CÁC ĐỊNH LUẬT VẬT LÝ
Các định luật vật lý có chi phối thế giới hay chỉ là tổ chức đọc các hiện tượng, là một cách liên hệ chúng với nhau và dự báo hành trạng của chúng? Các định luật vật lý có một giá trị tuyệt đối không? Chúng thuộc thế giới các ý niệm của Platon hay phụ thuộc một cách mật thiết vào các quan niệm siêu hình và vào cách nắm bắt tự nhiên của chúng ta? Liệu người ta có thể hiểu thế giới chỉ bằng cách phân tích các bộ phận cấu thành nó theo phương pháp quy giãn luận hay không? Phải chăng không nhất thiết phải có một cái nhìn tổng thể về thế giới và đẩy đến cùng việc phân tích tính hiện thực hay phi hiện thực của nó?
Trịnh Xuân Thuận: Bây giờ cần phải định nghĩa khái niệm định luật vật lý. Trên thực tế, khoa học phương Tây đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ khái niệm các định luật chi phối hành trạng của Tự nhiên.
Matthieu: Thế trong khoa học, định luật nghĩa là gì?
Trịnh Xuân Thuận: Một định luật là một mệnh đề tổng quát khẳng định các mối quan hệ bền vững, không thay đổì và tính quy luật phổ biến giữa các hiện tượng mà trước đó tưởng như không có liên quan gì với nhau.
Matthieu: Người ta có cảm tưởng là các định luật vật lý thường được coi không chỉ là sự làm sáng tỏ các mối quan hệ và các cơ chế, mà còn là các thực thể nội tại có một sự tồn tại tự nhiên. Xu hướng này còn được củng cố trong các nền văn hóa được hình thành qua khuôn đúc các tôn giáo khẳng định sự tồn tại của một thực thể sáng thế, thực thể này đã tạo ra các định luật để điều chỉnh sự hài hòa của vũ trụ. Phải chăng sẽ là không đủ nếu nói rằng các định luật này mô tả hành trạng của tự nhiên và cho phép chúng ta xác lập trật tự cho các hiện tượng ở cấp độ quy ước? Khái niệm định luật khoa học như thế đã xuất hiện ở phương Tây từ bao giờ?
Trịnh Xuân Thuận: Cách đây vài chục ngàn năm, tổ tiên chúng ta đã có ý thức về một số tính quy luật trong tự nhiên. Một trong số nhiều bằng chứng là những
hàng bia đá và mộ đá ở Bretagne hay ở Stonehenge chỉ hướng Mặt trời mọc hay lặn ở một số giai đoạn trong năm. Nhưng rất nhiều hiện tượng tự nhiên đối với họ vẫn còn là huyền bí. Người ta cho rằng con người hang động sống trong một vũ trụ thần linh, mỗi một vật đều được gắn với một vị thần. Thần Mặt Trời soi sáng thần Đất và các thần Cây, Sông, Suối vào ban ngày. Còn thần Mặt Trăng chiếu sáng ban đêm. Thế giới các thần linh này thực ra là tấm gương phản chiếu thế giới con người. ở đó, mọi thứ đều đơn giản, quen thuộc.
Matthieu: Tôi tự hỏi liệu ta có thể hình dung ra những suy nghĩ của tổ tiên chúng ta cách đây 10 hay 20 nghìn năm dễ dàng như thế không ? Chỉ cần xem cách các triết gia phương Tây đôi khi làm, sai lệch bản chất các dạng tư tưởng khác, ngay cả khi chúng vẫn còn tồn tại và có thể tiếp cận được thì ông sẽ thấy. Dù thế nào chăng nữa thì cũng cần phải phân biệt các siêu hình học của người cổ xưa với tín ngưỡng thần linh.
Trịnh Xuân Thuận: Còn hơn cả một tín ngưỡng, đây là một cách nhìn vật linh hóa Tự nhiên. Cùng với sự tích lũy kiến thức, con người đã dần mất đi sự ngây thơ của mình và ngày càng nhận thấy sự vô nghĩa của mình trước sự bao la khôn cùng của vũ trụ. Rồi vũ trụ thần linh của con người được chuyển thành một vũ trụ huyền thoại được trị vì bởi các các vị thần có quyền lực siêu nhân. Tất cả các hiện tượng tự nhiên, kể cả nguồn gốc của vũ trụ, đều bắt nguồn từ tình yêu và lòng hận thù của các vị thần này. Chẳng hạn, trong vũ trụ thần thoại của Ai Cập, sinh vật đầu tiên Atoum đã chứa đựng trong lòng nó tổng thể của mọi tồn tại. Nó sinh ra thế giới và khoảng 800 nam thần và nữ thần. Bầu trời được biểu diễn bằng cơ thể của nữ thần Nout cực kỳ xinh đẹp, được trang điểm bằng các đồ trang sức lấp lánh không gì khác chính là các hành tinh và các vì sao. Thần Mặt trời Ra đi qua cơ thể nữ thần Nout vào ban ngày và quay trở lại qua các mạch nước ngầm vào ban đêm. Các tôn giáo chắc đã ra đời từ chính các huyền thoại này. Sự giao tiếp với các vị thần siêu nhân không thể thực hiện được một cách trực tiếp nữa, mà bây giờ phải thông qua trung gian là các giáo sĩ.
