Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Sống thiền »» Chỉ quán và định tuệ »»

Sống thiền
»» Chỉ quán và định tuệ

Donate

(Lượt xem: 7.181)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Sống thiền - Chỉ quán và định tuệ

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Chúng ta đã nhắc đến việc đếm hơi thở hoặc theo dõi hơi thở như những phương pháp thiền tập đầu tiên thường được dùng cho người mới học thiền. Ở đây sẽ nhắc lại và nói thêm chi tiết hơn.

Đếm hơi thở còn được gọi tên theo danh từ Hán Việt là “sổ tức”.  Sổ là đếm, tức là hơi thở. Chỉ giản dị là như thế. Người mới đến với thiền, tâm ý còn vọng động rất nhiều, nên nhờ đến phép đếm hơi thở để ngăn dần các vọng niệm. Khi thực hành, người ngồi thiền tập trung chú ý vào hơi thở ra vào và bắt đầu đếm từ một đến mười, rồi trở lại đếm từ một... cứ nối tiếp như vậy mà tập trung sự chú ý vào hơi thở. Khi đang đếm mà bị xao lãng mất cũng đừng bối rối, chỉ cần khởi sự đếm lại từ một, rồi lại cứ thế mà tiếp tục.

Vấn đề then chốt ở đây là dùng một ý niệm để thay cho nhiều ý niệm khác. Nhưng ý niệm về việc đếm số là cụ thể hơn, dễ tập trung sự chú ý theo dõi hơn, và vì thế dễ thực hành hơn. Khi luyện tập thuần thục, người ngồi thiền đạt được sự tỉnh thức thường xuyên và bất cứ lúc nào cũng biết rõ hơi thở đang ra vào.

Phép theo dõi hơi thở khó thực hiện hơn, nhưng nếu thực hiện được có thể giúp người ngồi thiền đạt đến sự thuần thục nhanh chóng hơn. Theo phương thức này, người ngồi thiền tập trung sự chú ý vào hơi thở của mình. Khi thở ra, biết mình đang thở ra. Khi thở vào, biết mình đang thở vào. Vào ra nối tiếp nhau, không lúc nào là thất niệm, luôn tỉnh thức biết được mình đang thở ra hay thở vào... Cứ như vậy mà duy trì chánh niệm, không cần phải đếm số. Một khi biết mình bị thất niệm, lại quay trở về với hơi thở và tiếp tục như cũ...

Đó là những phương thức để giúp người mới học có thể dễ dàng khởi sự việc thực hành thiền. Mục tiêu của chúng cũng không ngoài việc giúp người ngồi thiền đạt đến chỗ tập trung sự chú ý và tỉnh thức nhận biết. Những người ngồi thiền đã thuần thục lâu ngày không nhất thiết phải dùng đến những phương pháp này. Có thể chọn một đối tượng nào đó để tập trung chú ý, như một công án thiền chẳng hạn. Cũng có thể không cần một đối tượng nào cả mà chỉ duy trì sự tỉnh thức quán sát tư tưởng và cảm xúc của mình...

Khi chúng ta tập trung được sự chú ý, những ý niệm lăng xăng về nhiều đối tượng khác nhau không còn có điều kiện để sinh khởi. Hơn thế nữa, những ý niệm ấy khi sinh khởi trong điều kiện thông thường sẽ lôi kéo theo nhiều ý niệm khác, và đồng thời gây tác động tạo thành những cảm xúc khác nhau, nhưng khi chúng ta ngồi thiền, hoặc là chúng không sinh khởi lên vì ta đã tập trung chú ý vào đối tượng (chẳng hạn như hơi thở...), hoặc là chúng sinh khởi lên nhưng không lôi kéo được ý niệm nào khác, vì chúng ta đang tỉnh thức nhận biết, nên không để cho tâm ý chạy theo chúng.

Tuy nhiên, việc dừng lại sự tán loạn của tâm ý, sự sinh khởi các tư tưởng... hoàn toàn không có tính cách trấn áp, dứt bỏ. Đây chỉ là một quá trình tự nhiên được diễn ra dưới tác dụng của ánh sáng chánh niệm. Như đã nói trước đây, nếu người ngồi thiền có bất cứ một nỗ lực nào để cố ngăn chặn các tư tưởng không cho sinh khởi, điều đó sẽ chỉ dẫn đến một tác dụng ngược lại. Như những nhát dao mạnh mẽ chém xuống nước, mặt nước không ngăn cản gì cả mà lực chém tự nhiên không có tác dụng. Chỉ khi có bất cứ một sức ngăn cản nào thì lưỡi dao mới có thể phát huy tác dụng phá hoại của nó.

Vì thế, việc ngồi thiền không nên được hiểu như một cuộc chiến đấu chống lại sự sinh khởi của các vọng niệm. Người ngồi thiền không dụng công ngăn cản sự sinh khởi của các vọng niệm, nhưng chỉ tỉnh thức nhận biết chúng, quán sát chúng mà thôi. Chính sự nhận biết, quán sát đó đã vô hiệu hóa tác động của vọng niệm, như mặt nước vô hiệu hóa tác động của lưỡi dao, và theo một tiến trình hoàn toàn tự nhiên, những vọng niệm không còn động lực để sinh khởi nữa sẽ mất dần đi. Như người muốn dập tắt một bếp lửa, chỉ dần dần rút hết củi trong lò ra, ngọn lửa không còn gì để cháy sẽ phải tắt đi. Ngược lại, nếu muốn dùng sức gió mà thổi tắt, càng thổi nó lại càng bùng lên dữ dội hơn.

