Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học đạo trong đời »» Giao tình bất cầu ích ngã »»

Học đạo trong đời
»» Giao tình bất cầu ích ngã

Donate

(Lượt xem: 3.277)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học đạo trong đời - Giao tình bất cầu ích ngã

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong nội dung lá thư tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về điều tâm niệm thứ sáu trong Mười điều tâm niệm được trích từ sách Bảo Vương Tam-muội Niệm Phật Trực Chỉ (寶王三昧念佛直指). Điều này nói rằng: Giao tình bất cầu ích ngã (交情不求益我), và đoạn sau đó giải thích: Tình ích ngã tắc khuy thất đạo nghĩa (情益我則 虧失道義). Cả hai câu này được Hòa thượng Trí Quang gồm chung để dịch thành một ý là: “Giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.”

Chữ giao tình (交情) có thể hiểu là giao kết, kết tình giao hảo với nhau; ích ngã (益我) là lợi ích cho bản thân mình. Thật ra, trong quan hệ giao kết thì nhận thức và chọn lựa trước tiên của hầu hết chúng ta đều hướng đến chỗ cân nhắc xem đó là có lợi hay có hại. Một quan hệ bất lợi thì hẳn không ai muốn mất thời gian, công sức để tham gia vào. Và dường như hiểu được cái khuynh hướng rất thường tình này, nên bản văn đã cảnh báo: “Ích ngã tắc khuy thất đạo nghĩa” (Lợi ích cho bản thân mình ắt sẽ làm suy tổn, mất đi đạo nghĩa.)

Đạo trong câu này là đạo lý, đạo đức, những giềng mối tốt đẹp trong đời sống; nghĩa là tình nghĩa, là lẽ phải, những điều thích hợp phải giữ vẹn toàn trong giao tiếp ứng xử giữa người và người. Đạo nghĩa suy tổn (khuy) tức là bị lệch lạc, bóp méo, không còn được giữ theo một cách trọn vẹn như vốn có, còn mất đi (thất) thì có nghĩa là đã hoàn toàn bị bỏ qua, không được tuân theo nữa. Cho nên, nếu người mưu cầu lợi ích cho riêng mình trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào, thì cách ứng xử với đối tác trong quan hệ đó, nhẹ cũng sẽ là lệch lạc, không đúng đạo nghĩa, mà nặng thì có thể sẽ hoàn toàn đánh mất đi mọi chuẩn mực đạo đức, tình nghĩa vốn có. Vì sao vậy? Vì trong hầu hết các trường hợp, muốn được lợi riêng mình mà giữ được cả trọn vẹn theo đạo nghĩa thường là điều không thể. Cho nên, điều tâm niệm thứ sáu này có thể được dịch trọn vẹn là: “Giao tiếp đừng cầu lợi ích về riêng mình, vì lợi ích về riêng mình thì suy tổn, mất cả đạo nghĩa.”

Ở đây cần lưu ý rằng, “lợi ích về mình” và “cầu lợi ích về riêng mình” là hai điều khác nhau, và chỉ điều thứ hai mới là nên tránh. Như đã nói trên, một mối quan hệ bất lợi thì chẳng ai lại muốn tham gia vào, nhưng hãy làm sao để mình được lợi mà đối tác của mình cũng cùng được lợi, thay vì mong muốn (hay mưu tính) giành trọn phần lợi ích về riêng mình. Đây chính là triết lý “win-win”, hay “đôi bên cùng có lợi” của một quan hệ hợp đạo đức. Khi một mối quan hệ tốt đẹp mang lại lợi ích cho cả đôi bên thì phần “lợi ích về mình” trong quan hệ đó không có gì sai trái, vì nó chẳng làm tổn hại đến ai và chắc chắn cũng không hề làm suy tổn, đánh mất đạo nghĩa. Ngược lại, đối với kẻ cố tình mưu tính lợi ích về riêng phần mình thì không có chọn lựa nào khác hơn là họ phải lừa dối, gian lận hoặc cưỡng bức dồn ép người khác. Chỉ như thế thì mới có thể giành được phần lợi ích về cho riêng mình, mà như thế thì chắc chắn không thể nào không suy tổn, đánh mất đạo nghĩa.

Mâu thuẫn phát sinh ở đây chính là tình huống “chọn một trong hai” mà chúng ta rất thường gặp phải. Giữa “đạo nghĩa” và “lợi ích riêng mình”, ta chỉ có thể chọn một bỏ một. Chọn lấy đạo nghĩa thì trở thành người công minh liêm chính, chí tình chí nghĩa, trong sạch thanh cao, nhưng để vươn lên chắc chắn phải hoàn toàn dựa vào tài năng thực có của mình, và con đường được chọn lựa như thế quả thật không thể dễ dàng. Ngược lại, mất đạo nghĩa thì cơ hội rộng mở hơn, dễ dàng luồn lách qua bất kỳ khe ngách thuận lợi nào, miễn sao có thể giúp mình đạt được mục đích. Tất nhiên, không phải trường hợp “mất đạo nghĩa” nào rồi cũng được vinh thân phì gia, nhưng ít nhất thì đây cũng là một chọn lựa dễ dàng hơn trong toan tính mưu đồ lợi ích, bởi rào cản khó khăn của những luân lý, đạo nghĩa đều đã bị dẹp bỏ.

