Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Chư Đại đức đây là chín mươi pháp Ba-dật-đề, cứ nửa tháng, nửa tháng nói một lần, được trích ra từ giới kinh.
1. Giới Cố Nói Dối
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật trú ở Thích-sí-sấu. Bấy giờ, trong dòng họ Thích có một người con trai tên là Tượng Lực, có tài đàm luận. Một hôm, Tượng Lực luận bàn với ngoại đạo bị thua, liền nói ngược lại với điều đã nói trước. Khi ở trong Tăng bị hỏi, Tượng Lực cũng nói ngược với những điều đã nói trước. Vì vậy bị Phạm chí chê cười là không phụng hành chính pháp. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết mà nói dối, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: đó là do thấy, nghe, xúc giác và không thấy mà biết, như vậy có tất cả tám trường hợp. Thấy: nhãn thức có thể thấy cho đến ý thức có thể biết. Không thấy: trừ nhãn thức, năm thức còn lại. Như thế, giống như trường hợp nói ngược lại với trước.
- Mà nói dối: người nào có thấy, nghe, xúc giác, biết nhưng vì tưởng, nghi, rồi nói không thấy, không nghe, không xúc giác, không biết, ba-dật-đề. Cho đến không thấy, không nghe v.v… giống như trên. Nếu vốn có ý định nói dối và khi nói dối nhưng không nhớ đó là nói dối, đột-kiết-la. Nếu trước, sau không nhớ, nhưng khi nói biết đó là nói đúng, nói dối thì phạm ba-dật-đề. Hoặc điều thấy có khác, điều nhẫn chịu có khác, điều ham muốn có khác, điều xúc giác có khác, điều nghĩ tưởng có khác; những việc như thế đều là nói dối. Khi nói giới cho đến hỏi ba lần, nhớ nghĩ có tội mà không nói thì phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: nếu nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni cũng phạm như vậy. Ba chúng dưới phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không có tám trường hợp như: thấy nói không thấy, cho đến biết nói biết v.v… Nếu ý có tưởng thấy liền nói thì không phạm.
2. Giới Mắng Nhiếc
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật trú tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo đến trước người đoán sự mắng nhiếc người kia bằng giống loài. Tì-kheo kia hổ thẹn quên trước, quên sau, nên không nói được lời nào. Chư tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Đức Phật dẫn chuyện con bò[62] để thí dụ cho loài súc sinh khi bị hủy báng còn không đủ sức để tiến lên phía trước v.v… Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nhục mạ bằng giống loài, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Gống loài: có nhiều dòng họ. Hoặc nói ông sinh vào dòng họ, gia đình thấp hèn, hành nghề cũng thấp hèn, kĩ nghệ, công xảo cũng thấp hèn. Hoặc nói ông phạm tội, hoặc nói ông còn nhiều kết sử, ông mù, ông chột v.v…
- Nhục mạ: như sáu trường hợp nhục mạ vừa nêu ở trên. Ngoài ra, nếu tì-kheo nói nhục mạ trước mặt, hoặc dùng thí dụ để nhục mạ, nhục mạ bằng cách so sánh với mình thì phạm tội đọa. Nói mà không rõ ràng thì phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: Hoặc nói thiện pháp để nhục mạ trước mặt, như nói: ‘Ngươi là người a-lan-nhã’, cho đến nói ‘ngươi là người ngồi thiền.’ Hoặc mượn thí dụ để nhục mạ, như nói: ‘Ngươi giống như người ngồi thiền.’ Hoặc tự so sánh để nhục mạ, như nói: ‘Tôi không phải là người a-lan-nhã v.v… .’ Nói rõ ràng, không rõ ràng đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm tội đọa. Ba chúng dưới phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: vì lợi ích chung nên nói. Hoặc vì pháp, vì luật, vì dạy dỗ nên nói. Hoặc vì quá thân mật. Hoặc nói giỡn, hoặc lỡ lời, hoặc nói nhầm, đều không phạm.
3. Giới Nói Hai Lưỡi
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo truyền rao lời nói bên này, bên kia làm cho trong chúng sinh ra đấu tranh, không thể chấm dứt được. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật dẫn chuyện dã can[63] gây ra loạn đấu giữa hai con thú, huống gì con đối với con người. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói hai lưỡi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Nói hai lưỡi: nói lời làm cho mười chúng loạn đấu nhau, vì muốn chia rẽ bên này với bên kia.
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: vì phá ác tri thức, phá bạn đảng, phá hòa thượng, phá đồng hòa thượng, phá tri thức, phá thân hữu, phá những người nói nhiều mà vô nghĩa, vô lợi, vì muốn phương tiện làm cho vô lợi, vô nghĩa. Phá những người như vậy thì không phạm.
4. Giới Ngủ Chung Với Người Nữ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả A-na-luật xin ngủ qua đêm tại nhà dâm nữ. Đêm hôm ấy, dâm nữ thoát y đến quấy nhiễu tôn giả. Tôn giả liền bay lên hư không. Dâm nữ thấy vậy vô cùng hổ thẹn và sám hối. Nhân đó, tôn giả nói pháp cho dâm nữ nghe và dâm nữ đắc đạo. Các thầy tì-kheo biết được việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cùng với phụ nữ ngủ một buồng, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cùng với người nữ: là người có hiểu biết, mạng căn chưa đoạn.
- Một buồng: bốn bên có tường vách ngăn che, bên trên có lợp; hoặc phía trước trống không có tường; hoặc có che nhưng không che khắp hết; hoặc che khắp hết nhưng có chừa chỗ trống.
- Ngủ: hoặc tì-kheo ngủ trước, người nữ đến sau; hoặc cả hai đến cùng một lúc; hoặc tựa lưng; hoặc nằm, tùy theo mức độ hông chạm đất, hoặc tùy sự lăn trở đều phạm ba-dật-đề.
- Ba-dật-đề: hoặc là phi nhân nữ, súc sinh cái, huỳnh môn, hoặc người hai căn, ngủ cùng nhà, phạm đột-kiết-la. Ban ngày, người nữ đứng, tì-kheo nằm thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không biết trong nhà kia có người nữ; hoặc nhà đó không có che chắn; hoặc che một nửa, lợp một ít; hoặc che hết, hoặc che chắn một nửa, lợp một nửa. Những trường hợp khác theo trên mà biết. Hoặc vì bệnh nên nằm, hoặc bị trói, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… đều khai.
5. Giới Ngủ Chung Với Người Chưa Thụ Cụ Túc Quán Hạn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại thành Khoáng-dã. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo cùng với các trưởng giả ngủ chung ở nhà giảng. Khi ấy, có tì-kheo ngủ với tâm tán loạn nên lộ hình và bị những trưởng giả kia cười giễu. Các tì-kheo biết việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Phật chế giới này. Thời gian sau, Đức Phật ở nước Câu-thiệm-di khai cho được ngủ hai, ba đêm và kết lại giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ngủ chung với người chưa thụ đại giới, quá hai đêm, đến đêm thứ ba, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo nào: nghĩa như trên.
- Với người chưa thụ đại giới: trừ tì-kheo, tì-kheo-ni, còn lại đều là người chưa thụ đại giới.
- Ngủ chung: ngủ cùng phòng, như giới trước đã nói.
- Quá hai đêm, đến đêm thứ ba: nếu ngủ chung hai đêm, hoặc ba đêm, khi minh tướng chưa xuất hiện nên thức dậy bỏ đi. Đến đêm thứ tư, hoặc tự bỏ đi, hoặc bảo người chưa thụ đại giới đi.
- Ba-dật-đề: nếu cùng với phi nhân, súc sinh đực, ngủ chung quá ba đêm, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Về phần trường hợp được khai, đều giống với giới trước.
6. Giới Cùng Người Chưa Thụ Cụ Túc Giới Tụng Kinh
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Khoáng-dã. Bấy giờ, nhóm sáu thấy tì-kheo cùng với những trưởng giả tụ tập ở giảng đường tụng kinh, nói cười lớn tiếng làm náo loạn người ngồi thiền. Các thấy tì-kheo bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, tụng đọc pháp chung với người chưa thụ đại giới, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo nào: nghĩa như trước.
- Với người chưa thụ đại giới: nghĩa như trên.
- Tụng đọc chung: nghĩa là tụng cú nghĩa, cú vị, tự nghĩa, phi cú nghĩa, phi cú vị, phi tự nghĩa.
Cú nghĩa: cùng tụng, không trước, không sau. Phi cú nghĩa: như có một người nói ‘chớ làm các việc ác’ chưa dứt, thì người thứ nhất lập lại giống như vậy. Cú vị: như tụng ‘mắt vô thường’ v.v… . Phi cú vị: là lập lại câu vừa tụng trước. Tự nghĩa: là cùng tụng chữ A. Phi tự nghĩa: tụng lại chữ A trước.
- Pháp: là chính pháp do Đức Phật, Thanh văn, tiên nhân, các trời nói.
- Ba-dật-đề: hoặc cùng tụng một lời, hai lời, ba lời; hoặc truyền trao bằng miệng, hoặc truyền trao bằng chữ viết, hoặc nói không rõ ràng, hoặc nói rõ ràng, và cùng tụng với phi nhân, súc sinh, đều phạm đột-kiết-la. Nếu vị thầy không dạy: “Ta nói rồi, ông mới nói”, thì thầy phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: “Tôi nói xong, ông mới nói.” Một người tụng rồi, một người chép. Hoặc đồng nghiệp, đồng tụng; hoặc cười giỡn; hoặc nói một mình; hoặc nói lầm; hoặc muốn nói việc này lại nói việc kia; tất cả đều không phạm.
7. Giới Nói Thô Tội
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại thành La-duyệt. Bấy giờ, có tì-kheo đang hành ba-lợi-bà-sa, ma-na-đỏa, nên ngồi dưới hết mọi người. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo đem việc phạm của tì-kheo kia nói với hàng cư sĩ. Tì-kheo phạm lỗi kia và những tì-kheo khác đều hổ thẹn. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết tì-kheo khác có thô ác tội, đem nói với người chưa thụ đại giới, trừ Tăng yết-ma, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo nào: nghĩa như trước.
- Biết: người không biết thì được khai.
- Tì-kheo khác có thô ác tội: là bốn tội ba-la-di và mười ba tội tăng-già-bà-thi-sa.
- Đem nói với người chưa thụ đại giới, trừ Tăng yết-ma, ba-dật-đề: trừ các thô tội, nếu nói những tội khác, tự nói thô tội, nói tội của người khác, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc không biết, hoặc được chúng Tăng sai, hoặc tưởng không phải thô tội, hoặc trước đó hàng bạch y đã nghe rồi, tất cả đều không phạm.
8. Giới Nói Với Bạch Y Mình Thật Đắc Đạo
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại thành Tì-xá-li, vì nhân duyên đại vọng ngữ trước, Ngài cho tập Tăng, quở trách, rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đối với người chưa thụ đại giới nói pháp hơn người, nói rằng: ‘Tôi thấy điều này, tôi biết điều này.’ Nếu đây là sự thật, ba-dật-đề.
c. Giải thích
Đều giống như chương đầu tiên ở trên. Nếu nói thì thành nghiệp báo. Nếu nói giỡn, nói lầm thì đều không phạm.
9. Giới Một Mình Nói Pháp Cho Người Nữ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Ca-lưu-đà-di ở trước mặt người mẹ chồng, thầy ghé bên tai nói pháp cho cô con dâu nghe. Người mẹ chồng chê trách và hỏi cô con dâu. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật ngăn cấm. Sau đó, Đức Phật khai cho được phép nói năm sáu lời và nếu có người năm có hiểu biết thì được phép nói quá năm sáu lời.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời, trừ có mặt người nam có hiểu biết, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cùng với người nữ: nghĩa như trên.
- Nói pháp quá năm lời: như nói: sắc, thụ, tưởng, hành, thức, vô ngã.
- Sáu lời: như nói: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, vô thường.
- Trừ có mặt người nam có hiểu biết: biết được việc thô ác và việc không thô ác.
- Ba-dật-đề: nếu nói không rõ ràng, phạm đột-kiết-la. Nếu nói với phi nhân, súc sinh quá năm, sáu lời phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc có người nam có hiểu biết, nói quá năm, sáu lời; hoặc không có người nam có hiểu biết tùy hỏi nên đáp, cũng có thể nói rộng ra; hoặc truyền năm giới cho ưu-bà-di, nên nói năm giới pháp và vì người thụ Bát quan trai mà nói bát quan trai pháp; hoặc giảng Bát thánh đạo, Thập bất thiện pháp; hoặc vì người nữ hỏi những nghĩa mà họ không hiểu mà giảng giải rộng thì đều không phạm.
10. Giới Đào Đất
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Khoáng dã. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo vì Phật tu sữa giảng đường, đào đất xung quanh giảng đường. Khi ấy, các trưởng giả chê bai: “Sa-môn Thích tử không biết chính pháp, đoạn mạng căn của loài khác.” Nhân đó, Đức Phật chế giới này. Thời gian sau, nhóm sáu thầy tì-kheo vì tu sữa giảng đường nên sai người đào đất, chỉ bảo: “Đào chỗ này, đem đổ chỗ này.” Lần này, cũng bị các trưởng giả chê trách. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật lại chế giới.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, tự tay đào đất, hoặc sai người đào, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Tự tay đào: dùng cuốc, bừa, chày đập, cho đến dùng móng tay gõ, khêu. Hoặc đập, chặt xuống đất; hoặc đốt lửa trên đất và tưởng có đất.
- Đất: hoặc đất chưa đào, đất đã đào; hoặc trải qua bốn tháng trời mưa thấm lại như cũ.
- Hoặc sai người đào: hoặc không chỉ dạy rằng: “Xem cái này, biết cái này!” phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: ba chúng dưới phạm đột-kiết-la. Thiên sau cũng giống như thiên này.
- Trường hợp không phạm: hoặc nói: “Biết cái này, xem cái này.” Hoặc kéo cây, kéo gỗ; hoặc rào ngã dựng lại; hoặc lật gạc, đá lấy phân bò; hoặc lấy đất do bờ đất sập lỡ; hoặc lấy đất chỗ hang chuột. Trừ đất chỗ đi kinh hành và đất trong phòng. Hoặc đất chỗ lui tới kinh hành; hoặc quét đất; hoặc không có ý đào. Tất cả đều không phạm.
11. Giới Phá Hoại Sự Sống
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Khoáng dã. Ngài cho tập họp Tăng và dạy rằng: “Có tì-kheo vì tu sữa phòng xá mà tự mình chặt cây. Đây không phải pháp của sa-môn.” Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, phá hoại thôn của quỉ thần, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trước.
- Phá hoại: chặt cho chúng rơi ngã xuống gọi là pháp hoại.
- Quỉ thần: chính là không phải người.
