Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thiền Quán Tâm »» Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền »»

Thiền Quán Tâm
»» Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền

(Lượt xem: 20.239)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền Quán Tâm - Thái Độ Chân Chánh Khi Hành Thiền

Font chữ:


1. Hành thiền là hiểu biết và quan sát một cách thư giãn thoải mái, bất cứ gì đang diễn ra - dầu tốt hay xấu.

2. Hành thiền là quan sát và nhẫn nại chờ đợi với chú niệm và hiểu biết. Thiền không phải là cố gắng chứng nghiệm những điều mà ta đã nghe giảng dạy hay đọc trong sách.

3. Chỉ quan tâm đến giây phút hiện tại. Không nên để tâm lạc mất trong quá khứ. Chớ vọng móng để tâm bay nhảy hoang dại trong tương lai.

4. Khi hành thiền, cả thân lẫn tâm đều phải thư giãn (relax), thoải mái.

5. Nếu cả thân và tâm đều mệt mỏi tức là ta đang có vấn đề trong pháp hành. Hãy xem xét lại pháp hành của ta.

6. Sao ta lại cố gắng tập trung tâm quá sức khi hành thiền? Ta có đang mong muốn điều gì không? Ta có đang trông đợi điều gì xảy ra không? Ta có đang muốn điều gì chấm dứt không? Hãy tự hỏi, xem ta có những thái độ như vậy hay không?

7. Hành thiền nên giữ tâm thư giãn và an lạc. Không thể thực hành với tâm căng thẳng.

8. Khi hành thiền không nên cố ép mình tập trung tâm quá độ, cũng không nên tự bó buộc kềm chế quá.

9. Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ nên loại bỏ những gì đang diễn ra. Chỉ quan sát và hay biết.

10. Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang xảy ra là Sân. Không hiểu biết nếu điều gì đang diễn ra hay ngưng lại là Si.

11. Chỉ đến mức mà tâm quan sát của ta không còn tham, sân hay lo âu, ta mới thật sự hành thiền.

12. Không nên trông mong, chờ đợi điều gì, không vọng móng, mong cầu điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có những thái độ này trong tâm, rất khó mà hành thiền tốt đẹp.

13. Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý mình muốn. Nên cố gắng hay biết những gì diễn ra đúng như nó là vậy.

14. Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay đang chú niệm?

15. Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?

16. Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng, thâm sâu không? Hay chỉ hay biết thoáng qua trên bề mặt?

17. Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng móng điều gì. Kết quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô ích.

18. Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai - những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta chỉ muốn những kinh nghiệm thích thú, dễ chịu? Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi đến đâu ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp lý chăng? Phải chăng đó là đường lối của Giáo Pháp (Dhamma)?

19. Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào trong khi hành thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt. Ta có đang hành thiền với thái độ chân chánh không?

20. Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy tư. Ta hành thiền không phải để ngăn ngừa suy nghĩ, mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm suy tư mỗi khi nó phát sanh.

21. Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy hay biết những ô nhiễm phát sanh cùng với nó và quan sát các ô nhiễm ấy.

22. Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan trọng, cái tâm quan sát đang hoạt động phía sau đó mới thật sự quan trọng. Nếu ta quan sát với thái độ chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối tượng đúng.

23. Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố gắng, tinh tấn (viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm) sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững chắc (samādhi, định) và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức tin tăng trưởng càng mạnh mẽ.

« Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Kinh Kim Cang


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.248.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...