Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt »» Lời nói đầu »»

Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
»» Lời nói đầu

Donate

(Lượt xem: 14.017)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - Lời nói đầu

Font chữ:

Tiến trình Việt dịch Kinh điển đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một công trình thống kê đầy đủ nào về các bản kinh được Việt dịch. Đây là thiếu sót rất lớn trong thực tế và trong chừng mực nào đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành Đại tạng Kinh Tiếng Việt như mong ước của tất cả những người con Phật.

Trước hết, do không có một nguồn tham khảo đầy đủ về các bản kinh Việt dịch, không ít dịch giả đã chuyển dịch trùng lặp những bản kinh đã dịch rồi mà không có lý do rõ rệt, chỉ đơn giản là do thiếu thông tin. Việc có nhiều bản dịch từ một nguyên bản có thể xem là chuyện bình thường, thậm chí còn có thể giúp người đọc hiểu sâu hơn bản kinh từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu dịch giả quyết định dịch một bản kinh mà người khác đã chuyển dịch, điều đó có nghĩa là vị ấy đã có sự cân nhắc và tin chắc rằng dịch phẩm của mình có thể đóng góp thêm những giá trị mới. Ngược lại, việc chuyển dịch trùng lặp chỉ vì không biết đến bản dịch của người khác lại là một việc không có ý nghĩa tích cực lắm, nhất là trong hiện trạng vẫn còn quá nhiều bản kinh chưa được dịch.

Mặt khác, cũng do không có thông tin cụ thể về tiến trình chuyển dịch kinh điển, các dịch giả thường quyết định chọn dịch một bản kinh nào đó chỉ hoàn toàn dựa theo sự cảm nhận chủ quan của mình, thay vì nhìn rõ được toàn cảnh trước khi quyết định khởi sự một công trình dịch thuật.

Hơn thế nữa, thông tin cụ thể về tiến trình chuyển dịch không chỉ có ý nghĩa lớn lao và quan trọng đối với những người làm công việc nghiên cứu, dịch thuật kinh điển, mà ngay cả đối với đại chúng Phật tử nói chung, đây cũng là điều hết sức cần thiết. Với một bản mục lục kinh điển đầy đủ, người Phật tử sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc chọn lựa, học hỏi, nghiên cứu và vận dụng những bản kinh thích hợp vào sự tu tập.

Nhìn lại lịch sử hình thành kinh điển trong Hán tạng, chúng ta được biết là từ thời ngài Đạo An (312 - 385) đã có biên soạn mục lục kinh điển. Bản mục lục này về sau được gọi là Đạo An lục, tuy đã thất bản, nhưng chính nó từng là nền tảng cho nhiều bản mục lục ra đời sau đó, tiếp tục công việc thống kê và hệ thống hóa các bản dịch kinh điển qua từng thời đại. Cho đến nay, ta còn thấy được trong Bộ Mục Lục của Đại Chánh tạng có đến 42 bản mục lục, gồm 152 quyển, trong đó có những công trình được rất nhiều người biết đến như Khai Nguyên Thích giáo lục, Đại Đường Nội điển lục, Chúng kinh mục lục, Xuất Tam tạng ký tập... Tất cả đều làm công việc chính là ghi nhận và hệ thống các bản dịch kinh điển đã có. Chúng ta ngày nay bước vào thế kỷ 21 với rất nhiều phương tiện hiện đại hỗ trợ cho công việc nghiên cứu, dịch thuật, nhưng mãi đến nay vẫn chưa có được một bản mục lục kinh điển Việt dịch, quả thật là điều vô cùng thiếu sót.

Từ lâu trăn trở với những suy nghĩ như trên nên đầu năm 2005 chúng tôi đã hoàn tất và xuất bản Mục lục Đại Chánh Tân tu Đại Tạng kinh như một bước chuẩn bị, qua đó kêu gọi sự quan tâm của mọi người Phật tử đối với việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Mặc dù công trình này đã phần nào giúp cho việc tra cứu kinh điển Hán tạng được dễ dàng hơn, nhưng lại hoàn toàn không đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu về Kinh điển Việt dịch như đã nêu trên. Vì thế, kể từ đó chúng tôi đã bắt đầu có những bước nỗ lực chuẩn bị tiếp theo cho việc hình thành một mục lục kinh điển Tiếng Việt.

