Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Ngũ Bách Danh »» Lời vào kinh »»

Kinh Ngũ Bách Danh
»» Lời vào kinh

Donate

(Lượt xem: 17.293)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Ngũ Bách Danh - Lời vào kinh

Font chữ:

Cách đây 30 năm (1984) khi tuổi đời của tôi ở tuổi thứ 35 (sinh năm 1949) vẫn còn mạnh khoẻ, ít lo toan về việc sức khoẻ, nhưng khi nhìn thấy các cụ bà đi chùa muốn lạy Phật theo lối ngũ thể đầu địa, nghĩa là đứng lên, ngồi xuống, năm vóc gieo sát xuống đất không thể được và cứ thế ngồi trên sàn nhà để lễ Phật, nguyện cầu. Tôi thấy vậy bèn nghĩ rằng: “một ngày nào đó, mình cũng sẽ như vậy”, nên kể từ đó tôi phát tâm lạy Ngũ Bách Danh, rồi Tam Thiên Phật Danh, rồi Vạn Phật. Kế tiếp lạy Kinh Pháp Hoa và Kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy suốt trong vòng 30 năm nay (1984 - 2014) để sám hối nghiệp chướng của mình trong nhiều đời nhiều kiếp, nhằm thăng tiến trên con đường tu của mình.
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình. Rồi 30 năm sau, vào ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2014 vừa qua, Chi Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Norddeich và Gia Đình Phật Tử Minh Hải tổ chức Thọ Bát Quan Trai tại Đạo Tràng Liên Hoa có cho lạy 2 lần vào hai buổi sáng thứ Bảy và Chủ Nhật sau thời tụng Kinh Lăng Nghiêm, mỗi lần 100 lạy. Thú Thật lần nầy khi lạy, đôi khi tôi cũng không rõ nghĩa tiếng Việt của Danh hiệu ấy là gì; nên sau giờ tụng kinh, tôi có phát nguyện là: “Để Thầy tìm cách dịch hoàn toàn ra tiếng Việt”. Thế là mọi người đều vui mừng, hớn hở.
Tôi mang bản dịch Hán Việt đã có sẵn về nơi Tu Viện Viên Đức và nhờ Thầy Hạnh Bổn tra trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có kinh nầy hay không, để Thầy trò chúng tôi sẽ bắt tay vào việc dịch thuật. Lạ thay! Thầy ấy trả lời rằng: “Bạch Sư Phụ! Kinh Ngũ Bách Danh nầy không có trong Đại Tạng Kinh chữ Hán”. Thế là tôi viết mail cho Thầy Hạnh Tuệ đang ở tại chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ, tìm hộ giùm bản kinh nầy và chỉ trong một ngày thôi. Vì tôi cần hướng dẫn cho quý Thầy dịch trong tuần lễ từ ngày 15 đến 17 tháng 10 năm 2014, khi tất cả Thầy trò đều ở tại Tu Viện Viên Đức, nằm ở Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức nầy.
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát là kinh của các vị Tổ Sư Việt Nam soạn ra, chứ không phải của Trung Hoa hay Nhật Bản; lại càng không thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh; tuy vẫn được viết bằng chữ Hán. Thầy Hạnh Tuệ thật là nhanh nhẹn, không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, Thầy ấy đã gởi cho tôi bản PDF qua E-Mail 48 trang bằng chữ Hán. Tôi mừng quá và bắt đầu tra cứu thêm thì thấy bản nầy đã được “Quảng Minh” dịch ra Hán Việt. Đây có lẽ là bản văn Hán Việt cũ nhất mà lâu nay các chùa Việt Nam của chúng ta ở trong và ngoài nước vẫn hay trì tụng; kế đó tôi lên mạng để tìm thì thấy Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu vào năm 2012 khi tuổi đời của Ngài đã trên 90 tuổi; nhưng Ngài cũng đã cố gắng dịch sang Hán Việt cũng như biên soạn ra Việt ngữ hoàn toàn tại Tu Viện Viên Quang, South Carolina, Hoa Kỳ. Nhưng cả 2 bản dịch nầy đều không để xuất xứ của mộc bản Thành Thái năm Mậu Tuất; như bản của Thầy Hạnh Tuệ đã gởi cho tôi.
