Bảng tuần hoàn (Periodic table): Bảng liệt kê các nguyên tố hóa học theo thứ tự tăng dần của nguyên tử số và được nhóm lại thành các cột theo các tính chất phản ứng, do nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleiev lập ra.
Big Bang (Big Bang): Lý thuyết vũ trụ học theo đó vũ trụ nguyên thủy cực kỳ nóng và đặc đã bắt đầu sự tồn tại của mình bằng một vụ nổ lớn xảy ra khoảng 15 tỷ năm trước tại chỉ một điểm không gian. Cũng được gọi là Vụ nổ lớn.
Big Crunch (Big Crunch): Giai đoạn tự co lại cuối cùng của vũ trụ dưới tác dụng của lực hấp dẫn của chính nó. Người ta vẫn còn chưa biết vũ trụ có chứa đủ vật chất để lực hấp dẫn của nó có thể đảo ngược được quá trình đang giãn nở hiện nay hay không. Cũng được gọi là Vụ co lớn.
Bức xạ hóa thạch (Cosmic background radiation): Cũng còn được gọi là bức xạ
nền. Đây là bức xạ vô tuyến đẳng hướng (như nhau theo mỗi hướng) và đồng tính (như nhau ở mọi điểm) tràn ngập toàn bộ Vũ trụ và có từ thời Vũ trụ mới được 300.000 năm tuổi Nhiệt độ của nó là 2,7oK (hay - 270,3oc):
Chân không lượng tử (Quantum vacuum): Không gian choán đầy bởi các hạt ảo
và phản-hạt ảo xuất hiện rồi lại biến mất theo các vòng sống chết luân hồi trong khoảng thời gian rất ngắn nhờ sự nhòe lượng tử.
Chiều dài Planck (Planck length): Bằng 1,62.10-33cm, đó là chiều dài mà ở đó không gian trở thành bọt lượng tử.
Chủ nghĩa duy tâm (Idealism): Học thuyết triết học bắt buộc mọi hiện tượng bên ngoài phải tuân theo tư duy.
Chủ nghĩa duy vật (Materialism): Học thuyết triết học khẳng định rằng không có gì tồn tại bên ngoài vật chất và chính bản thân tinh thần cũng hoàn toàn là vật chất.
Cơ học lượng tử (Quantum mechanics): Lý thuyết vật lý mô tả cấu trúc và hành trạng của các nguyên tử và tương tác của chúng với ánh sáng. Trong lý thuyết này xác suất đóng vai trò rất căn bản; năng lượng spin và các đại lượng khác đều bị lượng tử hóa, tức là chúng chỉ có thể thay đổì một cách gián đoạn và là bội số của một giá trị nguyên tố. Một số hiện tượng mà cơ học lượng tử tiên đoán là: sự nhòe lượng tử, lưỡng tính sóng hạt, thăng giáng lượng tử và các hạt ảo.
Điều kiện ban đầu (Initial conditions): Trạng thái của hệ động lực ở thời điểm bắt đầu sự tiến hóa của nó.
Định lý bất toàn hay định lý về tính không đầy đủ (Theorem of incompleteness):
Định lý của nhà toán học người áo Kurt Godel, theo nó toàn bộ hệ thống số học chứa những mệnh đề không thể quyết định được tức là không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ dựa trên các tiên đề chứa trong hệ thống đó.
Electron (Electron): Hạt nhẹ nhất trong số các hạt sơ cấp có điện tích. Electron có khối lượng 9. 10-28g và mang điện tích âm. Là thành phần của nguyên tử cùng với proton và nơ tron. Cùng với nơtrino, electron thuộc họ các lepton.
Fractal (vật) (Fractal objet): Vật có số chiều không phải là số nguyên. Cũng là vật có số chiều nguyên, nhưng có cấu trúc mà cùng một môtip của nó được lặp đi lặp lại tới vô hạn ở mọi thang.
Hành tinh (Planet): Thiên thể hình cầu có đường kính lớn hơn 1.000 km, không có nguồn năng lượng hạt nhân riêng, quay quanh một ngôi sao và phản xạ ánh sáng của nó.