- Thôn: tất cả cỏ cây là nơi nương tựa của quỷ và súc sinh. Thôn có năm loại: rễ, nhánh, lóng, phú-la, hạt.
- Ba-dật-đề: hoặc tưởng đang có sự sống, tự mình chặt; sai người chặt, tự mình sao, nấu; sai người sao, nấu, đều phạm tội đọa. Nếu nghi có sự sống mà chặt v.v… phạm đột-kiết-la. Cỏ cây có bảy loại sắc, tự mình pháp hoại, sai người phá hoại, phạm tội đọa. Nghi có sự sống, tưởng có sự sống rồi phá hoại phạm đột-kiết-la. Hoặc đóng cọc lên cây cỏ đang sống; hoặc dùng lửa đốt v.v… đều phạm tội đọa. Hoặc chặt nhiều phần cây cỏ đang sống, phạm tội đọa. Hoặc chặt cây cỏ một nửa khô, một nửa còn đang tươi sống và không nói: “Biết cái này, xem cái này”, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: Hoặc nói: “Xem cái này, biết cái này.” Hoặc chặt cây cỏ đã khô héo. Hoặc kéo cây, tre trên cây cỏ đang tươi sống. Hoặc sữa hàng rào, dẹp chỗ bị ngăn trở; hoặc lật đá để lấy phân bò. Hoặc cỏ che đường đi dùng gậy vẹt cho trống. Hoặc vì dùng ngói, đá làm trụ mà đứt, dập cỏ cây. Hoặc quét dọn đất kinh hành. Hoặc quét dọn nơi kinh hành. Hoặc dùng gậy chống xuống đất mà làm đứt cỏ cây đang tươi sống, đều không phạm.
12. Giới Nói Lời Khác Làm Phiền Người
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-thiểm-tì. Bấy giờ, tì-kheo Xiển-đà phạm tội. Các tì-kheo khác hỏi, thì tì-kheo Xiển-đề trả lời việc khác. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật quở trách rồi, Ngài cho phép các tì-kheo tác bạch dư ngữ. Sau đó, tì-kheo Xiển-đà lại gây phiền nhiễu chúng Tăng bằng cách gọi đến thì không đến, cho đến không nên nói lại nói. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật quở trách rồi, cho làm pháp tác bạch Xúc não. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói dư ngữ và gây phiền nhiễu người khác, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Nói dư ngữ: khi Tăng chưa bạch mà nói lãng, như nói: “Thầy nói với ai? Nói việc gì? Luận việc gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Tôi không thấy tội này.” Tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu tác bạch xong rồi, nói những việc như thế, phạm tội đọa.
- Gây phiền nhiễu người khác: tương tự như những việc vừa nêu trước, cho đến việc không đáng nói nhưng lại nói, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Khi Tăng đã tác bạch rồi mà vẫn nói thì phạm ba-dật-đề.
- Ba-dật-đề: nếu thượng tọa gọi đến mà không đến, thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nghe lại mà không hiểu lời nói trước, vì có sự lẫn lộn, mập mờ. Cho nên, hỏi lại: “Thầy nói với ai?... cho đến, Tôi không thấy tội này.” Nếu tác bạch phi pháp; hoặc làm yết-ma không đem lại lợi ích, không đem lại hòa hợp, khi ấy gọi đến thì không đến. Nếu vì sự yết-ma phi pháp, lúc ấy vì muốn biết lời chỉ dạy, dù bảo chớ đến nhưng lại đến. Hoặc nhất tọa thực;[64] hoặc không tác pháp dư thực mà ăn; hoặc bị bệnh bảo đứng lên nhưng không đứng; hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… bảo chớ đứng dậy nhưng lại đứng dậy. Nếu vì ác tâm mà hỏi thì không cần phải trả lời. Hoặc tác yết-ma phi pháp liền bị quở trách. Hoặc nói nhỏ, nói sai, tất cả đều không phạm.
13. Giới Ghét Và Nhục Mạ Vị Tri Sự
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt. Bấy giờ, tì-kheo Đạp-bà-ma-la được Tăng sai làm tri sự. Khi ấy, tì-kheo Từ Địa đứng ở chỗ cách tì-kheo Đạp-bà-ma-la trong khoảng tầm mắt nhìn thấy, chê trách tì-kheo Đạp-bà-ma-la. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật quở trách rồi chế giới. Sau đó, tì-kheo Từ Địa lại ở nơi có thể nghe được mà nhục mạ tì-kheo Đạp-bà-ma-la. Các tì-kheo lại đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật liền theo giới đã chế trước bổ sung thêm.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biếm nhẽ và mắng chửi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biếm nhẽ: ở chỗ nhìn thấy mặt mà không ghe nói: “Có ái, có sân, có sợ hãi, có si.”
- Mắng chửi: ở chỗ không thấy nhưng nghe được rồi nhục mạ.
- Ba-dật-đề: chẳng những không nghe lời chỉ bảo của thượng tọa mà còn mắng nhiếc, phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: thật có việc như vậy, nhưng vì sợ hãi, nên sau đó hối hận nói khiến như pháp để phát lồ; liền nói ‘có ái, v.v…’ Hoặc nói giỡn, nói lầm, đều không phạm.
14. Giới Trải Vật Của Tăng Ở Chỗ Đất Trống
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một trưởng giả thỉnh Tăng dùng cơm. Lúc ấy, vì chưa đến giờ ăn, nên nhóm mười bảy thầy tì-kheo lấy tọa cụ của Tăng trải nơi đất trống rồi đi kinh hành chờ đến giờ ăn. Đến giờ ăn, các vị ấy bỏ đi mà không thu dọn tọa cụ, nên bị gió, bụi đất, côn, trùng, chim làm bẩn. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, mang giường dây, giường gỗ, hoặc ngọa cụ, đệm ngồi của Tăng, bày nơi đất trống hoặc bảo người bày, khi bỏ đi không tự mình dọn cất, không sai người dọn cất, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trước.
- Mang vật của Tăng: có ba loại: vật của chúng Tăng, vật vì Tăng, vật thuộc về Tăng.
- Giường dây: có năm loại: giường nằm chân xoay, giường nằm chân thẳng, giường nằm chân cong, giường nằm ráp mộng, giường nằm không có chân.
- Giường gỗ: cũng có năm loại, giống như trên.
- Ngọa cụ: hoặc dùng để ngồi, hoặc dùng để nằm.
- Đệm ngồi: nghi rằng thường dùng để ngồi.
- Bày nơi đất trống hoặc bảo người bày, khi bỏ đi không tự mình dọn cất, không sai người dọn cất, ba-dật-đề: người kia lấy vật của Tăng trao cho thầy tri sự và nói rằng: “Nay tôi trao cho thầy, thầy cất giữ giúp.” Nếu không có ai, thì phải đem cất nơi kín đáo. Nếu không có nơi kín đáo thì phải chọn chỗ không gây hư hoại, rồi dùng cái xấu phủ lên trên cái tốt. Nếu đi mà về liền thì nên đi. Tùy theo mưa vừa hay mưa lớn, nếu đi mà về kịp thì nên đi. Người kia nên tuần tự làm theo các cách như vậy rồi đi. Nếu không làm như vậy, vừa ra khỏi cửa thì phạm tội đọa. Nếu chuẩn bị đi rồi quay lại, hối hận, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu hai người ngồi chung, thì vị hạ tọa nên thu dọn. Nếu vị hạ tọa không dọn thì phạm hai tội, vị thượng tọa phạm một tội đọa. Nếu cả hai vị đều không dọn thì cả hai đều phạm tội đọa.
Ngoài ra, giường dây, giường nằm, ghế v.v… không thu dọn và lớp trong, lớp ngoài của ngọa cụ, tọa cụ, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Nếu trải vật của Tăng chỗ đất trống rồi bỏ vào phòng, ngồi tư duy thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: đem vật của Tăng trải nơi đất trống, trước khi đi nói với người ở lâu, Ma-ma-đế,[65] người giúp việc, khiến cho họ biết những cách thức như trên, thì tất cả đều không phạm.
15. Giới Trải Vật Của Tăng Nơi Kín Đáo
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tì-kheo khách ở phòng bên cạnh trải ngọa cụ, ngủ qua đêm. Sau đó, vị ấy không nói mà bỏ đi. Vì thế ngọa cụ bị mục rách, trùng cắn rỉa, bạc màu. Các tì-kheo biết lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ở trong phòng của Tăng, trải ngọa cụ của Tăng, hoặc tự mình trải, hoặc bảo người trải, hoặc ngồi, hoặc nằm, khi đi không tự dọn cất, không bảo người dọn cất, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ở trong phòng của Tăng, trải ngọa cụ của Tăng: giường dây, giường gỗ, ngọa cụ, nệm, toạn cụ, gối, đồ trải dưới đất, cho đến đồ nằm bằng lông.
- Hoặc tự mình trải, hoặc bảo người trải, hoặc ngồi, hoặc nằm, khi đi không tự dọn cất, không bảo người dọn cất: người kia nên nói với vị tì-kheo ở lâu rằng: “Dọn cất giúp tôi.” Nếu không có người để giao phó mà không sợ mất, thì nên dời giường ra cách vách và kê chân giường lên cao, đem gối, nệm, ngọa cụ để bên trong rồi lấy những cái thô xấu phủ lên trên. Nếu sợ bị hư hoại thì nên lấy ngọa cụ v.v… máng lên trên giá áo, dựng đứng giường lên rồi đi. Nếu không làm như vậy mà bỏ đi, khi ra ngoài giới phạm tội đọa. Định đi rồi quay trở lại, hối hận phạm đột-kiết-la. Nếu đi rồi về liền, hoặc trải qua hai đêm ở ngoài giới, đến đêm thứ ba khi minh tướng chưa xuất hiện mà không tự trở về, không sai người lấy cất, thì phạm tội đọa.
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: ngoài những việc giống như những phương tiện ở giới trên, nếu ở ngoài giới, bị đường xá chia cách, hay gặp phạm hạnh nạn, mạng nạn v.v… thì đều khai.
16. Giới Chen Lấn Trải Tọa Cụ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo và nhóm mười bảy thầy tì-kheo trên đường cùng đi đến tụ lạc khác, nơi không có trú xứ của tì-kheo. Khi ấy, nhóm mười bảy thầy tì-kheo tự tìm trú xứ. Nhóm sáu thầy tì-kheo kia biết nhóm mười bảy thầy tì-kheo đã tìm được chỗ ngủ, nên đến chen vào giữa trải ngọa cụ để ngủ. Các tì-kheo biết được việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đã biết đó là chỗ nghỉ của tì-kheo đến trước, mình đến sau cố chen vào khoảng giữa trải ngọa cụ để nghỉ, với ý nghĩ rằng: ‘Người kia nếu hiềm chật thì tự tránh đi nơi khác;’ hành động với nhân duyên như vậy chứ không gì khác, chẳng phải oai nghi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: người không biết thì được khai cho.
- Đó là chỗ nghỉ của tì-kheo đến trước, mình đến sau cố chen vào khoảng giữa: hoặc bên đầu, bên chân, hoặc hai bên hông.
- Trải ngọa cụ: hoặc trải cỏ, trải lá cây, cho đến đồ trải dưới đất, đồ nằm bằng lông.
- Để nghỉ, với ý nghĩ rằng: ‘Người kia nếu hiềm chật thì tự tránh đi nơi khác;’ hành động với nhân duyên như vậy chứ không gì khác, chẳng phải oai nghi, ba-dật-đề: tùy theo mỗi lần trở mình, hông chạm giường phạm tội đọa.
- Trường hợp không phạm: trước không biết, hoặc nói với người ở trước, hoặc cửa đã mở sẵn, hoặc nơi rộng rãi không trở ngại nhau, hoặc cửa đóng bên ngoài. Hoặc có người bạn thân xưa nói: “Hãy trải đi, tôi sẽ nói với người chủ.” Hoặc bị té xuống đất, hoặc bị bệnh xoay chuyển ngã lên trên, hoặc bị thế lực bắt, hoặc bị trói nhốt, hoặc bị mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.
17. Giới Đuổi Người Ra Khỏi Phòng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo và nhóm mười bảy thầy tì-kheo đi cùng đường đến một trú xứ nhỏ kia. Nhóm mười bảy thầy tì-kheo đến trước vào chùa, quét dọn, vẩy nước sạch sẽ. Nhóm sáu thầy biết nhóm mười bảy thầy tì-kheo được chỗ tốt liền đuổi, kéo họ ra ngoài. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, giận tì-kheo khác, không vui, tự mình kéo ra hay bảo người khác kéo tì-kheo ấy ra khỏi tăng phòng, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Giận tì-kheo khác, không vui, tự mình kéo ra hay bảo người khác kéo tì-kheo ấy ra khỏi Tăng phòng: hoặc tử mình kéo, hoặc sai người kéo. Tùy theo sự lôi kéo nhiều hay ít, tùy vào việc ra khỏi phòng mà phạm. Hoặc lôi kéo nhiều người ra khỏi một cửa; hoặc lôi kéo một người ra khỏi nhiều cửa, đều phạm nhiều tội đọa. Hoặc lôi kéo một người ra khỏi một cửa, phạm một tội đọa. Hoặc đem nhiều vật ra khỏi cửa; hoặc ném ra ngoài cửa; hoặc đóng cửa để người ở ngoài, đều phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: không có tâm giận hờn, theo thứ tự đi ra; hoặc đuổi người chưa thụ giới cụ túc ra; hoặc vì người phá giới, phá kiến, phá oai nghi, người bị cử tội, người bị diệt tẫn. Vì những nhân duyên như vậy, có thể dẫn đến mạng nạn, phạm hạnh nạn, nên đuổi người ra ngoài, đều không phạm.
18. Giới Ngồi Giường Chân Không Vững
a. Duyên khởi
Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tì-kheo ở trên lầu gác, ngồi trên giường chân bị rời khớp, nên chân giường rơi xuống trúng tì-kheo bên dưới bị thương chảy máu. Tì-kheo bên dưới ngửa mặt lên, giận dữ mắng chửi. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, hoặc trong phòng, hoặc trên tầng gác, nằm hay ngồi trên giường dây, giường gỗ bằng chân ráp, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Hoặc trong phòng: hoặc phòng của Tăng, hoặc phòng riêng.
- Hoặc trên tầng gác: đứng không đụng đầu.
- Giường dây, giường gỗ bằng chân ráp: ráp là ráp vào mộng.
- Hoặc ngồi hay nằm: tùy theo hông tiếp xúc với giường, tùy theo sự trở mình.
- Ba-dật-đề: trừ giường chân ráp ra, hoặc ngồi giường độc tọa, hoặc giường một tấm ván, giường tắm,[66] tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nếu ngồi giường chân xoay, chân thẳng, chân cong, không chân, hoặc giường chân lớn, hoặc giường chân ráp mà có buộc cận thận, hoặc trên tầng gác có lót ván, hoặc cây chạm hoa để che, hoặc che dầy, hoặc lật ngửa giường mà ngồi, hoặc tháo chân giường mà ngồi, tất cả đều không phạm.
