Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ »» 6. Phép chuyển lửa trong mình »»

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ
»» 6. Phép chuyển lửa trong mình

Donate

(Lượt xem: 13.351)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ - 6. Phép chuyển lửa trong mình

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Giữa mùa đông, một mình ngồi trong động đá, cao hơn mặt biển bốn năm ngàn thước, mà mặc có một cái áo mỏng che thân, hoặc ở trần, thế mà không hề gì, nghĩ cũng lạ thật. Giá như người thường thì đã chết cóng còn chi. Thế mà mấy vị sư khổ hạnh và huyền bí bên Tây Tạng ngồi một cách tự nhiên ngày này qua ngày kia. Ấy là nhờ các vị biết phép chuyển lửa trong mình, tức là lửa tam-muội.( )

Lửa tam-muội hay là hỏa hậu có nhiều thứ và sự linh diệu của nó khác nhau tùy theo trình độ của người tu. Một vị sư có khi đang ở trong cơn thiền định thì lửa ấy tỏa ra và bao phủ quanh mình làm cho êm dịu, ấm áp như mặc áo tiên.

Thường thường, các vị tu hành trên núi tuyết, nhờ biết dẫn lửa tam-muội nên chẳng thấy lạnh lẽo. Mấy vị sư bí truyền cũng nhờ lửa tam-muội mà lấy làm dễ chịu nơi thân, dường như được hưởng các điều lạc thú ở cảnh tiên vậy. Theo mật giáo, lửa tam-muội cũng là một sự nóng. Nó giữ cho ấm áp cái tinh ba, nó dắt dẫn cái sức mạnh trong thân trải qua nhiều đường gân mà lên đến đỉnh đầu. Như vậy, nó làm cho người tu cực kỳ khoái lạc về trí tuệ và tinh thần. Và chính nhờ dưỡng được lửa tam-muội nên mấy thầy tu huyền bí mới đắc nhiều phép thần thông.

Tuy nhiên, vì là một phương pháp bí truyền nên phải có thầy dắt dẫn, chứ nghe theo lời nói hoặc coi theo sách mà luyện thì đã không thành lại có khi nguy hại cho tánh mạng là khác. Phải tu tập cho lâu, phải luyện nhiều phương pháp hô hấp, phải ngồi thiền nhập định cho vững chắc, rồi mới mong học phép chuyển lửa tam-muội.

Vị sư truyền giáo cũng phải là một bậc giỏi phép tam-muội, phải trân trọng dò xem tánh tình của đệ tử, và sau khi xét nết thử ý nhiều phen mới nhận dìu dắt cho.

Muốn học phép tam-muội phải có thân thể cường tráng và bộ ngực nở nang, những ai phổi yếu thì rất nguy hại.

Được diểm đạo truyền Pháp rồi, vị đệ tử bèn bỏ áo lông và không được gần lửa. Theo thầy và luyện tập một thời gian, sau đó lên ngồi thiền nơi am thanh động vắng chốn non cao, từ bốn ngàn mét trở lên.( )

Không được luyện phép chuyển lửa nơi nhà cửa xóm làng, vì ở mấy nơi ấy không khí hòa với khói nấu ăn, với nhiều mùi tạp nhạp nên không được tốt, lại có nhiều nguyên nhân khác không hợp với người học đạo đang cần chỗ thanh tịnh.

Chọn được chỗ phải thế rồi, người tu chẳng được gặp mặt ai khác hơn là thầy mình. Thỉnh thoảng, ông thầy đến thăm chừng, cho biết sự tiến bộ của đệ tử và nhắc chừng cho. Mỗi ngày nên luyện tập trong khoảng trời còn khuya cho đến lúc mặt trời sắp mọc. Dầu cho lạnh thế nào cũng phải ở trần hoặc mặc một cái áo mỏng mà thôi. Mấy vị mới tập thì ngồi trên một tấm thảm hay một tấm ván. Còn những vị tu lâu ngồi ngay trên mặt đất, trên tuyết hay trên mặt nước đóng băng dưới sông. Trong khi luyện phải để bụng trống và không được uống nước, nhất là nước nóng.

Có hai cách ngồi. Hoặc ngồi theo kiểu kết già xếp chân, hoặc ngồi thòng chân xuống, hay bàn tay úp trên hai đầu gối, ngón cái, ngón trỏ, và ngón út đưa ra: ngón giữa và ngón áp út thâu vào lòng bàn tay. Vừa khi ngồi hô hấp đặng cho thông hơi hai lỗ mũi. Kế đó, thở ra vừa tưởng tượng rằng mình tống ra những tánh trược như tham, sân si, ngạo mạn, giải đãi và ngu muội. Rồi khi hít vào, tưởng tượng rằng mình đem vào những điều thanh lành như sức hộ trợ của chư Thánh chư Phật, Bồ-đề tâm, các nền đạo hạnh, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cùng với những sự tốt tươi, cao thượng trong vũ trụ.

