Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chuyển họa thành phúc »» Giữ đức khiêm hạ »»

Chuyển họa thành phúc
»» Giữ đức khiêm hạ

Donate

(Lượt xem: 9.278)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Chuyển họa thành phúc - Giữ đức khiêm hạ

Font chữ:


Kinh Dịch nói: “Đạo của trời thường bớt những chỗ dư thừa mà bù đắp chỗ khuyết thiếu; đạo của đất thường làm thay đổi chỗ tràn đầy mà giữ nguyên chỗ khuyết thiếu; quỷ thần thường gây hại nơi sung mãn mà ban phúc nơi khiêm hạ; lòng người thường ghét kẻ cao ngạo mà yêu thích kẻ khiêm hạ.”

[Trời đất, quỷ thần với con người đều chuộng đức khiêm hạ,] vì thế nên [trong kinh Dịch] chỉ riêng một quẻ Khiêm là cả 6 hào đều tốt lành.

Kinh Thư nói: “Sung mãn thường chuốc lấy tổn hại, khiêm hạ được nhận lãnh ích lợi.”

Tôi đã nhiều lần cùng những người khác đi thi, mỗi khi gặp kẻ học trò nghèo sắp đỗ đạt đều thấy có dáng vẻ khiêm hạ lộ rõ ra bên ngoài.

Vào năm Tân Mùi, trong số cử nhân về kinh đô dự thi thì nhóm đồng hương Gia Thiện chúng tôi có 10 người. Đinh Kính Vũ là người nhỏ tuổi nhất, tính tình hết sức khiêm hạ. Tôi có nói với Phí Cẩm Pha: “Anh này năm nay ắt sẽ thi đỗ.”

Họ Phí hỏi lại: “Làm sao biết được?”

Tôi đáp: “Chỉ người khiêm hạ mới được nhận lãnh phước báo. Anh xem trong số chúng ta có ai thật thà chất phác, nhường nhịn không tranh giành như Kính Vũ chăng? Có ai giữ lòng cung kính vâng chiều, hết lòng khiêm hạ như Kính Vũ chăng? Có ai bị người hà hiếp không cần đáp trả, bị người chê bai không cần biện giải như Kính Vũ chăng? Người được như thế ắt trời đất quỷ thần thường trợ giúp, sao có thể không vươn lên được?”

Đến khi yết bảng, quả nhiên Kính Vũ trúng tuyển.

Vào năm Đinh Sửu tôi về kinh đô, cùng ngụ một chỗ với Phùng Khai Chi, nhận thấy ông này tính tình khiêm hạ, dung mạo nghiêm trang, phần lớn là do đã rèn luyện quen từ thuở nhỏ. Khi ấy có Lý Tễ Nham là người bạn tốt, tính tình thẳng thắn, thường nhiều lần công khai phê phán chỉ trích những điều sai lầm của Khai Chi, chỉ thấy anh ta bình tĩnh lắng nghe và nhận chịu, chưa từng có một lời phản đối. Khi ấy tôi có nói với Khai Chi rằng: “Phước báo đều có căn nguyên, tai họa cũng có nguồn gốc từ trước. Tâm mình thực sự khiêm hạ ắt trời sẽ giúp. Năm nay nhất định anh sẽ thi đỗ.” Quả nhiên đúng như vậy.

Ông Triệu Dụ Phong, tên Quang Viễn, là người huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông, tuổi còn trẻ đã thi đỗ cử nhân ở kỳ thi Hương, nhưng rất lâu sau [thi Hội nhiều lần] chẳng đỗ. Cha ông được bổ làm quan Chủ Bạ ở huyện Gia Thiện, ông theo cha đi nhậm chức. Vì ngưỡng mộ [văn tài] của Tiền Minh Ngô nên ông mang bài văn của mình đến cho họ Tiền xem. Tiền Minh Ngô xem qua rồi liền sổ toẹt hết cả bài. Triệu Dụ Phong chẳng những không giận mà còn hết lòng khâm phục, nhanh chóng tự sửa đổi. Năm sau ông liền thi đỗ.

