Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán [總釋陀羅尼義讚] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán [總釋陀羅尼義讚]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Xưng Tán Thích Nghĩa Đà La Ni

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng kỳ kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia trì văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ. Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề. Ấy là: y theo các Ba La Mật để tu hành thành Phật, và y vào ba Mật Môn của Chân Ngôn Đà La Ni để tu thành Phật.
(Đà La Ni (Dhàranïì) là tiếng Phạn, thường phiên dịch theo nghĩa Tổng trì . Có 4 loại trì là: Pháp Trì, Nghĩa Trì, Tam Ma Địa Trì, Văn Trì.
A. Pháp Trì:
Do được Trì này mà đập tan tất cả các Pháp tạp nhiễm và chứng được giáo pháp lưu lộ từ nơi Pháp Giới thanh tịnh.
B. Nghĩa Trì:
Do được Trì này nên ở trong nghĩa của một chữ mà được trăm ngàn vô lượng hạnh của Tu Đa La (Sutra _ Khế Kinh) và diễn nói thuận nghịch đều tự tại
C. Tam Ma Địa Trì:
Do được Trì này nên Tâm chẳng tán động mà được Tam Muội hiện tiền, ngộ được vô lượng trăm ngàn môn Tam Ma Địa. Vì tăng trưởng Tâm Bi của Bồ Tát cho nên dùng nguyện thọ sinh nơi sáu nẻo mà chẳng bị Căn Bản Phiền Não (Mùla-Kle’sa) với Tùy Phiền Não (Upakle’sa) phá hoại được Tam Muội ấy. Lại do Tam Muội Địa này mà chứng được năm thần thông để thành tựu sự lợi lạc cho vô biên chúng Hữu Tình.
D. Văn Trì:
Do đây mà thọ trì Đà La Ni để thành tựu sự nghe, ấy là tất cả Khế Kinh ở chốn của tất cả Như Lai và tất cả Bồ Tát, nghe được trăm ngàn vô lượng Tu Đa La (Sutra_ Khế Kinh) mà chẳng hề quên mất.
- Chân Ngôn cũng có đủ 4 nghĩa - Chân là tương ứng Chân Như, Ngôn là thích dịch nghĩa chân thật . Bốn nghĩa của Chân ngôn là:
1. Pháp Chân Ngôn : là Pháp giới thanh tịnh dùng làm Chân Ngôn.
2. Nghĩa Chân Ngôn : là tương ứng Thắng nghĩa, trong mỗi mỗi chữ có sự tương ứng chân thật.
3. Tam Ma Địa Chân Ngôn : Do bậc Du Già dùng Chân Ngôn này để bố liệt (An bày) văn tự của Chân Ngôn lên trên vành trăng KÍNH TRÍ của Tâm đồng thời chuyên chú Tâm chẳng lay động mà mau chóng chứng được Tam Ma Địa. Vì thế gọi là Tam Ma Địa Chân Ngôn.
4. Văn Trì Chân Ngôn : Từ chữ ÁN (OMÏ) cho đến chữ SA PHỘC HA (SVÀHÀ) có bao nhiêu văn tự ở khoảng giữa thì mỗi mỗâi chữ đều gọi là Chân Ngôn, cũng gọi là Mật Ngôn và cũng có đủ 4 nghĩa:
a. Pháp Mật Ngôn: chẳng phải là phi pháp với cảnh giới của Nhị Thừa và Ngoại Đạo mà chỉ tu Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát. Tất cả Sở văn, Sở từ, Ấn khế, Man Đa La, tu hành Sở cầu Tất Địa đều gọi là Pháp Mật Ngôn
b. Nghĩa Mật ngôn: là mỗi mỗi chữ trong Chân Ngôn thì chỉ có Phật với Phật cùng với Bậc Bồ Tát đại uy đức mới có thể nghiên cứu hết mà thôi.
c. Tam Ma Địa Mật Ngôn: là do Tam Ma Địa và văn tự của Chân Ngôn trong sự kiện này mà tương ứng được uy lực.
d. Biến Bố Mật Ngôn: là theo Thầy mật truyền quy tắc của ba Mật, chỉ có Thầy và Đệ Tử biết thôi chẳng thể cho người khác biết được cho đến Quán Môn, Ấn Khế, hình tượng của Bản Tôn cũng mật thọ trì cho đắc được Tâm Sở hy vọng Tam Ma Địa.
(Sự nghe giữ chẳng quên, Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ , Tha Tâm và Tất Địa thượng trung hạ cũng gọi là MINH (Vidya). Minh có 4 nghĩa là:
A. Pháp Minh:
Kẻ tu hành xưng tụng thì ánh sáng trong mỗi mỗi chữ chiếu khắp mười phương Thế Giới khiến cho tất cả chúng sinh Hữu Tình đang chìm đắm trong biển khỗ sinh tử đều phá được phiền não vô minh, đều xa lìa khổ đau mà được giải thoát. Vì thế, gọi là Pháp Minh.
B. Nghĩa Minh:
Là do bậc Du Già tương ứng với nghĩa của Chân Ngôn nên thông đạt, minh liễu được Bát Nhã Ba la Mật mà xa lìa đạo lý vô nghĩa.
C. Tam Ma Địa Minh:
Là do quán tưởng Chủng Tử (Bìja) của Chân Ngôn ở trong vành trăng Tâm mà đắc được đại quang minh, tác Tự Tha Chiếu Minh Tam Ma Địa mà thành tựu.
D. Văn Trì Minh:
Là chứng được Văn Trì Pháp (‘Srutimyò Dharma) hay phá được các Hoặc của sự lãng quên. chứng đắc Tâm Bồ Đề (Bodhi Citta) mà thành tựu.
Như trên là nghĩa của Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn và Minh đều dựa theo Phạn văn. Lại ở trong Tu Đa La của Hiển Giáo hoặc ở trong Chân Ngôn của Mật Giáo cũng xưng nói 4 điều như vậy.
Hoặc có Chân Ngôn có 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ, 100 chữ, 1000 chữ, vạn chữ cho đến biến con số này thành vô lượng vô biên chữ thì đều gọi là Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn, và Minh.
Nếu tương ứng với ba Mật Môn thì chẳng cần phải trải qua nhiều kiếp cực nhọc tu hành khỗ hạnh mà lại hay mau chóng chuyển được Định Nghiệp để dễ thành tựu sự an lạc và thành Phật. Do đó nên biết đây chính là con đường đi mau chóng vậy.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.140.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập