Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật giáo và Con người »» Chương Ba: Cái nhìn của người Âu Mỹ về Phật giáo »»

Phật giáo và Con người
»» Chương Ba: Cái nhìn của người Âu Mỹ về Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 3.524)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phật giáo và Con người  - Chương Ba: Cái nhìn của người Âu Mỹ về Phật giáo

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tất cả chúng ta đều biết giáo lý của Đạo Phật ngày nay có mặt khắp mọi nơi, từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, từ Úc sang Phi v.v... Nghĩa là nơi nào có môi trường là nơi đó Phật giáo được phát triển, cứ thế và cứ thế từ cấp số cộng lên cấp số nhân. Sách vở, băng video, casette viết và nói về Phật giáo rất nhiều, nên ai cũng có thể dễ dàng tìm hiểu Đạo Phật. Giáo lý của Đức Phật giống như một vị thuốc, có người uống thuốc này thì lành bịnh, nhưng người khác lại không. Cũng như thế ấy, một ông thầy giáo giảng bài cũng một đề tài và trong lớp ấy có 30 học sinh chăm chú nghe lời giảng ấy. Nhưng sự nghe và hiểu của mỗi học sinh lại khác nhau, tuy cũng có một lời giảng. Từ lời giảng này các học sinh mới tìm cách rút ngắn lại hay tìm cách phóng đại ra, cốt để tuyên dương lời dạy của vị Thầy kia. Trường hợp này ngày xưa khi Phật còn tại thế đã có rồi và sau đó những kỳ kết tập kinh điển cũng đã tuyên đọc lại những giáo lý căn bản của Đức Phật đã nói trong 49 năm, nhằm nhắc nhở chư Tăng và Phật tử đời sau, khi học hỏi đến giáo lý của Đạo Phật phải dùng con mắt trí tuệ để cân nhắc cho thật kỹ lưỡng trước khi chấp nhận nó.

Người Âu Mỹ vốn dĩ đã mang tính phóng khoáng của dân tộc mình nên cũng rất khó lòng sống gò bó, nhất là những vấn đề tư tưởng trong khi thực tập đạo. Người Á Châu hay tự cho phép mình để vào trong một khuôn khổ đã định. Vì đó là tập tục, là lễ nghi. Nhưng người Âu Châu thì khác, họ phải hiểu trước khi thực hành.

Những năm tháng đầu khi tôi đến Đức, kể đến nay (1996) cũng đã gần 20 năm rồi, có rất nhiều người Đức gặp tôi ngoài đường rất ngạc nhiên và hỏi rằng: Tại sao mùa Đông lạnh thế mà người tu phải cạo tóc?

Lúc bấy giờ ngôn ngữ tiếng Đức của tôi không nhiều, nên tôi đã trả lời bằng tiếng Anh cho họ. Nhưng có lẽ người hỏi cũng chưa vừa lòng. Trong khi đó người Á Châu Phật tử thì không ai hỏi câu đó. Vì mấy ngàn năm nay tại Á Châu, khi ra đường hay vào Chùa, ai cũng thấy chư Tăng thì phải cạo tóc. Chỉ vậy thôi. Rất đơn giản và không cần hỏi đến. Vì cái gì đó nó lâu đời đã trở thành một tập tục rồi nên không cần hỏi. Câu hỏi này tôi sẽ cho vào phần nội dung phía sau để trả lời tiếp.

Khi Chùa Viên Giác được dời về đường Karlsruher từ năm 1991 đến 1996, đã có không biết bao nhiêu người tham quan Chùa và trong đó số hiếu kỳ cũng có mà số đến học hỏi cũng có. Mỗi năm độ chừng 5.000 đến 7.000 người cho mọi thể loại ấy. Vì có nhiều người tới thăm Chùa và hỏi đạo quá, nên đầu tiên tôi đã tổ chức những khóa ngồi thiền cho người Đức cũng như hướng dẫn họ một số giáo lý căn bản. Sau đó thì học sinh Trung Học, sau khi học giờ Tôn Giáo tại trường, các em cũng muốn thăm Chùa. Vì vậy những giờ học lại được định ra để hợp với thời khóa biểu của các em. Một thời gian sau những người Đức lớn tuổi trong các tổ chức hội đoàn của họ cũng muốn tham quan Chùa và học hỏi giáo lý. Vì vậy các khóa tu học cho người Đức được tổ chức thường xuyên trong năm.

Dịp may hiếm có là vào cuối năm 1991, ông Helmut Hanefeld, một người Phật tử Đức sống tại Hildesheim muốn về Chùa ở, học đạo và tu thiền. Lúc bấy giờ tôi đã không ngần ngại nhận ông vào Chùa, nhưng có nói với ông rằng: Việc ở Chùa không đơn giản như nhiều người nghĩ, ông nên ở thử 3 tháng, sau đó nếu thấy được thì hãy tiếp tục. Sau 3 tháng ở Chùa, ông ta thấy thoải mái, nên đã di chuyển chỗ ở từ Hildesheim về Chùa ở cho đến nay cũng đã được 4 năm rồi. Khi ông Hanefeld tới, tôi giao cho ông nhiệm vụ tiếp những khách người Đức, còn tôi khi nào cần lắm mới gặp họ. Vì năm 1991 cũng là lúc còn đang xây chùa, nên rất bận. Đôi khi phải có Hạnh Tấn phụ giảng trong một vài lớp cho ông Hanefeld quen dần đi. Mặc dầu ông ta cũng là một người có bằng cấp Đại Học, nhưng khung cảnh mới và cách hấp thụ cũng khác, nên tôi và Hạnh Tấn phải điều khiển một vài lần, sau đó ông lo hết, tôi chỉ lo phần hướng dẫn Thiền cũng như giảng giải một số câu hỏi, nếu liên quan đến phần mình.

Mỗi lớp như vậy từ 10 đến 50 người. Đôi khi 2 hoặc 3 lớp nhập chung cho tiện giờ giấc của trường. Học sinh đóng phân nửa giá tiền, độ 5 Đức Mã một người thuở trước và bây giờ là 7 Đức Mã. Người lớn đóng gấp đôi. Đây là một hình thức cúng dường. Nhưng người Đức phải rõ ràng bao nhiêu họ mới dám tham dự. Quả thật Đông Tây có khác nhau. Người Á Châu có thể cúng dường vào Chùa hàng ngàn đồng nhưng không than vãn gì. Vì họ nghĩ rằng họ sẽ được phước đức ở đời sau. Hoặc đôi khi đi Chùa không đóng góp gì cũng không sao, vẫn được ăn, ở tại Chùa. Nhưng người Âu Châu thì sòng phẳng, nghĩa là cái gì phải ra cái đó. Người Á Châu rất phóng khoáng nhưng nhiều lúc cũng ít thực tế. Ví dụ như kẻ nào mời người khác đi tiệm ăn hay Ciné có nghĩa là người mời ấy bao thầu trả tiền, dầu cho đông hay ít. Trong khi đó người Âu Châu không phải vậy, mời cứ mời, nhưng phần ai nấy trả, ngay cả người quen thân. Mới đến Âu Mỹ, người Á Châu thấy việc này hơi lạ, nhưng những gì đã trở thành tập tục thì khó mà bỏ trong một ngày, một tháng. Người Âu Mỹ thì thực tế, nhưng cái thực tế ấy làm cho người Á Châu khó chịu.

Hai giờ học ấy được phân định như sau:

Khoảng 15 phút đầu tiên ông Hanefeld sẽ hướng dẫn lớp học đi đến cổng tam quan, tượng Di Đà để giới thiệu tổng quát về ngôi chùa. Sau đó mọi người vào Chánh Điện, để giày dép bên ngoài hành lang. Người Đức thì được phép ngồi trên ghế để nghe giảng và ngồi thiền, nhưng nếu là người Việt Nam hay những người Á Châu khác thì ngồi dưới đất. Vì tập quán của Âu Châu là vậy. Khi vào Chùa để tỏ sự trang nghiêm, ăn mặc phải thanh lịch, đầu không đội mũ, chân không đi giày dép vào Chánh Điện. Nhưng đôi khi những người tật nguyền đến thăm Chùa học đạo thì được miễn trừ việc này.

Tiếp đến ông Hanefeld sẽ giới thiệu khoảng 15 phút nữa về sự sinh hoạt hằng ngày của Chùa và các lễ lạc hằng năm. Sau đó tôi sẽ lên Chánh Điện nói vài lời chào hỏi lớp học, sau khi đã được ông Hanefeld giới thiệu. Kế đó tôi tụng bài kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt, tiếp theo ông Hanefeld tụng kinh Bát Nhã bằng tiếng Đức. Sau khi hồi hướng tôi đi đến ghế ngồi và bắt đầu giảng cho họ nghe về ý nghĩa của Thiền Học cũng như lịch sử của Thiền. Sau đó ông Hanefeld chỉ họ cách ngồi. Mọi người sẽ ngồi độ 10 phút. Từ tụng kinh đến thuyết giảng và ngồi Thiền tổng cộng 30 phút. Như vậy là một tiếng đồng hồ đã trôi qua. Còn một tiếng nữa gồm có phần thuyết giảng về Tứ Diệu Đế, hay Bát Chánh Đạo do ông Hanefeld đảm trách, tôi vẫn ngồi yên tại chỗ để chờ cho ông ta nói xong phần thuyết trình thì tôi sẽ trả lời những câu hỏi của người Đức đặt ra cho chính tôi hay ông Hanefeld.

Sau gần 5 năm tiếp cận với người Đức, đây là những câu hỏi của người Đức muốn tìm hiểu đến Đạo Phật. Xin ghi tổng quát những câu hỏi và những câu trả lời lên đây để những ai đến làm việc đạo tại xứ Đức nói riêng và Âu Mỹ nói chung sẽ có thêm một ít kinh nghiệm, hoặc giả những người Phật tử Việt Nam khi gặp người Đức hỏi đến thì có thể trả lời ngay.