Vào năm Nhâm Thìn, ta đến kinh thành triều kiến, nhân lúc đó được gặp Hạ Kiến Sở. Ta thấy ông này thần khí khoan thư không tự mãn, tâm ý khiêm hạ, vẻ nhún nhường lộ rõ ai cũng thấy. Lúc về, ta có nói với bạn bè rằng: “Thông thường khi trời sắp giúp một người nào hưng khởi thì khi chưa ban phúc đã trước hết làm cho người ấy phát khởi trí tuệ. Một khi trí tuệ phát khởi thì người hư huyễn bỡn cợt sẽ trở nên chân thành tín thật, người phóng túng buông lung sẽ tự biết kiềm chế, thu liễm. Ông Kiến Sở hòa nhã hiền lành như thế, ấy là đã được trời khai mở [trí tuệ] rồi, [ắt nay mai sẽ được ban phúc].”

Đến khi yết bảng, Hạ Kiến Sở quả nhiên thi đỗ.

Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học nhiều biết rộng, có danh trong giới văn chương. Vào năm Giáp Ngọ, ông về Nam Kinh thi Hương, ở trọ trong một ngôi chùa. Đến khi niêm yết kết quả thi không thấy tên mình trúng tuyển, ông hết lời chửi mắng quan chủ khảo, cho là có mắt không tròng. Bấy giờ có một đạo sĩ đứng gần đó bật cười. Họ Trương lập tức quay sang nổi cơn thịnh nộ với đạo sĩ.

Đạo sĩ nói: “Văn của ông chắc chắn là không hay rồi.”

Họ Trương càng sôi giận hơn, quát nạt: “Ông chưa từng đọc văn của tôi, sao biết là không hay?”

Đạo sĩ nói: “Tôi nghe rằng, người làm văn quý nhất ở chỗ tâm ý khí chất ôn hòa bình thản, nay nghe ông chửi mắng, [tâm ý khí chất] không có chút ôn hòa bình thản gì cả thì văn làm sao có thể hay?”

Họ Trương nghe như thế hốt nhiên khâm phục, liền thi lễ xin được chỉ dạy. Đạo sĩ nói: “Việc thi đỗ hay không đều do số mạng. Số mạng của mình không đáng đỗ đạt thì dù văn hay cũng chẳng ích gì. Nên tự thay đổi chính mình mới được.”

Họ Trương hỏi: “Đã do số mạng định sẵn thì làm sao thay đổi?”

Đạo sĩ nói: “Tạo ra số mạng là trời, mà an lập số mạng là chính mình. Nỗ lực làm thiện, rộng tích âm đức thì có phước đức nào mà không cầu được?”

Họ Trương nói: “Tôi chỉ là anh học trò nghèo, làm sao làm [việc thiện]?”

Đạo sĩ nói: “Việc làm thiện, tích âm đức đều từ nơi tâm mình mà ra. Thường giữ tâm [hiền thiện] thì được vô lượng công đức. Chẳng hạn như việc giữ tâm khiêm tốn nhún nhường nào có tốn kém tiền bạc gì, sao ông không biết tự xem lại mình, còn chửi mắng quan chủ khảo?”

Trương Úy Nham từ đó theo lời dạy, cố tự sửa đổi, bỏ lòng kiêu mạn mà giữ đức khiêm hạ, tâm thiện ngày càng tăng trưởng, đức hạnh ngày một sâu dày. Năm Đinh Dậu, ông nằm mơ thấy đi đến một căn phòng trên cao, nhìn thấy một quyển sổ ghi chép tên người thi đỗ, trong đó có nhiều hàng bỏ trống, liền hỏi một người đứng bên cạnh rằng: “Bản danh sách chép tên người thi đỗ khoa này, sao lại thiếu nhiều tên như vậy?” Người ấy đáp: “Việc chọn người đỗ đạt, ở cõi âm cứ 3 năm lại một lần khảo xét so sánh, những người thường tích âm đức, không phạm lỗi lầm mới có tên trong đó. Những dòng bị trống đó đa phần đều là những người vốn ngày trước đáng được đỗ đạt, nhưng vì gần đây đức hạnh kém cỏi nên bị xóa đi.” Sau đó, người ấy lại chỉ vào một dòng còn trống trong sổ và nói: “Trong ba năm qua ông luôn biết giữ mình thận trọng, có thể được ghi tên vào đây, mong ông biết tự lo cho mình.”

