Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử »»

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật
»» Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử

Donate

(Lượt xem: 6.269)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Phần I. Đức Phật - Chương I. Cuộc đời Đức Phật lịch sử

Font chữ:


Diễn đọc: Thế Giới Phật Giáo

Hoặc nghe giọng đọc Tàng Thư Phật Học dưới đây:

Giáng thần, đản sanh và thuở thiếu thời

L.1 Sự đản sanh hy hữu của bậc đại nhân

Ở đây, Đức Phật nói với Ānanda, vị đệ tử thị giả thân cận. Trước đó, Đức Phật đã kể cho Ānanda những điều hy hữu liên quan đến sự nhập thai và đản sanh của Ngài, và giờ đây Phật bảo Ānanda thuật lại cho các tỳ-kheo khác nghe để họ được khích lệ.

Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda: ‘Này Ānanda, thật vậy, ông có thể tán thán thêm đầy đủ hơn nữa những phẩm tánh của Như lai, kỳ diệu, chưa từng có.’

‘Bạch Thế Tôn, đây là điều con thân nghe từ chính kim khẩu của Thế Tôn.:

“(Thế Tôn đã nói với con:) Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác khi tái sinh lên cõi trời Tusita (Đâu-suất).33”… Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây là một phẩm tánh của Như lai, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác an trú trong cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānandda không đen. Ngài có da màu nâu.” a, chánh niệm và tỉnh giác, cho đến trọn thọ mạng của mình, Bồ-tát an trú trong cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, conTo the monk called Cundaka he said, nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, Bồ-tát chánh niệm và tỉnh giác khi mạng chung từ cõi trời Tusita và giáng thần mẫu thai.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát mạng chung từ cõi trời Tusita và giáng thần mẫu thai, một sau đời này không còn đời nào nữa.vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế gian cùng với chư thiên, Ma, Phạm34, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng. Cho đến các thế giới trung gian kinh khủng ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám, nơi mà mặt trăng mặt trời, có đại thần lực và đại oai lực như vậy, cũng không thể rọi thấu; ở đó cũng có một vầng sáng bao la hiện ra, vượt xa oai lực của chư thiên. Và các chúng sanh sanh vào những chỗ ấy liền trông thấy nhau do vầng sáng ấy, bèn bảo nhau: ‘Này bạn, vậy cũng có những chúng sanh khác sanh vào chỗ này.’ Và mười ngàn thế giới hệ này35 chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế giới.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát giáng thần mẫu thai, bốn vị thiên tử đến hộ vệ ở bốn phương để không một ai, loài người hay loài phi-người, có thể gây tổn hại Bồ-tát và mẹ của Bồ-tát.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát giáng thần mẫu thai, mẹ Bồ-tát tự nhiên trì giới, không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống các thứ rượu nấu, rượu men, rượu ủ.”36Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.…

… “Này Ānanda, vào ngày thứ bảy sau khi đản sanh Bồ-tát, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Tusita.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, những phụ nữ khác sau khi mang thai trong bụng chín tháng hay mười tháng (âm lịch) rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát thì không như vậy. Mẹ Bồ-tát hạ sanh Bồ-tát sau khi hoài thai đúng mười tháng.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, những phụ nữ khác hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ Bồ-tát hạ sanh Bồ-tát trong tư thế đứng.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, chư thiên đón đỡ Bồ-tát trước, sau mới đến loài người.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ- tát không chạm đến đất. Có bốn thiên tử đón đỡ Bồ-tát, đặt Bồ-tát trước mẹ và thưa: ‘Thiên hậu, hãy hoan hỷ, Thiên hậu vừa hạ sanh một đấng đại hùng.’” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ- tát thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt, mủ, máu, hay bất cứ vật bất tịnh nào. Này Ānanda, ví như một viên ma-ni bảo châu đặt trên một tấm lụa Kāsī, viên ngọc không làm nhiễm ô tấm lụa, tấm lụa cũng không làm nhiễm ô viên ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Này Ānanda, cũng vậy, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, thân Bồ-tát thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt, mủ, máu, hay bất cứ vật bất tịnh nào.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, có hai dòng nước từ hư không tuôn xuống, một dòng mát, một dòng nóng, tắm gội sạch sẽ cho Bồ-tát và cho mẹ.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

… “Này Ānanda, ngay khi Bồ-tát khi vừa đản sanh, liền đứng vững hai chân trên mặt đất; rồi xoay mặt về hướng bắc, Bồ-tát bước đi bảy bước, có một lọng trắng che phía trên. Bồ-tát nhìn khắp các phương, cất tiếng nói thống lĩnh:

Ta tối tôn trên đời;
Ta tối thượng trên đời; Ta tối thắng trên đời;
Đây là đời sống cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.”

Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có...

“Khi Bồ-tát xuất sanh từ bụng mẹ, một vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế gian cùng với chư thiên, Ma, Phạm38, cùng với dân chúng, sa- môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng. Cho đến các thế giới trung gian kinh khủng ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám, nơi mà mặt trăng mặt trời, có đại thần lực và đại oai lực như vậy, cũng không thể rọi thấu; ở đó cũng có một vầng sáng bao la hiện ra, vượt xa oai lực của chư thiên. Và các chúng sanh sanh vào những chỗ ấy liền trông thấy nhau do vầng sáng ấy, bèn bảo nhau: ‘Này bạn, vậy cũng có những chúng sanh khác sanh vào chỗ này.’ Và mười ngàn thế giới hệ này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và vầng sáng bao la, thần diệu, vượt xa oai lực của chư thiên hiện ra trong thế giới.” Bạch Thế Tôn, con nhận thấy đây cũng là một phẩm tánh của Thế Tôn, kỳ diệu, chưa từng có.

‘Này Ānanda, thật vậy, hãy nhận biết đây cũng là một phẩm tánh của Như Lai, kỳ diệu, chưa từng có: này Ānanda, ở đây, khi cảm thọ sanh Như Lai biết cảm thọ sanh; khi cảm thọ trụ, cảm thọ diệt, Như Lai biết cảm thọ trụ, cảm thọ diệt. Này Ānanda, hãy suy xét đây cũng là một phẩm tánh hy hữu và vị tằng hữu của Như Lai.’

‘Bạch Thế Tôn, vì rằng như vậy, hãy nhận biết đây cũng là một phẩm tánh của Như Lai, kỳ diệu, chưa từng có.’ Acchariya-abbhuta Sutta: Majjhima-nikāya III.118–120, 122–124, dịch Anh G.A.S.

L.2 Dự đoán tương lai vĩ đại

Đoạn này thuật chuyện chư thiên báo tin Bồ-tát đản sanh cho một Tiên nhân. Tiên ông hăm hở đến gặp Bồ-tát, và rồi đoán tương lai Bồ-tát sẽ thành chánh giác.

Tiên A-tư-đà (Asita), thấy thiên chủ Thích (Sakka),39 và thiên chúng Ba mươi,40 hoan hỷ khoái lạc với các thiên y tinh khiết, đang vô lượng tán ca, tay nâng một tấm vải.

Trông thấy chư thiên hoan hỷ phấn khởi, cung kính, Tiên nhân thầm nghĩ: ‘Vì sao thiên chúng quá đỗi vui mừng? Vì sao họ nâng lên một tấm vải?’

Ngay dù chiến đấu với a-tu-la và chư thiên thắng, a-tu-la bại. Họ cũng không quá đỗi vui mừng như vậy. Phải chăng thấy điều gì hy hữu mà các thần Martu này hưng phấn?

Chư thiên la vang, xứng hát, tấu nhạc; vỗ tay và khiêu vũ. Xin hỏi cư dân trên đỉnh Tu-di:41 Các tôn giả, xin nhanh chóng giải trừ nghi ngờ này.’

“Bồ-tát, trân bảo vi diệu vô tỉ, đã đản sanh trong nhân gian, tại làng Thích-ca, Lâm-tỳ-ni (Lumbinī), vì lợi ích an lạc của mọi loài. Vì vậy chúng tôi vô cùng hoan lạc.

“Bồ-tát, tối tôn, tối thượng trên tất cả chúng sanh, là đấng ngưu vương tối tôn trong tất cả sanh loại. Rống tiếng rống sư tử oai hùng chúa tể sơn lâm; Ngài sẽ vận chuyển bánh xe chánh pháp trong rừng Tiên nhân.”42

Nghe rồi, Tiên nhân vội vàng hạ sơn, đến cung vua Tịnh Phạn.43 Sau khi ngồi xuống đó, bèn hỏi các Thích-ca: ‘Hài nhi sơ sanh ở đâu? Tôi mong diện kiến.’

Các Thích tử phò đồng tử cho Tiên A-tư-đà diện kiến. Tiên nhìn thấy đồng tử sắc da sáng chói rực rỡ, như vàng ròng được thợ kim hoàn cực kỳ thiện xảo tinh luyện;

Nhìn thấy đồng tử sáng rực như lửa bùng, tinh khiết như chúa tể các sao trong hư không, tỏa sáng như mặt trời ra khỏi đám mây mùa thu, nguồn hỷ lạc vô biên phát sinh trong tâm Tiên nhân.

Chư thiên Marut cầm lọng ngàn lớp nan hoa che giữa không. Vô số quạt cán vàng tung bay lên xuống; mà không thấy kẻ cầm lọng, cầm quạt.

Nhìn thấy đồng tử như kim hoàn trên trên thảm nhung màu đỏ nhạt, có lọng trắng che trên đầu, tâm A-tư-đà (Kaṇhasiri), Tiên nhân bện tóc, tràn ngập hoan hỷ phấn chấn, đón nhận đồng tử.

Sau khi đón nhận đấng Ngưu vương họ Thích, vị Tiên nhân tinh thông chiêm tướng và chú thuật, quan sát đồng tử, rồi cất lên tiếng quả quyết: ‘Đây là bậc vô đẳng đẳng, tối tôn trong loài hai chân (loài người).’

Tự biết bản thân rồi sẽ ra đi, Tiên nhân ưu sầu rơi lệ.
Nhìn thấy Tiên rơi lệ, các Thích-ca liền hỏi: ‘Há đồng tử không bị tai chướng gì chăng’?

Thấy họ Thích bất an, Tiên trả lời: ‘Không tai chướng gì cho đồng tử. Cũng sẽ không có bất cứ tai họa gì. Nhưng đây không phải là con người hạ liệt. Hãy cứ an tâm.

Đồng tử này sẽ chứng đắc Vô thượng giác. Vì thấy cái tối thượng thanh khiết, thương cảm vì lợi lạc quần sanh, Ngài sẽ chuyển bánh xe Chánh pháp. 44 Phạm hạnh 45 của Ngài sẽ được quảng bá.

Mạng sống của tôi còn không lâu, rồi tôi sẽ chết mà không thể được Chánh pháp vô tỉ. Vì vậy tôi rất ưu sầu, khổ não.’

Nālaka Sutta: Sutta-nipāta 679–694, dịch Anh G.A.S.

L.3 Phụ mẫu

Ở đây, một vị tỳ-kheo đắc quả kể tên phụ mẫu của đức Phật, mà thân phụ của đức Phật trong lời kể này có thể là ‘ông nội’ của tỳ-kheo ấy.

Đấng dũng mãnh đại trí, quả vậy, sinh trong gia tộc có bảy đời thuần khiết. Con tâu Ngài Sakiya (Suddhodana), con nghĩ Tôn Ông là thiên chủ chư thiên; vì từ Tôn Ông đấng Mâu-ni chân thật danh hiệu.

Phụ thân đức Đại Mâu-ni danh xưng là Tịnh Phạn (Suddhodhana). Thân mẫu đức Chánh Giác hiệu Ma-da (Māyā). Đức Bà hoài thai Bồ-tát; hạ sanh rồi thánh thể thượng sanh Tam thập tam.

Thánh Mẫu Kiều-đàm-di (Gotamī Māyā)46 mạng chung, từ đây sanh thiên giới, đầy đủ dục cõi trời, hưởng thọ năm diệu dục, các thiên nữ tùy tùng.

Tôi là con (đệ tử) của Phật, kham nhẫn điều khó nhẫn, hậu duệ Ương-kì-xa (Aṅgīrasa47) tôn kính, bậc không ai sánh được. Tôn Ông Sakiya (Suddhodana), phụ thân của phụ thân tôi. Tôn Ông Gotama, Ngài chính thật là tổ phụ tôi.

Kāḷudāyī’s verses: Theragāthā 533–536, dịch Anh G.A.S.

L.4 Gia tộc Gotama

Đoạn này đề cập đến con trai của đức Phật, sau này theo Phật xuất gia và đắc quả A-la-hán. Phụ thân của Phật vẫn còn là một cư sĩ đắc sơ quả Dự lưu; Đức Bà Ma-ha-ba-xa- ba-đề (Mahā-pajāpatī), di mẫu của Phật xuất gia thành vị tỳ- kheo-ni đầu tiên, và đắc quả A-la-hán. Vợ của Bồ-tát cũng xuất gia thành tỳ-kheo-ni đắc quả A-la-hán.

Các thức giả gọi tôi “La-hầu-la (Rāhula) hiền thiện” do bởi có hai điều: Tôi là con của Phật, và lại đắc Pháp nhãn.

Rāhula kệ: Theragāthā 295, dịch Anh G.A.S.

L.5 Tận hưởng tuổi thanh xuân

Đoạn này miêu tả thời niên thiếu sung mãn dục, nhưng sau đó chuyển hướng suy gẫm về tuổi già, tật bệnh và sự chết đang đến với tất cả chúng ta.

“Này các tỳ-kheo, Ta đã từng sống trong diệu lạc, tối thượng diệu lạc, cực kỳ diệu lạc. Trong nhà phụ vương Ta, các hồ nước được xây, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả vì Ta. Ta không dùng loại hương chiên-đàn nào mà không xuất xứ từ Ca-thi (Kāsī)48. Khăn quấn đầu của Ta bằng vải lụa Ca-thi, áo choàng, nội y, thượng y của Ta cũng vậy. Một lọng trắng được che ngày đêm trên Ta, không để cho lạnh, nóng, bụi, bẩn hay sương xúc chạm đến Ta.

Này các tỳ-kheo, Ta có ba lầu cao: một cho mùa đông, một cho mùa hạ, một cho mùa mưa. Trong bốn tháng mưa, nhạc tấu quanh Ta trong lâu đài mùa mưa, bởi những nhạc công mà không một ai là nam trong bọn họ; Ta không hề bước xuống lầu. Trong khi đó các nô tì, các công thợ, và những kẻ hầu hạ trong nhà của những người khác được cho ăn cơm từ gạo nát, cháo chua, thì trong nhà phụ vương Ta, các nô tì, các công thợ, và những kẻ hầu hạ được cho ăn gạo ngon và thịt.

Này các tỳ-kheo, với đầy đủ sung mãn như vậy, sống trong diệu lạc xa hoa như vậy, mà Ta suy gẫm rằng: ‘Kẻ phàm phu không học tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già lại gớm ghiếc, xấu hổ, ghê tởm, quên rằng mình cũng bị già, không vượt qua khỏi già. Nếu Ta bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, lại có thể gớm ghiếc, xấu hổ, ghê tởm sao? Như vậy, thật không thích hợp cho Ta.’ Sau khi tư duy như vậy, kiêu mạn về tuổi thanh xuân hoàn toàn bị loại trừ.

… [Đoạn Kinh tiếp theo tương tự, thay ‘già’ bằng ‘bệnh’ và ‘chết’, cũng vậy, ... cho đến] kiêu mạn về không bệnh hoàn toàn bị loại trừ; [… ] kiêu mạn về tuổi thọ hoàn toàn bị loại trừ...

Sukhumāla Sutta: Aṅguttara-nikāya I.145, dịch Anh G.A.S.

L.6 Dục lạc

Trong đoạn này, đức Phật nói về những lạc thú của tuổi trẻ, và sau đó là những giới hạn và nguy hiểm của những lạc thú đó.

‘Này Māgaṇḍiya,49 Ta thuở trước, khi còn là tại gia, sống hưởng thụ năm diệu dục một cách đầy đủ, sung mãn:50 các sắc được nhận biết bởi mắt, đáng yêu, đáng thích, đáng ưa lạc, xứng ý, liên hệ đến dục, nhiễm dục; các tiếng được nhận biết bởi tai; các hương được nhận biết bởi mũi; các vị được nhận biết bởi lưỡi; các xúc được nhận biết bởi thân, các xúc này là đáng yêu, đáng thích, đáng ưa lạc, xứng ý, liên hệ đến dục, nhiễm dục.

… Rồi sau một thời gian, sau khi nhận biết một cách như thực tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm, sự xuất ly của của [sắc, ... cho đến] xúc, Ta đoạn trừ khát ái [đối với sắc, ... cho đến] xúc; dập tắt những cháy bỏng của [...] xúc; sau khi đoạn trừ, dập tắt, Ta an trú với khát ái được đoạn trừ, nội tâm tịch tĩnh.

Rồi Ta thấy các chúng sanh khác, chưa ly tham đối với các dục, đang bị khát ái bởi dục nhai nuốt, đang bị cơn sốt của dục thiêu đốt, phóng túng theo các dục. Ta không khát khao như chúng, Ta cũng không hoan hỷ với chúng. Vì sao vậy? Này Māgaṇḍiya, vì rằng có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt trên cả thiên lạc. Vì Ta hoan hỷ trong đó, ta không khát khao ước cái gì hạ liệt, Ta cũng không hoan hỷ trong đó…

Này Māgaṇḍiya, ví như một người bị bệnh cùi, với các chi đầy những mụt nhọt, lở lói và hôi thối, bị các loại trùng đục khoét, đang cào cấu miệng lở của các vết thương bằng móng tay, hơ đốt thân thể bên hố than cháy bỏng. Rồi các bằng hữu, quyến thuộc, bà con huyết thống của người ấy mời một y sĩ đến trị bệnh. Y sĩ cho nó thuốc, do thuốc ấy mà nó khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự tại, có thể đi chỗ nào nó muốn. Rồi người ấy thấy một người bị bệnh cùi khác, với các chi đầy những mụt nhọt, lở lói và hôi thối, bị các loại trùng đục khoét, đang cào cấu miệng lở của các vết thương bằng móng tay, hơ đốt thân thể bên hố than cháy bỏng.

Này Māgaṇḍiya, ông nghĩ thế nào? Người ấy có mong muốn được như người cùi kia, bên hố than cháy bỏng kia, hay muốn được dùng thuốc như kia?’ ‘Không, thưa Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, vì khi có bệnh thời cần thuốc trị, khi không bệnh, thời không cần thuốc trị.’ ‘Này Māgaṇḍiya, cũng vậy, thuở trước, khi còn sống tại gia, Ta hưởng thụ năm diệu dục một cách đầy đủ, sung mãn… Rồi sau một thời gian, sau khi nhận biết một cách như thực sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của của [sắc, ... cho đến] xúc, Ta đoạn trừ khát ái [đối với sắc,... cho đến] xúc; dập tắt những cháy bỏng của [...] xúc; sau khi đoạn trừ, dập tắt, Ta an trú với khát ái được đoạn trừ, nội tâm tịch tĩnh.

Rồi Ta thấy các chúng sanh khác, chưa ly tham đối với các dục, đang bị khát ái bởi dục nhai nuốt, đang bị cơn sốt của dục thiêu đốt, phóng túng theo các dục. Ta không khát khao như chúng, Ta cũng không hoan hỷ với chúng. Vì sao vậy? Này Māgaṇḍiya, vì rằng có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt trên cả thiên lạc. Vì Ta hoan hỷ trong đó, ta không khát khao ước cái gì hạ liệt, Ta cũng không hoan hỷ trong đó.

Māgandiya Sutta: Majjhima-nikāya I.504–506, dịch Anh G.A.S.

Tầm cầu giác ngộ

L.7 Thánh cầu

Trong đoạn văn này, đức Phật đã miêu tả về sự tầm cầu chí thượng (thánh cầu) để vượt quá cửa tồn sinh hữu hạn, và đã khởi sự tầm cầu như thế nào.

Này các tỳ-kheo, có hai loại tầm cầu này: tầm cầu chí thượng (thánh cầu), tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu). Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu hạ liệt? Này các tỳ-kheo, ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh; tự mình lệ thuộc già lại tầm cầu cái lệ thuộc già; tự mình lệ thuộc bệnh lại tầm cầu cái lệ thuộc bệnh; tự mình lệ thuộc chết lại tầm cầu cái lệ thuộc chết; tự mình lệ thuộc sầu ưu lại tầm cầu cái lệ thuộc sầu ưu; tự mình lệ thuộc ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.

Này các tỳ-kheo, cái gì đáng gọi là lệ thuộc sanh? Này các tỳ-kheo, vợ con là cái lệ thuộc sanh; nô bộc nam, nô bộc nữ là cái lệ thuộc sanh; dê và cừu là cái lệ thuộc sanh; gà và heo là cái lệ thuộc sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là cái lệ thuộc sanh; vàng và bạc là cái lệ thuộc sanh. Này các tỳ- kheo, những chấp thủ ấy bị sanh. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh.…

[‘Vợ con’ vân vân cũng được giải thích tương tự như vậy với ‘già’ cho đến ‘ô nhiễm’,51 và tất cả trừ ‘vàng và bạc’ cũng bị ‘bệnh’, ‘chết’ và ‘sầu’]. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái lệ thuộc già [vân vân]. Này các tỳ-kheo, như vậy gọi là tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu).

Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu chí thượng (thánh cầu)? Ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết- bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già, bèn tầm cầu cái không già, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc bệnh, bèn tầm cầu cái không bệnh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc chết, bèn tầm cầu cái không chết, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc sầu ưu, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sầu ưu, bèn tầm cầu cái không sầu ưu, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc ô nhiễm, bèn tầm cầu cái không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn. Này các tỳ-kheo, như vậy, gọi là tầm cầu chí thượng (thánh cầu).

Này các tỳ-kheo, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta cũng vậy, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.

Này các tỳ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: ‘Tại sao Ta, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm?’

Vậy Ta, tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già [vân vân], sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già [vân vân], hãy tầm cầu cái không già… không bệnh… không chết… không sầu ưu… không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn.

Này các tỳ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.52

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.161–163, dịch Anh G.A.S.

L.8 Xuất gia

Đoạn này tường thuật đức Cồ-đàm (Gotama) khởi đầu đời sống xuất gia tầm đạo.

Ở đây, này Aggivessana, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ: ‘Ðời sống tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm;53 đời sống xuất ly54 rộng rãi như hư không. Thật rất không dễ gì khi sống tại gia55 mà có thể sống trọn vẹn đời sống phạm hạnh viên mãn, thanh khiết, trắng tinh như vỏ ốc. Vậy Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?’

Này Aggivessana, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–241, dịch Anh G.A.S.

L.9 Hành trình tầm đạo

Ta tán thán xuất gia, như người xuất gia có mắt sáng, sau khi quán sát, hoan hỷ hạnh xuất gia.

Đời tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm, đời xuất gia phóng khoáng, thấy vậy nên xuất gia.

Sau khi đã xuất gia, viễn ly thân ác hành, viễn ly ngữ ác hành, sống chánh hạnh thanh tịnh.

Phật56 đi đến Vương xá,57 đấng tướng hảo quang minh,58 đến thành núi bao quanh (Girigabba), khất thực xứ Ma-kiệt (Magadha).

Đứng trên sân lầu thượng, Bình-sa vương59 thấy Ngài, có đầy đủ tướng tốt, bèn nói lên lời này:

‘Hãy xem tôn giả kia, đoan chính, sắc tịnh diệu, có đầy đủ chánh hạnh, mắt nhìn trước một tầm.

Chánh niệm, mắt nhìn xuống, gia tộc hẳn cao quý. Phái sứ giả đi theo, xem tỳ-kheo đi đâu.’

Sứ giả vua sai đi, bước theo sau lưng, hỏi: ‘Tỳ-kheo đi về đâu? Trú xứ ở chỗ nào?’

Khất thực từng nhà một,61 với các căn chế ngự,62 bình bát nhanh chóng đầy, tỉnh giác và chánh niệm.

Sau khi hành khất thực, ẩn sĩ ra khỏi thành, lên đỉnh Paṇḍava: ‘Sẽ trú ở chỗ này.’

Thấy Ngài đến chỗ trú, ba sứ giả ngồi chờ, còn một vị đi về, kể lại chuyện vua hay:

‘Ðại vương, tỳ-kheo ấy, phía đông Paṇḍava, ngồi như cọp, bò chúa; như sư tử trong hang.’

Sau khi nghe sứ thuật, đức vua ngự xa giá, vội vàng ra khỏi thành, đi đến Paṇḍava.

Đến chỗ xe đi được, vua xuống xe đi bộ; đức vua tiến lại gần, đi vào chỗ Ngài ở.

Vua ngồi xuống chỗ ngồi, cũng trao đổi chào hỏi; chào hỏi thân thiện rồi, vua nói lên nghĩa này:

‘Ngài niên thiếu, trẻ trung, đang độ tuổi thanh xuân, dung sắc đoan chánh đẹp, thiện sanh dòng Sát-lợi.
'Nghiêm chỉnh đội hùng binh, đoàn quân voi dẫn đầu: tài vật tôi chia Ngài. Xin hỏi: gia tộc sanh.’

‘Đi thẳng từ phương này, dân tộc cạnh Tuyết sơn, giàu có và hùng mạnh, hệ thuộc Kiều-tát-la (Kosala).

Thuộc hậu duệ Nhật thân (Ādicca), huyết thống tộc Thích-ca. Từ đó tôi xuất gia, không vì ham dục lạc.

Thấy nguy hiểm trong dục, thấy xuất ly an ổn; xuất ly, hành tinh tấn; tâm tôi vui trong đây.’

Pabbajjā Sutta: Sutta-nipāta 405–424, dịch Anh G.A.S.

Đắc các định vô sắc vi tế

Trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) trước tiên đi đến hai vị thầy chỉ dẫn Ngài tu chứng hai trạng thái ‘vô sắc’ huyền bí vượt ra ngoài tri giác của giác quan, mà sau đó Phật dung hội vào giáo pháp của mình. Tuy nhiên, những đoạn dịch sau đây cho thấy hai vị này chưa đạt mục đích cần đạt đến.

L.10 Học ‘vô sở hữu xứ’ với Āḷāra Kālāma

Này các tỳ-kheo, sau khi xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến an tịnh tối thắng, Ta đến gặp Āḷāra Kālāma và thưa rằng: ‘Tôn giả Kālāma, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’. Này các tỳ-kheo, nghe nói vậy, Āḷāra Kālāma nói với ta như vầy:

‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.

Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.

Này các tỳ-kheo, ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Āḷāra Kālāma tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Āḷāra Kālāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Āḷāra Kālāma trả lời mà tuyên bố về vô sở hữu xứ.64

Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Āḷāra Kālāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Āḷāra Kālāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Āḷāra Kālāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Āḷāra Kālāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Āḷāra Kālāma có tuệ, Ta cũng có tuệ.65 Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Āḷāra Kālāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.

Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và nói rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Kālāma, cho đến chứng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’

‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’

Này các tỳ-kheo, như vậy Āḷāra Kālāma là đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy, ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.163–165, dịch Anh G.A.S.

L.11 Học ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ với Rāma-Tử

Trong đoạn này, đức Cồ-đàm (Gotama) vượt hơn thầy của mình là con trai của Rāma bằng chứng đắc trạng thái mà chỉ có Rāma mới đạt được.

Này các tỳ-kheo, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến tối thắng an ổn, Ta đi đến Uddaka, con trai của Rāma (Rāmaputta), và thưa rằng: ‘Tôn giả, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’. Này các tỳ- kheo, nghe nói vậy, Uddaka con trai của Rāma nói với Ta như vầy: ‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.

Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.

Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Uddaka, con trai của Rāma, tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Uddaka con trai của Rāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Uddaka con trai của Rāma trả lời mà tuyên bố về phi tưởng phi phi tưởng xứ.66

Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Uddaka con trai của Rāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.

Này các tỳ-kheo, rồi Ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và nói rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Uddaka, cho đến chừng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này, tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’

‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’

Này các tỳ-kheo, như vậy Uddaka con trai của Rāma, đồng phạm hạnh của Ta, lại đặt Ta vào địa vị bậc thầy67, và tôn sùng ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.165–166, dịch Anh G.A.S.

Khổ hạnh tự hành xác

Trong giai đoạn tiếp theo trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) đã thử một phương pháp tu tập khác hiện hành đương thời: tích cực chế ngự thân và những ham muốn của thân bằng cách nhịn đói và nhịn thở trong thời gian dài. Như sẽ thấy, về sau đức Phật đã chỉ trích điều này.

L.12 Khổ hạnh cực đoan

Trong đoạn dịch này, đức Phật thuật lại Ngài đã hành như thế nào bốn pháp tu khổ hạnh phổ biến trong một số các sa- môn ngoại đạo đương thời tại Ấn-độ.

Này Xá-lợi-phất (Sāriputta), Ta nhớ lại một thời Ta đã hành phạm hạnh với bốn chi: tự hành khổ bức, Ta đệ nhất khổ bức; tự hành dơ bẩn, Ta đệ nhất dơ bẩnbần; tự hành cẩn trọng, Ta đệ nhất cẩn trọng; tự hành lẩn tránh, Ta đệ nhất lẩn tránh.

