Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác »» Chương 1 - Chương 10 »»

Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
»» Chương 1 - Chương 10

Donate

(Lượt xem: 2.350)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Chương 1 - Chương 10

Font chữ:


Diễn đọc: Kiều Hạnh
CHƯƠNG MỘT

PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

Tôi nghe như vầy: Có một thuở nọ, đức Phật cùng với một vạn hai ngàn vị đại tỳ-kheo ở trong núi Thứu, tại thành Vương Xá1. Tất cả các vị ở ngôi đại thánh, đã đạt thần thông. Các vị ấy là ngài Kiều-trần-như, ngài Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, tôn giả Ca-diếp, tôn giả A-nan đều là thượng thủ.

Lại có các vị: bồ-tát Phổ Hiền, bồ-tát Văn-thù, bồ-tát Di-lặc và các bồ-tát ở trong hiền kiếp2 đều đến tập hội.


CHƯƠNG HAI

VÂNG THEO ĐỨC HẠNH BỒ-TÁT PHỔ HIỀN

Lại có mười sáu chánh sĩ bồ-tát làm bậc thượng thủ, các vị ấy là ngài Thiện Tư Duy, ngài Huệ Biện Tài, ngài Quán Vô Trụ, ngài Thần Thông Hoa, Hiền Hộ, Quang Anh, Bảo Tràng, Trí Thượng, Tịch Căn, Tín Huệ, Nguyện Huệ, Hương Tượng, Bảo Anh, Trung Trụ, Chế Hành, Giải Thoát.

Các thượng thủ này tu theo đức hạnh của ngài Phổ Hiền, đầy đủ vô lượng hạnh nguyện, an trụ tất cả công đức. Các ngài đi khắp, thực hành phương tiện, khéo léo nhập vào pháp tạng của Phật, đến bờ tuyệt đối, nguyện thành Phật ở vô lượng thế giới.

Lìa cung Đâu-suất3, giáng sanh cung vua, bỏ ngôi xuất gia, khổ hạnh học đạo. Các vị thị hiện như thế vì thuận theo pháp thế gian, dùng sức thiền định và đại trí huệ hàng phục ma oán, được pháp vi diệu, thành bậc tối thượng, trời người quy ngưỡng, thỉnh chuyển pháp luân. Các ngài thường dùng pháp âm vi diệu cảnh tỉnh thế gian, phá thành phiền não, lấp hào dục vọng, tẩy sạch bụi dơ, hiển bày trong sáng, điều phục chúng sanh, tuyên dương diệu lý, tích chứa công đức, chỉ dạy phước điền, dùng các thuốc pháp cứu vớt ba đường, lên bậc Quán đảnh, thọ ký bồ-đề4. Vì dạy bồ-tát, các ngài làm bậc a-xà-lê5 sư, thường tu vô biên các hạnh tương ứng, thành thục vô biên căn lành bồ-tát, được vô lượng Phật cùng hộ niệm cho. Trong các cõi nước của các đức Phật, các ngài cũng đều có thể thị hiện, như nhà ảo thuật hiện các tướng lạ, trong các tướng đó đều không có thể nắm bắt cho được. Các bồ-tát này đều như thế cả, thông đạt pháp tính, rõ tướng chúng sanh, cúng dường chư Phật, dẫn dắt quần mê, hóa thân như chớp, xé nát lưới tà, mở các ràng buộc, vượt lên thanh văn6 và Bích-chi-phật7, vào ba giải thoát là không, vô tướng, vô nguyện giải thoát, khéo lập phương tiện, chỉ dạy ba thừa. Đối hàng trung căn và cả hạ căn hiện nhập niết-bàn, chứng các thiền định, vô sanh vô diệt, chứng được tất cả môn đà-la-ni8. Tùy lúc mà nhập tam-muội Hoa Nghiêm, đầy đủ trăm ngàn tam-muội tổng trì, trụ thiền định sâu, gặp vô lượng Phật. Ở trong khoảnh khắc, các ngài đi khắp các cõi nước Phật, đạt đại biện tài, trụ hạnh Phổ Hiền, khéo léo phân biệt, ngôn ngữ chúng sanh, khai hóa chỉ bày, bờ mé chân thật, siêu pháp thế gian, tâm thường an trụ trong đạo cứu thế. Tự tại thong dong đối với các pháp, làm bạn không mời của các chúng sanh. Giữ gìn tạng pháp sâu xa của Phật, giữ gìn giống Phật, không cho dứt mất. Khởi lòng đại bi thương xót chúng sanh, thể hiện lòng từ, trao cho pháp nhãn, đóng các đường ác, mở các cửa thiện. Lại xem chúng sanh như chính thân mình, cứu vớt mọi loài qua bờ bên kia, được các công đức của vô lượng Phật, trí huệ sáng tỏ không thể nghĩ bàn. Vô biên vô lượng những đại bồ-tát cùng đến tập họp.

