Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Khi im lắng cất lời »» Chương 3: Bản ngã »»

Khi im lắng cất lời
»» Chương 3: Bản ngã

Donate

(Lượt xem: 12.085)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Khi im lắng cất lời - Chương 3: Bản ngã

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tâm trí bạn luôn tìm kiếm không ngừng những đề tài để cho bạn suy tư một cách điên cuồng; đó cũng là cách tâm trí bạn đi tìm những thứ để cung cấp cho chính nó một sự xác minh, một cảm nhận về tự thân( ). Đây cũng là phương cách để bản ngã của bạn trở thành hiện hữu và tiếp tục được tồn tại ở trong bạn.

§

Khi bạn suy nghĩ hay nói về chính mình, khi bạn nói “Tôi”, là thực ra điều bạn muốn nói là: “Tôi và những câu chuyện của tôi”( ) . Đây chính là “cái Tôi” của những cái thích, hoặc không thích, sợ hãi và ham muốn, “cái Tôi” không bao giờ cảm thấy thỏa mãn được lâu. Đó là cảm nhận về tự thân của bạn được làm nên bởi trí năng, thường bị tha hóa bởi quá khứ và luôn muốn tìm sự thỏa mãn ở tương lai.

Bạn có nhận ra rằng “cái Tôi” này rất dễ phôi pha, vì đó chỉ là một sự hình thành rất tạm bợ như một đợt sóng biểu hiện trên mặt nước.

Cái gì ở trong bạn nhận thức được điều này? Cái gì ở trong bạn nhận thức được sự phôi pha của những biểu hiện hình hài và tâm lý này của bạn? Đó chính là Bạn. Đó chính là Tâm, một cái gì rất chân thật, sâu xa, vượt thoát cả quá khứ và tương lai.

§

Cái gì sẽ còn lại sau những sợ hãi, ham muốn của đời sống nhiều rối rắm đang ngày càng chiếm hết sự chú tâm của bạn? Chỉ là một cái gạch ngang ngắn ngủi – khoảng một, hai phân giữa ngày sinh và ngày mất – trên mộ bia của bạn.

Đối với tự ngã, đây là một ý nghĩ rất kinh khủng. Nhưng đối với bạn thì đó thực là một sự giải thoát( ).

§

Khi một ý tưởng khởi lên ở trong đầu chiếm lấy toàn bộ sự chú tâm của bạn, điều này có nghĩa là bạn đã hoàn toàn đồng nhất mình với tiếng nói vang vang ở trong đầu mình. Ý tưởng của bạn đã được đầu tư với một cảm nhận về chính mình. Đây chính là bản ngã, “cái Tôi” được làm nên bởi suy tư và những cảm xúc miên man ở trong đầu bạn. Cái Tôi luôn luôn cảm thấy bất toàn và mong manh. Do đó bạn thường cảm thấy sợ hãi và ham muốn( ), đây là hai cảm giác luôn thống trị và thúc đẩy của bản ngã ở trong bạn.

Khi bạn nhận ra rằng có một giọng nói ở trong đầu bạn( ) luôn giả vờ là bạn và giọng nói ấy luôn lảm nhảm, đó là lúc bạn tỉnh thức và ra khỏi sự đồng hóa một cách vô thức với dòng suy tư ở trong mình. Khi bạn nhận ra giọng nói vang vang đó, bạn sẽ nhận thức rằng bạn không phải là giọng nói ồn ào đó – cái phần hay suy tư ở trong bạn – nhưng bạn chính là người nhận ra giọng nói ấy.

Khi bạn nhận ra rằng bạn chính là Cái Biết, là nhận thức nằm ở đằng sau giọng nói luôn lảm nhảm đó: Đó chính là sự giải thoát.

§

Bản ngã ở trong bạn luôn có nhu yếu đi tìm, tích lũy thêm cái này hoặc cái kia để vun bồi cho cảm nhận về tự thân, chỉ là để giúp cho bản ngã của bạn cảm thấy toàn vẹn hơn. Điều này giải thích sự bận tâm về tương lai không thể cưỡng lại được của tự ngã.

