Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tự lực và tha lực trong Phật giáo »» Tha lực từ góc nhìn của khoa học hiện đại »»

Tự lực và tha lực trong Phật giáo
»» Tha lực từ góc nhìn của khoa học hiện đại

Donate

(Lượt xem: 6.431)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tự lực và tha lực trong Phật giáo - Tha lực từ góc nhìn của khoa học hiện đại

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Vật lý học cổ điển nhìn toàn bộ thế giới này như một sự lắp ghép của những yếu tố vật chất rời rạc và tồn tại tự thân. Mỗi yếu tố vật chất đó đều mang một tính chất riêng biệt và do đó quyết định tính chất chung của vật thể mà chúng cấu thành. Cái bàn được tạo thành từ những mảnh gỗ làm chân bàn, mặt bàn, đinh ghép, lớp sơn bóng v.v... Phẩm chất của cái bàn được quyết định bởi phẩm chất của các yếu tố tạo thành nó, như gỗ tốt, gỗ xấu, sơn xanh, sơn vàng v.v... để cuối cùng hiện ra và được chúng ta nhận biết như một vật thể độc lập.

Hơn thế nữa, các vật thể độc lập này được tin là phải luôn tuân theo những định luật vật lý bất biến và chính xác mà trải qua dòng thời gian đã được các nhà vật lý khám phá và ghi nhận. Đối với các nhà khoa học nói chung, các nhà vật lý nói riêng, tất cả vật thể trong vũ trụ đều hình thành, thay đổi, chuyển động hay tan rã theo những quy luật nhất định, và một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học chính là khám phá những quy luật ấy, đồng thời vận dụng chúng để giải thích về tất cả các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong thực tại.

Chẳng hạn, một quả táo rơi là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, nhưng phải đến thời Newton thì các nhà vật lý mới nêu rõ được quy luật liên quan đến sự rơi của quả táo. Từ những kết quả khám phá tương tự như thế, giới khoa học đã ngầm mặc định rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều phải chịu sự chi phối của những quy luật, và chính sự tuân theo các quy luật như vậy sẽ tạo thành tính logic của mọi hiện tượng. Nắm vững các quy luật, một nhà khoa học sẽ có khả năng giải thích và tính toán chính xác về mọi hiện tượng. Chẳng hạn, việc một quả táo sẽ rơi như thế nào sau khi rời cành, với tốc độ nào, sẽ rơi xuống điểm nào... đều có thể được tính toán chính xác nếu nhà khoa học có được trong tay những dữ liệu liên quan như trọng lượng quả táo, hướng gió, sức gió vào thời điểm rơi v.v... Trong thực tế, ngày nay khoa học đã vận dụng chính những kiến thức như thế để phóng được phi thuyền đưa con người lên mặt trăng, một điều mà trước đây chỉ có trong huyền thoại. Nhiều hành tinh khác trong vũ trụ cũng có thể là điểm đến của con người trong tương lai.

Thế nhưng, sự lạc quan cũng như những quan điểm trên của các nhà khoa học đã bắt đầu lung lay và thay đổi kể từ khi Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối, cho thấy rằng một số định luật vật lý từ thời Newton là chưa hoàn toàn chính xác và cần xem xét bổ sung. Einstein đã chứng minh rằng thời gian và không gian vốn không phải là những đại lượng bất biến và riêng biệt như từ lâu chúng ta vẫn tưởng. Ngược lại, chúng có tính chất tương đối và tương quan lẫn nhau, đồng thời cũng có sự biến đổi, ít nhất là tùy thuộc vào vận tốc chuyển động. Từ những khám phá của Einstein, các nhà khoa học mới biết rằng trong thực tế thì vận tốc chuyển động có ảnh hưởng trực tiếp đến cả không gian và thời gian, nhưng ảnh hưởng này quá nhỏ ở các chuyển động thông thường nên chúng ta không thể nhận biết. Khi vận tốc được tăng nhanh, ảnh hưởng này sẽ lớn lên và do đó có thể tạo thành những biến đổi lớn. Chẳng hạn, ở vận tốc chuyển động bằng 87% vận tốc ánh sáng thì thời gian chậm lại chỉ bằng một nửa so với bình thường. Nếu một người đi trên con tàu vũ trụ có vận tốc đó, anh ta già đi chậm hơn so với một người cùng tuổi với anh ta ở địa cầu.