19. Giới Dùng Nước Có Trùng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-thiểm-tì. Bấy giờ, tì-kheo Xiển-đà khởi công xây dựng phòng, tự lấy nước có trùng hòa với bùn, hoặc sai người hòa. Các trưởng giả thấy vậy hiềm trách rằng: “Sa-môn Thích tử không có chính pháp, hại sinh mạng chúng sinh.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết nước có trùng, mà tự mình rưới lên bùn hoặc cỏ, hoặc bảo người rưới, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết không phạm.
- Nước có trùng, mà tự mình rưới lên bùn hoặc cỏ, hoặc bảo người rưới: hoặc dùng cỏ, đất ném vào trong nước có trùng, hoặc nước trái cây, nước trái trong, hoặc dấm, lấy rưới bùn, lên cỏ, tất cả đều phạm tội đọa. Sai người làm cũng phạm như vậy.
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: không biết có trùng; nghĩ không có trùng; hoặc là trùng lớn; lấy tay khua động nước khiến trùng tránh đi; hoặc nước đã lọc tưới đất, hoặc sai người lọc, tất cả đều không phạm.
20. Giới Lợp Nhà Quá Hạn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-thiểm-tì. Bấy giờ, tì-kheo Xiển-đà cất phòng, lợp mãi không thôi, dẫn đến phòng bị sập. Hàng cư sĩ chê trách rằng: “Tuy đàn-việt cúng không biết chán, nhưng người nhận phải biết đủ chứ!” Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, làm phòng xá lớn, cánh cửa, khung cửa sổ và các thứ trang trí, chỉ dẫn lợp tranh ngang bằng hai, ba lớp; nếu lợp quá, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Làm phòng xá lớn: phòng phải cần dùng đến nhiều tài, vật.
- Cánh cửa, khung cửa sổ và các thứ trang trí: chạm trổ hoa văn.
- Chỉ dẫn lợp tranh: có hai cách lợp: lợp dọc và lợp ngang.
- Bằng hai, ba lớp; nếu lợp quá: tì-kheo kia chỉ dẫn lợp lớp thứ ba chưa xong, nên đi đến chỗ không thấy, không nghe; nếu không đi đến chỗ không thấy, không nghe, khi lợp lớp thứ ba xong thì phạm tội đọa.
- Ba-dật-đề: nếu bỏ chỗ tai nghe đến chỗ mắt thấy, bỏ chỗ mắt thấy đến chỗ tai nghe, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: chỉ dẫn như trên và đi tránh xa thì đều không phạm.
21. Giới Tự Ý Giáo Thọ Ni
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo-ni Đại Ái Đạo đến thỉnh giáo thụ. Đức Phật bảo tôn giả A-nan nên sai thượng tọa đại tì-kheo giáo giới cho tì-kheo-ni. Khi ấy, tôn giả A-nan đến trong Tăng theo thứ tự sai tì-kheo Bàn-đà đến chúng tì-kheo-ni thuyết pháp. Nhóm sáu thầy tì-kheo theo thứ tự cũng đến bên tì-kheo-ni nhưng chỉ bàn chuyện thế tục. Vì thế, tì-kheo-ni Đại Ái Đạo mới đến bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật dạy phải bạch yết-ma sai tì-kheo đi giáo giới và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, không được Tăng sai mà giáo giới tì-kheo-ni, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Tăng: cùng một thuyết giới, cùng một yết-ma.
- Không sai: ở trong Tăng không được bạch nhị yết-ma.
- Giáo thụ: tám pháp không thể trái. Tám pháp này được trích ra đầy đủ như trong văn luật.
- Tì-kheo-ni, ba-dật-đề.
Vào giờ thuyết giới, người ngoài ở trên hỏi, đáp xong, hoặc Tăng sai, hoặc theo sự thỉnh cầu của ni chúng. Tì-kheo được sai kia phải đến đúng giờ như đã hẹn. Tì-kheo-ni cũng phải đón tiếp đúng giờ như đã hẹn. Nếu cả hai bên đều trái hẹn thì đều phạm đột-kiết-la. Nếu nghe tì-kheo đến thì tì-kheo-ni phải ra nửa do-tuần để đón rước và cung cấp những thứ cần dùng; nếu không làm như vậy thì phạm đột-kiết-la. Nếu không được Tăng sai, không phải ngày giáo thụ mà đến nói Tám pháp không thể trái thì phạm đột-kiết-la. Nếu không được Tăng sai mà đến nói pháp thì phạm tội đọa. Nếu Tăng tì-kheo bị bệnh, không hòa hợp, không đủ số chúng, (tì-kheo-ni) nên sai người đến lễ bái hỏi thăm. Nếu tì-kheo-ni Tăng bệnh, Tăng tì-kheo cũng sai người đến làm lễ thăm hỏi. Nếu không làm như vậy thì phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni và hai chúng dưới v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: tì-kheo-ni chúng làm các cách như trên mà vì bị đường xá chia cắt, gặp các nạn, không thể đi lại lễ bái thăm hỏi, thì đều không phạm.
22. Giới Thuyết Pháp Cho Ni Đến Chiều Tối
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Nan-đà được Tăng sai đi giáo giới tì-kheo-ni. Giáo thụ tì-kheo-ni xong, tì-kheo Nan-đà ngồi im lặng. Khi ấy, tì-kheo-ni Đại Ái Đạo lại thỉnh nói pháp tiếp. Vì thế, tì-kheo Nan-đà nói pháp đến chiều tối. Khi tì-kheo-ni ra khỏi tinh xá Kì-hoàn để về thành Xá-vệ, thì cửa thành đã đóng, nên phải dựa vào hào ở trong thành để ngủ qua đêm. Vì vậy, bị người đời chê trách. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, tuy được Tăng sai, nhưng giáo thụ tì-kheo-ni cho đến mặt trời lặn, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Được Tăng sai: một lần giáo thụ, một lần yết-ma.
- Giáo thụ: trong chúng Tăng bạch nhị yết-ma sai.
- Tì-kheo-ni cho đến mặt trời lặn: tì-kheo được Tăng sai kia giáo thụ ni phải về trước khi mặt trời lặn. Trừ việc giáo thụ, nếu dạy kinh, tụng kinh, hoặc tham vấn và vì những việc khác cho đến mặt trời lặn; trừ tì-kheo-ni, nếu vì các phụ nữ và người khác dạy kinh v.v… đến khi mặt trời lặn, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: giáo thụ tì-kheo-ni cho đến khi mặt trời chưa lặn liền dừng. Trừ phụ nữ, nếu vì người khác, hoặc nói pháp trên thuyền đò, tì-kheo-ni tình cờ nghe được. Hoặc nói pháp cho khách buôn vào ban đêm; hoặc ở trong chùa tì-kheo-ni; hoặc do người khác thỉnh, hoặc gặp lúc đang nói pháp nghe luôn, tất cả đều không phạm.
23. Giới Chê Trách Vị Giáo Thụ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo-ni nghe giáo thụ sư đến liền ra đón tiếp và cung cấp những thứ cần dùng. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo sinh tâm ganh ghét, nói rằng: “Những tì-kheo kia không có tâm chân thật, chỉ vì thức ăn nên đến giáo thụ tì-kheo-ni.” Các thầy tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói với các tì-kheo như vầy: “Tì-kheo vì sự ăn uống mà giáo thụ tì-kheo-ni,” ba-dật-đề.
c.Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
Nếu nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: việc kia thật sự như vậy. Tức tì-kheo vì sự ăn uống, cúng dường mà giáo thụ tì-kheo-ni. Vì sự ăn uống mà dạy tụng kinh, học kinh, hoặc tham vấn, hoặc nói đùa, hoặc nói lầm, tất cả đều không phạm.
24. Giới Cho Tì-kheo-ni Không Phải Bà Con Y
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tì-kheo khất thực oai nghi đầy đủ. Tì-kheo-ni thấy sinh thiện cảm và nhiều lần thỉnh tì-kheo nhưng vị ấy không nhận lời. Sau đó, nhận được phần y của mình cho tì-kheo-ni. Tì-kheo-ni nhận liền. Vì thế, tì-kheo trách tì-kheo-ni kia rằng: “Tôi đã nhiều lần nói với người khác rằng: ‘Tì-kheo-ni này nhiều lần thỉnh tôi. Đem phần ăn của cô để dành cho tôi, tôi không nhận. Do đó, tôi nghĩ rằng, tì-kheo-ni này nhiều lần thỉnh tôi, đem phần ăn của cô để dành cho tôi, tôi không nhận; nay tôi đem phần y này biếu cho tì-kheo-ni này với ý nghĩ rằng, cô ấy cũng không nhận, đủ để đáp trả nhau. Nhưng cô lại nhận.’” Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cho y đến tì-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ trao đổi, ba-dật-đề.
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cho tì-kheo-ni chẳng phải thân quyến: như trên đã giải thích.
- Y: có mười loại y như trên đã nói.
- Trừ trao đổi: lấy y đổi y, đổi vật không phải y, đổi kim, đổi dao, hoặc đổi chỉ may, cho đến một cân cỏ thuốc.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: cho tì-kheo-ni là bà con y, cùng nhau trao đổi, hoặc cho tháp, cho Phật, cho Tăng thì đều không phạm.
25. Giới May Y Cho Tì-kheo-ni Không Phải Bà Con
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Ca-lưu-đà-di may đại y cho tì-kheo-ni. Thầy vẽ hình nam nữ giao hợp may vào y. May xong, thầy giao cho tì-kheo-ni và dặn: “Khi mặc phải ở sau chúng tì-kheo-ni Tăng.” Hàng cư sĩ trong thấy sinh cơ hiềm. Tì-kheo-ni đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, may y cho tì-kheo-ni không phải thân quyến, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
Tì-kheo kia tùy theo dao cắt rọc nhiều hay ít, mỗi lần may, mỗi mũi kim đều phạm tội đọa. Nếu mặc thử để xem, hoặc kéo ra ủi cho thẳng, hoặc dùng tay vuốt, hoặc kéo góc cho ngay, hoặc gấp lại, hoặc kết viền, hoặc cột chỉ, hoặc nối chỉ, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni cũng phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: may cho tì-kheo-ni là thân quyến, may cho Tăng, may cho tháp, hoặc mượn mặc rồi giặt, nhuộm trả lại cho chủ, tất cả đều không phạm.
26. Giới Ngồi Với Tì-kheo-ni
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Ca-lưu-đà-di và tì-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà cả hai đều xinh đẹp, và đều có dục ý với nhau. Một hôm, cả hai người hẹn nhau cùng ngồi một chỗ ở ngoài cửa. Các cư sĩ thấy thế cùng nhau chê trách rằng: “Mọi người nhìn xem coi họ giống như đôi uyên ương.” Các tì-kheo nghe vậy, bạch với Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, một mình cùng với một tì-kheo-ni khác ngồi chỗ khuất kín, chỗ ngăn che, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cùng với tì-kheo-ni: chỗ chỉ có một tì-kheo với một tì-kheo-ni.
- Chỗ khuất: có hai trường hợp: chỗ che khuất tầm nhìn: bị bụi, sương, khói, mây che tối không nhìn thấy. Chỗ ngăn trại sự nghe: cho đến không nghe những âm thanh bình thường.
- Chỗ ngăn che: hoặc do cây che khuất, hoặc do tường, rào, vải, hoặc che bằng các vật dụng khác.
- Ngồi: nếu người thứ ba bị mù mà không điếc, điếc mà không mù, hoặc cùng đứng, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nếu tì-kheo ấy có bạn, có người trí, phải có hai điều kiện: mù mà không điếc; điếc mà không mù. Hoặc trên đường đi qua mà bị té xỉu, hoặc bị bệnh ngã xuống, hoặc bị thế lực bắt, hoặc vì phạm hạnh nạn, mạng nạn v.v… đều không phạm.
27. Giới Đi Chung Đường Với Tì-kheo-ni
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo và nhóm sáu Tì-kheo-ni cùng du hành trong nhân gian. Vì thế, bị hàng cư sĩ chê cười. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi chung một đường với tì-kheo-ni từ một thôn đến một thôn, trừ trường hợp khác, ba-dật-đề. Trường hợp khác là, cùng đi với khách buôn, hoặc khi có nghi ngờ, có kinh sợ. Đó gọi là trường hợp khác.
c. Giải thích
- Tì-kheo và tì-kheo-ni: nghĩa như trên.
- Hẹn: nói cùng đến thôn đó, thành đó, nước đó…
- Cùng đi một đường: khoảng cách giữa hai thôn có ranh giới và có lối đi.
- Từ một thôn đến một thôn: tùy theo số đông và ranh giới nhiều hay ít, mỗi mỗi đều phạm tội đọa. Chẳng phải thôn, hoặc đi chỗ đồng trống, cho đến mười dặm thì phạm tội đọa. Nếu chưa đến một thôn, chưa được mười dặm; hoặc đi trong một ranh giới chung nhiều thôn, thì phạm đột-kiết-la. Phương tiện muốn đi, cùng hẹn, tất cả phạm đột-kiết-la.
- Trừ trường hợp khác, ba-dật-đề. Trường hợp khác là, cùng đi với khách buôn, hoặc khi có nghi ngờ: nghi có giặc, cướp.
- Có kinh sợ: sợ có giặc, có cướp.
- Đó gọi là trường hợp khác: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không cùng hẹn, có nhiều bạn cùng đi, chỗ có sự nghi ngờ, có sự sợ hãi; hoặc đến chỗ đó sẽ được an ổn, hoặc bị thế lực bắt giữ, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… tất cả đều không phạm.
28. Giới Đi Chung Thuyền Với Tì-kheo-ni
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo và sáu tì-kheo-ni ngồi chung một thuyền đi ngược dòng, đi xuôi dòng. Các cư sĩ thấy cơ hiềm, họ bàn tán với nhau. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cùng hẹn và cùng đi chung thuyền với tì-kheo-ni, ngược dòng nước hay xuôi dòng nước, trừ sang ngang, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cùng hẹn và cùng đi chung thuyền với tì-kheo-ni, ngược dòng nước hay xuôi dòng nước: nếu vào trong thuyền thì phạm tội đọa; các phương tiện thì phạm đột-kiết-la.
