát Niết Bàn, mỗi chữ mỗi lạy. Năm nay là năm thứ 4 lạy kinh này. Đến hôm nay đã được 250 trang của quyển một. Mỗi đêm chúng tôi lạy từ 300 lạy trở lên. Kể trung bình trong 3 tháng chỉ lạy 2 tháng. Vì cuối tuần và những ngày lễ lạt không lạy, như thế mỗi mùa An Cư Kiết Hạ sẽ lạy được từ 18 đến 20.000 lạy. Cứ đà này thì chừng 10 năm nữa mới lạy xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, 2 quyển. Nếu có công tu tập sẽ có ngày thành tựu. Không nên thấy khó mà chùn bước. Ngày xưa có nhiều vị Thiền sư Trung Hoa mỗi ngày các Ngài làm 108 công việc lớn nhỏ khác nhau và lạy 1.000 lạy. Như vậy quả là phi phàm. Còn chúng ta bây giờ quá giải đãi như vậy, tu biết bao giờ mới đến đích?

21 giờ 30 thì lễ kinh xong, mọi người ai nấy về phòng để lo công việc riêng của mình, như thiền tọa hay chuẩn bị bài vở cho ngày mai v.v...

Đó là phần của tôi, chứ còn phần của quý Chú, quý Cô trong chùa lại bận rộn hơn nữa. Mỗi tuần phải có một ngày nấu ăn cho Đại chúng. Phải biết cúng Ngọ, cúng xuất sanh, rửa chén bát, lau dọn nhà cửa v.v... tất cả đều chia đều cho nhau, mỗi người một việc. Đó là chưa nói chuyện văn phòng, vì đã có nhiều người thiện nguyện làm giúp hết các việc rồi. Đời sống của một người tu sĩ cũng bận rộn không kém gì ở ngoài đời mấy. Ngoài đời phải vất vả tìm kế sanh nhai, trong khi đó ở nơi đạo phải dốc tâm tu niệm và dùi mài kinh sử để thăng hoa cuộc sống tâm linh của mình.

Đề tài mà tôi chọn viết năm nay là: “Tiếp Kiến Đức Đạt-lai Lạt-ma”. Sách này sẽ viết bằng 2 thứ tiếng. Phần tiếng Đức sẽ nhờ Đức Thụ chuyển ngữ và phần tài trợ in ấn cũng do cơ quan Beauftragter der Bundesregierung für Angelegenheiten der Kultur und der Medien hỗ trợ. Cơ quan này có cái tên hơi dài, nếu dịch ra tiếng Việt phải được viết như sau: Cơ quan của Chính phủ Liên Bang về công việc Văn Hóa cũng như các phương diện truyền thông. Dầu sao đi nữa đây cũng là cơ hội để mỗi năm tôi được phép xuất bản một tác phẩm. Xin cảm ơn Chính quyền Liên Bang về hảo ý này.

Viết về Đức Đạt-lai Lạt-ma đã có rất nhiều sách vở, ca tụng Ngài, tán dương Ngài bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng ở Ngài một hóa thân Bồ Tát Quan Thế Âm, có lẽ Ngài lo cái an nguy cho chúng sanh nhiều hơn là sự an nguy nơi chính Ngài, nên có lúc Ngài cũng đã nói rằng: “Người nào càng tu lâu bao nhiêu thì càng thấy mình không là gì cả.” Đó mới chính là tu. Câu nói ấy đả phá mọi lối chấp có, chấp không lâu nay và vượt lên trên tất cả. Đây là câu nói thể hiện tánh không một cách hùng hồn nhất. Sở dĩ tôi chọn đề tài này, vì lẽ tôi đã có cơ hội được trực tiếp diện kiến Ngài hai lần. Lần đầu vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 tại chùa Viên Giác Hannover nơi tôi đang trụ trì và lần thứ hai đúng hơn là tôi đi học với Ngài từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 1998 tại Schneverdingen nằm về phía Bắc nước Đức, cách Hannover độ chừng 80 cây số. Trong hai lần này tôi đã có nhiều dịp diện kiến và tiếp kiến Ngài, nên đây là một cuốn sách ghi lại những cảm nghĩ cũng như những tư tưởng của tôi về một bậc hóa thân và về Phật Giáo Tây Tạng, mà vốn ở trong nước hay ngay cả ở Nhật cũng vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Mỗi năm tôi có được một tác phẩm như thế, nhưng nếu không có sự giúp đỡ đánh máy, lay out, in ấn của Chú Sanh, anh Như Thân và các Phật Tử Thiện Hậu, Thiện Hội, Thiện Chí v.v... thì chắc chắn tác phẩm cũng sẽ không thành hình. Do vậy xin cảm ơn hết tất cả mọi người đã vì tôi và vì sự bảo tồn cũng như phát huy văn hóa của Phật Giáo Việt Nam mà cộng tác và hỗ trợ. Ngoài ra cũng phải cảm ơn những người đọc nữa. Nếu sách viết ra mà không có người đọc, kể cũng như thừa. Sách của tôi viết có lẽ không đạt được nhiều tiêu chuẩn lắm. Tuy nhiên đã là tằm thì phải nhả tơ và tơ ấy được dùng may áo cho ai thì tùy theo nhân duyên mà con người chọn lựa, chứ thân tằm không có quyền chọn lựa mà chỉ có bổn phận nhả tơ thôi.