Hỏi: Khi tôi vào Chùa này cảm thấy màu sắc rực rỡ, ngay cả nơi cửa sổ hay trên trần nhà. Vậy màu sắc có ý nghĩa gì quan trọng đối với Đạo Phật không?

Đáp: Như quý vị thấy đó, vầng hào quang của Đức Phật có đến 5 màu. Đó là: xanh, vàng, đỏ, trắng, cam. Năm màu này tượng trưng cho đại định của Ngài và Phật giáo căn cứ vào 5 màu này để làm nên lá cờ Phật giáo Thế Giới.

- Màu xanh tượng trưng cho niềm tin vào tôn giáo của mình.

- Màu vàng tượng trưng cho sự siêng năng.

- Màu đỏ tượng trưng cho sự nhớ nghĩ đến đạo.

- Màu trắng tượng trưng cho sự định tĩnh, tập trung tư tưởng.

- Màu cam tượng trưng cho trí tuệ.

Ngoài 5 màu ấy ra, phần dưới của lá cờ Phật giáo có 5 màu tổng hợp các màu trên tượng trưng cho sự hòa hợp đại đồng của năm châu theo Phật giáo.

Những lá phướn trên trần nhà chỉ có 4 màu. Đây chỉ là màu sắc để trang trí, không mang ý nghĩa gì cả. Trên những lá phướn này có thêu tên các vị Phật. Ví dụ như Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát v.v... Đây cũng còn gọi là Tràng Phan nữa.

Màu sắc đối với người Hoa và người Việt là một sự hòa nhập của nội tâm và trần cảnh, để làm nên tư tưởng của con người, nên người Á Châu dùng màu sắc rất mạnh.

Hỏi: Tại sao trái tai của Phật và các vị Bồ Tát thường hay dài như vậy?

Đáp: Phật có 32 tướng tốt, nhưng trong đó không có tướng trái tai dài, theo tôi nghĩ người Trung Hoa tạc tượng hay làm trái tai dài, vì người Trung Hoa quan niệm rằng ai có trái tai dài là người đó sẽ sống lâu. Tôi thì giải thích vậy, nhưng ông Hanefeld có 2 cách giải thích, có lẽ sách vở người Đức có viết như vậy, sở dĩ trái tai của Đức Phật dài vì lúc còn là một Đông Cung Thái Tử, Ngài đã đeo đồ trang sức nhiều nên trái tai dài ra (cả lớp đều cười). Một cách khác, ông ta giải thích rằng đó là một sự chối từ (Entsagung) như ngôi vị, của cải tài sản chẳng hạn. Đây là một lối giải thích mới mà tôi chưa thấy có nơi sách vở của người Việt Nam.

Hỏi: Tại sao trên ngực của Phật có chữ VẠN giống của Hitler vậy?

Đáp: Không phải! Phật có 32 tướng tốt, trong đó chữ Vạn là một. Chữ Vạn nằm nơi ngực của Phật. Khi Ngài muốn chuyển pháp luân để độ cho loài người, Ngài thường phóng hào quang ra từ chữ Vạn này. Chữ Vạn này nếu nhìn kỹ thì khác chữ Vạn của Hitler. Vì chữ Vạn của Hitler nằm nghiêng, còn chữ Vạn nơi ngực của Đức Phật thẳng đứng và quay theo chiều kim đồng hồ. Tóc của Phật cũng có xoáy trôn ốc theo chiều xoay của kim đồng hồ, thì chữ Vạn ở đây cũng vậy. Đức Phật sinh ra đời trước Hitler cả 2.500 năm và Đức Phật là một bậc đại giác ngộ và Hitler là một nhà độc tài như quý vị đều biết. Không biết Hitler có bắt chước chữ Vạn của Đức Phật không, chứ tuyệt nhiên Đạo Phật không có liên hệ gì với chữ Vạn của Hitler cả. Mong quý vị yên tâm. Ngày xưa Đức Phật sinh ra trong dòng dõi cao quý, thông minh, không biết về nhân chủng học có liên hệ gì với nhau không, nhưng giống Indien-Germanisch cũng đáng nghiên cứu lắm. Vì dòng dõi này hiếm quý. Nhưng giữa Á Châu và Âu Châu xa xôi như vậy, không biết vì lý do di dân của các dân tộc thuở sơ khai, nên cũng có thể có một vài liên hệ nào đó chăng.

Hỏi: Trên bàn thờ có trái cây, hoa quả, nhang đèn để làm gì vậy?

Đáp: Nếu quý vị đi nhà thờ thì quý vị cũng thấy tại đó có đốt đèn và cắm hoa. Đèn tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, hoa tượng trưng cho sự đẹp đẽ, tươi mát. Trái cây tượng trưng cho mùi thơm và nhang, trầm tượng trưng cho lòng thành kính thanh khiết của con người. Tất cả đều có ý dâng lên Tam Bảo để cầu nguyện cho chính mình được an lạc và có được phúc đúc tốt đẹp ở đời sau.

Sau khi hoa quả cúng xong, có thể hạ xuống, bánh trái cũng được phân phát cho mọi người để dùng. Ngoài việc dâng cúng trái cây, hoa, hương, đèn cầy v.v... người ta còn cúng lên Tam Bảo tiền bạc để chi dụng cho Chùa. Tất cả việc này đều có tính cách tự nguyện, làm cũng được, không làm cũng không sao, không có tính cách ép buộc.

Hỏi: Tại sao thân Phật và thân Bồ Tát tất cả đều thếp vàng là ý nghĩa gì?

Đáp: Theo sách vở còn ghi lại, Đức Phật có thân hình cao lớn và toàn thân Ngài chiếu ra ánh sáng sắc vàng, nên sau này các thợ tạc tượng thếp vàng hết cả y áo của Ngài để nói lên ý nghĩa trong sạch cao cả đó. Màu vàng tượng trưng cho sự tinh tấn nhưng cũng tượng trưng cho sự giải thoát nữa. Không sơn vàng mà phải thếp vàng vì lẽ vàng lá để lâu hơn, không bị phai màu bởi thời gian năm tháng, nên toàn thân của các vị Phật hay các vị Bồ Tát đều màu vàng hết là vậy.

Hỏi: Hai vị có hình hài người nam đứng hai bên Đức Phật là ai vậy?

Đáp: Vị bên phải từ ngoài nhìn vào, đó là Ngài Ma Ha Ca Diếp. Đệ tử của Đức Phật thuộc hạnh đầu đà (khổ hạnh) đệ nhất. Vị đứng bên trái Đức Phật từ ngoài nhìn vào, đó là Ngài A Nan. Ngài A Nan thuộc về đa văn đệ nhất. Có nghĩa là hiểu biết rất nhiều, là thị giả của Đức Phật, lúc nào cũng luôn luôn hầu cận Đức Phật, không rời xa Ngài. Đức Phật có tất cả 10 vị Đại Đệ Tử, ngoài ra còn có 1.250 vị Đại Tỳ Kheo và vô số chúng Bồ Tát, nhưng đây chỉ thờ tượng trưng những vị Đại Đệ Tử của Ngài mà thôi.

Hỏi: Hai vị người nữ, đứng hai bên phía dưới là ai vậy?

Đáp: Đây là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Bouddhisattva, Trung Hoa dịch là Bồ Tát. Có nghĩa là người đã giác ngộ và mong muốn tất cả chúng sanh đều được giác ngộ như mình. Chữ Quán Thế Âm có nghĩa là quán xét âm thanh kêu cứu của thế gian mà vị Bồ Tát này sẽ hiện ra để cứu độ. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25 có nói rõ về hạnh nguyện của Ngài. Ở Ấn Độ Ngài là một nam nhơn, nhưng khi qua Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam, Ngài đã được tạo thành hình người nữ, có tóc theo tinh thần Phật giáo Đại Thừa. Vì Đại Thừa Giáo quan niệm rằng nam hay nữ gì cũng có Phật tánh cả. Với Phật tánh này ai cố gắng tu cũng có thể thành Phật, nên các vị Tổ Sư Trung Hoa đã cho tạo thành hình người nữ, để người nữ tinh tấn tu hành, đạt đến quả vị Bồ Tát, Phật. Đây cũng đúng với tinh thần nhập thế và biến hóa của các vị Bồ Tát trong kinh điển Đại Thừa vậy.

Còn Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ, Ngài có một sức mạnh vô biên để độ sanh. Ngài và Quán Thế Âm, tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ luôn luôn hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc để tiếp dẫn chúng sanh về nơi đó tiếp tục tu hành.

Hỏi: Hai vị cưỡi trên sư tử xanh và voi trắng là hai vị nào vậy?

Đáp: Đó là Ngài Văn Thù và Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Hai vị này không có hình tướng thị hiện bằng xương bằng thịt như Ngài A Nan và Ca Diếp. Nhưng hai vị này thị hiện ở thế giới Ta Bà bằng Trí Tuệ và Từ Bi. Nhất là trong các kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm, Đức Phật luôn nhắc đến hai vị này.

Ngài Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh tượng trưng cho sức mạnh của giáo pháp. Trên tay Ngài cầm thanh kiếm báu, tượng trưng cho việc đoạn trừ phiền não, phát huy trí tuệ. Ngài Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng 6 ngà tượng trưng cho công hạnh của các vị Bồ Tát, dẫn dắt chúng sanh vào Bố Thí độ, Trì Giới độ, Nhẫn Nhục độ, Tinh Tấn độ, Thiền Định độ và Trí Tuệ độ. Đây là 6 công hạnh của một vị Bồ Tát nhằm giúp chúng sanh qua bên kia bờ giải thoát. Trên tay Ngài cầm nhành hoa sen, tượng trưng cho hạnh nguyện từ bi, cả hai Ngài đều mang hình thức cư sĩ, đầu để tóc và y phục cõi chư thiên, không phải đắp y mặc áo như Ngài Địa Tạng.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm tựa thứ nhất, Đức Phật có nhắc đến Ngài Văn Thù và phẩm thứ 28 có nói về công hạnh của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Ngài có lời thệ nguyện rằng: Trước và sau khi lâm chung, nếu có chúng sanh nào đó chí tâm niệm danh hiệu Phật, dầu một chữ cho đến nhiều lần, thì ta sẽ cưỡi voi trắng đến tiếp dẫn về cõi giải thoát. So vậy, lời nguyện của Ngài rất vô cùng và chúng sanh thì vẫn còn chìm đắm trong cõi đời vô tận phiền não này.

Hỏi: Tại sao Phật lại có nhiều tay nhiều mắt thế?

Đáp: Đây là sự thị hiện của chư vị Bồ Tát để độ sanh. Đặc biệt là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài có tất cả 32 thân, mỗi thân thực hành một sự cứu độ khác nhau. Ví dụ Ngài muốn độ cho người nam thì Ngài hiện ra thân nam để độ, Ngài muốn độ cho người nữ thì hiện ra thân người nữ để độ. Ngài muốn độ cho các hàng chư thiên, người, vua chúa, rồng, a-tu-la v.v... Ngài đều phải hiện thân như các loài ấy, mới có thể đi vào cõi mà các chúng sanh ấy sinh sống, lắng nghe âm thanh đau khổ kia để cứu vớt. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Ngài Chuẩn Đề (Cundi) và Tiêu Diện Đại Sĩ, Người thống lĩnh quỷ vương ở cõi địa ngục. Ngài có nhiều hình tướng khác nhau, có khi có đến 12 mặt, 24 mắt và 24 tay, nên gọi là Quán Âm Thập Nhị Diện. Có lúc có 18 tay, 18 mắt và 9 đầu, có lúc hóa thân hình 1.000 tay và 1.000 mắt, 500 đầu. Đây gọi là Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Chỉ đặc biệt nơi Đại Thừa Giáo mới có những hình tượng này, còn bên Nam Tông hầu như không có.

Trong chùa này có đến 6 nơi thờ hình tượng Đức Quán Thế Âm bằng nhiều hình thức khác nhau.

Hỏi: Vị đứng cầm gươm từ cửa bước vào là ai vậy?

Đáp: Đây là vị Hộ Pháp, lo hộ trì Tam Bảo, làm cho giáo lý của Đạo Phật luôn luôn tồn tại trên cõi đời này. Ngày xưa cũng như ngày nay, các bậc quân vương có tâm đạo cũng giống như vị Hộ Pháp này. Có nhiều chùa cũng thờ Ông Thiện và Ông Ác để chúng sanh sáng suốt chọn đường tu Phật.

Hỏi: Trước cổng chính đi vào Chùa có một vị Phật thân hình cao lớn. Đó là vị Phật nào vậy?

Đáp: Đây là Đức Phật A Di Đà, Giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu về cảnh giới của nước Cực Lạc, về công hạnh của Ngài và điều kiện để được vãng sanh về nước ấy.

Ngài đứng một tay duỗi xuống và một tay nâng ngang ngực với ý nghĩa rằng Ngài đang chờ đợi các chúng sanh ở cõi khác đến, tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc, như trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Một tay nâng lên tượng trưng cho sự nâng đỡ 4 quả Thánh như: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Những vị này nếu phát tâm về cõi Cực Lạc cũng sẽ được vãng sanh và tu tiếp lên cho đến Thập Địa Bồ Tát để chứng thành Phật quả.

Ngài có 2 vị đệ tử hầu cận là Đức Quán Thế Âm và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Chùa này theo Tịnh Độ Tông, hay nói đúng hơn Phật giáo Việt Nam trong hiện tại, ở trong nước cũng như hải ngoại, hầu như Chùa nào cũng đều có thờ Đức Phật A Di Đà. Sở dĩ chúng sanh trong cõi này biết được thế giới Cực Lạc là do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu trong các kinh điển vừa kể trên.

Hỏi: Chuông và mõ có công dụng gì?

Đáp: Đây là những dụng cụ thuộc về lễ nhạc Phật giáo. Đạo nào cũng có những nghi lễ và khi thực hành nghi lễ phải cần đến những pháp khí như chuông mõ, linh, tang, trống, v.v...

Tiếng chuông mục đích cảnh tỉnh người nghe, sớm tỉnh thức quay về với thực tại. Tiếng mõ giữ nhịp điệu điều hòa để mọi người cùng tụng theo. Tiếng trống, linh, tang là những loại pháp khí hòa âm khi tán tụng. Có công năng xua đuổi những điều xấu, dở và tạo cho thiền môn có một đời sống thanh tịnh.

Trên đây là một số câu hỏi thuộc về hình tướng mà đa số người Đức thăm viếng Chùa đều hỏi đến. Sau đây là những câu hỏi thuộc về tâm linh mà nhiều người Đức cũng đã tìm hiểu rất cặn kẽ, không phải vì sự hiếu kỳ, mà là một sự học hỏi đúng đắn.

Hỏi: Đạo Phật hay nói về vấn đề tái sanh. Vậy sau khi chết con người sẽ đi về đâu?

Đáp: Tái sanh hay còn gọi là luân hồi. Đây là một đề tài lớn mà mọi người Phật tử cần phải biết. Vì sao vậy? Vì Sanh và Tử là hai sự việc trọng đại trong cuộc đời. Đức Phật có dạy trong kinh Kim Cang rằng: Phàm tất cả cái gì có hình tướng đều hư vọng cả. Như thế, từ núi non, cây cỏ, loài vật, con người v.v... tất cả đều có hình tướng. Những hình tướng này luôn luôn thay đổi, từ có đến không, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ. Từ còn đến mất, từ mất đến còn, từ trạng thái bình thường đến trạng thái hư ảo và ngược lại.

Cái hình tướng bề ngoài ấy bị chi phối bởi luật vô thường qua bốn giai đoạn là: thành, trụ, hoại, diệt. Vì vậy Đức Phật cũng thường hay dạy: Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh và các pháp này cũng do nhân duyên mà diệt. Ví dụ một cây chuối được mọc lên, sống một thời gian, ra hoa quả, rồi già, rồi tàn tạ. Thân cây chuối mẹ trở về với đất, thành dưỡng chất nuôi cây chuối con, cứ thế và cứ thế, đời này đến đời khác. Đó là thực vật.

Còn con người thì sao?

Con người, ngoài phần vật chất được cấu tạo như: đất, nước, lửa và gió ra còn có tâm thức hướng dẫn mọi hành động thiện, ác, tốt xấu lúc còn sống cũng như lúc đã chết. Khi chết, 4 chất kia trả lại cho vạn vật, đất trời, nhưng tâm thức sẽ luân hồi trong sáu nẻo đường sinh tử, hoặc giải thoát giác ngộ. Trong sáu đường sinh tử ấy gồm có: trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Ngoài sáu cõi ấy ra còn có những cõi giải thoát của Đức Phật A Di Đà. Cõi Trời Đâu Suất nơi Đức Phật Di Lặc đang giáo hóa, hay cõi Đông Phương thế giới nơi Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đang làm Giáo chủ.

Thân thể của chúng ta giống như bóng đèn điện. Dù bóng đèn có tốt đến bao nhiêu đi chăng nữa, một ngày nào đó nó vẫn phải bị hư, nhưng khi bóng đèn hư thì dòng điện kia vẫn còn. Nếu thay thế một bóng khác thì điện kia lại sáng trở lại. Điện có thể sáng hơn hoặc mờ hơn tùy theo công suất của bóng đèn. Cũng như thế ấy, tâm thức con người giống như dòng điện nọ. Sau khi con người chết, tâm thức này không mất, nó sẽ đi đầu thai nơi cõi này hoặc cõi khác giống như một bóng điện khác được lắp vào bóng đã cháy trước kia vậy. Ở đây danh từ nhà Phật gọi là luân hồi. Có nghĩa là cuộc sống của con người giống như một bánh xe tròn, quay đi rồi quay trở lại.

Ngày xưa các xã hội Âu Mỹ không tin vào luân hồi. Nhưng ngày nay theo thống kê cho biết, gần 50 phần trăm số người Âu Mỹ tin là có luân hồi qua những câu chuyện về thần đồng âm nhạc, toán học, triết học, v.v... Không có ai sinh ra trong cuộc đời này không đi học mà biết được, nhưng cũng có lắm người không cần học vẫn giỏi như thường, điều ấy chứng tỏ rằng họ đã học từ nhiều kiếp trước. Có những em bé ngày nay mới 10 tuổi đã học Đại Học, nhưng ngược lại có những người 30 tuổi vẫn chưa đủ trí khôn lanh. Tất cả đều do luân hồi và nghiệp lực mà có. Vì vậy Đức Phật có dạy rằng:

“Người nào muốn biết nguyên nhân đời trước mình đã làm gì, thì hãy xem kết quả của mình đang hưởng trong hiện tại. Người nào muốn biết cái quả trong tương lai của mình hưởng như thế nào, thì hãy xem cái nhân của mình gây ra trong hiện tại.”

Về nhân quả luân hồi, hầu như tất cả các kinh điển của Phật giáo đều có đề cập đến. Ví dụ kinh Thủy Sám, kinh Lương Hoàng Sám, kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan v.v... kinh nào cũng có nói ví dụ về quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây là một định luật hiển nhiên mà đa số người Á Châu đều chấp nhận. Riêng người Âu Châu thì còn đang trên đường tìm hiểu sâu xa hơn về giáo lý của Đạo Phật.

