Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Dễ hơn là bạn tưởng »» I. Tu tập là sống bình thường »»

Dễ hơn là bạn tưởng
»» I. Tu tập là sống bình thường

Donate

(Lượt xem: 10.350)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Dễ hơn là bạn tưởng - I. Tu tập là sống bình thường

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vài năm trước, khi tôi chuẩn bị đi hướng dẫn một khóa tu thiền tại một thành phố xa, một người trong ban tổ chức điện thoại đến hỏi xem tôi có cần những món ăn gì đặc biệt không. Tôi cám ơn sự chăm sóc của anh và nói cho anh ta biết về những sở thích ăn uống của tôi. Tôi nói rằng tôi thường không ăn điểm tâm nhiều, nhưng thích uống cà phê mỗi buổi sáng. Anh trả lời với một giọng rất ngạc nhiên: “Bà uống cà phê?” Tôi chợt ý thức ngay là tôi vừa tự thú một lỗi lầm trong sự tu tập của mình. Tôi cần suy nghĩ thật nhanh tìm một lối thoát, mà phải cho có tư cách nữa kìa, phải làm sao để vẫn giữ được cái uy tín tâm linh của mình, rằng sự thật là tôi thích uống cà phê!

Tôi nghĩ người ta thường hay có một số quan niệm hơi cao kỳ về thế nào là một người “biết tu tập”. Trong phòng tôi có treo một bức hí họa vẽ hai người ngồi ăn trong một nhà hàng. Một người nói với người kia: “Tìm gặp được một người không đang đi tìm chân lý, không tu tập, tôi cảm thấy sung sướng và thoải mái vô cùng!”

Tôi đồng ý! Trong sự tu tập, ta thường rất dễ bị lạc vào sự tự tôn tự đại, dồn hết công sức của mình vào việc làm sao để hành xử cho “giống như một nhà tu”.

Một người bạn rất thân của tôi, trong khi ngày càng trở nên một vị thầy dạy thiền có uy tín thì lại càng bớt cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác biết là ông vẫn còn thích xem đá banh bầu dục (football) lắm. Ông còn tự thú là đôi khi ông cảm thấy rất hào hứng về những trận đá nữa; ông cổ võ trước ti-vi như thể đang ở trong sân vận động vậy. Ông không có cái thái độ anh hùng “Xin cho đội nào giỏi thắng” đâu! Quen thân với ông, tôi biết ông có một trình độ hiểu biết rất cao, và ông vẫn hành xử như một người bình thường trong một thế giới bình thường. Là người tu tập và có một tâm tĩnh lặng, không có nghĩa là ta phải trở nên kỳ quặc hay khác thường.

Tôi nghĩ là tôi đã chọn được tựa đề cho quyển sách này từ lâu rồi, trước khi tôi bắt đầu khởi sự viết. Thật ra, động cơ thúc đẩy tôi viết chỉ là vì tôi muốn nói cho mọi người hiểu rằng, một đời sống tu tập không nhất thiết phải là vấn đề gì to tát hết. Đôi khi người ta quyết định thay đổi lối sống của mình để nuôi dưỡng chánh niệm, để giúp cho sự tỉnh thức. Có người tham gia vào một tăng thân hoặc vào một dòng tu. Có người thay đổi lối ăn uống. Có người chọn lối sống độc thân. Tất cả những sự chọn lựa ấy, đối với một số người, là những phương tiện rất hữu ích cho sự tỉnh thức của họ, nhưng tự chúng vốn không phải là tâm linh.

Những người khác sẽ chọn những phương tiện khác. Trong quyển sách này, phương tiện chánh là chánh niệm. Chánh niệm, một ý thức rõ ràng, một sự quân bình chấp nhận những kinh nghiệm trong hiện tại, là trái tim của thiền quán trong đạo Phật. Quyển sách này có mục đích làm tập sách vỡ lòng căn bản cho người Phật tử, nhưng bạn đừng nản lòng. Sự việc dễ hơn là bạn tưởng.

Xoay xở khéo léo

Dưới đây là quang cảnh đã gợi cảm hứng cho quyển sách này:

Tôi tham dự một buổi họp mặt của những vị giảng sư Phật giáo Hoa Kỳ. Ít nhất mỗi năm một lần, những vị thầy dạy thiền quán trên toàn nước Mỹ – đều là bạn của tôi – về gặp nhau và cùng sống chung trong đôi ba ngày. Chúng tôi cùng nhau hoạch định chương trình, và nói về những gì chúng tôi dạy.

Chúng tôi cũng bỏ ra một phần lớn thời giờ để chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của mình. “Năm nay anh, chị có gì lạ không?” “Mọi việc đối với anh, chị như thế nào?” Chúng tôi đi vòng quanh phòng và mỗi người chia sẻ những gì đã và đang xảy ra trong đời sống của họ.

Khi lắng nghe mọi người nói, tôi cảm nhận được một cái gì rất đặc biệt. Khi kể lại, họ thường nói những lời như: “Tôi rất là mãn nguyện” hoặc “Tôi cũng không có vấn đề gì” hoặc “Tôi hạnh phúc lắm.” Và dù vậy, chúng tôi chỉ kể lại những câu chuyện, những kinh nghiệm rất là bình thường. Mọi người đều có một đời sống bình thường bên cạnh những ông Quýt, bà Xoài bình thường. Có người gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm, có vấn đề với ba má trong tuổi già. Có một người nào đó có con bị bệnh nặng, và một người khác phải đối diện với một sự mất mát rất lớn trong đời. Và mặc dù vậy, ai cũng nói những lời như “Nói chung thì tôi cũng có hạnh phúc” hoặc là “Tôi mãn nguyện lắm.”

Mà việc ấy không có nghĩa là họ đã không phải vất vả với những gì xảy đến cho họ; cũng không có nghĩa là họ đã siêu việt hết những khó khăn, và có hạnh phúc vì không còn cảm thấy đau đớn vì chúng nữa. Thật ra, họ đã vất vả nhiều lắm, và nhiều khi có cả sự đớn đau và lo lắng. Nhưng dù vậy, họ vẫn có hạnh phúc. Tôi tự nhủ mình trong khi nhìn chung quanh: “Việc mà chúng ta làm là tất cả đều đã biết cách xoay xở khéo léo.”

Biết xoay xở cho khéo, việc ấy cũng không phải là chuyện dễ đâu! Tôi rất hài lòng khi nghĩ rằng mình biết cách xoay xở trong cuộc sống. So với mười, hai mươi năm trước thì tôi đã tiến bộ nhiều lắm. Khi xưa, cách hành xử của tôi bao giờ cũng đầy căng thẳng và sợ hãi. Chúng ta ai ai cũng phải biết cách xoay xở bằng cách này hoặc cách khác, bất cứ ai đang sống và đọc quyển sách này đều đã từng xoay xở. Xoay xở được một cách khéo léo hoặc chỉ khéo léo phân nửa thôi, cũng là tuyệt diệu lắm rồi.

Giác ngộ

Khi tôi mới bắt đầu tập thiền vào đầu thập niên 70 thì chuyện ấy đang rất “hợp thời trang” ở Tây phương. Mọi người ai ai cũng tập thiền. Mỗi cuối tuần bạn đều có thể đi tham dự một khoá tu tập về thiền, không dưới hình thức này thì cũng bằng hình thức khác. Chương trình quảng cáo cho khoá tu tập bao giờ cũng hứa hẹn là sau mấy ngày bạn sẽ được giác ngộ hoàn toàn.

Tôi còn nhớ trong thời gian ấy, có lần tôi tham dự một buổi tiệc bình thường, mọi người cười đùa, ăn uống, thăm hỏi nhau vui vẻ. Và ngay giữa buổi tiệc có một bà ngồi yên với một vẻ mặt khác thường, mắt nhắm, mặt thanh thản, hoàn toàn như không biết gì đến những gì đang xảy ra chung quanh. Một người kề sát bên tai tôi thì thầm: “Xem bà ấy kìa, bà đã giác ngộ rồi đấy!” Và lúc ấy tôi tự nghĩ: “Nếu giác ngộ có nghĩa là như vậy thì chắc tôi không muốn đâu!”

Cái mà tôi đã muốn, ít nhất cũng trong một thời gian, là có được những quyền năng phi thường. Tôi từng nghe kể chuyện về những người có khả năng xuất hiện ở hai chỗ cùng một lúc hoặc bay bổng trong không khí. Có đôi khi, trong lúc ngồi thiền, tôi kinh nghiệm một cảm giác khinh khoái rất đặc biệt trong thân, tôi tưởng tượng rằng có lẽ mình cũng đang sắp sửa bay bổng đây. Tôi hy vọng tôi sẽ bay thật. Tôi nghĩ việc ấy sẽ rất tuyệt, bay cao lên khỏi tọa cụ của mình, lơ lửng nửa chừng trong không khí.

Tôi nghĩ, có lẽ tôi cũng một phần bị ảnh hưởng bởi câu chuyện của ông Nội tôi kể về bà Nội – bà mất khi tôi mới lên chín tuổi. Trong ký ức của tôi bà là một bà cụ nhiều bệnh hoạn, nhưng đối với ông tôi thì bà lúc nào cũng là một thiếu nữ xinh đẹp mà ông đã xin cưới khi mới tuổi đôi chín. Ông nói, bà tôi xinh đẹp đến độ “tỏa sáng trong bóng tối.” Tôi hỏi việc ấy có thật không, ông đáp: “Thật chứ con!” Rồi ông kể: “Có một lần ở tiệc cưới của đứa cháu trai, hội trường thời ấy được thắp sáng bằng đèn dầu vì chưa có điện, cho nên tối om om, vậy mà ai cũng nhìn bà nội con rồi nói, ‘Trông cô ấy kìa, cô ta như là tỏa sáng trong bóng tối.’”

Tôi giữ mãi hình ảnh tỏa sáng và kỳ diệu ấy trong ký ức mình như là một lý tưởng cao đẹp. Trong sự tu tập thiền quán của tôi, tôi muốn mình cũng sẽ đạt được một sự tỏa sáng như vậy. Tôi nghĩ, trong những ngày xa xưa ấy, đa số chúng tôi ai cũng mơ chuyện thần thông hết.

Nhưng những vị thầy Phật giáo dạy thiền cho tôi, vào năm 1977, chỉ nói đến vấn đề giác ngộ chứ không hề đề cập gì đến chuyện thần thông. Các ngài nói về việc “nhìn cho sâu sắc” và điều đó có thể đem lại cho ta hạnh phúc, chấm dứt khổ đau. Và có lẽ đó là phép thần thông mà tôi mong muốn nhất.

Sự tỉnh thức không phân biệt tôn giáo

Mọi tôn giáo mà tôi biết đều có đề cập đến việc tỉnh thức dậy để thấy được chân lý. Mọi con đường mà tôi biết đều hứa hẹn sự kinh nghiệm trực tiếp được chân lý sẽ khai phóng chúng ta, đem lại cho ta hạnh phúc, và thúc đẩy ta có những hành động từ bi đối với cuộc đời. Biết được chân lý sẽ đem lại hạnh phúc.

Tu tập chánh niệm (mindfulness) và tâm từ (metta) không phải là những thử thách có tính cách tôn giáo. Vì vậy mà chúng có thể là những phương tiện tu tập cho thiền sinh trong mọi truyền thống. Có ý thức, sáng suốt, từ ái, rộng lượng, và hiểu biết – những điều ấy đều phải có trên con đường tu tập của tất cả mọi người.

Trong khóa tu thiền đầu tiên mà tôi tham dự, tôi chỉ là phần tử của một đám đông, có lẽ lên đến trăm người, thực tập thiền quán rất nghiêm túc tại một tu viện ở Barre, Massachusetts. Khóa tu được diễn ra trong thinh lặng, cho nên trừ sự khác biệt về y phục ra, ta không thể biết được ai là ai cả.

Ngày qua ngày, chúng tôi cùng sống chung và tu tập với nhau trong thinh lặng. Tôi thấy có những vị sư nguyên thủy trong chiếc áo cà sa màu cam, những vị theo truyền thống Zen có y phục riêng của họ, và các vị tăng ni Tây Tạng. Có những bà quấn những chiếc áo sa-ri màu hồng, mà tôi đoán có lẽ họ theo Ấn Độ giáo. Có vài người mặc y phục màu đỏ và đeo tràng hạt, họ là đồ đệ của một vị đạo sư Hindu nào đó. Một người đàn ông bận áo tu sĩ của dòng Franciscan. Tôi thường thích đi ngang cạnh ông, vì sợi chuỗi mân côi dài và chiếc thánh giá đeo ngang hông chạm nhau tạo thành một âm thanh dễ chịu theo mỗi bước đi của ông.

Buổi tối thứ sáu, tôi bước vào phòng ăn và thấy có người nào đó thắp hai ngọn nến trên một chiếc bàn nhỏ, đặt trong góc phòng, giữa một nơi công cộng của mọi người. Cạnh hai ngọn nến là một tấm bảng ghi: “Đây là ngọn nến của ngày Sabbath. Xin vui lòng đừng thổi tắt. Chúng sẽ tự cháy hết, và tôi sẽ thu dọn vào ngày mai sau khi mặt trời lặn.”

Tôi nhìn chung quanh và tự nghĩ: “Tất cả chúng ta đều có mặt nơi đây! Thực phẩm chay của chúng ta không có một sự phân cách tôn giáo nào, nên mọi người ai cũng có thể ở đây được. Chúng ta cùng có một lễ nghi chung là sự thinh lặng, nên mọi người đều có thể ở đây được. Mỗi người chúng ta, cho dù đang sống trong một truyền thống tôn giáo nào, cũng đều đang cố gắng để tỉnh thức dậy. Tu tập chánh niệm, chúng ta cùng có thể thực tập chung với nhau.”

Bản đồ được vẽ ra trong quyển sách này chắc chắn là một bản đồ của Phật giáo. Nhưng chúng rất rõ ràng, cụ thể và không hề bị hạn hẹp bởi giáo điều. Chân lý là chân lý! Tâm ý dính mắc và khổ đau ở nơi đâu cũng vậy, và lòng mong cầu hạnh phúc, chấm dứt khổ đau là phổ biến với tất cả mọi người.

« Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.49.154 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...