Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Đọc Kinh Trường Bộ - Tập 1 »» Lời thưa »»

Đọc Kinh Trường Bộ - Tập 1
»» Lời thưa

Donate

(Lượt xem: 7.378)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đọc Kinh Trường Bộ - Tập 1 - Lời thưa

Font chữ:

Đức Phật ra đời vì một hạnh nguyện cao quý nhất là truyền dạy giáo pháp giải thoát cho hết thảy chúng sinh. Bất cứ ai nhận hiểu được những lời dạy của ngài và thực hành theo đều có thể đạt được lợi ích lớn lao, giảm nhẹ dần khổ đau trong hiện tại và hướng đến một cuộc sống hoàn toàn giải thoát.

Vì thế gian này có vô vàn khổ đau nên Phật pháp cũng có vô vàn phương thức đối trị, và mỗi con người là một trường hợp cá biệt nên phương pháp tu tập trong Phật giáo cũng vô cùng đa dạng. Mặc dù vậy, để phù hợp với sự truyền dạy cho từng nhóm người khác nhau, điều tất yếu là Phật pháp cũng dần được phân chia ra những tông phái khác biệt. Tuy nhiên, những khác biệt đó chỉ là phần hình thức hay phương thức vận dụng, trong khi phần tinh túy hay ý nghĩa giáo pháp không hề khác biệt. Do vậy, những ý niệm phân biệt nào dẫn đến sự so sánh hơn kém hay đúng sai giữa các tông phái Phật giáo đều là sai lầm. Mặc dù hệ thống kinh điển, giáo lý đồ sộ của mỗi tông phái đều được bảo lưu và truyền bá với những đặc thù khác biệt, nhưng kết quả cuối cùng nhắm đến thảy đều như nhau. Trong nhiều thế kỷ qua, Kinh điển Bắc truyền được Việt dịch từ Hán tạng hay Kinh điển Nam truyền được Việt dịch từ Kinh tạng Pali đều góp phần tích cực trong việc đưa lời Phật dạy đến với người Phật tử. Và việc thực hành những lời dạy này chắc chắn đều mang đến kết quả lợi lạc như nhau.

Từ thập niên 1960, Hòa thượng Thích Minh Châu đã chuyển dịch và lần lượt xuất bản các bộ kinh Nam truyền. Bản Việt dịch Kinh Trường Bộ được ấn hành Tập I vào năm 1965, Tập II vào năm 1967 và Tập III, Tập IV vào năm 1972. Từ đó đến nay, bản dịch này được tái bản nhiều lần có chỉnh sửa, và lần chỉnh sửa gần đây nhất là bản in vào năm 2020 do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các chỉnh sửa được thực hiện đều chỉ nhắm đến các lỗi in ấn, chỉ một số rất ít chỉnh sửa thuộc về nội dung. Và như vậy, văn phong nguyên thủy mà Hòa thượng sử dụng từ cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn. Và điều này đã tạo ra một khoảng cách nhất định đối với những độc giả hiện nay, nhất là các độc giả trẻ tuổi, khi tiếp cận kinh văn. Đặc biệt khi những kiến thức về từ ngữ Hán Việt trong thời gian qua đã nhanh chóng suy giảm ngay cả trong tầng lớp trí thức. Do vậy, những trở ngại trong việc đọc hiểu kinh văn cho dù đã được Việt dịch là điều hầu như không tránh khỏi.

Trong thực tế, chính Hòa thượng Thích Minh Châu cũng đã sớm nhận ra điều này khi viết Lời giới thiệu cho Kinh Trung Bộ vào năm 1986, nghĩa là cách nay đã 35 năm. Thầy viết như sau:

“... ... Một sự cố gắng nữa của chúng tôi là Việt hóa một số danh từ để gần với bản sắc dân tộc hơn. Như trước dịch Trung Bộ Kinh, nay sửa lại Kinh Trung Bộ. Trước dịch kinh ‘Nhứt thiết lậu hoặc’, nay sửa lại kinh ‘Tất cả lậu hoặc’. Trước dịch kinh ‘Bố dụ’ nay đổi lại kinh ‘Ví dụ tấm vải’. Trước dịch là ‘Ngưu giác lâm tiểu kinh’ nay dịch lại ‘Tiểu kinh Rừng sừng bò’... ...”

