Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Pháp bảo Đàn kinh »» PHẨM THỨ IV: ĐỊNH VÀ TUỆ »»

Pháp bảo Đàn kinh
»» PHẨM THỨ IV: ĐỊNH VÀ TUỆ

(Lượt xem: 4.602)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp bảo Đàn kinh - PHẨM THỨ IV: ĐỊNH VÀ TUỆ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sư dạy chúng rằng: “Các vị thiện tri thức! Pháp môn này của ta lấy định và tuệ làm gốc. Đại chúng đừng mê lầm cho rằng định và tuệ khác nhau. Định và tuệ là một thể, chẳng hai. Định là thể tánh của tuệ. Tuệ là chỗ dụng của định. Trong lúc có tuệ thì định ở nơi tuệ, trong lúc có định thì tuệ ở nơi định. Rõ được nghĩa ấy, tức là việc tu tập định tuệ đều như nhau. Người học đạo chớ nói có tu thiền định trước rồi mới phát ra trí tuệ, hoặc trước có trí tuệ rồi sau mới tu được thiền định, cho là hai thứ khác nhau. Hiểu theo cách đó thì pháp có hai tướng, miệng nói thiện, trong tâm bất thiện, không có định tuệ, hoặc định tuệ chẳng bình đẳng như nhau. Còn nếu tâm và miệng đều thiện, trong ngoài như một, thì định tuệ tức thì bình đẳng như nhau. Tự hiểu đạo mà tu hành, chẳng ở chỗ tranh biện. Nếu tranh biện trước sau là đồng với người mê, chẳng thể quyết đoán hơn thua, chỉ tăng thêm ngã chấp, chẳng rời khỏi bốn tướng.

“Các vị thiện tri thức! Lấy gì so sánh tương quan giữa định và tuệ? Có thể so sánh như ngọn đèn và ánh sáng vậy. Có đèn thì sáng, không đèn thì tối. Đèn là thể tánh của sáng, sáng là chỗ dụng của đèn. Tên gọi tuy hai mà thể vốn là một. Nói về pháp định tuệ cũng giống như vậy.”


Sư dạy chúng rằng: “Các vị thiện tri thức! Nhất hạnh Tam-muội nghĩa là bất kỳ ở nơi đâu, đi đứng nằm ngồi đều thường hành tâm chuyên nhất chánh trực. Kinh Tịnh Danh nói: ‘Lòng ngay thẳng là đạo tràng, lòng ngay thẳng là Tịnh độ.’ Chớ nên trong lòng tà vạy mà ngoài miệng nói lời chánh trực, hoặc miệng nói Nhất hạnh Tam-muội mà lòng không chánh trực. Chỉ chuyên giữ một lòng ngay thẳng, đối với các pháp đừng nên chấp trước. Người mê chấp trước pháp tướng, chấp cả Nhất hạnh Tam-muội, nên nói: ‘Ngồi yên chẳng động, hư vọng chẳng khởi trong tâm là Nhất-hạnh Tam-muội.’ Kẻ hiểu như vậy cũng đồng như vật vô tình, chính là nguyên do chướng đạo.

“Các vị thiện tri thức! Đạo nên lưu thông, vì sao lại ngăn trệ? Tâm chẳng trụ nơi pháp, đạo liền lưu thông. Tâm trụ nơi pháp, ấy là tự trói lấy mình.

“Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, ấy chỉ như Xá-lỵ-phất ngồi yên trong rừng bị Duy-ma-cật chê trách.

“Các vị thiện tri thức! Lại có người dạy ngồi xem tâm, quán tĩnh, chẳng động, chẳng khởi, coi đó là công phu. Người mê chẳng hiểu, thực hành theo mà thành điên đảo. Nhiều người bắt chước như vậy, rồi truyền dạy nhau, thật là lầm to.”

Sư dạy chúng rằng: “Các vị thiện tri thức! Chánh giáo xưa nay vốn không đốn, tiệm. Tánh người tự có lanh lợi, khờ khạo. Người mê tu theo pháp tiệm, người tỉnh hợp với phép đốn. Tự biết được bản tâm, thấy được bản tánh, tức không sai khác chi nhau. Vì thế, lập ra đốn, tiệm chỉ là tên gọi giả tạm.

“Các vị thiện tri thức! Pháp môn này xưa nay trước lập không niệm làm tông, không tướng làm thể, không trụ làm gốc. Không tướng là ở nơi tướng mà lìa tướng. Không niệm là trong chỗ nghĩ tưởng mà không nghĩ tưởng. Không trụ là bản tánh của người đối với những điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cho đến với kẻ oán, người thân, những lúc nói năng, đụng chạm, châm chọc, khinh khi, tranh giành đều xem như không, chẳng nghĩ chuyện thù hại.

“Trong mỗi niệm tưởng, chẳng suy nghĩ chuyện qua rồi. Nếu như niệm tưởng đã qua, niệm tưởng bây giờ và niệm tưởng sắp đến cứ nối nhau chẳng dứt, ấy gọi là trói buộc. Đối với các pháp, niệm tưởng chẳng trụ vào đâu cả, tức là không trói buộc. Đó là lấy không trụ làm gốc.

“Các vị thiện tri thức! Lìa hết thảy hình tướng, gọi là không tướng. Lìa được hình tướng, Pháp thể tất nhiên thanh tịnh. Đó là lấy không tướng làm thể.

“Các vị thiện tri thức! Đối với cảnh tâm không đắm nhiễm là không niệm. Trong mọi niệm tưởng thường lìa khỏi cảnh, không đối cảnh mà sanh tâm. Nếu chỉ dứt nghĩ tưởng đến muôn vật, trừ cho tận hết tư tưởng; tư tưởng vừa dứt tức thời mạng dứt, thọ sanh nơi khác, ấy là lầm to. Kẻ học đạo nên suy xét chỗ đó. Nếu chẳng rõ ý pháp, đã tự mình sai lầm, sau lại còn dắt dẫn người khác. Tự mình ngu mê chẳng thấy, lại chê bai kinh Phật. Đó là lập không niệm làm tông.

“Các vị thiện tri thức! Vì sao lập không niệm làm tông? Chỉ bởi người mê miệng nói thấy tánh, mà khi đối cảnh liền khởi niệm, từ niệm ấy khởi ra tà kiến. Hết thảy trần lao vọng tưởng đều do vậy mà sanh. Tự tánh vốn không một pháp có thể đắc. Nếu có chỗ đắc, hư dối luận chuyện họa phước, chính là trần lao tà kiến. Vì vậy nên lập không niệm làm tông.

“Các vị thiện tri thức! Nói không đó, là không những gì? Niệm, là niệm việc gì? Không là không có hai tướng, không có tâm trần lao. Niệm là niệm bản tánh chân như. Chân như là thể của niệm. Niệm là dụng của chân như. Tự tánh chân như khởi ra niệm, chẳng phải mắt, tai, mũi, lưỡi có thể niệm được. Chân như có tánh nên khởi ra niệm. Nếu không có chân như, thì tai mắt, màu sắc, âm thanh tức thời hoại mất.

“Các vị thiện tri thức! Tự tánh chân như khởi ra niệm. Sáu căn tuy có thấy, nghe, nhận biết, mà không đắm nhiễm nơi cảnh, chân tánh thường tự tại. Cho nên Kinh nói: ‘Khéo biết phân biệt tất cả các pháp, với nghĩa chân thật chẳng hề lay động.’”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Rộng mở tâm hồn


Giải thích Kinh Địa Tạng


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.209.66.87 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...