Định tâm một lúc, bèn bỏ ra tất cả những sự lo lắng tư lự và khởi sự nhập vào thiền định.( ) Mình tưởng tượng rằng trong thân mình, nơi lỗ rún, có một hoa sen bằng vàng. Trong hoa sen, có một cái mặt trời hiện ra rất sáng suốt, tức là chữ đọc ra thành âm ram.( ) Phía trên nữa có chữ đọc ra thành âm ma. Trong chữ này, thấy hiện ra đức Phật bà Dordji-Naldjorma. Hễ tưởng tượng thấy Phật bà Dordji-Naldjorma hiện ra khỏi chữ ma thì nhập định làm một với bà. Kế đó, định tâm vào chữ A nơi rún và chữ ha nơi đỉnh đầu.( ) Từ từ hít hơi vào rất sâu, hơi ấy thổi cho cháy cục than lửa đang vùi dưới tro. Than lửa ấy ở trong chữ A nơi rún, nó hình tròn và cỡ bằng một liều thuốc. Mỗi khi hít hơi vào mình thấy như đem hơi vào bụng chỗ rún đặng quạt cho lửa cháy lên. Và mỗi lần hít dài hơi là mỗi lần mình giữ hơi trong bụng khá lâu. Càng hít thì giữ càng lâu. Mình tưởng tượng thấy lửa cháy và lần theo đường gân Ouma( ) mà lên đến giữa thân mình.

Trong khi hít hơi vào, giữ hơi lại và thở hơi ra phải làm rất đều, lại nương theo một câu chân ngôn niệm mãi không dứt. Và trong tâm thì thấy lửa và nghe hơi nóng, ngoài ra không được tưởng đến hình dáng chi khác.

Trọn thời kỳ nhập định chuyển lửa phân ra làm mười giai đoạn:

1. Mình tưởng tượng và thấy rằng đường gân chánh là gân Ouma cỡ bằng sợi chỉ hoặc sợi tóc. Lửa theo đường gân ấy mà lần lên và hơi mình hít vào cũng đi theo đường gân ấy nữa.

2. Đường gân lớn bằng ngón tay nhỏ.

3. Đường gân lớn bằng cánh tay.

4. Đường gân choán trọn thân mình. Bấy giờ toàn thân như là một cái ống mà phía trong là lửa.

5. Kế đó không thấy thân mình nữa. Cái thân lớn ra vô cùng, nó bao phủ khắp hoàn cầu và người tu ở trong cảnh tam-muội thấy mình như một ngọn lửa có gió thổi, ngọn lửa ấy ở trong một đám lửa mênh mông.

Từ giai đoạn thứ nhất đến giai đoạn thứ năm, phải ngồi ít nhất là một giờ. Những bậc đã rèn luyện cao siêu thì ngồi lâu hơn, vì rất thích để tâm trọn vẹn vào trong sự tham thiền theo từng giai đoạn.

Kế đó, người tu tham thiền tưởng tượng ngược lại.

6. Đám lửa mênh mông ấy với cơn gió lớn hạ lần. Những ngọn lửa dịu bớt và thấp dần. Đám lửa rút lại và thâu vào trong thân.

7. Đường gân bây giờ còn bằng cánh tay.

8. Đường gân còn bằng ngón tay nhỏ.

9. Đường gân còn bằng sợi tóc.

10. Đường gân biến mất. Người tu không thấy lửa nữa. Tâm trí không còn nhận ra hình dáng chi khác, không còn tưởng tượng chi nữa. Người tu vào cõi hư vô, không thấy mình, không thấy vật. Giai đoạn nhập định này lâu hay mau là tùy sức của người tu.

Trong khi nhập định chuyển lửa, ai muốn luyện đủ mười giai đoạn càng hay, hoặc trải qua năm giai đoạn cũng được. Trong ngày lúc nào nhập định cũng được, nhất là những khi thấy lạnh.

Song tiện hơn hết là lúc gần sáng.

Thánh Milarespa, có một lúc về mùa đông bị tuyết chận nghẹt trên miền Hy-mã-lạp sơn, nơi đỉnh Everest, cao hơn các núi trong hoàn cầu. Ngồi trong động, phần thì bị lạnh, phần thì không đủ thức ăn, song ngài nhờ nhập định phép chuyển lửa tam-muội nên ở yên cho đến mùa xuân. Trải qua lần ấy, ngài có làm một bài thơ mà toàn xứ Tây Tạng đều khen ngợi. Soạn giả trích và dịch bằng lục bát một đoạn dưới đây:

Chán mùi trần tục, thế tình,

Tìm nơi yên tĩnh non xanh dưỡng nhàn.

Đất trời như có tính toan,

Tạo nên giông tố phá an lão thầy.

Thủy, phong hội với đoàn mây,

Làm cho nhật, nguyệt chẳng bày lố ra.

Mưa tuôn, gió lại thổi nà,

Các vị tinh tú chẳng là thấy đâu.