Này Sāriputta, Ta tự hành khổ bức như vầy: Ta sống lõa thể, từ bỏ thói thường, liếm tay, mời thì không đến, gọi thì không dừng. Ta không nhận thức ăn mang đến, thức ăn nấu riêng cho, không nhận mời ăn; Ta không nhận đồ ăn từ nồi, từ chậu, tại ngưỡng cửa, giữa những cây gậy, giữa những chày giã gạo, từ hai người đang ăn, từ người đàn bà có thai, từ người đàn bà đang cho bú, từ người đàn bà đang giao cấu, đồ ăn đi quyên, tại chỗ có chó đứng, tại chỗ có ruồi bu. Ta không ăn cá thịt, không uống rượu nấu, rượu men, rượu ủ.

Ta chỉ nhận một nhà một miếng;68 Ta chỉ nhận hai nhà hai miếng; Ta chỉ nhận ba nhà ba miếng; ta chỉ nhận bốn nhà bốn miếng; Ta chỉ nhận năm nhà năm miếng; ta chỉ nhận sáu nhà sáu miếng; Ta chỉ nhận bảy nhà bảy miếng.

Ta sống bằng thức ăn từ một thí chủ, từ hai thí chủ, từ ba thí chủ, từ bốn thí chủ, từ năm thí chủ, từ sáu thí chủ, từ bảy thí chủ; ta ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, ba ngày một bữa, bốn ngày một bữa, năm ngày một bữa, sáu ngày một bữa, bảy ngày một bữa; như vậy thậm chí đến nửa tháng một bữa, Ta an trú hành trì hạnh ăn theo từng thời.

Ta ăn rau sống, ăn cỏ kê, ăn lúa dại, ăn da vụn, ăn rêu, ăn cám, ăn váng cơm, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò. Ta sống nhờ rễ và trái cây rừng; Ta ăn trái cây rụng.

Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô tạp, mặc vải tẩm liệm, mặc giẻ rách (phấn tảo y), mặc vỏ cây, mặc da linh dương, mặc da linh dương bện, mặc vải cỏ kusa, mặc vải vỏ cây, mặc vải gỗ bào, mặc tóc bện, mặc lông thú bện, mặc áo lông cú.

Ta sống nhổ râu tóc, theo hạnh sống nhổ râu tóc.

Ta là người luôn đứng, không dùng chỗ ngồi. Ta là người thường ngồi chò hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chò hỏ. Ta là người dùng gai làm giường, luôn ngủ nằm trên giường gai.…

Ta theo hạnh tắm (lễ) trong nước (lạnh) ba lần mỗi ngày kể cả tối đêm.

Như vậy bằng nhiều cách, Ta an trú theo hạnh hành khổ và hành xác. Này Sāriputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.

Này Sāriputta, ở đây Ta hành dơ bần như vầy, như thân cây tindukā, bụi bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng, cũng như vậy, bụi và bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng trên thân ta. Ta không nghĩ rằng: ‘Hãy phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay mình, hay để kẻ khác phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay họ.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành dơ bẩn.

Này Sāriputta, Ta hành cẩn trọng như vầy: Ta luôn tỉnh giác trong khi đi tới, đi lui. Ta tràn đầy lòng từ đến cả một giọt nước70 như vầy: ‘Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong các khe đất.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành cẩn trọng.

Này Sāriputta, Ta hành lẩn tránh như vầy: Ta trốn sâu trong một khu rừng và trú ngụ tại chỗ ấy. Và khi Ta thấy một người chăn bò hay người chăn cừu hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Để họ không thấy Ta và Ta không thấy họ.

Này Sāriputta, giống như một con nai rừng, thấy người liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác, cũng vậy, khi Ta thấy một người chăn bò, hay người chăn cừu, hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác.…

Này Sāriputta, Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi đàn bò đã đi và người chăn bò đã rời, rồi Ta ăn phân của các con bê còn bú. Này Sāriputta, khi mà nước tiểu và phân của Ta còn đọng lại, Ta ăn phân và nước tiểu của chính mình. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trì ăn các thứ cực kỳ hủ bại.

Này Sāriputta, Ta lánh sâu vào một khu rừng rậm kinh sợ và trú ngụ tại chỗ ấy: khu rừng rậm kinh sợ này thường khiến người ta lông tóc dựng ngược nếu kẻ ấy chưa dứt tham ái.

Này Sāriputta, trong những đêm đông lạnh lẽo, suốt những ngày mồng tám tuyết rơi, ban đêm Ta sống giữa trời và ban ngày trong lùm rậm. Trong tháng cuối hè, ban ngày Ta sống giữa trời còn ban đêm trong lùm rậm.

Này Sāriputta, bỗng dưng xuất hiện với Ta bài kệ trước đây chưa từng được nghe này:

Ẩn sĩ đang tầm cầu, chịu nóng và chịu lạnh, một mình rừng kinh sợ, trần truồng không lửa ấm.

Này Sāriputta, Ta ngủ trong bãi tha ma, nằm dựa trên một bộ xương.

Này Sāriputta, những người chăn bò đến gần và khạc nhổ lên Ta, tiểu tiện lên Ta, ném bẩn vào Ta, và lấy que chọc lỗ tai Ta. Này Sāriputta, và Ta không nhớ là Ta có bao giờ khởi ác tâm đối với họ không. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trú xả.

Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.77–79, dịch Anh G.A.S.

L.13 Đau nhức vô ích

Trong đoạn này, đức Phật giải thích rằng, trước thời hành khổ hạnh cực đoan, Ngài nhận ra rằng những hành giả nào mà chưa ly dục tham thì không thể đạt giác ngộ. Sau khi nhận ra rằng cần phải chế ngự dục tham, Ngài đã hành nhiều hình thức khổ hạnh cực đoan. Tuy nhiên, trong khi những hành trì khổ hạnh ấy có phát triển tinh tấn và chánh niệm, và sự đau đớn về thể xác mà chúng mang lại không ảnh hưởng đến tâm trí của Ngài, thì chúng cũng mang đến sự kiệt quệ về thể xác, và Ngài nhận ra rằng chúng không dẫn đến giác ngộ.

‘Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong Ngài, thưa Tôn giả Gotama, một cảm thọ lạc đến mức nó chi phối tâm lâu dài? Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong tôn giả Gotama một khổ thọ đến mức nó chi phối tâm lâu dài?’

‘Này Aggivessana, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu tịch tĩnh vô thượng tối thắng, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tịnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”

Này Aggivessana, bấy giờ khởi lên trong Ta ba ví dụ chưa từng được nghe từ trước. [Tức là, như một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa, được thả vào trong nước, không thể dùng để nhen lửa, nhưng một khúc cây khô thì có thể nhen lửa, do vậy chỉ] những sa-môn và bà-la- môn71 sống xả ly các dục về thân, và những ai mà nội tâm đã hoàn toàn trấn áp và đoạn trừ tham đắm dục, luyến ái dục, mê say dục, khao khát dục, và bức sốt dục, dù họ có cảm thọ hay không đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt do bởi tinh cần, họ cũng có thể chứng đắc tri kiến vô thượng chánh giác.… Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm.”

Này Aggivessana, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm. Này Aggivessana, khi Ta làm vậy, mồ hôi toát ra từ nách của ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy một người ốm yếu đằng đầu hay vai, có thể ức chế, trấn áp, và đánh bại người ấy, cũng vậy, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm, và mồ hôi toát ra từ nách của ta.

[Lặp lại:] Này Aggivessana, dầu cho Ta có nỗ lực tinh cần không mệt mỏi, dựng lập chánh niệm liên tục không gián đoạn, nhưng thân Ta vẫn bị kích động và căng thẳng do bởi Ta bị kiệt sức bởi sự tinh tấn khổ sở. Nhưng khổ thọ ấy khởi lên trong Ta mà không chi phối tâm ta và tồn tục.

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thiền nín thở.”72 Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng và mũi. Này Aggivessana, trong khi Ta làm vậy, thì một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng động kinh khủng phát ra từ ống bễ đang thổi của người thợ sắt, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra bằng mũi và tai, thời một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai.… [Lặp lại]

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi, và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có những cơn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu Ta với một thanh kiếm sắc bén, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, qua miệng, mũi và tai, thì có ngọn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta.… [Lặp lại]

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai, Trong khi làm như vậy, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết mạnh, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi, và tai, ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng.… [Lặp lại]

Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi ta làm vậy, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của ta. Này Aggivessana, ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén, cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi và tai, một ngọn kinh khủng cắt ngang bụng của Ta.… [Lặp lại]

Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm lấy cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, qua mũi và qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta.… [Lặp lại]

Này Aggivessana, bấy giờ chư thiên thấy Ta liền nói: “Sa- môn Gotama đã chết rồi.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng sắp sửa chết.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, cũng không phải sắp chết. Ngài là vị A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy.”

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực.”73 Rồi chư Thiên đi đến Ta và nói: “Thưa Ngài, chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Nếu Ngài làm vậy, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ngài, và nhờ vậy Ngài vẫn sống.” Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư thiên này đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, như vậy Ta tự dối Ta.” Vậy nên Ta bác bỏ chư thiên ấy và nói: “Không cần như vậy.”

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ.” Vậy nên Ta ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ. Trong khi làm vậy, thân Ta trở nên hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít: tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; phần xương sống phô bày của Ta giống như một dây chuỗi hạt; các xương sườn của Ta nhô ra, gầy mòn giống như rui cột một kho cũ không mái; con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong hốc mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; da đầu Ta trở thành nhăn nheo và khô cằn như trái bí xanh đắng nhăn nheo và khô cằn trong nắng gió.…

Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên da bụng của Ta bám chặt đến xương sống; do vậy nếu Ta sờ da bụng, thì Ta đụng xương sống của mình và nếu Ta sờ xương sống, thì Ta đụng da bụng của mình. Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất. Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, bằng cách lấy tay xoa bóp chân tay, thì các lông tóc hư mục tận gốc rụng khỏi thân Ta khi Ta xoa bóp.

Này Aggivessana, bấy giờ có người thấy ta liền nói: “Sa-môn Gotama có da đen.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama, da không đen. Ngài có da màu nâu.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama da không đen, hay xám; Ngài có da màu vàng sẫm.” Này Aggivessana, cho đến mức độ như vậy, làn da vốn thanh tịnh, trong sáng của Ta bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Những sa-môn hay bà-la- môn nào trong quá khứ đã từng lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong vị lai sẽ lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong hiện tại đang lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa.

Nhưng dù hành khổ hạnh khốc liệt như vậy, Ta vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng các bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác dẫn đến giác ngộ?

Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–246, dịch Anh G.A.S.

L.14 Chiến thắng Ác ma cám dỗ

Trong đoạn này, thần cám dỗ Māra (cũng gọi là Namucī và Kaṇha; xem *LI.5 và 7) đi đến chỗ đức Gotama (chưa thành Phật) vào cuối giai đoạn khổ hạnh của Ngài, thuyết phục Ngài từ bỏ cuộc sống xuất gia, để trở lại cuộc sống tại gia bình thường, mà vẫn có thể tạo thiện nghiệp và phước báo thế tục bằng các tế tự của Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, đức Gotama nói rằng Ngài không cần bất kỳ phước nghiệp nào (tế tự không làm gia tăng phước nghiệp) và rằng Ngài sẽ chứng đắc bồ-đề và giáo hóa nhiều đệ tử. Ngài có đủ năm căn: tín, tấn, niệm, định, và tuệ, và Ngài sẽ chiến thắng những ‘đội quân’ của Māra.

Ta cần hành tinh tấn, bên sông Ni-liên-thiền, nỗ lực tu tập thiền, an ổn thoát khổ ách.

Ác ma (Namucī) đến gần Ta, nói những lời thương cảm: ‘Ông ốm không dung sắc, ông đã gần chết rồi.

Ông một ngàn phần chết, chỉ một phần còn sống. Hãy sống, sống tốt hơn. Sẽ tạo các công đức.

Như ông sống Phạm hạnh, hãy đốt lửa tế tự, hãy chất chứa công đức. Ông tinh tấn làm gì?

Đường tinh tấn khó đi; khó hành, khó đến đích.’ Nói lên những kệ này, Ác ma đứng gần Phật.

Ác ma nói như vậy, Thế Tôn đáp như sau: ‘Quyến thuộc kẻ buông lung! Ác Ma, ngươi muốn gì?

Lượng phước dù rất nhỏ, Ta cũng không cần đến. Ác Ma, ngươi nên nói, cho ai cần phước ấy.

Tín, tinh tấn, trí tuệ, thảy đều có trong Ta. Người tinh tấn như Ta, ngươi hỏi gì lẽ sống?

Gió sẽ làm khô cạn, cho đến các dòng sông. Làm sao khô cạn máu, khi Ta sống tinh tấn?

Dầu máu Ta khô cạn; mật, đàm khô, thịt rã; tâm ta càng tịnh tín, vững trú niệm, tuệ, định.

Ta an trú như vậy, đạt cảm thọ tối thượng, tâm không cầu các dục, hãy quán chúng sanh tịnh.

Dục, đội quân thứ nhất; không hỷ đội thứ hai; đói và khát thứ ba, thứ tư là khát ái.

Năm, hôn trầm thụy miên; thứ sáu là sợ hãi; thứ bảy là nghi ngờ; tám, ngụy thiện, ngoan cố.

Lợi, danh và cung kính; thanh danh, lợi bất chính; ai khen mình chê người; là đội quân của ngươi.

Đây đội quân Ác Ma, quân chiến đấu Kaṇhā. Ai yếu, không thể thắng. Chiến thắng, được an lạc.

Ta ôm cỏ muñja? Đủ rồi, đời sống này. Ta thà chết chiến đấu, còn hơn sống chiến bại.

Sa-môn, bà-la-môn, biến mất trong trận này, họ sao biết đường đi, bậc thiện đức đang đi.

Thấy quân Ma dàn khắp, Ác ma cùng quân voi, Ta bước vào chiến trận, chớ để Ta thối chạy.

Ðội quân của nhà ngươi, trời, người đều không thắng; Ta phá bằng trí tuệ, như đá đập bát sành.

Tự tại nhiếp tâm tư, trụ vững trên chánh niệm, Ta du hành các nước, giáo huấn nhiều đệ tử,

Tinh cần không buông lung, hành theo lời Ta dạy; bất chấp ngươi họ đi, đến nơi không sầu ưu.’

(Ác ma:) ‘Ta bảy năm từng bước, dõi theo sau Thế Tôn, không tìm thấy khuyết điểm, vị Giác ngộ chánh niệm.

Ta thấy quạ bay quanh, hòn đá trong như mỡ, tưởng đây cái gì mềm, tưởng đây cái gì ngọt.

Không tìm thấy vị ngọt, quạ bay khỏi chỗ đó. Như quạ mổ hòn đá, Ta rời Gotama.’

Bị sầu muộn đè nặng, Ma buông rơi tì-bà, dạ-xoa này thất chí, biến mất khỏi chỗ này.

Padhāna Sutta: Sutta-nipāta 425–449, dịch Anh G.A.S.

Giác ngộ và kết quả

L.15 Chứng nhập các tầng định, hồi ức những đời quá khứ cùng với nghiệp tạo tác, và đắc giải thoát cứu cánh

Trong đoạn này đức Phật thuật chuyện thành chánh giác. Sau giai đoạn tu khổ hạnh, và gần như bỏ cuộc, Ngài đã tự hỏi liệu có pháp tu hiệu quả nào khác có khả năng dẫn đến giác ngộ hay không. Vào lúc đó, Ngài nhớ lại một trạng thái thiền đã từng chứng nhập lúc thiếu thời: cấp đầu tiên trong bốn thiền (jhāna: xem *Th.140), có hỷ và lạc phát sinh do ly dục. Do đó Ngài quyết định lập lại trạng thái này xem như phương pháp dẫn đến giác ngộ. Rõ ràng như được nêu trong những đoạn khác, trạng thái thiền này có thể đạt được bằng phương pháp như niệm hơi thở, chúng ta có thể thấy rằng đạo của Ngài bấy giờ là quán chiếu rõ trên thân, chứ không phải chỉ đạt đến các trạng thái định vô sắc hoàn toàn siêu việt thân thể, hoặc khổ hạnh cực đoan ức chế thân bằng ý chí khốc liệt.

Sau đó, Ngài phục hồi sức khỏe thể chất bằng cách chấm dứt nhịn ăn để có thể tiếp tục lần lượt chứng đắc bốn thiền. Rồi y cứ trên thiền thứ tư cực kỳ định tĩnh không cấu nhiễm, dễ vận dụng, Ngài nhớ lại vô số đời quá khứ, thấy các chúng sanh khác lúc bấy giờ tái sanh tùy theo nghiệp của họ, và sau đó, cho đến điểm quyết định, bằng chánh trí Ngài thấy biết như thực chân lý khổ của tồn tại, nguyên nhân của thân khổ và tâm khổ, thẩy thấy rõ chân lý khổ diệt, và con đường dẫn đến khổ diệt: bốn Thánh đế, Chân Lý của Bậc Thánh, mà sau đó trở thành bài Pháp đầu tiên của Ngài. Tri kiến như thực về Thánh đế thứ ba, khổ diệt, tất yếu dẫn đến chứng đắc Niết- bàn, và do đó diệt tận tất cả tập khí ô nhiễm vốn là chướng ngại giải thoát. Bấy giờ Ngài tự thấy là đã giác ngộ, đã thành Phật.

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Ta nhớ lại, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca), đang cày ruộng, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây hồng táo (jambu / cây diêm- phù), Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng nhập và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc phát sanh do ly dục cùng với tầm và tứ. Ðạo lộ này có thể dẫn đến giác ngộ chăng?’ Này Aggivessana, tiếp theo hồi ức ấy, ý thức này khởi lên: ‘Ðây thực là đạo lộ đưa đến giác ngộ’.

Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Sao Ta lại sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện?’ Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: ‘Ta không sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện’.

Rồi, này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Thật không dễ gì có được lạc thọ ấy, với thân thể cực kỳ gầy ốm như thế này. Vậy Ta hãy ăn thức ăn thô?’ Rồi Ta ăn thức ăn thô: cơm và cháo chua.

Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm tỳ-kheo đang hầu Ta75 suy nghĩ: ‘Nếu sa-môn Gotama chứng pháp, ông sẽ nói cho chúng ta biết’. Nhưng, này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thức ăn thô, cơm và cháo, các vị ấy chán ghét và rời bỏ Ta, nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nay sống xa hoa, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống xa hoa’.

Này Aggivessana, sau khi ăn thức ăn thô và phục hồi thể lực, Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.

Diệt tầm và tứ, chứng nhập và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác lạc mà các bậc thánh nói là an trú lạc với xả và niệm, chứng và trú Thiền thứ ba. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.

Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến túc mạng minh. Ta nhớ lại các đời sống quá khứ, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. ‘Tại chỗ kia, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ kia, Ta tái sanh tại chỗ nọ; và tại chỗ ấy, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ nọ, Ta tái sanh tại đây.’ Như vậy, cùng với những đặc điểm chung và riêng, Ta nhớ lại nhiều đời sống quá khứ.

Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất mà Ta đã chứng trong canh đầu của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến sanh tử trí. Với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo: những chúng sanh có những ác hành về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục; còn những chúng sanh nào có những thiện hành về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, sinh thiên.’

Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai mà Ta đã chứng trong canh giữa của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến lậu tận trí.76 Ta biết như thật: ‘đây là khổ’; ‘đây là nguyên nhân của khổ’; ‘đây là khổ diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến khổ diệt’; ‘đây là những lậu hoặc’; ‘đây là nguyên nhân của lậu hoặc’; ‘đây là lậu hoặc diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến lậu hoặc diệt’.

Biết vậy, thấy như vậy, tâm Ta giải thoát khỏi dục lậu, giải thoát khỏi hữu lậu, giải thoát khỏi vô minh lậu.

Đã giải thoát và biết rằng: ‘Ta đã giải thoát.’ Ta như thực biết rằng: ‘Sanh77 đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không còn đời sống nào khác nữa.’

Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng trong canh cuối. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.

Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.246–249, dịch Anh G.A.S.

L.16 Hỷ lạc khi thấy đã chấm dứt vòng lưu chuyển sanh tử

Ở đây, đức Phật cảm hứng hỷ lạc khi thấy đã dứt trừ khát ái nó lôi cuốn Ngài và các chúng sanh khác vào vòng lưu chuyển sanh tử khiến phải lãnh thọ thân khổ tâm khổ.

Qua vô số luân hồi tái sanh,78 Ta tìm nhưng chẳng gặp kẻ dựng ngôi nhà này,79 khổ sanh tử không ngừng.

Này kẻ xây nhà, Ta đã thấy. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Khung sườn bị phá vỡ, cột kèo đã ngã đổ. Tâm dứt mọi tác hành, khát ái đã diệt tận.

Dhammapada 153–154, dịch Anh G.A.S.

L.17 Đạt giác ngộ, chứng Niết-bàn

Này các tỳ-kheo, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng tối thắng an ổn, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.

Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”

Này các tỳ-kheo, rồi tự mình lệ thuộc sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết- bàn; tự mình lệ thuộc già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Tri kiến khởi lên nơi ta: ‘Ta giải thoát không dao động. Nay là đời cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa’.

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.166–167, dịch Anh G.A.S.

L.18 Tìm lại con đường cổ xưa

Trong đoạn này, đức Phật so sánh khám phá thánh đạo tám chi của Ngài, dẫn đến chấm dứt già và chết, giống như việc khám phá lại một con đường dẫn đến một thành cổ bị bỏ quên. Như những vị Phật quá khứ xa xưa, Ngài đã khám phá con đường dẫn đến Niết-bàn, và chỉ dạy nó cho người khác.

Này các tỳ-kheo, ví như một người lang thang qua một cánh rừng, chợt thấy một con đường cũ, lối mòn xưa có nhiều người trong quá khứ đã từng đi qua. Người ấy lần theo lối mòn ấy, bỗng thấy một cổ thành, một vương thành trong quá khứ có cư dân, với đầy đủ khu vườn, rừng cây, hồ nước, và thành lũy; một nơi khả ái. Rồi người ấy về báo cáo cho vua hay đại thần của vua: ‘… Thưa tôn ông, hãy tái thiết cổ thành ấy!’ Rồi vị vua hay đại thần của vua cho tái thiết ngôi thành ấy, và sau một thời gian thành ấy phát triển trở thành một đô thị phồn vinh, phát triển rộng lớn, dân cư đông đúc.

Này các tỳ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy con đường cũ, một lối mòn xưa cũ mà các vị Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ đã đi qua. Con đường cũ, đạo lộ cũ ấy là gì? Ðó chính là con đường có tám nhánh, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.…

Ta đã đi theo con đường ấy và do vậy Ta chứng biết già chết; già chết tập khởi; già chết đoạn diệt; con đường đưa đến già chết đoạn diệt.…

Sau khi chứng biết, Ta đã công bố cho các tỳ-kheo, tỳ-kheo- ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được biết. Này các tỳ-kheo, phạm hạnh này đã phồn vinh, phát triển rộng lớn, giữa chúng chư thiên và loài người.

Nagara Sutta: Saṃyutta-nikāya II.105–107, dịch Anh G.A.S.

L.19 Tôn kính Pháp

Ở đây, đức Phật thấy rằng không có bất cứ ai có những phẩm tính cao thượng hơn để cho Ngài tôn kính, và thấy rằng Ngài chỉ tôn kính Pháp mà Ngài đã giác ngộ. Phạm thiên Sahampati (chúa tể thế giới Ta-bà), một vị ‘Bất hoàn’ tuổi thọ rất dài dưới sự giáo hóa bởi một vị Phật quá khứ (Saṃyutta-nikāya V.232–233), xuất hiện trước Ngài và xác nhận rằng tất cả chư Phật đều tôn kính Pháp.

Một thời, Thế Tôn mới vừa giác ngộ, Ngài ở tại Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây đa Mục dương (Ajapālanigrodha). Rồi trong khi độc cư nhàn tĩnh, tư tưởng sau đây khởi lên: ‘Quả thật là khổ nếu sống không cung kính và không thuận tùng. Vậy Ta hãy sống y chỉ sa-môn hay bà- la-môn nào để cung kính và thuận tùng?’

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: ‘Với mục đích làm cho tròn đầy giới uẩn chưa được tròn đầy, Tay chỉ một sa-môn hay bà-la-môn để cung kính và thuận tùng. Nhưng trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, Ta không thấy có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu giới uẩn hơn Ta mà ta có thể sống y chỉ để cung kính và thuận tùng.

Với mục đích làm cho tròn đầy định uẩn chưa được tròn đầy… tròn đầy tuệ uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy sống y chỉ một sa-môn hay bà-la- môn để cung kính và thuận tùng… Nhưng… Ta không thấy có một vị sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu định uẩn [... cho đến giải thoát tri kiến uẩn] hơn Ta…

Vậy Ta hãy sống y chỉ Pháp này mà Ta đã giác ngộ viên mãn, để cung kính và thuận tùng?

Bấy giờ, bằng tâm tư của mình mà biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ co duỗi cánh tay, Phạm thiên Sahampati biến mất khỏi Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Trật thượng y sang một phía vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, Phạm thiên bạch: ‘Bạch Thế Tôn, sự thật là như vậy! Bạch Thiện Thệ, sự thật là như vậy!…

Chư Phật thời quá khứ, chư Phật thời vị lai, chư Phật thời hiện tại, diệt khổ cho nhiều người.

Hết thảy đã, đang, sẽ, sống cung kính Chánh Pháp. Pháp nhĩ là như vậy, Pháp tánh chư Phật-đà.

Vì vậy, muốn lợi mình, mong cầu thành vĩ đại, hãy cung kính Chánh Pháp, ghi nhớ lời Phật dạy.’

Gārava Sutta: Saṃyutta-nikāya I.138–140 <304–306>,80dịch Anh G.A.S.

Phẩm đức viên mãn của đức Phật

L.20 Như Lai

Đoạn này giải thích rằng Phật là ‘Như Lai’ (Tathāgata), vị Đi-như-vậy hay Đến-như-vậy.81 ‘Thế giới/thế gian’ (loka) mà đức Phật đã siêu việt được mô tả trong các đoạn tuyển dịch phân tích thành chuỗi các kinh nghiệm: sáu giác quan (căn), các đối tượng giác quan (cảnh), và các thức giác quan (Saṃyutta-nikāya IV.52), nghĩa là tất cả những gì có thể nói thảy đều mang tính chất khổ, dù rất vi tế (Saṃyutta-nikāya IV.38–40).

Thế gian, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Như Lai đã thoát ly hệ phược bởi thế gian. Thế gian tập khởi, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Thế gian tập khởi, Như Lai đã đoạn. Thế gian diệt, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Thế gian diệt, Như Lai đã tác chứng. Đạo tích thế gian diệt, Như Lai đã hiện chứng giác ngộ. Đạo tích thế gian diệt, Như Lai đã tu.

Những gì, trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, mà được thấy, được nghe, được cảm, được biết, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều đã được Như Lai hiện chứng giác ngộ. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác, đến đêm nhập vô dư y bát-Niết-bàn (anupādisesa-nibbāna), Những gì được Như Lai nói, tuyên bố, giải thích, những điều ấy chính thực là như vậy (tath’eva) và không thể sai khác. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Những gì Như Lai nói thảy đều tương ưng với những gì Như Lai làm (tathā-kārī), và những gì Như Lai làm thảy đều tương ưng với những gì Như Lai nói (tathā-vādī). Do vậy, được gọi là Như Lai.

Trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, Như Lai là đấng tối thắng tôn, vô năng thắng, toàn tri kiến, đại tự tại. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Loka Sutta: Itivuttaka 112, dịch Anh G.A.S.

L.21 Như Lai xuất hiện thiện pháp xuất hiện

Này các tỳ-kheo, có một người xuất hiện ở thế gian vì lợi ích, vì an lạc cho đa số, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích, vì an lạc, cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này.

Này các tỳ-kheo, có một người xuất hiện trong thế gian khó mà gặp được… xuất hiện một con người hy hữu… mà người ấy mất đi là sầu khổ cho đa số… một người độc nhất, không hai, vô song, không ai có thể bằng, không ai có thể sánh, không có ai bằng, không ai đồng đẳng, không ai đối địch, tối tôn trong loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này.

Này các tỳ-kheo, có một người mà sự xuất hiện, là sự xuất hiện của đại nhãn, của đại quang, của đại minh… là sự xuất hiện của sáu vô thượng… sự chứng ngộ bốn vô ngại giải… sự thông đạt của nhiều giới… sự thông đạt của các giới sai biệt;… đó là sự chứng ngộ của quả minh và giải thoát… sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, và A-la-hán. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này. Này các tỳ-kheo, có một người mà sự xuất hiện là sự xuất hiện của tất cả những điều ấy.