- Trừ sang ngang, ba-dật-đề: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không hẹn, hoặc ngang qua đến bờ bên kia; hoặc vào trong thuyền, người chèo thuyền lạc hướng phải đi ngược dòng, xuôi dòng. Hoặc đến bờ bên kia thì được an ổn; hoặc bị thế lực bắt giữ, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… thì đều không phạm. 71
29. Giới Nhận Thức Ăn Do Tì-kheo-ni Khuyến Hóa
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh tôn giả Xá-lợi-phất v.v… thụ thực. Trưởng giả chuẩn bị thức ăn và trải chỗ ngồi tốt. Khi ấy tì-kheo-ni Thâu-na-lan-đà biết được việc đó, nên nói với cư sĩ rằng: “Những tì-kheo mà ông thỉnh đều là những người hèn mọn.” Rồi Tì-kheo-ni Thâu-na-lan-đà nói tiếp: “Nếu tôi thỉnh thì tôi sẽ thỉnh các tì-kheo Điều- đạt v.v… Vì những vị ấy là rồng trong loài rồng.” Sau khi thụ thực xong, trở về, tôn giả Xá-lợi-phất thuật lại đầy đủ việc ấy với Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ăn thức ăn được biết là do tì-kheo-ni khen ngợi giáo hóa, trừ đàn-việt có chủ ý trước, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết không phạm.
- Tì-kheo-ni khen ngợi giáo hóa: như nói: “Là người a-lan-nhã, sống với hạnh khất thực”, cho đến nói “giữ ba y, tán thán kệ, pháp sư đa văn, trì luật, tọa thiền”.
- Ăn thức ăn được: thức ăn nhận được từ sáng đến trưa.
- Trừ đàn-việt có chủ ý trước, ba-dật-đề: nuốt mỗi mỗi miếng thì phạm ba-dật-đề. Trừ thức ăn ra, nếu được các thứ khác như, áo lót, đèn, dầu, thì phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc không biết, hoặc đàn-việt có ý trước, hoặc tưởng giáo hóa, hoặc tì-kheo-ni tự làm, hoặc đàn-việt nhờ tì-kheo-ni làm, hoặc không cố ý giáo hóa mà do khất thực được rồi cho người; tất cả đều không phạm.
30. Giới Đi Chung Đường Với Người Nữ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Khi ấy, trong thành có một nàng dâu vì cãi lộn với mẹ chồng nên bỏ trở về nước Tì-xá-li. Lúc ấy, tôn giả A-na-luật cũng định đến nước Tì-xá-li, nên hai người cùng đi. Sau đó, người chồng của cô ấy đuổi theo kịp và thấy hai người đi chung nên đánh tôn giả A-na-luật đến gần chết. Các tì-kheo biết việc ấy nên bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cùng hẹn và đi chung đường với người nữ, nhẫn đến trong khoảng giữa hai thôn, ba-dật-đề.
c. Giải thích
Nếu đi chung trong vòng một thôn thì phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni và bốn chúng v.v… tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không biết trước, không cùng hẹn, hoặc cần phải đến đó để được an ổn, hoặc bị thế lực, hoặc gặp các nạn, tất cả đều không phạm.
31. Giới Trú Xứ Một Bữa Ăn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, ở nước Câu-tát-la có thôn mà không có trú xứ. Có cư sĩ xây cất trú xứ và thường cúng dường một bữa ăn cho tì-kheo. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo nhận nhiều lần, nên cư sĩ nói: “Chúng con chỉ vốn nguyện chu cấp cho những vị chỉ tạm trú lại một đêm mà thôi.” Các thầy tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nơi trú xứ cho một bữa, tì-kheo không bệnh chỉ nên nhận một bữa; nếu nhận quá một bữa, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Nơi trú xứ cho một bữa: ngủ lại đó một đêm. Thức ăn cho đến bữa ăn đúng thời.
- Tì-kheo không bệnh: người bệnh nếu đi khỏi thôn ấy bệnh sẽ nặng thêm.
- Chỉ nên nhận một bữa; nếu nhận quá một bữa: khi ăn mỗi mỗi miếng phạm tội đọa. Ngoài thức ăn ra, nhận các thứ khác như áo lót, đèn, dầu, đều phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni cũng phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: chỉ nghỉ một đêm chỉ nhận một bữa; bệnh thì được nhận hơn một bữa ăn. Nếu cư sĩ thỉnh ở lại: “Chúng tôi vì sa-môn Thích tử nên thiết lập những thức ăn này.” Hoặc đàn-việt theo thứ tự thỉnh thụ thực. Hoặc các cậu, cô, chị, bà theo thứ tự thỉnh. Hoặc hôm nay nhận thức ăn của người này, ngày mai nhận thức ăn của người kia. Hoặc đường đi bị chi cắt và gặp các nạn v.v…; tất cả đều không phạm.
32. Giới Ăn Nhiều Lần
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật từ thành La-duyệt-kì du hành trong nhân gian đến nước A-na-tần-đà. Bấy giờ, có một người tên Sa-nậu cúng cháo. Đức Phật khai cho được phép ăn cháo. Từ đó, các tì-kheo được phép ăn cháo đặc. Khi ấy, gặp lúc tiết hội đàn-việt đem dâng thức ăn, các tì-kheo nhận và dùng xong. Sau đó, lại nhận lời mời của người khác nữa. Vì thế, bị những người đời chê cười. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ăn nhiều lần, trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là khi bị bệnh, khi thí y. Đó gọi là trường hợp đặc biệt.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ăn nhiều lần: nghĩa là mời. Mời có hai trường hợp: mời theo thứ tự, hoặc mời riêng.
- Thức ăn: cơm, lương khô, cơm khô v.v…
- Trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là khi bị bệnh: không thể ăn một bữa mà no đủ được.
- Khi thí y: tự tứ xong, không có y ca-thi-na là một tháng, có y là năm tháng. Hoặc được nhiều chỗ mời thụ thực và cúng y.
- Đó gọi là trường hợp đặc biệt: nếu không từ chối lời mời trước mà nhận lời mời sau, thì khi ăn mỗi mỗi miếng đều phạm tội đọa. Nếu không từ chối lời mời sau mà nhận lời mời trước thì khi ăn mỗi mỗi miếng đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: khi bệnh, khi có thí y. Nếu trong một ngày mà có nhiều chỗ thỉnh, thì mình chỉ được nhận một chỗ, còn những chỗ khác nhường lại cho những vị khác, nói rằng: “Trưởng lão! Lẽ ra tôi phải đến chỗ kia nhưng xin cúng dường lại cho ngài.” Hoặc cho những thứ không phải thức ăn, hoặc ăn không đủ, hoặc không có người mời, hoặc ăn rồi lại được thức ăn, hoặc một trú xứ có bữa ăn trước và bữa ăn sau, tất cả đều không phạm.
33. Giới Ăn Chúng Riêng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước La-duyệt-kì. Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa đã sai người hại Phật, lại xúi vua A-xà-thế giết cha. Vì thế, tiếng xấu đồn xa, mất hết lợi dưỡng. Lúc ấy, Đề-bà-đạt-đa cùng với năm tì-kheo đi khất thực riêng. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ăn chúng riêng,[67] trừ các trường hợp khác, ba-dật-đề. Các trường hợp khác là khi bệnh, thời may y, thời thí y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại chúng tập hợp, khi sa-môn thí thực. Đó là các trường hợp khác.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ăn chúng riêng: hoặc bốn người, hoặc hơn bốn người.
- Thức ăn: gồm những loại thức ăn như cơm, lương khô, cơm khô v.v…
- Trừ các trường hợp khác, ba-dật-đề. Các trường hợp khác là khi bệnh: cho đến gót chân bị trẹo.
- Thời may y: sau ngày tự tứ, nếu không có y ca-thi-na thì được một tháng; nếu có y ca-thi-na thì được năm tháng. Cho đến y trên chỉ may một đường to như răng ngựa.
- Thời thí y: giống như giới trước.
- Khi đi đường: cho đến chỉ đi trong nửa do-tuần, gồm cả đi tới và đi lui.
- Khi đi thuyền: cho đến đi thuyền xuôi ngược dòng trong vòng nửa do-tuần.
- Khi đại chúng tập hợp: thức ăn đủ cho bốn người mà dư một người là khó xử. Năm người, mười người, cho đến một trăm người mà dư một người là khốn đốn.
- Khi sa-môn thí thực: ở đây chỉ cho những người xuất gia ngoài sa-môn Thích tử và những người theo ngoại đạo xuất gia.
- Đó là các trường hợp khác: nếu không có lí do phải ăn riêng chúng, tì-kheo ấy nên thưa: “Tôi không có nhân duyên gì ở trong bữa ăn riêng chúng này. Tôi xin ra khỏi chúng.” Nếu những người nào không có lí do, Đức Phật cũng cho phép ra khỏi chúng. Nếu chỉ có hai người, ba người thì tùy ý dùng bữa. Nếu bốn người hoặc hơn thì nên chia làm hai bộ thay nhau vào ăn. Nếu tì-kheo nào có nhân duyên ăn riêng chúng muốn vào thì phải thưa: “Tôi có nhân duyên ăn riêng chúng. Tôi muốn vào.” Đức Phật dạy: “Nên tùy theo thứ tự từ thượng tọa mà ngồi vào.” Nếu có lí do mà không nói thì phạm đột-kiết-la. Tùy vào việc ăn riêng chúng, ăn mỗi mỗi miếng phạm tội đọa. Tì-kheo-ni cũng phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: như trên đã nêu. Hoặc hai người, ba người, hoặc thay nhau vào ăn, hoặc nói có nhân duyên, hoặc ra ngoài; tất cả đều không phạm.
34. Giới Nhận Thức Ăn Quá Lần
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có người nữ chuẩn bị trở về nhà chồng, nhưng vì phải nhiều lần nấu ăn cúng cho tì-kheo mà quá giờ, nên không trở về nhà chồng được. Đến khi người nữ kia về đến nhà chồng thì chồng cô đã lấy vợ khác.
Lại một nhân duyên khác: Có một khách buôn vì nhiều lần cúng dường phần thức ăn của mình cho các tì-kheo nên đoàn thương buôn đi trước. Người ấy đi trễ, vì vậy, bị giặc cướp. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đến nhà bạch y mời cúng thức ăn như bánh, hoặc lương khô, nếu cần tì-kheo nên nhận hai, ba bát; nhận hai, ba bát rồi về trong tăng-già-lam nên phân cho các tì-kheo khác dùng; nếu tì-kheo không bệnh nhận quá hai, ba bát, về đến trong tăng-già-lam không chia cho các tì-kheo khác dùng, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Đến nhà bạch y: nhà có nam, có nữ.
- Mời cúng thức ăn như bánh, hoặc lương khô, nếu cần tì-kheo nên nhận hai, ba bát; nhận hai, ba bát rồi về trong tăng-già-lam nên phân cho các tì-kheo khác dùng: nếu không mang thức ăn về thì phải báo cho các tì-kheo biết nhà đó có thức ăn của người phụ nữ chuẩn bị đem về nhà chồng, có lương thực đi đường của khác buôn. Nếu muốn ăn thì ăn rồi mang về, khoảng hai, ba bát. Nếu mang một bát, hai bát về, thì mỗi mỗi phải thông báo cho các tì-kheo biết. Cho đến, mình là người mang bát thứ ba đi thì chớ mang trở về.
- Nếu tì-kheo không bệnh: không thể ăn một lần, thức ăn ngon đã hết.
- Nhận quá hai, ba bát, về đến trong tăng-già-lam: ra khỏi cửa nhà kia phạm tội đọa. Phương tiện sám hối phạm đột-kiết-la.
- Không chia cho các tì-kheo khác dùng: ăn một mình thì phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: hoặc không hỏi thức ăn của người phụ nữ đem về nhà chồng, thức ăn đi đường của khách buôn; hoặc không nói cho các tì-kheo khác biết; tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nhận hai, ba bát; hoặc vì bệnh mà nhận quá, hoặc đã hỏi, hoặc chia nhau, hoặc báo cho biết trú xứ của thôn, hoặc họ tự đem đến cho Tăng trong chùa thì được nhận, hoặc họ tự đem đến chùa ni thì được nhận; tất cả đều không phạm.
35. Giới Ăn No Đủ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật trụ tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Phật nói pháp ăn một lần. Các tì-kheo nghe lời Đức Phật dạy chỉ ăn năm loại thức ăn chính khiến no đủ. Sau đó, do ăn một lần mà các tì-kheo bị gầy còm, tiều tụy. Vì thế, Đức Phật cho phép người nuôi bệnh được phép ăn thức ăn dư của người bệnh. Ngài còn khai cho làm pháp dư thực. Nhưng vì có người tham thức ăn dư mà không biết pháp dư thực. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ăn đã đủ, hoặc khi thụ thỉnh, không làm pháp dư thực mà ăn nữa, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Hoặc khi thụ thỉnh: thức ăn: trong năm loại thức ăn, nếu ăn mỗi mỗi loại thức ăn, hoặc cơm, lương khô, cơm khô, v.v… ăn no rồi.
- Không làm pháp dư thực: tì-kheo kia mang thức ăn về tác pháp rằng: “Đại đức! Tôi đã ăn no rồi, biết cho, xem cho.” Đây là tác pháp dư thực. Vị tì-kheo kia nên lấy một ít để ăn. Ăn rồi nên nói với tì-kheo tác pháp rằng: “Tôi đã tác pháp xong, thầy nên lấy mà ăn.” Chứ vị tì-kheo kia không thể tự làm pháp dư thực.
- Không làm pháp dư thực mà ăn nữa, ba-dật-đề: trong đó, các hành động như đi, ở, ngồi, nằm đều ghi chép thành câu đầy đủ và trường hợp phạm, đầy đủ giống như luật.[68] Thức ăn khư-xà-ni gồm có năm loại như: rễ, lá, hoa, quả, dầu, vừng, đường đen, thức ăn được mài nhỏ. Tì-kheo kia đã ăn no, không làm pháp dư thực, được thức ăn và ăn, mỗi miếng phạm ba-dật-đề. Nếu ăn rồi, vì người mà làm pháp dư thực; hoặc biết người khác đã ăn no rồi làm pháp dư thực, tự tay cầm thức ăn tác pháp, cầm thức ăn đặt lên đất tác pháp, sai tịnh nhân làm pháp dư thực, tịnh nhân đã làm pháp dư thực trước rồi, lấy thức ăn không ngon phủ lên trên rồi làm pháp dư thực, nếu mang đi, đều thành pháp dư thực, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni và bốn chúng đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: thức ăn mà tưởng không phải thức ăn, không nhận tác pháp dư thực, và những trường hợp trái với những điều ngăn cấm trên. Hoặc bệnh không làm pháp dư thực, thức ăn dư của người, khong làm pháp dư thực; hoặc đã làm pháp dư thực; tất cả đều không phạm.
36. Giới Khuyến Khích Người Phạm Túc Thực
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật trú tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có hai anh em đều làm tì-kheo. Một người ham thích ăn uống, không biết túc thực, không túc thực; dư thực, không dư thực, hễ nhận được thức ăn là ăn. Vì thế, một vị tì-kheo bị chỉ trích lỗi lầm, nên ôm lòng thù hận. Một hôm, tì-kheo này biết vị tì-kheo kia đã ăn rồi, còn cưỡng ép ăn thêm, rồi quay lại chỉ trích tì-kheo kia. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết tì-kheo khác đã ăn đủ, hoặc thụ thỉnh, không làm pháp dư thực, mà ân cần mời ăn, nói rằng, ‘Trưởng lão hãy dùng món ăn này!’ chỉ vì mục đích muốn cho người khác phạm giới chứ không gì khác, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết không phạm.