Matthieu: Đến đây tôi thấy cần phân biệt các tôn giáo gắn liền các nghi lễ của mình với một biểu trưng và một siêu hình học sâu sắc và những tôn giáo chưa bao giờ có hoặc đã đánh mất đi những thứ đó. Mặt khác, nếu có phán xét chúng theo cách mà người ta vẫn thường sử dụng để giải thích một cách giãn lược hệ thống biểu tượng về các chư thần Tây Tạng, thì người ta cũng không thể gạt bỏ được khả năng đọc một cách sâu sắc hơn các huyền thoại Ai Cập, có thể đã được truyền khẩu lại từ đời này qua đời khác. Trong trường hợp vu trụ luận của Phật giáo, chẳng hạn, người ta nói đến một ngọn núi trung tâm, đỉnh Mérou, là trục của thế giới và được bao quanh bởi bốn lục địa, đồng thời Mặt trời và Mặt trăng cũng quay quanh trục này. Chắc chắn là sẽ có người bác lại cách mô tả này là lỗi thời, nhưng làm như thế là người ta đã gạt sang một bên ý nghĩa bên trong của nó, theo đó đỉnh Mérou là biểu trưng cho cột sống của chúng ta; bốn lục địa là tứ chi; Mặt trời và Mặt trăng là hai con mắt của chúng ta, và cứ tiếp tục như vậy. Cấp độ giải thích này dùng để chứng tỏ sự tương ứng giữa cơ thể của chúng ta và vũ trụ, nó vượt qua khuôn khổ của một vũ trụ luận giản đơn để cung
cấp cho ta một công cụ thiền định.
Trịnh Xuân Thuận: Các huyền thoại luôn chứa đựng trong nó gần như là bất biến yếu tố siêu hình. Các truyện cổ tích và thần thoại cũng là một phương cách để con người tạo ra một ý nghĩa cho vũ trụ và thân phận người. Tới khoảng thế kỉ VI trước C.N, người Hy Lạp đã đưa ra một khái niệm mới: Tự nhiên có thể là một đối tượng để suy ngẫm và tư biện; nó được chi phối bởi các quy luật mà lý trí của con người có thể nắm bắt được, đồng thời những quy luật này không còn là thứ độc quyền của các vị thần nữa. Người Hy Lạp đã hình dung ra vũ trụ khoa học như thế và đây cũng chính là vũ trụ khoa học của chúng ta hiện nay.
Trong suốt một thời gian dài, tư tưởng Anstote đã thắng thế. Aristote giải thích hành trạng của một hệ thống tự nhiên bằng nguyên nhân cuối cùng. Theo ông, các hệ thống tự nhiên cũng như các sinh vật, chúng cư xử sao đó cốt đạt được một mục đích nhất định. Đó là cái mà người ta gọi là hành trạng có tính cứu cánh luận hay mục đích luận. Aristote đã xây dựng một hệ thống nhân quả hoàn chỉnh dựa trên bốn loại nguyên nhân: nguyên nhân vật chất, nguyên nhân hình thức, nguyên nhân hiệu quả và nguyên nhân cuối cùng. Chẳng hạn, đối với câu hỏi "tại sao trời mưa", ông trả lời bằng cách chỉ rõ nguyên nhân vật chất được tạo bởi các giọt nước mưa, nguyên nhân hiệu quả là làm cho hơi nước ngưng tụ thành các hạt mưa, và nguyên nhân hình thức là làm cho các giọt nước rơi xuống đất. Nhưng, thay vì nêu ra lực hút của Trái đất để giải thích tại sao các giọt nước lại rơi như các nhà vật lý học hiện đại vẫn làm, Aristote lại viện dẫn đến một nguyên nhân cuối cùng: các giọt nước mưa rơi xuống Trái đất là bởi vì cây cối và các sinh vật cần nước để sống và phát triển.
Matthieu: Quan điểm này đòi hỏi rằng các vật vô sinh có một chủ ý, hoặc một nguyên tắc tổ chức điều khiển tất cả. Chúng ta đã thấy Phật giáo bác bỏ các khả năng này như thế nào rồi.