Mặc dầu trong “vài lời đầu sách” của Hòa Thích Tâm Châu có viết rằng: “Trước đây, tại Việt Nam, Phật Tử miền Bắc, lễ tụng theo chữ Hán. Nhưng sau năm 1954, Phật Tử miền Bắc di cư vào miền Nam, được phiên âm ra chữ Việt, in thành sách và phổ biến rộng rãi hơn”. Đơn giản chỉ có vậy và người đọc hoàn toàn cũng không hiểu kinh nầy xuất xứ từ đâu.
Đoạn khác Ngài viết: “Kinh Ngũ Bách Danh, do sự tuyển trạch những từ, những câu quan yếu trong các kinh Đà-ra-ni và Kinh Phổ Môn, tập thành 500 danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm; hầu cung ứng cho sự cầu nguyện của Phật Tử.”
Lần đọc vào bên trong bản dịch tiếng Việt của Ngài, tôi thấy văn phong dịch ra Việt văn của Ngài rất trong sáng; nhưng đa phần thuộc cách trì tụng theo ngôn ngữ miền Bắc, khiến cho các Phật Tử người miền Trung hay miền Nam khó thực hành. Do vậy Thầy trò chúng tôi đã bắt tay vào ngay việc dịch quyển kinh nầy hoàn toàn ra Việt ngữ và hầu như ít thêm hay bớt nội dung của câu danh hiệu của Bồ Tát, trừ phi câu ấy quá tối nghĩa.
Mỗi Thầy một máy vi tính để làm việc từ tối ngày 15 tháng 10 đến tối ngày 17 tháng 10 năm 2014, thì Thầy trò chúng tôi đã dịch xong hoàn toàn 500 danh hiệu của Bồ Tát. Trong 6 lần ngồi chung lại với nhau, mỗi lần 1 tiếng rưỡi đồng hồ, nghĩa là 9 tiếng dịch và chỉnh lại cho 500 danh hiệu nầy. Thầy Hạnh Tâm đọc bản Hán Việt của Quảng Minh, Thầy Hạnh Định dịch thẳng từ tiếng Hán Việt sang Việt ngữ. Chỗ nào không thông suốt, tôi tra cứu thêm nơi bản dịch của Hòa Thượng Tâm Châu, sửa lại câu văn Việt ngữ thật gọn và cuối cùng Thầy Hạnh Bổn đánh máy vào Computer. Đó là những công đoạn mà Thầy trò chúng tôi đã thực hiện.
Có điều là cả hai bản dịch của Hòa Thượng Thích Tâm Châu và của Quảng Minh đều không ghi xuất xứ kinh nầy được dịch từ bản chữ Hán nào? Ở đâu và do đâu mà có? May đâu nhờ Thầy Hạnh Tuệ ở Hoa Kỳ cung cấp cho tôi bản văn chữ Hán có xuất xứ từ Hà Nội và được in thành sách từ bản gỗ vào năm 1898 (Mậu Tuất) nhằm năm Thành Thái thứ 9. Như vậy bản Hán văn nầy do chùa Xiển Pháp tại làng An Trạch in, ấn tống tính đến nay (2014) đã 116 năm rồi và nó có xuất xứ từ miền Bắc. Điều nầy đúng như lời đầu sách của Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã viết; nhưng sớm hơn 1954 nhiều năm và dĩ nhiên còn xuất hiện tại miền Bắc trước đó nữa, để đến năm 1898 mới khắc vào bản gỗ và được in ra cho mọi người đọc tụng lúc bấy giờ. Cho nên ta có thể kết luận rằng: “Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát là kinh của các vị Tổ Sư Việt Nam soạn ra, chứ không phải của Trung Hoa hay Nhật Bản; lại càng không thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh; tuy vẫn được viết bằng chữ Hán.” Có lẽ chúng ta là người Phật Tử Việt Nam nên hãnh diện về việc nầy. Vì lâu nay đa phần chúng ta nghĩ rằng: “Chữ Hán chỉ có người Trung Hoa biên soạn; nhưng các vị Tổ Việt Nam chúng ta cũng đã soạn không những sách như Ngài Pháp Chuyên Luật Truyền hay Toàn Nhật Quang Đài bằng chữ Hán mà Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát hằng ca ngợi, tán dương.”
Nay cả Kinh, các Tổ Sư Việt Nam cũng đã soạn cho người Việt Nam đọc tụng, Kinh nầy cũng không khác mấy với kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám, Vu Lan Bồn, Báo Ân Phụ Mẫu của Trung Hoa. Tuy không do Phật nói ra nhưng vẫn gọi là Kinh, vì những nội dung của những Kinh nầy không trái với lời Phật dạy và vốn đã được Phật Tử Trung Hoa, Đài Hàn, Nhật Bản và Việt Nam trì tụng cả hằng nhiều thế kỷ nay, cũng đã trở thành nếp văn hóa riêng của mỗi dân tộc mình.
Nay Kinh Ngũ Bách Danh nầy cũng đáng tán dương công đức của chư Tổ Sư Việt Nam của chúng ta. Mặc dầu thời kỳ nầy (1898) Việt Nam không còn bị Bắc thuộc nữa, nhưng đã bị Pháp thuộc (1868-1945), tuy phải bị học chữ Pháp; nhưng trong chùa vẫn dùng chữ Hán và ngay các khoa thi của triều đình vẫn còn dùng chữ Hán cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới chấm dứt. Vua Thành Thái sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 và mất ngày 23 tháng 3 năm 1954.
Ông lên ngôi vua năm 1889 và bị xuống ngôi năm 1907. Ông chỉ làm vua có 18 năm thôi và trong thời gian nầy (1898); nghĩa là sau khi ông lên ngôi vua được 9 năm, bộ kinh nầy đã được ra đời.
Vua Thành Thái là một nhà vua cách mạng và hình như nhà vua nầy cũng có vài điều không bình thường lắm, giống như ông vua Đại Chánh (Taisho) của Nhật Bản, cũng là một vị Thiên Hoàng đồng thời với vua Thành Thái; nhưng đứng về phương diện văn hóa và hộ trì Phật Pháp thì cả hai ông vua nầy đều có công đối với Đạo Phật. Thiên Hoàng Đại Chánh cho khắc in bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh bằng Hán văn, có giá trị rất cao, mà ngày nay các sử gia, học giả đều căn cứ vào đây để dịch ra tiếng Bạch thoại, tiếng Nhật, tiếng Anh và cả tiếng Việt nữa.
Dầu cho Thân phụ của ông là vua Minh Trị (Meiji) rất nổi tiếng qua việc canh tân xứ sở Nhật Bản vào năm 1868 nhưng với Phật Giáo, vua Minh Trị không bằng con của mình là vua Đại Chánh đã đối xử với Phật Giáo rất đặc biệt nên “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” mới được hình thành dưới thời vua Đại Chánh nầy.
Ngày nay phương tiện truyền thông quá tinh vi, nên chúng ta có cơ hội và khả năng để tìm tòi lại lai lịch ngày xưa một cách tương đối dễ dàng hơn ngày trước rất nhiều. Do vậy lịch sử càng ngày sẽ được làm sáng tỏ hơn, qua công đức của tiền nhân, đã một thời làm vẻ vang nòi giống Việt cũng như của lịch sử Phật giáo nước nhà.
Nơi đây các dịch giả và người nhiệm sắc bản văn nầy xin vô cùng niệm ân Ngài Quảng Minh cũng như Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu; chúng con đã nhờ vào bản dịch của các Ngài để có thể tham cứu thêm những điều cần phải làm cho bản dịch Việt ngữ lần nầy có phần hữu ích cho nhiều tầng lớp Phật Tử hơn.
Nguyện đem công đức dịch Kinh nầy, cầu cho tất cả pháp giới chúng sanh đều được hàm triêm lợi lạc.
Viết xong lời vào kinh nầy vào một ngày cuối Thu tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg năm 2014.

Hòa Thượng Thích Như Điển
Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc
kính ghi

« Sách này có 3 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.159.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...