Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thực tại hiện tiền »» Sơ lược lịch sử Phật giáo »»

Thực tại hiện tiền
»» Sơ lược lịch sử Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 3.291)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thực tại hiện tiền - Sơ lược lịch sử Phật giáo

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

 
Trước tiên, chúng ta sẽ trình bày sơ lược về lịch sử Phật giáo để có được một cái nhìn tổng quát. Chúng ta chỉ nói đại khái về lịch sử Phật giáo để nắm cái đại cương Phật giáo cổ đại, vì nó không phải là mục đích của chúng ta. Mục đích của chúng ta là đào sâu giáo lý uyên nguyên để tìm lại Chánh Pháp, để tìm ra sự thật, để thấy cái thực.

Từ khi Phật thành đạo, thuyết pháp, giảng kinh cho đến khi Ngài Niết-bàn, tạm gọi là thời kỳ nguyên thủy I. Thuở ấy giáo pháp được nói từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, mà bao giờ cũng nói thẳng, chỉ thẳng, nói bằng một ngôn ngữ đại chúng, phổ biến, giản dị, ai cũng có thể thấy để thực tri, thực hành và thực chứng. Có thể nói giai đoạn này là giọt nước tinh nguyên đầu nguồn của giáo pháp.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn kéo dài trên 200 năm, với 3 lần kết tập Tam tạng, giáo pháp vẫn còn giữ được tính chất nguyên thủy của đạo Phật, mặc dầu bấy giờ đã bắt đầu manh nha một vài kiến giải sai biệt, nên tạm coi đây là thời kỳ nguyên thủy II, tức là một đạo Phật vẫn còn nguyên thủy do các bậc Trưởng lão Thánh Tăng trùng tuyên.

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài Kassapa triệu tập tăng hội kết tập Tam Tạng lần thứ I. Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II. Phật lịch 253 (đời vua Asoka), Ngài Moggalliputa mở hội kết tập Tam Tạng lần thứ III.

Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc 25. Đó là khái niệm về một thời kỳ vườn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.

Trong thời kỳ phân phái này có thể ghi nhận 3 khuynh hướng:

1) Khuynh hướng duy trì giáo lý nguyên thủy của Đức Phật do các vị trưởng lão chủ trương, nên đã trở thành Trưởng Lão Bộ (Theravāda).

2) Khuynh hướng triển khai một số điểm giáo lý và giới luật của Đức Phật, và vì có nhiều khuynh hướng luận giải bất đồng nên đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau như: Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda), Tuyết Sơn Bộ (Hema-vatika), Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika). Về sau Nhất Thiết Hữu Bộ lại chia ra thành Ca Diếp Bộ hay Quan Ấm Bộ (Kasapika), Thuyết Chuyển Bộ (Sankantika), Kinh Lượng Bộ (Suttavāda), v.v...

3) Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này, như Đại Chúng Bộ (Mahasanghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ (Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ (Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v...

Khuynh hướng đầu do Trưởng Lão Bộ chủ trương có thể xem là thời kỳ nguyên thủy III.

Sau này, khi tư tưởng Đại Thừa được thiết lập thì người ta gọi khuynh hướng thứ hai và thứ ba là Tiểu Thừa. Còn thời chúng ta thì có người còn tệ hơn nữa đã đồng hóa Nguyên Thủy với Tiểu Thừa.

Đến đây thì giọt nước đầu nguồn - tức là tính chất nguyên thủy của giáo pháp - đã lang thang qua rất nhiều sông cái, sông con, ao hồ, khe rãnh... mất rồi! Một đạo Phật như thật - thật tu, thật chứng - đã biến thành một loại triết học, triết lý cao siêu để lý luận rao bán như một món hàng tinh thần thượng đẳng!

Thời kỳ này kéo dài đến hơn 600 năm sau Phật Niết-bàn, rồi lần lượt ra đời các vị luận sư uyên bác. Đầu tiên là Ngài Mã Minh, tiếp theo là Ngài Long Thọ, sau đó nữa là các Ngài Vô Trước, Thế Thân. Họ đã cùng nhau xiển dương giáo lý Đại Thừa, nên thời kỳ này cũng gọi là thời kỳ Đại Thừa. Thời kỳ Đại Thừa kéo dài từ 600 đến 1.000 sau Phật Niết-bàn. Công việc của các vị luận sư Đại Thừa là sau khi tiếp thu có phê phán tư tưởng giáo lý Tiểu Thừa của tất cả học phái đương thời, họ rạch ròi cái đúng cái sai, viết lại giáo pháp trong những bộ luận của mình, như Ngài Mã Minh thì có bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận. Ngài Long Thọ thì có Du Già Sư Địa Luận và Trung Quán Luận, v.v... Tuy nhiên luận giải của các Ngài dù chặt chẽ đến đâu cũng không tránh khỏi đưa đến trình trạng mâu thuẫn giữa các luận phái với nhau. Nên khoảng 1.000 năm sau Phật Niết-bàn, Đại Thừa lại phân phái! Sách vở còn ghi lại hàng chục phái Đại Thừa khác nhau ra đời, về sau được gọi là Thập đại môn phái. Ví dụ: Mật Tông hay Du Già Tông còn gọi là Kim Cang Thừa, Không Tông, Pháp Tướng Tông, Tịnh Độ Tông, v.v... Như vậy là, lại một lần nữa ngàn hoa đua nở, lại một lần nữa tư tưởng tràn bờ.