Trịnh Xuân Thuận: Điều rất đáng ngạc nhiên là khái niệm quyluật tự nhiên rất thân thuộc với chúng ta đã xuất hiện ở Epicure, Lucrèce và Archimède từ vài thế kỉ trước Công nguyên. Nhưng nó chỉ được áp đặt cùng với sự xuất hiện của các tôn giáo đơn thần, như Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Các tôn giáo này đã đưa ra ý tưởng về một vị Chúa độc lập với Tạo hóa của mình, người điều khiển Tự nhiên bằng các đạo luật thần thánh. Các định luật không còn gắn liền với các hệ thống vật lý nữa mà được áp đặt bởi một đấng tối cao.
Matthieu: Người ta gặp lại quan điểm về một "nguyên nhân đầu tiên", một đặc điểm hiện diện khắp nơi của các tôn giáo phương Tây và chắc chắn nó đã quy định bối cảnh siêu hình mà trong đó khoa học phương Tây đã phát triển.
Trịnh Xuân Thuận: Trên thực tế, khi khoa học hiện đại xuất hiện ở châu âu từ thời Phục hưng vào thế kỉ XVI, những nhà nghiên cứu đầu tiên như Kepler và sau đó là Newton vẫn chia sẻ một xác tín rằng trật tự và các quy luật phổ biến của Tự nhiên chẳng qua là phản ánh một bình diện thần thánh bao la, và bản thân hai nhà khoa học này vẫn hết lời ngợi ca vinh quang của Chúa khi phát lộ ra bình diện đó. Như vậy, chính ý tưởng cho rằng các quy luật bị áp đặt bởi một Đấng sáng thế đã sản sinh ra khoa học. Thấm nhuần khái niệm một Thượng đế bộc lộ trong tính hợp lý của Tự nhiên, thấm nhuần khái niệm dân luật trong đời sống xã hội, châu âu thời Phục hưng thực sự đã là một vườn ươm cực kỳ màu mỡ cho sự phát triển của khoa học. Vậy trong Phật giáo liệu có khái niệm tương đương với khái niệm quy luật khoa học mà tôi vừa cố gắng định nghĩa hay không?
Matthieu: Phật giáo phân tích hiện thực ở hai cấp độ, cấp độ chân lý tương đối (hay quy ước) và cấp độ chân lý tuyệt đối. ở cấp độ thứ nhất Phật giáo thừa nhận khả năng diễn đạt bằng các quy luật cách nắm bắt của chúng ta đối với phương thức tổn tại biểu kiến của các hiện tượng và sự chuyển hóa của chúng theo các quy luật từ nhân đến quả. Điều này bao hàm thế giới các hiện tượng trong tổng thể của nó, cả hữu sinh lẫn vô sinh, mà các quy luật của nó phản ảnh sự hài hòa ngự trị tất yếu giữa các bộ phận cùng tồn tại của một tổng thể phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, các quy luật này không có sự tồn tại độc lập. Nếu không, điều đó sẽ dẫn tới kết luận rằng chúng có thể tồn tại mà không cần có các hiện tượng. Trên phương diện chân lý tương đối, Phật giáo chấp nhận tất cả những gì mà logic và hiểu biết đúng đắn xem là đã được chứng minh. "Hiểu biết đúng đắn" được dùng ở đây với ý nghĩa là cái được cảm nhận một cách trực tiếp hoặc suy ra từ phép suy diễn, và những cái được kết luận trên cơ sở các chứng cứ đáng tin cậy. Các quy luật thuộc bình diện chân lý tương đối không độc đoán và không bị áp đặt bởi một đấng tối cao, chúng cũng không bị chi phối bởi một nguyên lý mục đích luận nào: đó là những quy luật tất yếu từ nhân đến quả. Ngoài các định luật vật lý, Phật giáo còn thêm vào các quy luật nghiệp báo mô tả các hậu quả của các hành vi tích cực hoặc tiêu cực của chúng ta thông qua hạnh phúc hay bất hạnh. Nhưng nghiệp này chỉ là một khía cạnh của các quy luật nhân quả và không có sự can dự của bất kỳ một sự phán xét tối thượng nào đối với các hành động của chúng ta.