- Tì-kheo khác đã ăn đủ: thức ăn thì có năm loại giống như trên đã nói.
- Hoặc thụ thỉnh: cũng có năm trường hợp giống như trên.
- Không làm pháp dư thực, mà ân cần mời ăn, nói rằng, ‘Trưởng lão hãy dùng món ăn này!’ chỉ vì mục đích… chứ không gì khác: nếu trước không biết, tưởng không ăn đủ, hoặc cho để bỏ, hoặc cho để cử pháp dư thực; hoặc sai người đem cho người; hoặc chưa làm pháp dư thực; bảo làm pháp dư thực; hoặc thức ăn dư của người bệnh; hoặc đã làm pháp dư thực, không khiến cho người khác phạm.
- Muốn cho người khác phạm giới: nếu tì-kheo nhận và ăn, mỗi mỗi miếng thì cả hai đều phạm tội đọa. Nếu được cho thức ăn, nhưng tì-kheo kia đem bỏ, hoặc nhận rồi đem cất, hoặc nhận rồi cho người khác. Nếu tì-kheo kia nhận rồi tác pháp dư thực. Nếu đem thức ăn của người bệnh muốn làm cho người khác phạm; hoặc đem thức ăn dư của người bệnh cho người khác; hoặc làm pháp dư thực rồi cho, vì muốn người khác phạm; giống như trường hợp ở trên; tất cả người cho đều phạm đột-kiết-la.
-Ba-dật-đề: tì-kheo-ni, bốn chúng v.v… đều phạm đột-kiết-la.
37. Giới Ăn Phi Thời
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại thành La-duyệt. Bấy giờ, nhân dân trong thành làm lễ tiết hội. Khi ấy, Thích tử Nan-đà, Bạt-nan-đà cùng đến xem kĩ nhạc và nhận thức ăn uống, đến tối mới trở về núi. Một hôm, cũng vào lúc trời nhá nhem tối, tì-kheo Ca-lưu-đà-di vào thành khất thực. Trong ánh chớp sấm sét người phụ nữ thấy tì-kheo Ca-lưu-đà-di hoảng hốt la lớn: Quỉ! Quỉ! Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nhận thức ăn phi thời và ăn, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Phi thời: thời là từ lúc mặt trời mọc đến giữa trưa. Đây là thời gian đúng pháp để ăn. Bốn châu thiên hạ cũng ăn như vậy. Phi thời là từ giữa trưa đến khi tướng sáng chưa xuất hiện.
- Nhận thức ăn: thức ăn thì có hai loại khư-xà-ni và bồ-xà-ni, mỗi thứ lại có năm loại giống như trên đã nêu.
- Và ăn, ba-dật-đề: tì-kheo nào nhận thức ăn phi thời và ăn, mỗi mỗi miếng phạm tội đọa. Nếu nhận và ăn thức ăn phi thời, quá phi thời, bảy ngày, quá bảy ngày đều phạm tội đọa. Nếu là thuốc trọn đời, không nhân duyên mà dùng thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: làm đường đen, phương pháp phải như vậy. Bấy giờ, có người bệnh, uống thuốc xổ. Hơn một ngày rồi, nấu lúa mạch, không để cho nó bể vỏ, lọc lấy nước uống và trường hợp thức ăn trong cổ ói ra mà nuốt lại, tất cả đều không phạm.
38. Giới Ăn Thức Ăn Dư Cách Đêm
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt-kì. Bấy giờ, tôn giả Ca-la vừa tọa thiền và hàng ngày cũng phải ôm bát vào thành khất thực. Một hôm, tôn giả suy nghĩ: “Phiền gì ta phải hằng ngày khất thực cho vất vả, chi bằng ta ăn những thức ăn được trước, thức ăn đang được thì mang về.” Bấy giờ, các tì-kheo trong các buổi tiểu thực và đại thực đều không thấy tôn giả Ca-la, nên chia nhau tìm kiếm. Khi ấy, tôn giả Ca-la trình bày đầy đủ nguyên nhân. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Đức Phật quở trách: “Ý của ông tuy thiểu dục, nhưng chúng sinh đời sau sẽ bắt chước làm theo.” Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ăn thức ăn cách đêm, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Thức ăn cách đêm: nhận hôm nay để đến ngày mai. Đối với tất cả sa-môn Thích tử đã thụ đại giới mà ăn thức ăn ấy thì đều không thanh tịnh.
- Thức ăn: có hai loại: đó là phi thực và chính thực. Thức ăn phi chính gồm các thứ: củ cho đến thức ăn được nghiền nhỏ vụn. Thức ăn chánh gồm các thứ: cơm, lương khô cho đến thịt v.v…
- Ăn: thức ăn đã qua một đêm mà ăn, mỗi miếng nuốt vào phạm tội đọa. Nếu ăn thức ăn phi thời, thức ăn bảy ngày, thức ăn quá hạn thì cũng phạm tội đọa. Thuốc dùng suốt đời, không bệnh mà uống phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: thức ăn nhận được ban đêm, đem cho cha mẹ, hay cho người làm tháp, tính giá bằng với công mà cho. Sau đó, tì-kheo khất thực xin được thức ăn từ người làm đó. Nếu bát bị nứt, thức ăn nhét vào chỗ nứt ấy, thì phải rửa đúng như pháp. Những thức ăn còn lại không ra được thì không phạm. Nếu ban đêm nhận được dầu, bơ để nhỏ mũi. Nếu khi nhỏ vào chảy xuống miệng thì nên nhả ra hết. Nếu còn sót lại thì không phạm.
39. Giới Ăn Thức Ăn Không Được Cho
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Xá-vệ. Bấy giờ những người trong thành vì cha mẹ v.v… qua đời mà sắm thức ăn uống thiết lễ cúng tế ở ngã tư đường, cho đến trong miếu thờ. Khi ấy, có tì-kheo đắp y phấn tảo đi khất thực. Tì-kheo ấy tự ý lấy thức ăn ấy và ăn. Vì thế, bị các cư sĩ chê cười. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cho vào miệng thức ăn, hoặc thuốc uống không được trao nhận, trừ nước và tăm xỉa răng, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Không được trao nhận: không trao cho thức ăn thì không được nhận. Nhận có năm trường hợp: tay trao tay nhận; tay trao dùng vật nhận; dùng vật trao tay nhận; hoặc dùng vật trao dùng vật nhận; hoặc hoặc từ xa dùng vật đưa qua, người trao và người nhận đều biết khoảng cách đó không có sự ngăn ngại, vật đó rơi được vào tay. Đó gọi là năm cách nhận.
Còn có năm cách nhận khác: cho qua thân nhận qua thân; cho qua y nhận qua y; cong tay lại để cho cong tay lại để nhận; dùng vật đựng để cho dùng vật đựng để nhận; hoặc có nhân duyên đặt dưới đất cho. Đó gọi là năm cách nhận.
- Thức ăn: thức ăn khư-xà-ni gồm các loại từ rễ cho đến thức ăn được nghiền nhỏ mịn. Ngoài ra còn có các loại thức ăn khác như: cơm, lương khô, cơm khô v.v…
- Hoặc thuốc uống: thức ăn xa-da-ni gồm: tô, du, sinh tô, mật, thạch mật.
- Cho vào miệng: nếu thức ăn không được cho mà tự lấy cho vào miệng mỗi mỗi miếng phạm tội đọa. Nếu ăn thức ăn phi thời, thức ăn bảy ngày, hoặc quá hạn cũng phạm tội đọa. Nếu là thuốc trọn đời không có nhân duyên mà nhận và uống thì phạm đột-kiết-la.
- Trừ nước và tăm xỉa răng, ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: hoặc lấy nước sạch và tăm xỉa răng, nếu không được trao nhận sữa, dầu nhỏ vào mũi rồi nhổ ra hết, còn dư lại thì không phạm. Hoặc tì-kheo khất thực gặp lúc chim ngậm thức ăn bay, hoặc gió thổi rơi vào trong bát, muốn trừ bỏ thức ăn ấy, cho đến chỉ dùng một móng tay để trừ bỏ, nếu còn dư lại thì đều không phạm.
40. Giới Đòi Hỏi Thức Ăn Ngon
a. Duyên khởi
Một thời, dức Phật ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Bạt-nan-đà có một thương chủ làm đàn-việt. Một hôm, tì-kheo Bạt-nan-đà đi khất thực, rồi đến nhà thương chủ: “Tôi muốn được thức ăn đủ vị.” Người thương chủ kia hỏi lại: “Đại đức có bệnh gì mà cần loại thức ăn ấy?” Tì-kheo Bạt-nan-đà đáp: “Tôi không có bệnh, chỉ muốn loại thức ăn ấy thôi.” Vì thế bị người thương chủ kia chê cười. Các thầy tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, được các loại thức ăn ngon như sữa, bơ, cá, thịt, tì-kheo nào không bệnh, với thức ăn như vậy, chỉ vì tự thân đòi hỏi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Bệnh: cho đến không đủ sức để ăn xong một bữa.
- Chỉ vì tự thân đòi hỏi, ba-dật-đề: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: người bệnh tự xin, xin cho người bệnh, được và ăn. Hoặc mình xin cho người, hoặc người xin cho mình, hoặc không xin mà được, tất cả đều không phạm.
41. Giới Cho Ngoại Đạo Ăn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật dẫn chúng đệ tử từ nước Câu-tát-la du hành đến nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật và chúng Tăng được nhiều bánh và thức ăn. Khi ấy, Đức Phật bảo tôn giả A-nan chia cho những người đi xin. Tôn giả A-nan đem hai cái bánh dính lại cho người nữ. Lại có một ngoại đạo cũng được thức ăn. Có người hỏi người ngoại đạo kia được thức ăn ở đâu, người kia nói: “Xin được của một cư sĩ trọc đầu.” Lúc ấy, Đức Phật cho tập hợp Tăng nói rõ những điều đã nghe được. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, tự tay cho thức ăn ngoại đạo nam hoặc nữ, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ngoại đạo nam hoặc nữ: là người lõa hình dị học. Bà-tư-ba-la-xà: là người xuất gia với chúng ngoại đạo ấy.
- Tự tay: nếu muốn cho thì hoặc để trên đất cho, hoặc sai người cho.
- Thức ăn cho: thức ăn khư-xà-ni là loại thức ăn bằng rễ, củ, cho đến các loại thức ăn nghiền nhỏ mịn. Thức ăn có năm loại giống như trên đã nói.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: để dưới đất mà cho, hoặc sai người cho, hoặc dâng cho cha mẹ, cho người làm tháp, khác với người làm phòng, phải tính công và giá trị của thức ăn mà cho; hoặc bị thế lực cưỡng bức, chiếm đoạt lấy đi, thì đều không phạm.
42. Giới Trước Và Sau Bữa Ăn Đến Nhà Người Khác
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành có một trưởng giả vì tì-kheo Bạt-nan-đà mà cúng dường thức ăn cho Tăng. Lúc ấy, sắp qua giờ ăn mới đến nhà thụ thực, nên các tì-kheo ăn xong nhưng vẫn chưa no. Lại một lần, trong thành La-duyệt có một vị đại thần được trái cây, rồi đưa cho tì-kheo Bạt-nan-đà phân chia cho Tăng. Lúc ấy, sau bữa ăn tì-kheo Bạt-nan-đà đến nhà người khác. Các thầy tì-kheo đem hai lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, trước đã nhận lời mời, trước bữa ăn hay sau bữa ăn đến nhà khác mà không báo cho tì-kheo khác, trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là lúc bệnh, thời gian may y, thời gian thí y. Đó là những trường hợp đặc biệt.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Trước bữa ăn: từ khi bình minh xuất hiện đến khi ăn.
- Sau bữa ăn: từ khi ăn cho đến giữa ngày.
- Nhà: là nơi có nam, có nữ ở.
- Không báo cho tì-kheo khác: nếu ở riêng một phòng thì báo cho tì-kheo ở gần biết. Cùng ở chung trong cùng một cương giới.
- Trừ trường hợp đặc biệt, ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là lúc bệnh: giống như trên đã nói.
- Thời gian may y: như trên.
- Thời gian thí y: sau ngày tự tứ, nếu không thụ y ca-thi-na thì được một tháng, có thụ y ca-thi-na y thì được năm tháng. Ngoài thời gian này ra, những lúc khác, khuyến hóa cúng thức ăn và thí y đều thuộc về thời gian thí y.
- Đó là những trường hợp đặc biệt: tì-kheo kia trước đó đã nhận được lời mời, trước sau bữa ăn không báo cho tì-kheo khác biết mà đến nhà người khác, khi vừa bước đến cửa phạm tội đọa. Những trường hợp khác phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: như những trường hợp được khai ở trên đã nói: báo cho tì-kheo khác biết; hoặc không có tì-kheo, nên không báo; đến chỗ nhà kho, tụ lạc, phòng bên cạnh; hoặc đến chùa ni, đến dặn nhà bạch y; hoặc nơi có nhiều nhà, trải tọa cụ thỉnh tì-kheo. Nếu gặp nạn duyên thì được khai cho.
43. Giới Ăn Rồi Cố Ngồi Trong Nhà
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di, khi còn ở đời có quen với vợ của một người kia. Người vợ ấy tên là Trai Ưu-bà-tư. Cả hai người đều xinh đẹp, nên đều có ý với nhau. Sau đó, tôn giả Ca-lưu-đà-di đến nhà họ. Khi ấy, vợ của người kia trang điểm thân hình và được người chồng rất yêu quí. Lúc ấy, tì-kheo Ca-lưu-đà-di đã ăn xong mà vẫn ngồi lại mãi không chịu đi. Vì thế, người chồng nổi giận bỏ đi. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ở trong nhà ăn có vật báu, cố ngồi lại, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Thức ăn: người nam lấy người nữ làm thức ăn, người nữ lấy người nam làm thức ăn.
- Nhà: giống như trên.
- Có vật báu: là các thứ: xa cừ, mã não, trân châu, hổ phách, kim ngân.
- Cố ngồi lại: nếu duỗi cánh tay mà đụng cửa thì được ngồi.
- Ba-dật-đề: nếu bị mù mà không điếc, điếc mà không mù thì đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nếu trong nhà ăn có vật báu mà ngồi ở chỗ có thể duỗi tay đụng cửa; hoặc có hai tì-kheo làm bạn; hoặc có người quen; hoặc có người khách ở một chỗ nào đó; hoặc không mù, không điếc; hoặc chỉ đi ngang qua mà không dừng lại; hoặc vì phát bệnh ngã xuống đất; hoặc bị thế lực bắt; hoặc bị trói; hoặc bị mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.