Một ví dụ khác về luân hồi của sự vật để quý vị hiểu thêm. Ví dụ như nước chẳng hạn. Nước biển bình thường chúng ta không uống được, nhưng khi gặp nóng, bốc hơi. Hơi bay lên không trung thành mây. Mây gặp lạnh thành mưa. Những giọt mưa này cũng từ nước biển mà ra, nhưng chúng ta lại uống được. Vì đã qua nhiều trạng thái thay đổi khác nhau. Rồi nước sẽ chảy ra ao, hồ, sông, biển. Nước sẽ nuôi con người, cây trái, lúa mè v.v... Nhưng nước cũng có thể ở nhiều trạng thái khác nhau như đông thành đá, lỏng thành nước, bốc hơi thành khí v.v... Tất cả đều bị chi phối bởi nhân duyên và định luật vô thường. Con người cũng thế, nhưng với con mắt giới hạn của mình, không thể thấy hết mọi diễn tiến xảy ra trong cuộc sống 50 đến 100 năm như của chúng ta trong hiện tại, mà cần phải có những bậc có trí tuệ như chư Phật hay các vị Bồ Tát mới có thể chỉ cho chúng ta thấy cuộc sống thay đổi như thế ấy, nhưng thông thường chúng ta cũng khó tin. Vì lẽ sự hiểu biết của con người thì có giới hạn, mà vũ trụ và thiên nhiên thì vô cùng vô tận. Những gì có trong thế gian này nhiều vô số thì sự hiểu biết cũng đòi hỏi phải như vậy, nhưng với chúng sanh thì chưa đạt đến trình độ hiểu biết rộng lớn như vậy, chỉ có những bậc xuất thế mới thấy và hiểu được.

Từ điểm luân hồi này, có thể nêu một ví dụ khác để quý vị hiểu thêm. Có nhiều người nói rằng: Cái gì thấy họ mới tin, còn cái gì không thấy không thể tin được. Tôi đồng ý việc ấy, nhưng không hoàn toàn 100%. Vì lẽ có nhiều cái sờ sờ ra đó mà mình vẫn không thấy như thường. Ví dụ như không khí chẳng hạn. Đâu có ai có thể dùng mắt này để thấy được đâu? Nhưng ai cũng phải tin rằng, nếu không có không khí thì con người sẽ bị chết ngộp. Không khí ở chung quanh ta mà còn không thấy được, nhưng phải tin rằng nó rất quan trọng, hà huống những loại thế giới vô hình khác, với con mắt phàm phu của chúng ta, làm sao con người có thể thấy hết được để mà tin.

Ngoài ra có một ví dụ khác nữa cũng để chứng minh điều đó. Ví dụ ai trong chúng ta cũng phải hiểu rằng nếu không có cha mẹ sinh ra thì mình không thể hiện hữu trên đời này được. Nhưng nếu có ai đó hỏi mình là anh có thấy ông Cố Tổ của anh chưa thì chắc chắn 1.000 người cũng trả lời rằng không. Vì ông này sống xa mình quá. Nhưng nếu có ai đó hỏi lại rằng: Nhưng mà anh có tin rằng có ông Cố Tổ anh không? Thì chắc rằng 1.000 người đều trả lời rằng có. Mặc dầu việc ấy mình không thấy được, mà vẫn biết chắc và tin như vậy.

Hỏi: Niết Bàn là gì?

Đáp: Đây là một câu hỏi mà tôi vẫn thường hay gặp khi hướng dẫn các lớp học Đức, hoặc ở các buổi hội thảo với người Âu, Mỹ. Riêng người Á Châu, rất ít hỏi câu này. Tất cả Phật tử Á Châu đều biết rằng Đức Phật có sinh ra, có lớn lên, có già và có chết. Nhưng cái chết của Phật không phải cái chết của một người bình thường, nên gọi là Nhập Niết Bàn. Vì người Á Châu có nhiều danh từ để gọi về sự chết theo từng trường hợp, điều kiện khác nhau. Ví dụ một người bình thường chết thì gọi là qua đời, tử vong, mất đi v.v... Ông Vua mất thì gọi là băng hà. Một vị Sư Tăng mất gọi là viên tịch. Vì vậy người Á Châu khi nghe chữ Niết Bàn, họ có thể hiểu một cách dễ dàng rằng: đó là trạng thái của Đức Phật khi viên tịch.

Khi Đức Phật còn tại thế, câu hỏi này được nêu ra nhiều lần, nhưng tựu chung có hai lần được Đức Phật trả lời như sau: Như một người khát nước, được uống nước, kẻ ấy hiểu giá trị của sự đã khát là gì. Nếu một kẻ thứ hai nào đó, hỏi người uống nước kia về sự đã khát ra sao thì chắc rằng người uống nước sẽ không diễn tả hết được. Niết Bàn cũng như thế ấy, chỉ có những người nào chứng vào cảnh giới ấy, mới hiểu được. Còn nói về Niết Bàn cho một người chưa chứng Niết Bàn thì không thể hiểu được.

Một lần khác, Đức Phật trả lời về Niết Bàn như sau: Giống như một người bị mũi tên độc bắn vào. Điều căn bản là phải tìm cách rút mũi tên độc ra ngay, nếu để lâu, chất độc sẽ lịm sâu vào người đó, khiến người bị thương lại chết sớm. Thế mà vẫn có kẻ ngồi đó để tìm hiểu nguyên nhân tại sao người này bị bắn, mũi tên ấy từ đâu bắn tới, làm bằng chất gì v.v... Nêu những câu hỏi ấy chẳng có lợi ích gì cả. Cũng như thế ấy, việc tu hành, chúng sanh hay lơ là, nhưng hay tìm hiểu về kết quả của sự tu hành. Việc ấy có ích chi.

Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng: Niết Bàn là cảnh giới không còn sanh tử luân hồi nữa, một cảnh giới giải thoát, không bị ràng buộc bởi ái ân và phiền não. Một cảnh giới yên lặng, tịch tĩnh không bị khuấy động bởi vô minh của con người. Một cảnh giới như thế, ai cũng có thể chứng được, nhưng với điều kiện phải hoàn toàn giác ngộ như các vị A La Hán, Bồ Tát và Phật mới có thể đạt đến cảnh giới ấy.

Người Âu Mỹ do ảnh hưởng giáo lý của Thiên Chúa Giáo cả gần 2.000 năm nay nên tin rằng sau sự chết chỉ có hai con đường để chọn lựa. Một là về Thiên Đàng, hai là đi xuống địa ngục. Nên họ rất vội vã muốn hiểu biết về Niết Bàn. Trong những trường hợp như thế tôi vẫn hay giải thích rằng: Việc thiền định hay tu học, không phải chỉ một đời mà được. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua rất nhiều kiếp. Từ khi làm thú, chim muông, hổ, báo, hươu dê, cho đến làm người, rồi làm Thái Tử. Cuối cùng mới chứng Phật quả trong đời này. Chính Ngài cũng đã trải qua vô lượng kiếp như thế. Với chúng ta, vô minh còn dày đặc, phiền não lại chất chồng. Khi nào vô minh hết, phiền não tan, thì quả vị Niết Bàn sẽ chứng đắc. Điều này lệ thuộc nơi hành động của chúng ta, chứ không lệ thuộc nơi Đức Phật.

Hỏi: Nghe nói Đạo Phật không chấp nhận Chúa, điều ấy có đúng không?

Đáp: Cũng đúng mà cũng không.

Đúng vì lẽ Đạo Phật chủ trương rằng không có một vị chúa tể nào sáng tạo ra vũ trụ này cả. Mà tất cả sơn hà đại địa đều do nghiệp lực chiêu cảm của chúng sanh huân tập mà thành.

Sai vì lẽ trong các kinh điển của Đạo Phật như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm đều diễn tả những cảnh giới của các vị thần như: thần núi, thần sông, thần biển, thần A-tu-la, Thiện thần, Ác thần, Chúa tể của Trời, Chúa tể của Rồng v.v... Phải nói đúng hơn là Đạo Phật vượt lên trên các vị chúa tể ấy, chứ không phải là không thừa nhận những vị chúa tể và thần linh ấy. Nếu nói đơn giản, Đạo Phật là một đạo Supergott. Nghĩa là thừa nhận có rất nhiều Chúa chứ không phải chỉ một Chúa.

Hỏi: Nếu nói vậy, khi chư Tăng hoặc Phật tử cầu nguyện. Tất cả hướng vào cái gì để cầu, nếu không có Chúa để được tha thứ?

Đáp: Sự cầu nguyện của chư Tăng cũng như Phật tử mang ý nghĩa như sau: Mỗi chúng sanh đều có tánh Phật. Nên lạy Phật, chính là cầu nguyện cho tánh Phật của mình được thành tựu viên mãn như Đức Phật. Hướng về tượng Phật để lễ cũng có nghĩa là mong chư Phật chứng minh cho sự quay về với tự tánh của mình. Phật tánh không phân biệt nam nữ, già trẻ, Á Âu, mà ai ai cũng có thể thành tựu được sự giác ngộ này. Nhanh hay chậm tùy thuộc vào mỗi hành giả của chúng ta.

Ở đây xin nêu 2 ví dụ cho quý vị dễ hiểu. Ví dụ thứ nhất: Ví tánh Phật như đóa hoa và ví dụ thứ hai ví tánh Phật như ngọn lửa.

Hoa từ thân cây mà có. Ngoài thân cây chắc chắn sẽ không có hoa. Khi mùa đông sang, nhìn thân cây cằn cỗi, nhưng mùa xuân đến hoa lá đâm chồi nảy lộc. Hoa đó chính là tánh Phật của chúng sanh. Hoa chỉ hiển lộ khi có đầy đủ nhân duyên là khí trời ấm áp. Tánh Phật cũng thế, chỉ hiển lộ khi nào chúng sanh có đầy đủ nhân duyên.

