Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể.
(It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy.
(You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Phần nguyên tác Anh ngữ này được trích từ bản in sách The Joy of Living, được ấn hành bởi Three Rivers Press (New York), thuộc Crown Publishing Group, một chi nhánh của Random House Inc. Bản quyền Anh ngữ được khẳng định thuộc về ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Phần này được trích từ trang 244 đến trang 248 trong bản sách in.
Bản dịch tiếng Việt này của dịch giả Chương Ngọc, được trích từ sách Sống an lạc, NXB Từ điển Bách khoa, tháng 3 năm 2012. Trong bản dịch không ghi tên nguyên tác Anh ngữ, chỉ ghi tên các tác giả là ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Tuy nhiên, qua đối chiếu nội dung thì đúng là được dịch từ sách The Joy of Living. Phần này được trích từ trang 354 đến trang 359 của bản sách in.
Bản Việt dịch này do Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến thực hiện, với lời giới thiệu của các ngài Karmapa Đời thứ 17 và Tai Situpa Đời thứ 12. Bản in thành sách Sống một đời vui được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa Công ty Văn hóa Hương Trang với The Crown Publishing Group (chi nhánh của Random House Inc. ), NXB Tôn giáo, Quý 1 năm 2013. Phần này được trích từ các trang 493 - 501 trong bản sách in.
MOVING ON
Consider the advantages
of this rare human existence.
- JAMGON KONGTRUL,
The Torch of Certainty, translated by Judith Hanson
TIẾP TỤC ĐI TỚI
Hãy nhìn xem các lợi thế từ cuộc sống quí giá của con người.
Jamgon Kongtrul
Ngọn đuốc xác thực
TIẾN LÊN!
Hãy quán chiếu những lợi lạc
của kiếp người quý hiếm này.
Jamgon Kongtrul
Liễu nghĩa cự (The Torch of Certainty)
Judith Hanson dịch sang Anh ngữ
Among all living creatures studied thus far by modern scientists, only human beings can be said with absolute certainty to have been endowed with the ability to make deliberate choices about the direction of their lives, and to discern whether those choices will lead them through the valley of transitory happiness or into a realm of a lasting peace and well-being. Though we may be genetically wired for temporary happiness, we’ve also been gifted with the ability to recognize within ourselves a more profound and lasting sense of confidence, peace, and well-being. Among sentient beings, human beings appear to stand alone in their ability to recognize the necessity to forge a bond between reason, emotion, and the instinct to survive, and in so doing create a universe - not only for themselves and the human generations that follow, but also for all creatures who feel pain, fear, and suffering - in which we all are able to coexist contentedly and peaceably.
Trong số các sinh vật được các nhà khoa học nghiên cứu cho đến nay, có thể nói tuyệt đối chắc chắn rằng chỉ có loài người là được ban cho khả năng tự ý chọn lựa phương hướng cho đời mình, và nhận rõ xem các chọn lựa ấy sẽ đưa họ đi qua thung lũng của hạnh phúc nhất thời hay là vào trong cảnh giới của sự thanh bình và an lạc dài lâu. Dù rằng về mặt di truyền, chúng ta có thể được thiết kế để chạy theo hạnh phúc nhất thời, nhưng chúng ta cũng được phú cho các khả năng để nhận ra trong mình một cảm giác tự tin, thanh bình và an lạc sâu sắc hơn, dài lâu hơn. Trong số các chúng sinh, chỉ có loài người là tỏ ra có khả năng nhận thức được sự cần thiết phải vun bồi một sự gắn kết giữa lý trí, tình cảm, và bản năng sống còn, và trong khi làm thế, họ đang tạo ra một vũ trụ - không những cho chính mình cùng các thế hệ tiếp theo, mà còn cho chúng sinh - trong đó tất cả đều có thể sống chung một cách hoà bình và mãn nguyện.
