Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Công đức phóng sinh »» CHƯƠNG V: BỐN PHÁP BẢO »»

Công đức phóng sinh
»» CHƯƠNG V: BỐN PHÁP BẢO

Donate

(Lượt xem: 7.820)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Công đức phóng sinh - CHƯƠNG V: BỐN PHÁP BẢO

Font chữ:


1. SÁM HỐI


Khi chưa học Phật thường cống cao ngã mạn, tự cho mình là đúng. Sống trong đời mỗi ngày đều mưu tính làm cách nào để cho mình được hơn người một bậc; làm cách nào để có được gia tài đồ sộ; làm cách nào để thân mình đeo đầy vàng bạc; làm cách nào để thanh danh vang xa... Suốt một ngày có 24 giờ, mỗi khi thức dậy đều đuổi theo tham, sân, si. Ngay cả trong giấc ngủ cũng bị ba món độc này trói buộc, nhưng tự mình ngu si không giác ngộ, vẫn ở trong hầm phẩn mà chẳng tự biết, thật đáng xấu hổ đến cùng cực. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện dạy rằng: “Chúng sinh trong cõi Nam Diêm-phù-đề, mỗi một cử động, mỗi một ý nghĩ đều phạm vào tội lỗi.”
Sau khi được học pháp Phật mới bừng tỉnh ra, nhận thấy chính mình quả thật xấu xa độc ác. Toàn thân đều là những nghiệp sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ... tội nghiệp sâu nặng. Trong sinh hoạt hằng ngày, nhất cử nhất động, khởi tâm động niệm đều là xấu ác. Ngày ngày đối diện với tham, sân, si của mình mà chiến đấu, vẫn cứ thất bại, rồi lại chiến đấu... Từ đó mới thể hội được sâu sắc bốn chữ: cụ phược phàm phu kẻ phàm phu đầy dẫy phiền não). Trong nhiều kiếp từ vô thủy đến nay đã tích lũy biết bao tập khí nghiệp chướng; sớm đã đem sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) buộc chặt vào đến nỗi không thoát ra được.

Muốn thoát khỏi tập khí, tiêu trừ nghiệp chướng nào phải dễ dàng. Như hôm nay ta chỉ có một con đường là sám hối. Kinh Kim Quang Minh, phẩm Sám hối (phẩm thứ 3) dạy rằng:

Sở vị Kim Quang,
Diệt trừ chư ác,
Thiên kiếp sở tác,
Cực trọng ác nghiệp,
Nhược năng chí tâm,
Nhất sám hối giả,
Như thị chúng tội,
Tất giai diệt tận.
Ngã kim dĩ thuyết,
Sám hối chi pháp,
Thị Kim Quang Minh,
Thanh tịnh vi diệu,
Tốc năng diệt trừ,
Nhất thiết nghiệp chướng.
Tạm dịch:
Chỗ gọi là Kim Quang
Diệt trừ các điều ác.
Cho dù trong ngàn kiếp,
Tạo nghiệp ác nặng nề.
Nếu có thể một lần,
Chí tâm cầu sám hối,
Thì những tội lỗi ấy,
Hết thảy đều tiêu trừ.
Ta nay đã thuyết dạy,
Pháp sám hối nhiệm mầu,
Gọi là Kim Quang Minh.
Pháp thanh tịnh vi diệu,
Có thể diệt trừ nhanh,
Hết thảy mọi nghiệp chướng.

Pháp sám hối Kim Quang Minh này là pháp bảo vô giá. Chúng ta là phàm phu trong thời mạt pháp của cõi thế giới có đủ năm sự xấu ác mà nghe được pháp môn này, chính là nhờ đã từng đối trước trăm ngàn vạn ức đức Phật trồng các căn lành, nay mới có được phước báu này.

Nguyện cho tất cả mọi người đều có thể thành tâm sám hối, phát lộ tội lỗi, cầu mong chư Phật, Bồ Tát gia hộ, sớm diệt trừ tội chướng sâu nặng, và nhờ vào công đức sám hối này mà hồi hướng cho khắp các chúng sinh hữu tình rộng lớn, cầu cho khắp nơi thảy đều thoát ly biển nghiệp, cùng sinh về cõi Tịnh độ Cực Lạc.