Trong bản thể của đá có lửa. Nhưng nếu để hai hòn đá ở xa nhau sẽ không bao giờ thấy được lửa. Vậy điều kiện cần và đủ để có được lửa là phải đem hai viên đá ấy gần lại, cho cọ xát với nhau, sẽ có lửa. Tánh Phật cũng như thế ấy, rất đơn giản để thành tựu, nhưng phải hội đủ nhân duyên, lâu hay mau, tùy theo mỗi người tự chọn cho mình một lối đi và thì giờ thích hợp.

Hỏi: Vị trí của người nữ trong giáo lý Đạo Phật ra sao?

Đáp: Đức Phật thường dạy rằng: “Không có sự phân biệt giai cấp và Tôn Giáo khi trong máu người cùng đỏ và nước mắt người cùng mặn.” So vậy chúng ta có thể biết rằng: Đức Phật chủ trương bình đẳng giữa tôn giáo với tôn giáo, con người và con người. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng Đức Phật là một vị Giáo Chủ đã đưa địa vị của người nữ ngang hàng với địa vị của người nam. Nam và nữ đều có khả năng thành Phật giống nhau. Lâu hay mau là do con người, chứ không phải do giống phái mà có sự phân biệt. Có nhiều người nữ đôi khi có khả năng thành Phật trước người nam, như trường hợp Long Nữ trong kinh Pháp Hoa chẳng hạn.

Cho đến bây giờ hầu như các đạo khác đang có mặt trên quả địa cầu này, cũng cho người nữ đi tu, nhưng không cho họ có được những quyền bình đẳng bằng nam giới ngoại trừ Đạo Phật. Ví dụ như lễ quy y, lễ xuất gia, thọ giới, truyền giới, thuyết pháp v.v... tất cả những nghi thức này người nữ tu bên Phật giáo đều có quyền cử hành, chỉ có một điều kiện duy nhất là sau khi đã cử hành lễ xong, mang qua trình bên Tăng biết là việc đã xảy ra như thế là xong. Hầu như chư Tăng đều thuận, vì đã qua phép Yết Ma bên Ni cử hành rồi. Đây là một hình thức để người nữ nương tựa và từ đó giới thể được vững chắc hơn. Ngoài ra không bị một giới hạn nào cả.

Hỏi: Có nhiều người nữ bị ức chế dưới quyền của người nam tại các nước Á Châu. Điều ấy Thầy nghĩ như thế nào?

Đáp: Một số nước như Trung Hoa và Nhật Bản, người nữ vẫn chưa có quyền bình đẳng như người nam. Vì ảnh hưởng bởi Khổng Giáo lâu đời tại đây, nên mới có những sự việc ấy. Nhưng nói cho cùng trong gia đình phải có người chồng, thì người vợ mới có nơi nương tựa. Nhưng nhiều khi cái quyền làm chồng tại Á Châu cũng hơi quá đáng nên nhiều phụ nữ đã đòi hỏi để được ngang hàng. Ngay cả các nước Âu Châu này cũng thế, cho đến thế kỷ 18 người nữ cũng không được bình quyền như người nam. Đến thế kỷ 20 này tại Âu Mỹ vấn đề này vẫn còn bàn cãi. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của Phật giáo, chúng ta phải hiểu rằng: Trong một gia đình phải có chồng và vợ. Đây là hai yếu tố quan trọng để dưỡng dục con cái của mình. Nếu trong một gia đình mà thiếu một trong hai yếu tố ấy thì con cái sẽ hư hỏng, khó thành tựu sự nghiệp. Quyền lợi và nghĩa vụ giữa nam và nữ đều phải xem ngang nhau thì gia đình ấy mới là một gia đình hạnh phúc.

Hỏi: Tại sao những người tu không được phép lập gia đình?

Đáp: Việc lập gia đình không phải là một việc xấu, nhưng là một sự ràng buộc. Người đi tu cốt để thoát ly sanh tử luân hồi, mà còn bị trói buộc vào ái ân thì muôn đời khó dứt. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy rằng: Một tù nhân dầu phải ở 1.000 năm trong ngục thất cũng sẽ có ngày được trao trả tự do, nhưng một con người bị ái dục sai khiến thì muôn kiếp cũng không thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử.

Người đi tu phải sống một cuộc đời chánh niệm. Mọi hành động, cử chỉ trong đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, nói v.v... tất cả đều phải thực tập chánh niệm. Mà chánh niệm thì cần phải xa rời sắc, thanh, hương, vị và xúc. Đây là năm điều làm cản trở con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Trong Đại Trí Độ Luận, quyển 2, phẩm Thiền Định. Đức Phật kể lại nhân duyên của Ngài và Công Chúa Da Du Đà La ở tiền kiếp như sau:

“Ở một núi nọ gần thành Ba La Nại, có một vị tiên tu đã lâu năm có phép thần thông, một hôm dạo chơi ngoài vườn, trong khi tiểu tiện thì thấy hai con nai đang giao cấu trong bồn. Vị tiên kia động tâm nên đã xuất tinh. Nai cái kia liếm tinh ấy và thọ thai. Sau đó sinh ra một con nai con có sừng nhưng thân người và chỉ có một chân. Nai con lớn lên trên núi, vì có một chân nên đi không vững, do đó quyết chí tu hành và chứng được phép tiên, có khả năng làm mưa gió theo ý mình. Vị tiên này làm cho trời không mưa trong 12 năm. Tại thành Ba La Nại nhà vua biết được tin ấy rất khổ sở và truyền lệnh cho nhân gian, ai có công làm cho mưa thuận gió hòa thì sẽ được chia cho nửa giang sơn.

Trong thành bấy giờ có một nàng dâm nữ tâu lên vua là nàng có thể cảm hóa vị tiên ấy và ngoài ra nàng còn chắc chắn rằng sẽ chiêu dụ vị tiên ấy về thành, chính nàng sẽ cưỡi cổ vị tiên ấy. Nhà vua an tâm và nàng dâm nữ ra đi với 500 mỹ nữ khác. Khi đến nơi vị tiên kia cư ngụ, dâm nữ và 500 mỹ nữ kia ngày đêm đàn địch, ca hát, tìm cách gần gũi thân hình với nhau, vị tiên bị cảm hóa và mất thần thông. Những ngày đầu vị tiên được dâm nữ cho ăn những đồ ngon vật lạ. Đến ngày thứ 7 thì vị tiên ăn thấy không ngon nữa. Dâm nữ bảo rằng: Nếu Ngài muốn sung sướng thì phải đi về thành. Vị tiên kia chiều theo ý dâm nữ. Đi giữa đường dâm nữ giả bịnh ngả ra bất tỉnh, khiến vị tiên ấy phải đỡ nàng lên cổ để cõng đi. Gần đến thành dâm nữ cho người về báo với vua để biết sự thật. Vua nhìn thấy dâm nữ cưỡi trên cổ của vị tiên như lời đã hứa nên đã chia nửa giang sơn và vì vị tiên kia đã mất thần thông nên mưa hòa gió thuận trở lại, nên nhà vua cho vị tiên kia trở về lại núi. Tuy sống tại cung vua có đầy đủ tiện nghi, nhưng vị tiên ấy thấy không thanh thản bằng thiền định nơi núi rừng, nên cuối cùng tiên nhơn đã được toại ý, về đó tiếp tục tu hành. Đức Phật nói rằng: Vị tiên nhơn ấy chính là ta. Còn dâm nữ ấy chính là Công Chúa Da Du Đà La. Nàng và ta đã có nhân duyên từ 500 kiếp về trước phải làm chồng vợ và kiếp này là kiếp cuối cùng.”

Do xúc và ái mà sinh ra luân hồi sanh tử như vậy, nên người đi tu phải đoạn hẳn tà dâm là vậy.

Ngày nay các tăng sĩ Nhật Bản, một phần tu sĩ Đại Hàn và Tây Tạng vẫn lập gia đình. Đa số bị thế tục hóa, nhưng đây chỉ là những phần nhỏ trong đại đa số Phật giáo tại Á Châu vậy.

Hỏi: Ở vài nước như Thái Lan, Lào và Cam Bốt có việc đi tu giống như một nghĩa vụ tại các xứ Âu Mỹ này. Điều ấy hư thực ra sao?

Đáp: Hầu như các nước Phật giáo theo Nam Tông đều có truyền thống ấy. Đặc biệt là Phật giáo Thái Lan. Người ta quan niệm rằng, trong suốt cuộc đời của một người không vào chùa tu một thời gian ngắn thì người ấy không đủ phẩm hạnh đạo đức. Vì vậy khó đi lấy vợ, hoặc làm một công việc gì. Người Thái, Lào và Cam Bốt cũng quan niệm rằng đi tu ngắn hạn như một nghĩa vụ có nghĩa rằng đây là hình thức để báo hiếu cho mẹ cha trong khi còn sống cũng như lúc chết. Tùy theo hoàn cảnh và thời gian, đôi khi một tuần đến 3 tháng hoặc một năm. Có người ở lâu hơn nữa và nếu thuận duyên có người xuất gia ở chùa suốt cả cuộc đời luôn và không lập gia đình.

Thái, Lào, Miên là những xứ lấy Phật giáo làm quốc giáo, nên ngay cả các Thái Tử trước khi lên ngôi cũng phải vào chùa tu mấy ngày cho đến mấy tháng. Các Thái Tử cũng mặc áo cà sa, đi khất thực sống giống như đời sống của một Tăng sĩ. Đây là một mỹ tục hay, gián tiếp giúp cho các bậc quân vương sau này lên ngôi trị nước có được cái nhìn thiện cảm về đạo cũng như có tâm từ bi đối với tất cả nhân dân trăm họ và muôn loài. Ngày nay mặc dầu trải qua nhiều khúc quanh của lịch sử, nhưng 3 nước này vẫn còn giữ truyền thống đẹp đẽ ấy.