Trong số tất cả các giống loài được các nhà khoa học hiện đại nghiên cứu cho đến nay, người ta có thể nói chắc là chỉ có loài người mới có sẵn khả năng chủ ý chọn lựa hướng đi của đời mình, và biết phân biệt để thấy rằng những chọn lựa này sẽ đưa họ đến thung lũng của một hạnh phúc tạm bợ hay đến cảnh giới của một sự an lạc vĩnh cửu. Mặc dù chúng ta có thể được “lắp đặt” về mặt di truyền hướng đến những hạnh phúc tạm bợ, nhưng chúng ta cũng sẵn có khả năng để nhận biết trong nội tâm của chính mình một cảm giác tự tin hơn, an bình hơn và sảng khoái sâu xa hơn, lâu dài hơn. Giữa các chúng sinh hữu tình, loài người dường như là loài duy nhất có khả năng nhận biết sự thiết yếu của việc liên kết lý trí, cảm xúc và bản năng sinh tồn, và trong tiến trình này, con người thiết lập một vũ trụ - không chỉ riêng cho chính họ và cho những thế hệ loài người kế tiếp, mà còn cho tất cả những sinh vật nào cảm nhận được sự đau đớn sợ hãi và khổ đau - trong đó tất cả muôn loài đều có thể sống chung mãn nguyện và an bình.
This universe already exists, even if we don’t realize it at present. The aim of Buddhist teachings is to develop the capacity to recognize that this universe - which is really nothing more or less than the infinite possibility inherent within our own being - exists in the here and now. In order to recognize it, however, it is necessary to learn how to rest the mind. Only through resting the mind in its natural awareness can we begin to recognize that we are not our thoughts, not our feelings, and not our perceptions. Thoughts, feelings, and perceptions are functions of the body. And everything I’ve learned as a Buddhist and everything I’ve learned about modern science tells me that human beings are more than just their bodies.
Vũ trụ vốn đã hiện hữu, cho dù chúng ta không nhận thấy nó lúc này. Mục đích của giáo lý đạo Phật là phát triển khả năng nhận biết rằng vũ trụ này - mà thực ra chẳng qua chỉ là khả năng vô tận trong ta - vốn đang hiện hữu tại đây và lúc này. Tuy nhiên, để nhận ra nó, cần học cách để cho tâm trí nghỉ ngơi. Chỉ bằng cách để cho tâm thức an trú trong nhận thức tự nhiên của nó, chúng ta mới bắt đầu nhận ra rằng chúng ta không phải là những ý tưởng, cảm xúc và cảm nhận của mình. Ý tưởng, cảm xúc và cảm nhận là những chức năng của cơ thể. Và mọi điều tôi học được trong cương vị một Phật tử, mọi điều tôi biết được về khoa học hiện đạì, đang nói cho tôi biết rằng con người không chỉ là thân xác của họ mà thôi.
Một vũ trụ như thế vốn đã tồn tại, cho dù hiện nay chúng ta chưa nhận biết được. Mục đích của giáo pháp đạo Phật là giúp phát triển khả năng nhận biết rằng vũ trụ ấy - vốn thực sự chính là khả năng tính vô hạn hiện hữu trong chính bản thể của ta, không hơn không kém - đang tồn tại ngay bây giờ và ở đây. Tuy nhiên, để nhận biết nó ta nhất thiết phải học biết cách an trụ tâm thức. Chỉ bằng cách an trụ tâm thức trong sự tỉnh giác tự nhiên của nó, chúng ta mới bắt đầu nhận thức được rằng ta không phải là các niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ của mình. Niệm tưởng, cảm giác và cảm thọ là những chức năng của thân thể. Và tất cả những gì tôi đã học được trong Phật pháp cũng như trong khoa học hiện đại đều chỉ ra cho tôi biết rằng: con người là những gì rộng lớn hơn nữa chứ không chỉ là cái thân thể này của mình mà thôi.
