Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bhutan có gì lạ »» Lời vào sách »»

Bhutan có gì lạ
»» Lời vào sách

Donate

(Lượt xem: 2.723)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bhutan có gì lạ - Lời vào sách

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001, nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chấp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 này trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ, nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu này nữa.

Về thời tiết tôi hay để ý, cho nên mỗi lần làm việc gì cũng hay xem bầu trời có quang đãng không, hoặc giả hôm ấy là ngày gì, không phải để lấy hên mà chính là để cho lòng mình thanh thản, nhất là khi làm những việc trọng đại. Nhớ khi còn ở Nhật, mỗi ngày khi thức dậy, chào hỏi nhau trong chùa không phải bằng lời chào buổi sáng trước, hay mạnh giỏi không, mà vị sư trụ trì thường hay mở đầu bằng câu: Kyo wa ii tenki desu ne! (Hôm nay trời đẹp quá nhỉ!) tự nhiên thấy lòng mình có liên hệ với thiên nhiên.

Dĩ nhiên, mỗi dân tộc có một cách riêng của mình khi diễn tả về cái đói khổ, cái hạnh phúc, cái tủi nhục v.v... nhưng tựu chung cũng chỉ là con người với cảnh giới chung quanh vậy.

Ngày còn trẻ ai cũng nghĩ rằng mình còn có nhiều thì giờ để làm mọi chuyện, nên đã lãng phí thời giờ một cách vô ích. Chờ cho đến lớn khôn và già đi, lúc ấy mới bắt đầu, thì ôi thôi, đủ loại ràng buộc lại kéo đến. Nào bịnh đau đầu, đau lưng, nhức mỏi, hoặc bị trói buộc vào giờ giấc của công sở, của gia đình, vợ con và đủ mọi thứ trên đời. Bởi vậy cho nên Thiền Tông thường dạy người chỉ nên nắm bắt hiện tại mà thôi. Vả lại hiện tại cũng chẳng có hình tướng. Do vậy khi quan sát và thực hiện việc làm hằng ngày của mình, chính là Thiền vậy.

Rồi một hôm nào đó chúng ta bỗng nhiên nhận được tin buồn từ bác sĩ cho hay rằng ông (hay bà) không còn hy vọng gì nữa. Vì lẽ bệnh ung thư đã đến thời kỳ thứ ba rồi. Lúc ấy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có còn kế hoạch cho 5 năm hay 10 năm nữa chăng? Hay lúc ấy chúng ta lại than thân trách phận? Hoặc giả chúng ta lo chia gia tài cho con cháu? Hay chúng ta lo thực hiện những chuyến ngao du sơn thủy? Hay cố gắng tận hưởng những gì ở đời mà ta chưa được hưởng? Ôi thôi! Biết bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra, nhưng ai là kẻ trả lời được đây, không phải là mình sao? Hay có một nhân vật nào có quyền năng biến hóa để giúp ta thành công trong những trách nhiệm và bổn phận ấy?

Không! Nhất định là không! Không ai có thể thay thế mình cả, ngoại trừ chính mình phải chịu trách nhiệm với mình. Vì con người là bản thể của vạn hữu mà! Do vậy không nên chờ đợi một điều gì mà hãy bắt tay vào việc ngay. Hãy hạ thủ công phu ngay từ bây giờ cho việc học, việc tu niệm, việc lễ bái. Hết thảy mọi việc trong ngày như việc nhà, việc chợ, việc nghĩa ân, việc phải, việc không v.v... không có việc nào chờ ta cả. Do vậy chúng ta chẳng thể chờ ai, vì thời gian vô tình lắm, không loại trừ một ai cả. Dầu cho đó là đấng Phạm Thiên hay Chuyển Luân Thánh Vương. Hãy trân quý thời gian và hãy làm những gì có thể làm được.

Vì ý niệm được sự vô thường như thế, cho nên tôi đã sắp đặt việc của chính mình. Kể từ năm 1974 đến nay (2001) có nghĩa là 27 năm ở tại Nhật và Đức, tôi đã hoàn thành được 31 tác phẩm, kể luôn tác phẩm này nữa là thứ 32. Không kể thời gian từ năm 1972 tôi đã bắt đầu ở Nhật, nếu tính chung lại gần 30 năm ở ngoại quốc, tôi đã hoàn thành 32 tác phẩm. Như vậy cứ trung bình mỗi năm một tác phẩm.

Văn tôi không hay, chữ tôi không tốt, ý tôi không thâm trầm, nhưng tôi chủ trương rằng nghĩ sao viết vậy. Đó là cách cấu tạo tư duy của mình, nên tôi đã cố gắng. Dầu cho những tác phẩm ấy không có giá trị nghệ thuật hay giá trị văn chương đi nữa, thì những gì tôi đã làm cũng đánh dấu được một chặng đường 30 năm, có nghĩa là hơn một thế hệ, tôi đã miệt mài với sách đèn, với công phu kinh kệ vậy.