The Ones, suttas 171–187: Aṅguttara-nikāya I.22–23, dịch Anh G.A.S.

L.22 Lực của đức Phật

Đoạn này là phần trả lời của đức Phật khi một nguyên tỳ- kheo bất mãn, xuyên tạc Phật rằng Ngài chỉ dựa trên lý luận suông mà giảng pháp, thiếu thần thông thắng trí.

Này Sāriputta, Sunakkhatta ngu si kia sẽ không bao giờ hiểu biết tổng loại của pháp nơi Ta rằng: “Thế Tôn bằng tâm mình thấu hiểu rõ tâm của những chúng sanh khác và những người khác: tâm có tham biết là tâm có tham, tâm không tham biết là tâm không tham [và tương tự, tâm có sân, tâm có si];… tâm tập trung (saṅkhitam cittaṃ: tâm giản lược) biết là tâm tập trung, tâm không tập trung biết là tâm không tập trung; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn, tâm cao đại (mahaggaṃ cittaṃ: đại hành tâm) biết là tâm cao đại, tâm không cao đại biết là tâm không cao đại ... tâm định tĩnh biết là tâm định tĩnh, tâm không định tĩnh biết là tâm không định tĩnh, tâm giải thoát biết là tâm giải thoát, tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát.”

Này Sāriputta, Như Lai có mười Như Lai lực, do thành tựu mười lực mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.82 Mười điều ấy là những gì?

Này Sāriputta, ở đây Như Lai biết như thật rằng trường hợp có xảy ra là có xảy ra; trường hợp không xảy ra là không xảy ra (xứ phi xứ trí lực). Đó là trí lực của Như Lai mà Như Lai sở hữu, bằng trí lực này mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.

Này Sāriputta, ở đây Như Lai như thật biết quả (vipāka: dị thục) của nghiệp đã làm trong quá khứ, vị lai, và hiện tại, tùy thuộc xứ và nhân (nghiệp dị thục trí lực);… biết con đường đưa đến tất cả các định hướng tái sanh (biến thú hành trí lực);… biết thế gian với chủng loại giới sai biệt (chủng chủng giới trí lực);… biết chí hướng sai biệt của các chúng sanh (chủng chủng thắng giải trí lực);… biết căn tánh của các chúng sanh khác, nhân cách khác (căn thượng hạ trí lực);… biết thiền, giải thoát, đẳng trì (samādhi: định), đẳng chí (samāpatti: định nhập) với các tính chất tịnh, nhiễm khởi (tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực).…

Này Sāriputta, ở đây Như Lai nhớ đến nhiều đời quá khứ của mình: một đời, hai đời… nhiều kiếp thế gian hoại, thế gian thành… Như vậy với các tướng chung và riêng, Như Lai nhớ lại nhiều đời quá khứ (túc trụ tùy niệm trí lực)…

Này Sāriputta, với thiên nhãn thuần tịnh vượt quá loài người, Như Lai thấy các chúng sanh chết nơi này sanh nơi kia, thấp hèn, cao sang, xinh đẹp, thô xấu, hạnh phúc, bất hạnh… và hiểu các chúng sanh ấy biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo (tử sanh trí lực).…

Này Sāriputta, Như Lai diệt tận các lậu, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, bằng thắng tri mà tư tác chúng, chứng nhập và an trú ngay trong kinh nghiệm hiện tiền (diṭṭhe dhamme: trong hiện pháp) (lậu tận trí lực). Đó là trí lực của Như Lai mà Như Lai sở hữu, bằng trí lực này mà Như Lai tự tuyên bố địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.

Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.69–71, dịch Anh G.A.S.

L.23 Phật khai phát con đường cho các đệ tử đi theo

Này các tỳ-kheo, do yếm ly, ly dục, tịch diệt, giải thoát không chấp thủ đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức,83 mà Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được gọi là vị Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, tỳ-kheo tuệ giải thoát, do yếm ly, ly dục, tịch diệt, giải thoát không chấp thủ đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức mà được gọi là vị có tuệ giải thoát.

Này các tỳ-kheo, Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là người phát khởi con đường trước kia chưa từng phát khởi, là bậc khai sinh con đường trước kia chưa được khai sinh, là vị tuyên thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết. Ngài là vị tri đạo, ngộ đạo, thiện xảo đạo. Các đệ tử của Như Lai là những người tùy hành theo đạo, an trú đạo.

Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.65–66, dịch Anh G.A.S.

L.24 Phật xuất hiện, ánh sáng xuất hiện

Này các tỳ-kheo, chừng nào mà mặt trăng và mặt trời không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không xuất hiện ánh sáng, vầng sáng, mà chỉ có đêm tối, u ám; ngày và đêm không thể phân biệt, tháng và nửa tháng không thể phân biệt, các mùa và năm không thể phân biệt.

Nhưng, này các tỳ-kheo, khi mặt trăng và mặt trời hiện ra ở đời, thì… [các điều ấy xuất hiện và có thể phân biệt].

Này các tỳ-kheo, cũng vậy, trong bao lâu mà Như Lai, vị A- la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện thế gian, cho đến khi ấy, không xuất hiện đại quang minh mà chỉ có đêm tối, u ám; cho đến khi ấy, không có tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, thiết lập, khai diễn, phân tích, hiển thị bốn Thánh đế.84 Nhưng, này các tỳ-kheo, khi Như Lai xuất hiện thế gian… [thì các điều ấy xuất hiện và các Thánh Đế được khai diễn].

Suriya Sutta: Saṃyutta-nikāya V.442–43, dịch Anh G.A.S.

Đức Phật vị đạo sư

L.25 Quyết định thuyết pháp

Trong đoạn này, đức Phật ngần ngại thuyết pháp, vì nghĩ rằng không ai có thể hiểu được sự uyên áo của pháp này. Tuy nhiên, theo thỉnh cầu của Phạm thiên Sahampati (về vị này, xem *L.19), Ngài quyết định thuyết pháp sau khi thấy rằng một số người sẽ hiểu được.

Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây đa Mục dương (Ajapālanigrodha), mới vừa giác ngộ. Rồi trong khi thiền tịnh độc cư nhàn tĩnh, Thế Tôn suy nghĩ: ‘Pháp mà Ta chứng được này, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, vi diệu, siêu lý luận, cực diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái lạc chấp tàng (ālayarāmā: ái a-lại-da), hoan lạc chấp tàng (ālayaratā: hân a-lại-da), hỷ lạc chấp tàng (ālayasammuditā: hỷ a-lại-da). Ðối với quần chúng như vậy, pháp này thật khó thấy, tức là, lý y duyên tánh duyên khởi (idappaccayatā paṭiccasamuppādo).85 Và pháp này thật khó thấy; tức là tĩnh chỉ tất cả hành, xả ly tất cả sanh y (upadhi), ái tận, ly dục, tịch diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà người khác không hiểu, như vậy thật là phiền nhọc cho Ta, gây não hại cho Ta.’

Như vậy, khi Thế Tôn đang ngẫm nghĩ, tâm xu hướng không quan hoài, không thuyết pháp. Bấy giờ, những vần kệ hy hữu từ trước chưa từng được nghe:

Pháp khó chứng đắc này, sao Ta phải công bố? Với ai còn tham, sân, khó chứng ngộ pháp này.

Ai chưa khéo ly tham, bị bóng tối bao phủ, khó thấy pháp ngược dòng, thẳm sâu vi diệu này.

Trong khi ngẫm nghĩ như vậy, Thế Tôn hướng tâm không quan hoài, không thuyết pháp.

Lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati, bằng tâm tư của mình, biết được tâm tư của Ta, liền suy nghĩ: ‘Thế giới sẽ bị hủy hoại, thế giới sẽ bị diệt vong, nếu Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng tâm không quan hoài, không thuyết pháp.’

Rồi, nhanh như một lực sĩ co duỗi cánh tay, Phạm thiên Sahampati biến mất khỏi thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Phạm thiên Sahampati trật thượng y sang một phía vai, chắp tay hướng về Thế Tôn, bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn thuyết pháp, mong Thiện Thệ thuyết pháp. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị tổn hại nếu không được nghe Chánh pháp. Những người này có thể thâm hiểu Chánh pháp.’

Bạch như vậy rồi, Phạm Thiên Sahampati lại nói thêm:

Xưa tại Magadha, hiển hiện pháp bất tịnh, do bởi tâm tư duy, đã nhiễm ô trần cấu.

Xin mở rộng cánh cửa, dẫn đến bất tử này! Hãy để họ nghe Pháp, đấng Ly cấu đã chứng.

Như đứng trên đỉnh cao, thấy quần chúng dưới đó, đấng Thiện Trí biến nhãn, đã lên điện Chánh pháp; đấng đã vượt sầu ưu, nhìn xuống đám quần sanh, bị sầu khổ bức bách, bị sanh, già chi phối.

Xin đứng dậy khởi hành, vị Anh hùng chiến thắng, vị Thương chủ sạch nợ! Hãy đi khắp thế gian, Thế Tôn, thuyết diệu pháp, người nghe sẽ thâm hiểu!

Thế Tôn sau khi nghe Phạm thiên thỉnh cầu, vì thương tưởng chúng sanh, bằng Phật nhãn, quán sát thế gian. Quán sát thế gian bằng Phật nhãn, Ngài thấy: có những chúng sanh mắt ít nhiễm bụi đời, có những chúng sanh mắt nhiễm nhiều bụi đời; có hạng lợi căn, có hạng độn căn; có hạng thiện tánh, có hạng ác tánh; có hạng dễ dạy, có hạng khó dạy; và một số ít thấy sợ hãi trong những lỗi lầm và trong sự tái sanh đời khác.

Như trong ao sen xanh, ao sen hồng, ao sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt – cũng vậy, quán sát thế gian bằng Phật nhãn, Thế Tôn thấy: có hạng chúng sanh mắt ít nhiễm bụi đời, có hạng chúng sanh mắt nhiễm nhiều bụi đời; có hạng lợi căn, có hạng độn căn; có hạng thiện tánh, có hạng ác tánh; có hạng dễ dạy, có hạng khó dạy; và một số ít thấy sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm và sự tái sanh thế giới khác.

Rồi Thế Tôn trả lời Phạm thiên Sahampati bằng bài kệ sau đây:

Cửa bất tử rộng mở, cho ai muốn nghe pháp, cho những ai cởi bỏ, khỏi tín tâm tà vạy.
Ôi Phạm thiên! Nghĩ phiền, Ta đã không muốn giảng, pháp tối thượng vi diệu, cho quần chúng loài người.

Phạm thiên Sahampati nghĩ rằng Thế Tôn đã nhận lời thỉnh cầu thuyết Pháp, liền sau khi đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng phía hữu rồi biến mất.

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–169, dịch Anh G.A.S.

L.26 Những đệ tử đắc pháp đầu tiên

Trong đoạn này, đức Phật nghĩ rằng xứng đáng nhất để được nghe pháp trước tiên là hai người đã chỉ dạy Ngài đạt vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ, Āḷāra Kālāma và Uddakaputta (xem *L.10 và 11). Khi chư thiên hiện đến báo tin hai người ấy vừa mới chết, bằng thắng trí đức Phật xác nhận tin này. Rồi Ngài nghĩ đến năm vị mà trước kia đã cùng hành khổ hạnh. Trên đường đi thuyết pháp, đức Phật gặp một vị lõa hình ngoại đạo (ājīvaka: ngoại đạo theo thuyết định mệnh), ông này không có ấn tượng gì khi nghe Phật tự nói đã giác ngộ. Khi đến gần nhóm năm tỳ-kheo; vừa trông thấy Phật họ quyết định chối bỏ Ngài, vì Ngài đã từ bỏ khổ hạnh. Nhưng khi Phật tự khẳng định đã thành tựu giác ngộ, và hiển thị cho họ thấy những thay đổi, các vị này chấp nhận nghe pháp, cho đến khi chứng đắc bồ-đề.

Này các Tỳ-kheo, Ta suy nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Này các tỳ- kheo, rồi Ta nghĩ: ‘Āḷāra Kālāma là người có trí tuệ bác văn, có kham năng, thông huệ; từ lâu đã ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp cho Āḷāra Kālāma đầu tiên. Ông ấy sẽ nhanh chóng hiểu pháp này.’ Này các tỳ-kheo, rồi chư thiên đến Ta và báo rằng: ‘Bạch Thế Tôn, Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.’ Bấy giờ tri kiến khởi lên nơi Ta: Āḷāra Kālāma đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.

Này các tỳ-kheo, Ta nghĩ: ‘Thật là một tổn thất lớn cho Āḷāra Kālāma. Nếu nghe pháp này, ông ấy sẽ nhanh chóng thâm hiểu.’

Rồi này các tỳ-kheo, Ta lại nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Rồi này các tỳ- kheo, Ta lại nghĩ: ‘Uddaka Rāmaputta là người có trí tuệ bác văn, có kham năng, thông huệ; từ lâu đã ít nhiễm bụi đời. Ta hãy thuyết pháp đầu tiên cho Uddaka Rāmaputta. Ông ấy sẽ nhanh chóng hiểu pháp này.’ Này các tỳ-kheo, rồi chư thiên đến Ta và báo tin rằng: Bạch Thế Tôn, Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.’ Bấy giờ tri kiến khởi lên nơi Ta: Uddaka Rāmaputta đã mệnh chung bảy ngày trước rồi.

Này các tỳ-kheo, Ta nghĩ: ‘Thật là một tổn thất lớn cho Uddaka Rāmaputta. Nếu nghe pháp này, ông ấy sẽ nhanh chóng thâm hiểu.

Này các tỳ-kheo, Ta suy nghĩ: ‘Ta nên thuyết pháp cho ai đầu tiên? Ai sẽ nhanh chóng hiểu pháp này?’ Này các tỳ-kheo, rồi Ta lại nghĩ: ‘Nhóm năm tỳ-kheo thật đã giúp ích Ta rất nhiều khi Ta đang tinh cần khổ hành. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho những người này đầu tiên.’

Này các tỳ-kheo, rồi Ta lại nghĩ: ‘Nay nhóm năm tỳ-kheo đang ở đâu?’ Này các tỳ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh siêu việt loài người, Ta thấy nhóm năm tỳ-kheo hiện ở Vārānasi (Ba-la-nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa). Này các tỳ-kheo, rồi sau khi trú tại Uruvelā ít lâu cho đến khi thấy đủ, Ta lên đường đi đến Vārānasi.

Này các tỳ-kheo, một tà mạng ngoại đạo (Ājīvaka) tên là Upaka, gặp Ta đang đi trên con đường giữa cây Bồ-đề và Gayā. Ông ấy nói với ta: ‘Này hiền giả, các căn của Ngài thật trong suốt; sắc da của Ngài thật tinh khiết, thanh bạch. Này hiền giả, hiền giả xuất gia theo ai? Ai là thầy của hiền giả? Hiền giả hâm mộ pháp của ai?’ Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với tà mạng Upaka bằng bài kệ như sau:

Tối thắng, nhất thiết trí; vô nhiễm trong mọi pháp; ái tận, đoạn tận thảy, chứng giải thoát, ai thầy?

Không ai là thầy Ta; không ai bằng với Ta; trong thế giới trời người, không ai sánh ngang Ta.
A-la-hán trên đời, Ta Đạo sư vô thượng, tự mình thành chánh giác, Ta tịch tĩnh, thanh lương.

Ðể chuyển bánh xe Pháp, Ta đến thành Kāsi, gióng tiếng trống bất tử, trong thế giới tối tăm.

(Upaka:) Này Hiền giả, như Ngài đã tự xưng, thật xứng đáng là vị chiến thắng vô tận.

(Đức Phật:) Người chiến thắng như Ta, thảy đều chứng lậu tận. Ta chiến thắng ác pháp, (này Upaka,) do vậy, Ta Tối thắng.

Này các tỳ-kheo, nghe nói vậy, tà mạng Upaka nói: ‘Này Hiền giả, mong sự tình là vậy’, rồi lắc đầu và đi theo một ngả khác.

Này các tỳ-kheo, sau đó Ta lần hồi đi đến Vārānasi (Ba-la- nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa), đi đến chỗ nhóm năm tỳ-kheo đang trú. Này các tỳ- kheo, nhóm năm tỳ-kheo khi trong thấy Ta từ xa đi đến, bèn đồng ý với nhau rằng: ‘Này các Hiền giả, kia Sa-môn Gotama đang đi đến; Ông ấy đang sống trong xa hoa, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, hay đứng dậy chào đón, hay đón lấy y bát. Hãy dọn một chỗ ngồi, và nếu muốn thì ông ấy ngồi.’ Này các tỳ- kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm tỳ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã đồng ý với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người dọn chỗ ngồi, có người mang nước rửa chân đến; nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với xưng hô “hiền giả”.

Này các tỳ-kheo, khi Ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, chớ có gọi Như Lai bằng tên với xưng hô “hiền giả”. Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ-kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí86 ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’

Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm tỳ-kheo nói Ta: ‘Hiền giả Gotama, với phẩm hạnh như vậy, với thực hành như vậy, với khổ hạnh như vậy, mà Hiền giả đã không chứng đắc pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, nhưng nay, trong khi sống xa hoa, từ bỏ tinh cần, trở lui đời sống vật chất đầy đủ, làm sao Hiền giả có thể chứng đắc pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?’

Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ- kheo: ‘Này các Tỳ-kheo, Như Lai không sống xa hoa, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ-kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ định tĩnh. thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’

Này các tỳ-kheo, lần thứ hai, nhóm năm tỳ-kheo nói với Ta: ‘Hiền giả Gotama,…(như trên)… tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?’

Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, lần thứ hai Ta nói với nhóm năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Như Lai không sống xa hoa… Ta sẽ giảng dạy… các ông không bao lâu, ... tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’

Này các tỳ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm tỳ-kheo nói với Ta: ‘Hiền giả Gotama,…(như trên)… tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh?’

Này các tỳ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm tỳ- kheo: ‘Các ông trước kia có bao giờ nghe Ta khẳng quyết như vậy không?’ – ‘Không, bạch Thế Tôn.’ – “Này các tỳ- kheo, Như Lai là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các tỳ- kheo, hãy lắng tai nghe pháp bất tử Ta đã chứng. Ta sẽ giảng dạy, Ta sẽ thuyết giáo. Hành đúng theo điều Ta chỉ giáo, không bao lâu các ông sẽ đạt như mục đích mà vì đó các thiện gia nam tử đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: đó là tự mình bằng thắng trí ngay trong hiện pháp mà tác chứng phạm hạnh cứu cánh; rồi chứng nhập và an trú.’

Này các tỳ-kheo, Ta đã làm cho nhóm năm tỳ-kheo thấu hiểu. Này các tỳ-kheo, rồi thì, hoặc khi Ta chỉ dạy cho hai tỳ-kheo, ba tỳ-kheo kia sẽ đi khất thực, và nhóm sáu người sống bằng thức ăn mà ba tỳ-kheo này khất thực mang về. Này các tỳ- kheo, hoặc khi Ta chỉ dạy cho ba tỳ-kheo, hai tỳ-kheo kia sẽ đi khất thực, và nhóm sáu người sống bằng thức ăn mà hai tỳ-kheo này khất thực mang về.

Này các tỳ-kheo, chúng năm tỳ-kheo, sau khi được Ta giáo giới như vậy, chỉ giáo như vậy, tự mình lệ thuộc sanh mà biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tầm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc già mà biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc bệnh… chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc chết… chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc sầu ưu… chứng được cái không sầu ưu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm… chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Tri và kiến khởi lên nơi nhóm năm tỳ- kheo: ‘Ta giải thoát không dao động. Nay là đời cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.’

Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.167–173, dịch Anh G.A.S.

L.27 Bài pháp đầu tiên: Chuyển Pháp Luân

Đoạn này là bài pháp nổi tiếng đầu tiên của đức Phật. Nó giới thiệu con đường Phật giáo là một “trung đạo” giữa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh, và sau đó tập trung vào 1) những khía cạnh khác nhau của đời sống mà tất yếu là khổ đau về tinh thần hay thể xác, gọi là ‘khổ’ (dukkha - như được giải thích chi tiết hơn trong các đoạn *Th.150-152), 2) những điều này xuất phát từ tham ái, hay khát ái, và 3) chấm dứt bằng sự diệt tận của tham ái, điều này 4) đạt được bằng cách hành theo thánh đạo tám chi. Kết thúc bài pháp, một trong những vị nghe Phật thuyết, do bài pháp này mà đã giác ngộ: ông đã đạt được ‘pháp nhãn’, một trực kiến sâu sắc về mẫu mực của thực tại (pháp) theo đó bất cứ điều gì có sanh thì có diệt. Đặc biệt, những hiện tượng đau khổ xuất phát từ tham ái sẽ chấm dứt khi tham ái chấm dứt. Sự chứng đắc pháp nhãn đánh dấu sự đắc quả Dự lưu, một hạng thánh giả, và sẽ chứng đắc bồ-đề hoàn toàn trong tối đa bảy đời nữa. Những thánh giả là những vị có tuệ quán thâm sâu, để được giác ngộ một phần hay hoàn toàn (xem *Th.201). Đối với họ, những sự thật quan trọng nhất, theo nghĩa là những khía cạnh của thực tế, là những hiện tượng đau khổ, nguyên nhân dẫn đến khổ, trạng thái siêu việt khổ, và con đường dẫn đến đó; đó là bốn ‘Chân lý của bậc Thánh’.87 Bài pháp kết thúc và thông tin “bánh xe Chánh pháp” đã được đức Phật vận chuyển bắt đầu lan truyền từ mặt đất cho đến các tầng trời.

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vārānasi (Ba-la- nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa). Tại đấy, Thế Tôn nói với chúng năm tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, có hai cực đoan này, mà người xuất gia không nên hành sự theo. Hai điều ấy là gì? Một là đắm say trong các dục, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích; và hai là tự hành khổ mình, đau đớn, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Này các tỳ-kheo, tránh xa hai cực đoan này, Như Lai chánh giác con đường giữa, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và thế nào, này các tỳ-kheo, là con đường giữa mà Như Lai đã chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến an tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó chính là Thánh đạo tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðó là, này các tỳ-kheo, con đường giữa mà Như Lai đã chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, dẫn đến tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; oán gặp nhau là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu không được là khổ; tóm lại, năm thủ uẩn88 là khổ.

Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ tập. Chính khát ái này dẫn đến luân chuyển tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh Đế về khổ diệt. Chính sự diệt tận khát ái không còn dư tàn, xả ly, xuất ly, giải thoát, không chấp tàng nó.89

Ở đây, này các tỳ-kheo, đây là Thánh đế về con đường dẫn đến khổ diệt. Đó chính là Thánh đạo tám chi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

“Ðây là Thánh đế về khổ”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng. Và “Đây là Thánh đế về khổ - cần được biến tri”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng. Và “Đây là Thánh đế về khổ - đã được biến tri”, với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về khổ tập”, “Đây là Thánh đế về khổ tập - cần được đoạn trừ”, “Đây là Thánh đế về khổ tập - đã được đoạn trừ.”] với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về khổ diệt”, “Đây là Thánh đế về khổ diệt - cần đượớc tác chứng”, “Đây là Thánh đế về khổ diệt - đã được tác chứng ngộ.”] với Ta, này các tỳ- kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

[Cũng vậy, nói về “Đây là Thánh đế về con đường dẫn đến khổ diệt”, “Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt - cần được tu tập”, “Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt - đã được tu tập.”] với Ta, này các tỳ-kheo, phát sinh nhãn trong các pháp chưa từng nghe trước đây, phát sanh trí sanh, phát sanh tuệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

Chừng nào mà, này các tỳ-kheo, tri kiến của Ta về bốn Thánh đế này, như thật với ba chuyển và mười hai hành tướng, chưa hoàn toàn thanh tịnh như thực, thời cho đến khi ấy, này các tỳ-kheo, trong thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng, Ta đã không tự tuyên bố hiện chứng Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Nhưng chừng nào mà, này các tỳ-kheo, tri kiến của Ta trong bốn Thánh đế này, như thật với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, đã được hoàn toàn thanh tịnh như thực, thì chừng ấy, trong thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và quần chúng, Ta tự tuyên bố hiện chứng Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Và tri kiến khởi lên trong Ta: “Ta giải thoát không dao động. Đây là đời sống cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa.”

Đây là điều Thế Tôn đã thuyết. Chúng năm tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và trong khi pháp này được tuyên bố, Tôn giả Koṇḍañña viễn trần, ly cấu, pháp nhãn phát sinh, thấy rằng ‘phàm pháp gì được tập khởi, tất cả pháp ấy sẽ diệt tận.’

Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư thiên ngụ trên mặt đất lớn tiếng hô vang: ‘Tại Vārānasi (Ba-la-nại), trong khu Isipatana migadāya (Vườn nai, khu Tiên nhân đọa), Pháp luân vô thượng này đã được Thế Tôn vận chuyển, mà không có bất kìkỳ sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, Ma, Phạm, hay bất cứ một ai trong thế gian có thể vận chuyển.’ Khi nghe tiếng hô vang của chư Thiên ngụ trên đất, chư thiên trong trời Tứ đại vương cũng hô vang lên như vậy. Khi nghe tiếng hô này vậy, chư thiên Tam thập tam thiên cũng hô vang, rồi lần lượt chư thiên trời Dạ-ma (Yāmā), chư thiên trời Đâu-suất (Tusitā), chư thiên trời Hóa lạc thiên, chư thiên trời Tha hóa tự tại, và chư thiên trong Phạm thiên giới.

Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng hô vang ấy lên đến Phạm thiên giới, và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh, và một vầng sáng bao la, rộng lớn hiển hiện trong thế gian, vượt quá uy lực chư thiên.

Rồi Thế Tôn cảm hứng nói lên, ‘Này, quả thật, Koṇḍañña (Kiều-trần-như), ông đã hiểu! Quả thật, Koṇḍañña, ông đã hiểu!’ Do vậy, Tôn-giả Koṇḍañña được gọi là Aññāta (người đã hiểu)-Koṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như).

Dhamma-cakka-ppavattana Sutta: Saṃyutta-nikāya V.420–424, dịch Anh P.H.

L.28 Bậc đạo sư thuyết Pháp

Này Đại vương, Như Lai xuất hiện trong thế gian, là vị A-la- hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi bằng thắng trí mà tự tác chứng, Ngài tuyên bố thế giới này gồm chư thiên, Ma, Phạm, cùng với dân chúng, sa-môn, bà-la-môn, vua chúa và mọi người, Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với đầy đủ văn và nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh.

Sāmañña-phala Sutta: Dīgha-nikāya I.62, dịch Anh G.A.S.

L.29 Cử sáu mươi vị đệ tử giác ngộ đi hoằng pháp

Đoạn này thuật việc đức Phật họp sáu mươi vị đệ tử đã giác ngộ là những vị A-la-hán như Ngài, phái họ đi truyền pháp cho mọi người.

Vào lúc bấy giờ, có sáu mươi mốt vị A-la-hán trên thế gian.

Thế Tôn bảo rằng: ‘Này các tỳ-kheo, Ta đã thoát khỏi tất cả mọi trói buộc, cả thiên giới và nhân giới. Này các tỳ-kheo, các ngươi cũng đã thoát khỏi tất cả mọi trói buộc, cả thiên giới và nhân giới. Hãy đi, này các tỳ-kheo, vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người, vì thương tưởng thế gian, vì mục đích, vì lợi ích, vì an lạc của chư thiên và nhân loại. Chớ đi hai người chung một đường.

Này các tỳ-kheo, hãy thuyết giảng pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với đầy đủ văn và nghĩa. Hãy thuyết minh phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh. Có những chúng sanh mắt ít nhiễm bụi trần, sẽ bị suy thoái nếu không được nghe pháp. Có những hạng người sẽ hiểu được pháp.

Này các tỳ-kheo, Ta cũng sẽ đi đến Senānigama ở Uruvelā để thuyết giảng pháp.

Mahāvagga I.10–11: Vinaya I.20–21, dịch Anh G.A.S.

L.30 Người quá đói thì không thể hiểu Pháp

Đoạn này minh họa đức Phật với tâm từ bi.

Một ngày nọ, khi đức Đạo sư đang ngồi trong hương thất tại rừng Jeta, quán sát thế giới vào lúc bình minh, nhìn thấy một người đàn ông nghèo khổ ở Āḷavi. Nhận thấy ông ấy có căn cơ chứng đạo, Phật cùng với chúng năm trăm tỳ-kheo tùy tùng trước sau đi đến Āḷavi. Ở đó, dân chúng liền thỉnh đức Đạo sư về nhà để cúng dường. Người đàn ông nghèo cũng nghe đức Đạo sư có đến và quyết định đi nghe Phật thuyết pháp. Nhưng ngay chính hôm đó, một con bò của ông lại đi lạc. Ông bèn suy nghĩ, ‘Liệu ta nên đi tìm bò hay đi nghe pháp?’ Rồi ông quyết định, ‘Trước tiên ta sẽ đi tìm bò, sau đó sẽ đi nghe pháp.’ Theo đó, sáng sớm ông ra ngoài tìm con bò của mình.