Lại có năm trăm vị tỳ-kheo-ni, bảy ngàn thiện nam, năm trăm tín nữ, chư thiên cõi Dục, Phạm chúng cõi Sắc đều đến tụ họp.



CHƯƠNG BA

DUYÊN KHỞI ĐẠI GIÁO

Bấy giờ, Thế Tôn oai quang sáng rỡ như khối vàng ròng, như tấm gương lớn ảnh hiện trong suốt, phóng ánh sáng lớn biến hóa trăm ngàn. Tôn giả A-nan liền suy nghĩ rằng: “Hôm nay Thế Tôn các căn thanh tịnh thảy đều hoan hỷ, dung nhan sáng rỡ, cõi nước trang nghiêm, từ xưa đến nay chưa từng như vậy”. A-nan bấy giờ vui vẻ chiêm ngưỡng, sanh tâm hy hữu liền đứng ngay dậy, bày vai bên phải, quỳ xuống chắp tay bạch với đức Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay ngài nhập pháp đại thiền định, trụ pháp kỳ đặc trong các công hạnh. Nơi đạo sư trụ là đạo tối thắng mà chư Phật trụ. Các Phật quá khứ, hiện tại, vị lại thường nghĩ đến nhau. Vậy đức Thế Tôn hiện đang nghĩ đến là Phật quá khứ, hay Phật vị lai, hoặc Phật hiện tại ở các phương khác? Vì cớ sao mà oai thần rực sáng rõ ràng như thế? Xin Phật dạy cho!

Ngay lúc bấy giờ, đức Phật mới bảo ngài A-nan rằng:

- Lành thay! Lành thay! Nay ông thương xót muốn làm lợi ích đem lại an lạc cho các chúng sanh mà hỏi nghĩa lý vi diệu như vậy. Ông hỏi điều này công đức vượt trội hơn cả cúng dường các A-la-hán và Bích-chi-phật trong một cõi nước, hơn trăm ngàn lần bố thí nhiều kiếp cho khắp chư thiên, loài người côn trùng. Tại vì sao thế? Chư thiên loài người và cả muôn loài sanh ở tương lai nhờ câu hỏi này mà được giải thoát.

Lại này A-nan! Đức Như Lai đây do lòng đại bi xót thương ba cõi9 mà hiện ra đời, chỉ đường sáng suốt, giúp kẻ đui mù, ban cho lợi ích, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm thời gian rất lâu mới nở một lần. Ông hỏi hôm nay có nhiều lợi ích.

A-nan nên biết trí huệ vô thượng chánh giác của Phật rất khó suy lường, không có chướng ngại, ở trong khoảnh khắc có khả năng trụ vô lượng ức kiếp, thân không tăng giảm. Vì sao như thế? Bởi sức thiền định và trí huệ Phật rốt ráo cùng tột, tự tại tối thắng với tất cả pháp. A-nan lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ vì ông phân biệt giảng nói.