44. Giới Ngồi Ở Chỗ Khuất Trong Nhà Ăn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di suy nghĩ: “Ở giới trước Đức Phật cho phép được ngồi duỗi tay đụng cửa”, nên tôn giả cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi ở sau cánh cửa trò chuyện. Các tì-kheo nghe tiếng họ trò chuyện liền chê trách, rồi đem việc ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, trong nhà ăn, có vật báu mà ngồi ở chỗ khuất, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Trong nhà ăn, có vật báu: đều giống như giới trên.
- Chỗ khuất: hoặc cây, tường, vách, rào, gác, y và những vật khác ngăn che.
- Ba-dật-đề: hoặc trong nhà ăn ngồi chỗ duỗi tay đụng cửa để cho tì-kheo khất thực có thể nhìn thấy. Ngoài ra, những trương hợp khác, điều kiện được khai, đều giống như giới trên.
45. Giới Một Mình Ngồi Với Người Nữ Nơi Đất Trống
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi ở chỗ đất trống. Khi ấy, có tì-kheo khất thực đi ngang qua thấy vậy liền chê trách Ca-lưu-đà-di. Sau khi về đến tinh xá, tì-kheo kia trình bày hết cho tì-kheo khác biết. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, một mình ngồi với người nữ tại chỗ trống, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Một mình: một người nữ và một tì-kheo.
- Với người nữ: người nữ có trí tuệ, còn sống.
- Ngồi tại chỗ trống: là chỗ có thể nhìn thấy, có thể nghe tiếng nói.
- Ba-dật-đề: phần phạm và không phạm đều giống như giới trước.
46. Giới Đuổi Người Khác Ra Khỏi Làng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Bạt-nan-đà vì tranh cãi với một tì-kheo khác, nên ôm hận trong lòng. Một hôm, Bạt-nan-đà dẫn tì-kheo kia vào trong thành, đến vùng không có thức ăn. Khi ấy, Bạt-nan-đà dự tính biết: “Nếu tì-kheo này về đến tinh xá Kì-hoàn thì cũng đã quá ngọ.” Nghĩ như vậy rồi, Bạt-nan-đà mắng tì-kheo kia: “Ông là người đại ác, làm cho tôi không được thức ăn, ông nên đi khỏi đây mau!” Vì vậy mà tì-kheo kia khi về đến Kì-hoàn không nhận được thức ăn, nên đành phải nhịn đói. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói với tì-kheo khác như thế này: “Đại đức, hãy cùng tôi đến tụ lạc, tôi sẽ cho Đại đức thức ăn.” Tì-kheo ấy cuối cùng không cho tì-kheo kia thức ăn, còn nói: “Trưởng lão hãy đi chỗ khác nhanh lên! Nếu tôi với thầy ở chung một chỗ hoặc ngồi, hoặc nói chùng thì không an lạc. Tôi ngồi một mình, tôi nói chuyện một mình lại an lạc.” Chỉ với mục đích ấy, chứ không gì khác, tìm cách đuổi người khác đi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Tụ lạc: có bốn loại thôn giống như trên.
- Thức ăn: đó là thời thực.
- Tì-kheo ấy cuối cùng không cho tì-kheo kia thức ăn, còn nói: “Trưởng lão hãy đi chỗ khác nhanh lên! Nếu tôi với thầy ở chung một chỗ hoặc ngồi, hoặc nói chùng thì không an lạc. Tôi ngồi một mình, tôi nói chuyện một mình lại an lạc.” Chỉ với mục đích ấy: hoặc tìm cách bỏ chỗ thấy đến chỗ nghe phạm đột-kiết-la; hoặc đến chỗ không nghe mà thấy cũng phạm đột-kiết-la; lìa chỗ thấy và nghe mới phạm tội đọa.
- Chứ không gì khác, tìm cách đuổi người khác đi, ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: trao cho thức ăn rồi bảo đi; hoặc bệnh; hoặc không có oai nghi, người thấy không vui, nên nói: “Thầy đi! Tôi tự sẽ mang thức ăn đến cho thầy.” Hoặc người kia phá giới v.v… hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, tìm cách đuổi đi, không vì hiềm giận, đều không phạm.
47. Giới Xin Thuốc Quá Hạn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở tại nước Thích-súy-sấu. Bấy giờ, Ma-ha-nam thỉnh Tăng đến cung cấp thuốc. Khi ấy nhóm sáu thầy tì-kheo chê thuốc cũ. Rồi họ cùng nhau đến nhà Ma-ha-nam xin loại thuốc hiếm có. Ma-ha-nam vì họ ra chợ mua nhưng vẫn không có. Vì tìm mua không có nên bị nhóm sáu thầy tì-kheo nhục mạ. Bị nhục mạ, Ma-ha-nam thệ không cung cấp thuốc cho Tăng nữa. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, không bệnh, được nhận thuốc thỉnh cầu cúng dường bốn tháng, nên nhận, nếu nhận quá, ba-dật-đề. Trừ thường thỉnh, thỉnh trở lại, thỉnh chia phần, thỉnh trọn đời.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Bốn tháng: bốn tháng mùa hạ.
- Cúng dường thuốc: nhân duyên nguyện cung cấp thuốc.
- Không bệnh: tì-kheo bị bệnh thầy thuốc chỉ định uống những loại thuốc đó.
- Nên nhận, nếu nhận quá: nếu là thuốc để cách đêm phải chia đều, bốn tháng mùa hạ nên nhận. Nếu thuốc để cách đêm không chia đều thì tùy thời thí nên nhận. Không kể là thuốc phân chia.
- Trừ thường thỉnh: thí chủ thưa: “Tôi nguyện thường xuyên cúng dường thuốc.”
- Thỉnh trở lại: thí chủ đã nói không cúng dường thuốc rồi, nhưng sau đó xin phát nguyện cúng dường thuốc trở lại.
- Thỉnh chia phần: thí chủ đem thuốc đến tăng-già-lam cúng rồi phân chia.
- Thỉnh trọn đời: thí chủ thưa: “Tôi xin cúng dường thuốc trọn đời.”
- Ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: khai giống như trên.
48. Giới Xem Quân Trận
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tại một vùng nọ trong nước nhân dân phản loạn, nhà vua phải đích thân thống lãnh sáu loại quân để chinh phạt. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo đến đó xem quân trận. Vua Ba-tư-nặc thấy vậy không vui. Rồi vua Ba-tư-nặc gửi cho nhóm sáu thầy tì-kheo một túi đường phèn nhờ dâng lên Đức Phật và nhân danh ông lễ bái Phật. Khi nhóm sáu thầy tì-kheo đến chỗ Phật, trình bày hết những chuyện đã xảy ra. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đi xem quân trận, trừ nhân duyên hợp thời, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Đi xem quân trận: Trận: hoặc chiến, hoặc đấu. Quân: cho đến một quân ngựa, một quân xe, một quân bộ.
- Trừ nhân duyên hợp thời: hoặc cần phải có mặt thì nên bạch; hoặc được mời gọi.
- Ba-dật-đề: nếu không tránh qua bên đường thì phạm đột-kiết-la. Từ thấp đến cao, từ đường đến chẳng phải đường, không thấy phạm đột-kiết-la. Phương tiện không thấy cũng như vậy. Nếu thấy phạm tội đọa.
- Trường hợp không phạm: hoặc có việc cần đến; hoặc được mời đến; hoặc bị thế lực bắt dẫn đến; hoặc mình đi trước ở phía trước quân trận đi phía sau; tránh qua bên lề đường; hoặc đường thủy, đường bộ bị chia cắt, nạn ác thú, nạn giặc cướp, nước lụt; hoặc bị thế lực bắt trói; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… không tránh bên lề đường thì không phạm.
49. Giới Ngủ Trong Quân
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo có nhân duyên đến trong quân trận và ngủ lại. Khi ấy, các cư sĩ nói: “Chúng ta vì ái dục nên ngủ đêm ở nơi đây. Còn các sa-môn ở lại đây để làm gì?” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, có nhân duyên được phép đến trong quân trận, ngủ lại hai, ba đêm, nếu qua, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Trường hợp không phạm: được ngủ hai đêm, đến hết đêm thứ ba, khi bình minh chưa xuất hiện mà đi ra khỏi quân trận, rời khỏi nơi mắt thấy, tai nghe. Hoặc đường nước, đường bộ bị chia cắt; hoặc bị mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… nên không rời khỏi quân trận, thì không phạm.
50. Giới Xem Quân Đội Chiến Đấu
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo có nhân duyên ở lại trong quân trận xem sức chiến đấu giữa các bên. Trong số sáu người họ có người bị tên bắn trúng. Các người bạn dùng y băng bó rồi khiêng về. Các cư sĩ thấy vậy cho là lạ. Các tì-kheo biết được việc ấy nên bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, ở trong quân trại hai, ba đêm, hoặc khi xem quân đội chiến đấu, hoặc xem thế lực quân bộ, quân voi, quân ngựa, ba-dật-đề.
Những điều phạm, không phạm, khai đều giống như giới trước.
51. Giới Uống Rượu
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Chi-đà. Bấy giờ, Sa-già-đà làm thị giả cho Phật. Một hôm, Sa-già-đà đến ngủ tại phòng của Phạm chí bện tóc. Trong căn phòng ấy có con rồng độc. Đêm hôm đó, Sa-già-đà đã hàng phục được con rồng độc. Sáng hôm sau, có người đem việc ấy tâu với vua nước Câu-thiểm-di. Sau đó, Sa-già-đà du hóa đến nước kia và được vua cúng cho thức ăn ngon và rượu đen. Sa-già-đà ăn uống no đủ, say nằm giữa trên đường. Đức Phật biết việc, sau khi nói mười lỗi và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, uống rượu, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Uống rượu: rượu nấu từ cây, rượu nấu từ lúa tẻ, rượu nấu từ gạo, rượu nấu từ đại mạch; hoặc các phương pháp biến chế rượu khác, đều gọi là rượu.
- Ba-dật-đề: hoặc những thứ chẳng phải rượu nhưng có sắc rượu, hương rượu, vị rượu, đều không được uống. Hoặc nấu rượu, pha rượu, ăn, uống tât cả đều phạm tội đọa. Nếu uống vị ngọt của rượu, uống vị chua của rượu, ăn men rượu, hèm rượu, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Rượu mà khởi ý tưởng là rượu; rượu mà nghi là rượu; rượu mà không có ý tưởng là rượu, đều phạm tội đọa.
- Trường hợp không phạm: nếu có bệnh, những thuốc khác trị không khỏi, lấy rượu làm thuốc; hoặc lấy rượu thoa vết thương, tất cả đều không phạm.
52. Giới Đùa Giỡn Trong Nước
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm mười bảy tì-kheo đùa giỡn trong sông A-kì-la-bà-đề tạt nước qua lại với nhau. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc và phu nhân Mạt-lợi đang ở trên lầu cao nhìn thấy vậy, vua nói với phu nhân Mạt lợi: “Nàng nhìn xem những người mà nàng tôn thờ kìa!” Phu nhân tâu: “Đó là những người trẻ tuổi mới xuất gia; hoặc những người lớn tuổi nhưng si không biết gì.” Rồi bà khéo léo sai người mang gói đường phèn đến cúng dường Phật và trình bày mọi việc đã xảy ra. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đùa giỡn trong nước, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Đùa giỡn trong nước: buông lung theo ý muốn, từ bờ này bơi qua bờ kia, thuận dòng, nghịch dòng, hoặc lặn chỗ này nổi lên chỗ kia, hoặc dùng tay vẽ trên nước, hoặc tạt nước qua lại với nhau. Cho đến, dùng bình bát đựng đầy nước để đùa giỡn.
- Ba-dật-đề: ngoài nước ra, hoặc dùng sữa, rượu đắng, nước vo gạo, đựng trong đồ để đùa giỡn, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc trên đường đi phải lội qua sống; hoặc từ bờ này đến bờ kia; hoặc kéo tre, gỗ, nong thuận dòng, nghịch dòng, lên trên, xuống dưới; hoặc lấy đá, cát; hoặc vì mất vật nên phải lặn xuống đáy để tìm; hoặc lặn chỗ này nổi chỗ kia; hoặc học bơi nên phải dang tay quạt nước; tất cả đều không phạm.
53. Giới Thọc Cù Nôn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, một người nhóm sáu thầy tì-kheo thọc léc một người trong nhóm mười bảy thầy tì-kheo, đến nỗi khiến vị kia chết. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, dùng ngón tay thọc léc nhau, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ngón tay: tay và chân có mười ngón.
- Thọc léc nhau, ba-dật-đề: ngoài ngón tay, ngón chân ra, nếu dùng gậy, phất trần, cây gài cửa, và những vật khác để thọc léc thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: không cố ý làm; hoặc đang ngủ cần xúc chạm để đánh thức; hoặc ra vào tới lui; hoặc quét đất đụng phải; hoặc đầu gậy chạm phải người khác, tất cả đều không phạm.
54. Giới Không Nghe Lời Can Gián
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-thiểm-tì. Bấy giờ, Xiển-đà sắp phạm giới, các tì-kheo can gián: “Thầy chớ có ý nghĩ như vậy. Thầy không nên như vậy.” Mặc dù vậy, Xiển-đề vẫn không nghe lời can gián của các tì-kheo nên phạm các tội. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, không nhận lời can gián, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Không nhận lời can gián, ba-dật-đề: nếu người khác can ngăn, bảo chớ làm những điều không nên làm như vậy, nhưng người ấy vẫn cố làm, nên phạm căn bản. Vì không nghe theo lời phạm đột-kiết-la. Nếu tự biết mình làm như vậy là sai, nhưng vẫn cố làm, nên phạm căn bản. Vì không nghe theo lời phạm ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: nếu người vô trí đến can ngăn, thì nên nói với người ấy: “Ông nên hỏi thầy hòa thượng của ông và học hỏi, tụng kinh thêm, để biết pháp can gián.” Hoặc can gián thì nên nghe theo; hoặc giỡn cười; hoặc nói một mình; hoặc nói trong mộng; hoặc muốn nói việc này lại nói việc kia; tất cả đều không phạm.