2. PHÓNG SINH

Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Vì đối với tất cả chúng sinh, điều quý báu nhất chính là mạng sống. Bị giết hại thì sinh ra oán thù sâu nặng nhất; được cứu sống thì cảm kích, mang ơn nhất.
Pháp đầu tiên trong sáu pháp ba-la-mậtBố thí. Bố thí gồm có: tài thí, pháp thí vô úy thí, mà chỗ đáng quý của việc phóng sinh là tự nó bao gồm đủ cả ba việc tài thí, pháp thívô úy thí. Vì gồm đủ ba cách bố thí nên công đức của việc phóng sinh là cao quý, lớn lao nhất.

Pháp sư Viên Nhân đã chỉ dạy cho chúng ta pháp bảo vô thượng thù thắng là việc phóng sinh, mọi người càng nên trân quý, nỗ lực thực hành, để chẳng phụ lòng pháp sư đã khổ tâm lao nhọc dạy dỗ chúng ta.

3. ĂN CHAY


Kinh Lăng-già dạy rằng: “Ăn thịt cùng với sát sinh đồng tội. Trong tất cả tội nghiệp, nghiệp giết hại là nặng nhất.” Vì đã tạo nghiệp giết hại ắt phải nhận chịu quả báo bị giết hại. Nhân quả báo ứng là thảm khốc nặng nề nhất.

Ngờ đâu, điều bất hạnh nhất của chúng ta là suốt đời mải mê tạo nghiệp giết hại mà không tự biết. Bởi vì ăn thịt đồng tội với sát sinh, nên ăn thịt tức là sát sinh. Chúng ta ngày ngày ăn thịt, tức là ngày ngày tạo nghiệp giết hại. Ba bữa ăn thịt túc là ba bữa vay nợ giết hại. Chúng ta vì ăn thịt chúng sinh mà kết thành mối oán thù sâu như biển lớn, vô lượng vô biên không thể tính đếm, nên quả báo trong tương lai thật khiến cho người ta không thể tưởng tượng nổi, không dám nghĩ đến.

Kinh Niết-bàn dạy rằng: “Người ăn thịt là đoạn mất hạt giống đại từ. Tâm Phật tức là tâm từ bi. Chúng ta tu hành học Phật, tức là học theo tâm đại từ bi của Phật. Học được một phần tâm từ bi của Phật thì đạo nghiệp của chúng ta thành tựu một phần. Học được mười phần từ bi của Phật thì đạo nghiệp của chúng ta thành tựu mười phần. Những người ăn thịt, sớm đã đoạn mất hạt giống đại từ bi, thì còn biết làm sao được? Tâm từ bi không được nuôi dưỡng, không nảy nở. Không có tâm từ bi thì sớm đã lìa xa tâm Phật. Nên tất cả việc tu hành đều chỉ còn là sự thất vọng buồn chán!

Kinh Lăng nghiêm dạy rằng: “Người ăn thịt thì chỗ cầu công đức đều không thành tựu.” Chúng ta muốn cầu cho thân thể khỏe mạnh, cuộc sống bình an, con cháu hiển đạt, sự nghiệp thuận lợi; muốn cầu cho nghiệp chướng tiêu trừ, đạo nghiệp thành tựu, liễu sinh thoát tử, vãng sinh Tây phương; nhưng nếu là người ăn thịt thì chỗ cầu tất cả công đức đều không thể thành tựu. Đây là lời dạy bảo từ kim khẩu đức Phật.

Nếu chúng ta không thể ăn chay, vẫn cứ ăn thịt, tạo sát nghiệp như cũ, thì tất cả tâm nguyện của chúng ta xem như vô phương thực hiện! Chính vì việc ăn chay quan trọng như vậy, nên Pháp sư Viên Nhân vẫn luôn giữ theo lời dạy của đức Phật, một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, nỗ lực không ngừng khuyên dạy mọi người phải cố gắng học Phật, nhất định phải mau mau ăn chay, mau mau dứt bỏ cái thói quen ăn thịt từ lâu ngày.

Nếu có thể lập tức sửa đổi thành người ăn chay hoàn toàn là hay nhất. Nếu không có cách chi lập tức sửa đổi như vậy, thì vẫn phải luôn thôi thúc chính mình, đốc thúc chính mình hướng hoàn toàn về mục tiêu bỏ thịt ăn chay mà thực hiện dần dần. Vì ăn một lần thịt là tạo một lần sát nghiệp, kết một lần oán thù. Ăn mười lần thịt là tạo mười lần sát nghiệp, kết mười lần oán thù. Mỗi một lần ăn thịt là tạo ra sát nghiệp, là kết thành mối oán thù sâu đậm với chúng sinh. Tương lai nhân quả báo ứng vẫn phải chính mình đền trả. Tạo được vô biên công đức thì chính mình được hưởng, gây ra vô biên tội lỗi thì cũng chính mình nhận lãnh lấy. Mỗi một người học Phật đều phải nghiêm chỉnh trong việc này. Dù thế nào cũng không thể xem thường!