CHƯƠNG BỐN

NHÂN ĐỊA TU HÀNH CỦA PHÁP TẠNG

Phật bảo A-nan:

- Ở đời quá khứ, cách vô số kiếp không thể nghĩ bàn, có Phật ra đời hiệu là Thế Gian Tự Tại Như Lai, mười hiệu10 đầy đủ. Ngài hiện ở đời giáo hóa chúng sanh bốn mươi hai kiếp. Lúc Ngài giảng đạo, thuyết pháp giáo hóa chư thiên loài người, có đại quốc vương tên Thế Nhiêu Vương nghe Phật nói pháp hiểu rõ hoan hỷ, phát tâm bồ-đề, từ bỏ ngôi vua làm vị sa-môn hiệu là Pháp Tạng. Tu đạo bồ-tát, tài cao trí dũng, siêu xuất thế gian, tin hiểu ghi nhớ đều là bậc nhất. Pháp Tạng lại có hạnh nguyện và sức niệm huệ thù thắng tăng thượng cho tâm khiến tâm kiên cố, không hề lay động. Tinh tấn tu hành, không ai sánh kịp. Ngài đến chỗ Phật, đảnh lễ quỳ gối chắp tay hướng về dùng kệ tán thán và phát đại nguyện:

Như Lai vi diệu tướng đoan nghiêm Tất cả thế gian không ai bằng Ánh sáng vô lượng chiếu mười phương Trời, trăng, hỏa châu đều bị át. Thế Tôn diễn nói một âm thanh Hữu tình tùy loại đều nghe hiểu Sắc thân vi diệu Ngài hiện bày Các loài chúng sanh đều được thấy. Nguyện con tiếng sạch trong như Phật Pháp âm vang khắp cõi vô biên Tuyên dương giới, định và tinh tấn Thông đạt sâu xa pháp nhiệm mầu. Trí huệ rộng sâu như biển cả Nội tâm trong sạch, hết trần lao Vượt qua vô biên cõi ác thú Mau đến bờ kia, giác tột cùng. Vô minh tham, sân đều dứt cả Hoặc hết, lỗi trừ, sức tam-muội Cũng như vô lượng Phật quá khứ Làm bậc đạo sư của quần sanh Cứu vớt tất cả các thế gian Sanh già bệnh chết nhiều đau khổ Thường hành bố thí, giới và nhẫn Tinh tấn, định, huệ ba-la-mật. Chúng sanh chưa độ đều được độ Người được độ rồi mau thành Phật Dù cho cúng dường Hằng sa thánh Không bằng dũng mãnh cầu thành Phật. Nguyện con an trụ trong thiền định Thường phóng ánh sáng đến các cõi Cảm được cõi Phật thường thanh tịnh Trang nghiêm thù thắng không đâu bằng.

Chúng sanh luân hồi trong ác thú Mau đến cõi con được an lành Thường dùng từ bi cứu chúng sanh Độ hết muôn loài đang khổ não. Hạnh nguyện của con luôn bền vững Chỉ có trí Phật mới chứng tri Dù cho thân vào trong các khổ Nguyện con bền chắc vẫn không lùi.



CHƯƠNG NĂM

CHÍ TÂM TINH TẤN

Tỳ-kheo Pháp Tạng đã nói kệ xong liền bạch Phật rằng:

- Vì đạo bồ-tát, con nay phát tâm Vô thượng bồ-đề, nguyện thành Chánh giác, tất cả như Phật, xin Ngài thương con, nói cho phép mầu. Con sẽ phụng trì, như pháp tu hành, nhổ gốc sanh tử, mau thành Vô thượng chánh đẳng chính giác. Con mong muốn được, khi con thành Phật trí huệ quang minh, cõi nước của con, giáo pháp tên gọi vang khắp mười phương. Chư thiên loài người, côn trùng nhỏ nhất khi sanh nước con đều thành bồ-tát. Con lập nguyện này sẽ thù thắng hơn vô số cõi nước của chư Phật khác. Như thế được chăng?

Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương Tôn liền vì Pháp Tạng giảng nói kinh pháp. Ví như biển cả, có một người nọ dùng đấu11 mà lường, trải qua nhiều kiếp cũng có thể cạn. Còn người chí tâm cầu thành Phật đạo, tinh tấn không ngừng thì nhất định sẽ có kết quả tốt, nguyện nào không thành? Ông tự suy nghĩ, tu phương pháp nào để thành tựu được cõi Phật trang nghiêm. Phương pháp tu hành, ông nên tự biết, cõi nước trong sạch của các đức Phật, ông tự chọn lấy.

