Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Các bậc chân sư yogi Ấn Độ »» CHƯƠNG IX: CHUYẾN ĐI BẰNG ĐỨC TIN »»

Các bậc chân sư yogi Ấn Độ
»» CHƯƠNG IX: CHUYẾN ĐI BẰNG ĐỨC TIN

(Lượt xem: 4.779)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các bậc chân sư yogi Ấn Độ - CHƯƠNG IX: CHUYẾN ĐI BẰNG ĐỨC TIN

Font chữ:

Vào thời điểm đó, anh Ananta đã chuyển từ Calcutta đến ở tại Agra, vì anh làm chuyên viên kế toán tại đây cho công ty đường sắt Bengal-Nagpur. Tôi và Jitendra định ghé lại thăm anh trước khi đi đến tu viện ở Serampore.

Mặc dù rất vui khi được gặp tôi, nhưng anh cũng không bỏ lỡ một cơ hội để lên lớp tôi về ý nghĩa cuộc đời. Anh nói:

– Mukunda, rồi em sẽ sống ra sao nếu không có phần gia tài của cha để lại? Em đã lãng phí cuộc đời mình một cách hoàn toàn vô ích.

Tôi không cần suy nghĩ, trả lời anh ngay:

– Em chỉ có một phần gia tài quý giá nhất là đức tin mà cha mẹ đã hun đúc cho em từ thuở bé. Những thứ khác hoàn toàn chỉ là tạm bợ nên em không quan tâm đến.

– Em phải biết là tiền bạc bao giờ cũng cần đến trước nhất. Điều thực tế là đức tin chỉ được nói đến sau khi đã có đủ tiền bạc. Em hãy chờ đấy mà xem, cuộc đời còn dài mà.

Tôi bất chợt ứng khẩu đáp ngay lời anh:

– Đức tin là trên hết, tiền bạc chỉ có giá trị khi người ta có đủ đức tin. Anh hãy chờ đấy mà xem, cuộc đời ngắn ngủi lắm.

Tôi không ngờ rằng lời nói ấy có giá trị như một lời tiên tri, vì chỉ có hai năm sau thì Ananta đã từ giã cuộc đời để đến với một thế giới mà tiền bạc không giúp gì cho anh được nữa!

Anh Ananta cười cầu hòa khi thấy câu chuyện đã có vẻ đi đến chỗ hơi căng thẳng. Anh tìm cách chuyển hướng sang một đề tài khác hơn:

– À, ra là thế. Nhưng em lại từ bỏ Bénarès có vẻ hơi sớm đấy. Nào, giờ thì em đã định đi đến những đâu nữa đây, nhà tu sĩ?

– Không hẳn là thế. Thời gian ở Bénarès đã mang lại cho em những gì cần thiết. Giờ thì Jitandra đang rủ em viếng đền Taj Mahal. Sau đó, cả hai chúng em sẽ đi Serampore để đến tu viện của một vị đạo sư mà em vừa gặp được.

Ngày chúng tôi vừa đến, anh Ananta sắp xếp đủ mọi thứ tiện nghi cho chúng tôi nghỉ lại. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi bắt gặp anh nhìn tôi với ánh mắt khác thường. Tôi không biết là chuyện gì, nhưng dám chắc là anh đang toan tính trong lòng điều gì đó khác thường.

Hôm sau, khi chúng tôi cùng ăn điểm tâm, tôi hiểu ra điều đó. Trong khi lấy thức ăn cho tôi, anh Ananta vờ như vô tình đặt một câu hỏi mà thật ra là cố nối tiếp vấn đề của ngày hôm trước:

– Như vậy là em nhất quyết không cần đến phần gia tài của cha để lại?

Tôi đáp với giọng cương quyết, tỏ ra không có gì để phải suy nghĩ lại:

– Em cho rằng chỉ có đức tin là điều cần thiết nhất cho sự tồn tại tốt đẹp của một con người.

Anh tôi bắt ngay vào vấn đề bằng một giọng điệu khích bác, tỏ rõ thâm ý anh đã chuẩn bị từ mấy ngày qua:

– Chỉ nói không thôi thì quá dễ. Cuộc đời đầy dẫy những bất trắc sẽ chứng minh cho em thấy điều ngược lại. Nếu em rơi vào một tình huống cấp bách, lúc đó sẽ chỉ có tiền bạc cụ thể mới cứu được em chứ không phải là đức tin. Khi ấy chắc chắn em sẽ sẵn sàng quỳ xuống van xin bất cứ ai có thể giúp được em bằng những hành động cụ thể chứ không phải là những lời răn dạy thuyết giảng về đức tin.

