Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa »» Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa »»

Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa
»» Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa

Donate

(Lượt xem: 20.629)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa

Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa - Bửu Sơn Kỳ Hương huyền nghĩa

Font chữ:


Người đọc: Trường Tân

Lời tựa

Tự Tánh Tự Độ

Bửu Sơn Kỳ Hương đã có mặt trên đất nước Việt Nam hơn một thế kỷ, giáo lý ngày nay vẫn còn được lưu giữ trên giấy mực, trong lòng người, giữa núi rừng, đền tháp thiêng liêng.
Ngoài phần thi kệ và những câu chuyện sống động, thần bí xảy ra vào thời các vị giáo chủ còn tại thế được ghi chép, lưu truyền; bốn quyển Khuyên Người Đời Tu Niệm, Kệ Dân, Sám Giảng, và Giác Mê Tâm Kệ của Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1939 -1947) là giáo lý phổ thông hiện nay trên đất Việt, đặc biệt đối với miền Nam nước Việt nam.
Con đường hoằng hóa của chư Phật qua nhiều giai đoạn, nội dung giáo lý cũng tùy thuận căn tánh chúng sinh nên có cõi nước vị giáo chủ chỉ dạy giáo pháp Đại thừa cho hàng Bồ tát, có cõi dạy thập thiện, có cõi dạy nhân thừa, thiên thừa v.v… gọi là chánh giáo và quyền giáo.
Quyền giáo là giáo lý phương tiện, sử dụng tạm thời tùy thuận theo căn cơ chưa đến được chỗ sâu sắc của đa số thính chúng. Pháp phương tiện này cuối cùng sẽ bị vượt qua để đi đến cái thấy chân thật là chánh giáo. Vì vậy, thời Đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa là lúc phá quyền hiển chánh. Đức Phật dạy rõ vì sao Ngài phải tạm dùng pháp phương tiện để hướng dẫn trí tuệ chúng sinh:

“Trí hèn kém biết đâu là bể khổ
Nếu Như Lai dùng trí tuệ, thần thông
Tán dương và khen ngợi pháp thậm thâm
Mười trí lực cùng bốn vô sở úy
Tâm chúng sinh biết đâu là Phật trí
Bởi trong vòng bức não của thế gian
Ta như người có sức mạnh vạn năng
Chẳng dùng được, phải tìm lời khuyến dỗ”.
(Phẩm Thí Dụ)

Chánh giáo là pháp viên mãn dạy chúng sinh thành Phật, chỉ cho Nhất Thừa tức Phật thừa:

“Hai thừa còn không có, huống chi ba,
Chín tạng pháp vì chúng sinh tạm nói.”
(Phẩm Phương Tiện)

Như vậy, trong toàn bộ giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương, còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, thì dòng kệ nào là quyền giáo, dòng kệ nào là chánh giáo?
Chúng ta thấy năm 1939, tại miền Nam nước Việt Nam, Đức Huỳnh Giáo chủ viết rõ trong Giác Mê Tâm Kệ, và rải rác trong ba tập sấm giảng khác:
“Trong sấm giảng nếu ai không hiểu
Tâm kệ này Ta chỉ nẻo đường”.

Và:
“Coi Tâm Kệ làm theo mới trúng”.

“Kệ này” hoặc “Tâm kệ” chỉ cho Giác Mê Tâm Kệ. Vì sao Ngài lại dạy rằng nếu có ai đã học ba tập Khuyên người đời tu niệm, Kệ dân, và Sám giảng mà vẫn không hiểu cái Ngài muốn họ hiểu thì hãy tìm những giáo lý trong quyển Giác Mê Tâm Kệ? Chúng ta mở ra liền thấy nhiều đoạn trong Giác Mê Tâm Kệ dạy về Tâm:

“Tâm sáng suốt như đài nguyệt kiến,
Tánh trong như nước biếc mùa thu”.
“Vô pháp tướng mới là thật tướng”.