Ở Âu Châu ngày nay nếu người nào không muốn đi lính, cầm súng và tập trận thì có thể đi làm các công tác từ thiện, xã hội trong các tổ chức như Caritas hoặc Malteserhilfedienst chẳng hạn. Đây cũng là một phương pháp thực hiện lòng từ bi rất hay, mở ra cho mọi người một con đường sống, nghĩa là không nhất thiết ai cũng phải cầm súng mới giữ nước được.

Dĩ nhiên trong cuộc sống của Tăng Đoàn rất phức tạp. Vì sống chung đụng nhau, nên có rất nhiều vấn đề xảy ra. Tất cả đều phải giải quyết theo phương pháp lục hòa và dựa theo tinh thần giới luật của Phật chế để làm sáng tỏ Tăng Đoàn.

Tinh thần lục hòa gồm 6 điểm mà một người Tăng sĩ phải thực hiện, dầu cho xuất gia mới mấy ngày, hay ở lâu trong chốn thiền môn.

Điều thứ nhất là thân hòa cộng trú, nghĩa là cùng hòa mình sống chung trong một Chùa hay Tu viện. Trong nhà, chúng ta sống có cha mẹ, anh em, tình huynh đệ ruột rà, mà đôi khi còn tranh cãi nhau từng lời nói. Còn nơi Tu viện, hầu như ai cũng chẳng quen ai, không bà con ruột thịt, thì chỉ có tinh thần lục hòa và giới luật mới giữ chân họ lại được với nhau. Có nhiều Tu viện ở Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam ở hàng ngàn người nhưng rất hiếm có vấn đề vì ai cũng tôn trọng phép lục hòa này.

Điều thứ hai là khẩu hòa vô tranh, nghĩa là không được cãi cọ nhau. Khi hai người cãi nhau, mỗi người tất có lý của mình, nhưng tuyệt nhiên không được lớn tiếng để đi đến chỗ xô xát với nhau, làm náo động cửa thiền.

Điều thứ ba là ý hòa đồng sự, nghĩa là thống nhất hòa hợp ý kiến để cùng làm. Ví dụ có một vấn đề gì đó phải đem ra bàn cãi, mọi người phải lấy đa số, không được lấy quyền lực để ép buộc người khác phải theo mình.

Điều thứ tư là kiến hòa đồng giải, nghĩa là nếu có một việc gì đó trong phạm vi thấy nghe hoặc nghi thì phải giải bày hết cho mọi người trong Chùa biết. Có như thế cuộc sống mới thoải mái, không nghi kỵ lẫn nhau, mới đạt đến chỗ đồng lòng tin tưởng nhau.

Điều thứ năm là lợi hòa đồng quân, nghĩa là những gì có lợi, từ vật chất đến tinh thần phải đem ra chia đều cho mọi người, không được giữ làm của riêng cho mình.

Điều thứ sáu là giới hòa đồng tu, nghĩa là tất cả Tăng chúng phải hòa mình trong giới luật để tu. Giới luật là Thầy của tất cả mọi người. Ai cũng phải hiểu điều đó và mỗi người đều phải tự thực hành thì giá trị nội tại được trong sáng hơn.

Trên đây là những điều căn bản của một người Tăng sĩ khi sống ở Chùa phải vâng giữ lấy. Cũng giống như một quân nhân, nếu không tuân thủ kỷ luật, chắc rằng tổ chức quân đội ấy không được ai kính trọng nể vì.

Hỏi: Tại sao các nước theo Nguyên Thủy Phật giáo, Chư Tăng không đi làm lụng để sinh sống, hoặc tín đồ không lo chu cấp đầy đủ cho chư Tăng hay sao mà phải đi khất thực mỗi ngày?

Đáp: Đi xin hay nói đúng hơn là đi khất thực không phải ai cũng làm được, nhất là đối với những kẻ có quyền thế, danh vọng, địa vị trong xã hội. Người nghèo đi xin là chuyện đã đành. Vì miếng cơm manh áo và vì sự sống nên họ phải làm thế. Nếu một người bình thường không thiếu thốn gì, bảo họ đi xin, chắc rất khó thực hiện. Ở đây cũng vậy, người đi tu không vì thiếu thốn ở gia đình mà đi xuất gia học đạo, trái lại có những người rất giàu có. Người đi tu cũng không phải không làm việc được mà phải đi xin. Đây là ý nghĩa chính của nó. Khi một vị Tu sĩ được thọ 250 giới, gọi là giới Tỳ Kheo hay Cụ Túc phải luôn hành trì theo giới luật, mỗi ngày chỉ ăn một bữa trưa và phải đi khất thực để nuôi thân giống như lời Phật dạy. Người nào biết hạ mình, dẹp tự ngã mới có thể làm việc ấy. Đời sống của người tu là trên phải đền 4 ơn nặng và dưới phải cứu khổ muôn loài. Nên ý nghĩa đi xin ấy có một tầm vóc cao quý như vậy.

Người tín đồ của Nam Tông đôi khi cũng mang cơm gạo đến Chùa cúng dường như tại Thái Lan hay Tích Lan, nhưng đa số không nấu tại Chùa. Tín đồ nấu sẵn tại nhà rồi mang đến Chùa để dâng cúng cho chư Tăng.

Ở Tích Lan, chư Tăng lãnh phần lãnh đạo tinh thần, lo dạy học cho con cái của tín đồ, còn tín đồ có bổn phận lo cho chư Tăng cái ăn, cái mặc, chỗ ở v.v... thuộc về phạm vi vật chất. Quả là một cuộc sống đề huề cả đôi mặt, ít có nước Phật giáo nào trên thế giới có thể thực hiện được điều đó. Bên Đại Thừa thì không đi khất thực. Tín đồ mang gạo cơm, tiền bạc đến Chùa để cúng dường, bố thí và chư Tăng nhờ của thí này mà có thể sống trong Chùa, dành nhiều thì giờ lo cho vấn đề tâm linh, không bị ràng buộc bởi cuộc sống bên ngoài để chuyên tâm thiền định.

Hỏi: Việc đẳng cấp bên Phật giáo như thế nào?

Đáp: Đạo Phật chủ trương vô ngã, vô tướng nên vấn đề hình thức ít lưu tâm đến. Tuy nhiên vì để khế hợp với căn cơ của chúng sanh nên mỗi nước Phật giáo đều có chế ra những phẩm trật khác nhau. Nhưng tựu chung tất cả Nam cũng như Bắc Tông, một người đi tu, tuổi phải đủ 20 mới được thọ Tỳ Kheo, giữ 250 giới, từ vị trí này sẽ đi cao hơn nữa trong cuộc sống ở Đạo.

Ví dụ như ở Việt Nam, một người mới phát tâm xuất gia vào Chùa học kinh, luật, luận, đầu phải cạo nhẵn, gọi là chú Tiểu hay chú Điệu. Danh từ này thường gọi cho những người dưới 20 tuổi. Nếu trên 20 tuổi mới xuất gia thì danh từ này không dùng đến. Trong thời gian làm chú Tiểu đến 20 tuổi thọ 10 giới, gọi là giới Sa Di (Shramanera). Tuổi đủ 20 được thọ Cụ Túc hay còn gọi là Tỳ Kheo (bên Nam), Tỳ Kheo Ni (bên Nữ). Lúc bấy giờ phẩm trật được gọi là Đại Đức. Từ vị trí này sau 20 năm nữa, gọi là Thượng Tọa. Nghĩa là tuổi đời ít nhất 40 và kể từ khi thọ giới Tỳ Kheo là 20 năm. Từ Thượng Tọa lên Hòa Thượng 20 năm nữa. Nghĩa là 60 tuổi đời và 40 năm kể từ ngày thọ giới Tỳ Kheo. Đến 80 tuổi thì thường được gọi là Đại Lão Hòa Thượng. Nếu từ phẩm trật của Phật giáo Việt Nam nhìn xuyên qua Giáo Hội Thiên Chúa, chúng ta có thể so sánh như sau:

- Cấp bậc Đại Đức bằng chức Linh Mục.

- Cấp bậc Thượng Tọa bằng Giám Mục.

- Cấp bậc Hòa Thượng bằng Tổng Giám Mục.

- Cấp bậc Đại Lão Hòa Thượng ngang hàng với Đức Hồng Y.

Đó là sự so sánh tạm cho quý vị dễ hiểu mà thôi.

Đạo Phật Trung Hoa lại khác. Ở Trung Hoa rất ít có chữ Đại Đức hoặc Thượng Tọa, mà chỉ có Pháp Sư, Đại Pháp Sư, Trưởng Lão v.v... Trong khi đó phía Nam Tông Phật giáo chỉ dùng chữ Đại Đức chứ ít dùng chữ Thượng Tọa hay Hòa Thượng. Ngày xưa Ngài Ca Diếp, Ngài A Nan, Ngài Xá Lợi Phất cũng thường được gọi là Đại Đức, mà ngay cả Đức Phật nhiều khi cũng còn được gọi là Đại Đức Thế Tôn.

Tây Tạng lại có phẩm trật khác, không giống các nước Phật giáo tại Á Châu. Đứng đầu có Đức Đạt Lai Lạt Ma, là một Giáo Chủ của Phật giáo Tây Tạng, dưới Ngài là 4 phái lớn và chư Tăng theo phẩm trật tu hành mà điều khiển Tăng chúng cũng như Tu Viện. Tây Tạng có các chức vị Geshe và Rimpuchie là những chức cao quý nhất, không phải ai tu cũng có được, mà phải trải qua nhiều gian nan thử thách trong cuộc sống tâm linh cũng như thể xác.

Nhiều người lầm tưởng rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có vị trí giống như Đức Giáo Hoàng. Nhưng hiểu như thế là lầm. Ngài chỉ đại diện cho Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên Ngài là một vị Tăng Vương vừa là một Quốc Vương, nên thế giới biết đến nhiều hơn. Ở mỗi quốc gia theo Phật giáo đều có một vị Sư đứng đầu như thế. Ở Thái Lan, Lào, Miên gọi là Vua Sãi. Ở Việt Nam gọi là Đức Tăng Thống. Đây là vị trí cao cả nhất trong hàng Tăng Già.