Mặc dù vậy, từ đó đến nay khoảng cách khác biệt đối với các thế hệ trẻ đã ngày càng lớn hơn, vì ngôn ngữ có nhiều chuyển biến nhưng các bản kinh đã dịch thì hoàn toàn cố định. Do vậy, việc tiếp nhận ý nghĩa kinh văn ngày nay lại càng khó khăn hơn với giới trẻ.

Nhận biết được điều này, từ nhiều năm qua chúng tôi luôn mong muốn tìm ra một phương cách để giúp các độc giả trẻ tuổi dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận ý nghĩa kinh văn. Bản văn “Đọc Kinh Trường Bộ” này là kết quả những thao thức suy nghĩ của chúng tôi trong những năm qua, nhằm giúp người đọc có thể nhận hiểu được ý nghĩa kinh văn không quá khó khăn.

“Đọc Kinh Trường Bộ” không phải là một bản dịch, mà là kết quả sự nhận hiểu của bản thân chúng tôi khi tiếp cận kinh văn cùng với sự so sánh, đối chiếu nhiều bản dịch trong các ngôn ngữ khác. Khi trình bày lại những kết quả nhận hiểu đó trong “Đọc Kinh Trường Bộ”, chúng tôi hy vọng sẽ có thể giúp người đọc hiểu được lời Phật dạy một cách dễ dàng hơn. Một khi đã nhận hiểu được những ý nghĩa cơ bản, người đọc sẽ có thể tự mình tìm đọc bản dịch kinh văn để nắm hiểu một cách đầy đủ hơn.

Để thực hiện công việc này, trước hết chúng tôi sử dụng bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu làm nền tảng căn bản. Sau đó, chúng tôi đối chiếu với một số văn bản khác để giúp hiểu rõ kinh văn trước khi ghi lại bằng văn phong và từ ngữ gần gũi hơn với thế hệ độc giả hiện nay. Một cách cụ thể, những văn bản được chúng tôi sử dụng gồm có:

1. Bản Việt dịch từ Pali của Hòa thượng Thích Minh Châu, sẽ được viết tắt là: TMC.

2. Bản in lại (bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu) năm 2019 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, sẽ được viết tắt là: VNC.

3. Kinh Phạm động (梵動經), thuộc kinh Trường A-hàm (長阿含經), quyển 14, do hai ngài Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm dịch sang Hán ngữ vào đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy (339-416), được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大藏經), Tập 1, kinh số 1. Đây là bản dịch tương đương của cùng một nội dung kinh. Chúng tôi sử dụng bản Hán ngữ, sẽ được viết tắt là: H1.

4. Kinh Phạm võng lục thập nhị kiến (梵網六十二見經), do Cư sĩ Chi Khiêm (支謙) dịch sang Hán ngữ, được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大藏經), Tập 1, kinh số 21. Đây cũng là bản dịch tương đương của cùng một nội dung kinh. Chúng tôi sử dụng bản Hán ngữ, sẽ được viết tắt là: H2.

5. Kinh Phạm võng (梵網經), là cùng nội dung kinh này được Trang Xuân Giang (莊春江) dịch từ Pali sang Hoa ngữ, lưu hành trên trang SuttaCentral (www. suttacentral.net). Bản Hoa ngữ này sẽ được viết tắt là: H3.

6. The Supreme Net - What the Teaching Is Not, cùng bản kinh này, do Maurice Walshe dịch từ Pali sang Anh ngữ, sẽ được viết tắt là: MW.

7. The Prime Net, cùng bản kinh này, do Bhikkhu Sujato dịch từ Pāli sang Anh ngữ, sẽ được viết tắt là: BS.

8. The All-embracing Net of Views, cùng bản kinh này, do Bhikkhu Bodhi dịch từ Pāli sang Anh ngữ năm 1978, sẽ được viết tắt là: BB.