The exercises I’ve presented in this book represent only the first stage of the path toward realization of your full potential, your Buddha nature. On their own, these exercises about learning to calm your mind, becoming familiar with it, and developing a sense of loving-kindness and compassion can effect undreamed-of changes in your life. Who wouldn’t want to feel confident and calm in the face of difficulties, reduce or eliminate their sense of isolation, or contribute, however indirectly, to the happiness and well-being of others, providing thereby an environment in which we ourselves, those we love and care for, and generations as yet unborn can flourish? All it takes to accomplish these marvels is a little patience, a little diligence, a little willingness to let go of conditioned ideas about yourself and the world around you. All it takes is a bit of practice in waking up in the middle of the dreamscape of your life and recognizing that there is no difference between the experience of the dream and the mind of the dreamer.
Những bài tập mà tôi trình bày trong sách này chỉ là chặng đầu trên con đường đi đến sự chứng ngộ tiềm năng đầy đủ của bạn, Phật tánh của bạn. Về phần chúng, các bài tập để biết cách lắng dịu tâm thức, trở thành quen thuộc với nó, và nảy sinh một ý thức tử tế từ bi có thể tạo ra những thay đổi không thể ngờ nổi trong cuộc đời bạn. Ai chẳng muốn cảm thấy tự tin và bình tĩnh trước những khó khăn, giảm thiểu hoặc là loại bỏ cảm giác đơn độc của mình, hoặc là góp phần, cho dù là gián tiếp vào cho hạnh phúc bình yên của người khác, tạo ra một môi trường mà trong đó chúng ta, những người mà chúng ta thương yêu chăm sóc, và cả những thế hệ chưa ra đời có thể phát triển tốt đẹp? Tất cả những gì cần có để thực hiện những điều kỳ diệu này là sự kiên nhẫn, tinh cần và quyết tâm để bỏ qua những ý nghĩ đã bị chi phối về chính mình và thế giới xưng quanh mình. Tất cả những gì cần có là một ít tu tập để thức tỉnh giữa con mơ của cuộc đời mình và nhận thức là không có khác biệt giữa sự trải nghiệm trong giấc mộng và tâm thức người nằm mộng.
Những bài tập tôi trình bày trong sách này chỉ là giai đoạn đầu của con đường hướng đến sự giác ngộ viên mãn, tức là nhận hiểu hoàn toàn tánh Phật của mình. Các bài tập này, như là cách ổn định tâm thức, giúp thuần thục với tâm thức và phát triển tâm từ bi, tự thân chúng có thể đem lại những thay đổi vượt ngoài sức tưởng tượng trong cuộc đời bạn. Ai lại không muốn có được sự tự tin và an tĩnh khi đối mặt với khó khăn, giảm nhẹ hoặc loại trừ được cảm giác cô đơn, cách biệt, hay góp phần - dầu chỉ là gián tiếp - mang đến hạnh phúc và an lạc cho người khác, và nhờ thế tạo được một môi trường trong đó chính mình và những người mình thương yêu chăm sóc cũng như những thế hệ còn chưa ra đời đều có thể phát triển thịnh vượng? Để thành tựu những kỳ tích này, tất cả những gì cần làm lại chỉ là một chút kiên nhẫn, một chút siêng năng, một chút ý chí để buông bỏ những định kiến về chính bản thân bạn và thế giới chung quanh. Tất cả những gì cần làm chỉ là một chút công phu tu tập để thức tỉnh giữa giấc mơ cuộc đời và nhận ra được rằng không có gì khác biệt giữa kinh nghiệm về giấc mơ và tâm thức của người nằm mơ.
Just as the landscape of a dream is infinite in scope, so is your Buddha nature. The stories surrounding Buddhist masters of the past are full of wonderful tales of men and women who walked on water, passed through fire unharmed, and communicated telepathically with their followers across great distances. My own father was able to undergo the experience of a surgeon slicing through the sensitive layers of skin and muscle around his eye without feeling pain.