Đến chừng 1.100 năm sau Phật Niết-bàn, Thiền Tông Trung Hoa ra đời với Tổ Đạt Ma. Đó có thể gọi là thời kỳ Thiền Tông. Sau 6 vị Tổ truyền thừa y bát, Thiền Tông lại chia ra làm 5 phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng.

Sự có mặt của Thiền Tông sau giai đoạn Tiểu Thừa - Đại Thừa mang ý nghĩa nào? Giá trị gì? Rồi chúng ta sẽ khảo sát sau.

TÓM LƯỢC CÁC THỜI KỲ

 Thời kỳ Nguyên Thủy I: Từ khi Đức Phật giảng kinh đến khi Ngài Niết-bàn (45 năm).

 Thời kỳ Nguyên Thủy II: 200 năm kể từ khi Phật Niết-bàn.

 Thời kỳ phân phái: Có từ 18 đến 25 học phái ra đời chia ra làm 3 khuynh hướng:

- Duy trì Nguyên Thủy, đại biểu là Trưởng Lão Bộ (tạm gọi là thời kỳ Nguyên Thủy III).

- Triển khai tư tưởng Tiểu Thừa, đại biểu là Nhất Thiết Hữu Bộ.

- Manh nha tư tưởng Đại Thừa, đại biểu là Đại Chúng Bộ.

Thời kỳ này kéo dài đến khoảng 600 năm sau Phật Niết-bàn.

 Thời kỳ Đại Thừa: Ra đời các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, với các bộ luận xiển dương giáo lý Đại Thừa. Khoảng từ 600 năm đến 1.000 năm sau Phật Niết-bàn. Cũng trong thời kỳ này Đại Thừa tự phân ra nhiều môn phái như Tịnh độ Tông, Mật Tông, Không Tông, Pháp Tướng Tông, v.v...

 Thời kỳ Thiền Tông ra đời: 1.100 sau Phật Niết-bàn với Ngài Bồ-đề Đạt Ma.

Một vài nhận xét

Vào thời kỳ phân phái đầu tiên, có phái Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ngã không, pháp hữu. Thế là sau đó có một vị không đồng ý, ấy là Ngài Harivama, đã viết Thành Thật Luận bảo rằng: Đồng ý là ngã không nhưng pháp cũng không (ngã không, pháp không). Tưởng thế là yên, ai ngờ có một học phái khác lại bảo cả hai chủ trương trên đều trật, bản ngã là một cái gì rõ ràng có thực thể, vậy thì bản ngã phải là bất diệt trường tồn. Còn thế giới xung quanh ta cũng vậy, cả những sở đắc, sở chứng nữa đều là “có” cả. Vậy nên hiểu ngã hữu, pháp hữu mới đúng. Dường như chủ trương ấy là phái Kê Dận Bộ. Chúng ta xem:

- Ngã không, pháp hữu.

- Ngã không, pháp không.

- Ngã hữu, pháp hữu.

Có lẽ các tông phái này không được nghe Đức Phật dạy trong kinh Agghivaccha-gottasuttam Majjhimanikāya của thời nguyên thủy rằng:

“Không thể kết luận Ngã và Pháp là thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên, đồng nhất hay dị biệt, có hay không, vừa có vừa không hay không có không không. Tất cả những kết luận một chiều đó đều không áp dụng được, vì rằng đó là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não không nhất hướng yếm ly, ly tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, Niết-bàn.”

Vậy mà các tông phái vẫn đua nhau tranh cãi mới thật là kỳ. Đấy là nói cuộc tranh luận căn bản nhất chứ thật ra còn rất nhiều. Tất cả những tranh luận khác nhau này, may mắn thay đều được ghi lại trong một bộ luận gọi là Dị Bộ Luận (Kathāvatthu) kể lại tất cả khác biệt của các tông phái. Nói tóm lại, thời kỳ này đã xảy ra một trường khẩu chiến tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt.