55. Giới Dọa Nhát Tì-Kheo
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Ba-la-lê-tì. Bấy giờ, Na-ca-ba-la đứng hầu hai bên Đức Phật. Theo pháp thường của các Đức Phật, nếu khi đang đi kinh hành, người cúng dường đứng đầu con đường kinh hành. Khi ấy, tì-kheo Na-ca-ba-la biết đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm đã qua nên thỉnh Phật trở về. Nhưng Đức Phật vẫn im lặng. Thấy vậy, Na-ca-ba-la kéo ngược y câu-chấp trùm lên đầu để dọa Phật. Sáng hôm sau, Đức Phật cho tập hợp Tăng. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, dọa tì-kheo khác, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Dọa tì-kheo khác, ba-dật-đề: hoặc dùng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp để dọa người sợ. Người kia sợ hay không sợ đều phạm tội đọa. Người kia không biết thì phạm đột-kiết-la. Hoặc nói sắc, thanh, v.v… và sáu trần để dọa sợ người, nói rõ ràng phạm ba-dật-đề; nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc ngồi chỗ tối không có lửa; hoặc ở chỗ nhà vệ sinh, rồi cho là thú dữ nên sợ hãi. Cho đến nghe tiếng người đi, tiếng ho, tiếng va chạm rồi sinh sợ hãi. Hoặc dùng sắc v.v… chỉ cho người, nhưng không có ý làm cho người sợ. Hoặc thật có tướng như vậy; hoặc mộng thấy sẽ chết, bỏ đạo, mất vật dụng, hòa thượng, cha mẹ bệnh nặng, hoặc chết, rồi nói cho người kia biết. Hoặc nói giỡn, hoặc nói lầm; tất cả đều không phạm.
56.Giới Nửa Tháng Tắm Quá Lần
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt-kì. Ở đó, có vườn trúc, trong vườn có một cái ao. Bấy giờ, vua Bình-sa cho phép các tì-kheo thường đến ao đó tắm. Một hôm, vào lúc cuối đêm rồi mà nhóm sáu thầy tì-kheo còn đến ao tắm. Cùng lúc ấy, vua cùng với thể nữ cũng đến ao tắm nên gặp nhau. Cho nên, vua không tắm được. Vì thế, các vị đại thần chê bai và nổi giận. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo, nửa tháng nên tắm một lần; tì-kheo không có bệnh phải tuân thủ, nếu tắm quá, trừ thời gian khác, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt là thời gian nóng bức, khi bệnh, lúc làm việc, khi mưa gió, lúc đi đường, đó là những trường hợp đặc biệt.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Nửa tháng nên tắm một lần: còn trong thời gian nửa tháng mà tắm thì gọi là quá.
- Tì-kheo không có bệnh phải tuân thủ, nếu quá, trừ thời gian khác, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt là thời gian nóng bức: bốn mươi lăm ngày cuối mùa xuân và một tháng đầu mùa hạ là thời gian nóng bức.
- Khi bệnh: cho đến thân thể bị hôi nhơ gọi là bệnh.
- Lúc làm việc: cho đến chỉ quét dọn phía trước phòng.
- Khi mưa gió: cho đến một cơn gió xoáy, một giọt mưa rơi dính thân.
- Lúc đi đường: cho đến đi nửa do-tuần, hoặc đi tới, đi lui.
- Đó là những trường hợp đặc biệt: nếu người kia tắm quá, kể cả chỉ tắm khắp thân, một nửa thân đều phạm tội đọa; phương tiện rồi sinh hối hận phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: như những nhân duyên được khai đã nói ở trên thì được tắm nhiều lần; hoặc bị thế lực cưỡng bức phải tắm, tất cả đều không phạm.
57. Đốt Lửa Ở Chỗ Đất Trống
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Khoáng-dã. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo bàn với nhau: “Trước mặt Thượng tọa chúng ta không được tùy ý nói năng.” Rồi họ liền ra chỗ đất trống gôm củi, cỏ đốt lửa hướng về phía Thượng tọa. Khi ấy trong gốc cây có con rắn độc bị khói lửa xông nóng nên bò ra. Nhóm sáu thầy tì-kheo thấy rắn bò tới hoảng sợ ném lửa tung tóe, nên làm cháy giảng đường của Phật. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, không bệnh, vì mình tự nhóm lửa nơi đất trống, hoặc sai người nhóm, ba-dật-đề. Trừ có nhân duyên.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Không bệnh: người bệnh cần lửa để sưởi ấm thân.
- Vì mình tự nhóm lửa nơi đất trống, hoặc sai người nhóm, ba-dật-đề. Trừ có nhân duyên: người kia ở chỗ đất trống hoặc lấy cỏ, lá cây, nhánh, lá, sợi gai, sô ma, hoặc phân bò, cám, trấu… dùng để nhóm lửa phạm ba-dật-đề. Nếu lấy lửa để lên trên cỏ, cây cho đến trấu… cũng phạm tội đọa. Nếu lấy những nhiên liệu đã bị cháy nám một nửa ném vào trong lửa và đốt than thì phạm đột-kiết-la. Nếu không báo cho người đối diện: “Người xem cho, biết cho!” thì cũng phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nói với người đối diện: “Biết cho, xem cho!” Hoặc người bệnh tự đốt, hoặc sai người đốt. Hoặc có nhân duyên chăm sóc người bệnh, nấu cháo, nấu canh, nấu cơm. Hoặc ở trong nhà bếp, ở trong phòng tắm; hoặc xông bát; hoặc nấu thuốc nhuộm y; hoặc đốt đèn, đốt hương, tất cả đều không phạm.
58. Giới Cất Giấu Y, Vật Của Người Khác
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng thụ thực vào sáng ngày mai. Khi ấy nhóm mười bảy thầy tì-kheo mang y bát, tọa cụ, ống đựng kim để một bên rồi thong thả kinh hành chờ đến giờ ăn. Lúc ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo rình ở sau lưng rồi lấy y, vật của những người kia giấu. Các tì-kheo xét biết, rồi đem lỗi đó bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, giấu y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của tì-kheo khác, hoặc tự mình giấu, hoặc bảo người giấu, cho đến giỡn chơi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Trường hợp không phạm: nếu biết tướng thể vật của người kia và vì quen biết nhau nên lấy cất; hoặc để ở nơi đất trống; hoặc vì sợ gió thổi, mưa thấm ướt mà lấy cất; hoặc người chủ của vật vứt bỏ y, vật lung tung, vì muốn cảnh giới họ nên lấy cất. Hoặc mượn y của người khác mà người kia không thu xếp, vì sợ mất nên lấy cất; hoặc vì y, bát và các vật ấy có thể dẫn đến mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v… nên lấy cất; tất cả đều không phạm.
59. Giới Tự Tiện Dùng Y Không Hỏi Chủ
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo thật lòng cúng y cho tì-kheo quen thân rồi. Sau đó, không nói với chủ nhân mà lấy mặc. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, dức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đã cho y cho tì-kheo, tì-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni, về sau không nói với người chủ mà lấy lại mặc, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Trường hợp không phạm: thật lòng cúng, nói với người chủ; triển chuyển thí; tùy ý lấy mặc, tất cả đều không phạm.
60. Giới Mặc Y Mới
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy mặc y trắng mà đi. Vì thế, bị hàng cư sĩ cơ hiềm là không có chính pháp, ăn mặc như vua, đại thần. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nhận được y mới, tùy ý sử dụng một trong ba màu hoặc là xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan nên làm cho hoại sắc; nếu không mà cho hoại sắc bằng ba thứ hoặc xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan, mà mặc nguyên y mới, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Nhận được y mới: hoặc bản chất là y mới; hoặc mới nhận được từ người.
- Tùy ý sử dụng một trong ba màu hoặc là xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan nên làm cho hoại sắc: Luật chú thích rằng: “Ở đây nói tịnh là, hoặc nhuộm làm màu gọi là tịnh. Nếu y đã thành tịnh sắc rồi thì nên lấy những vật khác có màu khác đập lên một chỗ làm dấu để nhận biết cũng gọi là tịnh. Từ đây về sau hoặc là y, hoặc chẳng phải y, thì đó là vật không được dùng, đều phải làm dấu để nhận biết rồi mới cất chứa. Nói ‘trùng’ là chỉ cho thảm, nệm bằng lông. Đó là một lớp bên trong y.
- Nếu không mà cho hoại sắc bằng ba thứ hoặc xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan, mà mặc nguyên y mới, ba-dật-đề: tì-kheo kia nhận được y mà không nhuộm làm thành ba loại màu như đã nêu mà cất chứa liền thì phạm tội đọa. Nếu được y kép không làm pháp điểm tịnh mà cất chứa thì phạm đột-kiết-la. Nếu không phải y, túi đựng bát, túi đựng giày, túi đựng kim chỉ, dây ngồi thiền, dây buộc lưng, khăn bịt đầu, cái bít tất, khăn lau mồ hôi, khăn gói giày dép, không làm pháp tịnh mà cất chứa thì phạm đột-kiết-la. Nếu đem y chưa làm pháp điểm tịnh gửi ở nhà bạch y thì phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: nhận được vải trắng nhuộm làm thành ba màu. Ngoài ra được y kép, y đơn cho đến các loại khăn tác tịnh rồi mới cất chứa, thì không phạm.
61. Giới Cố Ý Giết Súc Sinh
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di không thích thấy quạ, nên làm cung tre bắn chúng, cho đến bắn xác quạ chất thành đống lớn trong tăng-già-lam. Khi ấy hàng cư sĩ đến tăng-già-lam lễ bái thấy vậy cùng nhau cơ hiềm. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cố ý đoạn mạng sống loài vật, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cố ý: bấy giờ các tì-kheo sau khi ngồi thiền đứng dậy đi lại đạp chết các loại côn trùng nhỏ nhít; nên hoặc có người làm pháp sám hối ba-dật-đề; hoặc có người sợ phạm giới; Đức Phật dạy: “Không biết thì không phạm.”
- Đoạn: hoặc tự tay đoạn, hoặc bảo người đoạn.
- Mạng loài vật: là loài không có khả năng biến hóa.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni cũng phạm như tì-kheo. Các trường hợp khai, giống như giới giết người.
62. Giới Uống Nước Có Trùng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo lấy nước có tạp trùng uống và sử dụng. Hàng cư sĩ thấy vậy cơ hiềm. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết nước có tạp trùng mà uống hoặc dùng, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết có trùng thì không phạm.
- Nước: ngoài nước ra, tạp trùng trong chất lỏng, trong giấm, trong sữa trong, trong nước lúa mạch mà uống hoặc sử dụng, đều phạm ba-dật-đề.
- Có tạp trùng mà uống hoặc dùng, ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: trước không biết, hoặc tưởng không có trùng, hoặc trùng lớn khi khua động nước thì chúng tránh đi, hoặc lọc nước rồi mới uống, sử dụng; tất cả đều không phạm.
63. Giới Làm Tì-Kheo Nghi Ngờ Và Buồn Phiền
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm mười bảy thầy tì-kheo hỏi nhóm sáu thầy tì-kheo: “Thế nào là vào sơ thiền?” Cho đến, thế nào thế nào đắc quả A-la-hán?” Nhóm sáu thầy tì-kheo trả lời: “Những gì các thầy vừa hỏi, thì đã phạm ba-la-di rồi.” Sau đó, nhóm mười bảy thầy tì-kheo đến hỏi một tì-kheo khác về việc đó, và vị tì-kheo ấy khiển trách nhóm mười sáu thầy tì-kheo. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, cố ý gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác, khiến cho không an tâm, dù chỉ trong chốt lát, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Cố ý: Lúc bấy giờ có số đông tì-kheo thường tập họp tại một chỗ cùng nhau bàn luận về pháp. Trong số đó có một tì-kheo bỏ đi. Sau khi đi rồi, vị ấy khởi tâm nghi ngờ, cho rằng: “Các vị tì-kheo kia đã làm cho tôi nghi ngờ.” Đức Phật dạy: “Không cố ý làm thì không phạm.”
- Gieo nghi ngờ hoang mang cho người khác: nghi ngờ là: hoặc là nghi ngờ về sự sinh, về tuổi tác, về thụ giới, về yết-ma, về phạm, về pháp.
- Khiến cho không an tâm, dù chỉ trong chốt lát, ba-dật-đề: Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: việc ấy thật như vậy; không cố ý. Người kia không phải sinh vào khoảng thời gian ấy. Sợ sau này họ nghi ngờ và hối hận, vô cớ mà để cho họ nhận sự cúng dường của người khác, hoặc nhận sự kính lễ của đại tì-kheo nên nói: “Không phải thầy sinh vào khoảng thời gian đó, vì so với thời gian sinh của người khác, nên biết được không phải thầy sinh trong khoảng thời gian ấy.”
Việc ấy thật là như thế. Người kia không phải đã được chừng ấy tuổi. Vì sợ sau này họ sinh nghi ngờ, hối hận, vô cớ nhận lợi dưỡng, kính phụng của người khác, nên nói: “Thầy chưa được chừng ấy tuổi, vì so với những tì-kheo khác, nên biết thầy chưa được chừng ấy tuổi.”
Việc ấy sự thật là như vậy. Nếu chưa đủ hai mươi tuổi, ở trong nội giới biệt chúng, sợ sau này họ sinh nghi ngờ, hối hận, vô cớ nhận sự cúng dường, kính lễ của người khác, nên phải nói cho người kia biết để họ trở về vị trí cũ và thụ giới lại.
Việc ấy sự thật là như vậy. Vì bạch không thành, yết-ma không thành, phi pháp biệt chúng. Vì sợ sau này họ sinh nghi ngờ, hối hận, vô cớ nhận sự cúng dường, kính lễ của người khác, nên nói để người kia biết trở về vị trí cũ và thụ giới lại.
Việc ấy sự thật là như vậy. Người ấy phạm ba-la-di cho đến phạm ác thuyết, vì sợ sau này họ nghi ngờ, hối hận, vô cớ nhận sự cúng dường của người khác, nhận sự lễ kính của tì-kheo giữ giới. Vì muốn cho họ biết và sám hối như pháp, nên nói cho biết họ đã phạm ba-la-di cho đến phạm ác thuyết.
Hoặc vì người tính cạn cợt, không biết nói năng, nên nói: “Thấy nói như thế là tự xưng mình được pháp thượng nhân.” Hoặc nói sai, hoặc nói đùa; tất cả đều không phạm.
64. Giới Che Giấu Tội Của Tì-Kheo
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Bạt-nan-đà quen thân với một tì-kheo khác. Nhưng vì tì-kheo Bạt-nan-đà nhiều lần phạm giới, nên mới đến nói với tì-kheo kia: “Thầy chớ nói cho người khác biết!” Sau đó, tì-kheo Bạt-nan-đà mâu thuẫn với tì-kheo kia. Vì vậy, tì-kheo kia đến nói với các tì-kheo là Bạt-nan-đà phạm tội. Các tì-kheo hỏi: “Sao giờ ông mới nói”? Tì-kheo kia nói: “Vì không nhịn chịu được nữa nên nói.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, đã biết tì-kheo khác phạm thô tội mà che giấu, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: nếu không biết thì không phạm.
- Tì-kheo khác phạm thô tội: bốn tội ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa.