Vì cảnh trí của một giấc mộng bao la bất tận cho nên Phật tánh cũng vậy. Xung quanh các đạo sư Phật giáo trong quá khứ đầy những truyện kể về những con người đi trên mặt nước, bước qua lửa mà không hề gì, hay có thể liên lạc bằng thần giao cách cảm với những tín đồ qua những khoảng cách thật lớn. Thân phụ tôi đã có thể trải qua một cuộc phẫu thuật cắt vào các lớp thịt nhạy cảm quanh mắt mình mà không thấy đau đớn gì.
Cũng giống như phong cảnh trong giấc mơ có phạm vi không giới hạn, tánh Phật của bạn cũng thế. Chuyện kể về các bậc thầy Phật giáo trong quá khứ có rất nhiều giai thoại kỳ diệu về những con người đã bước đi trên mặt nước, hoặc đi xuyên qua lửa mà không cháy, và liên hệ với các đồ đệ bằng thần giao cách cảm qua những khoảng cách rất xa. Chính cha tôi đã có khả năng chịu đựng việc bác sĩ phẫu thuật cắt vào những lớp da thịt rất nhạy cảm xung quanh mắt [mà không được gây mê] nhưng không cảm thấy đau đớn.
I can also share with you a few interesting stories about a man who lived in the twentieth century who achieved his full potential as a sentient being. That man was the Sixteenth Karmapa, the previous head of the Kagyu lineage of Tibetan Buddhism. In the wake of the difficulties that shook Tibet in the late 1950s, he and a large group of followers resettled in Sikkim, in northern India, where he founded a large monastery, several schools, and a variety of institutions to support a thriving community for exiled Tibetans. Once the community in Sikkim was securely established, the Karmapa began traveling the world, teaching the growing number of people who at that time were just beginning to become aware of the special nature of Tibetan Buddhism. In the course of his travels through Europe and North America, he performed what might be described as miracles, such as leaving his footprints in solid rock, and bringing rain to drought-stricken areas of the American Southwest - on one occasion causing a spring to appear spontaneously in a desert region occupied by Hopi Indians.
Tôi cũng có thể kể với các bạn một vài câu chuyện kỳ lạ về một người sông ở thế kỷ thứ hai mươi đã đạt được tiềm năng trọn vẹn của mình trong cương vị một chúng sinh. Người đó là vị Karmapa thứ Mười sáu, người đứng đầu trước đây của dòng Kagyu, Phật giáo Tây Tạng. Vào cuối thập kỷ 1950, ông cùng một số đông đệ tử đến định cư tại Sikkim, miền bắc Ấn Độ. Sau đó, vị Karmapa bắt đầu đi lưu giảng khắp thế giới, giáo hoá ngày càng đông cho một số người mà vào thời ấy chỉ mới bắt đầu biết về tính chất đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng. Khi đi qua châu Âu và Bắc Mỹ, ông đã thi thố những điều có thể được gọi là phép lạ, như để lại dấu chân trên đá cứng, dem mưa tới cho các vùng đất khô hạn của Tây Nam Mỹ - một dịp nọ, ông đã làm cho một dòng suối hiện ra trong một vùng sa mạc có thổ dân Hopi sinh sống.
Tôi cũng có thể chia sẻ với bạn một vài câu chuyện rất thú vị về một người ở thế kỷ 20 đã thành tựu tiềm năng trọn vẹn của mình, một chúng sinh hữu tình. Người ấy là đức Karmapa thứ 16, vị lãnh đạo tiền nhiệm dòng Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Ngay sau hàng loạt những khó khăn làm chấn động đất nước Tây Tạng vào cuối thập niên 1950, ngài và một số đông đồ đệ đã phải đến sinh sống ở Sikkim, miền bắc Ấn độ. Nơi đây ngài đã xây dựng một tu viện lớn, nhiều trường học và thành lập nhiều tổ chức khác nhau để giúp đỡ cộng đồng di dân Tây Tạng không ngừng phát triển. Khi cộng đồng ở Sikkim đã được thiết lập an ổn rồi, ngài Karmapa bắt đầu đi khắp thế giới, thuyết giảng cho những người chỉ vừa mới biết đến tính chất đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng, lúc ấy đang phát triển ngày càng đông hơn. Trong những chuyến hoằng hóa của Ngài ở châu Âu và Bắc Mỹ, ngài đã thi triển những điều có thể gọi là thần thông, như để lại dấu chân trên một tảng đá cứng, làm mưa xuống những nơi bị hạn hán ở vùng Tây Nam nước Mỹ, và có một lần Ngài làm cho một dòng suối tự nhiên xuất hiện trong vùng sa mạc nơi những người da đỏ Hopi cư ngụ.