Tháng 8 năm 2014, chúng tôi khởi sự xây dựng một công trình trực tuyến tại địa chỉ http://rongmotamhon.net/ nhằm thu thập và hệ thống tất cả các bản kinh Việt dịch hiện đang lưu hành. Sau hơn ba tháng nỗ lực, các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống website đã được chúng tôi xây dựng hoàn chỉnh và đáp ứng được khả năng thống kê, phân loại, hiển thị hàng ngàn bản kinh Việt dịch với rất nhiều các tiện ích trực tuyến hỗ trợ người xem kinh như tra cứu từ điển thuật ngữ Phật học, tham khảo nguyên bản Hán văn (có hỗ trợ tra chữ Hán trực tuyến), xem đối chiếu song song bản dịch và nguyên tác, xem đối chiếu các bản Hán văn trong Đại Chánh tạng, Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng... Và đến tháng 4 năm 2015 thì chúng tôi chính thức công bố bản khởi thảo Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt trực tuyến trên website Rộng Mở Tâm Hồn (http://rongmotamhon.net/). Vào thời điểm đó, chúng tôi đã thu thập được 1.004 bản Việt dịch kinh điển của 167 dịch giả hoặc nhóm dịch giả.

Trang Kinh điển trực tuyến này nhanh chóng được Phật tử khắp nơi sử dụng với tần suất khá cao, có lẽ nhờ vào sự tiện dụng cũng như nội dung phong phú của nó. Dữ liệu thống kê cho thấy mỗi ngày có xấp xỉ 3.000 người sử dụng và chúng tôi cũng thường xuyên nhận được nhiều thông tin phản hồi tích cực từ người dùng. Bản mục lục được xuất bản lần này chính là kết quả thu thập được trong thời gian hoạt động vừa qua của trang kinh điển trực tuyến. Hiện nay, số bản dịch kinh điển thu thập được đã lên đến 1.309 bản, với số lượng dịch giả tham gia là 185 dịch giả hoặc nhóm dịch giả và vẫn đang tiếp tục tăng thêm. Hy vọng sau khi chính thức công bố ấn bản này, việc thu thập thêm các bản kinh Việt dịch sẽ được dễ dàng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, điều trước tiên cần nói rõ là, đây chưa phải một bản mục lục hoàn chỉnh như mong muốn để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử nói chung và giới nghiên cứu, dịch thuật kinh điển nói riêng, bởi một công trình như thế là vượt ngoài khả năng của chúng tôi. Như đã nói ngay trong tiêu đề sách, chúng tôi chỉ xem đây như một bản khởi thảo, mà là bản khởi thảo ở dạng sơ khai nhất, chỉ mong sao đủ để nêu lên được tính thiết yếu của vấn đề và kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức Phật giáo hoặc viện nghiên cứu Phật học với quy mô và khả năng lớn hơn, nhằm đáp ứng một sự khát khao mong mỏi đã quá lâu của mọi người con Phật.

Dù vậy, trên tinh thần “đáp ứng tạm thời” cho nhu cầu sử dụng của người Phật tử, chúng tôi vẫn nỗ lực khởi thảo bản mục lục này dù biết có những khiếm khuyết tất yếu sau đây:

1. Do thiếu điều kiện thu thập trực tiếp từ nhiều nguồn như các thư viện, viện nghiên cứu... nên chắc chắn sẽ còn thiếu sót rất nhiều các bản dịch đã in ấn nhưng không được lưu hành trên mạng Internet.

2. Do không liên lạc được với hầu hết các dịch giả nên những thông tin đã thu thập có thể sai lệch hoặc thiếu sót. Rất nhiều dịch giả có thể không chỉ có các dịch phẩm lưu hành trên mạng Internet mà còn nhiều dịch phẩm khác, hoặc cũng có thể tên dịch phẩm lưu hành trên mạng chưa phải là bản cập nhật mới nhất của dịch giả. Chúng tôi đành chấp nhận hạn chế này và hy vọng sẽ sớm nhận được các thông tin cải chính hoặc bổ sung sau khi bản in này ra đời.

3. Do chủ yếu dựa vào thông tin lưu hành trên mạng Internet nên độ tin cậy không cao. Một mặt, đây là nguồn thông tin phong phú và dễ tiếp cận nhất, nhưng mặt khác lại cũng là nguồn thông tin có độ sai lệch và pha tạp lớn nhất. Chẳng hạn, có những tên dịch giả rất gần nhau mà chúng tôi phỏng đoán có thể chỉ là một người, nhưng vì không có nguồn kiểm chứng nên chúng tôi đành giữ nguyên. Nếu có những sai lầm thuộc loại này hoặc những sai lệch khác, rất mong quý độc giả sẽ hoan hỷ cảm thông và thông báo giúp cho để chúng tôi kịp thời sửa lỗi.