Khi nào bạn chợt nhận ra rằng: “Ồ mình lại sắp rơi vào thói quen chỉ lo nghĩ đến phút giây sắp tới, luôn bận tâm đến những gì chưa xảy ra”, đó là lúc bạn bắt đầu bước ra khỏi những thói quen lâu đời trong tình cảm hay trong cách bạn suy nghĩ và đồng thời có khả năng chọn lựa để đặt sự chú tâm của mình hoàn toàn vào giây phút này.

Bằng cách đặt sự chú tâm của mình hoàn toàn vào phút giây này, có một sự thông thái, vượt xa hơn trí năng, đi vào đời sống của bạn.

§

Khi bạn sống trong sự kềm chế của tự ngã, bạn sẽ luôn giảm thiểu phút giây hiện tại thành một phương tiện để bạn đạt được một cái gì đó. Bạn luôn sống cho tương lai, và ngay cả khi bạn đạt được mục tiêu của mình, bạn vẫn không cảm thấy hài lòng, hay cùng lắm thì sự hài lòng ấy cũng chóng phôi pha.

Khi bạn để tâm vào những gì bạn đang làm, thay vì để tâm về kết quả mà bạn sẽ gặt hái được trong tương lai, bạn sẽ phá vỡ điều kiện, thói quen lâu đời của tự ngã. Những chuyện bạn làm không những sẽ có hiệu quả hơn mà nó còn mang lại cho bạn niềm vui và sự thỏa mãn.

§

Hầu hết mỗi bản ngã đều có cái thường được gọi là tâm thức nạn nhân. Nhưng có một số người mang trong lòng một “tâm thức nạn nhân” rất mạnh đến độ tâm thức nạn nhân chính là tiêu đề cốt lõi của tự ngã ở trong họ. Lòng oán hận và trách móc ở trong họ tạo thành một phần chính yếu trong cảm nhận của họ về tự thân.

Ngay cả khi sự trách móc là hoàn toàn “xác đáng”, bạn vẫn tạo ra một xác minh cho chính mình như là một ngục tù mà những thanh xà lim được làm nên bởi những ý nghĩ lưu chuyển ở trong đầu bạn. Hãy nhìn cho rõ những gì bạn đang gây ra cho chính bạn, hay nói đúng hơn là trí năng bạn đang gây ra cho bạn. Hãy cảm nhận sự bám víu tình cảm của bạn vào những câu chuyện bất hạnh về cuộc đời của mình và hãy ý thức về sự thôi thúc ở trong bạn khi nghĩ về những mẩu chuyện ấy, hoặc nhu yếu cần phải kể đi, kể lại câu chuyện này với một người khác. Hãy có mặt ở đó như một chứng nhân về tình trạng tâm lý ấy ở trong bạn. Và bạn không thực sự cần phải làm gì cả. Vì khi đã nhận thức được tình trạng này, tự nhiên bạn sẽ tự biết mình cần phải làm gì để mang lại sự chuyển hóa và tự do cho chính mình.

Than phiền và phản kháng là hai thói quen cư xử khá phổ biến của trí năng( ), qua đó, tự ngã ở trong bạn được củng cố. Đối với nhiều người thì hoạt động tâm lý và suy tư của họ chỉ bao gồm những than phiền hoặc phản ứng lại với chuyện này hoặc chuyện kia. Làm như thế, bạn sẽ cho rằng người khác là “sai” và bạn là luôn luôn “đúng”. Qua sự kiện khi tự cho rằng mình luôn luôn đúng( ), bạn sẽ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác, do đó bạn càng củng cố thêm cảm nhận về chính mình. Nhưng trong thực tế, bạn chỉ làm mạnh thêm ảo tưởng về một cái Tôi ở trong mình( ).

Bạn có muốn quan sát những thói quen cư xử đó trong bản thân mình và nhận ra được thực chất của cái giọng nói vang vang, thường hay than vãn về điều này, điều khác… ở trong đầu mình?