Tỳ-kheo Pháp Tạng lại bạch Phật rằng:

- Nghĩa này rộng lớn, lại quá sâu xa, không phải cảnh giới của con chứng được. Xin nguyện Như Lai, bậc hiểu biết khắp, nói về vô lượng cõi nước vi diệu của các đức Phật. Nếu con được nghe, con sẽ suy xét, tu tập thành tựu lời nguyện cầu này.

Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương Tôn biết được Pháp Tạng chí nguyện rộng sâu, liền nói rõ tướng thanh tịnh rộng lớn viên mãn của cả hai trăm mười ức cõi Phật trang nghiêm, xứng với tâm nguyện của chính Pháp Tạng. Thời nói pháp này dài ngàn ức năm.

Lúc nghe nói pháp, Pháp Tạng thấy rõ và phát khởi nguyên thù thắng vô thượng. Đối với chư thiên, loài người, thiện ác, cõi nước tốt xấu, Pháp Tạng xét suy một cách rốt ráo, rồi chọn lấy một thế giới như ý, kết thành nguyện lớn, tinh tấn khẩn cầu, cung kính thận trọng, giữ gìn tích chứa công đức đầy đủ suốt cả năm kiếp. Pháp Tạng thấu suốt công đức trang nghiêm của hai mươi mốt câu-chi12 cõi Phật như một cõi Phật. Ngài chọn trong ấy, lấy một cõi Phật thù thắng hơn cả. Đã nhiếp thọ xong, Pháp Tạng trở về trụ xứ đức Phật Thế Tự Tại Vương, lạy dưới chân Ngài, đi nhiễu ba vòng, chắp tay đứng hầu, bạch với đức Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Con đã thành tựu được hạnh thanh tịnh trang nghiêm cõi Phật.

Phật bảo Pháp Tạng:

- Lành thay! Lành thay! Nay thật phải lúc, ông nói đầy đủ khiến chúng hoan hỷ, cũng lại khiến cho chúng nghe pháp này được lợi ích lớn, có thể ở nơi cõi Phật, tu tập nhiếp thọ đầy đủ vô lượng nguyện lớn.



CHƯƠNG SÁU

PHÁT LỜI THỆ NGUYỆN RỘNG LỚN

Pháp Tạng bạch rằng:

- Xin đức Thế Tôn từ bị xét cho! Nếu con chứng được Vô thượng bồ-đề, thì cõi nước con đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm không thể nghĩ bàn, không có địa ngục, ngạ quỷ súc sanh, côn trùng nhỏ nhất. Nếu chúng sanh nào, bị đọa địa ngục trong ba cõi ác, mà muốn sanh vào cõi nước của con, được con giáo hóa, cũng đều thành Phật, không hề trở lại những cõi ác nữa. Được như nguyện này, thì con thành Phật. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 1: Nguyện trong nước không có ác đạo. Nguyện 2: Nguyện không đọa ba đường ác).

Khi con thành Phật, các chúng sanh ở mười phương thế giới sanh qua nước con đều được đầy đủ ba mươi hai tướng bậc đại trượng phu, toàn thân phát ra ánh vàng rực rỡ, dung nghi đoan chánh thanh tịnh như nhau. Nếu hình tướng họ đẹp xấu bất đồng, thì con nguyện sẽ không thành Phật đạo. (Nguyện 3: Nguyện thân có sắc vàng ròng. Nguyện 4: Nguyện có ba mươi hai tướng tốt. Nguyện 5: Nguyện thân không sai biệt).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào sanh qua nước con, đều tự biết được quá khứ của mình trong vô lượng kiếp, làm thiện, làm ác đều thấy nghe rõ; biết cả quá khứ, hiện tại, vị lai ở mười phương cõi. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 6: Nguyện có túc mạng thông. Nguyện 7: Nguyện có thiên nhãn thông. Nguyện 8: Nguyện có thiên nhĩ thông).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào sanh qua nước con thảy đều chứng được tha tâm trí thông. Nếu họ không biết tâm niệm chúng sanh ở trăm ngàn ức na-do-tha13 cõi, con không thành Phật. (Nguyện 9: Nguyện có tha tâm thông).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào sanh qua nước con thảy đều có được thần thông tự tại, ba-la-mật-đa. Nếu trong một niệm, không thể vượt qua trăm ngàn muôn ức na-do-tha cõi, đi vòng khắp cả cúng dường chư Phật, con không thành Phật. (Nguyện 10: Nguyện được thần túc thông. Nguyện 11: Nguyện giáp khắp cúng dường chư Phật).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào sanh qua nước con thì chúng sanh ấy xa lìa phân biệt, các căn tịch tĩnh. Nếu không nhất định chứng đại niết bàn, con không thành Phật. (Nguyện 12: Nguyện quyết định thành bậc Chánh giác).