Hạt ảo (Virtual particle): Hạt sơ cấp được tạo thành cặp cùng với phản hạt của nó (vì điện tích toàn phần phải được bảo toàn, nên trước bằng không thì sau khi tạo thành cũng phải như thế) nhờ vay năng lượng ở một vùng kề cận của không gian. Sự vay năng lượng này được quy định bởi nguyên lý bất định. Nguyên lý này đòi hỏi sự vay năng lượng phải được trả lại rất nhanh khiến cho các hạt ảo chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn và do đó các detector của ta không thể phát hiện được. Những hạt ảo có thể trở thành các hạt “thực" khi có sự phun năng lượng, chẳng hạn như trong những khoảnh khắc đầu tiên của Vũ trụ.
Hạt nhân nguyên tử (Nucleus): Phần nặng nhất của nguyên tử, được cấu tạo bởi các proton và nơ tron liên kết với nhau bằng lực hạt nhân mạnh. Hạt nhân nhỏ hơn nguyên tử tới 100 ngàn lần (kích thước của nó cỡ 10-13cm) và chỉ chiếm một phần triệu tỷ của tổng thể tích nguyên tử, vì thế vật chất hầu như hoàn toàn là chân không.
Hấp dẫn (Gravity): Lực hút tương hỗ giữa các vật thể hoặc các hạt vật chất.
Hấp dẫn lượng tử (Quan tum Gravity): Lý thuyết (hiện còn đang được xây dựng) nhằm thống nhất hai trụ cột của vật lý hiện đại: cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng. Một lý thuyết như thế cho phép ta vượt qua bức tường Planck - một rào chắn thực sự đối với sự hiểu biết của chúng ta. Lý thuyết này cho phép mô tả những hiện tang vật lý với kích thước có chiều dài Planck (10-33cm) và thời gian Planck (10-43s):
Hệ phi tuyến (Non-linear system): Hệ mà trong đó những thay đổi của trạng thái ban đầu không kéo theo những thay đổi tỷ lệ với nó trong trạng thái cuối cùng.
Hệ tất định (Determinist system): Hệ động lực mà sự tiến hóa của nó hoàn toàn được xác định bởi các định luật vật lý.
Hệ tuyến tính (Linear system): Hệ mà trong đó những thay đổi của trạng thái ban đầu kéo theo những thay đổi tỷ lệ với nó ở trạng thái cuối cùng.
Hiệu ứng con bướm (Butterfly effect): Hiện tượng trong đó sự thay đổi rất nhỏ của trạng thái ban đầu của một hệ có thể làm thay đổi hoàn toàn sự tiến hóa sau đó của nó.
Hỗn độn (Chaos): Tính chất đặc trưng cho một hệ động lực mà hành vi của nó trong không gian pha phụ thuộc một cách cực kỳ nhạy cảm vào các điều kiện ban đầu.
Lỗ đen (Black hole): Thiên thể tự co mạnh lại có lực hấp dẫn mạnh tới mức cả vật chất cũng như ánh sáng đều không thể thoát ra ngoài được.
Lực điện hạt nhân (Electronuclear force): Lực tạo thành do sự thống nhất của lực điện từ với hai lực hạt nhân mạnh và yếu.
Lực điện từ (Electromagnetic force): Lực chỉ tác dụng giữa các hạt tích điện và được truyền bởi các pho ton. Nó làm cho các hạt tích điện trái dấu hút nhau và cùng dấu đẩy nhau. Chính lực này đã liên kết các nguyên tử và phân tử.
Lực điện yếu (Electoweak force): Lực tạo thành do sự thống nhất của lực điện từ và lực hạt nhân yếu.
Lực hạt nhân mạnh (Strong nuclear force): Lực mạnh nhất trong số bốn lực của
tự nhiên, nó liên kết các quark để tạo thành proton và nơ tron và liên kết các proton và nơ tron để tạo thành hạt nhân nguyên tử. Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân mạnh là cỡ kích thước của hạt nhân nguyên tử (10-13 cm): Lực này không tác dụng lên photon và electron.
Lực hạt nhân yếu (Weak nuclear force): Lực gây ra sự phân rã của các nguyên tử và hiện tượng phóng xạ, có tầm tác dụng ngắn (nhỏ hơn 10-15 cm): chính lực này đã làm cho nơ tron tự do phân rã thành proton sau khoảng 15 phút.
Lực hấp dẫn (Gravitational force): Lực hút tác dụng giữa các vật nó tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Lưỡi dao cạo của Occam (Occam’s razor): Quan niệm cho rằng cách giải thích đơn giản có nhiều khả năng đúng hơn là cách giải thích phức tạp. Thuật ngữ "dao cạo" ở đây là muốn nói tới "sự cạo đi tức là loại bỏ tất cả những giả thuyết thừa”. Nguyên lý Occam rất hấp dẫn bởi vì nó viện đến ý nghĩa của vẻ đẹp và sự thanh nhã của khoa học.
Lý thuyết siêu dây (Superstring theory): Lý thuyết cho rằng các hạt sơ cấp của
vật chất không phải là những điểm như ta từng quan niệm nữa mà là những dao động của các dây vô cùng nhỏ (10-33 cm).
Lý thuyết vũ trụ dừng (Theory of stationary unvers): Lý thuyết vũ trụ học, theo đó vũ trụ tại mọi thời điểm và ở mọi nơi đều như nhau. Để bù cho những khoảng trống được tạo ra giữa các thiên hà do sự giãn nở của vũ trụ, lý thuyết này thừa nhận sự liên tục tạo ra vật chất.
Lưỡng tính sóng hạt (Wave-corpuscle duality): Tính chất mà ánh sáng hoặc vật chất đôi khi xử sự như các sóng, đôi khi lại xử sự như các hạt.
Máy gia tốc (Accelerator): Dụng cụ dùng điện trường và từ trường để gia tốc các hạt tích điện (như electron, proton và các phản hạt của chúng) và truyền cho chúng những năng lượng lớn. Các máy gia tốc tuyến tính có chiều dài rất lớn để đạt được năng lượng cao, nên đa số các máy gia tốc đều là tròn và dùng nam châm để uốn cong quỹ đạo của các hạt, cứ quay được một vòng thì các hạt này lại nhận được thêm năng lượng.
Me son (me son): Tên chung để gọi các hạt có spin nguyên (1, 2...), chịu tác dụng của lực hạt nhân mạnh, được tạo bởi một quark và một phản quark.
Năm ánh sáng (light-year): khỏang cách mà ánh sáng đi được (với vận tốc 300.000km/s) trong một năm, có giá trị bằng 9.460 tỷ kilômét.
Nguyên lý bất định (Uncertainty principle): Nguyên lý được phát biểu bởi nhà vật
lý người Đức Wemer Heisenberg, theo đó vận tốc và vị trí của một hạt không thể đo chính xác đồng thời bất kể dụng cụ đo có thể hoàn thiện tới mức nào: đó chính là sự nhòe lượng tử. Nguyên lý bất định cũng được áp dụng đối với năng lượng và thời gian sống của một hạt sơ cấp. Sự nhòe lượng tử cho phép sự tồn tại của các hạt và phản-hạt ảo.
Nguyên lý bổ sung (Pnnciple of complementarity): Nguyên lý được phát biểu bởi nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, theo đó vật chất và bức xạ có thể vừa là sóng vừa là hạt, hai cách mô tả Tự nhiên này bổ sung cho nhau.
Nguyên lý Mach (Principle of Mach): giả thuyết do nhà vật lý người áo Emest Mạch đưa ra, theo đó khối lượng của một vật được xác định bởi phân bố của toàn bộ vật chất trong vũ trụ.
Nguyên lý vị nhân (Anthropic principle): ý tưởng, theo đó vũ trụ được điều chỉnh một cách rất chính xác để cho con người và ý thức xuất hiện.
Nguyên tử (ATom): hạt nhỏ nhất của một nguyên tố có những ánh chất của nguyên tố đó.
Nhòe lượng tử (Quantum flou): Xem Nguyên lý bất định
Nơtrinô (Neutrino): Hạt sơ cấp không có điện tích và không có khối lượng (hoặc khối lượng rất bé), chỉ chịu tác dụng của lực hạt nhân yếu. Tương tác rất yếu với vật chất thông thường.
No tron (Neutron): Hạt trung hòa tạo bởi ba quark và là một thành phần của hạt nhân nguyên tử cùng với proton. Nơ tron nặng hơn electron 1836 lần và có khối lượng gần như proton. Nơ tron tự do là hạt không bền, thời gian sống của nó là 15 phút. Nó phân rã thành proton, electron và nơtrino. Nhưng khi ở trong hạt nhân nguyên tử, nơ tron không phân rã và cũng bền như proton.