Dân chúng ở Āḷavi dọn chỗ ngồi cho tỳ-kheo Tăng mà thượng thủ là đức Phật, rồi dâng thực phẩm, và ăn xong, bát của bậc Đạo sư được thu cất, để Ngài đọc kệ tụng hồi hướng. Nhưng đức Đạo sư nói, ‘Người mà Ta du hành ba mươi dặm đến đây để độ, người ấy đang đi vào rừng tìm con bò đi lạc. Chừng nào người ấy chưa về, Ta sẽ không nói pháp.’ Rồi Ngài ngồi im lặng.

Khi ngày chưa tắt nắng, người đàn ông nghèo tìm thấy con bò của mình và lập tức dẫn nó về lại đàn. Rồi ông nghĩ, ‘Dù nếu ta chẳng thể làm gì khác hơn được, chí ít ta cũng sẽ đến đảnh lễ đức Đạo sư.’
Như vậy, dù bị cơn đói dằn vặt, ông vẫn quyết định không về nhà, mà vội đi đến chỗ đức Đạo sư, và đảnh lễ, rồi ngồi xuống một bên. Khi người đàn ông nghèo đến đứng trước đức Đạo sư, Ngài bèn nói với người quản sự cúng dường, ‘Có thức ăn nào cho tỳ-kheo Tăng còn lại không?’ ‘Bạch Đại Đức, thức ăn vẫn chưa được chạm vào’ ‘Vậy, hãy mang cho người nghèo kia.’

... Ngay khi người nghèo kia vừa dứt những khổ nhọc của thân, tâm ông trở nên an tĩnh. Sau đó, đức Đạo sư đã thuận thứ thuyết pháp,90 và nêu rõ bốn Thánh đế. Khi bài pháp kết thúc, người đàn ông nghèo đắc quả Dự lưu. [Sau đó đức Phật giải thích cho các vị tỳ-kheo biết rằng Ngài đã biết về tình cảnh của người đàn ông nghèo và đã nghĩ:] ‘Nếu Ta thuyết pháp cho người này trong khi ông đang đói, thì ông ấy sẽ không thể hiểu được.’

Dhammapada commentary, III.261–63, dịch Anh P.H.

L.31 Một người hạ tiện được chư thiên kính lễ khi thọ cụ túc và giác ngộ

Tôi sanh nhà bần tiện, nghèo khổ không đủ ăn, khiêm tốn hạ thấp mình, tôi quét hoa héo rụng.

Tôi bị người ghê tởm, lăng mạ và khinh bỉ, hạ mình xuống thật thấp, tôi kính lễ nhiều người.

Rồi tôi thấy đức Phật, chúng tỳ-kheo cung kính, đấng Ðại Hùng vào thành, Magadha tối thượng.

Tôi quăng bỏ đòn gánh, đến gần để đảnh lễ; với lòng thương xót tôi, đấng Thượng nhân dừng lại.

Lễ chân Ðạo Sư xong, tôi đứng sang một bên, xin đấng Tối Thượng Tôn, cho con được xuất gia.

Đức Ðạo Sư từ mẫn, thương xót khắp thế gian, gọi: ‘Hãy đến, tỳ-kheo’. Tôi đắc giới cụ túc.

Rồi tôi sống trong rừng, một mình, không biếng nhác, tôi theo lời Ðạo Sư, như đấng Tối thắng dạy.

Canh một, nhớ các đời, giữa đêm tịnh thiên nhãn,91 cho đến canh cuối cùng, tôi phá khối si ám.

Khi đêm vừa mới tàn, rạng đông, trời ló rạng, Ðế Thích, Phạm Thiên đến, chắp tay đảnh lễ tôi:

‘Kính lễ vị thắng sanh, kính lễ vị thượng nhân, đã đoạn tận các lậu, Ngài xứng đáng cúng dường.’

Đức Ðạo Sư thấy tôi, chúng thiên tử vây quanh, thị hiện nụ vi tiếu, nói với tôi nghĩa này:

‘Bằng khổ hạnh, phạm hạnh, bằng tự chế, điều phục, đấy là bà-la-môn; tối thượng bà-la-môn.’

Verses of Sunīta: Theragāthā 620–631, dịch Anh G.A.S.

L.32 Đạo sư thiện xảo: tinh tấn không nên quá căng, không nên quá chùng

Đoạn này minh họa phương pháp giáo hóa thiện xảo của đức Phật. Chuyện về một tỳ-kheo vừa thọ cụ túc, quá nỗ lực tu tập kinh hành, đến gần như muốn bỏ tu trở về đời vì không chứng đắc đạo quả gì. Đức Phật khuyên chỉ nên nỗ lực hài hòa nhưng không đến mức giải đãi. Tuy đây là lời khuyên cho một tỳ-kheo, nhưng nó liên quan đến việc tu tập nói chung.

Vì sự tinh tấn nỗ lực đi kinh hành quá mức, hai bàn chân của tôn giả Soṇa đã bị rách. Lối kinh hành vì vậy vấy đầy máu như là chỗ mổ bò. Rồi vào một lúc, tôn giả Soṇa trong lúc độc nhàn tĩnh tại một nơi thanh vắng, ý nghĩ sau đây khởi lên: ‘Các đệ tử của Thế Tôn sống tinh cần tu tập, ta là một trong số các vị ấy, nhưng tâm của ta vẫn không giải thoát các lậu, không chấp thủ. Vả, gia đình ta có nhiều tài sản; ta có thể thọ dụng những tài sản ấy và làm các phước sự.92 Hay là ta nên quay về đời sống hạ liệt rồi thọ dụng những tài sản ấy và làm các phước sự?’

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bằng tha tâm trí biết được ý nghĩ của tôn giả Soṇa. Rồi như người lực sĩ co duỗi cánh tay, Thế Tôn biến mất khỏi đỉnh núi Linh Thứu (Gijjikūṭa: Kỳ-xà-quật) và hiện ra ở khu Rừng lạnh (Sīta).… [Thế Tôn đến chỗ Soṇa và hỏi phải chăng ông có ý nghĩ hoàn tục vì tinh tấn tu tập mà không kết quả. Soṇa trình Phật, đúng như vậy. Phật nói:] ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Có phải trước đây khi còn tại gia, ngươi tinh thông âm điệu của dây đàn tỳ- bà?’ ‘Bạch Thế Tôn, đúng vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ-bà của ngươi quá căng, phải chăng lúc ấy cây đàn của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, không phải như vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ-bà của ngươi quá chùng, phải chăng lúc ấy cây đàn của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, không phải như vậy.’ ‘Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này? Khi dây đàn tỳ- bà của ngươi không quá căng và cũng không quá chùng, được lên dây một cách vừa phải, phải chăng lúc ấy cây đàn tỳ-bà của ngươi hợp điệu và thích hợp để tấu nhạc?’ ‘Bạch Đại Đức, thật như vậy.’ ‘Này Soṇa, cũng như vậy, sự tinh tấn nỗ lực quá căng thẳng dẫn đến loạn động, tinh tấn quá lơi lỏng đưa đến giải đãi. Này Soṇa, do đó ở đây ngươi phải lập tâm tinh tấn bình đẳng, thấu triệt các căn bình đẳng,93 và y chỉ trên đó mà nắm bắt các tướng của thiền.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Soṇa vâng lời đức Thế Tôn.

Sau khi giáo giới tôn giả Soṇa với những chỉ dẫn như vậy, rồi như người lực sĩ co duỗi cánh tay, Thế Tôn biến mất khỏi chỗ tôn giả Soṇa và xuất hiện trở lại trên đỉnh Linh Thứu.

Sau đó, tôn giả Soṇa lập tâm tinh tấn bình đẳng, thấu triệt các căn bình đẳng, và y chỉ trên đó mà nắm bắt các tướng của thiền. Bấy giờ, tôn giả Soṇa trong khi sống độc cư, tách biệt, chuyên tâm tu tập tinh tấn không buông lung, cho nên chẳng bao lâu, đạt được mục đích mà thiện gia nam tử lìa bỏ gia đình, chân chánh xuất gia, sống không gia đình, ngay trong hiện pháp, bằng thắng trí tự thân tác chứng phạm hạnh vô thượng, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh; sau khi tác chứng, chứng nhập và an trú; tự biết rằng: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.’ Tôn giả Soṇa như vậy chứng đắc quả A- la-hán.

Mahāvagga V.1.13–18: Vinaya I.182–183, dịch Anh G.A.S.

L.33 Đức Phật: Đạo sư thiện xảo

Trong đoạn này, đức Phật giáo giới tỳ-kheo Nanda, là người em khác mẹ, để giữ Nanda không còn ý định hoàn tục. Phật hỏi Nanda vì sao lại có ý định hoàn tục, rồi sau đó Ngài hóa hiện khiến cho Nanda thấy rằng nếu Nanda muốn có một nữ nhân xinh đẹp, thì trong chư thiên có rất nhiều người đẹp như vậy, đẹp hơn bất kỳ người nữ nào trong nhân gian. Vì mục đích này mà Nanda không bỏ tu, nhưng rồi sau đó thấy rằng như vậy để có được những thiên nữ xinh đẹp là một lý do thấp kém, và được thúc đẩy bởi những phê bình của các tỳ-kheo khác, Nanda tự mình tu tập chân chánh và cuối cùng đạt đến giác ngộ. Như vậy đức Phật đã khéo léo hướng dẫn Nanda đạt đến mục đích cao nhất, đầu tiên khuyến dụ bằng mục đích thấp hơn nhưng hấp dẫn.

Một câu chuyện khác cho thấy đức Phật là vị Đạo sư thiện xảo, dẫn từ truyện chú giải Pháp Cú (Dhammapada) (III.425-28). Truyện kể về con trai của người kim hoàn, người này tu quán bất tịnh nhưng hành theo lời dạy một cách sai lầm quá tệ hại khiến cho tự cảm thấy không bao giờ mình có thể chứng đắc định. Tuyệt vọng, cậu tìm đến bổn sư là Tôn giả Sāriputta nhiều lần. Tôn giả Sāriputta dẫn cậu đến gặp Phật. Đức Thế Tôn quán sát thấy rằng trong nhiều đời trước, cũng như trong đời này, cậu là thợ kim hoàn, và như vậy chỉ cần một vật xinh đẹp làm đề mục chú tâm thì có thể chứng đắc các định; một đối tượng tiêu cực sẽ không bao giờ – ngay từ đầu – giúp ích gì. Phật hóa hiện một hoa sen bằng vàng màu đỏ, và bảo chú tâm vào đó mà tu định. Cậu nhanh chóng chứng nhập bốn thiền. Đức Phật thấy rằng duy chỉ khi ấy, với tâm định tĩnh, mới là lúc thích hợp để tu quán những dấu hiệu biến đổi và tan rã của thân thể; do vậy, Ngài khiến cho đóa sen héo úa. Cậu nhìn thấy điều này, và sau đó là những hoa sen khác, diễn ra một cách tự nhiên, trải qua tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau, từ mới nhú đến nở rộ, rồi tàn lụi. Sau khi nghe một bài kệ của Phật (Dhammapada 285), cậu giác ngộ.

Một truyện chú giải Pháp Cú khác (II.272-75), về cái chết của con dại của cô Kisā Gotamī. Cô không chịu chấp nhận điều này, và đã ôm thi hài đứa trẻ đi tìm thuốc để ‘chữa trị’ cho nó. Mọi người nghĩ cô bị điên, nhưng một người tử tế đã chỉ cô đến đức Phật. Ngài nói Ngài có thể chữa trị cho đứa trẻ nếu cô tìm cho được một nhúm hạt cối – với điều kiện chỉ từ một gia đình chưa từng có ai chết. Đi tìm kiếm ‘thuốc’ này, cô nhận ra rằng mình chẳng phải là người duy nhất mất đi người thân vào tay thần chết, và cô đã chấp nhận thực tế. Đức Phật thuyết pháp và rồi cô đắc quả Dự lưu.

‘Thích-ca nữ, đối với con, bạch Thế Tôn, là xinh đẹp nhất trong nước, với tóc chải mới nửa mái, khi con xuất gia, đã nói với con rằng, “Mong chủ nhân hãy về gấp.” Vì con không thể quên nàng, bạch Thế Tôn, nên con sống đời phạm hạnh mà không hoan hỷ, con không thể tiếp tục đời sống phạm hạnh chân chính, cho nên sau khi từ bỏ học xứ, trở về đời sống hạ liệt.’

Rồi Thế Tôn cầm tay Tôn giả Nanda, như một lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất ở rừng Jeta, và xuất hiện tại cõi trời Tam thập tam. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm thiên nữ được gọi là ‘có chân như chim bồ câu’, đi đến để hầu hạ thiên chủ Sakka. Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Nanda… ‘Ông nghĩ thế nào, này Nanda? Ai đẹp đẽ hơn, đáng ưa nhìn hơn, khả ái hơn, Thích-ca nữ xinh đẹp trong nước hay năm trăm thiên nữ “có chân như chim bồ câu” này?’ ‘Bạch Thế Tôn, cô ấy được ví như một con khỉ cái bị thương… nếu đem so sánh với năm trăm thiên nữ….’

‘Hãy hoan hỷ, này Nanda! Hãy hoan hỷ, này Nanda! Ta bảo chứng cho ông sẽ có năm trăm thiên nữ…’ ‘Nếu Thế Tôn bảo chứng cho con… bạch Thế Tôn, con sẽ hoan hỷ sống đời phạm hạnh.’

… [Sau khi trở về rừng Jeta] Các tỳ-kheo được nghe: ‘Tôn giả Nanda, em Thế Tôn, con của Di mẫu, sống phạm hạnh vì mục đích có các thiên nữ…’ Rồi các tỳ-kheo, bạn của Tôn giả Nanda, gọi Tôn giả Nanda là ‘người làm thuê’, là ‘người buôn bán’…

Rồi Tôn giả Nanda, bị khốn đốn, xấu hổ, chán ngán, bởi vì bị gọi là ‘người làm thuê’, ‘người buôn bán’, bèn lui về sống viễn ly, không phóng dật, nhiệt thành, tinh cần, chuyên niệm, không bao lâu… tự mình với thắng trí, chứng ngộ và an trú phạm hạnh vô thượng, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, do mục đích này mà thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình… Và Tôn giả Nanda cuối cùng đắc quả A-la-hán.

Nanda Sutta: Udāna 22–23, dịch Anh P.H.

L.34 Hãy tìm chính ta, và thuận thứ thuyết pháp

Trong đoạn này, đức Phật khuyến khích một nhóm người hãy tìm những gì đáng tìm trong ta hơn là tìm kiếm những thứ bên ngoài. Rồi Phật thuyết pháp một cách tuần tự (xem * Th.28), chuẩn bị tâm trí người nghe để có thể nghe giáo thuyết cao tột.

Bấy giờ, Thế Tôn sau khi trú tại Vārāṇasī tùy theo ý muốn bèn khởi hành đi đến Uruvelā. Rồi Thế Tôn tách khỏi đường lộ, đi đến một rừng cây; sau khi đến đó, đi sâu vào trong khu rừng cây ấy và ngồi xuống ở gốc cây nọ. Vào lúc bấy giờ, một nhóm hiền hữu ba mươi người đang du ngoạn nơi khu rừng cây ấy cùng với vợ của mình. Một người không có vợ, bao một kỹ nữ và dẫn theo. Rồi trong lúc những người ấy đang vui các trò chơi mà không lưu ý, kỹ nữ ấy đã lấy trộm các tư tài của họ rồi tẩu thoát.

Sau đó, là những người bạn trong lúc giúp đỡ bạn mình đi tìm người đàn bà kia, đang lang thang trong rừng cây thì thấy đức Thế Tôn đang ngồi ở dưới một gốc cây nọ; họ liền đi đến gần đức Thế Tôn, rồi hỏi Thế Tôn: ‘Thưa Đại Đức, Ngài có thấy một phụ nữ đi qua đây không?’ ‘Này các công tử, phụ nữ ấy là gì đối với các công tử?’ ‘Đại Đức, chúng con là nhóm hiền hữu ba mươi người đang cùng vợ của mình du ngoạn trong rừng cây. Một người không có vợ, bao một kỹ nữ và dẫn theo. Rồi trong lúc chúng con đang vui các trò chơi mà không lưu ý, kỹ nữ ấy đã lấy trộm các tư tài của chúng con rồi tẩu thoát. Đại Đức, là những người bạn trong lúc giúp đỡ bạn đi tìm kiếm người đàn bà kia, chúng con đây lang thang trong rừng cây này.’

‘Này các công tử, các bạn nghĩ thế nào? Cái gì quý trọng hơn đối với các bạn: tìm kiếm người đàn bà, hay tìm kiếm chính mình?’ - ‘Đại Đức, chính việc tìm kiếm chính mình quý trọng hơn.’ - ‘Các công tử, thế thì các bạn hãy ngồi xuống, Ta sẽ nói pháp cho các bạn.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Những người bạn nhóm hiền hữu ấy sau khi kính cẩn chào hỏi Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn theo thứ lớp nói pháp cho họ nghe, tức là nói về thí, về giới, về sinh thiên, nêu rõ sự nguy hại, ô nhiễm, hạ liệt, của các dục, và sự lợi ích của sự xuất ly chúng. [...], thế rồi, ngay tại chỗ ngồi ấy, họ đạt được pháp nhãn thanh tịnh, viễn trần, ly cấu, thấy pháp: ‘Phàm pháp gì có khởi, tất cả pháp ấy đều có diệt.’

Sau khi thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, thâm nhập pháp, đoạn nghi, dứt trừ do dự, thành vô sở úy trong giáo pháp của Phật mà không do ai khác, các công tử này liền bạch Thế Tôn rằng: ‘Bạch Đại Đức, thật là đại phúc lợi chúng con được xuất gia theo Thế Tôn, thọ giới cụ túc’ - Thế Tôn đáp ứng: ‘Hãy đến đây, các tỳ-kheo, trong giáo pháp được khéo thuyết này, hành phạm hạnh chân chánh dứt khổ.’ – ‘Kính vâng’, như vậy các tôn giả ấy đắc giới cụ túc.

Mahāvagga: Vinaya I.23–24, dịch Anh G.A.S.

L.35 Giáo giới thị đạo trên thần biến và tha tâm thị đạo

Trong đoạn này, đức Phật phê bình thỉnh cầu của một cư sỹ, rằng chư tỳ-kheo nên thi triển thần thông để làm tăng lòng tin của dân chúng đối với Phật. Chư tỳ-kheo có thể thi triển các thần thông biến hóa và đọc được ý nghĩa của người khác bằng vào định lực, nhưng điều này sẽ không gây ấn tượng cho người hoài nghi khiến họ tăng trưởng tín tâm, vì họ vẫn thấy những phép lạ như vậy cũng có thể được thực hiện bởi một loại chú thuật nào đó. ‘Phép lạ’ thực sự hữu ích chính là giáo hóa người khác con đường dẫn đến giác ngộ. Trong khi đức Phật tỏ ra xem nhẹ hai loại ‘phép lạ’ đầu, rõ ràng Phật chỉ trích nhắm đến việc thi triển chúng đơn giản vì đó chỉ là một màn trình diễn để thu hút sự ủng hộ. Cũng có đôi lúc, Phật sử dụng các lực thần thông ấy chỉ cốt dễ dàng giáo hóa mọi người hơn, và Phật cũng không nhất thiết chỉ trích các tỳ-kheo sử dụng những lực thần thông như vậy. Truyền thuyết nói, có lần đức Phật đã thi triển ‘song biến thị đạo’, duy chỉ Phật mới có thể: cùng lúc biến hóa vừa lửa vừa nước từ các chi phần khác nhau nơi thân Ngài, và phát ra những tia sáng sáu màu (Paṭisambhidāmagga I.125–126). Tuy vậy, Ngài đã bác bỏ thách thức của Ma biến Tuyết sơn thành vàng (Saṃyutta-nikāya I.116 <258>).

Một thời Thế Tôn trú tại Nāḷandā, trong vườn xoài Pāvārika. Lúc bấy giờ gia chủ Kevaṭṭa94 đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Kevaṭṭa bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, Nāḷandā này có uy lực, phồn thịnh, nhân dân đông đúc, thảy đều có tịnh tín nơi Thế Tôn. Lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một tỳ-kheo thị hiện pháp thượng nhân, thần thông biến hóa (thần biến thị đạo). Nhờ vậy Nāḷandā này sẽ có nhiều người tịnh tín Thế Tôn hơn nữa.’ Nghe nói vậy, Thế Tôn nói với gia chủ Kevaṭṭa: ‘Này Kevaṭṭa, Ta không dạy cho các tỳ-kheo pháp như vậy, rằng: “Này các tỳ-kheo, các ông hãy thị hiện pháp thượng nhân, thần thông biến hóa cho các bạch y cư sĩ” ’.

… Khi gia chủ trẻ tuổi Kevaṭṭa thỉnh cầu lần thứ ba, Thế Tôn đáp: ‘Này Kevaṭṭa, có ba pháp thị đạo (thần thông) này Ta đã tự mình tác chứng bằng thắng trí và tuyên thuyết. Ba pháp ấy là gì? Đó là biến hóa thần thông (thần biến thị đạo), tha tâm thần thông (ký tâm thị đạo), giáo hóa thần thông (giáo giới thị đạo). Kevaṭṭa, biến hóa thần thông là gì? Kevaṭṭa, ở đời có tỳ-kheo chứng được các thần thông: một thân hóa hiện thành nhiều thân, nhiều thân hiện thành một thân; hiện thân, biến mất; đi xuyên qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; lặn xuống khỏi đất rồi nổi lên mặt đất như ở trong nước; đi trên nước mà không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già bay trên hư không như chim; hai bàn tay Ta có thể chạm đến sờ đến những vật có đại thần biến, đại uy lực như mặt trời và mặt trăng; tự thân Ta có thể tự tại chi phối các cõi Phạm thiên.

Có người có tâm tịnh tín thấy tỳ-kheo ấy thi triển các thần thông… Người có tịnh tín ấy nói với một người không có tâm tịnh tín… Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín: ‘Này bạn, có một loại chú thuật gọi là Gandhāra. Bằng chú thuật này có thể hóa hiện nhiều thân, nhiều thân hiện thành một thân... có thể tự tại chi phối các cõi Phạm thiên.’ Này Kevaṭṭa, ông nghĩ thế nào? Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín như vậy không?’ ‘Bạch Thế Tôn, người ấy có thể nói như vậy.’ - ‘Này Kevaṭṭa, chính vì quán sát thấy rõ sự nguy hiểm trong biến hóa thần thông mà Ta nhàm chán nó, hổ thẹn về nó, ghê tởm nó, biến hóa thần thông.

Này Kevaṭṭa, thế nào là tha tâm thần thông? Này Kevaṭṭa, ở đời có tỳ-kheo đọc được tâm, và tâm sở của các chúng sanh khác, của các nhân vật khác, đọc được suy tầm, tư sát, của các chúng sanh khác, của các nhân vật khác: ‘Như vậy là ý của ngươi.’ Có người có tâm tịnh tín thấy tỳ-kheo ấy thi triển… Người có tịnh tín ấy nói với một người không có tâm tịnh tín… Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín: ‘Này bạn, có một loại chú thuật gọi là Maṇikā, bằng chú thuật này, tỳ-kheo đọc được tâm của các người khác ...’ ‘Này Kevaṭṭa, ông nghĩ thế nào? Người không có tâm tịnh tín có thể nói với người có tâm tịnh tín như vậy không?’ ‘Bạch Thế Tôn, người ấy có thể nói như vậy.’ - ‘Này Kevaṭṭa, chính vì quán sát thấy rõ sự nguy hiểm trong tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán nó, hổ thẹn về nó, ghê tởm nó, tha tâm thần thông.

Này Kevaṭṭa, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có tỳ- kheo giáo giới như vầy: “Hãy tư duy như thế này, chớ có tư duy như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia.” Này Kevaṭṭa, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.

… [Đức Phật tiếp tục mô tả sự dẫn dắt một người cho đến chứng đắc quả vị A-la-hán.] Này Kevaṭṭa, như vậy là giáo hóa thần thông.’ Và này Kevaṭṭa, ba pháp thần thông này, Ta đã tự mình tác chứng bằng thắng trí và tuyên thuyết.

Kevaṭṭa Sutta: Dīgha-nikāya I.211–215, dịch Anh G.A.S.

Xưng tán Phật

L.36 Chư thiên xưng tán

Bạch Thế Tôn, Thiên đế Thích biết được chư Thiên ở Tam thập tam thiên tín tâm hoan hỷ, liền nói với họ: ‘Này các thiện hữu, các bạn có muốn nghe tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn không?’ ‘Thưa Tôn chủ, chúng tôi muốn…’ Biết được ý muốn, Thiên đế Thích tuyên thị tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn:

‘Này các thiện hữu Tam thập tam thiên, các bạn nghĩ thế nào? Như Lai hành đạo vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì mục đích, vì lợi ích, vì an lạc cho loài trời và loài người. Cho đến như vậy, chúng ta thật không tìm thấy một vị đạo sư nào với các phẩm tánh như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Chánh Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, là pháp được hiện chứng (như là chân lý và thực tại), tức thời (kết quả trì hoãn), đến để mà thấy, dẫn đạo, được thể nghiệm nội tâm bởi trí giả, và chúng ta chẳng thể tìm được một vị đạo sư nào có pháp dẫn đạo như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Thế Tôn thiện xảo thi thiết cái gì là thiện và cái gì là bất thiện, cái gì là tội và cái gì là không tội, cái gì nên hành theo và cái gì không nên hành theo, cái gì là hạ liệt và cái gì là cao thượng, cái gì là đen, trắng và vừa đen vừa trắng. Chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư nào thuyết những pháp như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Thế Tôn thiện xảo thi thiết cho các đệ tử đạo tích dẫn đến Niết-bàn, và cả hai, Niết-bàn và đạo tích, hợp lại thành một, như nước sông Hằng hợp lưu với nước sông Yamuna và cùng chảy. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư thi thiết đạo tích dẫn đến Niết-bàn như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Và Thế Tôn cũng sở đắc các đồng bạn, cả các vị hữu học chánh hướng cùng các vị đã cứu cánh lậu tận, và Thế Tôn không sống tách biệt với họ, mà tất cả cùng đồng một hỷ lạc trú. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Với Thế Tôn sở đắc hoàn bị cả lợi dưỡng lẫn danh xưng, cho đến mức mà, và ta nghĩ rằng, các vị sát-đế-lỵ hằng an trú với sắc diện ái mộ Thế Tôn, nhưng Thế Tôn thọ dụng vật thực với tâm không kiêu mạn. Và chúng ta tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Thế Tôn hành như thuyết, thuyết như hành. Thế Tôn như vậy hành pháp-tùy pháp. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

Thế Tôn đã đoạn nghi, dứt trừ do dự, đã cứu cánh tư duy, chí hướng, và tối sơ phạm hạnh. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn’.

Và khi Thiên đế Thích tuyên thuyết tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn, chư thiên Tam thập tam thiên sau khi nghe càng sinh tâm hoan hỷ, tràn đầy hỷ lạc.

Rồi một số chư thiên thốt lên: ‘Ôi, nguyện sao có bốn vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và diễn thuyết Chánh Pháp như Thế Tôn! Như thế là lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho chư thiên và nhân loại!’ Một số chư thiên khác lại nói: ‘Không nhất thiết có bốn vị Chánh Ðẳng Giác, chỉ nguyện sao có ba vị!’ Một số khác lại nói: ‘Không nhất thiết có ba, chỉ nguyện sao có hai vị!’

Khi nghe vậy, Thiên đế Thích nói: ‘Chư thiện hữu, không thể có, không bao giờ có hai vị Chánh Ðẳng Giác đồng thời xuất hiện trong cùng một thế giới hệ.95 Trường hợp này không thể xảy ra. Ước nguyện sao Thế Tôn hiện tại ít bệnh, ít hoạn, trụ thế lâu dài, như thế là vì lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho loài người và loài trời!’

Mahā-govinda Sutta: Dīgha-nikāya II.222–225, dịch Anh G.A.S.

Dung nghi của đức Phật

L.37 Dung sắc của Phật giống như các tỳ-kheo khác

Trong khi kinh nói rằng đức Phật có thể hóa hiện dung sắc và ngôn ngữ phù hợp với những người đối thoại (Dīghanikāya II.109), trong đoạn trích dịch này, một đệ tử của Phật, chưa bao giờ thấy Phật, lúc đầu không nhận ra khi ông tá túc cùng một chỗ với Ngài, được nghe Ngài giảng pháp liền nhận ra ngay.

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn du hành trong xứ Magadha, trú tại Rājagaha, rồi đi đến nhà thợ gốm Bhaggava và nói với ông: ‘Này Bhaggava, nếu không có gì phiền, tôi muốn tá túc trong xưởng của ông một đêm.’ - ‘Đại Đức, không có gì phiền, nhưng ở đây đã có một vị xuất gia đến trước rồi. Nếu vị ấy đồng ý, thưa Đại Đức, Ngài cứ yên tâm tá túc.’