ở cấp độ chân lý tương đối, Phật giáo không dừng lại ở việc chấp nhận các sự vật như chúng biểu hiện; Phật giáo còn tự vấn về cách thức tồn tại tối hậu của chúng. Sự phân tích này đưa Phật giáo đến chỗ coi các hiện tượng chỉ đơn giản là các vẻ bề ngoài, đòng thời các đặc tính và tính chất của chúng không thuộc về chúng một cách nội tại. Chính vì thế, bằng một ngôn ngữ giàu chất thơ, Đức Phật đã so sánh các hiện tượng với các giấc mơ và ảo giác như thế này:
"Như sao băng, ảo ảnh, ngọn lửa, ảo giác kỳ diệu, giọt sương sớm, bọt nước Như giấc mơ, tia chớp hay đám mây:
Vạn vật đều như thế cả mà thôi. "
Trịnh Xuân Thuận: Cách tiếp cận này có lẽ giải thích được tại sao khoa học đã không phát triển nhanh chóng ở phương Đông, như Trung Quốc chẳng hạn, mặc dù đất nước này có một nền văn hóa hàng ngàn năm, tinh tế, phức tạp và vượt trội về công nghệ so với phương Tây trong nhiều lĩnh vực. Thuốc súng, la bàn và rất nhiều thứ khác nữa đều do người Trung Quốc chế tạo ra. Theo quan niệm của người Trung Quốc về Tự nhiên, thế giới không phải là kết quả hành động của một Đấng sáng thế và ban phát các quy luật; mà nó được tạo ra từ tác động tương hỗ và động của hai lực đối cực, âm và dương. Vì quan niệm các quy luật không quan trọng nên người Trung Quốc đã không nhọc công đi tìm kiếm chúng?
Matthieu: Có lẽ đó không phải do họ không có khả năng phân tích các hiện tượng mà là do các mức độ ưu tiên mà họ dành cho các lĩnh vực tri thức khác. Cái gì quan trọng nhất: biết khối lượng và điện tích của một electron và phân tích các chi tiết của thế giới xung quanh, hay là dành thời gian để phát triển một nghệ thuật sống, để đào sâu các vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc sống: đạo đức hạnh phúc, cái chết... và để phân tích bản chất tối hậu của hiện thực ở Tây Tạng, những người chọn cách bỏ mặc sự đời để thu mình ở ẩn trong các thảo am và đào sâu các tìm kiếm thiền định của mình đã không dấn thân vào con đường này vì họ thấy chẳng có gì thú vị hơn để làm: họ thường là những thành viên chói sáng nhất của xã hội. Họ không cố "trốn chạy" thế gian, mà tận dụng sự yên tĩnh của mình để dành mỗi thời khắc của cuộc đời để phát triển các phẩm chất của con người và tâm linh, những yếu tố cho phép họ sau này giúp đỡ những người khác một cách hiệu quả hơn.
Có hai lý do khiến người ta không phát hiện được các định luật vật lý: hoặc là người ta không đủ khả năng, hoặc người ta dành tâm huyết cho những việc khác.
Trịnh Xuân Thuận: Tôi cho rằng còn một lý do thứ ba nữa: người ta tự tạo cho mình một quan niệm triết học về thế giới, quan niệm này khác với thực tế. Tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân chính khiến khoa học không ra đời được ở Trung Quốc là quan điểm tổng thể chiếm ưu thế.ở đây; mỗi một bộ phận của Tự nhiên tương tác với từng bộ phận khác, tạo thành một tổng thể hài hòa. Quan điểm này không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tư tưởng theo đó Tự nhiên có thể được phân tách thành các bộ phận, và mỗi bộ phận được nghiên cứu độc lập với các bộ phận khác. Thế nhưng quan điểm này lại là nguyên lý cơ bản của phương pháp quy giân luận vốn là nền tảng của khoa học phương Tây và cho phép khoa học phương Tây phát triển. Nếu để hiểu một bộ phận nhỏ của vũ trụ mà lại phải lĩnh hội được cả cái tổng thể, thì khoa học không thể tiến bộ được. Tôi sẽ không thể làm công việc của nhà. vật lý thiên văn học, nếu để hiểu tại sao Trái đất quay quanh Mặt trời, tôi lại phải nghiên cứu quỹ đạo của tất cả các ngôi sao và các thiên hà trong vũ trụ. Để có sự tiến bộ trong vật lý thiên văn, tôi không cần cùng một lúc phải giải quyết tất cả các vấn đề của vũ trụ ?
Matthieu: Một ngạn ngữ Phật giáo nói: "Không thể phân tách một nhiệm vụ lớn, khó khăn hơn thành các nhiệm vụ nhỏ dễ dàng hơn". Điều này có nghĩa là: một quan điểm cơ bản của Phật giáo như sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng nhất thiết phải dẫn đến một cái nhìn tổng thể về hiện thực. Thế giới không phải là một tập hợp các sự vật tách rời, mà chúng kết hợp với nhau tạo thành một cỗ máy khổng lồ, như các bánh xe của một cái đồng hồ. Đó cũng là quan điểm của một số nhà vật lý học như Heisenberg, người đã từng viết: "Cần phải nhấn mạnh rằng nuôi hy vọng hiểu được tổng thể vũ trụ từ một bộ phận nhỏ của nó là một điều phi lý".