Hỏi: Như vậy tổ chức hành chánh của Phật giáo ra sao?

Đáp: Hiện nay Phật giáo có hai cơ quan lớn nhất. Đó là Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC), trụ sở đặt tại Đài Loan, do Ngài Wu Ming làm Hội Trưởng. Hội này quy tụ toàn thể Tăng Ni trên thế giới đại diện các Tông phái khác nhau. Cơ quan này không có Cư sĩ tại gia.

Cơ sở thứ hai to lớn hơn và hoạt động tích cực hơn. Đó là Hội Liên Hữu Phật giáo Thế Giới (WBF). Trụ sở Hội đặt tại Thái Lan. Cố vấn và sáng lập Hội là Hoàng Thái Hậu, mẹ của vua Thái Lan trong hiện tại. Trong Hội này quy tụ các chính khách là Phật tử. Ngoài ra các vị Tu sĩ cũng có chân trong Hội này. Đây là một tổ chức hỗn hợp giữa các Tu sĩ và Phật tử.

Hai tổ chức Tăng Già và Liên Hữu này ít có sự liên hệ với nhau mà hầu như việc của ai nấy làm, ít có sự trao đổi với nhau. Nhất là trong các phiên họp Đại Hội vẫn không thấy đại diện của 2 tổ chức này tham dự. Nhìn chung về phương diện hành chánh của Phật giáo trên thế giới không mạnh bằng các tổ chức của các Tôn Giáo khác. Tuy nhiên, đây là những cố gắng sơ khởi của Phật giáo Thế Giới ở vào thời điểm của hậu bán thế kỷ 20 này. Đây không phải là những cơ quan quyền lực có thể chi phối các hoạt động Phật sự tại các địa phương, mà chỉ là những cơ quan tượng trưng về tinh thần của Phật tử trên thế giới.

Hỏi: Đạo Phật giải thích như thế nào về một Đấng Tạo Hóa?

Đáp: Đạo Phật chủ trương không có một Đấng Tạo Hóa mà tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh ra và tất cả các pháp sẽ do nhân duyên mà mất đi. Tuyệt nhiên không có ai sinh ra và cũng không ai có quyền chi phối sự mất còn ấy, ngoại trừ nhân duyên và nghiệp lực của vạn pháp.

Đấng Tạo Hóa hay Đấng Toàn Năng là một vị thần có quyền uy tối thượng để thưởng phạt con người. Nhưng ở Đạo Phật không có một vị như thế. Tất cả đều do tâm của con người tạo ra, thì chính tâm ấy phải luân hồi sanh tử, không ai có thể tha thứ cho mình, mà ngược lại cũng không ai có thể giác ngộ giải thoát cho mình, ngoại trừ chính mình phải tự giác ngộ lấy. Đức Phật cũng chỉ là một Đạo Sư chỉ đường cho mọi người mà thôi, tin hay không thuộc về chúng ta chứ không thuộc về người hướng đạo.

Núi, sông, cây cỏ, vạn vật tồn tại trên trái đất này hay ở những thế giới khác cũng chỉ là một sự thay đổi của tâm thức. Con người được cấu tạo bởi 4 chất lớn là: đất, nước, gió và lửa. Khi con người chết, phần mềm trả về cho đất, phần nóng trả về cho lửa, phần khí trả về cho không khí, phần nước trả về cho nước. Nước hay không khí là những thứ tự biến đổi, không ai sinh ra được chúng cả. Vì đây chỉ là một sự tuần hoàn của vạn vật. Còn con người do nghiệp lực mà đi đầu thai và chính cái nghiệp ấy làm cho con người luân hồi sinh tử. Muốn thoát ly sanh tử luân hồi, chúng sanh phải tự tu, từ đó mới có thể tự giải thoát cho mình được.

Hỏi: Nghiệp là gì vậy?

Đáp: Cụ Nguyễn Du là một đại văn hào của Việt Nam sinh ra vào cuối thế kỷ 18, đã diễn tả về nghiệp như sau:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn vốn tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Nghiệp không phải là một định luật, nhưng là một hành động. Hành động này huân tập nhiều đời nhiều kiếp, ví dụ như nhiều hòn đá sẽ tạo nên núi, nhiều hòn núi sẽ tạo nên một dãy núi. Từ đó kết thành mọi ô nhiễm, thói hư, tật xấu hay ngay cả việc thiện, để rồi sanh ra, già đi, chết và tiếp tục sinh ra. Nếu một ai đó, muốn biết đời trước đã làm việc gì thì hãy xem kết quả mà mình đang hưởng trong hiện tại. Và cũng thế ấy, muốn biết đời sau mình sẽ hưởng quả như thế nào thì hãy xem cái nhân của mình đang gây ra trong hiện tại.

Ví dụ một người sinh ra trong kiếp này phải chết sớm. Vì lẽ kiếp trước người này thường ưa giết hại sinh mạng của kẻ khác. Cũng như thế, một người trong kiếp này được sinh ra nhưng không đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi v.v... điều ấy chứng tỏ rằng người ấy ở một kiếp nào đó đã gây nhân sát hại sinh mạng của các chúng sanh khác, nên trong hiện tại mới thọ quả như vậy.

Một người trong kiếp này giàu có. Vì kiếp trước biết trồng nhiều nhân bố thí. Ngược lại một người nghèo khổ trong kiếp này, chỉ vì kiếp trước tham lam, bỏn sẻn. Từ đó suy ra mọi vấn đề đều phải bị lệ thuộc bởi nghiệp và nhân duyên cả.

Cái nghiệp phải sinh ra làm thân đàn ông, mà cũng chính cái nghiệp phải sinh ra làm thân người nữ. Nhưng cũng có nhiều người có cái nghiệp bán nữ bán nam. Nghĩa là tuy có thân hình là nam nhân, nhưng tư tưởng thuộc về nữ nhân. Hoặc tuy có kẻ mang thân nữ nhơn nhưng tư tưởng là nam nhơn. Không ai muốn điều đó, nhưng đó là nghiệp, chỉ vì vấn đề luân hồi sanh tử, từ thân nữ chưa thoát khỏi thân nam, hoặc ngược lại cũng thế.

Hỏi: Nếu nói như vậy, tại sao có những người trong kiếp này vẫn làm phước bố thí mà vẫn nghèo? Còn có những người hiện gây ra nhiều điều ác đức mà vẫn giàu có sung sướng? Vả chăng luật nhân quả của nhà Phật không đúng với các trường hợp này?

Đáp: Có nhiều loại nhân sinh ra trong đời này và có kết quả ngay trong hiện tại. Có nhiều loại nhân sinh ra trong quá khứ, nhưng hiện tại hoặc ở những đời vị lai, quả mới sinh. Từ đó ta có thể hiểu như sau:

Nhiều người trong hiện tại mặc dầu có làm phước bố thí nhưng vẫn nghèo, vì trong quá khứ người này đã vay nhiều nợ nhưng chưa trả hết, bây giờ họ phải tiếp tục trả, nên mặc dầu cố gắng hết sức, họ vẫn còn nghèo khó.

Còn người giàu kia, mặc dầu họ vẫn làm ác, nhưng họ chưa bị quả báo. Vì lẽ trong những kiếp trước họ đã gây nhiều nhân thiện, nên trong hiện tại, họ nhận lãnh được kết quả của kiếp trước, như là một loại tiền lời đang dùng trong hiện tại. Nếu kiếp này họ không biết giữ lại đồng vốn ấy, thì kiếp lai sinh họ phải bị chi phối trở lại bởi định luật nhân quả phía trên.

Hỏi: Vô thường, khổ, không và vô ngã là những đề tài hay được đặt ra trong giáo lý của Đức Phật. Vậy ý nghĩa chính của các vấn đề này ra sao?

Đáp: Phải nói ngay rằng: Toàn bộ giáo lý của Đức Phật được đặt trọn vẹn vào các trọng tâm của những vấn đề trên.

Vô thường, vì tất cả những hiện tượng của thế gian này đều phải bị biến đổi, nên gọi là vô thường. Ví dụ bất kỳ hiện tượng nào trong cuộc đời này cũng đều phải trải qua 4 giai đoạn là thành, trụ, hoại và diệt. Không hiện tượng nào có thể ở mãi trong một giai đoạn, mà phải bị biến đổi bởi thời gian và không gian, nên gọi là vô thường.

Khổ là gì? Đây cũng là một đề tài rất quan trọng mà Đức Phật vẫn hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi Ngài còn tại thế. Đặc biệt bài thuyết pháp đầu tiên Ngài thuyết tại Vườn Lộc Uyển sau khi thành đạo, Ngài đã mở đầu bằng khổ, nguyên nhân của sự khổ, cách diệt khổ và con đường đưa đến sự giác ngộ.

Sự khổ ở đây không chỉ nhắm vào vấn đề vật chất, mà chủ yếu là tinh thần cũng giống như một căn bệnh căn bản của chúng sanh. Có nhiều người lầm tưởng rằng, khoa học càng tiến bộ sẽ giải quyết cái khổ của con người qua các sự kiện sanh, già, bệnh chết v.v... nhưng điều ấy sai. Vì khoa học chỉ giúp cho con người cải thiện vấn đề vật chất chứ chưa cải thiện được tâm linh. Đây là một vấn đề mà cho đến nay khoa học vẫn còn bó tay.

Không là gì? Không cũng không có nghĩa là không, mà chính trong cái không này lại có cái có. Cái có đó là cái có của chân lý, nên gọi là chân không mà diệu hữu.