Một điểm khác cần lưu ý là trong mục lục khởi thảo này, chúng tôi không liệt kê các kinh điển Nam truyền (dịch từ kinh hệ Pali), mặc dù ở trang Kinh điển trực tuyến chúng tôi có đăng tải đầy đủ. Điều này chỉ đơn giản là vì Kinh điển Nam truyền đã được in ấn và lưu hành một cách có hệ thống, có thể dễ dàng tìm được những ấn bản này cũng như bản điện tử ở nhiều website Phật giáo trên toàn thế giới. Vì thế, theo chúng tôi thì điểm vướng mắc cần vượt qua hiện nay trong việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt không nằm ở phần Kinh điển Nam truyền, mà chủ yếu là Kinh điển Bắc truyền. Tuy nhiên, một bản mục lục hoàn chỉnh bao gồm cả Kinh điển Nam truyền và Bắc truyền vẫn là hết sức cần thiết, mong rằng sẽ có một công trình khác với quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu này.

Ngoài ra, có một thực tế là những bản Việt dịch mà chúng tôi thu thập được không chỉ thuộc Đại Chánh tạng, mà còn có rất nhiều bản thuộc Vạn tân toản Tục tạng kinh. Vì thế, mục lục này liệt kê chung tất cả, nhưng độc giả chỉ cần nhìn vào phần số tập là sẽ phân biệt được ngay. Các tập thuộc Đại Chánh tạng có ký hiệu mở đầu bằng chữ T, còn các tập thuộc Tục tạng mở đầu bằng chữ X.

Cho dù có những hạn chế rất lớn như nêu trên, nhưng cũng nhờ vào sự thu thập các bản dịch hoàn toàn “miễn phí” trên mạng Internet nên bản mục lục này - hiện có hơn 1300 bản kinh Việt dịch - không chỉ là một bản thống kê đơn thuần, mà quý độc giả còn có thể dễ dàng tìm đọc toàn bộ các bản Việt dịch cũng như tải về miễn phí tại website Rộng Mở Tâm Hồn (rongmotamhon.net), và không chỉ các bản Việt dịch, mà kể cả các bản Anh ngữ, Phạn ngữ có nêu tên trong mục lục này. Trên tinh thần của một dự án mở, mỗi độc giả cũng có thể đóng góp sức mình bằng cách chỉ ra những sai sót hoặc các lỗi chính tả trong văn bản để giúp chúng tôi chỉnh sửa.

Về phương thức trình bày trong bản in lần này, để tiện dụng cho người sử dụng nên chúng tôi đã trình bày toàn bộ thông tin theo trình tự như sau:

- Phần thứ nhất: Trình bày tất cả kinh điển Việt dịch đã thu thập được, xếp theo vần ABC. Mỗi đề mục sẽ có đủ tất cả những thông tin mà chúng tôi hiện đã thu thập được, như tên người Việt dịch, tên nguyên bản Hán văn, triều đại và người Hán dịch hoặc trước tác Hán văn, số Tập và kinh số trong Đại Chánh tạng (hoặc Tục tạng)... Và nếu có, chúng tôi sẽ nêu cả những bản Việt dịch khác của cùng bản kinh, hoặc các bản Anh ngữ, Phạn ngữ tương ứng đã thu thập được... Một số thông tin quan trọng khác như tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang của bản Việt dịch v.v... chúng tôi xin để mở khả năng bổ sung trong những lần tái bản.

- Phần thứ hai: Sắp xếp các tên kinh theo nguyên bản Hán văn (theo âm Hán Việt) để người dùng có thể dễ dàng tra tìm một bản kinh chữ Hán và biết được đã có bao nhiêu bản Việt dịch từ bản kinh đó, do ai chuyển dịch v.v...

- Phần thứ ba: Trình bày toàn bộ các bản kinh trong Hán tạng hiện chúng tôi chưa có bản Việt dịch. Các bản kinh sẽ được sắp xếp theo Bộ, dựa vào cách phân chia đã có trong Đại Chánh tạng, riêng các bản kinh thuộc Tục tạng kinh sẽ được xếp cuối cùng. Như đã nói ở phần trên, có nhiều bản kinh trong số này có thể đã được Việt dịch ở đâu đó nhưng chúng tôi chưa có điều kiện thu thập được, hy vọng sẽ có thể sớm bổ sung trong thời gian sắp tới.