Tác phẩm thứ 30 có nhan đề là Kinh Đại Bi. Kinh này tôi đã dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán sang tiếng Việt và Thầy Hạnh Tấn đang dịch sang tiếng Đức để ấn hành trong năm 2001 này.

Tác phẩm thứ 31 có tên là Phật Thuyết Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh. Kinh này cũng được dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt và sẽ ấn hành nay mai.

Riêng tác phẩm thứ 32 này, tôi viết về chuyến đi Bhutan từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2001, để giới thiệu cho quý độc giả một quê hương Phật Giáo tại Á Châu mà rất nhiều người chưa biết đến.

Sau khi đi Ấn Độ về lần đầu, năm 1989, tôi đã viết quyển Lòng Từ Đức Phật để giới thiệu về 4 Thánh Địa, nơi Đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Thuyết pháp lần đầu tiên và thị hiện Niết-bàn. Ai xem xong rồi cũng sợ, ít dám đi Ấn. Vì lúc ấy phương tiện di chuyển và chỗ ăn ở còn tương đối giới hạn, nhưng sau này có nhiều Thầy, Cô tổ chức những chuyến hành hương có quy củ hơn và được nhiều người ưa thích.

Tiếp theo tôi viết quyển Giữa Chốn Cung Vàng để giới thiệu về Phật Giáo Tích Lan. Đặc biệt về nơi thờ răng Phật tại Kandy, cố đô của Tích Lan, và địa danh thứ 2 là Anuradhapuda, là nơi Shangamita, Công chúa con vua A Dục và cũng là Ni Cô, đã mang một nhánh của cây Bồ Đề từ Ấn Độ sang Tích Lan trồng vào thế kỷ 3 trước Tây lịch. Cây ấy vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay.

Những năm sau đó, tôi có dịp đi Trung Quốc 2 lần. Sau khi đi lần thứ nhất về, tôi viết quyển Theo Dấu Chân Xưa và lần thứ 2 viết quyển Vọng Cố Nhân Lầu. Cả hai quyển này giới thiệu về Tứ Đại Danh Sơn của Trung Quốc, về những nơi thị hiện của Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền cũng như những thắng cảnh khác của Trung Quốc.

Đến năm nay, 2001, tôi đã có dịp hành hương sang Bhutan, nên cố gắng viết tác phẩm này để giới thiệu với quý độc giả xa gần về một xứ khó đến mà cũng rất khó về. Khi bắt đầu viết, tôi chưa biết tác phẩm này lấy nhan đề là gì. Có lẽ nên lấy tên: Bhutan, Khó Đến Khó Về. Hoặc giả: Nụ cười Hoàng Hậu hay là gì gì nữa... Có lẽ cuối cùng sẽ chọn được một cái tựa.

Như thế là 5 tác phẩm giới thiệu về 4 xứ đặc biệt. Ngoài ra, tác phẩm Đường Không Biên Giới của chúng tôi cũng đã giới thiệu tổng quát về các châu lục như: Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi.

Có lần Hạnh Hảo, người đệ tử Đức của tôi, bảo rằng: Sư phụ ở Đức đã 24 năm rồi mà chưa có một tác phẩm nào viết về nước Đức và người Đức cả. Trong khi đó Sư phụ đi Bhutan chỉ có một tuần mà đã có một tác phẩm rồi.

Tôi trả lời kiểu nói gượng với Hạnh Hảo là: Đã ở Đức rồi thì còn viết về nước Đức làm gì nữa. Nhưng thật ra trả lời như thế cho có trả lời mà thôi. Lẽ ra tôi phải có một đại tác phẩm về nước Đức mới đúng, nhưng những lúc ở, ăn, làm việc, tu học ở xứ này lâu rồi, mình chẳng để ý đến nữa. Phải chăng đây là lỗi của tôi, hay mọi người cũng thế? Phần tôi, tôi nghĩ rằng tất cả 32 tác phẩm này hay trong tương lai còn nhiều tác phẩm khác tôi sẽ viết nữa cũng chính là đại tác phẩm tôi viết về nước Đức vậy. Vì nơi này đã cưu mang và đùm bọc tôi trong suốt mấy chục năm qua. Cảm ơn nước Đức và cảm ơn nhân dân Đức rất nhiều.

