Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển »» Mốc thời gian »»

Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển
»» Mốc thời gian

Donate

(Lượt xem: 3.948)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển - Mốc thời gian

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tuổi trẻ thường không lo nghĩ gì nhiều về tương lai, vì nghĩ rằng mình còn nhiều thì giờ, hơi đâu mà vội. Thời kỳ sau Tiểu Học là thời kỳ cha mẹ hay định liệu cho mình là nên đi học nghề hay tiếp tục con đường đèn sách. Chính tuổi trẻ cũng là tuổi “gần trời xa đất”, ngược lại với tuổi già mà người ta thường hay nói “gần đất xa trời”. Người còn ít tuổi xem trời cao bao nhiêu cũng muốn với tới, nên ý hướng ấy đã rất gần trời rồi, trong khi đó thì hai chân không đứng vững nơi mặt đất. Đến khi tuổi già gần kề, người ta không dám lìa mặt đất để đi lại, mà hay bám sát vào đất để giữ thăng bằng, vì cái chết sẽ mang ta vào lòng đất lạnh. Người già không sợ bất cứ một cái gì, chỉ sợ không nâng nổi hai bàn chân lên để đi trên tam cấp, chẳng bù với lúc còn trẻ, bay nhảy, chạy trốn mộng mơ trên con đường danh vọng vốn hão huyền này.

Về hai chữ thời gian, chữ thời (hay thì - 時) trong chữ Hán gồm hai phần. Đó là bộ nhật (日) bên trái và chữ tự (寺) bên phải. Chữ tự (寺) lại gồm hai phần là bộ thổ (土) ở trên và chữ thốn (寸) ở dưới. Hai phần này ghép lại thành chữ tự (ngôi chùa). Chùa là nơi công phu, kinh kệ, tu tập của Tăng Ni diễn ra hằng ngày đều đặn, không sai trái, không bỏ sót như ánh mặt trời ngày hai buổi lên xuống tỏa chiếu khắp thế gian. Cả 3 phần như trên hợp lại gọi là thời (hay thì).

Còn chữ gian (間) cũng gồm hai phần. Đó là bộ môn (門) bên ngoài và chữ nhật (日) bên trong. Bộ môn tức là hai cánh cửa, cửa nhà hay cửa chùa. Khi ánh sáng mặt trời rọi chiếu vào cánh cửa này, tạo nên một không gian, một khoảng cách, cho nên gọi là gian.

Cả hai chữ thời và gian đều có liên hệ đến cửa chùa từ nghìn năm xa xưa. Đó vốn là văn hóa Á Đông của chúng ta, không ai chối cãi được điều đó.

Giữa năm 1961 đến tháng 5 năm 1964, ấy là mốc thời gian mà tôi vẫn còn sống với hương đồng cỏ nội, với ruộng vườn quê hương, với cha mẹ, anh em bạn bè và làng xóm. Trong thời gian này tôi theo học những nghề sau đây.

Trong nhà có ông anh thứ Sáu đi lính, nhưng có nghề hớt tóc. Anh thấy tôi say mê nhìn ngắm người đến hớt tóc, liền hỏi tôi nếu muốn học thì anh truyền nghề cho. Anh lý luận rằng: “Dầu là người có chức vị gì gì đi nữa, khi đến hớt tóc đều phải để mình cầm tóc trên đầu họ mà hớt, cho nên đây là một nghề rất cao quý. Em cố gắng học đi.” Tôi nghe anh nói quá có lý, nên theo anh đi hớt tóc dạo mấy ngày ở các xóm khác. Nhưng rồi thấy nghề này tuy không tệ lắm, nhưng cũng chẳng có tương lai lâu dài, nên tôi không có ý tiếp tục học.

Những lúc đi sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử, tôi có trao đổi với một vài người bạn để chọn hướng tương lai cho mình, trong đó có Thạch, em của Ni Sư Diệu Nghĩa đang đi học thợ may tại trường Phan Sào Nam. Tôi đã xin cha mẹ cho tiền mua xe đạp để đạp theo sau Thạch và lên trường Phan Sào Nam học nghề thợ may. Trường này chỉ dạy chữ cho những học trò trung học đệ nhất cấp (từ đệ thất cho đến đệ tứ), nhưng ông Thầy dạy may mượn phòng học trống lúc các trò không học để dạy cắt may. Thuở ấy độ 10 người học; tôi có lẽ là đứa học trò nhỏ nhất và vì vào sau nên chẳng hiểu số đo nách, đo ngực, đo mông là gì, nên khi cắt quần áo, chỉ bằng giấy thôi, cứ sai hoài, thế rồi tự động bỏ học. Ông Thầy cũng chẳng thèm tìm hiểu người học trò tối dạ như tôi để làm gì.