But it was the manner of the Sixteenth Karmapa’s death that offered those who witnessed it the most vivid demonstration of the qualities of natural mind. In 1981 he was treated for cancer at a hospital outside of Chicago. The course of his illness bewildered his medical team, as his symptoms seemed to come and go for no apparent reason, disappearing altogether at times, only to reappear later in some previously unaffected area of his body - as though, according to one description, “his body were joking with the machines”. Throughout the ordeal, the Karmapa never complained of pain. He was much more interested in the well-being of the hospital staff, many of whom stopped by regularly simply to experience the enormous sense of tranquillity and compassion that radiated from him despite the ravages of disease.
Nhưng chính cái cách mà vị Karmapa thứ Mười sáu này qua đời mới khiến cho những người chứng kiến thấy được các phẩm chất sinh động nhất của thể tánh. Vào năm 1981 ông được điều trị ung thư trong một bệnh viện ngoại ô thành phố Chicago. Diễn biến bệnh tình của ông khiến cho nhóm bác sĩ điều trị phải bối rối, vì các triệu chứng hiện ra rồi biến đi mà không một lý do rõ ràng, khi thì biến mất toàn bộ, khi thì xuất hiện tại một vùng khác trước đó không có bệnh trên người ông - như tuồng là “cơ thể ồng đang đùa chơi với máy móc” vậy. Suốt cuộc thử thách này, vị Karmapa chẳng bao giờ kêu đau. Ông ta quan tâm nhiều hơn đến sự nhọc nhằn của các nhân viên bệnh viện, một số họ thường xuyên ghé vào chỉ để thấy một sự trầm tĩnh và từ bi bao la toát ra từ con người này mặc cho sự hành hạ của căn bệnh.
Nhưng chính phương cách nhập diệt của đức Karmapa đời thứ 16 mới cống hiến cho những ai được chứng kiến một sự thể hiện rất sinh động phẩm tính của bản tâm. Năm 1981, ngài điều trị bệnh ung thư trong một bệnh viện ở ngoại ô thành phố Chicago. Tiến trình bệnh lý của ngài làm cho tất cả các bác sĩ điều trị đều hoang mang. Những triệu chứng của ngài cứ đến rồi đi mà không có lý do rõ rệt nào cả, thỉnh thoảng chúng biến mất hoàn toàn, rồi lại chỉ xuất hiện sau đó trong một vùng mà trước kia chưa bị ảnh hưởng của bệnh trên thân ngài. Theo một lời kể lại thì điều này như thể là “thân thể ngài đang đùa cợt với các thiết bị máy móc”. Trong suốt cuộc thử thách ấy, ngài Karmapa chưa từng một lần than đau. Ngài lưu tâm đến sự an vui của các nhân viên trong bệnh viện nhiều hơn. Nhiều người trong số ấy thường dừng lại trong phòng ngài đơn giản chỉ để nếm trải cái cảm giác vô cùng an tĩnh và từ mẫn tỏa ra từ ngài, bất chấp sự hoành hành của cơn bệnh.
When he died, the lamas and other Tibetans who’d stayed with him throughout his treatment asked that his body remain undisturbed for three days, as is the Tibetan custom after the passage of a great master. Because the Karmapa had made such a profound impression on the hospital staff, the administration granted their request, and, rather than immediately removing his remains to the hospital morgue, they allowed his body to remain in his room, seated in the meditation posture in which he’d died.