- Phần thứ tư: Để thuận tiện cho việc tra tìm, phần này được phân chia thành hai phần nhỏ hơn. Thứ nhất, liệt kê theo vần ABC phương danh tất cả các dịch giả hoặc nhóm dịch giả Việt dịch kinh điển, cùng với số lượng dịch phẩm mà họ đã dịch. Thứ hai, liệt kê tất cả các dịch giả hoặc nhóm dịch giả này kèm theo các dịch phẩm đang lưu hành của họ mà chúng tôi đã thu thập được.

Với những hạn chế đã trình bày trên, chúng tôi chắc chắn vẫn còn rất nhiều thiếu sót trong lần xuất bản này, nhưng hy vọng sau khi công bố sẽ sớm nhận được những thông tin bổ sung từ quý độc giả cũng như các dịch giả chưa có tên trong mục lục này. Mọi thông tin đóng góp xin gửi về điện thư nguyenminh@rongmotamhon.net - hoặc gọi điện về số 0988 632 379.

Ngoài ra, với lòng mong ước cũng như trách nhiệm của một Phật tử Việt Nam đối với việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, chúng tôi sẽ dành phần cuối sách để nêu lên một số ý kiến cũng như đề xuất cho công trình này. Mặc dù chỉ là những ý kiến cá nhân, chúng tôi vẫn hy vọng là có thể đóng góp được ít nhiều cho công việc chung, nên sẽ cố gắng trình bày tất cả những gì đã thu thập và nhận thức được trong thời gian qua, cũng như những suy nghĩ, dự tính cho thời gian sắp tới.

Với tất cả những thiếu sót và hạn chế của một công trình tự phát, chúng tôi chỉ mong rằng đóng góp nhỏ nhoi này có thể là một viên gạch lót đường cho những bước đi tiếp theo có quy mô lớn hơn, với sự đóng góp có hệ thống của đông đảo những người cùng chí hướng, để Phật giáo Việt Nam sớm có được một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt hoàn chỉnh và đáng tin cậy, đáp ứng nhu cầu tu học của tất cả những người con Phật hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.

Cuối cùng, công việc của chúng tôi chắc chắn đã không thể đạt đến bất kỳ kết quả nào nếu như không có những sự góp sức cả về tinh thần lẫn vật chất từ rất nhiều người, trực tiếp cũng như gián tiếp. Trong thực tế, từ khi khởi sự đến nay, chúng tôi đã nhận được sự góp sức của rất nhiều người mà tôi không thể nêu tên tất cả ở đây, vì trong số đó có những người tôi chưa từng gặp mặt, cũng có cả những người từ chối việc nêu tên... Chúng tôi xin chân thành tri ân và ghi nhận tấm lòng vì Chánh pháp của tất cả quý vị, nguyện cho phước duyên này sẽ giúp quý vị đời đời luôn được tâm bất thối trong Chánh pháp.

Cuối cùng, bản in này sẽ không thể ra đời nếu không có sự hoan hỷ phát tâm tán trợ của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Cứ và chị Nguyễn Phước Lan Hương, Công ty Văn hóa Hương Trang, TP HCM. Tất cả những khó khăn và gánh nặng chi phí của việc xuất bản đã được anh chị hoan hỷ gánh vác. Mong sao anh chị vẫn sẽ tiếp tục là những thí chủ hộ trì Chánh pháp trong đời này và nhiều đời sau nữa, cho đến khi trọn thành Phật đạo.

Việc thực hiện công trình này hoàn toàn phát khởi từ tâm nguyện muốn làm lợi lạc muôn người, nếu có chút công đức nào, nguyện hồi hướng về cho tất cả chúng sinh trong pháp giới, mong sao tất cả đều được an vui trong hào quang Chánh pháp trường tồn, để từ nay cho đến vô số kiếp vị lai sẽ cùng là pháp lữ của nhau, cùng nương tựa giúp đỡ nhau trên con đường tu tập đến viên thành Chánh giác.

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA-HA-TÁT

Trân trọng,
NGUYỄN MINH TIẾN




Bản Mục lục xuất bản lần này là phiên bản chính thức hóa các nội dung được chúng tôi thu thập và trình bày ở đây. Số lượng kinh Việt dịch sẽ được cập nhật ngay khi thu thập được và sẽ bổ sung trong lần tái bản.

« Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.212.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...