Vì là con út nên tôi được nuông chiều, ít bị la mà muốn gì cũng được cha mẹ chiều ý. Trong khi đó, anh thứ Tư của tôi đã lập gia đình nhưng vẫn còn ở chung với cha mẹ và đi làm thợ mộc với ông anh chú bác gần nhà. Nghề này thuở ấy thịnh hành lắm. Người ta cất nhà bằng gỗ mít hay gỗ sò, gỗ lim rất nhiều. Đây là sau thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, không còn chiến tranh nữa; cũng là thời ăn nên làm ra nên người ta đua nhau xây dựng rất nhiều. Thế là cha mẹ bảo anh Bốn nên gởi tôi đi học nghề thợ mộc. Có lẽ “bụt chùa nhà không thiêng” nên anh tôi đem tôi gởi cho một ông thầy làm thợ mộc, có cả một hãng kinh doanh gỗ trên Hà Mật, tên là ông Ký. Mới đầu gặp ông ta, tôi ít có cảm tình. Vì thấy mắt to và hơi lãnh đạm. Chỉ có bà vợ và cô con gái là dễ gây thiện cảm.

Ngày hai buổi, sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về để học nghề thợ mộc, không kể cuối tuần hay rằm, mồng một. Đầu tiên là học cưa cây. Ban đầu hai người cưa tay một khúc cây nhỏ; sau đó cưa dần đến những cây lớn có đường mực được nảy vào đó. Ông bà mình có câu tục ngữ “thẳng mực tàu” dùng để chỉ cho sự mực thước và cái nghề đúng đắn này. Bình mực gồm một nắm dăm bào và mực là một lô bồ hóng từ trên trần nhà bếp lấy xuống để hòa chung với nước. Tất cả đều ngâm vào trong một cái bào kể cả sợi dây dùng để nảy mực. Đầu dây mực có một hòn chì. Lúc muốn nảy cho thẳng, người học nghề dùng đầu dây kia gắn cho thật chặt vào thân cây mít và đầu còn lại kéo thẳng lại phía sau. Sau khi nhắm tới nhắm lui đâu đó thì nảy mực, tức là kéo sợi dây đang căng ấy ra rồi thả cho nảy vào thân cây để in dấu một đường mực thẳng trên đó. Danh từ “cầm cân nảy mực” có lẽ cũng xuất phát từ những hình ảnh này.

Nhiều lúc phải cưa những thân cây lớn và cứng quá, hai người học nghề chúng tôi để bên trên một bình nước; cưa đến đâu, nước nhỏ đến đó cho lưỡi cưa không quá nóng và dễ cưa hơn. Có khi, suốt một ngày như vậy hai người chỉ cưa được chừng 5 hay 7 mét cây là cùng, tùy theo độ dày mỏng của tấm ván.

Học cưa xong lại học bào. Người mình gọt trái cây hay bào gỗ cũng thường hay từ trong đẩy ra; trong khi đó người Âu Châu và người Nhật họ đẩy từ ngoài đẩy vào. Chỉ riêng việc này, nếu phân tích kỹ ra cũng thấy được mỗi dân tộc có một tập quán khác nhau. Đa phần các nước trên thế giới đều như thế. Chỉ có người Việt Nam là hơi khác mà thôi. Tôi chẳng biết tại sao; nhưng người Việt Nam mình hay giải thích đơn sơ là “xưa bày nay làm” vậy thôi.

Ví dụ như đi học thì Thầy, Cô giáo bắt buộc học trò phải viết tay phải; nếu viết tay trái thì bị khẻ tay đau lắm, khẻ cho đến bao giờ người học trò ấy bỏ tay trái để dùng tay phải mới thôi. Ngày nay những ông làm lớn như Tổng Thống Mỹ Clinton và Obama đều viết tay trái. Thế mà mấy ông này đứng trên thiên hạ cả mấy tỷ người. Trong khi đó mình viết tay mặt nhưng chữ nghĩa văn chương cũng chỉ giới hạn có ngần ấy thôi.