Nuclon (Nuclon): Tên gọi chung các hạt tạo nên hạt nhân nguyên tử. Nuclon có thể là nơ tron hoặc proton.
Phản-vật chốt (Antimatter): Vật chất tạo bởi các phản hạt như phản proton, phản electron (tức positron) và phản nơ tron. Các phản hạt có hầu hết những tính chất giống như các hạt trừ một điều là điện tích của chúng trái dấu nhau.
Phản-hạt (Antiparticle): Hạt sơ cấp tạo nên phản-vật chất và có hầu hết những tính chất giống như các hạt tạo nên vật chất. Một trong nhũng khác biệt chính của hạt và phản-hạt của nó là điện tích của chúng trái dấu nhau.
Phân tử (Molecule): Tổ hợp của hai hay nhiều nguyên tử được liên kết với nhau bởi lực điện từ.
Phóng xạ (Radioactivity): Quá trình phân rã của một số hạt nhân nguyên tử dưới tác dụng của lực hạt nhân yếu, phát ra các hạt dưới nguyên tử và các tia gamma.
Photon (Photon): Hạt sơ cấp gắn liên với ánh sáng, không có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn nhất khả dĩ 3000.000 km/s): Tùy theo năng lượng mà nó mang, hạt ánh sáng có thể là (theo thứ tự năng lượng giảm dần): pho ton gamma, X, tử ngoại, thấy được, hồng ngoại và vô tuyến.
Positron (Positron): Phản hạt của electron, có điện tích dương.
Proton (Proton): Hạt tích điện dương được cấu tạo bởi ba quark. Proton cùng là một thành phần của hạt nhân nguyên tử cùng với nơ tron. Proton nặng hơn electron 1836 lần.
Quark (Quark): Hạt sơ cấp, thành phần cấu tạo nên proton và nơ tron, các quark có điện tích phân số, dương hoặc âm, với độ lớn bằng 1/3 hoặc 2/3 điện tích của electron và chịu tác dụng của lực hạt nhân mạnh. Hiện nay quark vẫn chỉ là một thực thể lý thuyết vì chưa bao giờ được cô lập trong phòng thí nghiệm. Có 6 loại quark: up, down, strange, chanh, bottom và tọp.
Quasar (Quasar): Thiên thể có bề ngoài giống như một ngôi sao (quasar là tên viết tát của từ tiếng Mỹ "quasi-star" nghĩa là tựa sao) nhưng có ánh sáng bị dịch rất mạnh về phía đỏ, nên theo định luật Hubble ở khoảng cách rất lớn. Các quasar là những đối tượng ở xa nhất và sáng nhất trong vũ trụ. Năng lượng lớn như thế của chúng có thể là do một lỗ đen với khối lượng lớn cỡ 1 tỷ Mặt trời do "nhất" các ngôi sao và thiên hà kề cận.
Quy giản luôn (Reductionism): Phương pháp nghiên cứu một hệ vật lý bằng cách phân hệ thành các thành phần sơ cấp nhất của nó.
Quyết định luận (Determinism): Khái niệm triết học, theo nó có tồn tại quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng vật lý, điều này cho phép tiên đoán hành trạng của các hệ vật lý nếu biết trước các điều kiện ban đầu của chúng.
Sao siêu mới (Supemova): Cái chết bùng nổ của một ngôi sao nặng (có khối lượng lớn hơn 1,4 khối lượng Mặt trời) đã cạn kiệt nhiên liệu. Lớp bao ngoài của ngôi sao này bị hất ra bên ngoài trong khi lõi của nó co lại để trở thành một sao nơ tron (trong trường hợp khối lượng của nó nằm trong khoảng từ 1,4 đến 5 lần khối lượng Mặt trời) hoặc một lỗ đen (trong trường hợp khối lượng của nó lớn hơn 5 lần khối lượng Mặt trời):
Sinh thái quyển (Ecosphere): Môi trường Trái đất, gồm nước và không khí, trong đó các sinh vật trên Trái đất phát triển.
Sức sống luận (Vitalism): Học thuyết theo đó các hệ sinh học không thể được quy giản về một tập hợp các phân tử và tương tác giữa chúng, mà chúng có một nguyên lý sức sống khác biệt với cả tâm hồn và cơ thể.