Khi con thành Phật, thân con phát ra vô lượng ánh sáng, chiếu khắp mười phương, hơn các Phật khác, hơn cả ánh sáng mặt trời mặt trăng gấp trăm ngàn lần. Chúng sanh nào thấy ánh sáng của con chiếu đến thân mình thì được an lạc, phát khởi tâm từ, làm các việc thiện, sanh qua nước con. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 13: Nguyện ánh sáng vô lượng. Nguyện 14: Nguyện chạm quang minh được an lạc).

Khi con thành Phật, thọ mạng vô lượng, vô số thanh văn, trời, người nước con cũng số vô lượng. Giả sử chúng sanh ở tam thiên giới đều thành duyên giác, trong trăm ngàn kiếp cùng chung tính đếm có thể biết được số lượng thọ mạng và số chúng sanh ở cõi nước con, con không thành Phật. (Nguyện 15: Nguyện thọ mạng vô lượng. Nguyện 16: Nguyện thanh văn vô số).

Khi con thành Phật, vô lượng vô số chư Phật mười phương nếu không khen ngợi danh hiệu, công đức, cùng những tốt đẹp ở cõi nước con, con không thành Phật. (Nguyện 17: Nguyện được chư Phật xưng tán).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào mười phương cõi nghe được tên con, chí tâm tin ưa, có các căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con, dù chỉ mười niệm đều được sanh về. Chỉ trừ hạng người phỉ báng chánh pháp, phạm năm tội nghịch. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 18: Nguyện mười niệm tất vãng sanh).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào trong mười phương cõi nghe được tên con, phát tâm bồ-đề, tu các công đức, thực hành sáu pháp ba-la kiên cố, lòng không lui sụt, hồi hướng căn lành, nguyện sanh nước con, một lòng xưng niệm danh hiệu của con, ngày đêm không dứt, đến khi lâm chung, con và bồ-tát hiện ra trước mặt, tiếp rước người ấy. Trong khoảng chốc lát, họ được sanh về cõi nước của con, tu hạnh bồ-tát, lòng không lui sụt. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 19: Nguyện nghe danh phát tâm. Nguyện 20: Nguyện lâm chung tiếp dẫn).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào trong mười phương cõi nghe được tên con, chuyên tâm nghĩ về cõi nước của con, phát tâm bồ-đề bền chắc không lui, gom trồng công đức, chí tâm hồi hướng muốn về Cực Lạc, thảy đều toại nguyện. Nếu có nghiệp ác của các đời trước, nghe được tên con, liền tự sám hối, làm các thiện nghiệp, tụng kinh trì giới, nguyện sanh nước con, đến khi mạng chung, liền được sanh về cõi nước của con. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 21: Nguyện sám hối được vãng sanh).

Khi con thành Phật, cõi nước của con không có người nữ. Nếu người nữ nào nghe được tên con, lòng tin trong sạch, phát tâm bồ-đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước con, sau khi mạng chung, liền thành thân nam sanh về nước con. Các chúng sanh nào ở mười phương cõi sanh về nước con đều được hóa sanh từ những hoa sen trong ao bảy báu. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 22: Nguyện trong nước không có người nữ. Nguyện 23: Nguyện nhàm chán thân nữ, chuyển thân nam. Nguyện 24: Nguyện liên hoa hóa sanh).

Khi con thành Phật, chúng sanh mười phương nghe được tên con, vui vẻ tin ưa, lễ bái quy y, đem tâm thanh tịnh tu hạnh bồ-đề, thì tất cả trời, người đều tôn kính. Nếu ai nghe được danh hiệu của con, thì khi mạng chung sanh nhà tôn quý, các căn đầy đủ, thường tu thắng hạnh. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 25: Nguyện thiên nhân lễ kính. Nguyện 26: Nguyện văn danh đắc phước. Nguyện 27: Nguyện tu thù thắng hạnh).