Những sách của tôi viết nhằm ghi lại những sự kiện có thật đã xảy ra vào thời điểm năm đó, tháng đó, ngày đó v.v... và bây giờ có thể chưa cần thiết lắm, nhưng những năm tháng sau này 50 năm, 100 năm hay lâu hơn thế nữa, đây là những tài liệu mà những ai cần tham cứu đến sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại xứ Đức này không thể không cần đến.

Năm nay tôi ở vào tuổi 51, đã bắt đầu đeo kính lão rồi, như vậy cái già cái chết sẽ gần hơn. Cũng có thể 10 hay 20 năm nữa, nhưng mấy ai biết được ngày mai! Mới đó mà răng đã rụng, tóc đã bạc, mắt đã kém thì rõ ràng không là “vô thường” thì là gì nữa? Nếu ai đó cứ hẹn để già mới tu, quả là điều trễ lắm rồi đó.

Mọi việc đều đổi thay. Chung quanh ngôi chùa Viên Giác mới ngày nào còn đất trống, nhà cũ, nhưng năm nay thì khách sạn, văn phòng và siêu thị, cây xăng đã mọc lên khắp nơi rồi. Cho hay người xưa nói “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu) là vậy.

Năm 2000 sắp đến. Sẽ có nhiều triệu người đến và cũng sẽ có nhiều triệu người đi. Thành phố Hannover trở thành Thành phố của Thế giới. Rồi sau năm 2000 chuyện gì sẽ đến với thành phố này, rồi ra cũng chẳng ai biết. Chỉ biết chắc một điều là sự kiện ấy sẽ được diễn ra từ 01 tháng 6 đến 30 tháng 10 năm 2000 mà thôi. Có người vui, có kẻ buồn, có người lo, có kẻ nản chí, có người sung sướng, nhưng đồng thời cũng có không biết bao nhiêu người chống đối cho việc triển lãm thế giới này.

Thế giới ngày nay đã thu hẹp lại. Mọi chuyện xảy ra trên quả địa cầu ngày nay, qua Internet, mọi người có thể hiểu ngay ra trong nháy mắt, không phải chờ đợi nhiều ngày như ngày xưa. Ở xa như vậy mà ai cũng biết rõ. Nhưng hỏi có tự biết mình là ai không thì mọi người đều ấm ớ, không thể trả lời dứt khoát, rõ ràng. Quả là một điều tai hại. Đúng là: hiểu người dễ, nhưng hiểu mình chẳng dễ chút nào cả.

Tôi viết quyển sách thứ 27 này cũng xin hướng về thiên niên kỷ thứ 3 của loài người trên mặt đất này mà cầu nguyện cho mọi người và mọi loài có được một sự chung sống với nhau thật sự, không hận thù và không chém giết với nhau. Có như thế mọi người mới sống yên tâm trong hòa bình của kiếp sống nhân sinh ngắn ngủi này.

Kính nguyện
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover vào ngày 9 tháng 6 năm 1999
Tác giả cẩn chí
Thích Như Điển


« Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Thiếu Thất lục môn


Hai Gốc Cây

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.33.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...