Tachyon (Tachyon): Hạt giả thuyết chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Thê giới các ý niệm hay Thế giới các hình thái (World of Idees hay World of forms): Theo Platon, thế giới cảm giác luôn thay đổi, phù du và hư ảo, nó chỉ là sự phản ánh nhợt nhạt của thế giới các ý niệm, vĩnh cửu, bất di bất dịch và đúng đắn.
Thiên hà (Galaxy): Tập hợp gồm trung bình 100 tỷ ngôi sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn. Thiên hà là đơn vị cơ bản của các cấu trúc lớn trong Vũ trụ.
Thời gian Planck (Planck time): Bằng 10-13 giây. Đây là thời điểm mà vật lý hiện đại không còn chỗ đứng hay là giới hạn mà tri thức hiện nay có thể đạt tới. Để vượt qua thời gian Planck, cần phải có một lý thuyết lượng tử về hấp dẫn trong đó lực hấp dẫn được thống nhất với các lực khác. Tuy nhiên, lý thuyết này hiện còn đang xây dựng.
Thuyết hành vi (Behaviorism): Một trào lưu tâm lý học xem hành vi như một đối tượng nghiên cứu và quan sát là phương pháp. Thuyết này loại trừ tất cả những gì không thể quan sát được trực tiếp như tư duy chẳng hạn.
Thuyết linh hồn (animism): Thuyết gán linh hồn cho mọi hiện tượng và mọi vật trong tự nhiên.
Thuyết tương đối hẹp (Special relativity): Lý thuyết về chuyển động tương đối do Einstein đề xướng năm 1905. Lý thuyế't này chứng minh rằng không gian và thời gian liên hệ mật thiế't với nhau, chúng không còn có tính phổ qu.át nữa mà phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Tương tự, khối lượng cũng phụ thuộc vào chuyển động. Trong lý thuyế't này, vận tốc của ánh sáng là như nhau (300.000 km/s) đối với tất cả mọi người quan sát.
Thuyết tương đối rộng (Geneml relativity): Lý thuyết về hấp dẫn được Einstein đề xướng vào năm 1915. Lý thuyế't này liên hệ một chuyển động có gia tốc với trường hấp dẫn và với hình học của không-thời gian.
Tia vũ trụ (Cosmic ray): Các hạt (chủ yế'u là các proton và electron) được gia tốc tới năng lượng rất cao bởi các vụ nổ sao siêu mới và bởi từ trường ở giữa các vì sao xâm nhập vào khí quyển Trái đất với năng lượng rất cao.
Tính chất đột phá (Emergent property): Đây là tính chất của một hệ phức tạp không được xác định hoặc giải thích thông qua tính chất của các thành phần cấu tạo nên hệ đó. Nói một cách khác, cái toàn thể lớn hơn tổng của các thành phần.
Tổng thể luận (Holism): Khái niệm triế't học đối lập với quy giản luận. Trong khi nhà quy giân luận cho rằng cái toàn bộ có thể được phân tích thành những bộ phận cấu thành được coi như cơ bản, thì nhà tổng thể luận lại cho rằng cái tổng thể mới là cơ bản và nó không thể được quy giản về nghiên cứu các thành phần của nó được, vì tổng thể thường lớn hơn tổng các thành phần cấu tạo nên nó.
Trắc nghiệm Turing (Turing test): Phép trắc nghiệm do nhà toán học Anh Alan Turing đề xuất nhằm xác định một máy có trí tuệ hay không.
Vật chất tối hay vật chất không nhìn thấy (Dark matter hay Invisible matter): Vật
chất có bản chất còn chưa biế't, không phát ra bất cứ bức xạ nào, nhưng sự hiện diện của nó được thể hiện bởi lực hấp dẫn mà nó tác dụng lên các ngôi sao và các thiên hà. Vật chất tối có thể chiếm tới 90 đế'n 98% tổng khối lượng của Vũ trụ.
Vũ trụ song song /đa vũ trụ (Paralell or Multiple universes): Các vũ trụ tồn tại
song song nhưng hoàn toàn tách rời Vũ trụ chúng ta và do đó không thể tiếp cận quan sát được. Cơ học lượng tử và một số lý thuyết về Big Bang tiên đoán sự tồn tại của các vũ trụ song song này.
Vũ trụ tuần hoàn (Cyclic univers): Vũ trụ không có bắt đầu cũng không có kết thúc, liên tiếp diễn ra hàng loạt các Big Bang và Big Crunch.