Khoa thi năm ấy quả nhiên Trương Úy Nham thi đỗ, xếp hạng thứ 105.

Do những điều như trên mà biết được rằng, trên đầu ba thước nhất định có thần minh soi xét. Việc lành dữ, tốt xấu chắc chắn đều do chính mình, cần phải biết giữ lòng hiền thiện, kiểm soát mọi việc làm của mình, không một mảy may phạm vào những điều xấu ác, luôn khiêm hạ nhún nhường, khiến cho trời đất quỷ thần đều cảm động trợ giúp, như thế mới có được nền tảng để hưởng phước báu. Người nào tính khí cao ngạo tự mãn ắt phải là kẻ thiển cận, ví như có được hưng khởi phát triển cũng không thể thọ hưởng [lâu dài] được. Người có chút tri thức hiểu biết ắt không ai chịu rơi vào chỗ độ lượng hẹp hòi, tự đánh mất đi phước báu như thế. Huống chi sự khiêm tốn là mở ra cơ hội học hỏi từ người khác, lại có thể nhận lấy noi theo việc làm thiện của người, không có giới hạn.

Người cầu công danh sự nghiệp lại càng không thể thiếu sự khiêm hạ. Lời xưa có câu: “Có chí hướng công danh, ắt được công danh; chí hướng sang giàu, ắt được sang giàu.” Người có chí hướng như cây có gốc rễ. Muốn lập chí công danh vững vàng phải luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường, vận dụng khéo léo vô số phương tiện [mà làm việc thiện], tự nhiên sẽ cảm động thấu cả đất trời. Cho nên, phước đức đều do chính mình tự tạo.

Người đời nay muốn cầu thi cử đỗ đạt nhưng khởi đầu thường không có chí hướng chân thật, bất quá chỉ là sự hứng khởi trong nhất thời mà thôi. Lúc có hứng khởi thì mong cầu, lúc không còn hứng khởi ắt cũng thôi không mong cầu nữa. Mạnh tử nói [với vua nước Tề]: “Nhà vua hết sức yêu thích âm nhạc, nước Tề sắp thịnh vượng rồi.” Ta đối với con đường công danh khoa bảng cũng giống như vậy.

Sơ lược tiểu sử Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm sinh năm 1533, trước có tên là Viên Biểu, sau đổi thành Viên Hoàng, tự Khôn Nghi, cũng có tên tự là Khánh Viễn; trước lấy hiệu là Học Hải, sau đổi hiệu là Liễu Phàm.

Tổ tiên họ Viên vốn cư ngụ ở phủ Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, vào cuối đời Nguyên là một gia tộc hết sức giàu có. Sang đầu triều Minh, Yên Vương Chu Lệ cướp ngôi của cháu mình là Chu Doãn Văn, tự lên làm hoàng đế, xưng là Minh Thành Tổ. Khi ấy có một số người phản đối, bị Minh Thành Tổ truy bắt giết sạch. Tổ tiên họ Viên vì có giao du với những người chống đối nên cũng bị truy bắt, may mắn chạy thoát được nên phải lưu lạc khắp nơi, sau đến ngụ ở Nam Trực, thuộc huyện Ngô Giang, phủ Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Đến đời Viên Liễu Phàm cưới vợ người huyện Gia Thiện rồi đến ở rể, hóa ra lại quay về quê cũ của tổ tiên là phủ Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.