Lúc bấy giờ, thiện gia nam tử tên là Pukkusāti, với tín tâm hướng đến Thế Tôn mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và đã đến tá túc trước tại chỗ của người thợ gốm. Rồi Thế Tôn đi đến tôn giả Pukkusāti và nói: ‘Này tỳ-kheo, nếu không có gì phiền, Ta muốn tá túc tại chỗ này một đêm.’
- ‘Này bạn, xưởng của người thợ gốm rất rộng rãi; tôn giả cứ yên tâm tá túc.’

Thế Tôn sau khi bước vào xưởng của người thợ gốm, trải thảm cỏ một bên, rồi ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt. Bấy giờ Thế Tôn phần lớn qua đêm ngồi như vậy và tôn giả Pukkusāti cũng phần lớn qua đêm ngồi như vậy.

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: ‘Thiện gia nam tử này có cử chỉ chí tín. Ta hãy hỏi xem sao.’ Bấy giờ Thế Tôn hỏi Tôn giả Pukkusāti: ‘Này tỳ-kheo, ông nương theo ai mà xuất gia? Tôn sư của ông là ai? Ông hâm mộ pháp của ai?’

- ‘Này bạn, có Sa-môn Gotama con nhà họ Thích, xuất gia từ dòng họ Thích-ca. Tiếng đồn tốt đẹp về Sa-môn Gotama được lan truyền như vầy: “Đức Thế Tôn ấy là A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu Ðiều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Tôi nương theo vị ấy mà xuất gia; Thế Tôn là bậc Ðạo Sư của tôi; và tôi hâm mộ pháp của đức Thế Tôn ấy.’

‘Này tỳ-kheo, Thế Tôn, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy hiện nay đang ở đâu?’ ‘Này bạn, có một thành phố trong xứ sở phương bắc tên là Sāvatthī. Thế Tôn, vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hiện nay đang trú tại đó.’ ‘Này tỳ-kheo, trước đây ông có gặp vị Thế Tôn ấy chưa? Và nếu gặp, ông có nhận ra không?’ ‘Thưa bạn, không. Trước đây tôi chưa từng gặp vị Thế Tôn ấy, và giả sử có gặp, tôi cũng không nhận ra.’

Bấy giờ Thế Tôn suy nghĩ: “Thiện gia nam tử này nương theo Ta mà xuất gia. Vậy Ta hãy thuyết pháp cho thiện gia nam tử này.” Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Pukkusāti: ‘Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói pháp cho ông.’ ‘Vâng, thưa bạn.’ Tôn giả Pukkusāti vâng đáp.…

Rồi tôn giả Pukkusāti sau khi hoan hỷ tín thọ những điều Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng quanh Thế Tôn theo phía hữu, rồi ra đi tìm y bát. Trong khi tôn giả Pukkusāti đi tìm y bát, đụng phải một con bò cuồng đang chạy, tôn giả mạng chung.

Khi ấy, một số đông tỳ-kheo đi đến chỗ Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, thiện gia nam tử Pukkusāti được Thế Tôn giáo giới pháp yếu và đã mệnh chung. Định hướng tái sanh của vị ấy như thế nào? Đời sống sau khi chết như thế nào?’

‘Này tỳ-kheo, thiện gia nam tử Pukkusāti là một hiền trí, đã hành pháp-tùy pháp, và không có phiền nhiễu Ta với những vấn đề về pháp. Này các tỳ-kheo, thiện gia nam tử Pukkusāti đoạn tận năm hạ phần kết, hóa sanh vào Tịnh cư thiên96 và nhập Niết-bàn tại đó, không phải sanh trở lại thế gian này nữa.’

Dhātu-vibhaṅga Sutta: Majjhima-nikāya III.237–247, dịch Anh G.A.S.

L.38 Tướng hảo của Phật do nghiệp thiện quá khứ

Đoạn này trích từ đoạn kinh mô tả ba mươi hai tướng tốt mà đức Gotama có từ khi đản sanh, cho thấy tương lai sẽ thành Phật hay một vị Chuyển luân vương nhân từ. Những tướng hảo hoặc ‘dấu hiệu’ này có thể được nhận thấy chỉ là thể chất theo cảm quan thông thường, hoặc đó là những sắc thái của tâm được biểu hiện bởi thân duy chỉ những người có cảm quan nhạy bén mới có thể nhìn thấy. Trong cả hai phương diện, một số trong các tướng hảo ấy đã được dùng làm đề mục để quán tưởng Phật, và những phẩm đức trang nghiêm thân Phật, rồi khi những tướng hảo này được phát triển, bấy giờ hình thành các Phật tượng. Mỗi tướng hảo được cho là quả dị thục vi diệu của nghiệp được tạo tác trong đời quá khứ, và tiêu biểu cho một phẩm tánh đặc hữu của đức Phật hay vị Chuyển luân vương. Các tướng hảo bao gồm những đặc điểm như dấu bánh xe trong lòng bàn chân, bàn tay mềm mại, một giọng nói hay, đôi mắt rất xanh, một sợi lông trắng (bạch hào) giữa đôi chân mày, và nhục kế (như búi tóc bằng thịt) trên đỉnh đầu. Những nghiệp quá khứ, được đức Gotama tạo tác khi còn là Bồ-tát làm nhân cho các tướng hảo này, như sau.

Như Lai đời trước… trước đây khi sanh làm người, thọ trì kiên cố trong các thiện pháp, thân thiện hành, ngữ thiện hành, và ý thiện hành, thọ trì kiên cố đẳng phần bố thí, kiên cố trì giới, trai giới cận trụ, hiếu hạnh với mẹ, hiếu hạnh với cha, cung kính sa-môn, bà-la-môn, tôn kính các bậc trưởng thượng trong gia tộc, và kiên cố trong các thiện pháp tăng thượng khác… Vị ấy mang lại an lạc cho nhiều người, trừ diệt dao động, khủng bố, kinh sợ, an bài thủ hộ, hộ trì, bảo vệ một cách như pháp, bố thí cho các người tùy tùng… từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh; loại bỏ gậy, loại bỏ dao kiếm, sống biết tàm quý, có tâm từ thương xót hết thảy chúng sanh… Vị ấy bố thí các thức ăn loại cứng loại mềm, các loại nếm, các thức uống dịu ngọt, tươi mát…

Vị ấy hành bốn nhiếp sự để nhiếp phục mọi người: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự… Vị ấy nói với mọi người bằng những lời liên hệ đến mục đích cứu cánh, liên hệ đến pháp, đem lại lợi ích, an lạc cho chúng sanh… Ngài cẩn trọng chỉ dạy các kỹ thuật, học thuật, oai nghi và hành động, nghĩ rằng ‘Mong họ nhanh chóng thấu hiểu tôi, nhanh chóng thực hành, không phải mệt nhọc lâu dài.’…

Ngài đi đến các vị sa-môn, bà-la-môn, và thưa hỏi: ‘Thiện là gì, thưa Tôn giả, bất thiện là gì? Có tội là gì? Không có tội là gì? Ðiều nào nên làm? Ðiều nào không nên làm? Ðiều nào làm sẽ đưa đến cho ta bất hạnh và đau khổ lâu dài? Ðiều nào nếu làm sẽ đưa đến cho ta hạnh phúc và an lạc lâu dài?’…

Ngài không sân hận, không hay sầu não; dầu có bị nói nhiều, cũng không tức tối, không giận dữ, không thù hằn, không phản kháng, không tỏ vẻ thịnh nộ, sân hận, bất mãn. Và Ngài bố thí các đệm trải, chăn màn mềm mại, nhẹ nhàng; vải quyên mềm mại, vải bông mềm mại, vải lụa mềm mại, và vải len mềm mại.…
Ngài làm cho đoàn tụ những người thân thích, thân tín, bạn bè và thân thuộc thất lạc và chia cách lâu ngày; Ngài làm cho đoàn tụ mẹ với con, con với mẹ; cũng vậy, cha với con, con với cha, anh em với nhau, anh chị em với nhau, Ngài vui vẻ làm cho mọi người hòa thuận…
Ngài mưu cầu sự hài hòa trong đại chúng, quán sát và hiểu biết rõ ràng toàn thể đại chúng, biết từng người giống như thế nào, tự mình biết, biết từng người, biết sự sai biệt giữa từng người. Ngài là người trước đó đã làm những gì cần tùy theo những đặc tính sai biệt của từng người: ‘Người này xứng đáng như thế này, người này xứng đáng như thế kia.’… Ngài mong cầu phúc lợi cho đại chúng, mong cầu lợi ích, an lạc của đại chúng, mong cầu an ổn khoái lạc cho đại chúng, Ngài hằng nghĩ rằng: “Làm thế nào cho họ tăng trưởng tín, giới, đa văn, thí xả, (biết) pháp, (có) trí, tăng trưởng tài vật và lúa gạo, đất ruộng và tài sản, gia súc và gia cầm, con trai và thê thiếp, nô bộc, công thợ, bà con, bạn bè, và thân thuộc?’…

Ngài là người có bản tánh không gây tổn hại các hữu tình khác, dù bằng tay chân, bằng đá sỏi, hay bằng dao, gậy.… Ngài là người không có cái nhìn gian xảo, không hành động theo cách quanh co và không liếc nhìn có tính toán; Ngài là một người nhìn thẳng vào mọi người, nhã nhặn, với tâm ngay thẳng và với đôi mắt từ ái.…
Ngài là vị lãnh đạo đại chúng trong các thiện pháp: là vị tiên phong đại chúng trong các thiện hành bởi thân, ngữ, và ý, bố thí, trì giới, trai giới cận trụ, kính trọng mẹ, cha, sa-môn, bà-la-môn, tôn kính các bậc trưởng thượng trong gia tộc, và trong các tăng thượng thiện khác.…

Ngài nói lời chân thật, nói đúng sự thật, xác thực, đáng tin cậy, không lừa dối người khác.… Ngài từ bỏ lời nói chia rẽ, tránh xa nói chia rẽ: nghe điều gì chỗ này, không đem nói chỗ kia, khiến sanh mâu thuẫn giữa những người này; nghe điều gì ở kia, không đem nói với những người này, khiến sanh mâu thuẫn giữa những người kia. Như vậy, Ngài sống hòa hợp những kẻ chia rẽ, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói lời dẫn đến hòa hợp.…

Ngài từ bỏ nói lời độc ác, tránh nói lời độc ác: nói những lời hòa nhã, êm tai, dễ thương, cảm động đến tâm, nhã nhặn, làm đẹp lòng và vui lòng nhiều người.… Ngài từ bỏ lời nói tạp uế, tránh xa lời nói tạp uế: nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về pháp và luật; là người nói những lời đáng được ghi nhớ, hợp thời, thuận lý, có cân nhắc, có ý nghĩa.…

Ngài từ bỏ tà mạng, nuôi sống theo chánh mạng: tránh xa các sự gian lận bằng cân, hóa tệ giả, đo lường dối, nhận hối lộ, gian trá và lừa đảo, và các hành vi bạo lực như tổn hại, đánh đập, câu thúc, bức đoạt và cướp phá.

Lakkhaṇa Sutta: Dīgha-nikāya III.142–176, dịch Anh P.H.

L.39 Cử chỉ và hành xử trầm tĩnh cẩn trọng của Phật

Trong đoạn này, một người quan sát đức Phật trong bảy tháng, không chỉ chú ý đến ba mươi hai đặc tướng của thân Ngài, mà còn đến cách Ngài di duyển và hành động một cách an tĩnh, chừng mực, thoải mái, chú tâm, vô tham và chu đáo.

Rồi niên thiếu bà-la-môn Uttara suy nghĩ: ‘Sa-môn Gotama có đầy đủ ba mươi hai tướng hảo của bậc Ðại nhân. Vậy ta hãy đi theo sau Sa-môn Gotama để quan sát các cử chỉ của Ngài.’ Rồi niên thiếu bà-la-môn Uttara trong bảy tháng đi theo sau Thế Tôn như bóng theo hình, không bao giờ rời. Sau bảy tháng, từ xứ sở Videha, Uttara khởi hành đi đến Mithilā, chỗ bà-la-môn Brahmāyu. Khi đến đó, đảnh lễ ông, rồi ngồi xuống một bên.

Bấy giờ, bà-la-môn Brahmāyu hỏi: ‘Uttara thân mến, tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng, không sai chăng? Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác chăng?’ ‘Thưa thầy, tiếng đồn về Tôn giả Gotama là đúng như vậy, không phải khác; và Tôn giả Gotama là như vậy, không phải khác. Ngài ấy có đầy đủ ba mươi hai tướng Ðại nhân.…

Khi đi, Ngài bước chân phải trước. Ngài không bước quá xa hay đặt chân xuống quá gần. Ngài bước không quá nhanh không quá chậm. Khi đi hai đầu gối không va chạm nhau, mắt cá không va chạm nhau. Ngài đi không nâng bắp vế lên cao, hay hạ xuống thấp, không khép chúng lại, không dang chúng ra. Khi đi, Ngài chỉ di động phần thân dưới, và không dùng lực toàn thân mà đi. Khi người nhìn, Ngài xoay nhìn toàn thân; không ngửa mặt lên, không cúi mặt xuống. Ngài không nhìn quanh khi đi, chỉ nhìn phía trước xa khoảng một làn cày; xa hơn thế cũng không chướng ngại thấy biết của Ngài.

Khi bước vào nhà, Ngài không nhón người lên hay khom mình xuống, không cúi về phía trước, không ngửa về phía sau. Ngài không xoay mình quá xa, cũng không quá gần chỗ ngồi; không tì tay lên chỗ ngồi; không gieo mình xuống chỗ ngồi. Khi ngồi trong nhà, Ngài không táy máy tay, không rung lắc chân; không ngồi tréo đầu gối; không ngồi chồng mắt cá;97 không ngồi tay chống cằm. Khi đang ngồi trong nhà, Ngài không sợ hãi, không run rẩy và dao động, không hoảng hốt. Lông tóc Ngài không dựng ngược vì không có gì sợ hãi, run sợ và dao động, không có gì hoảng hốt; Ngài ngồi trong nhà với tâm nhàn tĩnh viễn ly.

Khi nhận nước rửa bát, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát về phía trước hay phía sau. Ngài nhận nước rửa bát không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát, không gây tiếng nước rào rào; không xoay tròn bát. Ngài không đặt bát xuống đất để rửa tay; khi tay rửa xong, bát cũng rửa xong; khi bát rửa xong, tay cũng rửa xong. Ngài đổ nước trong bát không quá xa hay quá gần, và không tóe nước.

Khi nhận cơm, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát tới, không nghiêng bát lui. Ngài nhận cơm không quá ít, không quá nhiều. Ngài ăn cơm với đồ ăn vừa phải; Ngài không để quá nhiều đồ ăn vào vắt cơm. Ngài nhai vắt cơm trong miệng hai ba lần rồi mới nuốt, và không hột cơm nào chưa được nhai kỹ mà được cho vào trong thân, và không hột cơm nào còn lại trong miệng, rồi đang có căng thẳng trong lòng.
Ngài ăn miếng cơm khác. Khi ăn cơm, Ngài cảm thọ vị của cơm nhưng không cảm thọ tham nơi vị. Ngài ăn thức ăn có tám chi: không phải để vui đùa, không phải để say đắm, không phải để làm tốt thân, để làm đẹp thân, mà chỉ để bảo dưỡng thân, để thân tồn tại, để ngăn ngừa thương tổn, và để tư trợ phạm hạnh, với ý nghĩ rằng: ‘Như vậy, Ta diệt trừ cảm thọ cũ (đói), không khởi cảm thọ mới (quá no), và Ta khỏe mạnh, không lỗi lầm, an ổn.’

Khi Ngài ăn xong và nhận nước rửa bát, Ngài không nâng bát lên cao, không hạ bát xuống thấp, không nghiêng bát tới, không nghiêng bát lui. Ngài nhận nước không quá ít, không quá nhiều. Ngài rửa bát không gây tiếng nước rào rào; không xoay tròn bình bát… [như trên]. Khi ăn xong, Ngài đặt bát xuống đất, không quá xa, không quá gần; và Ngài không lơ là bát, cũng không quá lo giữ bát.

Khi ăn xong, Ngài ngồi im lặng một lúc, nhưng không để quá giờ đọc kệ hồi hướng. Khi ăn và đọc kệ hồi hướng xong, Ngài không phê bình bữa ăn ấy hay mong có bữa ăn khác; mà chỉ nói pháp để khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy. Như vậy rồi, Ngài đứng dậy, rời khỏi chỗ ngồi và ra đi. Ngài đi không quá nhanh, không quá chậm, đi không phải như muốn tránh khỏi đó.

Ngài đắp y lên mình không quá cao, không quá thấp, không quá chật, không quá rộng, y không bị gió thổi tuột thân Ngài. Bụi dơ không dính trên thân Ngài.

Khi đi đến tăng-già-lam, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Ngài rửa chân, dù Ngài không cố ý làm đẹp chân. Rửa chân xong, Ngài ngồi kiết già, dựng thẳng thân, lập chánh niệm trước mặt. Ngài không nghĩ đến tự tổn hại, không nghĩ đến tổn hại người, không nghĩ đến tổn hại cả hai; Ngài ngồi với tâm hướng đến lợi mình, lợi người, lợi cả hai, lợi cả thế gian.

Khi đi đến tăng-già-lam, Ngài thuyết pháp cho hội chúng. Ngài không tán dương hay chỉ trích hội chúng ấy; duy chỉ bằng pháp thoại Ngài khai thị, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy. Âm thanh phát ra từ miệng Ngài có tám đức tánh: trong trẻo, dễ hiểu, êm tai, lưu loát, nghe rõ ràng, phân minh, thâm trầm và vang vọng. Nhưng khi mà tiếng nói của Ngài vang xa trong chừng mực hội chúng có thể nghe hiểu, thì lời nói của Ngài không vượt quá hội chúng. Khi hội chúng đã được Ngài khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ hội chúng ấy bằng pháp thoại, họ rời chỗ ngồi đứng dậy ra về vẫn quay lại nhìn Ngài, không muốn rời.

Thưa thầy, chúng con thấy Tôn giả Gotama đi, chúng con thấy Ngài đứng, chúng con thấy Ngài vào nhà, chúng con thấy Ngài ngồi im lặng trong nhà, chúng con thấy Ngài ăn trong nhà, chúng con thấy Ngài ngồi im lặng sau khi ăn xong, chúng con thấy Ngài đọc kệ hồi hướng sau khi ăn xong, chúng con thấy Ngài đi trở về tăng viện; trong tăng viện chúng con thấy Ngài ngồi im lặng, chúng con thấy Ngài đi đến tăng viện thuyết pháp cho hội chúng. Tôn giả Gotama ấy như vậy; Ngài ấy như vậy và còn hơn như vậy nữa.

Khi nghe nói vậy, bà-la-môn Brahmāyu rời chỗ ngồi đứng dậy, sau khi trật thượng y sang một bên vai, ông chắp tay hướng về Thế Tôn và nói lời cảm hứng sau đây ba lần: ‘Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!’ và rồi, ‘Có thể tại một nơi nào, vào một thời nào, chúng ta sẽ đi đến gặp Tôn giả Gotama ấy, có lẽ chúng ta sẽ có một cuộc nói chuyện với Ngài ấy.’

Brahmāyu Sutta: Majjhima-nikāya II.136–141, dịch Anh G.A.S.

Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa

L.40 Chỉ cho một người giận dữ về lỗi của vị ấy

Ở đây, đức Phật đã điều phục một người nóng giận, khiến cho ông ấy xuất gia thọ giới, và sau đó chứng đạt giác ngộ.

Bà-la-môn Akkosaka (Mạ Lỵ) thuộc dòng họ Bhāradvāja nghe đồn: ‘Người ta nói rằng có một bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình theo Sa-môn Gotama.’ Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến chỗ Thế Tôn, phỉ báng và mạ lịmạ lỵ Ngài bằng những lời ti tiện, thô lỗ.

Khi ông mạ lịmạ lỵ xong, Thế Tôn nói với ông: ‘Này bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? Các thân hữu, thân tộc huyết thống, những người khách, có đến viếng thăm ông không?’ ‘Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng họ có đến viếng thăm tôi.’ ‘Ông có chiêu đãi họ các thức ăn loại cứng, loại mềm và các loại gia vị không?’ ‘Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng có.’

‘Nhưng nếu họ không nhận, vậy tức món ăn ấy về ai?’ ‘Nếu họ không nhận, các thức ăn ấy thuộc về tôi.’

‘Cũng vậy, này bà-la-môn, chúng tôi là những người không phỉ báng ai, không mạ lịmạ lỵ ai. Chúng tôi không nhận của ông những lời phỉ báng, mạ lịmạ lỵ, mà ông đổ dồn vào chúng tôi. Này bà-la-môn, những lời ấy trở lại thuộc về ông! Này bà-la-môn, nó trở lại thuộc về ông!

Này bà-la-môn, ai phỉ báng trở lại người phỉ báng, mạ lỵ trở lại người mạ lỵ, mắng nhiếc trở lại người mắng nhiếc, như vậy, người ấy được xem là đã trao đổi, chia phần với ông. Nhưng chúng tôi không trao đổi, chia phần những thứ ấy với ông, thế thì, này bà-la-môn, những thứ ấy trở lại thuộc về ông! Này bà-la-môn, nó trở lại thuộc về ông!

(Akkosaka): ‘Vua và quần thần của vua đều biết rằng Sa-môn Gotama là vị A-la-hán, tuy vậy Tôn giả Gotama đã phẫn nộ.’

(Đức Phật): Sao giận người không giận, sống chánh mạng, điều phục; bằng chánh trí, giải thoát, như vậy sống tịch tĩnh?

Người giận, giận đáp trả, giận mình, do vậy thành tệ hại. Người giận không giận trả, chiến thắng trận khó thắng.

Người hành lợi cả hai, cho mình, cho người khác, biết kẻ thù giận dữ, vẫn niệm tĩnh an bình.

Khi chữa được cả hai, cho mình, cho người khác, người nghĩ rằng Ta ngu, là người kém trong Pháp.

Khi được nghe điều này, bà-la-môn Akkosaka dòng họ Bhāradvāja bạch Thế Tôn: ‘Thật vi diệu thay, Tôn sư Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn sư Gotama! Tôn sư Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn sư Gotama bằng nhiều phương tiện khai thị, giải thích. Vậy nay con xin quy y Tôn sư Gotama, quy y Pháp và quy y tỳ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia theo Thế Tôn, cho con được thọ đại giới.’

Akkosa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.161–163 <347–349>, dịch Anh G.A.S.

L.41 Giáo hóa một cư sĩ tưởng nhầm mình không chấp trước như người xuất gia

Thế rồi, sáng sơm, Thế Tôn khoác y, cầm y bát, vào Āpaṇa khất thực. Sau khi khất thực từ Āpaṇa, trở về, ăn xong, Thế Tôn đi đến một khu rừng để nghỉ trưa. Đi sâu vào khu rừng ấy, Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây.

Gia chủ Potaliya, mặc đồ trắng, lang thang tản bộ, mang dù và dép đầy đủ, cũng đi đến khu rừng ấy. Đi vào rừng, ông đến chỗ Thế Tôn, trao đổi với Ngài những lời chào hỏi thân thiện, rồi ông đứng một bên.

Thế Tôn nói với ông: ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’ Nghe vậy, gia chủ Potaliya nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn và đứng im. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với ông, ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’ Lần thứ hai, gia chủ Potaliya nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn và đứng im. Lần thứ ba, Thế Tôn nói với ông, ‘Này gia chủ, có chỗ ngồi đó, hãy ngồi xuống, nếu ông muốn.’

Lần thứ ba, gia chủ Potaliya nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama gọi ta là “gia chủ”’, bèn phẫn nộ, bất mãn, nói với Thế Tôn: ‘Tôn giả Gotama, thật không thích hợp, không đúng đắn, Tôn giả gọi tôi là gia chủ.’ - ‘Này gia chủ, ông có những đặc điểm, hình tướng, dấu hiện của một gia chủ.’ - ‘Nhưng này, Tôn giả Gotama, tôi đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục.’ - ‘Nhưng này gia chủ, ông đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục như thế nào?’
‘Tôn giả Gotama, tài sản, ngũ cốc, vàng bạc, tất cả tôi đều giao cho các con tôi thừa hưởng. Tôi không dạy dỗ, không trách mắng; tối đa tôi chỉ sống với đồ ăn, đồ mặc. Tôi đã từ bỏ tất cả gia nghiệp vụ, dứt bỏ tất cả lề thói thế tục như vậy.’

‘Này gia chủ, sự dứt bỏ các thói tục sự mà ông nói khác với sự dứt bỏ các thói tục theo thánh pháp luật.… Này gia chủ, có tám pháp này dẫn đến sự dứt bỏ các thói tục theo thánh pháp luật. Tám pháp ấy là gì? Y chỉ trên sự không sát sanh, sát sanh cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không lấy của không cho, sự lấy của không cho cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự nói lời chân thật, nói dối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không nói lời chia rẽ, sự nói lời chia rẽ cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không tham lam, tham lam cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không ác khẩu mạ lịmạ lỵ, sự phẫn nộ tức tối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không phẫn nộ tức tối, sự phẫn nộ tức tối cần được dứt bỏ. Y chỉ trên sự không kiêu mạn, kiêu mạn cần được dứt bỏ. Đó là nói văn tắt, không giải thích chi tiết, tám pháp dẫn đến sự dứt các thói tục theo thánh pháp luật.’

… [Phật tiếp tục giải thích rằng mỗi lỗi lầm trên phải được từ bỏ bằng cách nhận ra rằng nếu một người không từ bỏ, người ấy tự có lỗi, và bị kẻ trí chê trách, rồi sẽ tái sanh ác đạo, và sẽ thấy rằng không từ bỏ điều ấy là kết phược và triền cái.

Phật cũng nêu nhiều thí dụ để minh họa cho sự nguy hiểm của dục lạc, và lợi ích của việc vượt qua chúng.]

‘Bạch Đại Đức, Thế Tôn thật đã khiến con khởi tâm ái kính sa-môn đối với các sa-môn, khởi tâm tịnh tín sa-môn đối với các sa-môn, khởi tâm tôn kính sa-môn đối với các sa-môn.’

Potaliya Sutta: Majjhima-nikāya I.359–368, dịch Anh G.A.S.

L.42 Điều phục Mānatthaddha cao ngạo

Lúc bấy giờ, bà-la-môn tên Mānatthaddha 98 đang trú ở Sāvatthī. Ông không cung kính mẹ cha, không cung kính thầy và huynh trưởng. Lúc bấy giờ, Thế Tôn, với đại chúng ngồi vây quanh, đang thuyết pháp. Khi ấy bà-la-môn Mānatthaddha nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama, với đại chúng ngồi vây quanh, đang thuyết pháp. Ta hãy đi đến chỗ Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama nói chuyện với ta, ta cũng sẽ nói chuyện với ông ấy. Nếu Sa-môn Gotama không nói chuyện với ta, ta cũng sẽ không nói chuyện với ông ấy.’

Rồi bà-la-môn Mānatthaddha đi đến chỗ Thế Tôn, và đứng im lặng một bên, nhưng Thế Tôn không nói chuyện với ông. Bà-la-môn Mānatthaddha nghĩ thầm, ‘Sa-môn Gotama này chả biết gì’, bèn muốn rút lui, nhưng Thế Tôn, bằng tha tâm trí, biết được tâm tư của bà-la-môn Mānatthaddha, nói với ông bằng bài kệ:

Bà-la-môn, cầu lợi, kiêu mạn không lợi gì,
Ông vì lợi đến đây, lại nuôi lớn kiêu mạn.

Bà-la-môn Mānatthaddha suy nghĩ, ‘Sa-môn Gotama biết tâm tư của ta’, bèn cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, miệng hôn chân Thế Tôn, hai tay xoa vuốt chân Thế Tôn, và nói xưng tên của mình, ‘Tôn giả Gotama, con là Mānatthaddha! Tôn giả Gotama, con là Mānatthaddha!’

Đại chúng ở đây khi ấy cảm thấy hy hữu chưa từng có, thốt lên rằng, ‘Vi diệu thay, Tôn Giả! Hy hữu thay, Tôn Giả! Bà- la-môn Mānatthaddha không hề cung kính mẹ cha, không cung kính thầy và và huynh trưởng, nay lại bày tỏ tôn kính cực kỳ như vậy đối với Sa-môn Gotama.’

Rồi Thế Tôn nói với bà-la-môn Mānatthaddha, ‘Này bà-la- môn, thôi đủ rồi! Hãy đứng dậy và ngồi lại trên ghế của ông, vì tâm ông đã tín thành với ta.’

Mānatthadddha Sutta: Saṃyutta-nikāya I.177–178 <381–383>, dịch Anh G.A.S.

L.43 Giáo hóa những người được phái tới giết Ngài

Devadatta người em họ của Phật là một ác tỳ-kheo ghen tị với danh tiếng của Phật. Do đó, ông ta đã cậy bạn mình là vương tử Ajātasattu (A-xà-thế) sai người ám sát Phật để tự mình thành người lãnh đạo Tăng-già. Một người được phái đến để giết Phật, và những người khác được phái đi giết y khi y quay về, rồi những tên khác lại được sai giết những tên đã được sai giết để diệt khẩu.

