Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ »» 3.Mấy vị thượng tọa tái sanh »»

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ
»» 3.Mấy vị thượng tọa tái sanh

Donate

(Lượt xem: 5.515)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mấy thầy tu huyền bí ở Tây Tạng và Mông Cổ - 3.Mấy vị thượng tọa tái sanh

Font chữ:

Ở Tây Tạng, trong nhiều ngôi chùa lớn, người ta đều truyền rằng những vị thượng tọa sau khi chết có khả năng tái sanh trở lại để cầm quyền nơi ngôi chùa của mình như trước. Có một số ít vị được người ta gọi là Phật sống,( ) tuy đã tu hành đắc đạo song cũng còn tái sanh để hộ trì ngôi Tam bảo,( ) hoặc để thực hiện cho xong hạnh nguyện của mình. Sau khi những vị Lạt-ma ấy thác đi, thì người ta liền tìm kiếm nơi họ tái sanh ra để mà thỉnh về chùa. Có khi các ngài đầu thai vào những gia đình ở cách chùa rất xa, chẳng tiện cho người ta tìm kiếm, rồi ngẫu nhiên một hôm thầy trò gặp nhau, cùng ôn lại những chuyện xưa cũ mà nhận ra nhau. Soạn giả dịch thuật dưới đây hai chuyện do bà Alexandra David Neel đã tận mắt chứng kiến.



Năm ấy tôi ở tại Koum-Boum, trong đền của đức Lạt-ma tái sanh tên là Pegvai. Gần đó có đền của đức Lạt-ma tái sanh khác tên là Agnai-Tsang. Vị này tịch đã bảy năm rồi, song người ta chưa tìm ra được nơi tái sanh của ngài. Trong lúc ấy, viên tri sự xem ra không lấy gì làm buồn bã. Ông tự cai quản điền sản của vị thượng tọa đã mất và của mình đôi bên đều được thuận tiện. Cơ nghiệp của ông càng ngày càng mở mang phát đạt.

Một hôm, nhân việc giao dịch ông phải đi về một vùng quê xa xôi, bèn ghé lại một nhà nông dân xin nước uống và nghỉ chân. Trong khi bà chủ pha trà đãi khách, ông này lấy trong túi vải ra một bộ đồ hút nước bằng ngọc thạch. Vừa kê miệng vào hút thì một đứa trẻ đang chơi gần đó bỗng chạy đến ngăn ông lại, đặt tay lên bộ đồ hút, vừa hỏi ông với giọng quở trách rằng:

– Sao lại dùng bộ đồ hút nước của ta?

Viên tri sự dường như bị sét đánh. Thật ra, bộ đồ hút nước quý báu ấy thật chẳng phải của ông. Ấy là của vị sư Agnai-Tsang đã qua đời. Không phải ông muốn chiếm đoạt, song sẵn có thì ông cứ lấy mà dùng hằng ngày. Lúc ấy, ông lính quính, run rẩy, còn đứa trẻ thì nhìn ông, gương mặt bỗng khác đi, trở nên nghiêm nghị, hờn giận và chẳng còn có vẻ chi là trẻ con nữa.

Cậu truyền lên rằng:

– Trả bộ đồ hút nước đây. Nó là của ta.

Viên tri sự lấy làm hối quá, sợ sệt, hổ ngươi, bèn quỳ mọp và lạy dưới chân ông thầy tái sanh của mình.

Ít hôm sau, tôi thấy người ta làm lễ long trọng mà thỉnh vị thượng tọa tái sanh trở về chùa. Ngài mặc một cái áo gấm màu vàng, cỡi một con ngựa ô rất đẹp, còn viên tri sự thì theo phò tá, nắm lấy dây cương. Khi cả đoàn vào tới đền, vị sư trẻ mới hỏi rằng:

– Sao lại rẽ qua tay trái mà vào cái sân thứ nhì? Ta nhớ cửa vào ở bên mặt mà.

Quả đúng thế! Sau khi vị thượng tọa qua đời, vì một nguyên do gì đó, người ta mới bít cái cửa bên mặt và mở một cửa khác bên trái để ra vào.

Mấy sư trong chùa thấy vậy càng lấy làm tin phục, biết rằng cậu bé ấy hẳn là chủ cũ của mình. Người ta thỉnh thượng tọa vào thất riêng của ngài và đem trà dâng lên.