Đức Huỳnh giáo chủ lại khuyên tín chúng:
“Huyền cơ đạo hạnh hãy gắng tầm
Đời cùng tiên Phật dụng nhân tâm”.
“Cảnh Niết Bàn là nơi cứu cánh”.
“Nay gặp gốc phải mau tìm gốc.”
Gốc này chính là nguồn tâm vậy.

Trong Giác Mê Tâm Kệ, Đức giáo chủ cũng xác định chỗ đứng của pháp phương tiện, mặc dù pháp phương tiện là một pháp cần thiết, nhưng sự cần thiết này chỉ có ý nghĩa tạm thời, đóng vai trò làm bậc thang đưa bước:

“Tạo làm chi những trung với hiếu!
Ấy là người bổn phận phải trau”.

Chư Phật luôn nói lời chân thật nên dù là pháp phương tiện, chánh báo và y báo đều thành tựu như kết quả của việc tu hành.
Kinh Pháp Hoa được nhìn là quyển kinh thuyết về Nhất Thừa Viên Giáo, chỉ rõ Phật tức Tâm. Trí Giả Đại Sư (538-597) dùng kinh này như quyển kinh nòng cốt cho Thiên Thai Tông, đại sư thuyết ý nghĩa thâm sâu trong kinh, môn đồ ghi lại thành một trong ba quyển luận quan trọng của tông phái, lấy tựa đề là Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Vì vậy, người đời sau còn gọi là Thiên Thai Tông là Pháp Hoa Tông.
Khi Đức Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa thì năm ngàn người trong thính chúng tự ý bỏ đi ra khỏi pháp hội.
Vì muốn nương kinh để giải kinh, nương trí để thấy trí, tôi xin vẽ ra đồ biểu dưới đây, gọi tên là “Bảng đối chiếu Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương Huyền Nghĩa” để trình bày sự tương quan giữa hai đường lối hoằng pháp của Đức Phật Thích Ca và Đức Huỳnh Giáo Chủ, tức Bửu Sơn Kỳ Hương.
Sau cùng, hai mặt giáo lý và thực hành được trình bày song song, áp dụng trực tiếp vào sinh hoạt hằng ngày của hành giả. Những câu kệ dùng văn tự đơn sơ (Kệ Dân, “Giả quê dốt khuyên người tỉnh ngộ” ,) trong bốn tập sách này, nhắm vào đa số quần chúng là cư sĩ tại gia, thực sự chứa đựng kho tàng pháp bảo. Nội dung giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như Phật giáo Hòa Hão hoàn toàn trung thực với Phật pháp, cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa, là ngọn đuốc được chư Phật Tổ thắp sáng xưa nay trên toàn thế giới, không khác gì với nội dung những bộ kinh luận đồ sộ của chư Phật và chư Tổ. Đường lối giảng dạy cũng không khác. Tánh Không, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Tứ Tất Đàn, Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Lục Độ, pháp môn niệm Phật, minh tâm kiến tánh, tự độ, độ tha cho đến những tam muội thâm sâu như Niệm Phật Tam Muội, Phổ Hiện Sắc Thân Tam Muội . Nhẫn nhục ba la mật trong Giác Mê Tâm Kệ đi qua lăng kính của một tác phẩm thâm thúy là Vô Tránh Tam Muội của vị Tổ thứ ba Thiên Thai Tông là tôn giả Nam Nhạc Tuệ Tư (tôn sư của người sáng lập nên Thiên Thai Tông là Trí Giả Đại Sư). Pháp môn đốn giác của Lục Tổ Tuệ Năng cũng được nói đến trong tập Giác Mê Tâm Kệ. Tôi chứng minh những điều trên trong từng con số chú giải theo với mỗi câu kệ.
Không có chánh giáo thì không có Phật ra đời. Không có Phật ra đời thì không có chánh giáo. Nói cách khác, chánh giáo là giáo lý dạy chúng sinh biết mình vốn có Phật tánh, trực nhận Phật tánh này, cởi bỏ lớp áo nhuốm bụi đời bên ngoài để lộ nguyên chân tánh. Giáo pháp thậm thâm vi diệu phải là chánh giáo, đó cũng là bản hoài của chư Phật vì đại sự nhân duyên mà ứng hiện cõi này, khai tri kiến Phật vốn sẳn có nơi mỗi mỗi chúng sinh. “Người ngộ được tự tánh, tiến tu theo tự tánh mới gọi là chân tu”, ngoài ra thì là duyên tu.
Vì vậy mà nói rằng tự tánh tự độ.

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Núi Bắc, tháng 5, 2015

Bảng đối chiếu
Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương Huyền Nghĩa

Về đường hướng Hóa Đạo:
Thứ nhất, chỉ cái Khổ trong ba cõi:
Kinh Pháp Hoa thuyết về Nhà lửa, cùng tử (trong Phẩm Thí Dụ, Tín Giải).
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Hạ ngươn, chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo.

Thứ hai, đối với Pháp môn phương tiện (Quyền giáo):
Kinh Pháp Hoa thuyết về Nhị thừa (Phẩm Phương Tiện) .
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Nhân địa,Tứ ân hiếu nghĩa.

Thứ ba, với Chánh báo từ Quyền giáo:
Kinh Pháp Hoa thuyết về Thanh văn, Duyên giác
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Thiện nhân

Thứ tư, với Y báo từ Quyền giáo:
Kinh Pháp Hoa thuyết về thành quách Phật hóa ra (Phẩm Hóa Thành Dụ).
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Đền vàng, điện ngọc.

Thứ năm, với Pháp môn liễu nghĩa (Chánh giáo):
Kinh Pháp Hoa thuyết về Nhất thừa, chỉ Phật tri kiến (Toàn kinh).
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Phật tâm.

Thứ sáu, về Chánh báo & y báo từ Chánh giáo:
Kinh Pháp Hoa thuyết về Phật quả.
Bửu Sơn Kỳ Hương thuyết về Thượng ngươn thánh đức.

