Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Văn khuyên phát tâm Bồ-đề »» Khuyên phát tâm Bồ-đề »»

Văn khuyên phát tâm Bồ-đề
»» Khuyên phát tâm Bồ-đề

(Lượt xem: 3.997)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn khuyên phát tâm Bồ-đề  - Khuyên phát tâm Bồ-đề

Font chữ:

Mười nhân duyên như trên đều đã biết, tám khuynh hướng phát tâm cũng hiểu rõ ràng, như vậy thì hướng đi đã có, điểm phát khởi đã xác định. Thêm vào đó ta lại được thân người, sống nơi văn hiến, sáu căn bình thường, thân thể khỏe mạnh an ổn, có đủ tín tâm, thật may mắn thay đường tu không có gì chướng ngại.

Huống chi ngày nay chúng ta lại được xuất gia, được thọ Cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, chiêm ngưỡng xá-lợi Phật, lại tu tập sám pháp, gặp được bạn lành, đầy đủ nhân duyên thù thắng. Nếu hôm nay đây không phát tâm Bồ-đề, thì còn đợi ngày nào?

Chỉ mong Đại chúng thương đến sự chân thành dẫu là ngu muội, xót cho chí nguyện khó nhọc kiên trì của tôi, xin hãy cùng nhau phát tâm, lập nguyện Bồ-đề. Người chưa phát tâm, hôm nay hãy phát tâm; đã phát tâm rồi xin hãy tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, xin hãy tiếp tục đừng gián đoạn. Đừng sợ khó khăn mà thối thất, đừng thấy dễ dãi mà xem thường không cẩn trọng; đừng quá nôn nóng mà không giữ được dài lâu, đừng lười nhác buông thả mà thiếu sự dũng mãnh; đừng yếu hèn mất đi sự phấn chấn, đừng lần lữa do dự mà đợi chờ không dứt khoát; đừng vì tự thấy mình ngu si mà buông xuôi không chú ý, đừng vì căn tánh chậm lụt mà nghĩ mình không thể dự phần. Ví như việc trồng cây, lâu ngày thì rễ cạn dần ăn sâu; hoặc như mài dao, mài lâu thì lưỡi cùn thành sắc bén. Lẽ nào vì thấy rễ cạn mà không trồng, để cây phải chết khô; vì thấy lưỡi cùn mà không mài, để dao thành vô dụng?

Hơn nữa, nếu cho rằng tu hành là khổ nhọc, ấy thật chẳng biết rằng, lười nhác buông thả sẽ còn khổ hơn. Tu hành thì khổ nhọc tạm thời, nhưng được an vui mãi mãi, lười nhác thì an ổn tạm bợ một đời, nhưng phải chịu khổ đau nhiều kiếp. Huống chi, nếu nhờ đến con thuyền Tịnh độ, thì đâu phải lo gì thối chuyển? Được pháp vô sinh làm sức nhẫn chịu, thì đâu ngại gian nan? Nên biết rằng tội nhân trong địa ngục, mà còn có kẻ phát tâm Bồ-đề từ kiếp trước, huống chi là Phật tử trong cõi người, lại không lập đại nguyện đời này?

Do hôn ám si mê từ vô thủy, nên việc ngày trước không thể cản ngăn; ngày nay được tỉnh ngộ, chuyện tương lai có thể sửa đổi. Kẻ mê chưa ngộ vốn đã đáng thương, nhưng người biết mà không làm lại càng đớn đau đáng tiếc hơn nữa. Nếu biết sợ nỗi khổ địa ngục, thì tự nhiên khởi tâm tinh tấn. Luôn nhớ đến vô thường nhanh chóng, thì không dám lười nhác buông thả. Lại phải dùng giới pháp của Phật mà làm đòn roi nhắc nhở thôi thúc; nhờ bạn lành cùng nâng đỡ, dắt dẫn nhau. [Đã phát tâm rồi,] dù khi nguy cấp, gấp rút cũng chẳng lìa, dẫu suốt đời trọn kiếp, vẫn nương theo không bỏ, như vậy thì không còn lo gì sự thối thất.

Đừng cho một niệm tưởng là nhỏ nhoi [mà khinh suất dể duôi], đừng nghĩ việc phát nguyện chỉ là [nói suông nên] hư dối không hữu ích. Tâm chân thành thì sự việc đúng thật, nguyện lớn rộng thì chỗ thực hành sâu. Hư không chưa phải lớn, vì tâm này mới là rộng lớn; kim cương chưa phải bền chắc, vì nguyện lực còn bền chắc không gì hơn.

Nếu đại chúng có thể thật lòng không gạt bỏ những lời trên, thì quyến thuộc Bồ-đề từ đây nối kết, thệ ước đồng tâm niệm Phật từ nay bền chặt. Đã phát nguyện cùng sinh về Tịnh độ, cùng gặp Phật Di-đà, cùng giáo hóa chúng sinh, cùng thành Chánh giác, thì biết đâu trong tương lai ba mươi hai tướng tốt, trăm phúc tướng trang nghiêm, lại chẳng bắt đầu ngay từ sự phát tâm lập nguyện của hôm nay? Nguyện cùng đại chúng nỗ lực cố gắng. Điều tốt đẹp ấy, thật kỳ vọng lắm thay!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.11.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...