§

Cảm nhận về một Cái Tôi – bản ngã ở trong bạn – luôn cần những xung đột, bất đồng,… với người này hay người khác, vì cảm nhận về một-con-người-bị-cách-biệt-với-thế-giới-chung-quanh ở trong bạn sẽ được làm mạnh thêm khi bạn phải đấu tranh với cái này, hay cái kia,… và trong khi gián tiếp xác minh rằng “đây” mới thực là tôi, còn “bên kia” thì không phải là tôi.

Thông thường, các bộ tộc, quốc gia và tôn giáo thường thấy cá tính tập thể của họ được làm mạnh thêm khi họ tạo được ra những đối thủ, hay kẻ thù của mình. Họ đâu còn được gọi là “tín đồ” nữa nếu trên cõi đời không còn những kẻ được họ gọi là “bất tín” – không tin vào những điều mà họ tôn thờ?

§

Trong khi cư xử với người khác, bạn có thể phát hiện ở trong bạn một cảm giác ưu việt hoặc một mặc cảm thua thiệt rất vi tế đối với người kia không? Đó là khi bạn nhìn qua cặp mắt của tự ngã, bản ngã đó thường sống trong sự so sánh của chuyện được/mất, hơn/thua.

Ganh tị là một phó sản của tự ngã ở trong bạn, tự ngã ấy sẽ cảm thấy bị thua thiệt khi một điều gì đó tốt đẹp xảy ra cho người khác, hoặc có ai đó giàu hơn bạn, có kiến thức hơn bạn hoặc làm được nhiều điều hay hơn bạn. Sĩ diện của tự ngã tùy thuộc vào sự so sánh mình với người khác, và sĩ diện ấy thích được nuôi lớn thêm bằng sự tích lũy của cải, hoặc kiến thức,… Bản ngã của bạn sẽ bám víu vào bất kỳ một thứ gì. Ngay cả khi bạn đã thất bại trong những cách tôi đã nêu trên, bạn cũng vẫn cố làm mạnh thêm cái bản ngã giả tạo ấy bằng cách cho rằng bạn đã bị cuộc đời đối xử tệ bạc hơn những người khác; hoặc khi không may mắc phải một cơn bệnh ngặt nghèo, bạn sẽ tự cho là căn bệnh của bạn nặng hơn của bất kỳ căn bệnh nào của người khác.

Thế bây giờ bạn đang tạo ra cảm nhận gì về chính mình qua những mẩu chuyện, những “huyền thoại” về đời bạn?

§

Có sẵn trong cấu trúc của mỗi bản ngã là một nhu yếu chống trả, kháng cự và loại bỏ để bảo tồn cảm nhận về sự cách biệt của bạn, trong đó sự sinh tồn của tự ngã bạn phụ thuộc vào. Do đó, trong bạn luôn có sự phân chia một cách rạch ròi: “Tôi” và “thế giới”, “chúng ta” và “chúng nó”.

Tự ngã của bạn rất cần có sự bất đồng với một cái gì đó hay một ai đó. Đó là lý do bạn luôn muốn đi tìm sự an bình, niềm vui và tình thương, nhưng đồng thời bạn không thể chịu được khi có được những niềm vui này. Bạn nói rằng bạn muốn được hạnh phúc, nhưng bạn lại rất ghiền những cảm giác khổ đau.

Khổ đau của bạn rốt cùng không phải gây ra bởi những tình huống khó khăn mà bạn gặp phải, mà chính là do những điều kiện rất tiêu cực trong tâm thức bạn.

§

Bạn có đang mang một mặc cảm tội lỗi về một chuyện gì mà bạn đã làm, hay không làm, trong quá khứ? Điều chắc chắn là bạn đã hành động từ một mức độ ý thức, hoặc thiếu ý thức, vào lúc đó. Nếu bạn đã có hiểu biết hơn, hay có ý thức hơn như bây giờ thì bạn đã không làm như vậy.