Vị sư trẻ tuổi ngồi trên một chồng gối, nhìn một cái tô bằng ngọc thạch với dĩa bằng bạc mạ vàng có nắp bằng ngọc bích, để trên một cái bàn trước mặt ngài.

Sư dạy rằng:

– Hãy đem cái tô sứ cho ta.

Mọi người không ai biết. Ngài bèn tả cái tô sứ Trung Hoa và chỉ rõ hình vẽ trên tô ấy. Nhưng không ai thấy cái tô ấy bao giờ. Viên tri sự và chư tăng đều cung kính bạch rằng chẳng có cái tô ấy trong chùa.

Vị sư dạy thêm rằng:

– Các ngươi cứ tìm kỹ đi, rồi sẽ thấy.

Rồi như có một ánh sáng nào đó lóe lên trong trí, ngài nhớ ra và bảo đến tìm trong cái tủ sơn để trong một căn phòng, nơi người ta vẫn cất giữ những đồ vật ít dùng đến.

Chư tăng theo lời đi tìm gần nửa giờ thì mang lại cái tô với dĩa và nắp, quả là để dưới đáy tủ mà ngài thượng tọa đã chỉ.

Viên tri sự bèn thưa rằng:

– Tôi có ngờ cái tô để ở đó đâu. Chính tự tay ngài cất, chúng tôi đâu biết. Vì trong phòng ấy chỉ để những thứ tầm thường mà thôi.

Tôi cũng có chứng kiến việc cuộc tìm ra một vị thượng tọa tái sanh khác nữa. Câu chuyện rất ly kỳ. Việc này xảy ra trong một quán trọ ở vùng quê, thuộc vùng sa mạc Gobi.

Trên con đường diệu vợi từ Mông Cổ( ) chạy dài xuống Tây Tạng, có nhiều đường tẻ chật chội và hiểm trở, cho nên khách lữ hành phải đi từng đoàn trên lưng lạc đà.

Một hôm, lúc mặt trời gần lặn, tôi vừa đi đến một quán nhỏ. Tôi hơi thất vọng khi thấy trong quán đã choán đầy một đoàn lữ khách. Những người ấy coi bộ xôn xao, dường như có việc chi hệ trọng vừa mới xảy ra. Tuy vậy, với sự nhã nhặn thường lệ của họ, và thấy Yong-đen( ) với tôi đều mặc y phục của các vị Lạt-ma, nên họ vui lòng nhường cho bọn tôi một phòng trong quán và một cái tàu cho mấy con thú của chúng tôi.

Tôi với Yong-đen đang đứng nhìn mấy con lạc đà nằm trong sân, bỗng thấy một cái cửa phòng mở ra. Một thiếu niên dáng người cao ráo, gương mặt thanh nhã, vận y phục nghèo nàn theo lối Tây Tạng, đến đứng nơi cạnh cửa và hỏi chúng tôi có phải là người Tây Tạng chăng. Chúng tôi đáp phải, cũng trong lúc ấy, một vị Lạt-ma lớn tuổi, theo cách trang phục thì chúng tôi đoán ra là chủ đoàn, ra đứng phía sau thiếu niên ấy và cũng hỏi thăm chúng tôi bằng tiếng Tây Tạng.

Trong những dịp gặp gỡ như vậy, đôi bên hỏi thăm quê quán, ở đâu đến và đi về đâu là chuyện thường.

Vị Lạt-ma ấy từ bên Mông Cổ đi qua, tuy đang là mùa đông lạnh lẽo, nhưng ngài cũng nhất định hành cước đến kinh đô Lhassa. Song bây giờ đi nữa cũng vô ích, nên ngài sắp trở về. Bon tùy tùng của ngài nghe vậy đều có vẻ hài lòng. Tôi lấy làm lạ về sự thay đổi trong cuộc hành trình của họ. Đã toan hỏi thăm vị Lạt-ma, song thấy ngài lui gót vào phòng nên tôi không tiện đi theo.