Khi ông viên tịch, các lạt ma và những người Tây Tạng khác từng ở bên cạnh ông suốt thời gian điều trị đã xin cho thi hài ông được để yên trong ba ngày, theo phong tục của Tây Tạng sau sự qua đời của một cao tăng. Vì vị Karmapa này đã gây nhiều ấn tượng với các bác sĩ bệnh viện nên ban quản lý đã chấp nhận yêu cầu này và, thay vì phải chuyển ngay thi thể ông vào nhà xầc bệnh viện, họ dồng ý cho để thi thể ông lại phòng ông, trong tư thế thiền khi ông viên tịch.
Khi ngài nhập diệt, các vị Lạt-ma và những người Tây Tạng khác từng ở cạnh ngài trong suốt thời gian trị liệu đã xin cho di thể của ngài được giữ yên không khuấy động trong 3 ngày, theo truyền thống Tây Tạng sau khi một bậc đại sư nhập diệt. Vì ngài Karmapa đã để lại một ấn tượng quá sâu đậm trong lòng các nhân viên bệnh viện, ban quản trị đã chấp thuận lời yêu cầu của chư tăng: Thay vì lập tức chuyển di thể của ngài đến nhà xác của bệnh viện, họ đã đồng ý để ngài ở lại trong phòng bệnh, giữ nguyên trong tư thế thiền tọa lúc viên tịch.
As documented by the doctors who examined him over the course of those three days, the Karmapa’s body never underwent rigor mortis, and the area around his heart remained nearly as warm as that of a living person. More than twenty years later, the condition of his body after death defies medical explanation, and still leaves a profound impact on those who witnessed it.
Theo tài liệu còn ghi lại của các bác sĩ khám nghiệm cho ông trong thời gian ba ngày này thì thi thể của vị Karmapa không có sự phân huỷ nào đáng kể, và vùng xung quanh tim ông vẫn còn hơi ấm như người sống. Hơn hai mươi năm sau, tình trạng cơ thể ông sau khi chết vẫn là điều không thể giải thích của y học, và đã để lại một ấn tượng sâu xa cho những người từng chứng kiến.
Theo như tài liệu để lại bởi các vị bác sĩ đã theo dõi ngài trong suốt 3 ngày ấy, di thể ngài Karmapa không bao giờ cứng đờ [như trạng thái xác chết] và ở vùng quanh trái tim của ngài vẫn ấm áp gần giống như người sống. Hơn 20 năm sau, tình trạng di thể ngài sau khi chết vẫn thách thức sự giải thích của y khoa, và vẫn còn để lại một tác động sâu sắc đối với những người được chứng kiến.
I suspect that his decision to be treated and to leave his body in a Western hospital was the Sixteenth Karmapa’s last, and perhaps greatest, gift to humanity: a demonstration to the Western scientific community that we do indeed possess capacities that cannot be explained in ordinary terms.
Tôi cho rằng quyết định đến chữa bệnh và để lại thi thể mình trong một bệnh viện phương Tây là món quà tặng cuối cùng, và có lẽ là vĩ đại nhất của vị Karmapa thứ Mười sáu dành cho nhân loại: sự chứng minh cho cộng đồng khoa học phương Tây thấy rằng chúng ta thực sự có những khả năng mà người ta không thể giải thích bằng ngôn ngữ thông thường được.
Tôi nghĩ rằng, quyết định đến điều trị và để lại di thể trong một bệnh viện phương Tây của đức Karmapa thứ 16 hẳn phải là món quà cuối cùng và có lẽ là lớn nhất ngài ban cho nhân loại: Chứng minh cho giới khoa học phương Tây thấy rằng chúng ta quả thật sẵn có những khả năng không thể dùng ngôn ngữ bình thường mà giải thích được.