Vị nổi tiếng nhất thời ấy là Ngài Long Thọ, sau khi thấy rõ những điểm khác biệt của các tông phái nêu trên, Ngài đã dùng một pháp luận gọi là Trung Quán Luận để bác bỏ tất cả lý luận của ngoại đạo và Tiểu Thừa. Chính vì vậy Đại Thừa mới được xiển dương.

Phá bỏ lý luận chính là một cách khác để hiển bày sự thật như trong thời nguyên thủy Đức Phật đã từng làm. Nhưng tiếc thay người sau không thấy cái thực, mà lại thấy lý luận phá lý luận và đã đưa Trung Quán hoặc Không Luận xuống hàng triết học, nên mới có chỗ cho phái Thanh Biện và phái Duy Thức một lần nữa nổ ra luận chiến. Đó là điều bi đát của Phật giáo chúng ta. Rồi sau đó thì Thiền Tông ra đời. Sở dĩ Thiền Tông ra đời là vì quá chán cái thời kỳ cả ngàn năm tranh biện này.

Thiền Tông ra đời với một tuyên ngôn sấm sét: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.” Vì sao vậy? Vì không còn tin vào văn tự luận giải bóng bẩy cao vời ấy của các học phái nữa. Văn chương chữ nghĩa đã cãi vả nhau ồn ào cả ngàn năm rồi mà cũng chẳng tới đâu. Ngay kinh điển của Phật mà ngài còn dạy là chớ vội tin, huống chi kinh luận của các tông phái đời sau trước tác. Vậy thì tốt nhất là hãy lo “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là đủ rồi, nghĩa là chỉ có việc thấy cái thực mà giác ngộ thôi, chứ không qua kinh luận nữa! Đấy là tuyên ngôn của Thiền Tông. Tuyên ngôn này thực ra cũng không phải mới mẻ mà chính là tuyên ngôn đầu tiên của Đức Phật (mà có dịp chúng ta sẽ nói đến sau).

Do vậy, có điều rất hay là Thiền Tông đã vượt qua ngàn năm tranh biện của kiến giải văn tự để trở lại với thời nguyên thủy của giáo pháp Đức Phật. Thật là xúc động! Quả là xúc động! Tôi nói điều này mà nổi cả da gà. Xúc động quá phải không? Vì cả ngàn năm nay Phật giáo rơi vào những cuộc tranh luận dai dẳng, không ai chịu nhường ai cả. Rồi người này gọi người kia là Tiểu Thừa, người kia gọi người nọ là ngoại đạo, lung tung, chẳng ra đâu vào đâu cả, chẳng còn đạo lý gì cả.

Nói vậy không có nghĩa là họ lý luận không hay, trái lại họ lý luận quá hay là khác. Tất cả các vị luận sư của các bộ phái, Tiểu Thừa và Đại Thừa, dường như họ đều là bậc thầy lý luận. Nhưng mà cái hay ấy để làm gì nếu chúng ta không thấy được cái thực? Chúng ta nếu nắm được một số lý luận tuyệt vời ấy, rồi thực tế dẫn ta tới đâu? Chẳng tới đâu cả, khổ vậy! Cái hay mà đem ra tranh luận, cãi nhau thì thành ra vô ích.

Đến đây chúng ta có thể hiểu tại sao Thiền Tông phải đứng ngoài kinh điển văn tự. Lý luận dẫu hay thì bờ kia không chạy qua bờ này được. Lý luận dẫu hay mà vô minh, ái dục còn sờ sờ ra đó thì cũng không bao giờ lội lên được nguồn trên để uống được giọt nước đầu nguồn.

Đến đây tôi chợt nhớ câu chuyện: Có người hỏi Ngài Huệ Năng niệm Phật A-di-đà có lên Tây Phương Cực Lạc hay không? Ngài Lục Tổ trả lời thẳng thừng như sau: “Nếu mình không còn tham, sân, si thì ở đây cũng được chứ lên trên ấy làm chi! Phải không? Còn nếu mình còn tham, sân, si mà đòi lên đó thì chỉ làm cho nước Cực Lạc thêm hoen ố mà thôi.”

Niệm Phật cầu lên Tây Phương Tịnh Độ mà còn vậy, huống chi chỉ ngồi lý luận suông thì muôn đời cũng không làm sao đáo bỉ ngạn.