9. The Perfect Net, cùng bản kinh này, do T. W. Rhys Davids dịch từ Pali sang Anh ngữ, sẽ được viết tắt là: RD.

10. Kinh văn Pali, bản song ngữ Pali-English lưu hành trên trang SuttaCentral (www. suttacentral.net), được đăng kèm theo bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Sujato.

Khi đối chiếu so sánh nội dung từ các văn bản trên, chúng tôi nhận hiểu được rõ hơn ý nghĩa kinh văn trong từng đoạn, từ đó mới diễn đạt lại theo văn phong giản dị và gần gũi nhất với thế hệ trẻ hiện nay. Hy vọng cách làm này sẽ có thể giúp ích phần nào cho các bạn trẻ trong việc tiếp nhận lời Phật dạy. Cho dù chỉ như một khóm hoa góp thêm vào vườn hoa Kinh điển Phật giáo muôn hương ngàn sắc, chúng tôi mong rằng tập sách này sẽ giúp người đọc có thêm một phương tiện mới để học tập Kinh điển. Tuy nhiên, xin nhắc lại rằng đây không phải một bản dịch, càng không nhằm thay thế cho bản dịch hiện có, mà chỉ là một cách chia sẻ sự nhận hiểu trong khả năng hạn hẹp của chúng tôi với những ai cũng đang có cùng ý hướng tìm hiểu lời Phật dạy qua Kinh điển.

Chúng tôi xin chân thành tri ân tất cả những dịch giả Hán ngữ, Hoa ngữ và Anh ngữ, đã đóng góp công sức của mình qua nhiều thế hệ để lưu truyền và đưa lời Phật dạy đến với hết thảy mọi người trên thế giới này, và đặc biệt nhất là Hòa thượng Thích Minh Châu, bậc thầy tiên phong đã khơi mở con đường chuyển dịch Kinh điển Pali sang tiếng Việt, với những đóng góp lớn lao mà cho đến nay vẫn chưa một dịch giả nào khác có thể so sánh được.

Ngoài ra, bên cạnh việc diễn đạt kinh văn chúng tôi cũng bổ sung thêm một số nội dung để giúp người đọc có một góc nhìn rộng hơn về kinh văn, cụ thể gồm các phần như sau:

1. Dẫn nhập: Giới thiệu khái quát nhất về nội dung bản kinh, nhằm giúp người đọc làm quen trước khi đọc kinh.

2. Đọc kinh: Là phần nội dung chính của kinh văn.

3. Cấu trúc: Phân tích kết cấu bản kinh, nhằm giúp người đọc tổng kết lại nội dung kinh văn sau khi đọc qua.

4. Hội ý: Gợi ý tìm hiểu ý nghĩa kinh văn trong bối cảnh ra đời và khả năng vận dụng thích hợp trong bối cảnh hiện đại.

Những phần này chỉ là gợi mở, nhằm giúp người đọc qua đó có thể tự mình đạt đến một nhận thức hay phán đoán độc lập theo chiều hướng chiêm nghiệm và so sánh kinh nghiệm tu tập của tự thân. Như vậy, người đọc sẽ không chỉ tiếp cận kinh văn như một bản văn đơn thuần, mà còn thực sự cố gắng đi sâu vào tìm hiểu những ý nghĩa, nội hàm sâu xa và tính chất thực nghiệm của bản kinh, cũng như những ý nghĩa tương đồng có thể tìm thấy trong bối cảnh ngày nay.

Cuối cùng, nếu việc làm này có thể mang lại được đôi chút lợi ích cho người học Phật, chúng tôi xin hồi hướng mọi công đức về cho hết thảy chúng sinh, nguyện cho tất cả đều được thấm nhuần lời Phật dạy để sớm có được cuộc sống an vui ngay trong hiện tại và mãi mãi về sau.

Trân trọng,
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


« Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gõ cửa thiền


Kinh Di giáo


Lược sử Phật giáo


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.24.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...