Khi con thành Phật, cõi nước của con không có lời ác. Chúng sanh sanh về cõi nước của con đều đồng nhất tâm trụ nơi chánh định, xa lìa nóng bức, tâm được mát mẻ, hưởng thọ an lạc, như các tỳ-kheo không còn các lậu. Nếu họ khởi niệm tham chấp thân thể, con không thành Phật. (Nguyện 28: Nguyện nước không có tên “bất thiện”. Nguyện 29: Nguyện trụ chánh định tụ. Nguyện 30: Nguyện vui như tỳ-kheo dứt sạch các lậu. Nguyện 31: Nguyện không tham chấp thân).

Khi con thành Phật, chúng sanh sanh về cõi nước của con, căn lành vô lượng, thân na-la-diên, thân và đỉnh đầu đều sáng rực rỡ, thành tựu tất cả trí huệ biện tài, đàm luận khéo léo các pháp bí yếu, giảng kinh hành đạo giọng nói như chuông. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 32: Nguyện được na-la-diên thân. Nguyện 33: Nguyện Quang minh trí tuệ biện tài. Nguyện 34: Nguyện khéo nói pháp yếu).

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào sanh về nước con thì đều chứng được nhất sanh bổ xứ14, trừ người có nguyện làm thân chúng sanh mặc giáp thệ nguyện giáo hóa hữu tình, khiến họ phát tâm tu hạnh bồ-đề, thực hành hạnh nguyện bồ-tát Phổ Hiền. Tuy sanh nước khác nhưng đã vĩnh viễn thoát ly cõi ác, ham thích nói pháp, hoặc thích nghe pháp, hoặc hiện thần thông, tùy ý tu tập, tất cả được đủ. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 35: Nguyện nhất sanh bổ xứ. Nguyện 36: Nguyện giáo hóa tùy ý).

Khi con thành Phật, người nào sanh về cõi nước của con, mọi thứ cần dùng, uống, ăn, đồ mặc, phẩm vật, cúng dường tùy ý hiện đủ. Mười phương chư Phật ứng theo ý niệm thọ nhận cúng dường. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 37: Nguyện y thực tự đến. Nguyện 38: Nguyện ứng niệm thọ cúng).

Khi con thành Phật, vạn vật trong nước thảy đều sáng sạch, đẹp đẽ khác thường, vi diệu tột bực không thể suy lường. Nếu có chúng sanh đủ sức thiên nhãn phân biệt được hết hình sắc ánh sáng, tên gọi số lượng của cõi nước con, con không thành Phật. (Nguyện 39: Nguyện trang nghiêm vô tận).

Khi con thành Phật, ở cõi nước con vô lượng cây cao đến trăm ngàn dặm15 màu sắc đẹp lạ, cây trong đạo tràng bốn trăm vạn dặm. Bồ-tát trong đó tuy có những vị căn lành kém ít cũng hiểu biết được. Nếu muốn được thấy cõi nước thanh tịnh trang nghiệm của Phật, thì đều được thấy trong cây báu đó, giống như thấy mặt chính mình trong gương. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 40: Nguyện có vô lượng cây sắc báu. Nguyện 41: Nguyện cây hiện cõi Phật).

Khi con thành Phật, cõi nước con ở rộng lớn trang nghiêm chói sáng như gương, chiếu khắp vô số cõi nước chư Phật ở khắp mười phương, không thể nghĩ bàn. Chúng sanh thấy được phát tâm hy hữu. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 42: Nguyện chiếu suốt mười phương).

Khi con thành Phật, từ trên mặt đất cho đến hư không, cung điện lầu gác ao sen, cây, hoa, tất cả vạn vật trong cõi nước con đều do hương quý kết hợp quyện thành. Hương đó bay khắp mười phương thế giới, chúng sanh ngửi được đều tu hạnh Phật. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 43: Nguyện hương báu xông khắp).