Thuyết tương đối chứng minh rằng vận tốc càng tăng thì thời gian trôi qua càng chậm. Khi vận tốc tăng đến 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần so với bình thường, và khi tăng đến 99,9% vận tốc ánh sáng thì thời gian chậm lại đến 22,4 lần.

Mặt khác, khi thời gian chậm lại như trên thì không gian cũng bị “co lại” theo tỷ lệ tương ứng. Nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận mô tả hiện tượng này như sau: “Những biến dạng liên quan đến không gian và thời gian có thể được xem như là sự chuyển hóa của không gian thành thời gian, và ngược lại. Không gian bị co lại biến thành một thời gian kéo dài ra.”

Cách nhìn mới về thời gian và không gian như những đại lượng biến đổi, co giãn được đã đưa khoa học hiện đại đến gần hơn với vũ trụ quan của Phật giáo, vì điều này đã được đề cập đến trong rất nhiều Kinh điển Bắc truyền. Kinh Duy-ma-cật có đoạn như sau:

“Vị Bồ Tát trụ ở pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn, nắm lấy cõi thế giới tam thiên đại thiên như người thợ lò gốm cầm cái bàn xoay, đặt cõi ấy trong lòng bàn tay phải, rồi ném ra khỏi các cõi thế giới nhiều như số cát sông Hằng. Nhưng chúng sinh trong cõi ấy chẳng cảm giác, chẳng hay biết rằng họ đi tới đâu. Rồi Bồ Tát đem cõi thế giới ấy mà đặt lại chỗ cũ, tất cả chúng sinh trong cõi ấy cũng chẳng có cái ý tưởng rằng đã đi và trở lại, và tướng trạng của thế giới ấy vẫn y nguyên như cũ.

“Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hoặc có những chúng sinh muốn sống lâu ở thế gian mới độ thoát được, Bồ Tát liền kéo bảy ngày ra làm một kiếp, khiến những chúng sinh ấy bảo rằng đó là một kiếp. Hoặc có những chúng sinh chẳng muốn sống lâu mới độ thoát được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp làm bảy ngày, khiến những chúng sinh ấy bảo rằng đó là bảy ngày.”

Với những hiểu biết theo vật lý học cổ điển, hẳn nhiên là đoạn kinh văn như trên không thể nào chấp nhận vì được xem là phi lý. Tuy nhiên, khi nhìn nhận việc thời gian và không gian là những đại lượng mang giá trị tương đối và có thể co giãn được thì những mô tả như trên là hoàn toàn khả thi, và do đó chúng ta không thể không kinh ngạc trước sự tương đồng giữa những điều được nói trong Kinh điển với những tri thức hiện đại của khoa học.

Với thuyết tương đối, Einstein đã mang đến một làn gió mới cho khoa học hiện đại, mở ra khả năng phát triển vô cùng lớn lao trong việc nhận hiểu đúng thật hơn về thực tại vũ trũ. Tuy nhiên, trên con đường khám phá khoa học, cũng chính Einstein đã nhầm lẫn khi không vượt qua được những định kiến lâu đời của vật lý học cổ điển vốn nhìn nhận vũ trụ như được cấu thành từ những thực thể riêng biệt, rời rạc và tồn tại tự thân, chỉ được kết nối với nhau qua các quy luật vật lý tự nhiên bất biến.

Năm 1935, Einstein cùng với hai đồng nghiệp ở Princeton là Boris Podolsky và Nathan Rosen thực hiện một thí nghiệm khoa học, được gọi theo tên viết tắt của cả 3 người là thí nghiệm EPR.