Trịnh Xuân Thuận: Thực tế, người Trung Quốc đã có lý. Khoa học hiện đại cho chúng ta biết rằng vũ trụ có những tính chất mang tính tổng thể, chúng tạo thành một thể thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, mặc dù tính tổng thể và các mối liên hệ khăng khít giữa các bộ phận của vũ trụ, nhưng phương pháp quy giân luận vẫn rất có hiệu quả. Chúng ta có thể hình dung một vũ trụ trong đó mỗi hiện tượng vật lý ở một nơi nhất định lại gắn kết chặt chẽ với tổng thể các hiện tượng tới mức có nghiên cứu nó cũng là vô ích và sẽ không thể phát biểu các định luật đơn giản, nếu chưa hiểu được toàn bộ vũ trụ. Sự hiểu biết về vũ trụ sẽ là vấn đề tất cả hoặc không là gì hết. Tuy nhiên, khoa học giúp chúng ta nắm bắt được các mẩu thông tin mà không cần phải hiểu biết toàn bộ kịch bản, giúp ta nghe được một vài nốt nhạc mà không cần phải cảm nhận được toàn bộ giai điệu. Phương pháp quy giản luận giúp chúng ta tiến bộ dần dần, giúp ta lắp ghép tìm mẩu một trong câu đố ghép hình mà không hề biết bức hình cuối cùng của nó.
Matthieu: Điều đó đúng nếu mục đích tìm kiếm của chúng ta là tích lũy tổng số thông tin về các hiện tượng quan sát được, và sau đó liên kết chúng lại với nhau để từ đó suy ra các quy luật cho phép dự báo hành trạng của chúng, mà không nhất thiết phải làm sáng tỏ bản chất thực của chúng. Nhưng nếu ta tự hỏi về bản chất của chính hiện thực, về cách thức tồn tại tối hậu của nó, thì việc xem
xét một nguyên tử hay toàn bộ vũ trụ cũng chẳng có gì khác nhau. Uống một giọt nước biển cho phép suy ra rằng toàn bộ nước biển là mặn. Trong Bốn trăm bài kệ, Aryadéva viết:
"Người thấy bân chất tối hậu của chỉ một sự vật Cũng sẽ thấy được bân chất của vạn vật. "
Như vậy phương pháp quy giản luận tương ứng với sự lựa chọn: lựa chọn tiến hành nghiên cứu thấu đáo các hiện tượng tự nhiên và sắp xếp chúng theo trật tự theo một quan điểm chắc chắn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và các thiên kiến siêu hình, chẳng hạn như giả định trước rằng các hiện tượng tồn tại tự thân. Khi làm như vậy, do bị chìm ngập trong những dữ liệu định tính cũng như định lượng, người ta dễ có nguy cơ quên mất phải đặt ra câu hỏi về cái cốt lõi của vạn vật và xem xét lại quan điểm "hiện thực" về thế giới.
Trịnh Xuân Thuận: Đúng thế, khi buộc phải tập trung vào các chi tiết, người ta có nguy cơ không thấy được sơ đồ tổng thể. Sự chuyên môn hóa thái quá cũng là một trong những xu hướng đáng tiếc trong khoa học hiện đại. Một nhà vật lý chỉ biết mọi thứ trong lĩnh vực nghiên cứu nhỏ bé của mình và hoàn toàn mù út về những lĩnh vực khác của vật lý. Thường xuyên xảy ra chuyện một số bài báo đề cập đến các nghiên cứu đòi hỏi nhiều năm làm việc cật lực nhưng lại chỉ có một số chuyên gia cùng ngành hiểu được. Tôi thấy thèm thời đại của Léonard de Vinci, Descartes hay Pascal, những người có thể nắm vững được một lượng lớn tri thức của thời đại mình.
Dẫu sao thì phương pháp quy giản luận đã giúp khoa học đạt được những tiến bộ kỳ diệu nhờ hai đặc tính chung của nó đối với nhau hệ thống vật lý : đó là tính tuyến tính và tính định xứ. Một hệ thống được gọi là tuyến tính khi mà cái toàn thể đúng bằng tổng số các bộ phận không hơn không kém. Trong một hệ thống như thế, tổng của các nguyên nhân sinh ra một tổng tương ứng của các kết quả. Như vậy, chỉ cần nghiên cứu một cách riêng rẽ hành trạng cá thể của các bộ phận, sau đó cọng chúng lại với nhau sẽ suy ra hành trạng của cái toàn thể. Chẳng hạn một sợi dây đàn hỏi sẽ dài ra một khoảng nhất định nếu anh kéo dãn nó bằng một lực nhất định. Nếu anh nhân đôi lực kéo thì độ dãn cũng sẽ tăng lên gấp đôi. Người ta nói rằng hành trạng của nó là tuyến tính bởi vì khi biểu diễn nó trên một mặt phẳng tọa độ, trong đó độ dãn của sợi dây là tơng độ và lực tác dụng là hoành độ, ta sẽ nhận được một đường thẳng. Cũng chính nhờ tính tuyến tính của âm thanh mà ta phân biệt được tiếng đàn violon với tiếng đàn piano khi ta nghe một bản concerto của Tchaikovski: các âm sắc hòa trộn với nhau mà không mất đi bản sắc của mình. Tương tự, tính tuyến tính của ánh sáng cho phép ta, vào giữa trưa, nhìn ánh sáng đỏ yếu ớt của đèn hiệu giao thông bị hòa lẫn trong ánh sáng chói chang của Mặt trời mà không bị nhấn chìm nghỉm trong đó.