BỬU SƠN KỲ HƯƠNG HUYỀN NGHĨA

Bửu châu công luyện non Tần
Hồ giang, sơn thủy, dạy dân sá gì
Chờ cơ thiên định đúng kỳ
Hương trầm ban thưởng kẻ vì ân sâu.
Pháp qua lại tựa bửu châu
Tìm người hạnh Phật một màu núi xanh
Kỳ nhân tâm đạo viên minh
Đâu màng nối nến, thay bình tàn hương.
Bửu châu ẩn tích quan trường
Sơn đài lộ vẻ tỏ tường huyền vi
Mượn thơ tuôn pháp diệu kỳ
Cây trầm tỏa áng hương bay thâm huyền.
Bửu ngọc sơn trung kỳ hương chí
Hương xuất Trình sanh tạo nghiệp yên.
Quả nhân đà kết hợp mối thiên duyên
Phật và Tổ ứng thân miền Nam địa
Ngao ngán nhẻ ngắm muôn hồng, nghìn tía
Ngẩn ngơ lòng nhìn bể khổ lênh đênh
Trước Phật đài lập nguyện cứu chúng sinh
Lời huyền nhiệm biết ai người tri kỷ?
Núi Linh Thứu, niêm hoa truyền tâm ý
Dòng Tiền giang, chèo trúc lướt mạn thuyền
Chiếc ngọc bào để lại bến Ni Liên
Manh khố vãi quấn thân bao đông, hạ.
Phật tại tâm ai người tin mới lạ
Tình đời theo chuông mõ với áo khăn
Muốn chẳng vắn dài: “Phật nọ tức tâm”
Người nghe nói chẳng ai buồn lưu ý.
Nhớ tích xưa khi Phật thành quả vị
Kinh Hoa Nghiêm lời Phật thuyết đầu tiên
Ý thâm huyền không cảm được nhân, thiên
Vườn Lộc Uyển, đành dùng lời phương tiện.
Phải chờ đến Pháp Hoa khai tri kiến
Trí cao siêu vi diệu khó nghĩ bàn
Bậc nhị thừa, Duyên Giác hoặc Thanh Văn
Chỗ chứng ngộ đều không đồng chư Phật
Một pháp giới - tánh tướng đồng Như Thật
Tâm nhất như nên cảnh cũng không hai
Nhân và duyên, thể, tác, dụng không ngoài
Một thật tướng - trước sau là Như Vậy.
Các trời, người, chúng sinh hằng thế giới
Không một ai lường được trí Như Lai
Không ngôn từ, tướng mạo để chỉ bày
Chỉ tâm Phật mới tỏ tường trí Phật.
Đến đất Nam, gẫm việc như ngày trước
Vì thương đời trí nông cạn, thô sơ
Dùng ngôn từ, thân trải nắng, chan mưa
Mang trí Phật hòa phàm tâm sanh chúng .
Đạo vô thượng, vĩnh hằng, Ta rao khắp
Chẳng ham chi tài vật của thế gian
Nói ít thì dân chẳng hiểu, khó làm
Giảng nhiều lẽ, chúng than rằng khó nhớ.
Lý vi diệu âm thầm mà hóa độ
Muôn pháp môn không một pháp ngoài tâm.
Pháp Đại thừa cứu thoát chốn trầm luân
Thuyền bát nhã xuôi dòng sang bến giác.
Bởi vọng dục khiến thế gian mê hoặc
Đắm chìm trong ba cõi chịu lầm than
Biết đâu là cõi tịnh nguyện sinh thân
Khi tu tập lại rơi vào văn tự.
Chân tánh sẳn trong thân nam, thân nữ
Tham sân và Phật tánh vốn không hai
Bởi quên đi nên mới phải nói “khai”
Nếu chẳng có, thì làm sao mở lấy.
Lại thêm kẻ thuyết giảng điều tà mị
Tự trói mình trong quyển sách mình ưa
Tự luận bàn, lớn tiếng để tranh đua
Cái học được lại trở thành chướng ngại.
Theo tự tánh tu trì là xứng tánh
Sáu căn đà thuần tịnh lúc sinh thân
Nhiễm sắc, thanh, hương, vị cõi phù vân
Căn, trần, thức tùy trí sinh phàm, thánh.
Tướng đi đứng ngồi nằm, ăn và nói
Mỗi mỗi nên là tướng bậc thiện nhân
Lục ba la mật theo với lục căn
Tâm từ quán chúng sinh như con đỏ.
Không ngã, không nhân, chẳng không, chẳng có
Bước bước khoan thai, tâm ý khoan thai
Không kinh động rộn ràng, phiền toái một ai
Vô úy thí đang theo từng nhịp bước!.
Thân tâm khinh an, như bóng in hồ nước
