Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hành Mật thừa »»

Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hành Mật thừa

Donate

(Lượt xem: 7.997)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Hành Mật thừa

Performance Tantra

Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các mạn-đà-la thuộc Hành Mật thừa khá hiếm gặp, nhưng khi thực sự được áp dụng thì vị bổn tôn phổ biến nhất thường là đức Đại Nhật Như Lai (Vairochana Abhisambodhi).
Mandalas belonging to Performance Tantra are quite rare in the Tibetan tradition, but when they do occur the most common deity is Vairochana Abhisambodhi.
Hành Mật thừa cũng chỉ dạy con đường tu tập thuộc các phạm trù pháp du-già có biểu tượng và pháp du-già không biểu tượng. Ở đây, pháp du-già không biểu tượng chỉ cho việc thiền tập với sự nhấn mạnh vào tánh Không, trong khi pháp du-già có biểu tượng thì không có sự nhấn mạnh này.
Performance Tantra also presents the path in terms of the yoga with signs and yoga without signs. Here, yoga without signs refers to meditation, the emphasis of which is on emptiness, while the emphasis of the yoga with signs is not.
Cả Tác Mật thừa và Hành Mật thừa đều nói đến sự cần thiết phải hành trì pháp du-già bổn tôn và thực hành những giai đoạn nhập thất chuyên tu thiền tập thích hợp, theo sau là tham gia các nghi thức hành lễ của pháp tu tập đó. Trong Tác Mật thừa và Hành Mật thừa, việc hành lễ này chủ yếu chỉ cho một số pháp thức nhất định, chẳng hạn như pháp thức trường thọ dựa trên nền tảng của một vị bổn tôn trường thọ... Các pháp thức khác, chẳng hạn như thành tựu giải thoát tối thượng v.v... không được mô tả chi tiết.
Both Action and Performance Tantra speak of the requirement to practise deity yoga and undertake the appropriate meditation retreat, which is followed by engaging in the activities of the practice. In the Action and Performance Tantras this refers mainly to certain types of activities such as the prolongation of life on the basis of a long-life deity. Other types of activity, such as achieving the highest liberation and so on, are not described in detail.
Du-già Mật thừa
Yoga Tantra
Tantra quan trọng nhất đã được dịch sang Tạng ngữ thuộc lớp tantra này là Nhất thiết Như Lai Căn bản yếu lược, có liên quan đến Kim Cang giới và bao gồm các tantra Nhất thiết trí.
The most important tantra of this class translated into Tibetan is the Compendium of the Principles of All the Tathagatas (Sarva-tathagata-tattva-samgraha), which concerns the Vajra Realm and includes the Sarvavid tantras.
Tiến trình chung của con đường tu tập theo Du-già Mật thừa được giảng giải dựa trên nền tảng của 3 yếu tố: (1) nền tảng của sự tịnh hóa, (2) con đường tu tập tịnh hóa và (3) thành tựu kết quả tịnh hóa.
The general procedure of the path of Yoga Tantra is explained on the basis of three factors: the basis of purification, the purifying path and the purified result.
Nền tảng của sự tịnh hóa ở đây chỉ cho [4 nền tảng là] thân, ngữ, ý và hành vi của hành giả, còn con đường tu tập tịnh hóa chỉ cho [4 con đường là] thực hành tu tập đại ấn, pháp giới ấn, nguyện ấn và tuệ ấn hay tác ấn. Tương ứng với 4 nền tảng của sự tịnh hóa là thân, ngữ, ý và hành vi của hành giả, có 4 con đường tu tập tịnh hóa và 4 thành tựu kết quả tịnh hóa là Phật tâm, Phật ngữ, Phật tâm và Phật hạnh. Đó là lý do vì sao bản văn chính của lớp tantra này – tantra Căn bản yếu lược - lại gồm có 4 phần.
The basis of purification here refers to the practitioner's body, speech, mind and activity, while the purifying paths refer to the practice of the great seal, the phenomenal seal, the pledge seal, and the wisdom or action seal. Just as there are four bases of purification, the body, speech, mind and activity of the practitioner and four corresponding paths of purification, there are four purified results: the body, speech, mind and activities of Buddhahood. This is why the principal text of this class of tantra, the Compendium of Principles, has four sections.
Tối thượng Du-già Mật thừa
Highest Yoga Tantra
Đối với người Tây Tạng chúng tôi, Tối Thượng Du-già Mật thừa cũng [quen thuộc và thiết yếu] giống như chế độ ăn uống hằng ngày. Tôi được biết là việc thực hành tu tập các tantra Căn bản yếu lược và Đại Nhật Như Lai đã phát triển rộng rãi ở Nhật Bản, với khá nhiều hành giả tu tập theo các thừa ngoại mật. Nhưng có vẻ như Tối Thượng Du-già Mật thừa thì chỉ được thấy trong truyền thống Tây Tạng, cho dù tôi không thể nói chắc chắn về điều này.
Highest Yoga Tantra for us Tibetans is like our daily diet. I have found that the practice of the Compendium of Principles and the Vairochana-abhisambodhi tantra is wide-spread in Japan, where there are quite a lot of practitioners of the lower tantras. But it seems that Highest Yoga Tantra is found only in the Tibetan tradition, although I cannot state this definitively.