Các kết quả kỳ diệu do phương pháp quy giản luận mang lại trong vật lý suốt ba thế kỉ gần đây xuất phát từ thực tế là một số các nhà vật lý thiên tài như Newtun đã biết cô lập các hiện tượng vật lý có một hành trạng tuyến tính. Các hiện tượng này có thể được phân tích và tìm hiểu trong tính tổng thể của nó xuất phát từ việc
nghiên cứu các bộ phận cấu thành của nó.
Matthieu: Như vậy, một lần nữa chúng ta lại quay về quan điểm cho rằng hiện thực được sinh ra từ một chuỗi các vật có tồn tại độc lập. Quan điểm này đã thống trị khoa học phương Tây cho tới tận khi cơ học lượng tử ra đời và vãn tiếp tục ngăn cản nhiều nhà khoa học từ bỏ quan điểm vật hóa các hiện tượng. Tuy nhiên, tính tuyến tính chỉ là một trường hợp cụ thể và không áp dụng được cho tất cả các hiện tượng.
Trịnh Xuân Thuận: Đúng thế. Nhưng thành công của vật lý quy giản luận to lớn tới mức, cho tới tận thế kỉ XIX, nó đã khiến người ta tin rằng thế giới chỉ gồm các hệ thống tuyến tính. Nhưng thực tế không phải như vậy: hầu như tất cả các hệ thống vật lý đều trở nên phi tuyến khi vượt qua một ngưỡng nào đấy. Nếu ta tiếp tục kéo sợi dây, nó sẽ không dài thêm ra nữa mà sẽ đứt. Trong cuộc sống hằng ngày cũng diễn ra nhiều tình huống phi tuyến. Điều chắc chắn là não không hoạt động theo kiểu tuyến tính. Lấy lại ví dụ về dàn nhạc giao hưởng, cảm giác thích thú nảy sinh trong ta khi nghe một dàn nhạc chơi một bản giao hưởng của Beethoven chắc chắn sẽ lớn hơn tổng số những thích thú mà ta cảm thấy khi thưởng thức tìm nhạc cụ riêng rẽ và sự thích thú khi nghe cả một giai điệu sẽ lớn
hơn là tổng các thích thú sinh ra từ những nết nhạc riêng rẽ. Trong một số hệ thống, khi các bộ phận riêng rẽ được kết hợp lại với nhau, thì cái gọi là các tính chất "đột khởi" sẽ xuất hiện, chúng làm cho cái toàn thể lớn hơn tổng số đơn thuần của các bộ phận.
Matthieu: Sức mạnh của một cộng đồng lớn hơn tổng các khả năng riêng rẽ của từng thành viên của cộng đồng ấy. Nhận định này được minh họa trong Phật giáo bằng một hình ảnh nôm na nhưng nói lên nhiều điều: người ta có cố công quét bụi bằng một trăm sợi rơm riêng rẽ thì cũng sẽ vô ích, công việc này sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều khi người ta kết hợp các sợi rơm này thành một cái chổi.
Như vậy tính tuyến tính của các hiện tượng chỉ là gần đúng. Có thể minh họa điều này bằng một trường hợp có đặc tính lý thuyết được áp dụng cho một "ý niệm" kiểu Platon về sợi dây đàn hỏi của ông. Sợi dây này bị lão hóa, các đặc tính của nó biến đổi từng giây. Độ dãn của nó không bao giờ tỷ lệ chính xác với lực kéo tăng dần. Theo Phật giáo, không có bất kỳ hệ thống nào thực sự là tuyến tính cả; điều đó kéo theo một quan điểm giả tạo về một thế giới, trong đó các lực hoàn toàn là không đổi được tác dụng bởi các thực thể bất biến. Thế nhưng không có bất kỳ một thực thể vĩnh hằng nào có thể tồn tại trong dòng các sự kiện phụ thuộc lẫn nhau và liên tục chuyển hóa được.