FINDING A TEACHER
You must be guided
by an authentic spiritual mentor.
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning,
translated by Elizabeth M. Callahan
TÌM MỘT VỊ THẦY
Bạn phải có sự hướng dẫn của một vị cố vấn tinh thần chân chính.
Gyalwang Karmapa thứ Chín
Đại thủ ấn: Sự bao la của ý nghĩa tối thượng
TÌM THẦY HỌC ĐẠO
Bạn nhất thiết phải được dẫn dắt
bởi một vị thầy tâm linh chân chính.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải
(Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
The interesting aspect regarding the masters of the past and present is that they shared a similar process of training. They began by practicing many of the exercises in calming the mind and developing compassion presented in this book, and then reached their full potential by following the lead of a teacher wiser and more experienced than themselves.
If you want to go further, if you want to explore and experience your full potential, you need a guide. You need a teacher.
Điều đáng nói về các vị đạo sư trong quá khứ và hiện tại là họ cùng trải qua một quá trình đào tạo như nhau. Bắt đầu, họ có nhiều bài tập để làm thanh tĩnh đầu óc và vun đắp lòng từ bi như đã giới thiệu trong sách, sau đó sẽ đạt đến tiềm năng trọn vẹn bằng cách đi theo sự hướng dẫn của một bậc thầy uyên thâm và giàu kinh nghiệm. Nếu bạn muốn tiến xa, muốn khảo sát và trải nghiệm tiềm năng trọn vẹn của mình, thì bạn cần một người hướng dẫn. Bạn cần có một vị thầy.
Điều thú vị về các bậc thầy [Phật giáo] từ xưa nay là các ngài đều có cùng một tiến trình tu tập tương tự như nhau. Các ngài bắt đầu bằng cách tu tập nhiều pháp môn an định tâm thức và trưởng dưỡng tâm từ bi như đã được trình bày trong sách này, và rồi các ngài phát huy trọn vẹn tiềm năng của [tâm thức] mình bằng cách tu tập theo sự dẫn dắt của một bậc thầy thông tuệ hơn và có kinh nghiệm tu tập hơn bản thân các ngài.
Nếu bạn muốn tiến xa hơn [trên đường tu tập], muốn khám phá và thể nghiệm trọn vẹn tiềm năng của mình, bạn cần một người dẫn dắt. Bạn cần một vị thầy.
What are the qualities of a good teacher? First of all, the teacher must have been trained according to a lineage - otherwise, he or she may just be making up the rules or guidelines of practice out of his or her own pride, or perpetuating a misunderstanding of what he or she has read in books. There is also a great but subtle power in receiving guidance from a teacher trained in an established lineage tradition: the power of interdependence discussed in Part One. When you work with a teacher trained in a lineage, you become part of the “family” of that lineage. Just as you learned unspoken yet invaluable lessons from your birth family or the family in which you were raised, you will gain priceless lessons just through observing and interacting with a true lineage teacher.
Thế nào là những phẩm chất của một vị thầy giỏi? Trước hết, vị thầy ấy phải được đào tạo theo một tông phái hẳn hoi - nếu không, vị ấy có thể tự đặt ra những luật lệ hoặc những hướng dẫn tu tập theo ý riêng của mình, hoặc là truyền bá một sự ngộ nhận của mình về những gì vị ấy đọc trong sách. Ngoài ra còn có một sức mạnh to lớn nhưng tinh tế trong việc tiếp thu sự dạy dỗ của vị thầy đã được đào tạo theo một truyền thống tông phái được công nhận, đó là sức mạnh của sự phụ thuộc vào nhau như đã nói ở Phần một. Khi bạn học với một vị thầy được dào tạo trong một tông phái thì bạn trở thành một phần của “gia đình” tông phái ấy. Cũng như bạn đã học được những bài học không lời nhưng vô giá từ gia đình mình được sinh ra hoặc gia đình mình được nuôi dạy, bạn sẽ học được những bài học vô giá chỉ qua việc quan sát và tương tác với một vị thầy theo một tông phái chân chính.
Những phẩm tính của một bậc thầy lý tưởng là gì? Trước hết, vị thầy ấy nhất thiết phải được đào luyện đúng theo một dòng truyền thừa nào đó - nếu không, vị ấy có thể vì kiêu mạn mà đặt ra các quy luật hay đường lối tu hành theo ý mình, hay duy trì sự hiểu lầm về một điều mà vị ấy đã học trong sách vở. Việc tu tập theo sự dẫn dắt của một vị thầy được đào luyện trong một dòng truyền thừa đã có từ xưa còn có một năng lực cực kỳ lớn lao nhưng tinh tế, đó là năng lực tương thuộc (hay duyên khởi) như đã đề cập trong Phần 1. Khi bạn học với một vị thầy được đào luyện trong một dòng truyền thừa, bạn trở thành một phần trong “đại gia đình” dòng truyền thừa ấy. Cũng giống như bạn đã học những bài học vô giá không nói ra thành lời từ gia đình mà bạn được sinh ra hay nuôi dưỡng, bạn cũng sẽ học được những bài học vô giá chỉ qua việc quan sát và giao tiếp với bậc thầy chân chính của một dòng truyền thừa.
In addition to having been trained in the disciplines of a particular lineage, a qualified teacher must also demonstrate compassion and, through his or her actions, subtly make clear his or her own realization without ever mentioning it. Avoid teachers who talk about their own accomplishments - because that kind of talk or boasting is a sure sign that they have not achieved realization at all. Teachers who have had some experience never speak about their own accomplishments, but tend, instead, to speak about the qualities of their own teachers. And yet you can sense their own qualities through the aura of authority that envelops them, like the light reflecting from a nugget of gold. You don’t see the gold itself, but only the brilliance of golden light.
Ngoài việc đã được đào tạo theo nền nếp của một tông phái, một vị thầy giỏi còn phải chứng tỏ tấm lòng từ bi và, thông qua các hành động của mình, làm hiện rõ một cách tế nhị sự chứng ngộ của mình mà không hề nói tới. Nên tránh những đạo sư luôn nói về các thành tích của mình - và kiểu nói huênh hoang này là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy ông ta không hề đạt được sự chứng ngộ nào. Các vị thầy đã có ít nhiều kinh nghiệm thì chẳng bao giờ nói về những thành tích của mình, mà thay vào đó, họ lại nói về những phẩm chất của các vị thầy mình. Và bạn có thể nhận ra các phẩm chất của chính họ qua vầng hào quang sức mạnh bao trùm quanh họ, giống như ánh sáng phản chiếu từ thỏi vàng. Bạn không thấy vàng, nhưng thấy được sự rực rỡ từ ánh sáng của thỏi vàng.
Ngoài việc được đào luyện theo đúng luật tắc của một dòng truyền thừa cụ thể, vị thầy đủ phẩm tính còn phải biểu lộ tâm từ mẫn và đồng thời, hành vi của ngài thể hiện rõ một cách tinh tế sự chứng ngộ của chính ngài nhưng không bao giờ trực tiếp nói ra. Nên tránh các vị thầy tự nói về những thành tựu của riêng họ, vì những cách nói ra hay khoe khoang như thế là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy rằng họ chẳng có chứng ngộ gì cả. Các bậc thầy đã có một phần kinh nghiệm [chứng ngộ] nào đó thì không bao giờ nói về những thành tựu của chính mình, thay vì thế, các ngài thường có khuynh hướng nói về những phẩm hạnh của các bậc thầy mà các ngài đã theo học. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể cảm nhận được phẩm hạnh của các ngài qua vầng hào quang uy nghi bao quanh, giống như ánh sáng được phản chiếu từ một khối vàng. Bạn không nhìn thấy tự thân khối vàng, mà chỉ thấy sự chói sáng của ánh hoàng kim.
Xem các kỳ khác