Người Ấn Độ không ai cầm dao, nĩa tay trái để ăn, vì họ cho rằng tay trái rất dơ bẩn. Quan niệm này do tôn giáo gây nên ấn tượng. Do vậy đưa cái gì quan trọng mà đưa tay trái thì người Ấn Độ không làm. Vì tay này chỉ để rửa trôn, không nên ưu tiên hơn tay mặt. Tôi đã đi Ấn Độ nhiều lần và để ý thấy điều này là đúng. Nghĩa là cái gì thuộc về truyền thống, nó khiến cho người ta tuân phục như vậy; nhưng chắc gì đã hay?

Ví dụ như vấn đề giáo dục của Á Châu chúng ta từ ngày xưa và mãi cho đến ngày nay cũng vậy, người học trò chỉ học những cái gì từ Thầy Cô dạy, đi thi làm trúng đề thi là đậu. Trong khi đó, cái học của Âu Mỹ là cái học sáng tạo. Nghĩa là Thầy dạy cái gì mà người học trò muốn học, chứ không phải dạy những gì mà Thầy Cô muốn dạy. Xem ra giữa Đông Tây có quá nhiều sự khác biệt về phương pháp giáo dục. Cho nên cũng có nhiều triết gia nói bi quan rằng: “Đông Tây không bao giờ gặp nhau.”

Trong khi linh mục nhà thờ đứng làm lễ đại diện cho Chúa thì xoay ra; còn các vị sư luôn xoay vô Đức Phật để tìm lại Đức Phật của chính mình. Họ gọt táo từ ngoài đưa lưỡi dao vào bên trong mình; trong khi đó người Việt mình thì ngược lại. Họ đa phần đi bên trái còn mình đi bên phải. Họ ăn nĩa và muỗng; còn mình thì ăn đũa. Họ đi giày, mình đi dép. Họ chú trọng tư tưởng cá nhân; mình cho đó là ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa v.v… Thôi thì có cả hàng trăm, hàng ngàn thứ như vậy. Ngày nay may nhờ có khoa học tiến bộ, đời sống của con người có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau; nên việc ngộ nhận ít đi dần và chính từ đó đã tạo ra sự thông cảm dễ dàng hơn giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Bào gỗ lớn rồi bào gỗ nhỏ. Sau một thời gian như vậy, ông thầy Ký bảo những lớp đàn anh lớn hơn chỉ cho tôi lấy thước kẽ để đo và đục nên những con mộng, sau khi đã bào được một chân ghế hay một chân giường; hoặc giả một chân bàn v.v… Kể ra thì tôi chẳng sáng dạ gì, chỉ được một chút dễ thương khi sai bảo, tôi không bao giờ chống chế lại, dầu cho việc ấy đúng hay sai, nên được nhiều người mến là vậy. Có khi tôi đóng được chiếc ghế dựa rồi đem ra đánh giấy nhám và đánh verni màu nghệ, trông cũng đẹp mắt, không thua gì lớp đàn anh mấy. Thỉnh thoảng tôi đóng được cái bàn; nhưng ông Thầy nheo mắt tỏ vẻ không hài lòng và hãy để cho ở nhà dùng. Khi đóng giường thì chỉ được phép làm chung với những người học nghề lâu hơn.

Nghề thợ mộc có lẽ là nghề tôi học lâu nhất; ít ra cũng trên một năm trời. Nghĩa là từ giữa năm 1963 đến tháng 5 năm 1964. Thời gian này là thời gian tôi đi chùa đều đặn và cũng là thời gian Phật Giáo tranh đấu với chính quyền của Ngô Đình Diệm rất căng thẳng.

Một hôm đi Gia Đình Phật Tử, tôi và Văn Phú Mười rủ nhau đạp xe đạp đi chùa Non Nước và Tam Thai để ngoạn cảnh. Đến đó cảnh chùa đã làm cho tôi thật ngây ngất trong lòng và kể từ thời gian đi chùa ấy về, lòng tôi cứ tự hỏi rằng mình có thể xin cha mẹ cho mình đi xuất gia chăng? Thế rồi kế hoạch của tôi tự thực hiện như sau:

Trong khi gia đình ăn mặn thì tôi tìm cách ăn chay và khi gia đình có tiệc vui, tôi hay lẫn tránh. Nhiều lúc mẹ tôi thấy thế không an tâm cho cậu con trai út này nên đã làm một hũ tương treo lên trên trần nhà bếp, khi nào tôi ăn cơm thì dùng đến. Trong vườn nhà tôi nào chuối, nào thơm, nào rau quả rất nhiều. Đó là nơi cung cấp cho tôi những món ăn thật thanh khiết. Ở tuổi 13, 14 là độ tuổi đang lớn và độ tuổi rụt rè. Nhiều lúc muốn thưa thật với Cha Mẹ và anh chị là con muốn đi tu, xuất gia học đạo. Tâm thì nghĩ vậy nhưng miệng thì chẳng nói thành lời. Thế là cứ ngập ngừng mãi, chờ cho đến một hôm khi ngồi nhổ mạ chung với ông thân, tôi mới bộc bạch rằng: “Thưa cha! Con muốn đi tu.” Ông chẳng trả lời tôi mà chỉ bảo rằng: “Anh con đã đi tu rồi đó!” Tuy ông không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi nhưng hàm ý là trong nhà đã có người đi tu rồi thì tôi không cần đi tu nữa. Tôi đem ý này thưa cho Mẹ biết. Mẹ bảo rằng: “Cứ chờ đến lớn rồi hẳn hay.”

Tất cả đều không chống đối mà cũng chẳng thuận tình. Nhân một cơ hội khác tôi lại thưa với Cha và Cha bảo rằng: “Nếu Mẹ con đồng ý thì Cha sẽ đồng ý.” Rồi khi tôi thưa với Mẹ thì bà bảo rằng: “Nếu cha con đồng ý thì Mẹ sẽ đồng ý.” Sau khi tham khảo ý kiến của hai đấng từ thân rồi, tôi quyết đi thêm một bước nữa có ý mạnh mẽ hơn. Đó là rủ đứa cháu ban đêm cùng đi đến chùa Hà Linh ngủ, chứ không ngủ ở nhà nữa. Trong khi đó tôi chuẩn bị hành trang như xin quy y Tam Bảo với Thầy tôi năm 1963, lúc ấy là Đại Đức Thích Long Trí và tôi có pháp danh do Thầy tôi đặt là Như Điển, kể từ đó đến nay. Đồng thời tôi âm thầm chuẩn bị cho việc ra đi của mình bằng cách xin tiền của mấy bà chị để may những bộ áo vạt hò màu lam và màu nâu để sẵn đó. Chờ cho cơ hội đến thì mình sẽ xa nhà.

Vào lúc 8 tuổi tôi đã chứng kiến cảnh ra đi ban đêm của anh trai tôi (về sau là Thầy Bảo Lạc) vào ngày mồng 8 tháng 2 năm 1957, khiến cho cả nhà khóc lóc tìm kiếm. Bây giờ tôi chọn giải pháp khác. Tôi sẽ ra đi trong thanh thiên bạch nhật để cho gia đình khỏi lo và biết được tôi đi đâu cũng như làm gì. Ý chí của tôi lúc ấy rất mạnh. Ban ngày vẫn đi làm thợ mộc, sau đó về nhà ăn cơm, tối đến chùa ngủ, sáng ra về nhà, vẫn tươi cười và lễ phép với Mẹ Cha. Nhưng trông nét mặt của ông bà thì đủ biết, họ lo lắng và biết chắc rằng một ngày nào đó tôi lại bỏ nhà ra đi nữa.

Điều mà cả gia đình đoán không sai. Đó là ngày rằm tháng 5 năm Giáp Thìn (1964). Sau đám giỗ của ông Nội, tôi thưa cha mẹ và anh chị lên đường. Hành trang của tôi thuở ấy là một chiếc xe đạp và một valise nhỏ đựng đồ dùng cá nhân, trong đó có những bộ áo quần vạt hò và một vài đồ dùng khác. Hôm đó tôi còn nhớ có cả đại diện của Gia Đình Phật Tử Hà Linh đến tham dự đám giỗ của Nội tôi và chia tay với tôi nữa.

Trong khi tôi vui mừng vì được đi xuất gia và ngoái mắt nhìn lại nhà thấy Mẹ và các chị nước mắt lưng tròng, đứng nhìn người em út ở tuổi 14, 15 một thân một mình hướng về chùa Viên Giác tại Hội An để xuất gia học đạo. Hôm đó là một ngày hoàng đạo mà mãi cho đến bây giờ, gần 50 năm rồi tôi vẫn không quên.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Công đức phóng sinh


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.78.249 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...