Các tác giả đã dựa vào lý thuyết của cơ học lượng tử để mô tả việc thực hiện thí nghiệm này như sau:

Hãy xét một hạt tách ra thành 2 hạt ánh sáng (photon) A và B. Vì lý do đối xứng, hai hạt A và B này luôn chuyển động theo 2 hướng ngược chiều nhau. Hãy lắp đặt các thiết bị đo và tiến hành kiểm tra. Nếu A chuyển động về hướng bắc, chúng ta sẽ phát hiện thấy B về hướng nam. Theo lý thuyết cơ học lượng tử, trước khi bị máy dò thu được thì A không có dạng hạt mà có dạng sóng. Vì sóng này không định xứ nên tồn tại một xác suất để A có thể di chuyển về bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị quan sát thì A mới đổi dạng thành hạt và “biết” rằng nó chuyển động về hướng bắc. Nhưng nếu trước khi bị quan sát, A không “biết” trước nó sẽ chuyển động theo hướng nào thì làm sao B có thể “đoán” được hướng chuyển động của A để điều chỉnh hướng chuyển động của mình sao cho nó bị bắt ở cùng thời điểm theo hướng ngược lại?

Điều này là vô nghĩa, trừ phi chấp nhận rằng A có thể thông báo tức thời cho B hướng chuyển động của mình. Nhưng, thuyết tương đối khẳng định rằng không có bất kỳ tín hiệu nào có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Vì vậy, Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử không mô tả được hiện thực một cách hoàn chỉnh. Theo ông, trong thực tế thì A phải biết trước nó sẽ đi theo hướng nào và truyền thông tin này cho B trước khi bị tách ra khỏi B. Như vậy thì những tính chất của A phải có một hiện thực khách quan độc lập với hành động quan sát. Như vậy, cách giải thích mang tính xác suất của cơ học lượng tử, theo đó, A có thể nằm ở bất cứ hướng nào, là sai lầm. Bên dưới tấm màn che bất định lượng tử phải có một hiện thực nội tại và tất định. Theo Einstein, vận tốc và vị trí xác định quỹ đạo của một hạt được xác định trên chính hạt đó, độc lập với hành động quan sát. Cơ học lượng tử không giải thích được quỹ đạo xác định của hạt, vì nó không xét tới các tham số phụ gọi là các “biến ẩn”.

Điều cần lưu ý ở đây là các tác giả EPR chưa thực sự tiến hành thí nghiệm này trong thực tế mà chỉ nêu lên trên bình diện lý thuyết. Phải đến năm 1982 thì nhà vật lý học người Pháp Alain Aspect cùng các cộng sự tại trường Đại học Orsay (Pháp) mới hiện thực hóa thí nghiệm này và xác nhận những mô tả của nhóm Einstein là đúng thật. Trong thí nghiệm của Aspect, các photon A và B bị tách rời nhau đến 12 mét. Tuy nhiên, photon B vẫn luôn “biết” một cách tức thời những chuyển động của photon A để tự nó chuyển động theo một cách phù hợp.

Như vậy, nhóm các tác giả Einstein và đồng nghiệp đã vận dụng chính xác lý thuyết để hình dung ra thí nghiệm EPR. Tuy nhiên, với kết quả có được từ thí nghiệm, thay vì đặt ra nghi vấn để tiếp tục đi tìm lời giải đáp thì Einstein đã vội vàng kết luận dựa trên suy diễn là nếu photon B đã không thể nhận được thông tin từ photon A do khoảng thời gian quá ngắn không đủ để bất kỳ tín hiệu nào có thể truyền đi, ngay cả với vận tốc ánh sáng, thì chắc chắn nó phải chứa sẵn những thông tin đó ngay từ trước khi bị chia tách.

Và trong thực tế thì Einstein đã sai lầm. Trong thí nghiệm được Aspect và các cộng sự thực hiện, hai photon đã không gửi tín hiệu cho nhau, vì điều đó hoàn toàn không thể. Khoảng thời gian đáp ứng giữa 2 photon được xác định là ít hơn 10 phần tỷ giây và khoảng cách phải truyền tín hiệu là 12 mét. Với tốc độ của ánh sáng thì trong khoảng thời gian này cũng chỉ vượt qua được chưa quá 3 mét! Vậy bằng cách nào mà hai photon có thể luôn luôn có chuyển động tương ứng với nhau?

Một thí nghiệm tương tự nhưng được mở rộng do nhà vật lý người Thụy Sĩ Nicolas Caisin và các cộng sự của ông ở Genève thực hiện vào năm 1998 đã bác bỏ giả định của Einstein rằng các photon đã “có sẵn” thông tin về nhau từ trước khi bị tách rời.

Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học lặp lại rất nhiều lần việc tạo ra các cặp photon, và thay vì chỉ cách nhau 12 mét, họ đã dùng các sợi quang học để truyền chúng đến hai nơi cách xa nhau đến 10 km, một hạt về phía bắc Genève và hạt còn lại về phía nam Genève. Hơn thế nữa, các photon không chỉ đơn thuần chuyển động theo các hướng khác nhau, mà chúng phải chọn ngẫu nhiên nhiều lần giữa hai hành trình di chuyển, một ngắn một dài. Kết quả quan sát được cho thấy, tuy chọn lựa một cách ngẫu nhiên nhưng có vẻ như các photon đã có số lần chọn đường ngắn và đường dài gần như tương đương nhau. Nhưng điều quan trọng hơn là trong tất cả mọi trường hợp, cả hai photon đều có sự lựa chọn giống nhau!

Sự liên tục lặp lại thí nghiệm nhiều lần khác nhau đã loại trừ khả năng các photon “có sẵn” thông tin về nhau, và việc chúng có thể thông tin cho nhau tức thời trong thời gian ít hơn 3/10 tỷ giây qua khoảng cách 10 km là điều hoàn toàn không thể được, vì chúng ta chưa biết đến bất kỳ hình thức truyền tín hiệu nào có thể vượt qua tốc độ ánh sáng, đừng nói chi đến việc trong trường hợp này thì tín hiệu đó phải đi nhanh hơn ánh sáng đến hàng trăm ngàn lần!

Kết quả thí nghiệm này dẫn đến việc cần xem lại cách nhìn vũ trụ như những thực thể rời rạc, tự tồn. Thay vì vậy, giữa các thực thể trong vũ trụ luôn tồn tại một mối tương quan như những bộ phận không thể tách rời của một tổng thể. Hai photon A và B trong thí nghiệm này đã không cần đến bất kỳ hình thức truyền tín hiệu nào nhưng chúng vẫn duy trì được một mối liên kết tức thời với nhau, bất kể sự thay đổi khoảng cách giữa chúng.

Như vậy, mặc dù khoa học hiện đại vẫn chưa thể giải thích hoặc mô tả một cách chi tiết về mối liên kết tương quan giữa các thực thể trong vũ trụ như một tổng thể không chia tách, nhưng cũng hoàn toàn không thể phủ nhận được sự hiện hữu của mối liên kết đó, một mối liên kết hoàn toàn vượt qua những giới hạn của cả không gian và thời gian, không còn tuân theo các quy luật vật lý cổ điển.

Từ nhận thức mới này, giáo pháp nhân duyên của đạo Phật càng chứng tỏ thêm một tầng bậc sâu sắc hơn nữa. Khi đức Phật dạy rằng: “Cái này sinh vì cái kia sinh” thì không chỉ đơn giản là vì giữa chúng có một mối quan hệ nhân quả tất yếu nào đó, mà còn bởi vì tất cả đều là những thực thể cùng hiện hữu trong một tổng thể tương quan không chia tách, luôn có mối liên kết tức thời và chặt chẽ với nhau.

Và với nhận thức tương quan này thì mối liên kết giữa tâm thức chúng sinh với chư Phật, Bồ Tát cũng như giữa các chúng sinh với nhau sẽ không còn là điều bí ẩn hay khó hiểu nữa. Một khi có sự thiết lập tương thông qua nguyện lực của chư Phật, Bồ Tát và sự hướng tâm chân thành của chúng sinh thì việc phát sinh tác dụng là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Như vậy, việc Bồ Tát Quán Thế Âm hiển linh cứu khổ cứu nạn hay đức Phật A-di-đà và Thánh chúng tiếp dẫn người niệm Phật, đều là những sự kiện có thể nhận hiểu được qua lăng kính khoa học hiện đại, cho dù việc giải thích một cách tường tận hiện tượng này có thể vẫn còn phải chờ đợi thêm nhiều sự phát triển và khám phá khác nữa. Và cũng từ đó suy ra, việc phát sinh tha lực từ chư Phật, Bồ Tát nói chung cũng có thể hiểu theo cách tương tự như thế.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.79.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...