– Không bao giờ. Không bao giờ em cần phải van xin ai khi có đủ đức tin. Chính đức tin sẽ giúp em an lành vượt qua mọi sự.

Anh Ananta đi vào vấn đề chính mà tôi tin là anh đã sắp đặt sẵn trong lòng từ trước:

– Điều em nói chỉ là lý thuyết. Nếu phải nhận một cuộc thách đố để chứng minh bằng thực tế, liệu em có dám không?

– Không có gì phải nghi ngờ cả. Em chấp nhận bất cứ hình thức thử thách nào đối với niềm tin này.

Anh tôi bắt đầu trình bày kế hoạch mà anh đã vạch sẵn:

– Được! Anh sẽ gửi em và Jatindra đến Brindaban, cũng gần đây thôi. Vé xe lửa lượt đi sẽ được mua sẵn cho các em, ngoài ra các em không được mang theo bất cứ tiền bạc hoặc tài sản giá trị nào. Các em không được xin ăn, xin tiền hoặc tiết lộ cuộc thử thách này cho bất cứ ai biết. Vấn đề anh cần biết ở đây là liệu chỉ với đức tin của mình các em có thể được ăn uống no đủ, thăm viếng một vài nơi ở Brindaban và an toàn trở về đây trước lúc nửa đêm hay không. Nếu các em làm được điều đó, anh tin chắc là sẽ không còn việc gì khác có thể làm cho anh ngạc nhiên hơn được nữa.

Tôi đáp ngay không chút ngần ngại:

– Em bằng lòng chấp nhận cuộc thử thách này.

Trong một thoáng, tôi vụt nhớ lại tất cả những điều kỳ diệu đã xảy ra cho tôi chỉ nhờ vào đức tin vững chắc. Từ khi tôi thoát chết khỏi căn bệnh mà tất cả thầy thuốc đều đã bó tay, đến hai con diều giấy bắt được một cách lạ kỳ, món linh phù hiện ra trong tay tôi vào giây phút quyết định nhất, những lời động viên đúng lúc của các vị tôn sư, hình ảnh đức Phật mẫu Quán Thế Âm hiện ra với tôi, kỳ thi tốt nghiệp với kết quả không ngờ, và gần đây nhất là việc gặp gỡ trong cuộc đời thực vị sư phụ mà tôi nhiều lần nhìn thấy trong giấc mộng. Với tất cả những điều ấy, tôi không tin là đức tin của tôi giờ đây lại có thể dễ dàng sụp đổ trước bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào.

– Ý chí của em thật đáng khen.

Anh tôi nói thế rồi quay sang Jitandra:

– Còn em, dù muốn hay không cũng hãy đi theo Mukunda để làm người chứng, và cũng có thể sẽ là nạn nhân của đức tin đấy.

Jitandra có vẻ kinh ngạc cực độ. Sự việc xảy ra quá nhanh đến nỗi dường như anh chưa kịp hình dung ra tất cả mọi chuyện sẽ phải diễn ra như thế nào theo các điều kiện của cuộc thử thách. Tuy nhiên, vì không biết phải phản ứng thế nào, anh yên lặng chấp nhận.

Chỉ trong nửa giờ sau, Jitandra và tôi đã có mặt tại nhà ga để đáp xe lửa đi Brindaban. Bất chấp lời cam kết của chúng tôi, anh Ananta muốn tự mình chứng thực mọi việc, nên anh đưa hai chúng tôi vào một góc nhà ga và lục lọi kỹ lưỡng. Anh rất hài lòng khi thấy quả là chúng tôi không mang theo gì, ngoài bộ y phục đang mặc trên người.

Jitendra đến lúc này có lẽ đã đủ thời gian để hình dung ra tính chất nghiêm trọng của sự việc, liền lên tiếng kêu ca với anh tôi:

– Ananta, ít nhất chúng tôi cũng phải có được vài đồng ru-bi dự phòng, để khi gặp chuyện khẩn cấp có thể gọi điện thoại về nhà chứ?

Không đợi anh Ananta trả lời, tôi quay sang nói với Jitendra bằng giọng nghiêm nghị:

– Tôi sẽ không nhận cuộc thách thức này nếu anh mang theo dù chỉ một xu.

Jitendra cố xoay chuyển tình thế bằng cách quay sang thuyết phục tôi:

– Dù sao thì có tiền trong túi vẫn làm cho tinh thần dễ an ổn hơn chứ.

Tôi không đáp lời, chỉ đưa mắt nhìn anh trách móc. Anh chàng liền im bặt.

Khi ấy, anh Ananta nói với tôi bằng một giọng mềm dẻo hơn:

– Không phải là anh quá tàn nhẫn đối với em đâu, nhưng anh muốn làm rõ mọi chuyện một lần, còn hơn là để em suốt đời đeo đuổi mãi những chuyện không đâu. Bằng như em có thể chứng tỏ được là em đúng, anh sẵn sàng nhận em làm thầy.

Điều kiện lạ thường này của anh đưa ra quả là tương xứng với tính cách kỳ dị của cuộc thách thức. Bởi vì theo phong tục Ấn Độ, người anh cả có uy quyền rất lớn trong một gia đình, và không bao giờ chịu nhún mình với các em trong bất cứ lãnh vực nào. Nếu anh tôi chịu nhận tôi làm thầy, có lẽ đây sẽ là trường hợp có một không hai ở xứ này!

Xe lửa bắt đầu lăn bánh và khuôn mặt của Jitendra có vẻ như ngày càng nghiêm trọng. Sau cùng, anh ta không dằn lòng được nữa và quay sang ghé vào tai tôi nói nhỏ:

– Tôi e là lát nữa chúng ta không thể dọn đức tin lên bàn ăn được rồi.

Tôi thản nhiên:

– Anh hãy yên tâm, việc gì đến sẽ phải đến.

– Dù sao đi nữa, tôi cũng không thể hoàn toàn yên tâm với cái đức tin vô hình của anh. Tôi muốn đi thăm viếng đền Taj Mahal chứ không muốn đến nằm lại vĩnh viễn trong các lăng tẩm ấy vì chết đói.

– Hãy vui lên đi, Jatindra, và đừng nói nhảm như thế. Anh không thấy là chúng ta đang có diễm phúc được viếng thăm thành phố Brindaban, một thánh địa đã từng có dấu chân của ngài Śrỵ Krishna đó sao?

Khi xe ngừng ở một ga nhỏ, có hai người khách mới lên và bước vào ngồi chung toa với chúng tôi, nơi băng ghế đối diện. Chỉ còn một ga nữa là chúng tôi đến nơi.

Ngồi yên được một lát, một trong hai người khách gợi chuyện hỏi chúng tôi về đời sống trong tu viện. Ông ta có người em trai sắp vào sống trong một tu viện, và muốn đảm bảo là hiểu biết được ít nhiều về nơi mà em mình sắp đến. Chúng tôi rất lấy làm vui vẻ mà trao đổi với ông về những nội quy, luật lệ thông thường trong một tu viện. Dù sao, cũng là việc nên làm để khuyến khích một người theo đời sống xuất gia. Hai người khách lấy làm vui mừng và ngạc nhiên khi được biết chúng tôi mặc dù còn khá trẻ nhưng đã thực sự nếm trải qua đời sống khắc khổ trong một tu viện tại Bénarès.

Khi câu chuyện đã khá thân mật và lan sang một số đề tài khác, một người hỏi tôi:

– Các vị đến Brindaban để làm gì? Các vị có ai quen ở đó chăng?

Tôi đã hứa với Ananta là không tiết lộ cuộc thách thức cho bất cứ ai biết, nhưng tôi không thể nói dối trong bất cứ trường hợp nào. Vì thế, tôi tìm cách để nói đúng sự thật mà không phạm vào điều đã hứa:

– Chúng tôi đến đó như khách hành hương, vì đã từng nghe tiếng về những thánh tích nơi ấy. Thật ra mà nói, chúng tôi không quen ai ở đó cả.

Jitandra ngầm tỏ vẻ hết sức khâm phục câu trả lời của tôi. Và anh ta càng khâm phục hơn nữa khi nghe một trong hai người khách đưa ra câu nói mà anh nôn nao chờ đợi:

– Thật là quý hóa. Chính tôi đang có việc đến thăm người quen ở gần một nơi thánh tích của Brindaban. Chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu được cùng đi thêm với quý vị một đoạn đường trước khi chia tay.

Sự niềm nở và chân thật của hai người khách khiến cho chúng tôi không thể nào từ chối. Vả lại, chúng tôi còn chờ đợi gì hơn thế nữa kia chứ?