Cảm giác phạm tội là một cố gắng của tự ngã của bạn nhằm tạo nên một tư cách, một cảm nhận về chính mình. Đối với tự ngã, cái Tôi ấy là tích cực hay tiêu cực là chuyện không thành vấn đề. Những gì bạn lầm lỗi chỉ là một biểu hiện của vô thức – vô thức của con người. Tuy nhiên, bản ngã của bạn thích bám lấy đó làm thành một vấn đề của riêng bạn và thích tuyên bố: “Chính tôi đã tạo nên lầm lỗi ấy!” khiến bạn tự mang cho mình một mặc cảm “xấu xa” ở trong lòng.

§

Trong lịch sử của nhân loại từ xưa đến nay, con người đã gieo rắc không biết bao nhiêu bạo động, tàn ác… gây tổn thương cho nhau và vẫn còn đang tiếp tục gây thêm những khổ đau cho người khác. Những người này có nên bị lên án không? Hay những hành động đó chỉ đơn thuần là một sự biểu hiện của vô thức, của một giai đoạn phát triển trong tâm thức nhân loại mà chúng ta đang bắt đầu vượt qua?

Chúa Jesus đã nói, khi Ngài vẫn còn đang bị gia hình trên cây thập tự giá: “Xin Cha(1) hãy tha thứ cho những kẻ ấy, vì họ không hề biết những gì họ đang làm”. Câu nói này cũng áp dụng cho chính bạn.

§

Nếu bạn đặt ra những mục tiêu vị kỷ, ngay cả đó là để mong được tự do hơn, cải thiện cho mình hay làm cho mình quan trọng hơn, bạn vẫn không cảm thấy thỏa mãn khi đạt được những mục tiêu này.

Bạn có thể đề ra những mục tiêu, nhưng hãy nhớ rằng đạt được mục tiêu không phải là điều tối quan trọng. Khi mọi thứ được phát sinh từ sự có mặt của bạn thì giây phút này sẽ không bị biến thành một phương tiện bạn dùng để đạt tới cứu cánh: Những gì bạn làm sẽ cho bạn cảm giác thỏa mãn trong từng phút, từng giây. Bạn sẽ không còn giảm thiểu Phút Giây Hiện Tại thành một phương tiện như cách của tâm thức tự ngã của bạn vẫn làm.

§

“Vô Ngã ư? Nếu không còn thấy có một cái Tôi riêng biệt nữa thì người ta sẽ không có vấn đề gì để phải lo lắng, để phải khổ đau nữa cả!”. Đó là câu trả lời của một Thiền sư khi có người hỏi ngài về ý nghĩa thâm sâu của đạo Phật( ).

§



Chú thích Chương 3

(1) Cảm nhận về tự thân: Qua suy tư, trí năng ở trong ta cảm thấy “ồ, tôi là một cái gì có thực” hay nói một cách khác có một cái gọi là “Tôi” hiện hữu”. Nhưng đây chỉ là cảm nhận rất sai lầm về chính mình, vì quả thực cái mà ta gọi là “Tôi” ấy không thực sự hiện hữu bên ngoài những suy tư của bạn. Những mẳc cảm mà ta có về bản thân mình như “Tôi là một kẻ bất tài” hay “Tôi là một người chẳng ra tích sự gì”… cũng vậy, đây là những cảm nhận không thực sự hiện hữu, mà chỉ là những kết luận sai lầm của riêng mình về chính mình, chỉ nằm ở trong đầu mình mà thôi.

(2) “Tôi và những câu chuyện của tôi”: Khi xác minh cho mình một sự hiện hữu, tự ngã ở trong ta cũng tạo nên những câu chuyện để xác minh cho sự hiện hữu đó. Đó thường là những mẫu chuyện bất hạnh đã xảy ra trong đời chúng ta, trong đó chúng ta là vai chính, là nạn nhân…

(3) Khi nói về cái Chết, đối với tự ngã của chúng ta, thì đó quả là một điều đáng sợ, vì Chết, đối với tự ngã, đồng nghĩa với sự hoại diệt, chẳng còn gì nữa cả. Nhưng đối với Bạn thì sống/chết không thể động đến được vì bản chất chân thực của bạn không bị giới hạn trong tấm hình hài mong manh, chóng tàn hoại này. Do đó, khi hình hài này đến thời kỳ chấm dứt, đó là một sự giải thoát: Một sự giải thoát của Tâm ra khỏi sự giới hạn tù túng của hình tướng.