Tối Thượng Du-già Mật thừa chủ yếu dành cho các hành giả tu tập là những con người thuộc cõi dục, với cấu trúc cơ thể được tạo thành từ sáu phần. Sáu phần này bao gồm ba phần chúng ta nhận được từ cha và ba phần nhận được từ mẹ.
The trainees for whom Highest Yoga Tantra was intended are human beings belonging to the desire realm, whose physical structure is comprised of six constituents. These refer to the three constituents we obtain from our father and the three we obtain from our mother.
Một nét độc đáo của các pháp tu tập thâm diệu trong Tối Thượng Du-già Mật thừa là các pháp này vận dụng những kỹ năng không chỉ tương ứng với các hiện tượng liên quan đến các nền tảng của sự tịnh hóa như chúng hiện khởi trên bình diện thông thường, chẳng hạn như sự chết, trạng thái trung ấm và tái sinh, mà còn tương ứng cả với những nét đặc thù của trạng thái thành tựu Phật quả, tức là Ba thân Phật.
One unique feature of the profound paths of Highest Yoga Tantra is that they employ techniques which correspond not only to phenomena related to the basis of purification as they occur on the ordinary level, such as death, intermediate state and rebirth, but also to features of the resultant state of Buddhahood, the three bodies of the Buddha.
Tối thượng Du-già Mật thừa giảng giải về tên gọi tantra theo 3 cấp độ: tantra nhân, là cấp độ nền tảng, tantra pháp, là con đường tu tập, và tantra thành tựu là kết quả tu tập. Cả 3 cấp độ như vậy của tantra đều khởi sinh từ tâm quang minh bản sơ nội tại.
Highest Yoga Tantra explains the term tantra on three levels, causal tantra, which is the basis, method tantra which is the path and resultant tantra. All three levels of tantra arise from the fundamental innate mind of clear light.
Nếu hiểu được tầm quan trọng của điều này, quý vị sẽ hiểu được sự giảng giải theo truyền thống Śākya, vốn nói về một tantra nhân được gọi là nền tảng của tất cả, hay căn bản thể, liên quan đến pháp mạn-đà-la và các vị bổn tôn trong đó, và tất cả đều thực sự khởi sinh từ căn bản thể này.
If you understand the significance of this, you will understand the explanation of the Sakya tradition which speaks of a causal tantra called the basis of all, or the fundamental basis, referring to the mandala and the deities within it, all of which actually arise from this fundamental basis.
Truyền thống Śākya giảng giải rằng, căn bản thể hiển lộ trong các năng lực tinh thần cơ bản và các pháp thế gian với hình thức là những tính cách [cá biệt]. Tất cả các pháp trên con đường tu tập cũng hiển lộ trong căn bản thể, nhưng với hình thức của những phẩm hạnh, và tất cả các pháp thuộc về Phật quả thành tựu thì hiển lộ với hình thức của khả năng tính. Tương tự, trong các bản văn của phái Nyingma chúng ta cũng thấy có những nội dung như “sự đồng đẳng của căn và quả”.
This tradition explains that the fundamental basis is present in our basic faculties and all phenomena on an ordinary level in the form of characteristics. All the phenomena on the path are present within this fundamental basis in the form of qualities, and all the phenomena of resultant state of Buddhahood are present within this fundamental basis in the form of potential. Similarly, we find statements such as 'the equality of the basis and the result' in the writings of the Nyingmapa.
Vì tất cả các pháp thuộc [Phật] quả thành tựu là viên mãn và hiển lộ trong căn bản thể với hình thức khả năng tính, nên chúng ta cũng có thể hiểu được những nội dung như là tính bất khả phân giữa Phật thân và Phật trí. Tuy nhiên, việc nhận hiểu đúng đắn những nội dung và khái niệm này cũng rất quan trọng, vì nếu không sẽ có nguy cơ đưa ra xác quyết sai lầm kiểu như quan điểm của phái Số luận, cho rằng cái chồi cây [vốn đã] hiện hữu cùng thời điểm với hạt giống sinh ra nó.
Since all the phenomena of the resultant state are complete or present in this fundamental basis in the form of potential, we can also understand such statements as the body of the Buddha and his wisdom being inseparable. But it is also important to understand these statements and concepts correctly, otherwise there is a danger of mistakenly asserting something like the Enumerator's (Samkhya) view that the sprout is present at the time of its seed.
Duy trì một khuynh hướng nhận thức rốt ráo như thế, chúng ta sẽ có thể nhận hiểu được điều mà ngài Di-lặc đã viết trong luận Tương tục Tối thượng rằng: “Tất cả những ô nhiễm của tâm thức chỉ là giả tạm và do ngoại duyên mà sinh; tất cả phẩm tính của tâm đều hiển lộ trong nó hoàn toàn tự nhiên.” Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những phẩm tính và sự chứng ngộ của tâm thức thực sự đang hiện hữu trong tâm, mà là chỉ tồn tại trong hình thức khả năng tính, bởi vì tất cả những điều đó đều hiển lộ như là khả năng tính trong tâm quang minh bản sơ. Từ cách nhìn này, ta cũng có thể hiểu được những nội dung như là “nhận biết được chân tâm bản tánh cũng tức là đạt đến giác ngộ viên mãn”.
Keeping the ultimate intent of such points in mind, we can understand that what Maitreya wrote in his Sublime Continuum, 'all the stains of the mind are temporary and adventitious, all the qualities of the mind are present within it naturally' doesn't mean that all the qualities and realizations of the mind are actually present within the mind, but exist in the form of potential, because all of them are present as potential in the fundamental innate mind clear light. From this point of view we can also understand such statements as, 'recognizing one's true nature is equivalent to becoming totally enlightened'.
Cũng có những đoạn văn tương tự trong các tantra khác, chẳng hạn như tantra Hỷ Kim cang (Hevajra), nói rằng: “Hết thảy chúng sanh hữu tình vốn đã giác ngộ viên mãn nhưng bị che chướng bởi những nhiễm ô trong tâm thức.” Tantra Thời luân cũng hết sức nhấn mạnh vào tâm quang minh bản sơ nội tại này, nhưng sử dụng từ ngữ khác, gọi là “biến mãn kim cang không giới”.
There are similar passages in other tantras such as Hevajra tantra where we read, 'sentient beings are completely enlightened, but they are obscured by mental stains'. The Kalachakra tantra also speaks very emphatically on this point, the fundamental innate mind of clear light, but it employs different terminology, giving it the name 'all pervasive vajra space'.
Trong tác phẩm “Minh đăng chiếu thứ đệ ngũ đạo phẩm”, chú giải về 5 đạo phẩm thuộc giai đoạn thành tựu [đạo quả] được nói trong tantra Bí mật tập hội, ngài Long Thụ dạy rằng, hành giả trụ vào một trạng thái thiền ảo hóa sẽ nhận thức tất cả hiện tượng theo cùng khuynh hướng đó. Điều này hàm ý rằng, ở giai đoạn thành tựu [đạo quả], khi hành giả có đủ khả năng khởi tâm trong một thân hết sức vi tế, thuật ngữ gọi là ảo hóa thân, vốn là bản chất của năng lượng và tâm thức vi tế nhất, hành giả ấy sẽ mở rộng nhận thức đến tất cả hiện tượng, nhận thức về chúng như là những hiển lộ của tâm quang minh bản sơ này.
In his commentary on the fivefold completion stage of Guhyasamaja tantra, Lamp Illuminating the Five Stages, Nagarjuna mentions that the practitioner abiding in an illusory meditation perceives all phenomena in the same aspect. The implication here is that at the completion stage, when the practitioner is able to arise in a very subtle body, technically known as an illusory body, which is of the nature of the very subtlest energy and mind, he extends his perception to all phenomena, perceiving them as manifestations of this fundamental mind of clear light.
Và cho dù chúng ta có thể là có khả năng nhận hiểu về tất cả chúng sanh như là những hiển lộ của tâm quang minh bản sơ nội tại, bởi vì xét đến cùng thì đây là cội nguồn căn bản mà từ đó tất cả được sinh khởi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, làm sao chúng ta có thể biện minh một cách hợp lý rằng toàn cõi pháp giới cũng đều là sự hiển lộ của tâm quang minh bản sơ nội tại này? Tôi không nghĩ ở đây có thể viện dẫn rằng pháp giới, hay tất cả các pháp, đều thuộc về bản chất của tâm thức, cho dù tư tưởng của trường phái Duy thức trong Phật giáo luôn cho rằng đó chính là bản chất của toàn bộ thực tại bên ngoài. Ý nghĩa ở đây có phần hơi khác biệt. Chúng ta nên hiểu về toàn cõi pháp giới, nghĩa là tất cả các hiện tượng bên ngoài, như là những sáng tạo, hiển lộ hay trình hiện của tâm quang minh bản sơ nội tại này, thay vì là thuộc về bản chất của nó.
Now, although we may be able to understand perceiving all living beings as manifestations of the fundamental innate mind of clear light, because ultimately this is the fundamental source from which they all arose, the questions, how logically do we justify the whole environment being a manifestation of this fundamental innate mind of clear light? I don't think the reference here is to the environment or phenomena being of the nature of the mind, although the Mind Only School of Buddhist thought maintains that is the nature of all external reality. Here the meaning is slightly different. We should understand the whole environment, all external phenomena, as creations, manifestations or appearances of this fundamental innate mind of clear light, rather than being of the nature of it.
Như vậy, khi một người trải nghiệm sự hiển lộ của tâm quang minh bản sơ nội tại này, vốn là cấp độ vi tế nhất của tâm thức, thì vào lúc đó toàn bộ các cấp độ thô trược của những tiến trình năng lượng và tinh thần đều mất đi hay tan rã. Những gì hiển lộ trước tâm thức ở mức độ [vi tế] như thế đều chỉ là tánh Không thanh tịnh.
So, when a person goes through the manifest experience of this fundamental innate mind of clear light, which is the subtlest level of the mind, at that point all the gross levels of energy and mental processes are withdrawn or dissolved. What then appears to the mind at such a level is only pure emptiness.
Trong Mật thừa có những kỹ năng và phương pháp được giảng giải để giúp cho hành giả có thể vận dụng được tâm quang minh bản sơ nội tại, vốn được hiển lộ một cách tự nhiên vào thời điểm lâm chung hay những thời điểm khác. Nói chung, theo hệ thống kinh điển thì thời khắc cuối cùng của một tâm thức đang chết đi được cho là vô ký, mặc dù rất vi tế. Nhưng trong tantra có những phương pháp được giảng giải để [giúp hành giả] vận dụng tích cực trạng thái tâm thức [khi lâm chung] đó, bằng cách chuyển hóa nó thành một điều gì đó hiền thiện.
In tantra, techniques and methods are explained by which a person is able to utilize the fundamental innate mind of clear light that naturally manifests at the time of death or other occasions. Generally, in the sutra system, the last moment of a dying consciousness is said to be neutral though very subtle, but methods are explained in tantra to put that state of mind to positive use, by generating it into something virtuous.
Trong các tác phẩm của một bậc Đạo sư Ấn Độ là Thế Thân, tôi từng thấy nói rằng, so với các tâm thái xấu ác thì các tâm thái hiền thiện mạnh mẽ hơn. Theo một quan điểm thì lý do của điều này là vì các tâm thái hiền thiện có một nền tảng vững chắc, bởi chúng hợp lý và không sai lầm. Một lý do khác nữa là chỉ có những tâm thái hiền thiện mới có thể khởi sinh vào những thời điểm phát khởi tâm quang minh bản sơ nội tại, như vào lúc chết hoặc thậm chí kéo dài sau khi chết. Các tâm thái xấu ác không bao giờ có thể khởi sinh một khi tâm quang minh bản sơ nội tại đã bắt đầu hiển lộ.
I have read in the works of the Indian master Vasubhandu that compared to negative states of mind, virtuous states are more powerful. The reason being, from one point of view, that virtuous states of mind have a valid basis because they are rational and unmistaken. Another reason is that it is only virtuous states of mind that can be generated at moments of generating the fundamental innate mind of clear light, such as the time of death, and even extended beyond it. Negative states of mind could never be generated once the fundamental innate mind of clear light has become manifest.
Các quan điểm về Đại Ấn (Mahamudra) của dòng Kagyu và Đại Toàn Thiện (Dzogchen) [của dòng Nyingma] đều gặp nhau ở cùng một điểm: sự nhận hiểu về tâm quang minh bản sơ nội tại.
The view of the Great Seal, the Mahamudra of the Kagyu tradition, and the view of the Great Perfection, Dzogchen, all come down to the same point - understanding the fundamental innate mind of clear light.
Quý vị cũng có thể hỏi rằng, thông thường thì [giáo pháp] Đại Toàn Thiện được trình bày như là đỉnh cao nhất của 9 thừa, vì lý do là khi tu tập theo pháp này chúng ta vận dụng giác tánh cơ bản của mình, trong khi với các thừa trước đó thì ta sử dụng ý thức [để tu tập]. Nếu đúng là như vậy, thì sao có thể nói rằng quan điểm của Đại Toàn Thiện dẫn đến cùng một sự nhận hiểu về tâm quang minh bản sơ nội tại, vốn cũng được nói đến trong Tối thượng Du-già Mật thừa?
You might want to question that, because normally the Great Perfection is presented as the peak of the nine vehicles for the reason that in practicing it we utilize our basic awareness, while in the preceding vehicles, we used our minds. If that is the case, how can we say that the view of the Great Perfection comes to the same thing that is an understanding of the fundamental innate mind of clear light, which is also referred to in Highest Yoga Tantra?
Câu trả lời đã được một bậc thầy Đại Toàn Thiện là Tenpai Nyima đưa ra. Ngài dạy rằng, trong khi Tối thượng Du-già Mật thừa quả thật nhấn mạnh nhiều đến việc khám phá và phát triển tâm quang minh bản sơ nội tại, thì đồng thời đây cũng là một đặc điểm của tu tập theo Đại Toàn Thiện. Sự khác biệt nằm ở phương pháp được hai bên áp dụng.
The answer to this question has been given by the Dzogchen master Tenpai Nyima. He says that, while it is true that in Highest Yoga Tantra much emphasis is given to exploring and developing the fundamental innate mind of clear light, this is also a feature of Great Perfection practice. The difference lies in their methods.
Trong các pháp môn của Tối thượng Du-già Mật thừa, những kỹ năng để khám phá và phát triển tâm quang minh bản sơ nội tại được giảng giải như một quá trình tiệm tiến, đi dần từ giai đoạn phát khởi tiến dần qua các giai đoạn thành tựu tiếp theo sau, và cuối cùng là sự thành tựu tâm quang minh. Trong tu tập Đại Toàn Thiện thì sự phát triển và tăng tiến tâm quang minh bản sơ nội tại được giảng giải không phải như một quá trình tiệm tiến, mà như sự nắm bắt trực tiếp chính tự thân tâm quang minh đó, ngay từ lúc khởi đầu, bằng cách sử dụng giác tánh cơ bản của chúng ta.
In Highest Yoga Tantra practices, techniques for exploring and developing the fundamental innate mind of clear light are explained as a very gradual process leading from the generation stage on to the subsequent stages of completion, and eventually to actualization of the clear light. In the practice of Great Perfection the development and enhancement of the fundamental innate mind of clear light has been explained, not as a gradual process, but as directly grasping the mind of clear light itself, right from the beginning, by using our basic awareness.
Khi nghiên cứu Tối thượng Du-già Mật thừa, chúng ta phải luôn nhớ rằng, trong các luận giải Mật thừa thì mỗi một từ ngữ đơn độc có thể có nhiều cấp độ hàm nghĩa khác nhau, cũng giống như trường hợp các kinh trong hệ thống Bát-nhã mà chúng ta đã thảo luận ở trước, vốn có 2 tầng ý nghĩa để diễn dịch, một tầng nghĩa rõ rệt qua văn tự và một tầng nghĩa ẩn tàng. Trong trường hợp các tantra, sự diễn dịch ý nghĩa còn sâu sắc hơn rất nhiều, mỗi một từ ngữ có thể có nhiều tầng nghĩa và cách diễn dịch khác biệt nhau.
When studying Highest Yoga Tantra, we must keep in mind that in tantric treatises, a single word can have many different levels of interpretation, just as in the case of the Perfection of Wisdom sutras that we discussed earlier, which had two levels of interpretation, a literal meaning and a hidden meaning. In the tantric case, the interpretation is much deeper; one word can have many different levels of meaning and interpretation.
Người ta cho rằng một từ ngữ trong tantra có thể có đến 4 cách nhận hiểu, 4 cách giảng giải. (1) Thứ nhất là ý nghĩa rõ rệt qua văn tự; (2) thứ hai là sự giảng giải ý nghĩa đó theo cách thường gặp trong hệ thống kinh điển và các tantra ngoại mật; (3) thứ ba là ý nghĩa ẩn tàng, bao gồm ba loại: một là ẩn tàng phương pháp để vận dụng dục vọng vào con đường tu tập, hai là ẩn tàng sự hiển lộ, ba là ẩn tàng chân lý [tương đối] theo quy ước, hay tục đế - ảo hóa thân; và cuối cùng, (4) thứ tư là ý nghĩa rốt ráo, ở đây chỉ đến sự hợp nhất và trong sáng tuyệt đối.
It is said that one word of the tantra can have four interpretations, four modes of explanation: the literal meaning; the explanation common to the sutra system and the lower tantras; the hidden or concealed meaning which is of three types: - that which conceals the method for taking desire into the path, that which conceals appearance, and that which conceals conventional truth the illusory body; and finally, the ultimate meaning, which refers here to the ultimate clear light and union.
Ngoài ra còn có một cách diễn dịch gọi là 6 giới hạn, bao gồm các phạm trù (1) nghĩa diễn dịch và (2) nghĩa xác quyết, (3) nghĩa tác ý và (4) nghĩa phi tác ý, (5) nghĩa văn tự và (6) nghĩa phi văn tự.
There is also a mode of interpretation called the six boundaries: the interpretive and definitive, the intentional and non-intentional, the literal and non-literal meaning.
Trong phương thức tiếp cận tantra phức tạp này, có 2 cách để thực sự giảng giải tantra cho người học. Một là giảng giải công khai trước hội chúng và hai là thông qua quan hệ trực tiếp giữa thầy và trò.
In this complex approach to tantra, there are two ways of actually explaining it to the disciples. One refers to the presentation given at a public teaching or gathering and the other refers to the manner of the teacher-disciple relationship.
Để xác định giá trị của tu tập Mật thừa như một pháp môn của đạo Phật mà cuối cùng sẽ đưa đến thành tựu Phật quả, trong các luận giải Mật điển luôn có tham chiếu đến các tiến trình [tương ứng] theo kinh điển. Sự phức tạp và những khác biệt tinh tế trong rất nhiều tantra là do có khác biệt về căn tánh, thể trạng... của từng hành giả. Vì thế, các tantra luôn bắt đầu với một đoạn khai mở xác định rõ những phẩm chất thích hợp cần phải có ở hành giả [muốn tu tập theo tantra đó]. Có 4 loại hành giả tu tập theo Mật thừa, loại vượt trội hơn hết được gọi là các hành giả quý như châu báu.
In order to validate the practice of tantra as a Buddhist practice that will eventually lead to the achievement of Buddhahood, reference is always made in tantric treatises to the mode of procedure on the sutra path. The complexity and subtle differences in the various tantras are due to the differences in the practitioners' mental disposition, physical structure and so on. Therefore, tantras begin with a preface in which the qualifications of the appropriate trainees are identified. There are four types of practi-tioners of tantra, the chief being called the jewel-like practitioners.
Mục đích của việc giảng giải các tantra cho một hành giả thích hợp theo phương cách phức tạp đến như thế là nhằm giúp hành giả nhận biết được hai chân lý. Hai chân lý ở đây không chỉ đến hai chân lý được giảng giải trong hệ thống kinh điển, tức là chân lý tuyệt đối (chân đế) và chân lý tương đối (tục đế). Đây là hai chân lý trong bối cảnh [tu tập theo] Tối thượng Du-già Mật thừa.
The purpose of explaining the tantras to an appropriate trainee in such a complex way is to enable the trainee to realize the two truths. The two truths here do not refer to the two truths explained in the sutra system, which are ultimate and conventional truths. These are the two truths in the context of Highest Yoga Tantra.
Theo sự giảng giải chân đế và tục đế trong kinh điển thì khi đưa vào bối cảnh của sự tu tập theo Tối thượng Du-già Mật thừa hẳn đều sẽ trở thành tục đế. Phương thức diễn dịch luận giải Mật điển như thế này được nói rõ trong một tantra là Kim cang Bát-nhã Yếu lược, vốn là một tantra giảng giải.
According to the sutra explanation, both ultimate and conventional truths in the context of the Highest Yoga Tantra would both be conventional truths. This mode of interpreting a tantric treatise is explained in a tantra called Compendium of Wisdom Vajras, which is an explanatory tantra.
Một đặc điểm của tantra là hầu như tất cả các tantra đều bắt đầu với 2 từ eh và wam. Hai mẫu tự này hàm chứa toàn bộ ý nghĩa của tantra, không chỉ là nghĩa văn tự, mà còn là nghĩa xác quyết của các tantra. Tất cả tantra, vì là các luận giải nên được biên soạn với nhiều mẫu tự khác nhau, mà suy cho cùng đều được sinh ra từ các nguyên âm và phụ âm, nên tất cả đều được hàm chứa trong 2 mẫu tự eh và wam này, và vì toàn bộ ý nghĩa của tantra được bao gồm trong 3 yếu tố: căn bản tu tập, đạo pháp tu tập và đạo quả thành tựu (căn, đạo, quả), nên tất cả những điều này đều được bao hàm trong ý nghĩa của [hai mẫu tự] eh và wam.
One feature of tantra is that almost all the tantras began with two words E warn. These two letters encompass the entire meaning of tantra, not only the literal, but also the definitive meaning of tantras. All tantras, because they are treatises, are composed of many different letters, which ultimately are all derived from vowels and consonants, therefore all of them are contained in these two letters E warn and since the entire meaning of tantra is encompassed in the three factors, base, path and result, all of them are also included in the meaning of E warn.
Hai mẫu tự eh và wam thực sự hàm chứa tất cả chủ đề quan trọng của Mật thừa, như ngài Nguyệt Xứng đã giải thích khi tóm tắt toàn bộ nội dung của tantra vào một bài kệ trong bản luận giải Minh Đăng Luận nổi tiếng của ngài. Bản luận giải này nổi tiếng đến nỗi có một thời người ta từng nói rằng, cũng giống như bầu trời có 2 nguồn sáng là mặt trời và mặt trăng, thế giới này có 2 nguồn minh triết là Minh Cú luận, luận giải của ngài Nguyệt Xứng về Trung quán luận của ngài Long Thụ, và Minh Đăng luận, bản luận giải mở rộng của ngài về tantra Bí Mật Tập Hội.
E warn actually encompasses the entire subject matter of tantra, as Chandakirti explained when he summarized the whole content of tantra in one verse in his renowned commentary the Brilliant Lamp. It was so famous that at one time it was said that just as the sun and the moon are the two sources of light in the sky, on earth there are two sources of clarity, referring to Clear Words, which is Chandakirti's commentary to Nagarjuna's Treatise on the Middle Way and his Brilliant Lamp, which is his extensive commentary to the Guhyasamaja Tantra.
Bài kệ đó như sau:
The verse says,
Giai đoạn phát khởi, thành tựu thân bổn tôn là trước nhất.
Thiền quán về bản chất của tâm là thứ hai.
Thành tựu vững vàng về tục đế là thứ ba.
Tịnh hóa tục đế là thứ tư.
Hợp nhất chân đế và tục đế là thứ năm.
The generation stage actualizing the deity's body is first,
Meditation on the nature of the mind is second;
Attaining a stable conventional truth is third,
Purification of conventional truth is fourth,
Conjoining the two truths in union is fifth.
Về cơ bản, đây là toàn bộ chủ đề quan trọng của Tối thượng Du-già Mật thừa. Luận giải của ngài Nguyệt Xứng đã phân chia toàn bộ con đường tu tập Mật thừa thành năm giai đoạn, một giai đoạn phát khởi và bốn giai đoạn thành tựu.
In essence this is the entire subject matter of Highest Yoga Tantra. Chandakirti's treatise divides the entire tantric path into five stages; the generation stage and the four stages of completion stage.
Có những giai đoạn khác nhau trên con đường tu tập nên cũng có các quán đảnh khác nhau, là những yếu tố để làm thuần thục cho các pháp tu này.
Just as there are different stages on the path, so there are different initiations which are ripening factors for these paths.
Pháp quán đảnh [đầu tiên] cho phép hành giả bắt đầu tu tập giai đoạn phát khởi được gọi là quán đảnh bình. Hành giả khi đi vào tu tập thân ảo hóa sẽ bao gồm ba sự xả ly: thân xả ly, ngữ xả ly và tâm xả ly, vốn thực sự là những chuẩn bị cần thiết cho [thành tựu] thân ảo hóa, và các tu tập này tạo thành 3 giai đoạn đầu trong 4 giai đoạn thành tựu.
Pháp quán đảnh thứ hai cho phép hành giả bắt đầu tu tập thân ảo hóa này là quán đảnh mật. Với pháp quán đảnh [thứ ba là] tri kiến trí huệ, hành giả sẽ được phép bắt đầu thiền quán về tâm quang minh. Và với pháp quán đảnh thứ tư, hành giả được phép tiến hành thiền quán về sự hợp nhất.
The initiation that empowers the practitioner to undertake the generation stage is called the vase initiation. The factor that empowers the practitioner to undertake the practice of the illusory body, which includes the three isolations; isolated body, isolated speech and isolated mind that are actually preliminaries to the illusory body and make up the three first stage of the completion stage, is the second or secret initiation. With the wisdom knowledge initiation, the practitioner is empowered to undertake meditation on clear light. And with the fourth initiation, the practitioner is empowered to undertake meditation on union.
Hỷ lạc và tánh Không
Bliss and Emptiness
Thuật ngữ “hợp nhất” có 2 ý nghĩa khác nhau. Một là sự hợp nhất giữa tánh Không và hỷ lạc, và hai là sự hợp nhất giữa tục đế và chân đế. Khi chúng ta nói về sự hợp nhất trong ý nghĩa [sự hợp nhất giữa] tục đế và chân đế, thì sự hợp nhất giữa tánh Không và hỷ lạc là một vế và vế thứ hai là thân ảo hóa. Khi hai vế này được hợp nhất hay kết nối bất khả phân, chúng tạo thành sự hợp nhất của hai chân lý (chân đế và tục đế).
There are two different connotations of the term 'union'. One is the union of emptiness and bliss and the other is the union of conventional and ultimate truths. When we speak of union in the sense of conventional and ultimate truth, the union of emptiness and bliss is one part of the pair and the illusory body is the other. When these two are united or inseparably conjoined, they form the union the two truths.
Sự hợp nhất giữa tánh Không với hỷ lạc có một ý nghĩa là, trí tuệ nhận hiểu tánh Không được kết hợp với hỷ lạc – trí tuệ này được khởi sinh trong phương diện hỷ lạc, cho nên cả hai chỉ là một thực thể. Một cách diễn dịch khác nữa về sự kết hợp giữa hỷ lạc và tánh Không là, vì hành giả vận dụng một tâm thái hỷ lạc để nhận hiểu tánh Không nên một sự nhận biết tánh Không thông qua tâm thái hỷ lạc như thế được gọi là sự hợp nhất giữa hỷ lạc và tánh Không.
One meaning of the union of emptiness and bliss is that the wisdom realizing emptiness is conjoined with bliss - the wisdom realizing emptiness is generated in the aspect of bliss, such that they are one entity. Another interpretation of joining bliss and emptiness is that you utilize a blissful state of mind to realize emptiness and such a realization of emptiness through that blissful state of mind is called the union of bliss and emptiness.
Còn về trình tự đạt đến hỷ lạc và sự nhận hiểu tánh Không thì có hai phương thức. Trong một số trường hợp, sự trải nghiệm về một tâm thái hỷ lạc xuất hiện trước, và theo sau đó là sự nhận hiểu tánh Không. Tuy nhiên, đối với hầu hết các hành giả Tối thượng Du-già Mật thừa thì sự nhận hiểu tánh Không đến trước khi thực sự kinh nghiệm tâm thái hỷ lạc.
As to the sequence for attaining bliss and the realization of emptiness there are two modes. In some cases, experience of a blissful state of mind comes first, followed by the realization of emptiness. However, for most practitioners of Highest Yoga Tantra, realization of emptiness precedes the actual experience of bliss.
Sự nhận biết tánh Không của một số hành giả [Tối thượng Du-già Mật thừa] nào đó có thể không trọn vẹn như theo trường phái Trung quán Cụ duyên. Họ có thể vẫn bám theo quan điểm về tánh Không như được đưa ra bởi Du-già Hành tông hay Trung quán Y tự khởi, nhưng bằng cách vận dụng một số kỹ năng thiền tập nào đó của Mật thừa, chẳng hạn như phát khởi nội hỏa, hay khai thông các sinh điểm trọng yếu trong cơ thể bằng khí du-già, hành giả có thể làm sinh khởi một kinh nghiệm hỷ lạc. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến một trạng thái mà [khi ấy] hành giả có thể có đủ khả năng để trút bỏ hoặc làm tan rã các năng lượng hay tâm thức ở cấp độ thô trược.
Certain practitioners' realization of emptiness may not be as complete as that of the Middle Way Consequentialist School. They may adhere to a view of emptiness as propounded by the Yogic Practitioner or Middle Way Autonomist schools, but by applying certain tantric meditative techniques, such as ignition of the inner heat, or penetrating the vital points of the body through wind yoga, you may be able to generate an experience of bliss. This may eventually lead to a state where you are able to withdraw or dissolve the gross level of mind or energies.
Một kinh nghiệm ở cấp độ sâu xa đến như thế, khi được kết hợp với một chút hiểu biết về tánh Không, có thể dẫn đến một sự nhận hiểu tinh tế hơn về tánh Không, một sự nhận hiểu rằng tất cả các hiện tượng chỉ là sự quy gán của tinh thần, chỉ là sự định danh, quy gán lên thực tại căn bản vốn không hề tồn tại theo tự tính sẵn có v.v... Đối với những hành giả thuộc loại này, hỷ lạc được đạt đến sớm hơn và sự nhận hiểu về tánh Không sẽ theo sau.
Such a deep level of experience, when conjoined with a little understanding of emptiness, may lead to a subtler understanding of emptiness, an understanding that all phenomena are mere mental imputations, mere designations, imputed to the basis, lacking inherent existence and so on. For that type of person bliss is attained earlier and the realization of emptiness later.
Những hành giả có căn cơ bén nhạy, vốn là hàng đệ tử chủ yếu của Tối thượng Du-già Mật tông, thường phải rèn luyện một nhận thức về tánh Không trước khi được tiếp nhận pháp quán đảnh Tối thượng Du-già Mật thừa. Vì thế, với hành giả thuộc loại này thì trí tuệ nhận hiểu tánh Không sẽ đạt được sớm hơn kinh nghiệm hỷ lạc.
The practitioner with sharp faculties, who is the main trainee of Highest Yoga Tantra, should be equipped with a realization of emptiness before taking a Highest Yoga Tantra initiation. For such a practitioner, therefore, the wisdom realizing emptiness is attained earlier than experience of bliss.
Trong một buổi thực hành thiền Mật thừa, một hành giả có căn cơ bén nhạy sử dụng những phương pháp như phát khởi nội hỏa, hay du-già bổn tôn, hay khai thông các sinh điểm trọng yếu trong cơ thể bằng khí du-già v.v... Thông qua sự thúc đẩy của dục vọng đã sinh khởi, hành giả này sẽ có khả năng hòa nhập tâm thức giác ngộ hay các yếu tố trong cơ thể mình và trải nghiệm một trạng thái đại hỷ lạc. Vào thời điểm này, kinh nghiệm sẽ không có sự khác biệt cho dù hành giả là nam giới hay nữ giới. Hành giả sẽ nhớ lại sự nhận hiểu về tánh Không và kết hợp sự nhận hiểu đó với kinh nghiệm đại hỷ lạc.
During an actual tantric meditation session a practitioner with sharp high faculties uses methods such as ignition of the inner heat, or deity yoga, or penetrating vital points of the body through wind yoga and so on. Through the force of desire which he has generated, he is able to melt the mind of enlightenment or elements within his body and experiences a state of great bliss. At this point the experience is the same whether the practitioner is male or female. He or she recollects the realization of emptiness and conjoins it with the experience of great bliss.
Đại hỷ lạc được trải nghiệm theo cách như thế nào? Đó là khi tâm thức giác ngộ hay các yếu tố trong cơ thể được tan hòa, hành giả trải nghiệm một cảm giác thể chất trong phạm vi kinh mạch trung tâm, làm sinh khởi một kinh nghiệm hỷ lạc cực kỳ mạnh mẽ. Và kinh nghiệm này đến lượt nó lại tiếp tục mang lại một niềm hỷ lạc tinh thần tinh tế. Lúc đó, khi thiền giả nhớ lại sự nhận hiểu về tánh Không [đã có], kinh nghiệm hỷ lạc tinh thần này sẽ được kết hợp với sự nhận hiểu đó. Đó là sự kết hợp giữa hỷ lạc và tánh Không.
The way great bliss is experienced is that when the minds of enlightenment or elements within the body are melted, you experience a physical sensation within the central channel which gives rise to a very powerful experience of bliss. This in turn induces a subtle mental bliss. When the meditator then recollects his or her understanding of emptiness, the experience of mental bliss is conjoined with it. That is the conjunction of bliss and emptiness.
Theo sự giải thích của Mật thừa, ở đây khi ta nói về một kinh nghiệm hỷ lạc là đang chỉ đến: (1) hỷ lạc khởi sinh từ sự phóng xuất của yếu tố tinh dịch, (2) hỷ lạc khởi sinh từ sự chuyển động của yếu tố đó trong kinh mạch, và (3) hỷ lạc khởi sinh qua trạng thái hỷ lạc bất biến. Trong tu tập Mật thừa thì chính các loại hỷ lạc thứ hai và thứ ba mới được sử dụng để nhận hiểu tánh Không.
According to the tantric explanation, when we speak of a blissful experience here, we are referring to the bliss that is derived from the emission of the element of regen-erative fluid, another type of bliss which is derived from the movement of that element within the channels, and a third type of bliss which is derived through the state of immutable bliss. In tantric practice it is the two latter types of bliss that are utilized for realizing emptiness.
Vì việc sử dụng hỷ lạc để nhận hiểu tánh Không là cực kỳ quan trọng nên chúng ta thấy có nhiều vị bổn tôn thiền trong Tối thượng Du-già Mật thừa [được trình bày] trong sự hợp nhất với một vị phối ngẫu. Như tôi đã giải thích trước đây, kinh nghiệm hỷ lạc này rất khác biệt với kinh nghiệm hỷ lạc của ái dục tầm thường.
Because of the great significance of utilizing bliss in the realization of emptiness we find that many of the meditational deities in Highest Yoga Tantra are in union with a consort. As I explained before, this experience of bliss is very different from the ordinary bliss of sexual experience.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Những Đêm Mưa


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.207.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...