Trở lại vấn đề, điều mà chúng ta rất mừng là Thiền Tông đã đi lại con đường của Phật giáo nguyên thủy. Chúng ta cần phải hiểu là, ngoài các bộ phái Tiểu Thừa và Đại Thừa mà chúng ta biết ở trên, còn có một dòng khác, một dòng đi xuyên suốt gần 3.000 năm nay, đó là Phật giáo Nguyên Thủy. Chính nhờ các vị Trưởng Lão, ngay từ thời Đức Phật vừa Niết-bàn, đã thấy trước sự hiểm họa của kiến giải, luận lý nên đã cương quyết bảo vệ giáo pháp trải qua bao cuộc phân hóa dâu bể thăng trầm, bảo vệ một giáo pháp tương đối gần với nguyên thủy nhất, đấy là Theravāda, Trưởng Lão Bộ, bộ phái của các vị Trưởng Lão, tức là kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy hiện nay bằng Tam Tạng Pāli. May mắn là trước khi phân phái Phật giáo nguyên thủy đã truyền qua các nước Sri Lanka (Tích Lan), Myanmar (Miến Điện), nhờ công của vua A Dục, nên đã thoát khỏi trường luận chiến của các tông phái Tiểu Thừa, Đại Thừa, cũng như thoát khỏi sự tàn phá của Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ.

Ôi! Từ lâu đã biết bao nhiêu người hiểu lầm, những Pháp sư, Giảng sư, Luận sư, học giả trong và ngoài Phật giáo, tu sĩ và cư sĩ, hiểu lầm do xuyên tạc, do bị xuyên tạc, hiểu lầm do các loại kinh sách không đúng đắn, hiểu lầm do cố chấp, hiểu lầm do thành kiến, định kiến, phiến diện, ngu si hoặc ngã mạn, đã gọi Phật giáo Nguyên Thủy là Tiểu Thừa. Như vậy, hoặc vô tình hoặc cố ý... đã mạ lỵ ngay chính Đức Bổn Sư, mạ lỵ một giáo pháp uyên nguyên, trong sáng đầu nguồn.

Qua lịch sử Phật giáo lược dẫn ở trên thì thời kỳ Tiểu Thừa tức là cuối thời kỳ Nguyên Thủy II (200 năm sau Phật Niết-bàn) cho đến thời kỳ phân phái (600 năm sau Phật Niết-bàn). Đây mới chính là thời kỳ của Tiểu Thừa với hàng chục học phái. Tiểu Thừa còn tồn tại chung với Đại Thừa từ 600 năm đến 1.000 năm sau Phật Niết-bàn. Hàng chục phái Tiểu Thừa đó khác xa Phật giáo Nguyên Thủy mà các vị Trưởng Lão kiên trì bảo mật cho đến ngày nay.

Chúng ta cần xác định một điều này: Tất cả những tư tưởng triển khai tốt đẹp nhất và đúng đắn nhất trong thời kỳ Tiểu Thừa, Đại Thừa và Thiền Tông đều có đầy đủ trong giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật.

Nếu quý vị có đọc quyển “Con Đường Chuyển Hóa” của thầy Nhất Hạnh, trong đó thầy có nêu ra 3 bài kinh Tứ Niệm Xứ. Bài kinh Tứ Niệm Xứ của Nguyên Thủy khác, bài của Nhất Thiết Hữu Bộ khác, bài Tứ Niệm Xứ của Đại Chúng Bộ khác. Tứ Niệm Xứ của Đại Chúng Bộ sau này thành Tứ Niệm Xứ của Đại Thừa. Chính thầy Nhất Hạnh, vốn ở trong dòng Đại Thừa mà thầy cũng thừa nhận Tứ Niệm Xứ của Nguyên Thủy là chính xác nhất, đầy đủ nhất và rõ ràng nhất. Như vậy, thì Tứ Niệm Xứ của Nguyên Thủy khác, của Đại Thừa khác, của Tiểu Thừa khác. Vậy phải phân biệt, khảo sát cho kỹ, cho đúng, cho chính xác mới khỏi lầm.

Xưa nay, hễ mình nghe nói “Tứ Niệm Xứ” là mình liền hình dung ra một công thức đơn giản:

“Quán thân bất tịnh
Quán thọ thị khổ
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã”.

Chúng ta thường nói ra nơi miệng, lặp đi lặp lại như “câu thiều” vậy thôi, chứ thật ra ít ai biết được “Tứ Niệm Xứ” đích thực là gì? Ngay 4 câu kệ ấy về Tứ Niệm Xứ có đúng không? Có nói được cái thực không? Tứ Niệm Xứ không đơn giản như 4 “câu thiều” ấy đâu. Quý vị sẽ thấy rõ điều đó. Nó cao siêu, linh diệu hơn nhưng lại rõ ràng, giản dị hơn nhiều.
 

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.32.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...