Rồi người ấy một mình cầm gươm và khiên, mang cung và túi tên, đi đến chỗ Thế Tôn. Khi đến cách Thế Tôn khá gần, y đứng im, thân thể trở nên cứng đơ, khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp. Đức Thế Tôn trông thấy người đàn ông ấy đứng im, thân thể trở nên cứng đơ, khiếp đảm, sợ hãi, lo âu, hồi hộp, bèn nhìn y và nói: ‘Đến đây, ông bạn, chớ có sợ hãi.’ Khi ấy, y bỏ gươm, khiên, cung và bao tên xuống một bên, rồi đi đến Thế Tôn, cúi đầu xuống hai chân Thế Tôn, và nói, ‘Bạch Đại Đức, tội lỗi đã khống chế tâm con; vì ngu si, mê muội, không khôn khéo, vì vậy con đến đây với tâm độc ác, với tâm giết hại. Bạch Đại Đức, cúi xin đức Thế Tôn biết cho tội lỗi của con hầu để con ngăn ngừa trong tương lai.’

‘Đúng như vậy, này bạn, tội lỗi đã khống chế tâm ngươi… Nhưng nếu ngươi đã thấy tội lỗi đó là tội lỗi, và thú nhận đúng như pháp, vậy Ta vì ngươi mà chấp nhận điều đó. Này bạn, chính điều này là sự tiến bộ trong thánh pháp luật: “Người nào sau khi thấy được sự sai trái trong tội lỗi và sửa đổi đúng như pháp, sẽ có được sự ngăn ngừa trong tương lai.” ’… [Đức Phật sau đó đã thuyết giảng cho ông và ông đã đắc quả Dự lưu, thành ưu-bà-tắc. Đức Phật sau đó đã cảnh báo ông nhằm tránh không bị kẻ khác giết, mặc dù mỗi người được phái đến đều được Phật thuyết giảng và cũng đắc quả Dự lưu.]

Cullavagga VII.3.6–8: Vinaya II.191–192, dịch Anh P.H.

L.44 Hàng phục con voi dữ

Sau thất bại trên, Devadatta đã cố giết đức Phật bằng cách lăn xuống núi một tảng đá lớn, nhưng bị hụt và chỉ có một mảnh của nó cắt trúng chân Phật. Devadatta sau đó đã cố tìm cách giết Phật lần thứ ba, thả một con voi dữ giết người – Nāḷāgiri –trên đường Phật đang đến.

Voi Nāḷāgiri thấy Thế Tôn từ xa đang đi lại gần; nó vươn vòi lên, chạy đến Thế Tôn, tai và đuôi dựng đứng. Các vị tỳ-kheo đi theo Phật thấy vậy liền bạch Phật, ‘Thế Tôn, voi Nāḷāgiri đang chạy vào lối xe đi này; nó là con thú giết người hung bạo. Bạch Đại Đức, kính xin Thế Tôn hãy quay trở lui, xin đấng Thiện Thệ hãy quay trở lui.’

‘Hãy khoan, này các tỳ-kheo, chớ có sợ hãi, này các tỳ-kheo, trường hợp không thể xảy ra, không có bất kỳ ai có cơ hội đoạt mạng Như Lai bằng bạo lực. Này các tỳ-kheo, không do bị tập kích mà các đức Như Lai nhập Niết-bàn.’… [Các tỳ- kheo thỉnh cầu ba lần, và Phật cũng ba lần trả lời như vậy.]

Vào lúc bấy giờ, dân chúng tìm chỗ an toàn leo lên các dãy lầu cao, trên các cung điện, trên các nóc nhà, và ở đó đợi xem.… Khi ấy, Thế Tôn đã rải tâm từ đến voi Nāḷāgiri. Thế rồi, voi Nāḷāgiri bị khuất phục bởi luồng tâm từ của đức Thế Tôn nên đã hạ vòi xuống, và đi đến gần đức Thế Tôn; đến nơi, đứng lại trước mặt Thế Tôn. Thế Tôn tay phải xoa lên trán của voi Nāḷāgiri và nói với voi Nāḷāgiri những lời kệ…

Rồi voi Nāḷāgiri lấy vòi hất lớp bụi trên bàn chân Thế Tôn và rắc trên đầu nó, khum xuống chào, rồi bước lui trong lúc vẫn nhìn đức Thế Tôn. Sau đó, voi Nāḷāgiri đã về lại chuồng và đứng tại chỗ của nó, và như thế, nó đã trở nên thuần phục.

Cullavagga VII.3.11–12: Vinaya II.194–195, dịch Anh P.H.

L.45 Hàng phục tướng cướp sát nhân Aṅgulimāla

Đoạn trích này mô tả Phật đã hàng phục tên cướp giết người đang làm mọi người sợ hãi như thế nào, và sau đó tên cướp xuất gia thọ giới thành tỳ-kheo. Trong lúc vua đang tìm cách trấn áp, nhưng thấy tướng cướp đã thành tỳ-kheo liền khởi tâm cung kính. Ngoài phần tuyển dịch dưới đây, Aṅgulimāla còn tiếp tục giúp đỡ một sản phụ đang đẻ khó bằng năng lực nói lên sự thật rằng ông chưa bao giờ giết bất cứ ai kể từ khi sinh ra, tức là kể từ khi tái sinh trong Thánh đạo. Ông tiếp tục tu tập và chứng đạt giác ngộ, mặc dù sau bị mọi người chọi đá cho đến chảy máu cùng mình khi họ nhận ra ông vốn là tướng cướp. Đức Phật khuyên ông kham nhẫn chịu đựng điều này như là nghiệp quả của những hành động trong quá khứ của chính mình, mà nghiệp ấy có thể dẫn tới hàng ngàn năm tái sanh trong địa ngục nếu ông không hoàn toàn cải hóa. Đoạn văn hàm chứa thông điệp về khả năng chuyển nghiệp.

Lúc bấy giờ, trong lãnh thổ của Pasenadi, vua nước Kosala, có tên cướp Aṅgulimāla, hung bạo, bàn tay vấy máu, sống bằng sát hại, bạo tàn, không có lòng thương hại đối với chúng sanh. Vì tướng cướp này mà làng mạc, thôn áp, thị trấn thành hoang phế. Nó chuyên giết người và mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay của những người bị giết.

Rồi thì, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn khoác y, cầm bát vào thành Sāvatthī khất thực. Sau khi khất thực từ Sāvatthī trở về, ăn xong, thu dọn tọa cụ, cầm bát, Thế Tôn quay trở lại con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla.

Những người chăn bò, chăn thú, cày ruộng, và những người đi đường, thấy Thế Tôn đang đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla, liền nói: ‘Này Sa-môn, chớ có đi trên con đường này. Trên con đường này có tên cướp Aṅgulimāla, hung bạo, bàn tay vấy máu… nó mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay những người bị giết. Trên đường này, khi có mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi mới cùng đi. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào tay của tên cướp Aṅgulimāla.’ Nghe nói vậy, Thế Tôn vẫn im lặng, và tiếp tục đi.

Lần thứ hai… lần thứ ba, các người chăn bò, chăn nuôi, cày ruộng, bộ hành… nói với Thế Tôn… [như trên]. Khi được nói như vậy đến lần thứ ba, Thế Tôn vẫn im lặng, và tiếp tục đi. Tên cướp Aṅgulimāla thấy Thế Tôn đang đi đến. Trông thấy Ngài, tên cướp nghĩ thầm: “Thật kỳ! Thật hy hữu! Con đường này, cho đến mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, năm mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi; tuy vậy, chúng vẫn rơi vào tay của ta. Nay Sa- môn này lại đến đây, chỉ có một mình, không bạn đồng hành, như bị số mệnh dẫn dắt. Sao ta lại không giết Sa-môn này?’

Rồi tên cướp Aṅgulimāla lấy kiếm và khiên, đeo cung và bao tên, đi theo sau lưng Thế Tôn. Bấy giờ Thế Tôn thị hiện thần thông lực khiến cho tên cướp Aṅgulimāla, dầu cho dốc hết tốc lực đuổi theo mà cũng không thể bắt kịp Thế Tôn đang đi với tốc độ bình thường.

Tên cướp Aṅgulimāla bèn nghĩ thầm: ‘Thật kỳ diệu! Thật hy hữu thay! Trước ta từng đuổi theo con voi đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con ngựa đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo chiếc xe đang chạy và bắt kịp nó, đuổi theo con nai đang chạy và bắt kịp nó. Nay dầu cho dốc hết tốc lực đuổi theo mà ta cũng không thể bắt kịp sa-môn này đang đi với tốc lực bình thường!’

Rồi tên cướp Aṅgulimāla dừng lại và gọi Thế Tôn, ‘Dừng lại, sa-môn! Dừng lại, sa-môn!’
(Thế Tôn đáp): ‘Aṅgulimāla, Ta đã dừng rồi! Và ngươi hãy dừng lại!’ Tên cướp Aṅgulimāla nghĩ thầm: ‘Các sa-môn Thích tử này là những người nói sự thật, nhận sự thật. Và sa- môn này mặc dù đang đi, nhưng lại nói: “Aṅgulimāla, Ta đã đứng lại rồi! Và ngươi hãy đứng lại!” Vậy ta hãy hỏi sa-môn này.’ Rồi tên cướp Aṅgulimāla hỏi Thế Tôn bằng bài kệ:

‘Ông đi mà lại nói: “Ta đã đứng lại rồi”,
Tôi đứng, ông lại nói:
“Sao ngươi không đứng lại?”
Này sa-môn, tôi hỏi,
ý nghĩa của điều này,
Ông đã dừng, là sao?
Tôi chưa dừng, là sao?’

- ‘Aṅgulimāla, Ta đã dừng lại rồi,
Với tất cả chúng sanh,
Ta từ bỏ bạo lực,
Còn ngươi với hữu tình,
không tự biết kiềm chế,
Do vậy, Ta đã dừng,
còn ngươi chưa dừng lại.’

- ‘Ôi, Đại Tiên tôn kính,
cuối cùng vào Ðại lâm.
Vì con nói kệ Pháp.
Con sẽ mãi bỏ ác.’

Nói xong, tên cướp liền quăng gươm và vũ khí xuống hố; rồi đảnh lễ dưới chân đức Thiện Thệ, và xin được xuất gia.

Đức Phật, vị Đại Tiên đại bi, Thầy dạy của trời và người, gọi Aṅgulimāla: ‘Đến đây, tỳ-kheo.’ Aṅgulimāla bấy giờ thành tỳ-kheo.

Sau đó, Thế Tôn, với tôn giả Aṅgulimāla bấy giờ là thị giả, bắt đầu du hành đi đến Sāvatthī. Lần hồi đến Sāvatthī; tại đây, Phật trú trong vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc), rừng Jita Jeta (Thệ-đa).

Lúc bấy giờ, một số đông quần chúng tụ họp trước cửa nội cung của vua Pasenadi, cao tiếng, lớn tiếng nói: ‘Tâu đại vương, trong lãnh thổ của đại vương có tên cướp tên Aṅgulimāla, là kẻ sát nhân hung bạo, bàn tay vấy máu, sống bằng sát hại, bạo tàn, không có lòng thương hại đối với chúng sanh. Vì tướng cướp này mà làng mạc, thôn ấp, thị trấn thành hoang phế. Nó chuyên giết người và mang một xâu chuỗi làm bằng ngón tay của những người bị giết. Ðại vương, hãy tiêu trừ nó!’

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, với khoảng năm trăm con ngựa, sáng sớm đi ra khỏi Sāvatthī, đi đến tăng viện, ngự xe đến chỗ xe còn đi được, rồi xuống xe, đi bộ đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn, và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi xứ Kosala đang ngồi một bên: ‘Đại vương, phải chăng vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, hay những người Licchavī ở Vesālī, hay những vua thù địch nào khác, đang tấn công Đại vương?’ ‘Bạch Thế Tôn, không phải vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, hay những người Licchavī ở Vesālī, hay những vua thù địch nào khác, đang tấn công. Bạch Thế Tôn, trong lãnh thổ của con, có tên cướp Aṅgulimāla, là kẻ sát nhân hung bạo, bàn tay vấy máu,… Bạch Thế Tôn, nhưng con chưa thể triệt hạ nó.’

‘Đại vương, nếu Đại vương thấy Aṅgulimāla đã cạo bỏ râu tóc, khoác y cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói dối, ăn một ngày một bữa, sống phạm hạnh, có giới hạnh, có pháp thiện xả; Ðại vương sẽ xử trí thế nào?’

‘Bạch Đại Đức, con sẽ đảnh lễ, đứng dậy nghinh đón, mời ngồi, hay cúng dường các thứ y phục, ẩm thực, tọa ngọa cụ, và y dược trị bệnh, hay chúng con bảo vệ, hộ trì đúng pháp. Nhưng, bạch Thế Tôn, từ đâu một người vô đạo, ác giới ác pháp, lại có thể trở thành người có giới hạnh, có pháp thiện xảo?’

Khi ấy Tôn giả Aṅgulimāla ngồi cách Thế Tôn không xa. Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với Pasenadi vua xứ Kosala, ‘Đại vương, đây là Aṅgulimāla.’ Nghe thế, Pasenadi vua xứ Kosala hoảng sợ, kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Biết như vậy, Thế Tôn nói với vua: ‘Đại vương, chớ có kinh sợ, chớ có kinh sợ! Ở đây, không có gì phải sợ hãi tỳ-kheo ấy.’ Do thế rồi sự hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc dựng ngược của vua lắng xuống. Vua đến gần tôn giả Aṅgulimāla và nói, ‘Thưa tôn giả, có phải tôn giả là Aṅgulimāla?’ ‘Thưa phải, Đại vương.’ ‘Thưa tôn giả, phụ thân tôn giả thuộc dòng họ gì? Mẫu thân thuộc dòng họ gì?’ ‘Thưa Ðại vương, phụ thân tôi thuộc dòng họ Gagga, mẫu thân thuộc dòng họ Mantāṇi.’ ‘Thánh giả Gagga, con trai của Mantāṇī, mong tôn giả hoan hỷ, tôi muốn cúng dường thánh giả Gagga, con trai của Mantāṇī, các thứ y phục, ẩm thực, tọa ngọa cụ, y dược trị bệnh.’

Lúc bấy giờ, tôn giả Aṅgulimāla là hành giả tu rừng (a-lan- nhã trụ), là vị chỉ ăn bằng khất thực, là vị chỉ thọ trì y phấn tảo, chỉ khoát tay, trả lời rằng: ‘Đại vương, như vậy đủ rồi, tôi đã có đủ ba y.’ Rồi vua Pasenadi đi đến gần Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên; vua nói: ‘Bạch Thế Tôn, thật vi diệu thay, thật hy hữu thay, làm sao Thế Tôn lại hàng phục người chưa được hàng phục, làm cho tịch tĩnh người chưa được tịch tĩnh, dẫn tới Niết-bàn người chưa đắc Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, người mà chúng con đã không thể hàng phục bằng vũ lực hay binh khí, Thế Tôn đã có thể hàng phục mà không cần đến vũ lực hay binh khí. Bạch Thế Tôn, nay chúng con phải đi. Chúng con có nhiều công việc, có nhiều trách nhiệm phải làm.’

Aṅgulimāla Sutta: Majjhima-nikāya II.98–102, dịch Anh G.A.S.

Phật an trú thiền tọa, tán thán tịch tĩnh và tri túc

L.46 Thiền tọa độc cư

Trong đoạn này, một bà-la-môn đã kể cho các đệ tử trẻ của mình rằng trong khi lượm củi, họ đã nhìn thấy một vị xuất gia (đức Phật) đang tĩnh tọa ở một khu rừng rậm gần đó. Do đó ông đến và nói với đức Phật bằng thi kệ.

‘Trong rừng trống, hoang vắng, rừng sâu nhiều sợ hãi, thân bất động, vững vàng, tỳ-kheo thiền đẹp thay.

Không ca hát, nói năng, ẩn sĩ độc cư rừng; với tôi, thật kìkỳ diệu, Ngài vui sống trong rừng.

Nguyện sinh ba tầng trời, đồng bạn Thế giới chủ, nên Ngài sống rừng hoang, khổ hạnh đạt Phạm thiên?’

(Thế Tôn): ‘Nhiều nguyện, nhiều yêu thích, hằng chấp nhiều giới loại, tham bởi rễ vô minh: Ta bứt rễ tất cả.

Không nguyện, Ta không chấp; thấy mọi pháp thanh tịnh; Ta thành vô thượng giác, vô úy, độc thiền tọa, này bà-la-môn!’

Kaṭṭhahāra Sutta Saṃyutta-nikāya I.180–181 <389–390>, dịch Anh G.A.S.

L.47 Các đệ tử lắng nghe

Trong đoạn này, một du sĩ ngoại đạo (phổ hành giả) có những đệ tử ồn ào và nói chuyện nhiều, tiếp đức Phật và lặp lại với Ngài những lời đồn đãi rằng trong khi những vị tôn sư khác bị đệ tử chỉ trích mà mất đệ tử, thì các đệ tử của Phật vẫn im lặng lắng nghe, và thậm chí nếu họ có trở lại đời sống thế tục, họ vẫn tôn kính đức Phật vì sự thực hành, và ca ngợi những phẩm tánh như tri túc.

Rồi Thế Tôn đi đến lâm viên của một du sĩ ngoại đạo, chỗ nuôi chim công. Lúc bấy giờ, du sĩ Sakuludāyi đang ngồi cùng với đại chúng du sĩ, đang lớn tiếng, to tiếng, lớn giọng, bàn luận nhiều chuyện phù phiếm như chuyện vua chúa, chuyện cướp trộm, chuyện đại thần, binh lính, chuyện tai họa, chuyện chiến tranh, chuyện ẩm thực, chuyện y phục, chuyện giường nệm, chuyện tràng hoa, chuyện hương liệu, chuyện thân tộc, chuyện xe cộ, chuyện làng xóm, chuyện thị trấn, chuyện thành phố, chuyện quốc thổ, chuyện phụ nữ, chuyện dũng sĩ, chuyện phố phường, chuyện bên giếng, chuyện tổ tiên, chuyện tạp thoại, chuyện khởi nguyên thế giới, khởi nguyên đại dương, chuyện có như vậy không như vậy.

Rồi du sĩ Sakuludāyi thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền khuyến cáo chúng của mình: ‘Các bạn, hãy yên lặng, chớ ồn ào! Kia Sa-môn Gotama đang đến. Tôn giả ấy ưa thích yên tĩnh, tán thán yên tĩnh. Nếu thấy đại chúng này yên tĩnh, ông ấy có thể ghé vào đây.’ Các du sĩ nghe nói thảy đều im lặng.

Rồi Thế Tôn đi đến chỗ du sĩ Sakuludāyi. Du sĩ Sakuludāyi nói với Thế Tôn: ‘Tôn giả, mời vào! Xin chào mừng tôn giả! Lâu rồi Đại Đức mới có dịp đến đây. Tôn giả, mời ngồi; đây là chỗ ngỗi soạn sẵn.’ Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và du sĩ Sakuludāyi chọn một chỗ ngồi thấp hơn rồi ngồi xuống một bên. Bấy giờ, Thế Tôn nói với du sĩ: ‘Udāyi, các vị nay tụ hội ở đây, đang bàn luận vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các vị bị gián đoạn?’

‘Tôn giả, hãy để sang một bên câu chuyện mà chúng tôi đang ngồi bàn luận ở đây, Thế Tôn có thể nghe chuyện đó sau. Đại Đức, trong những ngày gần đây, nhiều nhóm sa-môn, bà-la- môn cùng tụ hội, và cùng ngồi bàn luận tại luận nghị đường, vấn đề này được nêu lên: “Thật lợi ích thay cho dân chúng Aṅga và Magadha khi có những vị sa-môn, bà-la-môn là những vị thượng thủ của hội chúng, thượng thủ của đồ chúng, tôn sư của đồ chúng, là vị giáo tổ có danh tiếng của một giáo phái, được quần chúng tôn sùng là Thánh, nay đã đến Rājagaha để an cư trong mùa mưa ... [Nhiều vị thượng thủ các phái được nêu tên trong Kinh, và nhiều người trong số môn đệ của họ đã chỉ trích họ rồi rời bỏ.]

Đồng thời, có người nói như sau: “Sa-môn Gotama này là thượng thủ của hội chúng, thượng thủ của đồ chúng, tôn sư của đồ chúng, là vị giáo tổ có danh tiếng của một giáo phái, được quần chúng tôn sùng là Thánh. Vị này được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, và các đệ tử sau khi cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ngài. Có lần, khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người; trong đây, có một đệ tử của Sa-môn Gotama tằng hắng. Một vị đồng phạm hạnh dùng đầu gối thúc vào người ấy và nói: ‘Tôn giả hãy yên lặng; tôn giả chớ có làm ồn; đức Thế Tôn, Tôn Sư của chúng ta, đang thuyết pháp.’

Khi Sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm người, khi ấy không một tiếng tằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử. Vì bấy giờ một đại chúng đông đảo đang ngóng trông, chờ mong rằng: ‘Chúng ta hãy ở đây để nghe Thế Tôn thuyết pháp.’ Cũng như có người tại ngã tư đường, đang vắt mật ong nguyên chất, cũng vậy, một đại chúng đông đảo đang trông ngóng, chờ mong, khi sa-môn Gotama đang thuyết pháp cho hội chúng hàng trăm đệ tử, khi ấy không một tiếng tằng hắng, không một tiếng ho giữa các đệ tử của Ngài. Vì bấy giờ một đại chúng đông đảo đang ngóng trông, chờ mong rằng: ‘Chúng ta hãy ở đây để nghe Thế Tôn thuyết pháp.’

Các đệ tử ấy sau khi tranh luận với các đồng phạm hạnh, bèn từ bỏ học xứ, trở về đời sống thế tục, những người này vẫn tán thán Tôn sư, tán thán Pháp, và Tăng; họ tự khiển trách mình, không khiển trách người khác: ‘Chính chúng ta không may mắn, thiếu phước, mặc dầu chúng ta đã xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết như vậy mà không thể sống theo phạm hạnh thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, cho đến trọn đời.’ Họ trở thành những người giữ vườn chùa, hay những ưu-bà-tắc thọ trì năm giới. 100 Như vậy, Sa-môn Gotama được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài.’

‘Này Udāyi, ông thấy nơi Ta có bao nhiêu phẩm tính mà do các phẩm tính này, các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và sống nương tựa Ta, cung kính, tôn trọng Ta?’

‘Thưa Đại Đức, tôi thấy nơi Thế Tôn có năm phẩm tính, do năm phẩm tính này mà các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài. Năm đức tính ấy là gì? Thưa Đại Đức, Ngài ăn ít và tán thán hạnh ăn ít; đây là phẩm tính thứ nhất tôi thấy nơi Thế Tôn, do phẩm tính này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài. Thưa Đại Đức, Ngài biết đủ với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ loại y nào... Thế Tôn biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào... Thế Tôn biết đủ với bất cứ tọa ngọa cụ nào và tán thán hạnh biết đủ với bất cứ tọa ngọa cụ nào... Thế Tôn sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly... Thưa Đại Đức, tôi thấy năm phẩm tính này nơi Thế Tôn, do năm phẩm tính này các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, sùng kính, và các đệ tử sống nương tựa Ngài, cung kính, tôn trọng Ngài.’

Mahā-sakuludāyi Sutta: Majjhima-nikāya II.1–7, dịch Anh G.A.S.

L.48 Một con voi tìm chỗ độc cư phục vụ Phật

Đoạn này kể chuyện khi đức Phật đi vào rừng sống một mình, sau khi không thể hòa giải một số tỳ-kheo tranh chấp nhau ở Kosambī. Ngài được con voi đực cũng tìm chỗ độc cư phục vụ.

Trong khi tuần tự du hành, Thế Tôn đi đến Pārileyyaka, tạm trú trong khu rừng cây được bảo vệ (Hộ tự lâm), dưới gốc cây Sāla xinh đẹp. Khi ấy, Thế Tôn trong khi độc cư nhàn tĩnh ở nơi thanh vắng, ý nghĩ như vầy đã khởi lên: ‘Trước đây, bị quấy rầy bởi các tỳ-kheo ở Kosambī ấy, là những người gây xung đột, tranh chấp… Ta không được an trú thoải mái; nhưng bây giờ, Ta một mình, không người thứ hai, Ta an trú thoải mái, rời xa các tỳ-kheo ấy…’

Bấy giờ có con voi chúa to lớn nọ thường xuyên bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái, bởi những con voi tơ và voi bé; nó còn phải nhai các thứ cỏ đã bị chúng làm đứt ngọn, còn chúng nhai các nhánh cây đã được nó bẻ gãy; và nó uống các thứ nước đã bị khuấy đục và khi nó vượt qua dòng sông cạn thì những con voi cái chạy lại cọ xát vào thân. Khi ấy, con voi chúa đã khởi lên ý nghĩ này: ‘Ta nay thường bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái… Hay là ta nên sống một mình, rời xa khỏi đàn?’

Sau đó, con voi chúa đã tách rời khỏi đàn, đi đến Pārileyyaka, chỗ khu rừng cây được bảo vệ, nơi gốc cây Sāla xinh đẹp, kề cận đức Thế Tôn; đến đó, nó đã dùng vòi phục vụ đức Thế Tôn nước uống, nước rửa, và dọn dẹp cây cỏ. Khi ấy, con vua chúa khởi lên ý nghĩ này: Trước đây ta thường bị quấy rầy bởi những con voi đực và voi cái…; nhưng giờ, ta một mình, không kẻ thứ hai, ta sống thoải mái…’

Mahāvagga X.4.6–7: Vinaya I.352 –353, dịch Anh P.H.

Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh

L.49 Mệt mỏi và nằm nghỉ do lưng đau

Những bài kinh có nội dung về những điểm rất ‘con người’ nơi đức Phật.

Rồi Thế Tôn khoác y, cầm bát, cùng với tỳ-kheo tăng đi đến hội trường. Đến nơi, Thế Tôn rửa chân, bước vào hội trường, ngồi xuống dựa cột giữa, mặt hướng về phía đông. Chúng tỳ- kheo tăng, rửa chân, bước vào hội trường, ngồi dựa tường phía tây, mặt hướng về phía đông, Thế Tôn ngồi phía trước mặt. Những người Sakya ở Kapilavatthu rửa chân, bước vào hội trường, ngồi xuống dựa tường phía đông, mặt hướng về phía tây, Thế Tôn ngồi trước mặt.

Bấy giờ Thế Tôn khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ những người Sakya ở Kapilavatthu cho đến quá nửa đêm, rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Ānanda, hãy giảng cho những vị Sakya ở Kapilavatthu thực hành của hàng hữu học. Ta đau lưng. Ta sẽ nằm nghỉ.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda vâng đáp.

Rồi Thế Tôn trải đại y, gấp lại làm bốn, nằm xuống phía hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với ý tưởng thức dậy.

Sekha Sutta Majjhima-nikāya I.354,101 dịch Anh G.A.S.

L.50 Xin nước nóng

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh phong và Tôn giả Upavāna là thị giả. Thế Tôn gọi Tôn giả Upavāna như vầy, ‘Đến đây, Upavāna, hãy kiếm cho Ta nước nóng.’ ‘Kính vâng, bạch Đại Đức.’ Tôn giả Upavāna vâng đáp.

Rồi Tôn giả Upavāna khoác y, cầm y bát, đi đến trú xứ của bà-la-môn Devahita, đứng im lặng một bên.
Bà-la-môn Devahita thấy Tôn giả Upavāna đứng im lặng một bên, bèn nói lên bài kệ với Tôn giả:

‘Tôn giả đứng im lặng, đầu trọc, choàng đại y, ông muốn gì, cầu gì, ông đến để xin gì? ’

‘A-la-hán trong đời, đức Thiện thệ bệnh phong, nếu ông có nước nóng, cúng dường đức Mâu-ni.

Cúng dường vị đáng cúng, kính lễ vị đáng kính, tôn kính vị tôn quý. Vì Ngài, tôi xin nước.’

Bà-la-môn Devahita liền bảo một người gánh một gánh nước nóng và dâng một túi đường mật cho Tôn giả Upavāna. Tôn giả Upavāna trở về chỗ Thế Tôn, dùng nước nóng tắm cho Thế Tôn, dùng đường mật pha với nước nóng dâng lên Thế Tôn dùng. Thế Tôn khỏi bệnh phong.

Devahita Sutta: Saṃyutta-nikāya I.174–175 <375–377>, dịch Anh G.A.S.

L.51 Nhịn đau do thương tích và ngủ

Một thời, Thế Tôn trú tại Rājagaha, trong vườn Nai Maddakucchi. Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị thương bởi một mảnh đá. Thế Tôn cảm thọ toàn thân đau nhức kịch liệt, không dễ chịu. Nhưng Thế Tôn nhẫn chịu, chánh niệm, chánh tri, tâm không phiền muộn.

Rồi Thế Tôn gấp y tăng-già-lê làm tư, nằm xuống phía hông bên hữu như dáng nằm con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm chánh tri.

