Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất »»

Rộng mở tâm hồn
»» Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất

Donate

(Lượt xem: 16.781)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Rộng Mở Tâm Hồn - Chương 3: Thế giới vật chất và phi vật chất

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Đến đây, chúng ta đã thảo luận qua về sự rèn luyện tinh thần là gì theo Phật giáo, và ta phải nỗ lực như thế nào để làm thay đổi những thói quen tinh thần cũ, phát triển những thói quen đạo đức mới. Chúng ta làm được điều đó thông qua phương tiện thiền định quán chiếu, một tiến trình để tự mình trở nên quen thuộc với những phẩm tính đạo đức mang đến hạnh phúc cho ta. Thực hành thiền như vậy cho phép ta thể hiện những đức hạnh đó và nhận thức rõ những chân lý sâu sắc vốn bị che khuất trong cuộc sống hằng ngày. Bây giờ, chúng ta sẽ khảo sát về việc những trạng thái tinh thần của ta được sinh ra như thế nào theo cách rất giống với cách thức mà sự vật được tạo ra trong thế giới vật chất.

Trong thế giới vật chất, các sự vật hiện hữu nhờ vào sự kết hợp giữa tác dụng của các nguyên nhân và điều kiện. Một mầm cây có thể mọc lên nhờ có hạt giống, nước, ánh sáng mặt trời và đất đai màu mỡ. Không có những yếu tố này, mầm cây sẽ không có những điều kiện cần thiết để nảy mầm và mọc lên từ lòng đất. Tương tự, các sự vật không còn tồn tại khi chúng gặp những hoàn cảnh và điều kiện thích hợp cho sự kết thúc của chúng. Nếu vật chất có thể phát triển mà không cần đến quan hệ nhân quả, thì hoặc là mọi sự vật sẽ tồn tại mãi mãi trong trạng thái không thay đổi, vì không cần đến nguyên nhân và điều kiện; hoặc là sẽ không có gì hiện hữu cả, không có phương cách nào cho bất kỳ sự vật nào xuất hiện cả. [Khi ấy,] hoặc là một mầm cây có thể tồn tại mà không cần đến hạt giống, hoặc mầm cây ấy hoàn toàn không thể tồn tại. Vì thế, ta có thể nhận hiểu được rằng mối tương quan nhân quả là một nguyên lý phổ quát.

Trong đạo Phật, chúng ta nói đến hai loại nguyên nhân. Thứ nhất là các nguyên nhân chính yếu. Trong ví dụ vừa nêu trên, hạt giống thuộc về loại nguyên nhân này, với sự phối hợp của những điều kiện nhất định, tạo ra một kết quả nằm ngay trong bản chất tương tục của chính nó, tức là cái mầm cây.

Những điều kiện có thể giúp cho hạt giống nảy sinh mầm cây - như nước, ánh sáng mặt trời, đất và phân bón - được xem như các nguyên nhân phối hợp, hay các điều kiện. Việc các sự vật sinh khởi phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện, cho dù đó là chính yếu hay phối hợp, là không do nơi tác động từ những hành vi của con người hay do những phẩm tính siêu việt của một vị Phật. Đơn giản chỉ vì đó là cách thức hiện hữu của sự vật.

Trong đạo Phật, chúng ta tin rằng những gì phi vật chất cũng vận hành theo cung cách rất giống với những gì thuộc phạm trù vật chất. Đồng thời, cũng theo quan điểm của đạo Phật, khả năng nhận biết những gì thuộc phạm vi vật chất không thể mang lại nền tảng duy nhất cho tri thức của chúng ta về thế giới. Khái niệm về thời gian là một ví dụ về những gì phi vật chất. Thời gian luôn đồng thời hiện hữu với thế giới vật chất, nhưng sự tồn tại của nó không thể được chỉ ra trong bất kỳ phương cách vật chất nào. Ý thức cũng giống như vậy, đó là phương tiện giúp ta nhận biết các sự vật, trải nghiệm đau khổ và vui sướng. Nhưng ý thức được hiểu là không thuộc phạm trù vật chất.

Mặc dầu không thuộc phạm trù vật chất, nhưng các trạng thái tâm thức của ta cũng xuất hiện do các nguyên nhân và điều kiện, rất giống với phương thức hiện hữu của sự vật trong thế giới vật chất. Vì vậy, việc phát triển sự am hiểu về cơ chế nhân quả là rất quan trọng. Nguyên nhân chính yếu của trạng thái tâm thức hiện tại chính là tâm thức của thời điểm ngay trước đó. Vì vậy, mỗi một thời điểm của tâm thức là nguyên nhân chính yếu của sự nhận biết tiếp theo sau đó. Sự kích thích mà ta cảm nhận, những hình sắc làm ta thích thú hoặc những ký ức mà ta hồi tưởng, là các điều kiện phối hợp để tạo ra tính cách cho trạng thái tâm thức của ta. Cũng giống hệt như đối với vật chất, bằng việc kiểm soát các điều kiện, ta sẽ tác động đến sản phẩm làm ra: đó là tâm thức ta. Thiền định nên được dùng như một phương pháp khéo léo để thực hiện điều này: áp dụng các điều kiện cụ thể cho tâm thức ta để có được kết quả mong muốn, một tâm thức đạo đức hơn.

Về cơ bản, điều này có tác dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là khi một tác nhân kích thích hay một điều kiện phối hợp làm sinh khởi một trạng thái tâm thức theo cùng chiều hướng. Một ví dụ về tác động loại này là khi ta không tin tưởng một ai đó và thấy rằng chỉ riêng việc suy nghĩ đến người ấy thôi cũng đủ làm nảy sinh những cảm nhận đen tối hơn.