Không tự hào đang hành hạnh khinh an
Người thấy oai nghi phát khởi thiện tâm
Không não hại chúng sinh là trì giới.
Không mừng rỡ khi gặp điều thuận lợi
Không oán than khi đối cảnh khó khăn
Đây gọi là nhẫn nhục trước thế trần
Các việc khác cũng đều là như vậy.
Thân tâm an tịnh được thì phát tuệ
Tứ Tất Đàn, Phật dạy pháp trợ duyên
Tập từ bi đối trị tánh dữ hung
Tập hiền đức, diệt đi lòng tật đố.
Như huyễn hóa, như trăng in suối đổ
Đưa thân vào đường dữ phải trôi lăn
Vui trong rừng tà kiến chấp có, không
Cười nghiêng ngả giữa tiệc hồng chan máu
Hai hàm răng nhai tan tành phước báu
Bòn mót trăm đời bỗng chốc tiêu tan
Chẳng nhận ra chân tánh giữa trần gian
Cam lòng nhận lấy thân người cùng tử.
Nên kinh nói:
Mắt do cha mẹ sinh vốn thanh tịnh”
Không ô nhiễm tức tâm hằng như thị
Biết nơi mắt này thực tánh nhãn căn
Không loạn, không định, không hợp, không tan
Tánh nhãn giới hằng như nhiên rỗng lặng
Do không theo sắc nên không lưu động
Tánh thiên chân bất động có đâu sinh
Không sinh thì không diệt hẳn phân minh
Diệt nên tận, không diệt thì không tận.
Không nắm giữ đến đi, là mắt Phật
Vốn trang nghiêm vô lậu tánh ngũ căn
Tự nhận phận hèn, gánh rác, đổ phân
Lại lầm tưởng năm căn không chân thật.
Có hay đâu mắt này là mắt Phật
Mắt chân như, thấy biết tựa lưu ly
Mắt vô biên, cửa pháp bất tư nghì
Là tánh thấy trang nghiêm không tăng giảm.
Vốn biết thân Như Lai không loạn tạp
Thì thân tôi há nào có nhiễm ô
Chính thân này tánh chẳng khác hư vô
Đồng chân tánh tức thân đồng thân Phật
Pháp môn bất nhị, sáu căn chân thật
Tánh sáu căn bất động chẳng phân ly
Ngã pháp đồng một pháp, bất tư nghì
Ngã là đạo, pháp đồng thời là đạo
Ngay nơi ngã pháp thấy liền tâm đạo
Đạo tự nhiên, ngã pháp cũng tự nhiên
Bỗng dưng kiếm tìm, quên mất bổn nguyên
Đường trắc trở lại càng xa vạn dặm!.
Muôn pháp tịnh cũng đồng như ngã tịnh
Tức chân như trong ngã pháp không hai
Nói là trong bởi kẻ chấp có ngoài
Che kín mặt, soi gương càng mờ mịt .
Muốn thấy Như Lai, tìm trong ngũ nghịch
Tâm đại từ, thân hiện tướng trang nghiêm
Lực dụng thâm diệu nơi tướng chúng sinh
Biết tự tánh, vô công mà tự độ.
Phá sắc tướng gặp lại người Thượng Cổ
Cớ sao trên não dục dụng công phu
Bởi tự khinh mình, cam tâm làm kẻ lãng du
Tánh vô nhiễm lại mong cầu đối trị
Phật thuyết vô số pháp, riêng một vị
Chúng sinh phải đâu là vọng dục, não phiền
Lại ra công trừ diệt những đão điên
Không dừng lại trên đôi chân thần lực.
Nghiệp duyên hiện tướng nhưng nào có thực
Vô minh kia khéo ràng buộc đẩy đưa
Như mây đen chờ trút một màn mưa
Sau cơn bão vầng đông hồng nắng mới.
Như hư không chẳng khiến minh sinh khởi
Cũng chẳng diệt vô minh, thể tánh đồng
Tướng của tâm như tướng của hư không
Tâm vô tướng, như hư không vô tướng
Lìa tướng của tâm tức lìa trói buộc
Tâm không sinh tâm nên bất động như nhiên
Tâm không sinh tâm nên chẳng thấy chúng sinh
Cũng chẳng thấy Niết Bàn và giải thoát.
Nơi tự tánh là Niết Bàn, là Phật
Há ngoài tâm lại cầu Phật đó đây
Không sở, không năng, không đắc, không ly
Nên kinh nói: Chẳng phải cầu diệt độ.