Khi xuống ga xe lửa, hai người hành khách nắm tay chúng tôi cùng bước ra khỏi sân ga và gọi một chiếc xe ngựa. Họ hướng dẫn xe đi về một khu phố sầm uất, quanh quẹo qua rất nhiều đường phố và cuối cùng dừng lại trước một tòa nhà lớn có khoảng sân trước rất rộng với những cây cao che rợp bóng mát.

Chủ nhà tiếp đón rất nồng hậu vì là người quen thân với hai người bạn mới của chúng tôi. Sau câu chuyện chào hỏi ngắn ngủi, chúng tôi bắt đầu cảm thấy gần gũi với nhau ngay vì những quan điểm khá giống nhau khi bàn về cuộc sống. Không bao lâu đã thấy gia nhân trong nhà chuẩn bị xong và dọn lên một bàn tiệc hết sức thịnh soạn.

Chúng tôi được mời thưởng thức những món đặc sản ngon nhất của thành phố, vì chủ nhà vốn đã có dự tính đón tiếp những người bạn từ xa đến, nên cũng muốn nhân dịp này giới thiệu với chúng tôi những gì tốt đẹp nhất của thành phố này.

Sau bữa ăn, chúng tôi được mời đi dạo ở hoa viên sau nhà, có trồng nhiều loại hoa thơm và đẹp đẽ. Trong hoa viên còn có cả một hồ sen rộng với cảnh trí yên tĩnh rất thích hợp cho việc tọa thiền. Trong khi đi dạo, tôi nhân lúc thuận tiện liền kề tai Jitendra nói nhỏ: “Này bạn, bữa ăn bằng đức tin cũng khá ngon đấy chứ.” Jitendra chỉ nhìn tôi cười không nói, nhưng tôi biết anh đang tự trách vì sự thiếu kém đức tin của chính mình.

Nghỉ ngơi trong chừng một tiếng đồng hồ, chúng tôi được chủ nhà mời cùng dự chuyến tham quan các thánh tích trong thành phố. Chúng tôi đi bằng xe ngựa và ghé vào nơi nào cũng được đón tiếp rất niềm nở, vì chủ nhà vốn là một bậc danh gia vọng tộc nổi tiếng trong thành phố. Đến chiều, sau khi đã hết lòng cầm giữ chúng tôi nhưng không được, chủ nhà liền đích thân đưa chúng tôi ra ga xe lửa và lấy sẵn hai vé hạng nhất để chúng tôi trở về Agra.

Khi chúng tôi đã ngồi yên trên toa xe lửa, Jitendra mới quay sang nói với tôi:

– Mukunda, tôi quả thật chưa có được một đức tin vững vàng như anh. Nhưng qua kinh nghiệm lần này, tôi nghĩ là mình đã thay đổi rất nhiều.

Tuy không nói ra, nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ:

– Thật ra thì tôi cũng không hoàn toàn vững vàng như anh tưởng đâu. Bởi vì cũng đã có lúc tôi thấy lo sợ trong lòng. Nhưng cũng may là đức tin cuối cùng đã chiến thắng. Và chính kinh nghiệm lần này đã củng cố thêm đức tin cho tôi nữa chứ chẳng riêng gì anh.

Và tôi nghĩ không cần thiết phải nói ra với Jitindra những suy nghĩ ấy. Anh có vẻ đang rất hân hoan nghĩ đến lúc gặp lại anh Ananta.

Chúng tôi thong thả cuốc bộ từ nhà ga về và gọi cửa nhà anh Ananta trước lúc nửa đêm. Khi vừa nhìn thấy chúng tôi, khuôn mặt anh lộ rõ vẻ kinh ngạc. Anh nhìn chằm chằm vào Jitindra và hỏi:

– Jitindra, em hãy nói sự thật. Các em đã đi đến đó và trở về như thế nào? Làm thế nào các em được ăn uống và có tiền mua vé xe lửa? Các em không gặp bất cứ người quen cũ nào để xin tiền đấy chứ?

Anh nôn nóng đưa ra hàng loạt câu hỏi giật giọng, không kịp để cho chúng tôi nghỉ ngơi chốc lát sau một chặng đường dài và cả một ngày đi xa. Chúng tôi lặng lẽ vào phòng khách, ngồi xuống ghế nệm trước khi Jitendra lên tiếng trả lời anh:

– Xem nào, anh Ananta. Ít nhất anh cũng nên tỏ ra yên lòng khi thấy chúng tôi đã an toàn về đến nơi như thế này chứ. Anh xem chúng tôi có vẻ gì là đã nhịn đói suốt ngày nay chăng? Còn việc gặp người quen cũ, anh đừng lo. Chúng tôi đã không gặp ai, nhưng dù có gặp cũng không thể có chuyện xin tiền. Anh biết tính Mukunda rõ hơn tôi mà.