(4) Sợ hãi và ham muốn: Vì tự ngã cảm thấy bơ vơ, tách biệt với cội nguồn, do đó luôn cảm thấy lo sợ và thiếu thốn, đây chính là gốc rễ của sợ hãi và ham muốn ở trong ta. Ham muốn về dục tình, tiền bạc, danh tiếng… là những biểu hiện rất phổ biến của lòng ham muốn, khao khát ở trong ta. Nhưng dù có đạt được những tiền bạc, danh tiếng hay sự thỏa mãn trong chuyện dục tình,… những ham muốn này không bao giờ thỏa mãn được bạn vì chúng không bao giờ giải quyết được vấn đề gốc rễ của bạn: không biết bản chất chân thực của mình là gì, và do đó cảm thấy cô đơn, cách biệt với cội nguồn.

(5) Giọng nói ở trong đầu bạn: Luôn có một giọng nói vang vang ở trong đầu ta, phê bình, phán xét, trách móc chính mình hay về người khác. Đây chính là bản ngã, “cái Tôi” ở trong mình. Khi bạn nhận ra mình không phải là tiếng nói ồn ào đó và thôi không còn cả tin vào những gì tiếng nói ấy muốn bạn làm theo, đó là lúc bạn đã bắt đầu tỉnh thức, và không còn bị tiếng nói của tự ngã ấy khống chế.

(6) Than phiền và phản kháng là hai thói quen cư xử khá phổ biến của trí năng: Chúng ta có thói quen than phiền và phản kháng về vợ hay chồng mình vì khi làm như thế, chúng ta ngụ ý rằng “Tôi không bết bát, dở hơi như cô ấy/anh ấy đâu!”.

(7) Mình luôn luôn đúng: Hãy quan sát xem, trong tất cả những câu chuyện chúng ta kể về người khác, ta luôn luôn ngụ ý rằng:“Nhớ nhé tôi luôn luôn đúng”.

(8) Ảo tưởng về một “cái Tôi” ở trong mình: Chúng ta tin rằng có một “cái Tôi” hiện hữu, độc lập, không dính líu gì với cuộc đời. Nhưng nhìn sâu, đó chỉ là những ký ức, những kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau của quá khứ mà ta đã trải qua. Vì ảo tưởng sai lầm này về sự hiện hữu của một “cái Tôi” riêng biệt, và cần được bảo vệ, chúng ta đã nhìn thế giới rất sai lầm và tạo ra rất nhiều khổ đau cho mình và cho người khác

(9) Cha: là danh xưng chúa Jesus dùng để gọi Thượng Đế.

(10)Câu này cũng áp dụng cho bạn: Nghĩa là chúng ta cũng cần học hỏi và thực hành như Chúa Jesus, tức là tha thứ những lỗi lầm, sai trái của người khác vì họ đã làm những điều ấy từ chỗ thiếu hiểu biết của họ trong phút giây đó.

(11) Vô Ngã: Chúng ta thường hiểu một cách sai lạc rằng có Ngã, có một “cái Tôi” biệt lập, không dính gì đến đời sống quanh ta, do đó ta tạo ra rất nhiều khổ đau cho chính mình và cho những người chung quanh. Nhưng sự thật là chúng ta không hề biệt lập, trái lại chúng ta có liên hệ sâu sắc với mọi người, và mọi vật trong đời sống. Dù chúng ta có đầy đủ mọi thứ về vật chất, nhưng khi người thân của chúng ta khổ thì chúng ta không thể an vui; khi đất đá, sông ngòi, cây cỏ, hành tinh,… này bị ô nhiễm, tàn hoại thì chúng ta cũng không thể sống hạnh phúc, an vui. Do đó, Vô Ngã là một giáo lý rất sâu sắc mà Đức Phật đã tìm ra để giúp chúng ta thực tập và hiểu sâu hơn về cuộc đời.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật giáo và Con người


Phát tâm Bồ-đề


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.26.84 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...