Khi con thành Phật, các vị bồ-tát hiện mười phương cõi nước chư Phật, nghe danh hiệu con đều được thanh tịnh phổ đẳng tam-muội, thiền định sâu xa cho đến thành Phật. Ở trong thiền định thường hay cúng dường tất cả chư Phật, không mất chánh định. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 44: Nguyện phổ đẳng tam-muội. Nguyện 45: Nguyện trong định cúng Phật).

Khi con thành Phật, các chúng bồ-tát ở cõi nước khác nghe danh hiệu con liền chứng ly sanh16, được đà-la-ni thanh tịnh hoan hỷ, được bình đẳng trụ, tu hạnh bồ-tát đầy đủ công đức. Cũng trong lúc đó, nếu không chứng được pháp nhẫn thứ nhất, pháp nhẫn thứ nhì, pháp nhẫn thứ ba. Đối với Phật pháp, nếu không chứng được quả vị bất thoái, con không thành Phật. (Nguyện 46: Nguyện được môn tổng trì (đà-la-ni). Nguyện 47: Nguyện nghe danh đặng pháp nhẫn. Nguyện 48: Nguyện hiện chứng qua bất thoái chuyển).



CHƯƠNG BẢY

CHẮC CHẮN THÀNH PHẬT

Phật bảo A-nan:

- Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện vừa xong, dùng kệ tụng rằng:

Chí con lập siêu thế Quyết chứng đạo bồ-đề Nguyện này không trọn đủ Thề không thành chánh giác. Lại làm đại thí chủ Cứu vớt hết khổ đau Khiến cho các chúng sanh Đêm dài không khổ não Sanh ra các căn lành Thành tựu quả giác ngộ. Nếu con thành Phật quả Tên là Vô Lượng Thọ Chúng sanh nghe tên này Đều phát nguyện sanh về. Thân vàng như thân Phật Đầy đủ các tướng tốt Cũng dùng tâm đại bi Lợi ích các chúng sanh. Lìa dục chánh niệm vững Trí tuệ tu phạm hạnh Nguyện trí tuệ của con Chiếu sáng mười phương cõi Tiêu diệt ba đường ác Cứu vớt các hoạn nạn Dứt sạch khổ ba đường Diệt trừ phiền não tối Khai mở mắt trí huệ Được có thân ánh sáng Đóng bít các cõi ác Mở thông các đường lành Vì chúng mở kho pháp Rộng ban công đức quý. Trí vô ngại như Phật Thực hành lòng từ mẫn. Đấng Đại Hùng ba cõi Thường làm Thầy trời, người. Tiếng như sư tử hống Độ khắp loài hữu tình. Tròn đủ lời nguyện xưa Tất cả đều thành Phật. Nguyện này nếu kết quả Cả đại thiên cảm động Các thiên thần trên không Rải hoa quý cúng dường.

Phật bảo A-nan:

- Tỳ-kheo Pháp Tạng vừa nói kệ xong, ngay đó mặt đất chấn động sáu cách17, trời mưa hoa đẹp rải trên Pháp Tạng. Hư không tự nhiên vang lên âm nhạc và tán thán rằng: “Quyết sẽ thành Phật”.