Quá trình ngồi thiền là một quá trình chuyển hóa, từ trạng thái mê muội sang trạng thái tỉnh thức; từ trạng thái buông thả sang trạng thái có ý thức, tỉnh thức và nhận biết. Sự chuyển hóa đó chỉ có thể được thực hiện dần dần nhờ vào công phu duy trì chánh niệm mà không thể dựa vào những nỗ lực phân tích, suy diễn của ý thức.

Khi dòng tư tưởng không sinh khởi nữa, nhà thiền gọi là “chỉ”. Từ Hán Việt này có nghĩa là dừng lại, ngăn lại. Cũng có thể hiểu đó là sự tập trung, gom tư tưởng về một mối. Nhận biết, thấy rõ được các tư tưởng sinh khởi, tồn tại và diệt mất, nhà thiền gọi là “quán”. Từ Hán Việt này có nghĩa là quán sát, nhìn thấy. Khi dừng được tư tưởng không để cho tản mác loạn xạ nữa thì tự nhiên có thể thấy rõ.

Chỉ và quán là miêu tả nội dung thực hiện của việc ngồi thiền, hay nói cách khác đó là nhìn về mặt nhân. Nhìn về mặt quả, việc ngồi thiền là nhắm đến đạt được chánh niệm. Niệm là một từ mà chữ Hán đã dùng để dịch chữ smrti trong tiếng Phạn, với nghĩa là trạng thái có ý thức, cũng có thể hiểu là nhớ biết. Ở đây chỉ cho sự nhận biết thường xuyên, sự chú ý đến đối tượng trong thiền quán.

Trong niệm có hai yếu tố cấu thành là định và tuệ. Định là sự tập trung tư tưởng, và tuệ là sự nhận biết, thấy rõ. Nhờ có tập trung chú ý mới có thể thấy rõ, nên định đi liền với tuệ. Có dừng được các vọng niệm thì mới có thể tập trung được tư tưởng; có quán sát, theo dõi thì mới có thể nhận biết, thấy rõ. Vì vậy mà nói rằng chỉ quán là nhân, mà niệm hay định tuệ là quả. Mặt khác, cũng có thể nói chỉ là nhân, quán là quả; hoặc định là nhân, tuệ là quả.

Mối quan hệ nhân quả như nói trên là giới hạn trong mặt suy diễn mà nói. Trong thực tế, khi đạt được chánh niệm thì chánh niệm đó vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Chánh niệm soi chiếu vào các đối tượng của tâm, nhưng cũng đồng thời soi chiếu chính nó. Như một ngọn đèn, không chỉ tỏa sáng chung quanh, mà cũng chiếu sáng chính nó, nhờ đó mà ta nhìn thấy được ngọn đèn. Hiểu theo cách này, chánh niệm bao gồm trong nó cả chỉ và quán, cả định và tuệ. Các yếu tố này đồng thời xuất hiện ngay khi trong tâm ta có chánh niệm.

Nhận thức như vậy hoàn toàn phù hợp trong ý nghĩa không gian cũng như thời gian. Như ngọn đèn vừa thắp lên thì đồng thời soi sáng cả chung quanh và tự thân nó. Chánh niệm vừa có được thì tâm an định mà cũng đồng thời có sự nhận biết, thấy rõ. Đó là chỉ và quán đồng thời đạt đến, định và tuệ cùng lúc có được. Như vậy, nhân và quả tuy hai mà một, đều có mặt đồng thời và không thể chia tách với nhau. Không thể có chỉ mà không có quán, cũng như không thể đã có định mà lại không có tuệ.

Mặt khác, định và tuệ là những yếu tố cấu thành chánh niệm. Nhưng định và tuệ cũng có mức độ, cường độ khác nhau. Định lực của người mới đạt đến không vững chắc bằng định lực cũng của người ấy sau một thời gian thực hành thiền quán. Sở dĩ như vậy, là vì việc duy trì chánh niệm còn có tác dụng nuôi dưỡng, vun đắp thêm cho định tuệ ngày càng vững chắc, mạnh mẽ hơn. Như ngọn lửa mới nhen nhúm, tuy có tỏa sáng nhưng lại rất yếu ớt, có thể bị gió thổi tắt bất cứ lúc nào. Quá trình tu tập thiền quán như việc duy trì ngọn lửa và cho thêm củi khô vào bếp. Vì thế mà lửa ngày càng bùng lên mạnh mẽ hơn, tỏa sáng hơn và cũng không dễ dàng bị gió thổi tắt nữa. Khi công phu đã thuần thục, người tập thiền có thể duy trì được chánh niệm một cách liên tục không gián đoạn, thậm chí ngay cả trong giấc ngủ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (174 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...