Viết sách không khó. Vì đọc nhiều sách là có thể viết sách được. Cái khó ở đây là làm sao khi người khác đọc sách của mình có thâu thập được phần nào những lý giải và những chỗ thẳm sâu mà tác giả muốn gởi đến người đọc hay không? Đó mới là vấn đề chính. Ngoài ra cũng còn những phương diện khác nữa, chứ không phải chỉ đơn thuần có vậy. Nhưng riêng tôi cũng như người xưa đã nói: “Tôi thích bán những gì người ta thích mua, chứ tôi không bán những gì mà tôi thích bán.” Cũng như thế ấy, tôi sẽ cho những gì người khác thích nhận chứ không phải những gì mà tôi thích cho. Tôi xem mọi người, chúng sanh là đối tượng, chứ tuyệt nhiên tôi không phải là đối tượng của chúng sanh. Vì tôi chẳng là gì cả. Một Như Điển này cũng chỉ là cỏ đá mà thôi. Tôi muốn thể hiện lòng từ bi, nên cố gắng xem mọi người và mọi loài có giá trị cao cả hơn mình nhiều. Có như thế tôi mới là hóa thân của đất và nước được.

Rồi đây tứ đại này của tôi cũng sẽ ra tro bụi. Có thể là ngày mai, hay 5, 10 năm nữa. Mà cũng có thể lâu hơn 20 năm sau, nhưng sau đó là gì? Là cỏ xanh, là bia trắng. Còn ai nhắc đến mình, hay mình cũng chỉ là một chúng sanh âm thầm như bao chúng sanh khác? Có thể là như thế. Vì tương lai nhân loại trên hành tinh này không dừng lại ở con số 6 tỷ người như hiện tại, mà sẽ là 8 hay 10 hoặc 20 tỷ v.v... Rồi thế giới này sẽ chìm sâu vào khổ đau cũng như ngấm sâu vào những tị hiềm, chia rẽ. Lúc ấy cõi Nam Diêm Phù Đề này nếu có những chúng sanh nào đó xuất hiện, nó cũng chỉ là và cũng sẽ là một giọt nước li ti trong muôn ngàn giọt nước khác mà thôi. Thật ra ta chẳng là gì cả.

Đức Phật ngày xưa đã thị hiện nhiều thân khác nhau. Có lúc phải làm hùm beo, sư tử. Có khi làm chim muông, thú dữ, nhưng tâm ngài lúc nào cũng từ bi, luôn là một vị Bồ Tát cứu khổ cho đời. Còn chúng ta ngày nay, có nhiều người mang thân lành đầy đủ nhưng chỉ làm những việc thiếu lòng từ. Do đó, khi chết chắc khó sanh lại vào đường lành. Do vậy, phải làm một cái gì đó, không phải cho có tính cách cao thượng, mà hãy vì người hơn vì mình, thì kết quả lại khác hẳn đi.

Thế giới ngày nay người ta chủ trương là kinh tế hóa toàn cầu. Mới nghe qua thì rất hay. Vì nhờ phương diện kinh tế phát triển mà con người có nhiều phương tiện hơn. Điều ấy không sai, nhưng chưa đúng hoàn toàn. Vì có biết bao nhiêu người nghèo càng nghèo hơn chỉ vì sự phát triển kinh tế của một số nước lớn trên thế giới. Mới nghe qua thì vô lý. Nhưng lẽ công bằng của tạo hóa là người này được thì kẻ khác phải thua, người này còn, kẻ khác phải mất. Do vậy mà Vua Bhutan trong hiện tại không chủ trương như thế, mà ngài nói rằng: “Sự tăng trưởng kinh tế của nước tôi có nghĩa là dân tôi mỗi ngày làm được một việc thiện. Vì việc thiện càng nhiều thì đời sống người dân sẽ có hạnh phúc. Hạnh phúc đó chính là một sự tăng trưởng kinh tế, chứ không phải kinh tế hiểu theo nghĩa là tiền bạc.” Đúng là một lời vàng. Có lẽ trên thế giới này ít có vị nguyên thủ quốc gia nào có được một tâm hồn và một nghĩa cử cao đẹp như thế.

Một hôm, tôi ngồi nghe một vị Đại Sư Tây Tạng giảng về Phật Pháp cho những người Đức, tại Chánh điện chùa Viên Giác, bằng tiếng Anh, về tình yêu và lòng từ bi. Ông cũng đã giải thích rất nhiều về tự ngã, cố chấp và cá nhân chủ nghĩa và sau khi phân tích, ông nói như thế này: “If you love him (her) as he (she) is then...” Có nghĩa là: “Nếu anh (chị) yêu cô (anh) ấy như anh (cô) ấy là... thì...” Câu nói rất đơn giản nhưng rất vi diệu. Vì lâu nay tất cả mọi thứ tình, chính mình muốn tình ấy phải thuộc về mình, nếu không lệ thuộc, sẽ sinh ra ganh tị, đố kỵ, nhỏ nhoi, hẹp hòi, ích kỷ v.v... Mà nếu đã thuộc về mình thì thuộc về cố chấp, ích kỷ, chứ không còn là tình yêu hay tình thương nữa. Do vậy nếu muốn yêu hay thương thì hãy thương như anh (cô) ta đang là... Có nghĩa là họ như thế nào thì mình thương như vậy. Chứ đừng bắt buộc cái thương ấy thuộc về mình. Vì mình thật vô lý, mình chẳng là cái gì cả.