Lúc bấy giờ Thiên Ma Ba-tuần đi đến chỗ Thế Tôn, và nói bài kệ này:

‘Ông nằm đó ngây dại, hay say sưa làm thơ? Hay quá nhiều mục đích, mà chưa được thành tựu? Nằm một mình cô độc, ở chốn cô tịch này, vì sao mặt ngái ngủ, phải chăng ông đang ngủ?’

‘Ta không nằm ngây dại, hay say sưa làm thơ; mục đích Ta đã đạt, đã dứt hết ưu sầu. Nằm một mình cô độc, ở chốn cô tịch này, tâm từ, thương chúng sanh.

Dù kẻ ngực bị tên, hổn hển, nhưng vẫn ngủ; sao Ta lại không ngủ, khi tên đã nhổ ra?

Ta thức không âu lo, Ta ngủ chẳng sợ hãi. Ngày đêm không quấy ta, Ta không thấy suy giảm, ở đâu trong đời này. Do vậy Ta yên giấc, thương tưởng khắp mọi loài.

Thế rồi Ma Vương… liền biến mất khỏi chỗ ấy.

Sakalika Sutta: Saṃyutta-nikāya I.110–111 <245–246>, dịch Anh G.A.S.

L.52 Đọc bảy giác chi lành bệnh

Trong đoạn này, đức Phật khỏi bệnh bằng cách cho tụng bảy giác chi (bojjhaṅga); trong hai bài kinh trước đó, chính Phật cũng đã đọc bảy giác chi này cho Đại Ca-diếp và Đại Mục- kiền-liên, nhờ vậy các Ngài khỏi bệnh.

Một thời Thế Tôn trú tại Vương xá (Rājagaha), chỗ nuôi sóc trong rừng Trúc (Veḷuvana). Lúc bấy giờ, Thế Tôn bệnh nặng, đau nhức. Tôn giả Mahā-cunda đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Mahā-cunda, ‘Hãy thuyết giác chi, này Cunda.’

‘Có bảy giác chi này, Đại Đức, được Thế Tôn thiện xảo truyền đạt; khi được tu tập, tu tập nhiều, sẽ dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này gồm những gì? Niệm giác chi… trạch pháp giác chi… tinh tấn giác chi… hỷ giác chi… khinh an giác chi… định giác chi… xả giác chi…’

‘Thật vậy, này Cunda, đó là giác chi! Thật vậy, này Cunda, đó là giác chi!’

Tôn giả Mahā-cunda đã thuyết. Bậc đạo sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Theo cách như vậy, Thế Tôn đoạn tận được bệnh của mình.

Gilāna Sutta no.3: Saṃyutta-nikāya V.81, dịch Anh P.H.

L.53 Chăm sóc tỳ-kheo bệnh

Đoạn này cho thấy tâm từ thực tế của đức Phật, chăm sóc một tỳ-kheo bị bệnh và bảo các tỳ-kheo nên chăm sóc bạn đồng tu bị bệnh như chăm sóc người trong gia đình.

Vào lúc bấy giờ, có một tỳ-kheo bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy nằm chìm ngập trong phân và nước tiểu của mình. Khi ấy, đức Thế Tôn cùng với thị giả là tôn giả A-nan theo sau, đi xem xét từ phòng này sang phòng khác, lần lượt đến chỗ tỳ-kheo bệnh. Nhìn thấy tỳ-kheo nằm ngập trong đống phân và nước tiểu của mình.

Thấy vậy, Thế Tôn bèn đi đến gần và nói, ‘Tỳ- kheo, ông bị bệnh gì?’ ‘Bạch Đại Đức, con bị kiết lỵ.’ ‘Tỳ- kheo, ông có ai chăm sóc không?’ ‘Bạch Đại Đức, con không có ai.’ ‘Tỳ-kheo, vì sao các tỳ-kheo không chăm sóc ông?’ ‘Bạch Đại Đức, con không có làm gì cho các tỳ-kheo, do đó các tỳ-kheo không ai chăm sóc con.”

Khi ấy Thế Tôn bảo tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, hãy đi kiếm nước mang lại đây. Chúng ta sẽ tắm cho tỳ-kheo này.’ - ‘Kính vâng, bạch Đại Đức’, tôn giả Ānanda đáp, rồi mang nước lại. Đức Thế Tôn dội nước cho vị tỳ-kheo, còn tôn giả Ānanda gột rửa cho ông. Rồi đức Thế Tôn đỡ phần đầu, tôn giả Ānanda đỡ phần chân, nâng và đặt ông lên giường.

Sau đó, đức Thế Tôn, do nhân duyên này, tập họp chúng tỳ- kheo lại, và hỏi, ‘Này các tỳ-kheo, có phải có tỳ-kheo bệnh ở tinh xá đằng kia?’ ‘Thưa có, bạch Thế Tôn.’ ‘Này các tỳ- kheo, ông ấy bệnh gì?’ ‘Bạch Đại Đức, vị ấy bị kiết lỵ.’ ‘Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo ấy có ai chăm sóc không?’ ‘Bạch Đại Đức, không có ai.’ ‘Này các tỳ-kheo, vì sao các tỳ-kheo không chăm sóc?’ ‘Bạch Đại Đức, vì tỳ-kheo ấy không làm gì cho các tỳ-kheo, do đó các tỳ-kheo không ai chăm sóc ông.’

‘Này các tỳ-kheo, các ngươi không có mẹ, các ngươi không có cha, là những người có thể chăm sóc các ngươi. Nếu các ngươi không chăm sóc lẫn nhau thì giờ đây ai sẽ chăm sóc các ngươi? Này các tỳ-kheo, ai muốn chăm sóc Ta, hãy chăm sóc người bệnh.’

Mahāvagga VIII.26: Vinaya I.301–302, dịch Anh G.A.S.

L.54 Giúp đỡ sản phụ đẻ khó

Đoạn này thuật chuyện bà Suppavāsā, một phụ nữ có thai đã lâu và đang bị đau đớn trong nhiều ngày. Bà có đức tin rất lớn nơi đức Phật, và khi bà cầu Ngài giúp đỡ, ở cách xa đó, Phật đã dùng thần lực hộ trì khiến bà lâm bồn dễ dàng.

Dầu cảm giác đau đớn, nhức nhối, kịch liệt, và thống khổ, bà vẫn duy trì ba niệm: ‘Thế Tôn là vị Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn thuyết để dứt trừ đau khổ như thế này; Tăng đệ tử của Thế Tôn chân chánh hành trì, để dứt trừ đau khổ như thế này; Niết-bàn là an lạc, nơi đây đau khổ như thế này không tồn tại.’

Rồi Suppavāsā, con gái vua Koliya, gọi chồng của mình: ‘Anh hãy đi đến chỗ Thế Tôn; sau khi đến, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài thay tôi và hỏi thăm Thế Tôn ít bệnh, ít não, khinh an, khỏe mạnh, an lạc trú… [và kể cho Ngài về tình trạng đau đớn và ba niệm của tôi].’

… [Rồi ông làm theo, và Thế Tôn đáp:] ‘Mong rằng Suppavāsā, con gái vua Koliya, được an lạc; mong nàng khỏe mạnh, và sanh đứa con khỏe mạnh. Với lời nói này của Thế Tôn, Suppavāsā, con gái vua Koliya, được an lạc, khỏe mạnh, sanh đứa con trai khỏe mạnh.

… [Khi người chồng trở về với vợ mình thì thấy điều này đã xảy ra, ông nói:] ‘Thật vi diệu thay, nàng hỡi, thật hy hữu thay, nàng hỡi, thần lực này, đại uy lực này của Thế Tôn, khiến cho Suppavāsā… có thể với lời nói từ Thế Tôn, được an lạc, khỏe mạnh, sanh con trai khỏe mạnh’, điều này làm ông hoan hỷ, phấn khởi, tâm sanh hỷ lạc.

Suppavāsa Sutta: Udāna 15-16, dịch Anh P.H.

Ngủ và ăn

L.55 Đức Phật ngủ thế nào

Các đoạn này tường thuật đức Phật chánh niệm đi vào giấc ngủ và ngủ yên giấc.

Một thời Thế Tôn ngụ tại thành Vương xá (Rājagaha), chỗ nuôi sóc, trong rừng Trúc (Veḷuvana). Bấy giờ khi đêm gần tàn, Thế Tôn đi kinh hành ngoài trời quá nửa đêm, rồi rửa chân, bước vào tinh xá, và nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, chân chồng lên nhau, chánh niệm, chánh trí, tác ý với ý tưởng thức dậy.

Supati Sutta: Saṃyutta-nikāya I.107 < 239–240>, dịch Anh G.A.S

‘Nhưng Tôn giả Gotama có nhớ là có ngủ ngày không?’ ‘Này Aggivessana, Ta nhớ rằng vào cuối tháng hạ, sau khi khất thực về, thọ thực xong, trải y tăng-già-lê gấp làm bốn, và nằm xuống phía hông phải, chánh niệm, Ta ngủ yên.’

Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.249, dịch Anh G.A.S.

Ngài luôn nghỉ an lạc, bà-la-môn tịch diệt, không tham dính các dục, thanh lương, không hữu y (nirūpadhi).

Chặt đứt mọi ái chấp, dứt ưu khổ trong tim, tịch tĩnh ngủ an lạc, tâm tư được yên tĩnh.

Sudatta Sutta: Saṃyutta-nikāya I.212 <458>, dịch Anh G.A.S.

L.56 Người xuất gia được nhận thịt vào bát?

Đoạn này nói rõ rằng các tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni khất thực không nên nhận thịt nếu thấy, nghe hay nghi ngờ thịt ấy từ chúng sinh vật bị giết vì mình. Bất cứ ai giết hại đều gây nghiệp dẫn đến quả dị thục xấu cho mình. Tuy nhiên, người tu có thể nhận thịt do thí chủ mua từ chợ. Đối với một Phật tử tại gia sát sanh thú vật hay cá để bán là sinh sống tà mạng, mặc dù nhiều Phật tử cũng có ăn thịt cá hằng ngày.

Bấy giờ Jīvaka Komārabhacca (y sĩ Kì-bà) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, con nghe nói như sau: Họ giết hại chúng sanh vì Sa-môn Gotama; Sa-môn Gotama biết mà vẫn dùng các loại thịt từ chúng sinh bị giết vì mình. Bạch Đại Đức, ai nói như vậy phải chăng là nói điều được nói bởi Thế Tôn, không xuyên tạc Thế Tôn bởi những điều không đúng sự thật? Có phải họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng pháp, thuận pháp, không đáng bị khiển trách?’

‘Này Jīvaka, những ai nói như vậy không phải nói điều được Ta nói, mà xuyên tạc Ta với những điều không đúng sự thật.

Này Jīvaka, Ta nói thịt không được thọ dụng trong ba trường hợp: khi thấy, nghe và nghi rằng chúng sanh bị giết vì mình. Ta nói thịt không được thọ dụng trong ba trường hợp này. Ta nói trong ba trường hợp, thịt có thể được thọ dụng: khi không thấy, không nghe và không nghi chúng sanh bị giết vì mình. Ta nói thịt được thọ dụng trong ba trường hợp này.… .’

‘Bạch Đại Đức, con nghe như sau: “Phạm thiên an trú tâm từ.” Bạch Đại Đức, Thế Tôn mà con trực tiếp diện kiến chứng minh điều đó; bởi Thế Tôn an trú tâm từ.’…

‘Bạch Đại Đức, con nghe như sau: “Phạm thiên an trú tâm xả.” Bạch Đại Đức, Thế Tôn mà con trực tiếp diện kiến chứng minh điều đó; bởi Thế Tôn an trú tâm xả.’

‘Này Jīvaka, bất cứ tham, sân, si nào, do bởi đó mà khởi lên sân hận, hay bất mãn, hay ác ý, Như Lai đều đã đoạn trừ hết thảy, chặt đứt rễ, như thân cây tāla bị chặt khiến không thể sanh khởi trong tương lai. Nếu như vậy là ý nghĩa ông muốn nói, thời Ta đồng ý với ông.’

‘Bạch Đại Đức, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.’

‘Này Jīvaka, những ai vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, mà giết hại sinh vật, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước theo năm trường hợp: Khi người ấy nói: “Hãy đi và dắt con thú này đến”, đó là trường hợp thứ nhất người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi con thú ấy cảm thọ khổ ưu, do bị dắt đi vì bị kéo lôi nơi cổ, đây là trường hợp thứ hai, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi người ấy nói: “Hãy đi và giết con thú này”, đây là trường hợp thứ ba người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi con thú ấy cảm thọ khổ ưu lúc bị giết, đây là trường hợp thứ tư người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước. Những ai vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy tích lũy nhiều nghiệp phi phước theo năm trường hợp này.

Jīvaka Sutta: Majjhima-nikāya I.368–371, dịch Anh G.A.S.

L.57 Hộ trì Phật pháp bằng tài vật không phải là thiết yếu duy nhất

Trong đoạn này, một thí chủ giàu có đệ tử Kỳ-na giáo, sau một cuộc tranh luận đạo lý với Phật, tuyên bố từ nay cải đạo, theo Phật. Đức Phật hồi đáp với sự cởi mở và bao dung.

‘Này Sīha, hãy suy xét chín chắn, đây là điều thích đáng đối với những người nổi tiếng như ông.’

‘Bạch Thế Tôn, con thật sự hoan hỷ và phấn khởi với lời nói này của Thế Tôn.…
Bởi vì, nếu các ngoại đạo khác sau khi thâu nhận con làm đệ tử, họ có thể vác cờ đi khắp cả Vesālī, rao rằng “Tướng quân Sīha đã trở thành đệ tử của chúng tôi.”… Vì vậy… cúi xin Thế Tôn nhận con là ưu-bà-tắc, quy y từ nay cho đến trọn đời.’

‘Trong một thời gian dài, này Sīha, gia đình ông là nguồn suối cho những người Nigaṇṭha (Jain); vậy ông nên nghĩ đến chu cấp vật thực cho họ khi họ đến nhà ông.’

‘Bạch Thế Tôn, con thật sự rất hoan hỷ và phấn khởi với lời nói này của Thế Tôn.… Con đã được nghe, bạch Thế Tôn, “Sa-môn Gotama đã nói như vầy, ‘Chỉ nên bố thí cho Ta; không nên bố thí cho những người khác… Chỉ nên bố thí cho các đệ tử của Ta, không nên bố thí cho các đệ tử của những người khác…’.” Thế nhưng, ở đây Thế Tôn khuyến khích con bố thí cho những người Nigaṇṭha. Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng con sẽ biết thời điểm thích hợp cho việc làm ấy.’

Mahāvagga: Vinaya I.236–237, dịch Anh P.H.

Làm thơ và thưởng thơ

L.58 Đáp thi kệ bằng thi kệ

Ở đây, đức Phật vui vẻ trao đổi các thị kệ với một người chăn bò về hạnh phúc của đời sống tại gia và đời sống xuất gia.

Dhanya, người chăn bò, nói bài kệ này:
‘Cơm chín, sữa đã vắt, tôi sống chung (với vợ) bên bờ Mahī. Chòi tranh, lửa đã đốt. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Phật Thế Tôn nói bài kệ này:
‘Không sân, không ngoan cố (tâm xơ cứng); một đêm Ta trú bờ Mahī. Lửa tắt, chòi rộng mở. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Dhanya:
‘Muỗi mòng thảy đều không. Đàn bò nhởn nhơ bên bờ ao; chúng an nhiên, dù mưa. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Thế Tôn:
‘Bè đã kết, khéo; vượt dòng nước lũ, qua bờ kia. Bây giờ không cần bè. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa’.

Dhanya:
‘Vợ trung thực, không tham; lâu ngày chung sống, vừa đẹp ý. Nàng không hề ác hành. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Thế Tôn:
‘Tâm giải thoát, không tham; lâu ngày khéo tu, khéo nhiếp phục. Trong Ta không còn ác pháp, không còn được tìm thấy. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Dhanya:
‘Thâu hoạch, tự nuôi sống. ‘Tôi và con sống chung không bệnh. Con tôi không ác hành. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Thế Tôn:
‘Không làm thuê cho ai. Tự chứng, Ta đi khắp thế gian. Ta không cần trả công. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Dhanya:
‘Ðây bò cái, bò con; bò mang thai, bò tơ; bò đực, bò đầu đàn. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Thế Tôn:
‘Không bò cái, bò con; không bò chửa, bò tơ, không bò đực, đầu đàn. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Dhanya:
‘Cột đóng sâu, bất động, dây thừng được bện chắc, bò con không thể bứt. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Thế Tôn:
‘Bò chúa bứt dây buộc; như voi bứt cỏ mục; Ta không còn tái sanh thai mẹ. Nếu muốn, hãy mưa đi, Thần Mưa.’

Rồi mưa lớn trút xuống, làm đầy tràn đất trũng, làm ngập lụt đất cao. Nghe trời gầm, mưa thét, Dhanya đọc kệ:

‘Lợi thay cho chúng ta, đây không phải lợi nhỏ; chúng ta được chiêm ngưỡng, vị Chánh Giác, Thế Tôn. Ôi! Kính lễ Pháp Nhãn, con xin quy y Phật. Kính lễ Đại Mâu-ni, Ngài là Thầy chúng con.’

‘Vợ con cùng với con, là những người nhu thuận. Xin sống đời Phạm hạnh, dưới chân đức Thiện Thệ. Ðược đến bờ bên kia, vượt khỏi sanh già chết. Chúng con sẽ trở thành, người diệt tận đau khổ.’

Ác Ma nói:
‘Có con, vui với con. Chủ bò, vui với con bò. Con người vui hữu y (upādhi: chấp thủ y); không hữu y sao vui?’

Thế Tôn nói:
‘Có con, khổ với con. Chủ bò, khổ với bò. Người khổ vì hữu y; không hữu y, sao khổ?’

Dhaniya Sutta: Sutta-nipāta 18–34, dịch Anh G.A.S.

L.59 Thưởng thức thơ

Trong đoạn này, đức Phật tán thán thơ của tỳ-kheo Vaṅgīsa, đệ tử hạng nhất trong những vị có biện tài nhạy bén (Aṅguttara-nikāya I.24). Ông thiện xảo trong cảm hứng thơ ứng.

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, trong vườn ông Anāthapiṇḍika, rừng Jeta, cùng đại chúng tỳ-kheo 1,250 vị. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho các tỳ-kheo bằng bài pháp liên hệ đến Niết-bàn, khai thị, khuyến phát, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Các tỳ-kheo chú tâm, chú ý, tập trung tất cả tâm tư, lắng tai nghe pháp.

Bấy giờ Tôn giả Vaṅgīsa nghĩ thầm: ‘Nay Thế Tôn thuyết giảng cho các tỳ-kheo… Ta hãy đối trước Thế Tôn xướng lên những bài kệ tán thán thích hợp.’ Thế rồi Tôn giả Vaṅgīsa rời chỗ ngồi đứng dậy, trật thượng y sang một bên vai, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch rằng, ‘Bạch Thiện Thệ, một cảm hứng đến với con! Bạch Thế Tôn, một cảm hứng đến với con!’ ‘Này Vaṅgīsa, hãy nói lên cảm hứng ấy.’ Rồi Tôn giả Vaṅgīsa, đối trước Thế Tôn, xướng lên những bài kệ tán thán thích hợp:

‘Hơn ngàn vị tỳ-kheo, hầu kính đức Thiện Thệ, Phật thuyết pháp ly cấu, Niết-bàn không bố úy.

Lắng nghe pháp ly cấu, thuyết bởi Phật Chánh Giác, Chánh Giác thật chói sáng Thượng Thủ chúng tỳ-kheo.

Thế Tôn, hiệu Long Tượng,102 vị Đại Tiên tối thượng. Ngài như đám mây lớn, mưa nhuần chúng đệ tử.

Ra đi từ giấc trưa, muốn thấy đức Tôn Sư; đệ tử Vaṅgīsa, đảnh lễ đấng Đại Hùng.’

‘Này Vaṅgīsa, phải chăng những bài kệ này được nghĩ ra từ trước hay cảm hứng tại chỗ?’

‘Bạch Đại Đức, những bài kệ này của con không phải được nghĩ ra từ trước, mà được cảm hứng tại chỗ.’

‘Vậy này Vaṅgīsa, hãy cảm hứng thêm nhiều kệ nữa, không suy nghĩ từ trước.’

‘Kinh vâng, bạch Thế Tôn.’ Tôn giả Vaṅgīsa vâng đáp. Rồi Tôn giả Vaṅgīsa xướng lên những bài kệ tán thán Thế Tôn, những bài kệ không được nghĩ ra từ trước:

‘Chinh phục tà đạo của Ác Ma. Dọn sạch hoang vu rồi bước đi. Hãy nhìn Đấng giải thoát triền phược. Chia phần pháp bình đẳng.

Dẫn người vượt thác lũ, thuyết thị đạo sai biệt; ai thấy pháp, trụ vững trong pháp bất tử này.

Đấng thắp sáng, quán thấy, siêu việt mọi trú xứ (của thức tái sanh); giác tri và tác chứng, thuyết tối thượng cho năm vị.

Pháp như vậy khéo thuyết, đã biết, sao phóng dật? Tinh cần pháp Thế Tôn, hãy thường cung kính học.’

Parosahassa Sutta: Saṃyutta-nikāya I.192–193 <414–417>, dịch Anh G.A.S.

Những tháng cuối đời của đức Phật

Kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahā-parinibbāna Sutta) trong Trường Bộ (Dīgha-nikāya) (II.72–168) là bài kinh dài nhất trong Thánh điển Pāli. Kinh tường thuật ba tháng cuối đời đức Phật, khi Ngài tám mươi tuổi, kết thúc khi Ngài nhập đại Bát-niết-bàn (mahā-parinibbāna): Niết-bàn tối hậu khi vị giác ngộ mạng chung.

L.60 Vượt qua bạo bệnh - dạy chánh niệm, nương tựa chính mình và Pháp

Bấy giờ Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, giờ hãy đi và tìm chỗ trú xung quanh Vesālī, nơi các ngươi được chào đón, giữa quyến thuộc và thân tín, và an cư trong mùa mưa. Còn Ta, Ta sẽ an cư mùa mưa ở ngay đây, tại làng Beluvā.’ ‘Kính vâng, bạch Thế Tôn’, các tỳ-kheo vâng đáp.

Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, đau nhức kịch liệt gần như tuyệt mạng. Nhưng Thế Tôn nhẫn thọ cơn đau bằng chánh niệm, chánh tri, không hề phiền nhiệt.

Rồi Thế Tôn nghĩ: ‘Thật không thích hợp nếu Ta nhập diệt mà không nói gì với các thị giả, không nói lời từ biệt chúng tỳ-kheo. Vậy Ta hãy trấn áp cơn đau này bằng nghị lực tinh tấn, duy trì mạng hành và an trú.’ Rồi Thế Tôn trấn áp cơn đau này bằng nghị lực tinh tấn, duy trì mạng hành và an trú. Và Thế Tôn bình phục; ngay khi vừa bình phục, Thế Tôn ra khỏi tinh xá, đến ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, trong bóng mát của tinh xá.

Lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, bạch rằng: ‘Bạch Thế Tôn, phước lạc thay cho con được thấy Thế Tôn an lạc! Bạch Thế Tôn, phước lạc thay cho con được thấy Thế Tôn bình phục! Bạch Thế Tôn, khi thấy Thế Tôn bệnh, con cảm thấy thân con yếu ớt như dây leo, mọi thứ trở thành mờ mịt, không còn nghe thấy gì. Dẫu rằng, bạch Thế Tôn, con có chút an ủi, nghĩ rằng Thế Tôn sẽ chưa nhập diệt, chừng nào chưa có giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ-kheo.’ Tôn giả Ānanda nói như vậy.

Thế Tôn hỏi tôn giả: ‘Này Ānanda, chúng tỳ-kheo còn mong đợi gì nữa ở Ta? Ta đã giảng Pháp mà không phân biệt hiển hay mật. Ānanda, đối với các giáo pháp, Như Lai không bao giờ giữ lại như là vị Tôn sư còn nắm chặt tay giữ lại. Những ai nghĩ rằng chính mình là người lãnh đạo chúng tỳ-kheo, hay chúng tỳ-kheo lệ thuộc người ấy, thì chính người ấy mới là người cần lưu lại giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ-kheo. Nhưng, này Ānanda, Như Lai không có ý nghĩ như vậy, cho nên không phải là vị cần có giáo huấn tối hậu cho chúng tỳ- kheo? Vậy thì, Như Lai phải có giáo huấn gì cho chúng tỳ- kheo?

Này Ānanda, Ta nay đã già, tuổi đã suy. Nay Ta đã đến tám mươi, thọ mạng đến lúc tận cùng. Này Ānanda, như cỗ xe đã cũ kĩkỹ, còn giữ được nhờ ràng buộc một cách khó khăn, cũng vậy thân Như Lai còn duy trì được chỉ do các duyện duyên kết hợp. Này Ānanda, chỉ khi nào Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, diệt trừ một số cảm thọ, chứng nhập và an trú vô tướng tâm định,103 chỉ khi ấy thân Ngài được an lạc.

Vậy nên, này Ānanda, hãy tự mình là hòn đảo (an toàn) cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một cái gì (hay một ai) khác. Và, này Ānanda, thế nào là tỳ-kheo an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác?

Tỳ-kheo an trú tùy quán thân nơi thân, tinh tấn nhiệt hành, chánh tri chánh niệm, điều phục tham ưu trong đời; tùy quán thọ nơi thọ, tùy quán tâm nơi tâm, và pháp104 trong pháp, tinh tấn nhiệt hành, chánh tri chánh niệm, điều phục tham ưu trong đời; tỳ kheo như vậy an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một cái gì khác, y Chánh Pháp làm hòn đảo, y Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.

Này Ānanda, các tỳ-kheo của Ta ấy, sau khi Ta diệt độ, an trú tự mình là hòn đảo cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác, y Chánh Pháp làm hòn đảo, y Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác; đó sẽ là những tỳ-kheo đệ nhất trong các tỳ- kheo nhiệt tình tu học.’

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.98–101, dịch Anh G.A.S.

L.61 Xả thọ hành

Trong đoạn này, đức Phật già yếu, tự thấy đại sự của mình đã viên mãn, bèn xả thọ hành (āyusaṅkhāra: động cơ duy trì tuổi thọ), và lưu mạng hành (jīvitasaṅkhāra) để kéo dài sự sống thêm ba tháng nữa.

Bây giờ, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn khoác y, cầm bát, vào Vesālī khất thực. Sau khi khất thực và ăn xong, trên đường trở về, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy lấy tọa cụ, Ta muốn đi đến tháp miếu Cāpāla để nghỉ trưa.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Và tôn giả Ānanda mang tọa cụ đi theo sau Thế Tôn, từng bước.
Rồi Thế Tôn đi đến tháp miếu Cāpāla và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Ānanda ngồi xuống một bên sau khi đảnh lễ Thế Tôn. Thế Tôn nói với tôn giả: ‘Này Ānanda, khả ái thay Vesālī; khả ái thay tháp miếu Udena, Gotamaka, Sattambaka, Bahuputta, Sārandada, và Cāpāla.’

… Rồi khi tôn giả Ānanda đi khỏi, Ác Ma đến chỗ Thế Tôn. Đứng một bên, nó nói với Thế Tôn: ‘Đại Đức, Thế Tôn nay hãy diệt độ. Thiện Thệ nay hãy diệt độ! Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Đại Đức, Thế Tôn đã từng nói những lời này với tôi: “Này Ác Ma, Ta sẽ chưa diệt độ chừng nào mà các đệ tử của Ta, những tỳ-kheo… tỳ-kheo-ni… ưu-bà-tắc… ưu-bà-di, chưa là những đệ tử thông tuệ, tự chế ngự, tự tín, đa văn, thọ trì Pháp, thực hành pháp-tùy pháp, thực hành như pháp, thực hành tùy pháp; những đệ tử ấy sau khi thọ trì giáo pháp từ Tôn sư, mà có thể truyền bá, diễn giải, thuyết minh, xác lập, khai thị, phân tích, và giải thích pháp ấy một cách rõ ràng; có tà pháp khởi lên có thể phủ nhận và hàng phục một cách khéo léo, có thể quảng bá Chánh pháp thần diệu.” Đại Đức, nay những đệ tử của Thế Tôn, những tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đã… [đã thành như vậy]. Như vậy, Đại Đức, Thế Tôn hãy diệt độ. Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.

Đại Đức, bởi Thế Tôn đã nói những lời này với tôi: “Này Ác Ma, Ta sẽ chưa diệt độ chừng nào mà phạm hạnh này của Ta chưa được thành tựu, hưng thịnh, quảng bá, chưa được lưu truyền phổ biến cho đại chúng phàm phu, cho đến chư thiên và loài người.” Đại Đức, điều này nay cũng xảy ra. Như vậy, Đại Đức, Thế Tôn hãy diệt độ. Thiện Thệ hãy diệt độ. Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ.’

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Ác Ma: ‘Này Ác ma, hãy yên tâm. Không bao lâu nữa Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.’

