Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Hạnh phúc và con đường tu học »» Vấn đề giải thoát và hạnh phúc »»

Hạnh phúc và con đường tu học
»» Vấn đề giải thoát và hạnh phúc

Donate

(Lượt xem: 5.987)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hạnh phúc và con đường tu học - Vấn đề giải thoát và hạnh phúc

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tôi nhớ những ngày tu học trên Tu Viện, buổi sáng có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời chiếu tan sương mù bên ngoài cửa sổ. Sau những ngày thực tập chính niệm, không gian chung quanh mình dường như trở nên nhiệm mầu hơn! Vào những ngày cuối, chúng tôi được hướng dẫn để mang sự thực tập của mình trở về với đời sống hằng ngày. Ngày xưa tôi thường cho rằng, ngồi thiền từ sáng đến tối là chuyện khó làm, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng ngồi đều đặn mỗi ngày mới là một thử thách lớn hơn. Nhất là khi chung quanh ta có bao nhiêu chuyện đòi hỏi đến sự chú ý của mình. Ngày đầu bước chân vào khóa tu, tôi ý thức được ngày mình sẽ bước chân trở về với cuộc sống bận rộn chung quanh. Sự tu học của ta, vấn đề giải thoát và hạnh phúc, không thể nào là một việc làm tách biệt với sự sống của mình.

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa. Một con đường làm cho cuộc đời mình được tốt đẹp hơn, và giúp chúng ta bớt khổ đau hơn. Theo tôi nghĩ, vấn đề hạnh phúc và khổ đau không phải là những gì vĩ đại và lớn lao như ta tưởng. Một đêm khuya sau giờ ngồi thiền, tắt ngọn nến trên chiếc bàn con, tôi thấy ánh trăng chiếu qua khung cửa sổ sáng căn phòng nhỏ. Hai đứa con tôi ngủ say. Quận đang nằm với hơi thở nhẹ, thật bình yên. Tiếng máy sưởi chạy đều. Căn phòng ấm. Tôi thấy mình thật hạnh phúc. Chúng ta còn có một đòi hỏi nào lớn hơn không? Đâu có một hạnh phúc nào là quá nhỏ hay một khổ đau nào là quá lớn, phải không Thầy?

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa và giải thoát. Thế nhưng ta chuyển hóa những gì và giải thoát những gì? Chúng là những phiền muộn, lo âu, thao thức của chính ta. Giải thoát có nghĩa là cởi trói, là tháo gỡ những sợi dây trói buộc ta vào một hoàn cảnh khổ đau, nghịch ý nào đó. Chúng là những lo lắng, phiền giận, ganh tỵ... của chính ta.

Thật ra thì giải thoát chỉ có nghĩa là giải thoát ra khỏi những ham muốn, hờn giận, hiểu lầm của chính mình - của chính mình chứ không phải của bất cứ một người nào khác. Ta phải tập tháo gỡ những khổ đau trước mắt, trong đời sống và trong gia đình mình trước hết. Đối với tôi thì giải thoát không bao giờ là một chuyện xa vời, lớn lao nào đó mà mình chỉ biết khoanh tay chờ đợi.

Chúng ta có thể nghĩ, giải thoát có nghĩa là ta được sinh lên một cảnh giới khác cao đẹp hơn, như là Tịnh độ hay là Niết-bàn chẳng hạn. Thật ra muốn có một giải thoát lớn ta cần phải có những giải thoát nhỏ. Tôi nhớ hình ảnh của một cây tùng to lớn vững vàng đứng ở giữa rừng, nó có thể đứng bất động trước những cơn mưa to, dông tố. Nhưng vào một buổi sáng đẹp trời nó chợt ngã đổ. Người ta đến gần xem thì khám phá ra rằng thân nó đã bị mục nát từ lâu vì những con mối nhỏ. Cây tùng ấy sụp đổ không phải vì những sức mạnh bão tố, phong ba bên ngoài, mà là vì những con mối nhỏ gậm nhấm từ bên trong! Những “con mối” ấy chính là những nỗi lo lắng, muộn phiền nho nhỏ trong đời sống hằng ngày của ta.

Nhiều khi chúng ta lo bận rộn đi tìm một giải thoát lớn mà quên đi sự có mặt của những sợi dây đang trói buộc ta trong đời sống mỗi ngày. Cuộc đời đâu phải chỉ có sinh, lão, bệnh, tử mới là khổ. Cuộc đời còn có biết bao nhiêu là những cái khổ đau nhỏ nhặt khác, nhưng phiền toái hơn, dày vò chúng ta thường xuyên hơn. Đó là những cái khổ ta cần phải nhận thức để thấy được nguyên nhân của chúng và để chuyển hóa chúng.

Như đã nói, giải thoát lớn phải được làm bằng những giải thoát nhỏ. Sự tu học và thực tập của chúng ta là làm sao có được những bước chân cho khoan thai và an ổn trên con đường ta đang đi. Tôi nghĩ, giải thoát có nghĩa là ngày hôm nay tôi được cảm thấy hạnh phúc hơn ngày hôm qua. Giải thoát phải là những gì thật cụ thể, là chuyển hóa được những khó khăn đang có mặt với tôi trong giờ phút này.