Có những trạng thái tâm thức khác đối nghịch lẫn nhau, như khi ta nuôi dưỡng lòng tự tin, nhờ đó ta có thể vượt qua tâm trạng suy nhược hoặc đánh mất niềm tin vào chính mình.

Khi nhận biết những hiệu quả của việc nuôi dưỡng các phẩm chất tinh thần khác nhau, ta thấy được mình có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm thức như thế nào. Ta nhất thiết phải nhớ rằng, điều này chỉ đơn giản là cách thức vận hành của tâm thức. Ta có thể vận dụng cơ chế vận hành này để thúc đẩy xa hơn sự phát triển tinh thần của mình.

Như đã thấy trong chương trước, pháp thiền quán chiếu là tiến trình thận trọng áp dụng và nuôi dưỡng những suy tưởng cụ thể có tác dụng tăng cường trạng thái tâm thức tích cực và làm suy giảm, tiến đến loại bỏ hoàn toàn những tâm thức tiêu cực. Đây chính là cách thức vận dụng cơ chế nhân quả một cách hữu ích.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng sự thay đổi tinh thần thật sự không có được chỉ đơn thuần nhờ vào việc cầu nguyện hoặc mong ước cho tất cả những mặt tiêu cực của tâm thức tan biến đi và tất cả những mặt tích cực được phát triển thật nhiều. Chỉ có nhờ vào nỗ lực phối hợp của ta, một sự nỗ lực dựa trên hiểu biết về cách thức tương tác giữa tâm và các trạng thái cảm xúc, tâm lý khác nhau của nó, ta mới tạo ra được sự tiến triển tâm linh thật sự. Nếu ta muốn làm suy giảm đi các cảm xúc tiêu cực, ta phải tìm kiếm những nguyên nhân đã làm sinh khởi chúng. Ta nhất thiết phải nỗ lực loại bỏ hoặc nhổ tận gốc rễ những nguyên nhân ấy. Đồng thời, ta phải phát huy những sức mạnh tinh thần nào đối nghịch với các cảm xúc tiêu cực: những gì ta có thể xem như những phương thuốc đối trị với chúng. Đây là phương cách để một người học thiền nhất thiết phải dần dần tạo ra sự chuyển hóa tinh thần mà người ấy theo đuổi.

Chúng ta tiến hành việc này như thế nào? Trước hết, ta xác định các yếu tố đối nghịch với một phẩm hạnh cụ thể của ta. Yếu tố đối nghịch với sự khiêm hạ hẳn sẽ là tính tự phụ hay sự kiêu căng. Yếu tố đối nghịch với sự rộng rãi hào phóng hẳn sẽ là sự keo kiệt bủn xỉn. Sau khi xác định rõ những yếu tố này rồi, ta phải nỗ lực hết sức để làm suy yếu và trừ bỏ chúng. Trong khi xoáy mạnh vào những yếu tố đối nghịch này, ta cũng đồng thời phải làm tăng thêm phẩm hạnh mà ta mong muốn đạt đến. Khi cảm thấy mình quá mức keo kiệt, ta phải nỗ lực hơn nữa để trở nên hào phóng. Khi ta cảm thấy thiếu kiên nhẫn hoặc thường hay phê phán, ta phải nỗ lực hết mình để trở nên nhẫn nại.

Khi nhận biết được tư tưởng của ta có những ảnh hưởng cụ thể đến các trạng thái tâm lý như thế nào, ta có thể tự mình chuẩn bị cho các trạng thái tâm lý ấy. Khi ấy ta sẽ biết rằng, khi một trạng thái tâm thức sinh khởi, ta phải đối trị với nó theo một phương cách cụ thể; và nếu một trạng thái khác nữa xuất hiện, ta nhất thiết phải hành xử một cách thích hợp với nó. Khi ta thấy tâm thức mình bị cuốn hút theo những tư tưởng ghét giận đối với một người mà ta không ưa thích, ta phải tự bắt gặp chính mình; ta nhất thiết phải thay đổi tâm ý bằng cách thay đổi chủ đề. Kiềm chế cơn giận là điều khó khăn khi ta đang kích động, trừ phi ta đã có sự rèn luyện tinh thần để ngay lập tức nhớ đến hậu quả khó chịu mà những tư tưởng như thế sẽ gây ra cho ta. Vì thế, điều thiết yếu là ta phải bắt đầu sự tu tập của mình trong khi nhẫn nại điềm tĩnh, không phải trong lúc đang giận dữ. Ta nhất thiết phải nhớ lại thật chi tiết về việc khi giận dữ ta đánh mất sự thanh thản trong tâm hồn như thế nào, ta không thể tập trung vào công việc như thế nào, và ta trở nên khó chịu như thế nào đối với những người quanh ta. Chính nhờ sự suy xét kỹ lưỡng và bền bỉ theo cách thức này mà cuối cùng ta có thể kiềm chế được cơn giận.

Một vị thầy ẩn tu nổi tiếng của Tây Tạng đã tập trung phạm vi tu tập của ông vào việc quán sát tâm ý. Ông vạch một dấu đen lên bức tường căn phòng bất cứ khi nào ông có một tư tưởng bất thiện. Ban đầu, trên những bức tường toàn màu đen; tuy nhiên, khi ông chú tâm hơn, những tư tưởng của ông trở nên hiền thiện hơn và những vạch trắng bắt đầu thay thế những vạch đen. Chúng ta nhất thiết phải áp dụng một sự chú tâm tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.144.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...