Rồi Thế Tôn tại tháp miếu Cāpāla, chánh niệm, chánh tri, xả thọ hành, và khi điều này xảy ra, thời đại địa chấn động, khiến kinh sợ, tóc lông dựng ngược, sấm vang dậy.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.102–107, dịch Anh G.A.S.

L.62 Giáo huấn tối hậu

Trong đây, Phật di giáo, tổng yếu thánh đạo gồm bảy phần, được gọi là ba mươi bảy yếu tố dẫn đến giác ngộ (37 bồ-đề phần).

‘Này Ānanda, chúng ta hãy đi đến giảng đường trùng các (Kūṭāgāra), trong rừng Ðại lâm.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp. Rồi Thế Tôn, cùng tôn giả Ānanda, đi đến giảng đường trùng các, trong rừng Ðại lâm. Và ở đó, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy đi gọi tất cả tỳ-kheo trú gần Vesālī tụ họp tại giảng đường này.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp.

Và tôn giả Ānanda đi gọi tất cả các tỳ-kheo trú gần Vesālī tụ họp tại giảng đường. Sau đó, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và đứng một bên, tôn giả bạch, ‘Bạch Đại Đức, chúng tỳ-kheo đã tụ họp. Kính mong Thế Tôn biết cho.’

Thế Tôn đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, những pháp mà Ta chứng ngộ và tuyên thuyết cho các ông, nay các ông phải khéo thọ trì hoàn hảo, khéo thân cận, tu tập, phát triển, quảng bá, để cho phạm hạnh được xác lập, tồn tại lâu dài, vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng thế gian, vì lợi ích, an lạc cho loài trời và loài người.

Này các tỳ- kheo, các pháp ấy là những gì? Đó là bốn niệm trụ, bốn chánh cần, bốn như ý túc (thần túc), năm căn, năm lực, bảy bồ-đề phần, tám chi thánh đạo.105 Này các tỳ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và tuyên thuyết, các ông cần phải khéo thọ trì hoàn hảo, khéo thân cận, tu tập, phát triển, quảng bá, để cho phạm hạnh được xác lập, tồn tại lâu dài, vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng thế gian, vì lợi ích, an lạc cho loài trời và loài người.’

Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Ta khuyến cáo các ông: các hành là vô thường, hãy tinh tấn để tự giải thoát. Không lâu nữa, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Sau ba tháng, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.’

Nói những lời như vậy rồi, Thế Tôn, đấng Đạo sư, lại nói:

Tuổi già Ta đã chín, mạng sống còn rất ngắn,
Nay từ biệt các ngươi, Ta tự đi một mình.
Tỳ-kheo, tự tinh cần,
chánh niệm, trì tịnh giới,
Tư duy khéo định tĩnh, khéo thủ hộ tự tâm!
Ai sống không buông lung, trong thánh pháp luật này,
Sẽ diệt tận sanh tử, chấm dứt mọi khổ đau.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.119–121, dịch Anh G.A.S.

L.63 Tối hậu cúng dường

Ở đây chúng ta thấy đức Phật thọ nhận bữa ăn cuối cùng khiến phát sinh bệnh rồi sau đó nhập diệt, Phật trấn an mọi người, khuyến cáo rằng không ai được đổ lỗi cho người đã cúng dường bữa ăn này.

Một thời, Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-kheo du hành giữa dân chúng Mallā, Thế Tôn đi đến Pāvā. Tại đây, Thế Tôn trú trong vườn xoài của thợ sắt Cunda (Thuần-đà). Bấy giờ thợ sắt Cunda được nghe, ‘Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-kheo du hành giữa dân chúng Mallā, Thế Tôn đi đến Pāvā. Tại đây, Thế Tôn trú trong vườn xoài.’

Thợ sắt Cunda liền đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho ông, khai thị, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Rồi thợ sắt Cunda bạch Thế Tôn, ‘Bạch Đại Đức, cúi mong Thế Tôn nhận lời thỉnh của con, ngày mai cùng với chúng tỳ-kheo đến thọ thực tại nhà con.’ Thế Tôn im lặng nhận lời.

Biết Thế Tôn đã nhận lời, thợ sắt Cunda rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, đi vòng theo phía hữu Phật, rồi ra về. Khi đêm đã tàn, thợ sắt Cunda liền cho sửa soạn tại nhà của mình các thức ăn loại cứng, loại mềm, cùng với nhiều thứ thịt heo mềm106 thượng vị, và báo tin cho Thế Tôn về thời gian thọ thực, ‘Bạch Đại Đức, giờ ăn đã đến, thức đã dọn.’

Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, khoác y, cầm y bát, cùng với chúng tỳ-kheo đến nhà thợ sắt Cunda. Sau khi đến, Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn và nói với thợ sắt Cunda, ‘Này Cunda, hãy dọn cho Ta loại thịt heo mềm đã liệu lý, và hãy dọn cho chúng tỳ-kheo các món ăn khác. ’ - ‘Kính vâng, bạch Thế Tôn’, thợ sắt Cunda vâng đáp.

Ông dâng Thế Tôn món thịt heo mềm, và dâng chúng tỳ- kheo các thức ăn khác. Rồi Thế Tôn nói với thợ sắt Cunda, ‘Này Cunda, hãy đem chôn món thịt heo mềm còn lại, bởi Ta không thấy một ai trong thế gian này bao gồm chư thiên, Ma, Phạm, và dân chúng, cùng với chúng sa-môn, bà-la-môn, và mọi người, có thể ăn mà tiêu hóa được món thịt heo mềm này, trừ Như Lai.’ ‘Kính vâng, Đại Đức’, thợ sắt Cunda vâng đáp. Ông đem chôn món thịt heo mềm còn lại xuống hố, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho ông, khai thị, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Sau đó Cunda rời chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Sau khi thọ nhận cúng dường của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau nhức gần như tuyệt mạng. Bằng chánh niệm chánh tri, Thế Tôn nhẫn thọ cơn bệnh. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Đến đây, này Ānanda, chúng ta hãy đi đến Kusinārā (Câu-thi-na).’ Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, ‘Kính vâng, Đại Đức.’

Dùng cơm Cunda xong, như vậy tôi được nghe,

Bậc trí cảm bệnh nặng, nghiêm trọng, gần tuyệt mạng,

Khi ăn thịt heo mềm, Ðạo Sư bị bệnh nặng,

Khi cơn bệnh lắng dịu, Thế Tôn nói như sau: ‘Ta nay sẽ đi đến, thành Kusinārā.’

Rồi Thế Tôn rời đường lộ, đi đến một gốc cây và nói với tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, hãy gấp tư y tăng-già-lê của Ta mà dọn một chỗ ngồi. Ta cảm thấy mệt và muốn ngồi nghỉ.’ - ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, gấp y tăng-già-lê lại làm tư, dọn một chỗ ngồi và Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda, ‘Đến đây, này Ānanda, kiếm cho Ta một ít nước. Ānanda, Ta đang khát, muốn uống nước.’

Khi được nói vậy, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe đi ngang qua, nên dòng nước nông cạn đã bị khuấy đục. Nhưng sông Kakutthā cách đây không xa, nước trong, sạch, mát mẻ, dễ đến đó và bờ sông thật khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát thân mình.’

Lần thứ hai rồi lần thứ ba Thế Tôn nói, ‘Đến đây, này Ānanda, kiếm cho Ta một ít nước ...’‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, lấy bát và đi đến con sông nhỏ. Đến nơi đó, tôn giả Ānanda thấy dòng nước trước đó bị bánh xe khuấy đục, bây giờ lại trong, sạch, không bị vẩn đục, liền nghĩ thầm, ‘Thật kỳ diệu thay, thật hi hữu thay, thần lực và uy lực của Như Lai! Dòng nước cạn này... , bây giờ lại trong, sạch, không bị vẩn đục.’

Sau khi dùng bát lấy nước, Tôn giả đi đến chỗ Thế Tôn và bạch: ‘Thật kỳ diệu thay, thật hi hữu thay, thần lực và uy lực của Như Lai! ... Thỉnh Thế Tôn dùng nước; thỉnh Thiện Thệ dùng nước.’

Và Thế Tôn uống nước. Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng tỳ- kheo đi đến sông Kakutthā, xuống sông tắm và uống nước. Lội qua bờ bên kia, Ngài đi đến rừng xoài, và nói với tôn giả Cundaka, ‘Cundaka, hãy gấp tư y tăng già-lê của Ta mà dọn một chỗ nằm. Ta nay mệt, muốn nằm nghỉ’. ‘Kính vâng, Đại Đức’, tôn giả Cundaka vâng đáp, gấp y tăng-già-lê lại làm tư, dọn một chỗ nằm. Thế Tôn nằm xuống phía hông phải như dáng điệu sư tử, hai chân chồng lên nhau, chánh niệm, chánh tri, tác ý với ý tưởng thức dậy. Tôn giả Cundaka ngồi phía trước Thế Tôn.

Phật đi đến sông Kakutthā, dòng nước trong veo, mát lạnh, sạch.

Như Lai tối thượng trên thế gian, thân mệt, Ðạo sư lội xuống nước.

Tắm xong, uống nước, trở lên bờ, tối Thượng Sư giữa chúng tỳ-kheo,
Vận chuyển khai thị pháp vi diệu, Đức Đại Tiên đi đến vườn xoài,

Phật bảo tỳ-kheo Cundaka, gấp y tăng-già-lê làm bốn. Cundaka lập tức vâng lời dạy, nhanh chóng gấp tư tăng-già- lê.

Đạo sư thân mệt, nằm xuống nghỉ. Cundaka ngồi hầu trước mặt.

Bấy giờ Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda: ‘Này Ānanda, có thể ai đó sẽ làm cho thợ sắt Cunda hối hận, nói rằng: “Hiền giả Cunda, thật là không hay cho ông, thật không lợi cho ông, vì Như Lai thọ dụng bữa ăn cúng dường tối hậu của ông mà nhập Niết-bàn.” Cần phải giải trừ hối hận ấy của thợ sắt Cunda như sau: “Này Hiền giả, thật lợi ích cho ông, lợi lớn cho ông, vì được Như Lai thọ dụng bữa ăn cuối cùng của ông cúng dường, rồi nhập diệt. Hiền giả Cunda, chính tôi thân nghe, tự thân lãnh thọ lời dạy này của Thế Tôn: ‘Có hai sự cúng dường thức ăn đồng một quả báo, đồng một dị thục, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường khác. Những gì là hai? Một là, bữa ăn trước khi Như Lai chứng Vô thượng Chánh Đẳng Giác; hai là, bữa ăn trước khi Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới. Hai bữa ăn cúng dường này đồng một quả báo, đồng một dị thục, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường khác.” Do sự cúng dường này, tôn giả Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ, sắc đẹp, sanh thiên, danh tiếng, ... và địa vị.’

Cunda Sutta: Udāna 81–85,107 dịch Anh G.A.S.

L.64 Tĩnh dưỡng cuối cùng

Đoạn này thuật chuyện chư thiên khiến cho cây trổ hoa và tuôn mưa hoa cúng dường Phật, nhưng Phật nói cúng dường chân thật là hành trì pháp mà Ngài đã dạy.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, chúng ta hãy qua bờ bên kia sông Hiraññavati (Kim hà), và đến rừng sāla của dòng họ Mallā, trong vùng phụ cận Kusinārā.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng tỳ-kheo đi qua bên kia sông Hiraññavati, và đến rừng sāla của dòng họ Mallā, trong vùng phụ cận Kusinārā.

Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Ānanda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía bắc, giữa hai cây sāla. Ānanda, ta nay mệt, muốn nằm nghỉ.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda vâng làm theo lời Thế Tôn. Và Thế Tôn nằm xuống trên hông phải, như dáng nằm sư tử, hai chân chồng lên nhau, chánh niệm chánh tri.

Lúc bấy giờ, cặp cây sāla trổ đầy hoa trái mùa; hoa rơi như mưa lên thân phàm của Như Lai, tuôn rơi và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những đóa thiên hoa mandārava (mạn-đà-la) và bột hương chiên-đàn thiên giới từ trên hư không tuôn xuống như mưa lên thân phàm của Như Lai, tuôn rơi và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Thiên nhạc trỗi lên giữa hư không cúng dường Như Lai.

Bấy giờ Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Ānanda, cặp cây sāla trổ đầy hoa trái mùa. … Thiên nhạc trỗi lên giữa hư không cúng dường Như Lai.

Nhưng, này Ānanda, như vậy không phải chân thật cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai. Nhưng, này Ānanda, nếu có tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào sống thực hành pháp-tùy pháp, chơn chánh hành trì pháp, hành trì tùy pháp, như vậy mới là chân thật cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, tối thượng cúng dường. Do vậy, này Ānanda, nên tự huấn mình rằng: “Ta hãy sống thực hành pháp-tùy pháp, chơn chánh hành trì pháp, hành trì tùy pháp.”’

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.137–138, dịch Anh G.A.S.

L.65 Ānanda bi cảm

Ở đây, đức Phật tìm cách làm dịu nỗi bi cảm của Ānanda, thị giả theo sát chân của Phật, trong nhiều năm.

Bấy giờ Tôn giả Ānanda đi vào trong tinh xá, đứng dựa cột cửa và khóc, (nghĩ rằng), ‘Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tu tập nhiều (để đắc quả A-la-hán). Nhưng, than ôi, đức Ðạo sư của ta, thương tưởng ta như vậy, mà nay sắp diệt, nhập Niết-bàn!’

Thế Tôn hỏi các tỳ-kheo, ‘Này các tỳ-kheo, Ānanda đang ở đâu?’ ‘Bạch Đại Đức, tôn giả Ānanda đi vào trong tinh xá, đứng dựa cột cửa và khóc, (nghĩ rằng), ‘Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tu tập nhiều. Nhưng, than ôi, đức Ðạo sư của ta, thương tưởng ta như vậy, mà nay sắp diệt, nhập Niết- bàn!’’

Thế Tôn bèn gọi một tỳ-kheo, bảo dẫn Ānanda đến Phật: ‘Tỳ-kheo, hãy đi nói với Ānanda, “Hiền giả Ānanda, đức Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.”’ Tỳ-kheo ấy đi đến chỗ tôn giả Ānanda, nói như Thế Tôn bảo. Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Thôi đủ rồi, Ānanda! Chớ có ưu sầu, chớ có than khóc! Ānanda, há không phải Ta đã nói với ông ngay từ đầu rằng tất cả những gì thân thiết, yêu thương, đều phải biến đổi, phân ly và đoạn tuyệt? Này Ānanda, với những gì có sanh, có tồn tại, thuộc hữu vi, là pháp biến hoại, ai có thể nói rằng, “Mong nó không hoại diệt”? Điều đó không thể có được.

Ānanda, trong một thời gian dài, ông thừa sự Như Lai với thân, ngữ, ý nghiệp từ hòa, từ ái, nhất tâm. Này Ānanda, ông đã tạo nhiều phước nghiệp, nay hãy nỗ lực tinh tấn, rồi sẽ nhanh chóng chứng thành vô lậu.’

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.143–144, dịch Anh G.A.S.

L.66 Những người Mallā kinh động Phật sắp nhập diệt

‘Này Ānanda, hãy đi vào thành Kusinārā, và bố cáo cho những người Mallā hay: “Này các Vāseṭṭhā, đêm nay, vào canh cuối, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến! Chớ để về sau hối hận rằng, ‘Như Lai nhập diệt trong chỗ tụ lạc của chúng ta mà chúng ta không được diện kiến Như Lai lần cuối!’”. ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Tôn giả Ānanda khoác y, cầm bát và cùng một vị khác đồng hành, đi vào Kusinārā.

Lúc bấy giờ, những người Mallā ở Kusinārā có việc công đang tụ họp tại hội trường. Tôn giả Ānanda đến chỗ họ và nói: “Này các Vāseṭṭhā, đêm nay, vào canh cuối, Như Lai sẽ nhập Niết-bàn. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến. Này Vāseṭṭhā, các ông hãy đến! Chớ để về sau hối hận rằng, ‘Như Lai nhập diệt trong chỗ tụ lạc của chúng ta mà chúng ta không được diện kiến Như Lai lần cuối!’’

Những người Mallā cùng với con trai, vợ của họ, và vợ của con trai họ, khi nghe Tôn giả Ānanda báo tin này, trong lòng đau đớn, sầu muộn, khổ não; có người khóc than với đầu tóc rối bù, đưa hai tay lên trời tuyệt vọng; vật mình xuống đất, lăn lộn, ‘Hỡi ôi, Thế Tôn nhập diệt sao quá sớm! Thiện Thệ nhập diệt sao quá sớm! Con mắt của thế gian sẽ tắt mất!’

Những người Mallā cùng với con trai, vợ của họ, và vợ của con trai họ, trong lòng đau đớn, sầu muộn, khổ não, đi đến khu rừng sāla của dòng họ Mallā, và đến chỗ tôn giả Ānanda. Tôn giả Ānanda nghĩ thầm, ‘Nếu ta để những người Mallā ở Kusinārā từng người một đảnh lễ Thế Tôn, thế thì những người Mallā đảnh lễ Thế Tôn vẫn chưa hết mà đêm đã tàn, trời sáng. Vậy ta hãy chia những người Mallā ở Kusinārā ra từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, dẫn họ vào đảnh lễ Thế Tôn, bạch rằng: “Bạch Đại Đức, những người Mallā có tên như vầy, cùng với vợ con, quyến thuộc, bằng hữu, đến cúi đầu kính lễ dưới chân Thế Tôn.”’

Rồi Tôn giả Ānanda chia những người Mallā ở Kusinārā ra theo từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, dẫn họ vào đảnh lễ Thế Tôn. Theo cách này, Tôn giả Ānanda dẫn những người Mallā ở Kusinārātheo từng gia tộc, mỗi gia đình một nhóm, vào đảnh lễ Thế Tôn, chỉ trong tận canh một đầu hôm.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.147–148, dịch Anh G.A.S.

L.67 Đệ tử cuối cùng và câu hỏi về các tôn sư khác

Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Subhadda ở tại Kusinārā. Du sĩ ngoại đạo Subhadda được nghe, ‘Tối nay, canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ.’

Và du sĩ ngoại đạo Subhadda suy nghĩ: ‘Ta nghe các du sĩ ngoại đạo niên cao tác lớn, thầy của các thầy, nói rằng Như Lai, vị A-la-hán, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu. Vào canh cuối đêm nay, Sa-môn Gotama sẽ nhập Niết- bàn. Nay trong ta còn có nghi vấn này; ta tin rằng Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp và diệt trừ nghi vấn này cho ta.’ Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đi đến khu rừng sāla của những người Mallā, đến tại chỗ Tôn giả Ānanda và thưa rằng, ‘Hiền giả Ānanda,… cho phép tôi được diện kiến Sa- môn Gotama.’

Nhưng Tôn giả Ānanda nói với ông, ‘Thôi, đủ rồi, Hiền giả Subhadda! Chớ có phiền nhiễu Như Lai. Thế Tôn đang mệt.’ Lần thứ hai và thứ ba, du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ānanda, nhưng lần thứ hai và thứ ba, tôn giả Ānanda từ chối.

Thế Tôn nghe được câu chuyện giữa họ, liền bảo tôn giả Ānanda: ‘Thôi, Ānanda, chớ có ngăn cản Subhadda. Ānanda, hãy để cho Subhadda vào gặp Như Lai. Những gì Subhadda sẽ hỏi, đó là vì để hiểu biết, chớ không phải phiền nhiễu Ta. Và những gì Ta sẽ trả lời, Subhadda sẽ nhanh chóng hiểu rõ ý nghĩa.’

Tôn giả Ānanda liền nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda, ‘Hiền giả Subhadda, hãy vào, Thế Tôn đã cho phép.’

Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đến chỗ Thế Tôn, nói lên những lời chúc tụng, chào hỏi thân thiện, rồi ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn: ‘Tôn giả Gotama, có những sa-môn, bà-la-môn là những bậc sư trưởng, là những tông chủ của những cộng đồng đệ tử lớn, quần chúng đông đảo, có danh tiếng, như Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhaputta, Nigaṇṭha Nāṭaputta,108 phải chăng tất cả những vị này đều đã giác ngộ như họ tự xưng, hoặc tất cả không có ai giác ngộ, hoặc có vị đã giác ngộ, có vị chưa giác ngộ?’

‘Thôi Subhadda! Thôi, đủ rồi, hãy bỏ qua câu hỏi này, rằng phải chăng tất cả những vị này đều đã giác ngộ như họ tự xưng, hoặc tất cả không có ai giác ngộ, hoặc có vị đã giác ngộ, có vị chưa giác ngộ? Này Subhadda, Ta sẽ nói pháp cho ông. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.’ ‘Kính vâng, Đại Đức.’

Và Thế Tôn nói như vầy: ‘Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có chánh đạo tám chi, trong Pháp và Luật đó không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn.109 Nhưng trong Pháp và Luật nào có chánh đạo tám chi, thời ở đó có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có thánh đạo tám chi, chắc chắn ở đây có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Ngoại đạo không có những sa-môn chân thật ấy. Nhưng, này Subhadda, nếu các tỳ-kheo này sống chân chính, thế gian này không thiếu vắng những vị A-la-hán.…

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Subhadda bạch Thế Tôn: ‘Thật hy hữu thay, Thế Tôn! Thật vi diệu thay, Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong chỗ tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn bằng nhiều phương tiện thuyết minh, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y tỳ-kheo Tăng. Cúi xin cho con được xuất gia theo Thế Tôn, được thọ cụ túc giới.’

‘Này Subhadda, những ai trước kia theo đạo khác, nay muốn xuất gia110 và thọ cụ túc trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng cộng trú. Sau bốn tháng cộng trú, nếu các tỳ-kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho xuất gia thọ cụ túc thành tỳ- kheo. Nhưng Ta nhận thấy, đây chỉ là căn tánh sai biệt con người.’

‘Bạch Đại Đức, nếu những ai trước kia theo đạo khác, nay muốn xuất gia111 và thọ cụ túc trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng cộng trú. Sau bốn tháng cộng trú, nếu các tỳ- kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho xuất gia thọ cụ túc thành tỳ-kheo, thế thì con sẽ xin sống cộng trú bốn năm. Sau bốn năm cộng trú, nếu các tỳ-kheo đồng thuận, sẽ chấp thuận cho con xuất gia thọ cụ túc thành tỳ-kheo.’

Bấy giờ Thế Tôn gọi tôn giả Ānanda và bảo: ‘Ānanda, hãy xuất gia cho Subhadda.’ Và tôn giả Ānanda đáp: ‘Kính vâng, Đại Đức.’ Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ānanda, ‘Hiền giả Ānanda, thật là có phúc, thật là đại phúc cho các Ngài, những vị được đăng đàn thọ giới làm đệ tử hầu cận trước sự hiện diện của đức Ðạo Sư.’

Thế rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda được xuất gia, thọ cụ túc trước mặt Thế Tôn. Xuất gia thọ cụ túc không bao lâu, tôn giả Subhadda ở một mình ở một nơi thanh vắng, không phóng dật, tinh tấn, nhiệt tâm, và cần mẫn, và không bao lâu, đạt được mục đích tối cao mà một thiện gia nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến, ngay trong hiện tại, bằng thắng trí tự mình chứng ngộ vô thượng phạm hạnh, thuần nhất viên mãn, thanh tịnh, tự giác chứng và an trú; biết rằng: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, sau đời này không còn đời nào nữa.’

Và tôn giả Subhadda thành A-la-hán, và là vị đệ tử cuối cùng của Thế Tôn.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.148–153, dịch Anh G.A.S.

L.68 Phật di giáo

Trong đoạn này, sau khi nhìn lại các đệ tử thấy rằng không còn ai có điều cần hỏi, thấy rõ không có ai còn hoài nghi gì, đức Phật nói những giáo huấn tối hậu.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda, ‘Này Ānanda, nếu trong các ông có người nghĩ rằng, “Không còn giáo huấn của Tôn Sư. Chúng ta không có Thầy.” Nhưng, này Ānanda, chớ có nghĩ như vậy. Này Ānanda, Pháp và Luật mà Ta đã công bố và thi thiết, chính đó là Thầy của các ngươi sau khi Ta diệt độ.

Này Ānanda, từ trước các vị tỳ-kheo xưng hô với nhau là “Hiền giả”, nay sau khi Ta diệt độ không nên xưng hô như vậy. Này Ānanda, tỳ-kheo niên lão hãy gọi vị tỳ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc là “Hiền giả”. Tỳ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị tỳ-kheo niên lão là Đại đức (Bhante) hoặc Trưởng lão (Āyasmā).

Này Ānanda, nếu có thỉnh nguyện, Tăng có thể bỏ qua những học xứ nhỏ nhặt, tiểu tiết.

Này Ānanda, sau khi Ta diệt độ, hãy trị phạt tỳ-kheo Channa (Xa-nặc) bằng phạm-đàn (brahmadaṇda: mặc tẫn).’112

‘Bạch Đại đức, thế nào là phạm-đàn (mặc tẫn)?’ - ‘Này Ānanda, tỳ-kheo Channa muốn nói gì tùy ý, chúng tỳ-kheo không nói chuyện với, không giáo giới, không khuyên bảo.’

Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích; thế thì, này các tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi; chớ để về sau hối tiếc, rằng: “Khi ở trước Tôn Sư mà chúng ta đã không trực tiếp thưa hỏi.”’

Nhưng khi được hỏi như vậy, các tỳ-kheo đều im lặng. Lần thứ hai và thứ ba, Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ- kheo, tỳ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích; thế thì, này các tỳ-kheo, các ngươi hãy hỏi; chớ để về sau hối tiếc, rằng: “Khi ở trước Tôn Sư mà chúng ta đã không trực tiếp thưa hỏi.”’

Lần thứ hai và thứ ba, các tỳ-kheo vẫn im lặng. Rồi Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, nếu có ai do vì tôn kính Tôn Sư mà không hỏi, vậy giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.’ Khi được nói vậy, các tỳ-kheo im lặng. Bấy giờ Tôn giả Ānanda bạch: ‘Bạch Đại Đức, thật kỳ diệu thay! Bạch Đại Đức, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng tỳ-kheo này không có một tỳ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích.’

‘Này Ānanda, do bởi tâm tịnh tín nên ông nói như vậy. Nhưng ở đây, này Ānanda, Như Lai biết rõ rằng trong chúng tỳ-kheo này không có một tỳ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, Tăng, đạo hay đạo tích. Này Ānanda, trong năm trăm tỳ-kheo này, tỳ-kheo thấp nhất cũng đã chứng quả Dự lưu, không còn thối thất, nhất định hướng đến Chánh Giác.’

Và Thế Tôn nói với các tỳ-kheo: ‘Này các tỳ-kheo, Ta nói các ông điều này, các hành là pháp biến hoại, hãy tinh tấn, chớ buông lung, để thành tựu cứu cánh!’ Ðó là giáo huấn tối hậu của Như Lai.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.154–156, dịch Anh G.A.S.

L.69 Phật nhập Niết-bàn

Sau khi nói giáo huấn tối hậu, Phật lần lượt nhập các định: từ sơ thiền (jhāna), rồi đến thiền thứ hai, thứ ba và thứ tư (xem *Th.140); tiếp theo nhập bốn định vô sắc (xem *Th.142) – không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ – tột cùng là tưởng thọ diệt. Rồi lần lượt xuất và nhập trở lại các định và thiền cho đến sơ thiền, từ đó lần lượt xuất và nhập trở lại lên đến thiền thứ tư, đây là thiền mà y chỉ trên đó trước đây Ngài thành Chánh giác. Nay cũng y chỉ thiền thứ tư này Phật nhập Niết-bàn.

Xuất tứ thiền, trực tiếp không gián cách, Thế Tôn nhập vô dư y Bát-niết-bàn.

Khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, cùng lúc ấy đại địa chấn động,…
Phạm thiên Sahampati113 xướng lên bài kệ này:

Thân giả hợp trên đời, cuối cùng đều xả bỏ, Đức Đạo Sư cũng vậy, đấng tuyệt luân trên đời, Như Lai, đại oai lực, chánh giác cũng diệt độ.

Khi Thế Tôn nhập diệt, cùng lúc ấy, Thiên chủ Sakka xướng lên bài kệ này:

Các hành là vô thường, Có sanh phải có diệt.
Sau khi sanh, chúng diệt, Tịch diệt là an lạc.

Khi Thế Tôn diệt độ, cùng lúc ấy, tôn giả Ānanda xướng lên bài kệ này:

Bấy giờ thật kinh sợ, thật lông tóc dựng ngược,

Đấng Sắc tướng thù thắng, đấng Chánh giác nhập diệt.

Khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, cùng lúc ấy tôn giả Anuruddha thốt lên bài kệ này:

Không thở ra thở vào, như vậy tâm trụ định,

Bất động, hướng tịch tĩnh, Mâu-ni nhập Niết-bàn.

Với tâm không co rút, nhẫn thọ mọi cảm thọ,

Như dập tắt ánh đèn, Niết-bàn, tâm giải thoát.

Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.156–157, dịch Anh G.A.S.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Đường Không Biên Giới


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.212.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...