Bốn sự thật mầu nhiệm, hay Tứ diệu đế, là một phương pháp sống, một phương pháp chuyển hóa khổ đau rất mầu nhiệm và sâu sắc. Bốn sự thật ấy không phải chỉ để giúp chúng ta thoát được sinh tử luân hồi, mà chúng còn giúp ta giải thoát được bất cứ một khổ đau nào đang có mặt.

Sự thật mầu nhiệm thứ nhất dạy ta rằng, bất cứ khổ đau nào cũng có nguyên nhân của nó. Cho dù đó là nỗi phiền giận của ta, hay tình trạng bất an của xã hội, là sự nghèo khó, chậm tiến của một quốc gia, hay vấn đề sinh tử... tất cả đều phải có nguyên nhân.

Sự thật thứ hai dạy chúng ta nên nhìn cho sâu với một tâm không thành kiến để nhận thức được đúng mọi nguyên nhân, gốc rễ của những khổ đau. Và khi hiểu rõ được nguyên nhân của chúng rồi, ta cũng sẽ thấy được phương cách để chuyển hóa chúng.

Sự thật thứ ba dạy ta rằng mọi khổ đau đều có thể chấm dứt bằng cách loại trừ đi nguyên nhân của chúng. Cũng như bếp lửa không thể tiếp tục cháy nếu chúng ta lấy hết củi ra khỏi đó.

Và cuối cùng, sự thật thứ tư là con đường thực hiện. Tôi nghĩ điều quan trọng là làm sao để ta có thể nhìn thấy được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, của những khó khăn của mình, với một tâm không thành kiến. Việc ấy đòi hỏi nơi ta một sự tu học.

Trên con đường tu học, chúng ta thường nhắc nhiều đến chuyện an lạc và hạnh phúc. Người ta thường nghĩ, sự giải thoát trong đạo Phật phải cao hơn thế, phải vượt lên trên mọi ý niệm, phải thoát ra ngoài cả khổ đau và hạnh phúc. Khi còn nằm trong hạnh phúc thì ta vẫn còn bị vướng mắc vào sự đối đãi.

Có lẽ sự thật tuyệt đối là vậy! Nhưng tôi nhớ lời Phật dạy, “Ta chỉ dạy có một điều và mỗi một điều mà thôi, đó là khổ và con đường diệt khổ.” Mà khi khổ đau diệt mất thì ta còn lại gì? Theo tôi nghĩ, trong thế giới tương đối này, hễ bóng tối vắng mặt thì ánh sáng phải có mặt. Và khi khổ đau không còn nữa thì hạnh phúc chắc chắn sẽ hiển lộ. Khổ đau vắng bóng bao nhiêu thì hạnh phúc sẽ hiển hiện bấy nhiêu. Tôi nghe nói thường, lạc, ngã và tịnh là những yếu tố của Niết-bàn. An lạc, một niềm vui an ổn, cũng là một yếu tố của Niết-bàn, là tự tính của chính ta, phải không Thầy? Khi nào còn đi trên mặt đất, còn thở giữa chân không, tôi vẫn thấy an lạc là một yếu tố rất cần thiết cho cuộc đời này.

Mà an lạc không phải là một ý niệm để cho ta nắm bắt, và nó cũng không thể là một ý thức suông. Điều ấy có nghĩa là nếu chúng ta muốn có được hạnh phúc trong gia đình, trong đời sống của mình, thì ta phải chịu khó thay đổi, phải làm một cái gì đó! “Làm một cái gì” nhiều khi chỉ là thay đổi thói quen và tập quán của mình, nếu đó là những gì đã gây khổ đau cho ta và người chung quanh. Suy nghĩ hay nói suông về hạnh phúc sẽ không bao giờ mang lại cho ta hạnh phúc. Allen Watt viết: “Nobody can get wet from the word ‘water’.” Đâu ai có thể bị ướt vì chữ “nước” bao giờ đâu!

Chúng ta thường đặt câu hỏi: Làm thế nào để cho sự tu tập của mình được sâu sắc hơn, hiệu quả hơn? Nhưng tôi thấy câu hỏi đó tự nó chưa được chính xác lắm. Tôi nghĩ ta nên hỏi là làm thế nào để sự tu tập của ta được chân thật hơn, hết lòng hơn. Vấn đề tự thành thực với chính mình là một vấn đề rất quan trọng. Tôi tin là nếu ta không thật sự thành thật với mình thì ta không thể nào tu tập được. Thấy được cái hay, cái dở của mình là ta đã bước một bước rất xa trên con đường tu học của mình rồi! Chữ tu (修) có nghĩa là sửa đổi. Và muốn sửa đổi, ta phải rất thành thực với chính mình!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Gõ cửa thiền


Em Là Vì Sao Sáng


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.42.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...