Tiên sinh Viên Liễu Phàm rất chú trọng phép tĩnh tọa dưỡng sinh. Ông có để lại 2 tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này là Nhiếp sinh tam yếu và Tĩnh tọa yếu quyết. Sách Tĩnh tọa yếu quyết có 3 thiên: Dự hành, Tu chứng, và Điều tức. Thiên Dự hành giới thiệu những điều cần yếu của người luyện tĩnh tọa, trọng điểm là điều tâm, hệ duyên thu tâm, tá sự luyện tâm, tĩnh xứ dưỡng khí, náo xứ luyện thần. Thiên Tu chứng thảo luận sự tự thể nghiệm của việc tọa thiền. Thiên Điều tức giới thiệu 3 phương pháp điều tức của Phật giáo.

Tiên sinh viết sách Liễu Phàm tứ huấn vào khoảng năm 1601 (69 tuổi). Ban đầu, đây chỉ là những lời răn dạy được ông viết ra cho con trai là Viên Thiên Khải năm ấy vừa được 20 tuổi, nên được ông gọi là Giới tử văn (Bài văn răn dạy con). Về sau, sách được lưu hành hết sức rộng rãi khắp nơi, nên người đời sau đổi tên lại là Liễu Phàm tứ huấn (Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Liễu Phàm).

Cha ông mất sớm, mẹ ông khuyên theo học nghề thầy thuốc. Sau, ông gặp tiên sinh họ Khổng người Vân Nam truyền cho phép toán số Hoàng Cực của Thiệu Khang Tiết và đoán số mạng suốt đời cho ông. Ông nghe lời họ Khổng bỏ nghề thuốc, ra công học tập để cầu công danh sự nghiệp. Niên hiệu Long Khánh thứ ba (1569), ông gặp được Thiền sư Vân Cốc ở núi Thê Hà, Kim Lăng. Thiền sư dạy ông đạo lý làm thiện tích đức có thể chuyển đổi số mạng. Ông như người ngủ mê chợt tỉnh, từ đó liền đổi hiệu Học Hải thành Liễu Phàm để ghi nhớ cuộc gặp gỡ này và thuyết tự lập số mạng vừa học được. Ông tự nguyện từ đó về sau quyết không rơi vào cách nghĩ cách làm thông thường của người phàm tục.

Sang niên hiệu Long Khánh thứ tư (1570), ông thi đỗ cử nhân. Niên hiệu Vạn Lịch thứ 14 (1586) ông đỗ tiến sĩ, được bổ làm Huyện lệnh huyện Bảo Để, sau thăng làm Chủ sự ở Ty Chức Phương thuộc bộ Binh. Ông tham gia cuộc chiến tranh với quân Nhật tại Triều Tiên, từng chỉ huy đẩy lùi quân Nhật.

Niên hiệu Vạn Lịch thứ 21 (1593), vào ngày 27 tháng Giêng, cũng trong cuộc chiến tranh với quân Nhật xảy ra trên đất Triều Tiên, Lý Như Tùng cầm quân tại Bách Đề Quán bị thua to. Binh bộ Thượng thư lúc ấy là Thạch Tinh vốn chủ trương nghị hòa. Viên Liễu Phàm tán thành việc Thượng thư Thạch Tinh chỉ trích cách cầm quân của Lý Như Tùng. Do đó, Tùng để tâm oán hận.

Thời gian sau, Lý Như Tùng sàm tấu lên triều đình, gán cho Viên Liễu Phàm 10 điều tội danh. Liễu Phàm vì việc đó bị bãi chức về quê.

Ông mất ở quê nhà vào năm 1606. Đến niên hiệu Thiên Khải thứ ba (1623), vụ án oan của ông mới được làm sáng tỏ. Ông được quan Lại bộ Thượng thư là Triệu Nam Tinh truy tặng quân công và triều đình truy phong cho ông là Thượng Bảo Ty Thiếu Khanh.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Sống đẹp giữa dòng đời


Hạnh phúc khắp quanh ta


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.189.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...