Vô ngã là gì? Đây là một đề tài tương đối khó hiểu đối với quý vị là người Âu Châu. Ngã ở đây có nghĩa là cái ta, cái chủ thể của mình. Con người thường hay chấp chặt vào cái gì mình có, mình thấy, mình nghe v.v... và cho rằng những điều đó là đúng. Mình là ông này, bà kia. Mình ở địa vị này nọ v.v... nhưng trên thực tế tất cả những thứ này thuộc về giả danh chứ không phải thực tướng của nó, mà chúng ta vì mê mờ nên mới chấp chặt vào những hiện tượng ấy. Có người không hiểu đạo, sẽ khổ đau vì cái ngã này. Trái lại, người hiểu được chân lý của Đạo Phật thì chấp nhận tinh thần vô ngã của Đạo Phật một cách rất dễ dàng.

Hỏi: Tại sao người đi tu theo Phật giáo phải cạo tóc?

Đáp: Đây là một câu hỏi mà người Á Châu ít hay hỏi đến. Vì họ nghĩ: người đi tu đương nhiên phải cạo đầu. Vì vấn đề ấy nó rất thông thường tại Á Châu. Hầu như không có một người tu nào mà không cạo đầu cả. Ngoại trừ một số Tăng sĩ Nhật Bản ngày nay theo mới, có lập gia đình, nên việc để tóc của họ cũng là một chuyện bình thường thôi.

Chúng ta nên nhớ lại một điều là khi đi xuất gia, chính Thái Tử Tất Đạt Đa cũng phải tự mình cắt tóc bên dòng sông A Nô Ma. Sự cắt tóc này có nghĩa là đoạn trừ những phiền não, những sự ràng buộc của cuộc đời, của ái ân, của phiền lụy. Cái tóc là một sự trói buộc. Vì vậy, muốn cởi bỏ sự trói buộc của tâm linh, đầu tiên phải cởi bỏ sự trói buộc của hình thức. Đó là việc cạo tóc. Người Tu sĩ là người sống cuộc đời tự tại, không bị trói buộc vào bất cứ một điều gì, nên việc cạo bỏ râu tóc là việc làm tượng trưng cho bước đầu của việc bước vào cửa đạo.

Hỏi: Muốn trở thành một người Phật tử phải làm sao?

Đáp: Đạo Phật vốn là một đạo không có bộ truyền giáo để đi đến xứ này hay xứ khác chiêu dụ thêm tín đồ, nên Đạo Phật ít quan tâm về vấn đề này. Tuy nhiên nếu quý vị muốn trở thành một Phật tử của Đạo Phật, thì đây là những điều kiện.

Được gọi là Phật tử thì nên quy y Phật, Pháp và Tăng. Đây là điều kiện căn bản nhất. Quy y có nghĩa là trở về nương tựa với 3 ngôi báu trong thế gian. Ngoài ra để trở thành một người Phật tử chân chánh, cần nên giữ gìn 5 giới cấm. Đó là: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Trong 5 giới này người Phật tử nếu giữ đủ thì quý hóa vô cùng. Nếu không thể, chỉ cần giữ một trong 5 giới ấy thì tư cách của người Phật tử vẫn có thể chấp nhận được. Giới là những điều răn cấm. Nếu ai năng hành trì thì thân cũng như tâm mình được thanh tịnh, trong sáng. Trí tuệ được soi rọi. Nếu ai lười biếng cũng không sao, trước sau gì thì chiếc áo nghiệp cũng phải giặt sạch, nhưng đòi hỏi bởi thời gian và sự siêng năng. Ai siêng năng giặt giũ thì chiếc áo nghiệp kia sẽ mau sạch bụi trần. Ai lười biếng, chính người đó cũng phải bỏ công để làm trong một thời gian khác. Có thể ở trong kiếp này, mà cũng có thể trong những kiếp vị lai.

Ngoài ra người đã phát tâm quy y Tam Bảo để trở thành một Phật tử cũng nên ăn chay mỗi tháng ít nhất là 2 ngày, rồi lần lên nhiều ngày để cho lòng từ bi tăng trưởng. Đó là những điều kiện căn bản nhất để trở thành một Phật tử. Quý vị cũng nên chọn cho mình một vị Thầy để truyền giới và nương tựa trong khi tu học theo giáo lý của Đạo Phật.

Hỏi: Hiện tại ở Đức có bao nhiêu Tăng sĩ người Đức và Tăng sĩ ngoại quốc cũng như số tín đồ Phật giáo tại đây?

Đáp: Riêng Tăng Ni Phật giáo Việt Nam hiện ở Đức chừng 30 vị. Tây Tạng, Thái Lan, Trung Hoa, Tích Lan v.v... độ chừng 30 vị nữa. Ngoài ra một số Tăng sĩ người Đức đã xuất gia tại Âu Châu độ chừng 10 vị, hiện ở trong các Trung tâm Tây Tạng, hoặc những Trung tâm Thiền của chính người Đức tạo dựng tại xứ này. Có nhiều người Đức sang Á Châu xuất gia tại các nước như Thái Lan, Tích Lan, Nhật Bản và ngay cả Việt Nam, nhưng những người này sau khi xuất gia ít trở về lại nước Đức, mà họ ở luôn lại tại các nước Á Châu. Có lẽ tại đó đời sống của họ yên ổn hơn, nên họ không cần phải trở về Đức. Vả lại khi trở về Đức họ không có nơi nương tựa vững chắc như Á Châu. Vì ở Đức, Phật giáo chưa phát triển một cách rộng lớn như ở Á Châu. Tuy nhiên ngày nay tại Đức có độ khoảng 200 Trung tâm tu Thiền và thực hành giáo lý của Đức Phật. Ngày nay có khoảng 40.000 người Đức đã quy y Tam Bảo, theo nhiều tông phái khác nhau ở tại Đức này. Riêng người Việt Nam có độ 70.000 người là tín đồ của Đạo Phật. Ngoài ra người Nhật, Thái, Lào, Cam Bốt, Tích Lan hiện ở tại nước Đức này cũng không dưới 50.000 người. Như vậy số người theo Đạo Phật hiện ở tại xứ Đức này tổng cộng chừng 160.000 người. Nhưng trên thực tế số người cảm tình với Đạo Phật rất nhiều và những người đọc sách về Phật giáo không phải là ít. Ngày nay, khắp nơi trên nước Đức, ở bất cứ tiệm sách nào cũng có bán sách về Phật giáo nhất là Phật giáo Tây Tạng. Tại Đức có một vài Đại Học có dạy phân khoa về Phật học như ở Đại Học Göttingen và Đại Học Passau tại miền Nam nước Đức. Tại các Đại Học này người ta có thể học tiếng Sanskrit, tiếng Pali v.v... Các Đại Học lớn khác tại Hannover, Hamburg, Berlin, Frankfurt v.v... đều có dạy về Tôn Giáo học. Trong các phân khoa thuộc về Tôn Giáo đều có dạy về Phật học.

Mỗi năm tại Đức có hàng trăm ngàn người bỏ đạo Thiên Chúa hoặc Tin Lành. Trong số người này, một số đến với Đạo Phật để quy y và học hỏi giáo lý. Ngoài ra số người còn lại vẫn còn do dự, đang đứng trước ngưỡng cửa của tín ngưỡng. Vì cuộc sống vật chất trong hiện tại của con người có nhiều sự cám dỗ, vì thế đời sống tinh thần dường như bị bỏ quên, nên con người chưa tìm ra được một lối đi thích hợp cho họ.

Nói tóm lại Đạo Phật chọn về phẩm chứ không phải về lượng. Số tín đồ nhiều ít không phải là vấn đề chính, mà điều quan trọng là số người thực hành giáo lý ấy có năng động hay không?

Trên đây là một số câu hỏi căn bản mà người Đức, hay đúng hơn là người Âu Mỹ thường hay đặt thẳng vấn đề đối với chúng tôi hay với một số quý vị giảng sư khác khi có dịp tiếp xúc, cận kề với những người có cảm tình đối với Phật giáo. Đó cũng không phải là sự tò mò, mà là một sự học hỏi có căn nguyên, gốc rễ. Đa số những người Âu Châu, họ tìm hiểu rõ ràng rồi mới theo hoặc tin tưởng. Còn người Á Châu, nói như Đức Đạt Lai Lạt Ma, là những Phật tử truyền thống, khi sinh ra, cha mẹ là Phật tử, nên con cái cũng trở thành Phật tử. Nhiều khi họ tin theo Phật, nhưng chẳng hiểu Phật là ai? Đôi lúc họ lạy Phật nhưng không hiểu tại sao họ phải lạy 3 lạy. Họ chấp nhận một cách dễ dàng. Vì họ nghĩ rằng ông bà, cha mẹ họ đã làm thế, nên họ cứ tiếp tục thừa truyền là đủ. Tuy nhiên, một niềm tin như vậy chưa đủ để phát triển đạo tâm. Nếu có một vấn đề gì đó xảy đến trên phương diện hành trì giáo lý, họ trở nên ngớ ngẩn. Vì ít có cơ hội để đi sâu vào nội dung của giáo điển.

So ra giữa người Âu và Á có nhiều điều khác nhau từ cơ bản đến thượng tầng kiến trúc. Dĩ nhiên, mỗi sự thay đổi, mọi việc biến thiên trong cuộc đời đều có nguyên nhân và sự khế hợp với văn hóa cũng như dân tộc tính của xứ đó. Nơi nào cũng có cái hay và cái dở của nó, nhưng điều quan trọng là mình học được điều gì nơi tôn giáo đó, nơi học thuyết đó. Đấy mới là điều đáng nói mà thôi.

Ngày nay tại khắp Âu Mỹ đâu đâu cũng nghe nói về giáo lý của Đức Phật, về cách ăn chay, ngồi Thiền, làm công tác xã hội v.v... phải chăng Đạo Phật đã đến hồi phát triển tại nơi đây?


    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Phù trợ người lâm chung


Nguyên lý duyên khởi


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.204.160 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...