Thế mà trong cuộc sống này chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu sự khổ đau cho nhau cũng chỉ vì sự chấp ngã mà thôi. Sự chấp trước này do thức biến hiện mà thành. Nặng nề nhất là a-lại-da thức, cũng còn gọi là tàng thức. Thức này có 3 công năng chính là: hay chứa giữ những sự kiện mà tâm mình cho là hữu lý và cũng hay bị chứa những phân biệt bỉ thử. Rồi điều thứ ba quan trọng hơn có nghĩa là chỉ chứa đựng những gì thuộc về ngã chấp của mình mà thôi. Từ đó mới sinh ra sơn hà đại địa, bỉ thử hơn thua...

Do vậy tôi tập quán “như thị” như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện thứ 2 có dạy. Có như thế, như vậy, như là, để mà sống, mà chiêm nghiệm với cuộc đời. Cũng đừng nên bắt nó phải là, nhất là nó phải thuộc về mình, quả là điều phi lý. Vì cái tôi này nó chẳng là gì cả.

Năm nay, trong mùa An Cư Kiết Hạ này, Chúng thường trú tại chùa Viên Giác là 24 vị. Thỉnh thoảng cũng có những vị khách Tăng từ nhiều nơi trên thế giới đến viếng thăm và mỗi lần như thế, tôi có cung thỉnh quý vị ấy giảng pháp cho giới xuất gia cũng như tại gia vào những giờ nhất định trong ngày. Năm nay thì có nhiều Thầy đảm đương thay thế cho tôi, như Đại Đức Thích Đồng Văn, mới vừa xong Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ, tôi đã bảo lãnh sang Đức và hiện phụ trách mỗi tuần 2 lần giảng cho chúng sa-di và sa-di ni. Thầy Hạnh Tấn, Phó Trụ Trì Chùa Viên Giác là Phó Tiến Sĩ, cũng đang hướng dẫn mỗi tuần 2 lần cho tỳ-kheo, tỳ-kheo ni cũng như toàn chùa. Riêng tôi mỗi tuần chỉ còn lại một lần vào ngày thứ hai giảng về Đại Trí Độ Luận cho tất cả chúng xuất gia. Mỗi lần như thế, đây cũng là cơ hội để gặp gỡ Tăng Ni trong chùa, có việc gì trọng đại thì cũng đem ra thảo luận để thực hiện chung.

Không khí sinh hoạt trong chùa rất hài hòa, yên vui. Mỗi ngày đều có lạy kinh Đại Bát Niết Bàn, mỗi chữ mỗi lạy. Cho đến nay đã lạy 430 trang của quyển một rồi. Tuy có hơi mệt sau 300 lạy mỗi đêm, nhưng mọi người chắc chắn ai cũng có một giấc ngủ an lành. Có nhiều chú thưa với tôi rằng: “Con không còn thì giờ gì cả.” Tôi bảo rằng như thế là tốt. Vì Phật và chư Tổ cũng bảo rằng: Người tu nên luôn luôn bận rộn như thế để cho những tạp niệm đừng xen vào.

Trong chùa có thêm độ 10 đến 15 người làm công quả hằng ngày. Như vậy mỗi ngày tại chùa Viên Giác có độ 40 người phải chu toàn cho mọi sự. Đó là chưa kể đến khóa Tu Gieo Duyên từ ngày 1 đến 14 tháng 7 mỗi năm, có độ 50 Tăng Ni và 100 Phật Tử về tham dự. Rồi thì lễ lộc, hoặc Bát Quan Trai giới cuối tuần. Chùa Viên Giác vẫn luôn luôn bận rộn như thế. Nhưng trong cái bận rộn ấy ai cũng có được một niềm vui, vì mình có cơ hội phục vụ cho người khác. Đó cũng là một chút ý nghĩa trong việc hành Bồ Tát hạnh vậy.

Tuy thời gian vô tình lặng lẽ trôi, nhưng với tôi tất cả đều có ý nghĩa. Tất cả với tôi là những ân nghĩa nghìn trùng. Vì có bao nhiêu người phải hy sinh để mình được rảnh rỗi và ngay cả thời gian và không gian ở xứ Đức này cũng đã cho tôi một khoảng trống để có thể chen vào những tư tưởng của mình, để gởi đến quý độc giả khắp nơi về tác phẩm thứ 32 này.

Mong rằng quý vị sẽ giữ lại ý và quên đi lời.

Tác giả
Thích Như Điển


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Học Phật Đúng Pháp


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.207.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...