4. NIỆM PHẬT


Kinh Đại Tập dạy rằng: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành cũng ít có được một người đắc đạo. Chỉ có y theo pháp môn niệm Phật mà được độ thoát sinh tử.

Đại sư Thiện Đạo dạy rằng: “Đức Như Lai sở dĩ xuất hiện trên thế gian này, mục đích duy nhất là giảng thuyết về bổn nguyện to lớn của đức Phật A-di-đà.”

Chỉ một câu A-di-đà Phật là tinh hoa cao trổi nhất của đức Phật thuyết pháp trong 49 năm; là con đường tắt trong đường tắt; là diệu pháp trong diệu pháp. Nương nhờ đại từ đại nguyện của đức A-di-đà Phật, nương nhờ sức Phật mà cắt ngang qua dòng trược lưu sinh tử, siêu thoát luân hồi quả báo.

Thời mạt pháp tu hành, nếu lìa khỏi pháp môn niệm Phật thì trong muôn ức người tìm không ra một người thành tựu. Niệm Phật có đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn. Chúng ta nên chỉ theo một môn này mà thâm nhập. Đời này, kiếp này nên hết lòng niệm Phật, không xen tạp, không lòng này ý khác. Vì niệm một câu Nam-mô A-di-đà Phật thì tương đương như tụng hết 3 tạng, 12 phần giáo điển.
Một câu A-di-đà Phật cũngtức là pháp thiền. Kinh Đại Tập dạy rằng: “Nếu ai nhất tâm niệm được câu Nam-mô A-di-đà Phật thì gọi là pháp thiền vô thượng thâm diệu.”

Một câu A-di-đà Phật cũngtức là pháp mật. Sáu chữ hồng danh toàn y theo Phạn văn, chưa phiên dịch một chữ nào, là câu chú chân thật nhất, đơn giản nhất.

Thế nên, một câu niệm Phật cũng vừa là pháp thiền, vừa là pháp mật, lại vừa có thể bao quát cả 3 tạng 12 phần giáo điển.

Trong kinh dạy rằng: “Hàng Bồ Tát Thập địa xưa nay vẫn chưa từng rời bỏ câu niệm Phật.” Khi chúng ta niệm Phật, mười phương chư Phật đều đến hộ niệm. Trên từ các vị Bồ Tát đẳng giác, dưới đến bao chúng sinh nhiều tội nghiệp, một niệm đó đều như nhau, chính là một câu Nam-mô A-di-đà Phật.
Thử nghĩ xem, chúng ta là phàm phu đầy dẫy phiền não, có phước đức năng lực gì mà được phước báu cùng các vị Đại Bồ Tát cùng tu một pháp môn? Các vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí đều dạy chúng ta niệm Phật. Pháp môn niệm Phật thù thắng như vậy, khó gặp như vậy, đời này kiếp này chúng ta càng phải nắm vững. Nếu không có thiện căn của nhiều đời nhiều kiếp thì chúng ta không thể được nghe, càng không thể tin nổi câu Phật hiệu này.

Pháp sư Viên nhân đem một câu Nam-mô A-di-đà Phật mà dung hội vào mọi việc ăn, mặc, ngủ nghỉ trong sinh hoạt hằng ngày. Nhất cử nhất động đều không lìa khỏi việc niệm Phật. Đối với ngài thì chim hót, ếch kêu, mỗi tiếng đều là tiếng niệm A-di-đà. Ngài lấy thân giáo thị hiện mà chỉ dạy chúng ta một lòng niệm Phật.

Chúng ta may mắn được gặp pháp sư Viên Nhân là bậc mẫu mực trong sự hành trì niệm Phật chân chánh, lại còn được thân cận thỉnh ích. Đây là một phước báu hết sức to lớn. Nguyện cho tất cả mọi người niệm Phật đều có thể một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sinh, một đời thành tựu để chẳng cô phụ đại từ bi nguyện của đức Di-đà, cũng chẳng quên ơn dạy dỗ với sự lao nhọc và ân cần chỉ dạy của pháp sư.

CHÚ THÍCH


Kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 4, phẩm Như Lai tánh: (Phù thực nhục giả, đoạn đại từ chủng.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.100.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...