Tuy vậy, tối lại họ có hỏi thăm bọn của chúng tôi về việc làm, rồi đến mời chúng tôi sang uống trà. Nhờ vậy, tôi mới biết rõ mọi việc. Người thiếu niên thanh nhã ban chiều ấy tên là Migyur, gốc người ở tỉnh Ngari xa xôi, thuộc miền Tây Bắc xứ Tây Tạng. Dường như chàng có thuật Nhãn thông. Từ thuở bé thơ, chàng đã từng thấy ra rằng xứ sở nơi chàng sanh trưởng không phải là xứ sở thật của mình. Đối với làng mạc, đối với gia tộc, chàng như người xa lạ... Trong giấc ngũ, chàng thường trãi qua những phong cảnh mà chàng không thấy ở tỉnh Ngari: những quảng đồng thanh vắng với cát trắng xóa bát ngát bao la, những trại bằng nĩ giăng tròn và xa trên ngọn đồi, lố dạng một ngôi chùa. Có khi trong lúc thức, những hình ảnh ấy cũng hiện lại cho chàng, chất chồng trên những nhân vật thật chung quanh mình, làm cho những nhân vật này lu mờ đi, và làm cho chàng mãi mãi thấy một cảnh bào ảnh quanh mình. Đến năm mười bốn tuổi, chàng cất mình ra đi, vì không chịu nổi với sự muốn biết sự thật của những hình ảnh hiện ra trước mắt. Từ đó, ra thân phiêu bạt, làm thuê chỗ này, xin ăn chỗ kia mà sống lang thang qua ngày. Trong thời gian ấy, chàng cứ xao xuyến mãi, không ở yên được chỗ nào, cứ lần bước đi mãi theo sự tưởng tượng của mình. Vừa rồi, chàng ở phía Bắc đồng cỏ Aric mà đi đến đây.

Theo lệ thường, chàng cứ đi tới mãi, đi mà không biết mình sẽ đi đâu. Vừa tới cái quán trọ nhỏ, trước tôi chừng vài giờ. Thấy đoàn lạc đà trong sân, chàng bước vào và đi ngay lại cửa, chẳng biết mình đi vào đó để làm gì. Kế gặp vị lão sư Lạt-ma... Và thật bất ngờ, nhanh như làn chớp, chàng nhớ ra những việc đời trước của mình.

Vị sư Lạt-ma tuy già, song chàng xem như hàng tuổi nhỏ, đệ tử của mình. Còn chàng thì tự thấy mình chính là vị Lạt-ma lớn tuổi, chủ trì trong chùa. Chàng nhắc rằng, một thuở nọ, cũng trên con đường này, hai người đồng đi hành hương đến các nơi thánh địa ở Tây Tạng và trở về ngôi chùa cao ẩn trên đồi non.

Chàng nhắc những việc ấy với vị Lạt-ma chủ đoàn một cách rõ ràng, chi tiết. Và chàng cũng nhắc đến những sự tỉ mỉ hằng ngày hồi hai người còn ở trên chùa.

Vị lão sư lấy làm bằng lòng. Mục đích ngài đến kinh đô Lhassa là để cầu đức vua chỉ cho tìm vị Lạt-ma tái sanh của chùa mình. Bây giờ tìm được rồi thì đi Lhassa có ích gì? Vậy nên đoàn lữ hành sắp trở về, trở về với vị thượng tọa tái sanh, sau hai mươi năm cách biệt. Chắc đây rồi thế nào họ cũng làm lễ tạ ơn đức Phật sống Đạt-lai Lạt-ma.( ) Vị họ nghĩ rằng nhờ có sức ủng hộ của ngài nên mới khiến cho thầy trò gặp nhau, chứ từ lâu họ đã lắm công dò hỏi, song hạc nội mây ngàn, hồ dễ tìm đâu cho thấy!

Cũng xin nói thêm với bạn đọc rằng, khi tìm được và nhìn nhận rồi, họ còn phải thử nữa; sau khi ấy họ mới nhất quyết. Cách thử thông thường là thế này. Vị lão sư lấy trong hành lý ra nhiều món đồ. Trong những đồ đó, có ít món là của riêng của vị Lạt-ma qua đời và hồi còn sanh tiền ngài rất thích dùng. Bấy giờ, thiếu niên phải lựa món đồ của mình. Lựa trúng thì hẳn là vị thượng tọa tái sanh, không còn nghi ngờ gì nữa.

Hôm còn ở nán lại trong quán, tôi thấy đoàn lữ hành ra đi theo nhịp chân chầm chậm của lũ lạc đà và mất dạng vào phía chân trời nơi đồng cát trắng Gobi vắng lặng. Đây rồi vị Lạt-ma tái sanh sẽ sống một cuộc đời kỳ diệu nơi ngôi chùa mà ngài đã từng cai quản từ lâu...


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Nguồn chân lẽ thật


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.114.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...