Bầu trời tăm tối âu sầu,

Sa mù bao phủ, khó hầu sáng ra.

Ngày đêm chín bữa tuyết sa,

Cuộc to, cuộc nhỏ thấy đà khắp nơi.



Tuyết bay như thể chim trời,

Rớt lăn trên đá, lại rơi trên cành,

Trông ra bốn phía bao quanh,

Trên thì đỉnh núi, dưới cành cây thông.



Non rừng trắng xóa mênh mông,

Khác nào vách nọ thảy đồng quét vôi.

Dưới ao hôm đó sóng nhồi,

Nay toàn giá lạnh, hết hồi lô nhô!



Bên khe nước bích chảy ồ,

Bây giờ đông đặc, chảy phô thấy nào.

Đất bằng, sủng thấp, đồi cao,

Khác nào đồng rộng giăng bao ngàn trùng.



Người người kẹt chốn thôn trung,

Thú thì bị đói, chim rừng nhịn ăn;

Chuột kia ẩn dưới đất bằng,

Trên toàn giá phủ, khôn phăng lên đường.



Nhằm khi thời cuộc nguy nan,

Tuyết tuôn xối xả, lại vương bão bùng.

Bần tăng áo mỏng che thân,

Ngồi thiền trên núi đấu cùng nạn nguy.



Trên mình tuyết đổ chẳng thôi,

Tuông nhằm lại hóa ra ngòi chảy đi.( )

Gió đông chẳng có nể chi,

Thổi nà vào tấm áo thầy bằng bông.



May ra có chứa lửa hồng,

Nhà sư phấn đấu, cũng không hề gì.

Rồi ra trổi thắng một khi,

Lửa thiền đủ sức tống đi lạnh lùng.



Hỡi người đạo hữu các vùng,

Khi nào bị lạnh thì dùng lửa linh.



Tuy đức Milarespa đứng về phương diện thi nhân mà tả cảnh, song vẫn là hiển nhiên như vậy. Mấy sư ẩn cư trên núi tuyết, gặp phải mùa đông, lớp bị lạnh, lớp không đủ đồ ăn, đành ngồi nhập định phép chuyển lửa tam-muội cho qua cơn nguy!

Bên Tây Tạng, mấy vị đệ tử luyện phép tam-muội xong, thường tựu lại để khảo thí. Một đêm mùa đông có trăng và gió thổi lớn, những vị nào thấy mình đủ sức thì đi với tôn sư đến mé sông không có giá. Nếu trên mặt sông nước đóng băng hết, người ta bèn xoi một cái lỗ cho thủng xuống. Mấy vị đệ tử ngồi xuống đất, xếp chân theo kiểu kết già và chẳng mặc y phục. Người ta thòng nhiều tấm nỉ dưới nước đóng băng, để chờ đông lại mới lấy lên. Rồi mỗi vị đắp tấm nỉ lên mình cho nước đá tan ra và để cho đến khô. Chờ cho nỉ khô người ta lại thòng xuống sông nữa và mỗi vị đệ tử đắp lên mình nữa. Như vậy cho đến rạng đông. Vị nào làm khô nhiều tấm nỉ hơn hết, thì đứng bậc nhất trong cuộc khảo thí. Có vị làm khô đến bốn chục tấm nỉ trong một đêm!

Muốn xứng với danh hiệu Réspa( ) mà người ta gọi mình, người tu phải xông cho khô ít nhất là ba tấm nỉ đóng nước băng giá trong một đêm. Mỗi tấm nỉ cỡ bằng cái khăn choàng lớn. Réspa nghĩa là lúc nào cũng chỉ mặc một cái áo vải mỏng mà thôi, dù mùa hạ hay mùa đông cũng vậy. Bên Tây Tạng nhiều vị sư khổ hạnh đủ gan lướt qua khỏi đức Réspa, mấy vị này bỏ luôn cả áo, ngồi mình trần trên núi cao năm này qua năm kia, có khi trọn cả đời.

Nói tóm lại, về phép chuyển lửa tam-muội, lúc mới nhập học, còn luyện thì còn thấy hơi nóng làm cho mình ấm áp dễ chịu. Hết luyện thì thấy lạnh lại lần lần. Còn đối với những vị rèn luyện trong nhiều năm, lúc nào cũng thấy mình ấm áp, hàn thử biểu càng xuống thì nhiệt độ trong mình càng lên, lên một cách tự nhiên.

Chẳng riêng gì bà Alexandra David Neel trông thấy mấy nhà sư ẩn cư ngồi trên đỉnh núi tuyết mặc áo mỏng hoặc để mình trần, mà tất cả các nhà thám hiểm Âu châu trong khi toan vượt núi Everest cũng đều lấy làm hãi hùng mà thấy những bậc tu trì khổ hạnh ấy sống một cuộc đời mà người bình thường không làm sao theo nổi!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.13.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...