CHƯƠNG TÁM

TÍCH LŨY CÔNG ĐỨC

Lại này A-nan! Tỳ-kheo Pháp Tạng ở trước đức Phật Thế Tự Tại Vương và chúng trời người phát nguyện lớn xong, trụ huệ chân thật, dũng mãnh tinh tấn, nhất tâm chuyên chí trang nghiêm cõi nước rộng lớn thênh thang, đẹp đẽ siêu việt, không hề suy giảm. Trong vô lượng kiếp, tích lũy đức hạnh, không khởi các tướng tham sân si dục; không dính sắc thanh hương vị xúc pháp; chỉ ưa tưởng niệm chư Phật quá khứ, tu tập căn lành, hành hạnh tịch tĩnh, thoát ly hư vọng. Nương vào chân đế mà trồng công đức, không kể khó nhọc. Ít muốn biết đủ, cầu pháp thanh tịnh, chuyên làm lợi ích cho các chúng sanh. Chí nguyện vững mạnh, thành tựu sức nhẫn. Giáo hóa hữu tình, lòng thường từ mẫn, nói lời hòa ái, khuyên nhủ cố gắng, cung kính tam bảo, phụng thời sư trưởng, không có dối trá. Trang nghiêm các hạnh, đầy đủ khuôn phép, quán sát các pháp như ảo như hóa, thiền định thường hằng. Pháp Tạng khéo léo gìn giữ khẩu nghiệp, không hề bàn luận điều xấu của người; khéo giữ thân nghiệp, không mất luật nghi; khéo giữ ý nghiệp, trong sạch không nhiễm. Dù có cõi nước, thành ấp xóm làng, quyến thuộc trân bảo, nhưng không tham đắm. Thường tu sáu độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Giáo hóa chúng sanh, khiến cho họ được an trụ trong đạo chân chánh vô thượng. Do vì thành tựu căn lành như thế, cho nên Pháp Tạng sanh ở chỗ nào cũng tự nhiên có vô lượng kho báu, hoặc làm trưởng giả, cư sĩ, quý tộc, hoặc làm quốc vương, Chuyển luân thánh vương, hoặc vua của sáu tầng trời cõi Dục cho đến Phạm vương. Pháp Tạng tôn trọng cúng dường chư Phật chưa từng gián đoạn. Công đức như thế, nói không thể hết. Thân miệng Pháp Tạng thường tỏa hương thơm giống hương chiên-đàn, mùi hoa ưu-bát. Chính mùi hương này xông thơm lan tỏa vô lượng cõi nước. Sanh ra nơi nào, Pháp Tạng cũng đủ ba mươi hai tướng của đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp, thân tướng đoan nghiêm. Trong tay của Ngài thường hiện vô số đồ dùng quý báu. Tất cả đồ dùng đều đẹp bậc nhất để cho Pháp Tạng lợi ích chúng sanh. Do nhân duyên đó, vô số chúng sanh phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác.



CHƯƠNG CHÍN

THÀNH TỰU VIÊN MÃN

Phật bảo A-nan:

- Tỳ-kheo Pháp Tạng tu hạnh bồ-tát tích lũy công đức vô lượng vô biên, tâm được tự tại với tất cả pháp, không thể nào dùng ngôn ngữ phân biệt mà biết rõ được, những điều phát nguyện đều được thành tựu. Pháp Tạng như thật an trụ cõi Phật, đầy đủ oai đức trang nghiêm rộng lớn.

A-nan nghe Phật nói điều đó xong, bạch với Phật rằng:

- Bồ-tát Pháp Tạng thành tựu giác ngộ là Phật quá khứ, hay Phật tương lai, hay Phật hiện tại ở cõi nước khác?

Lúc ấy, Thế Tôn lại bảo A-nan:

- Chính đức Phật đó không từ đầu đến. không đi về đâu, không sanh không diệt, không phải quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì nguyện độ sanh, Pháp Tạng thành Phật hiệu A-di-đà ở nước Cực Lạc về chính phương tây, cách Diêm-phù-đề trăm ngàn câu-chi na-do-tha cõi, đã hơn mười kiếp. Hiện nay Phật ấy đương nói pháp mầu, vô lượng vô số bồ-tát, thanh văn cung kính vây quanh.



CHƯƠNG MƯỜI

ĐỀU NGUYỆN THÀNH PHẬT

Nghe Phật nói về Phật A-di-đà lúc làm bồ-tát cầu được nguyện này, vương tử Xà- thế, năm trăm trưởng giả lòng rất vui mừng, mỗi vị đều cầm một chiếc lọng vàng cùng đến trước Phật, đảnh lễ dâng lọng. Cúng dường Phật xong, ngồi qua một bên nghe kinh vi diệu, đều phát nguyện rằng:

- Khi tôi thành Phật, tất cả đều như Phật A-di-đà.

Đức Phật biết được, bảo các tỳ-kheo:

- Các vương tử này sau sẽ thành Phật. Đời trước họ đã tu hạnh bồ-tát, đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật trong vô số kiếp. Thời Phật Ca-diếp, các vương tử đó làm đệ tử ta, hôm nay lại gặp và được cúng dường.

Các thầy tỳ-kheo nghe Phật nói thế, thảy đều hoan hỷ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.214.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...