Trịnh Xuân Thuận: Đối với một nhà vật lý, sự lão hóa của một sợi dây đàn hồi (hay của mọi thứ khác) là không thể nhận thấy được ở thang thời gian mà trong đó diễn ra các phép đo. Do đó, việc mô tả sợi dây đàn hồi như là hệ tuyến tính vẫn là một phép gần đúng tuyệt vời
Còn đối với các hệ phi tuyến, chúng tương ứng với cái mà khoa học gọi là các hệ hỗn độn. Các hệ này (mà chúng ta đã đề cập tới nhiều lần) được phân biệt bởi một đặc tính rất quan trọng: những thay đổì trong các điều kiện ban đầu của chúng, dù là rất nhỏ, cũng gây ra những kết quả hoàn toàn khác với cái mà người ta chờ đợi từ một hệ thống tuyến tính. Sự nhạy cảm này lớn tới mức nó làm cho việc dự báo trạng thái cuối cùng của hệ trở nên không thể. Khi đó người ta nói rằng hệ thống đó là hỗn độn.
Đặc tính quan trọng thứ hai chung cho nhiều hệ thống vật lý là "tính định xứ”. Một hệ thống vật lý được coi là định xứ khi hành trạng của nó phụ thuộc chủ yếu vào các lực và những ảnh hưởng do môi trường ở trực tiếp quanh nó tác dụng.
Matthieu: Phải chăng đây vẫn là một tình huống thuần túy lý thuyết?
Trịnh Xuân Thuận: Không, người ta có thể cho rằng một tình huống là định xứ khi các lực và các ảnh hưởng đã biết có tầm tác dụng rất ngắn hoặc có cường độ rất yếu hoặc cả hai. Tất cả các hiện tượng vật lý trong Tự nhiên đều có thể được giải thích bằng tác dụng của bốn lực cơ bản: hai lực hạt nhân mạnh và yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn.
Trong quan điểm "hiện thực", quan điểm mà trong phép gần đúng đầu tiên cung cấp cho ta một khung hiểu các kết quả thực nghiệm (và theo đó, người ta coi các hạt như các thực thể tách biệt, thì lực hạt nhân mạnh tạo nên sự gắn kết của các hạt nhân nguyên tử. Nó là thứ keo kết dính các proton và nơ tron lại với nhau để tạo thành các hạt nhân, cũng như kết dính các quark để tạo thành chính các hạt này. Tầm tác dụng của lực này rất nhỏ: nó chỉ tác dụng ở thang hạt nhân nguyên tử, tức là khoảng một phần mười nghìn tỷ centimét.
Lực hạt nhân yếu là lực gây ra hiện tượng phóng xạ, tức là sự biến đổi của các hạt nhân nguyên tử tự phát mất đi một phần khối lượng của chúng bằng cách phát ra các hạt hoặc các bức xạ điện từ. Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân yếu còn nhỏ hơn nữa: nó chỉ bằng 1/10 phạm vi tác dụng của lực hạt nhân mạnh. Lực điện từ gắn kết các nguyên tử, phân tử và các chuỗi xoắn kép ADN. Phạm vi tác dụng của nó là những vật trong đời sống hằng ngày của chúng ta và chính nó tạo ra hình dạng của một cánh hoa hồng hay những đường cong tuyệt mỹ trên các bức tượng của Rodin (nhà điêu khắc nổì tiếng người Pháp - ND). Nó tạo cho vạn vật sự bền vững, ngăn không cho phép chúng ta đi xuyên qua tường hay dùng tay cắt ngang qua cuốn sách này. Cuối cùng là lực hấp dẫn giúp chúng ta đứng vững trên Trái đất, ngăn không để chúng ta lơ lửng trong không khí và làm cho chúng ta ngã khi vấp. Phạm vi ảnh hưởng của nó trải rộng trong toàn bộ vũ trụ. Chính nó tạo ra cấu trúc của vũ trụ. Nó làm cho các hành tinh quay quanh Mặt trời và gắn Mặt trời với hàng trăm tỷ mặt trời khác để tạo ra Thiên hà của chúng ta. Nó tập hợp hàng nghìn thiên hà thành đám thiên hà, và hàng chục đám thiên hà thành các siêu đám thiên hà.
Tầm tác dụng của lực điện từ và lực hấp dẫn về nguyên tắc là vô cùng, nhưng cường độ của lực điện từ giảm theo bình phương khoảng cách giữa hai điện tích và cường độ của lực hấp dẫn cũng giảm theo bình phương khoảng cách giữa hai khối lượng. Như vậy, ảnh hưởng của chúng ở một vị trí nhất định phụ thuộc vào môi trường định xứ ở gần nó, chứ không phải vào toàn bộ vũ trụ rộng lớn, vì các lực giữa hai điện tích hoặc hai khối lượng rất xa nhau gần như là bằng 0. Như vậy, một quả táo trong vườn rơi xuống đất chủ yếu là do tác dụng của lực hút Trái đất. Lực hút của Mặt trăng, Mặt trời và các thiên thể khác lên chuyển động của quả táo là rất nhỏ.
Matthieu: Đúng, nhưng không phải là nó không tồn tại. Không có một vật nào của vũ trụ lại chỉ chịu tác dụng của các lực định xứ. Xét về mặt bản thể luận thì đây là điều quan trọng bởi vì một vật tồn tại độc lập với phần còn lại của vũ trụ thì không thể có bất kỳ tương tác nào với các bộ phận khác của vũ trụ đó, và về một
phương diện nào đó, có thể không thuộc vào vũ trụ đó nữa, mà điều này chẳng khác gì nói rằng nó không tồn tại. Nếu nó tồn tại độc lập nó sẽ hoặc không có nguyên nhân, hoặc là nguyên nhân của chính bản thân nó, điều này là phi lý.
Trịnh Xuân Thuận: Chắc chắn là có những tác động không định xứ. Trong khi tranh luận về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính tổng thể của các hiện tượng, về hiện tượng EPR, con lắc Foucault và nguyên lý Mach, chúng ta đã thấy rằng ngoài các lực đã biết, trong vũ trụ còn có những tương tác huyền bí, nội tại và hiện diện ở khắp nơi, chúng không cần phải có sự tham gia của lực cũng như của sự trao đổi năng lượng, và vật lý vẫn chưa biết mô tả chúng như thế nào.
Quay trở lại với bốn lực đã biết: những tương tác với các vật thể ở xa thông qua các lực này chắc chắn là tồn tại, nhưng chúng yếu tới mức người ta có thể bỏ qua chúng khi tính toán. Người ta chỉ cần tính đến những tương tác với các vật thể ở lân cận: từ đó mới sinh ra thuật ngữ "tính định xứ”. Phép gần đúng này giúp cho việc nghiên cứu một số hiện tượng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, để tính quỹ đạo của các vệ tinh thăm dò, NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - ND) chỉ cần tính đến sự tác dụng của lực hấp dẫn của Mặt trời và 9 hành tinh quay quanh nó. Lực hấp dẫn của hàng trăm tỷ ngôi sao trong Thiên hà có thể bỏ qua. Vậy Phật giáo có thể nhận được một sự hiểu biết về vạn vật như thế nào mà không cần nhờ đến phương pháp quy giản luận? Phật giáo có cho rằng người ta không thể hiểu được một bộ phận nhỏ của Tự nhiên nếu không hiểu được tổng thể của nó không?
Mauhieu: Phật giáo không bác bỏ phương pháp quy giản luận, chẳng hạn khi Phật giáo phân tích các khía cạnh tinh tế nhất của các quy luật nhân quả. Nhưng cách tiếp cận cơ bản của Phật giáo lại có một bản chất khác: nó quan tâm nhiều hơn đến các hậu quả mà một quan niệm sai lầm về cách tồn tại của các hiện tượng có thể tác động đến sự tồn tại của chúng ta thông qua hạnh phúc và đau khổ. Theo ý nghĩa này, Phật giáo quan ngại về phương pháp vật hóa hơn là phương pháp quy giản luận như nó vốn có. Vật hóa các hiện tượng, như chúng ta đã nói, là gán cho các đặc tính và tính chất của chúng như vẫn được lương tri chúng ta chấp nhận, một sự tồn tại độc lập. Quá trình này cũng dẫn đến việc biến ý thức thành một vật cụ thể và làm phân mảnh thế giới của chúng ta. Đó là điều mà hầu hết những người bình thường vẫn làm mà không ý thức được.
Đó cũng là thái độ thống trị trong khoa học, bất chấp thực tế là phương pháp nghiên cứu này không còn phù hợp với các phát kiến mới đây của chính bản thân khoa học nữa. Sự khác biệt này buộc nhiều nhà khoa học phải lao và các trò nhào lộn không có hôi kết để dung hòa các kết quả của cơ học lượng tử với quan niệm vững chắc của họ về thế giới vĩ mô.
Như vậy Phật giáo muốn ưu tiên cho việc nắm bắt tính phi thực của các hiện tượng và việc tích hợp sự hiểu biết này vào kinh nghiệm sống của chúng ta, hơn là mô tả vô số các tính chất bề ngoài của chúng. Đúng là Phật giáo bắt đầu bằng việc tìm cách hiểu cái toàn thể - sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng và sự không có sự tồn tại độc lập của chúng - sau đó, xây dựng sự phân tích dựa trên khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau của mối quan hệ nhân quả và của các cơ chế hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, con đường trung dung mà Phật giáo chấp nhận bằng cách phủ định đồng thời cả hư vô lẫn hiện thực cho phép giải quyết khá dễ dàng rất nhiều nghịch lý mà các nhà khoa học đã vấp phải.