Vậy vì sao chúng ta phải chọn làm người tử tế để đối mặt với khó khăn, trong khi những kẻ bất nhân thất đức thì lại rộng đường thăng tiến? Đó là vì ý nghĩa thực sự của đời sống không nằm ở chỗ quý vị kiếm được nhiều tiền hay ít, mà nằm ở chỗ quý vị có được cuộc sống như thế nào với số tiền kiếm được. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những kẻ kiếm tiền một cách phi đạo đức thường không thể có một cuộc sống an vui hạnh phúc đúng nghĩa, càng không thể có được một gia đình tốt đẹp với con ngoan vợ hiền. Điều đó chính vì tự thân họ vốn đã là một bài học thất đức cho con cái, làm sao có thể mong chúng trở thành người tốt đẹp? Những kẻ tham nhũng vơ vét tiền bạc bất chính của nhân dân, tuy có thể né tránh lưới pháp luật bằng nhiều cách, nhưng lại không có cách nào che giấu được vợ con khi mang những khối tiền ấy về cho gia đình mình. Vì thế, câu chuyện về những “cậu ấm” hư hỏng, trốn học ăn chơi, thậm chí nghiện ngập xì-ke ma túy dường như không phải là chuyện lạ hiếm thấy. Chỉ những người đạo đức lương thiện mới có thể duy trì được một gia đình tốt đẹp thấm đẫm tình thương yêu, bởi đó chính là những gì họ luôn nghĩ đến và dành tặng cho người khác.

Không mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình, có nghĩa là khi muốn tìm kiếm lợi nhuận nhất thiết phải nghĩ đến, phải cân nhắc những mối lợi song phương, những lợi ích cho cả người hợp tác cùng mình. Người biết nghĩ như thế thì tất nhiên không thể làm điều suy tổn đạo nghĩa, càng không thể đi ngược lại đạo nghĩa để giành mối lợi riêng cho mình. Trong một tầm nhìn sâu rộng và bao quát hơn, chính những mối quan hệ như thế này mới là những mối quan hệ dài lâu, bền vững và mang lại lợi ích lớn lao nhất, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cho nên, không mưu cầu lợi riêng không có nghĩa là phải luôn sống một cuộc sống chật vật, thanh bần. Ngược lại, nếu muốn mở rộng lòng chia sẻ, giúp ích cho nhiều người, trước hết chúng ta cần phải biết làm giàu chính đáng. Bản thân mình có được một cuộc sống chân chính no đủ rồi thì mới có thể tạo ra được những cơ hội giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác. Quan niệm cho rằng: “Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân” (Giữ lòng nhân đức thì không giàu có; đã giàu có thì không thể có lòng nhân đức) là một quan niệm không đúng. Có vô vàn cơ hội trong xã hội ngày nay có thể giúp những người lương thiện có tài năng vươn lên làm giàu chính đáng mà không hề đánh mất đi lòng nhân ái hay đạo lý làm người.

Nếu như những mối quan hệ “mưu cầu lợi riêng” ở tầm vóc cá nhân chỉ làm ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của riêng một cá nhân đó, thì trong những quan hệ hệ lớn hơn giữa các công ty, tổ chức xã hội, hình ảnh của công ty hay tổ chức đó có thể sẽ bị hoen ố vì những hành xử phi nghĩa, và điều này cũng đồng nghĩa với một tương lai đen tối không thể nào tiếp tục phát triển. Xét từ góc độ này thì một quyết định “mưu cầu lợi riêng” rõ ràng không phải là sáng suốt, khôn ngoan, bởi nó chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà không thể giúp công ty, tổ chức ấy phát triển dài lâu.

Và còn đáng sợ hơn nữa nếu chúng ta xét điều này trên bình diện quốc gia, dân tộc. Trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau mà đánh mất niềm tin, đánh mất sự tôn trọng của những nước khác thì hệ quả sẽ thế nào? Điều này hẳn không chỉ còn là sự ảnh hưởng không tốt đến một số người, mà sẽ gây tác hại đến cả một dân tộc, một đất nước. Vì thế, chính sách ngoại giao khôn khéo của một quốc gia không phải là mưu cầu lợi ích cho riêng đất nước mình, mà nhất thiết phải hướng đến những giải pháp sao cho đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển hài hòa trong bối cảnh toàn cầu.

Tìm được lợi ích mà không làm suy tổn, không đánh mất đạo nghĩa, đó chính là bài toán khó cho tất cả chúng ta. Và giải được bài toán đó cũng chính là đặt được viên gạch vững chắc đầu tiên cho ngôi nhà sự nghiệp của cả một đời người. Cho nên, trong xã hội kim tiền ngày nay, hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta đều phải luôn tâm niệm: “Giao tiếp đừng cầu lợi ích về riêng mình, vì lợi ích về riêng mình thì suy tổn, mất cả đạo nghĩa.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Về mái chùa xưa


Hát lên lời thương yêu


Sống thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.91.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...