Chánh, liễu, duyên nhân tức Trung, Không, Giả
Tâm chúng sinh là Phật, chẳng tu thành
Như sen thơm, hoa và quả đồng hành
Hạt ẩn kín trong hoa nên khó thấy
Bồ Tát Pháp Hoa cũng là như vậy
Không theo đường phương tiện thấy Như Lai
Biết tam quyền, nhất thật, vị đề hồ
Thuyết Viên giáo, không đi qua thứ bậc .
Cũng từ sáu căn, sáu thức, là chúng sinh, là Phật
Bởi đuổi theo trần, trí tuệ hóa trần lao.
Nếu biết rằng,
Căn thức kia thần biến mặc ra vào
Tùy tâm niệm ứng thân trong chín cõi.
Bởi lấy ba nghiệp mong rời bể khổ
Vì mong cầu nên năng sở chẳng viên dung
Ngọc châu kia lầm đá sỏi dững dưng
Trí vi diệu dập vùi trong bể thức
Biết dùng trí, ngũ căn là ngũ lực
Chuyển mê si thấy thật tướng pháp thân
Là nhục thân ứng hiện cõi trầm luân
Làm lợi ích cho muôn người, muôn vật.
Băng trong nước, lọ sành rơi trên đất
Ứng, pháp thân qua lại chẳng ly khai
Vốn từ tâm ứng hiện ngự liên đài
Tâm tức Phật, tức chúng sinh, không khác
Ý dong ruỗi chín tầng mây phiêu bạc
Vọng thức cầu quả Phật tận đâu đâu
Hết nghiệp này lại đợi đến duyên sau
Tánh là Phật lại mang tâm cầu Phật.
Với Pháp Hoa, Trung Đạo là thật tướng
Thật tướng Không, Giả tướng hiện mười phương
Vị đề hồ không tự nhận đãm đương
Nên Phật thuyết tất đàn làm đối trị
Ngu si chuyển khác hình từ đại trí
Không biết dùng, lầm trí với ngu si
Thiền định kia oán hận đổi mặt mày
Giới định tuệ, tham sân si, một gốc.
Mười pháp giới xuất thần thì nhảy vọt
Tánh chúng sinh và tánh Phật không hai
Sáu trượng phu khoác áo kẻ tôi đòi
Do cảnh chuyển lục căn thành lục tặc
Phiền não, Bồ đề, một cánh tay co duỗi
Tướng là hai nhưng tánh chẳng là hai
Tùy nghiệp duyên mang vóc dáng muôn loài
Như thay áo, thân hình kia chẳng đổi.
Tánh như hư không, tướng ra vào các cõi
Chân Không và Diệu Hữu hẳn dung thông
Nói là Không, thì: “Vâng, đó là Không.”
Nói là Có, cũng thưa rằng: “Là Có.”
Vô tranh do bởi phi không, phi hữu
Vòng viên dung nhân ngã một bản nguyên
Áo gấm xanh mượn mặc thuận theo duyên
Phàm chứng thánh mặt mày không đổi khác.
Đồng chân tánh, phàm phu và chư Phật
Đất Như Lai, một bước tức qua bờ
Thứ bậc kia, phương tiện kẻ sơ cơ
Đường tiến thoái hẳn chờ đôi chân mỏi.
Trông lên đất thánh trăm duyên, nghìn cõi
Ngọc mang theo trong áo bẩn bụi đời
Không thấy châu vì mãi giũ bụi thôi
Lòng bận bịu, chỉ lo khăn, nhớ áo .
Không thấy tánh, trải công trừ phiền não
Khác chi đèn trước gió dễ nghiêng chao
Tháng rồi năm, mong đến được đầu sào
Một nhảy vọt hay thân rơi hố thẳm.
Vượt phương tiện, thân đồng thân chư Phật
Như hư không nào chấp gái hay trai
Nếu nữ thân chẳng được ngự liên đài
Thì nam tử cũng chẳng thành Phật, Tổ.


Xin lưu ý: Phần ghi âm ở đây không có phần chú giải gồm có 146 dẫn chứng. Phần này đã được thuvienhoasen.org đăng tải. Xin mời quý vị vào xem tại trang web này.
Quý vị cũng có thể xem bản PDF với đầy đủ phần chú giải tại đây.

« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Chuyển họa thành phúc


San sẻ yêu thương


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.84.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...