Anh Ananta sau một lúc khích động đã lấy lại được bình tĩnh và nhận ra sự thật để chấp nhận. Anh liền đi lấy nước và một ít thức ăn nhẹ cho chúng tôi. Sau đó, không khí trở nên đầm ấm hơn khi cả ba chúng tôi cùng ngồi với nhau. Jitendra lúc ấy mới nói một cách trịnh trọng:

– Với tư cách một người chứng và cũng là người trực tiếp tham gia, tôi tuyên bố Mukunda đã thắng cuộc thách thức này. Chúng tôi đã hoàn tất chuyến đi thành phố Brindaban, ăn một bữa trưa thịnh soạn ngon nhất thành phố, tham quan hầu hết các thánh tích bằng xe ngựa, và đi xe lửa vé hạng nhất trở về đây. Tất cả những điều ấy đều được thực hiện hoàn toàn bằng vào đức tin, vì chúng tôi không có mang theo đồng bạc nào, như anh đã biết.

Anh Ananta sửng người ra nhìn chúng tôi như những sinh vật kỳ dị nhất mà anh chưa từng được gặp. Khi đã lấy lại tinh thần, anh yêu cầu Jitendra kể lại chi tiết cụ thể về chuyến đi. Sau khi kể lại mọi việc cho anh nghe xong, Jitendra kết luận:

– Không chỉ có riêng anh, mà chính tôi cũng đã không có đủ đức tin khi khởi sự chuyến đi này. Nhưng bây giờ thì mọi chuyện đã khác, tôi hoàn toàn tin tưởng là người ta có thể dựa vào đức tin như một sức mạnh rất cụ thể, không mơ hồ chút nào.

Anh Ananta quay sang tôi, nghiêm nét mặt:

– Munkunda, không phải chỉ là chuyện thắng hay thua một lời thách thức. Anh đã sai rồi. Và anh thành thật xin em hãy thu nhận anh làm người học trò đầu tiên để dẫn dắt anh bằng đức tin của em. Và trước hết, hãy truyền cho anh pháp môn thiền định mà em đang theo đuổi.

Tôi không từ chối. Hơn nữa, đó cũng là một trong những điều kiện mà tôi đã chấp nhận với anh khi bắt đầu cuộc thách thức. Chúng tôi làm lễ nhập môn với hình thức đơn sơ nhưng không kém trang nghiêm ngay trong đêm ấy. Và tôi chỉ dạy cho anh những điều cơ bản về phép tọa thiền mà lẽ ra anh đã có thể học được nơi cha mẹ từ trước đây nếu như anh có đủ đức tin.

Buổi sáng, chúng tôi cùng ăn điểm tâm trong một không khí hòa hợp, cởi mở chưa từng có. Sau đó, tôi định sẽ lên đường ngay đi Serampore để đến tu viện của thầy Śrỵ Yukteswar.

Jitendra thấy nhớ nhà và muốn về thăm. Vì thế, chúng tôi chia tay nhau ở Calcutta. Từ đó, tôi đáp xe lửa đi qua 12 dặm nữa về phía bắc để đến Serampore. Khi đang đứng chờ trước cổng tu viện ở đường Rai Ghat sau khi đã nhờ một vị sư huynh đi thông báo cùng thầy, tôi bất chợt nhớ ra và nhẩm tính lại. Hôm nay đúng là ngày thứ 28 kể từ hôm tôi gặp thầy Śrỵ Yukteswar ở Bénarès. Và thầy đã nói với tôi vào hôm đó rằng: “Con sẽ đến chỗ ta trong bốn tuần nữa.”

Một niềm vui dâng lên trong lòng tôi. Trải qua bao năm đợi chờ và tìm kiếm, cuối cùng thì tôi cũng đã gặp được bậc minh sư như mong muốn. Và chính tại nơi đây, trong tu viện êm ả của người, tôi sẽ trải qua mười năm tốt đẹp nhất của đời mình và chuẩn bị những hành trang tinh thần cần thiết để về sau có thể thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là truyền bá pháp thiền của Phật giáo sang nước Mỹ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Gió Bấc


Cẩm nang phóng sinh


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.165.122.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...