- Che giấu: nếu tì-kheo này biết tì-kheo khác phạm thô tội, biết vào lúc tiểu thực đến lúc ăn xong mới nói; hoặc ăn xong mới biết đến đầu mới nói; hoặc biết lúc đầu đêm đến giữa đêm mới nói; tất cả đều phạm đột-kiết-la. Hoặc biết lúc giữa đêm đến cuối đêm muốn nói nhưng không nói, đến khi minh tướng xuất hiện thì phạm ba-dật-đề. Trừ thô tội, che giấu những tội khác; tự che giấu tội; trừ tì-kheo-ni, che giấu tội của những người khác; tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: trước không biết, tưởng không phải là thô tội, hoặc nói với người, không có người để nói, hoặc gặp mạng nạn, phạm hạnh nạn; tất cả đều không phạm.
65. Giới Cho Người Chưa Đủ Tuổi Thụ Giới Cụ Túc
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt. Bấy giờ, trong thành có mười bảy đồng tử. Người lớn nhất 17 tuổi, người nhỏ nhất 11 tuổi; vì tín tâm mà xuất gia. Các tì-kheo liền cho xuất gia và thụ đại giới. Nhưng vì những người ấy, tuổi còn trẻ không chịu được ngày ăn một bữa, nên nửa đêm đói bụng, kêu khóc vang rền. Đức Phật tỉnh giấc và hỏi ra mới biết việc như vậy. Lúc ấy, đêm đã qua, Phật cho tụ tập Tăng và lập pháp chế: “Người đủ hai mươi tuổi mới cho thụ đại giới.” Phật dạy: “Nếu người chưa đủ hai mươi tuổi thì không thể kham chịu lạnh nóng, đói khát, gió mưa, muỗi mòng, độc trùng và những lời hung dữ. Nếu thân có các khổ đau thì không thể chịu được. Lại nữa, không thể trì giới, không thể ăn một bữa. Vì hai mươi tuổi mới đủ sức kham chịu được những việc khó khổ như trên.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, người đủ hai mươi tuổi mới cho thụ đại giới; nếu biết người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thụ đại giới, thì người ấy không đắc giới, còn tì-kheo kia bị quở trách là người si, phạm ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết thì không phạm.
- Người chưa đủ hai mươi tuổi mà cho thụ đại giới, thì người ấy không đắc giới, còn tì-kheo kia bị quở trách là người si, phạm ba-dật-đề: người thụ giới kia biết mình chưa đủ 20 tuổi. Hòa thượng và Tăng cũng biết như vậy. Nhưng khi ở trong chúng hỏi: “Ông đủ hai mươi tuổi chưa?” Người kia trả lời: “Hoặc đủ, hoặc chưa đủ, hoặc nghi, hoặc không biết, hoặc im lặng, hoặc Tăng không hỏi.” Trong bốn trường hợp ấy, hoặc biết, hoặc nghi… hòa thượng phạm ba-dật-đề, chúng Tăng phạm đột-kiết-la. Nếu nói không biết thì đều không phạm. Nếu thụ ba lần yết-ma xong, thì hòa thượng phạm tội đọa. Hoặc trong lúc đang bạch, hoặc bạch chưa xong, hoặc mới làm tiền phương tiện, hoặc mới cạo tóc, hoặc mới tập họp Tăng, hòa thượng tất cả phạm đột-kiết-la. Chúng Tăng cũng phạm như vậy. Tì-kheo-ni phạm ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: trước không biết, tin người thụ giới nói, hoặc người bên cạnh nói, hoặc cha mẹ có tín tâm nói, hoặc đã thụ giới rồi nghi. Đức Phật dạy: “Nên tính số năm tháng trong thai, số tháng nhuần, hoặc tính tất cả mười bốn ngày thuyết giới để làm số năm, nếu đủ thì không phạm.”
66. Giới Khởi Lại Bốn Tránh Sự
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo tranh chấp và đã như pháp diệt rồi. Sau đó, họ lại khơi dậy. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết tránh sự đã được như pháp sám hối rồi, sau đó lại khơi dậy, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: nếu không biết như pháp diệt rồi thì không phạm.
- Tránh sự: có bốn loại: ngôn tránh, mịch tránh, phạm tránh và sự tránh.
- Như pháp sám hối rồi: như pháp, như luật, như lời Phật dạy.
- Sáu đó lại khơi dậy, ba-dật-đề: nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la. Trừ tránh sự này ra, nếu khơi dậy những việc đấu tranh mắng nhiếc khác; hoặc khơi lại việc đấu tranh của mình; trừ hai chúng ra, nếu đấu tranh và khơi lại với những người khác thì tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: nếu trước không biết, hoặc quán sát, tưởng không quán sát; hoặc sự thật là như vậy; hoặc lợi nói không khéo quán sát v.v…. hoặc nói giỡn, hoặc nói lầm, tất cả đều không phạm.
67. Giới Hẹn Với Cướp Đi Chung
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tì-kheo từ Xá-vệ đến Tì-xá-li. Lúc ấy, có đoàn khách buôn muốn lén qua ải để trốn nộp thuế cho vua. Họ kết bạn với các tì-kheo rồi đi chung. Nhưng họ bị quan giữ ải bắt lại và dẫn đến chỗ vua. Và tội đi chung với những người ấy đáng phải chết. Vì thế, các tì-kheo bị vua và người đời chê trách. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết đó là đồng bọn giặc cướp mà giao hẹn cùng đi chung đường, cho đến khoảng cách giữa hai thôn, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: nếu không biết, không kết giao thì đều không phạm.
- Bọn giặc: hoặc đi cướp rồi trở về, hoặc mới định đi.
- Mà giao hẹn cùng đi chung đường: giao hẹn: hẹn nhau cùng đến thành nào đó, hoặc đến thôn nào đó. Đường: là đường ở khắp nơi ở giữa hai thôn.
- Cho đến khoảng cách giữa hai thôn,ba-dật-đề: hoặc đi đến các nơi giữa hai thôn, đi đến các đường, hoặc đi đến một đường, hoặc nơi không có thôn, chỗ khoảng đồng trống, không có ranh giới, đi chung mười lí thì phạm ba-dật-đề. Hoặc cùng đi nửa đường giữa hai thôn, hoặc đi chưa được mười lí, hoặc đi trong phạm vi một thôn, hoặc phương tiện cùng đi, hoặc không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc đi theo mới được được an ổn đến chỗ cần đến; hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, hoặc bị thế lực ép buộc, tất cả đều không phạm.
68. Giới Nói Dục Không Chướng Đạo Chống Lại Sự Can Gián Của Tăng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo A-lê-tra sinh ác kiến nói rằng: “Tôi hiểu Phật dạy hành dâm dục không chướng đạo.” Các tì-kheo can gián và khuyến dụ nhưng tì-kheo A-lê-tra không xả bỏ. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật. Đức Phật hỏi tì-kheo A-lê-tra về việc ấy và tì-kheo A-lê-tra cũng xác nhận có nói việc ấy. Lúc ấy, Đức Phật cho tập họp Tăng bạch tứ yết-ma can gián và quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, nói như vầy: “Tôi biết, theo pháp do dức Phật nói, sự hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.” Các tì-kheo kia nên can gián tì-kheo này rằng: “Đại đức, chớ nói như vậy; chớ xuyên tạc đức Thế Tôn; xuyên tạc đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Đức Thế Tôn bằng vô số phương tiện nói rằng sự hành dâm dục là pháp chướng đạo.” Khi các tì-kheo kia can gián tì-kheo này mà tì-kheo này kiên trì không bỏ, thì các tì-kheo kia nên can gián ba lần cho bỏ sự này. Nếu can gián ba lần, bỏ thì tốt, không bỏ, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo. Những trường hợp khác giống như giới can gián trước, chỉ có tên tội là hơn, kém khác nhau thôi.
69. Giới Hỗ Trợ Tì-Kheo Bị Cử Tội
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo A-lê-tra sinh ác kiến, Tăng can gián nhưng không chịu xả bỏ. Đức Phật dạy nên làm pháp bạch tứ yết-ma cử tội A-lê-tra. Lúc ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo cung cấp cho tì-kheo A-lê-tra những thứ cần dùng và cùng chung yết-ma. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết người nói lời như vậy, chưa được tác pháp, có tà kiến như vậy mà chưa bỏ, lại cung cấp những thứ cần dùng, cùng chung yết-ma, cùng ngủ nghỉ, cùng nói chuyện, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: nếu ban đầu không biết, sau đó mới biết thì không phạm.
- Người nói lời như vậy: nói lời như thế này: “Tôi nghe Thế Tôn nói pháp hành dâm dục là pháp không chướng đạo.”
- Chưa được tác pháp: hoặc bị tác cử nhưng chưa giải.
- Có tà kiến như vậy: nói biết như thế này: “Tôi biết pháp Thế Tôn nói chẳng phải pháp chướng đạo.”
- Mà chưa bỏ: chúng Tăng quở trách, can gián mà không xả bỏ ác kiến.
- Lại cung cấp những thứ cần dùng: gồm có hai loại: hoặc là pháp, hoặc là tài vật. Pháp: dạy tu tập tăng thượng giới, tăng thượng ý, tăng thượng trí, học vấn, tụng kinh. Tài vật: cung cấp y phục, thức ăn uống, giường, nệm, thuốc thang.
- Cùng chung yết-ma: cùng thuyết giới v.v…
- Cùng ngủ chung: phòng có bốn vách, lợp và che chắn tất cả; hoặc lợp tất cả nhưng không che chắn tất cả; hoặc che chắn tất cả nhưng không lợp tất cả; hoặc lợp không hết, che chắn không hết.
- Cùng nói chuyện: hoặc tì-kheo vào phòng trước, rồi người kia vào sau; hoặc người kia vào đến trước; hoặc cả hai cùng vào; tùy hông chạm đất mỗi mỗi đều phạm tội đọa.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc không biết; hoặc phòng được lợp hết nhưng bốn bên không ngăn che; hoặc ngăn che một nửa; hoặc ngăn che một ít; hoặc ngăn che tất cả nhưng không lợp, lợp một nửa, lợp một ít; hoặc lợp một nửa, ngăn che một nửa; hoặc lợp một ít, ngăn che một ít; hoặc nơi đất trống; hoặc bị bệnh; bị trói; hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.
70. Giới Giúp Đỡ Sa-Di Bị Đuổi
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, hai sa-di của tì-kheo Bạt-na-đà cùng làm việc bất tịnh. Đã vậy, hai sa-di còn nói với nhau: “Chúng tôi được nghe pháp từ Phật nói, hành dâm dục không chướng đạo.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Đức Phật cho làm pháp bạch tứ yết-ma can gián để họ xả bỏ, nhưng họ không xả bỏ nên bị đuổi. Lúc ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo dụ dẫn đem về nuôi dưỡng. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, biết sa-di nói như vầy: “Tôi nghe pháp từ Đức Phật, nói rằng: ‘Hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.’” Các tì-kheo kia nên can gián sa-di ấy như thế này: “Các người đừng phỉ báng đức Thế Tôn, phỉ báng đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Này sa-di, đức Thế Tôn bằng vô số phương tiện nói hành dâm dục là pháp chướng đạo.” Khi các tì-kheo kia can gián sa-di ấy mà vẫn kiên trì không bỏ. Các tì-kheo nên can gián cho đến ba lần, khiến cho sa-di bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián mà bỏ thì tốt; nếu không bỏ, thì các tì-kheo kia nên nói với sa-di ấy rằng: “Từ nay về sau các ông không được nói rằng: ‘Đức Phật là Thế Tôn của tôi.’ Không được đi theo các tì-kheo khác. Các sa-di khác được phép cùng ngủ hai, ba đêm với tì-kheo, nhưng này ông không được phép đó. Ông phải ra khỏi nơi này, không nên ở đây nữa.” Nếu tì-kheo biết sa-di đã bị đuổi ở trong chúng như vậy, mà vẫn dụ dẫn đem về nuôi dưỡng, cùng ngủ chung, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Biết: không biết thì không phạm.
- Bị đuổi: Tăng tác pháp bạch tứ yết-ma đuổi.
- Dụ dẫn đem về nuôi dưỡng: nuôi dưỡng: hoặc tự nuôi, hoặc cho người nuôi. Dụ dẫn: hoặc tự dụ dẫn, hoặc sai người dụ dẫn.
- Cùng ngủ chung: như giải thích ở trên.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo. Phần khai duyên giống như trên.
71. Giới Chống Lại Sự Khuyên Học
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Câu-thiểm-tì. Bấy giờ, các tì-kheo như pháp can gián tì-kheo Xiển-đà, nhưng tì-kheo Xiển-đà không nghe mà còn nói lại: “Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ hỏi những tì-kheo có trí tuệ, trì luật khác.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, khi được các tì-kheo khác như pháp can gián lại nói như vầy: “Nay tôi không học giới này. Tôi sẽ nạn vấn các tì-kheo trí luật có trí tuệ khác đã”, ba-dật-đề. Nếu vì muốn biết hay vì muốn học thì mới nên nạn vấn.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Như pháp: như pháp, như luật, như lời Phật dạy.
- Ba-dật-đề: nếu nói nhưng không rõ ràng thì phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: nếu tì-kheo can gián kia ngu si, không hiểu được lời can gián, thì tì-kheo này nên nói: “Thầy nên trở về hỏi hòa thượng A-xà-lê của thầy đã. Thầy nên học thêm, tụng kinh thêm.” Hoặc việc ấy đúng thật như thế; tất cả đều không phạm.
72. Giới Chê Học Giới
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tì-kheo cùng tập họp để tụng pháp tì-ni. Lúc ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo bàn với nhau rằng: “Các tì-kheo cùng tập họp tụng luật thông suốt, ắt sẽ thường xuyên cử tội chúng ta.” Rồi họ đến chỗ các tì-kheo nói rằng: “Trưởng lão, tụng các giới vụn vặt này làm gì? Trưởng lão nên tụng bốn sự cho đến tụng mười ba sự.” Các tì-kheo biết nhóm sáu thầy tì-kheo này muốn diệt pháp, nên đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, khi thuyết giới, nói như vầy: “Đại đức, thuyết những giới vụn vặt như vậy để làm gì? Khi nói những giới ấy khiến cho người sinh ra hoài nghi, phiền muộn, xấu hổ”; vì khinh chê giới, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Khi thuyết giới: hoặc là khi tự mình nói giới, hoặc khi người khác nói giới; hoặc khi tụng giới.
- Nói như vầy: Đại đức, thuyết những giới vụn vặt như vậy để làm gì?: nói: “Trưởng lão, nếu muốn tụng thì nên tụng bốn việc; nếu muốn tụng nhiều hơn thì nên tụng bốn việc đến mười ba việc, còn những giới khác không cần phải tụng. Vì sao?”
- Khi nói những giới ấy khiến cho người sinh ra hoài nghi, phiền muộn, xấu hổ; vì khinh chê giới, ba-dật-đề: nếu nói rõ ràng thì phạm đột-kiết-la. Chê bai tì-ni thì phạm ba-dật-đề. Chê bai A-tì-đàm và các khế kinh khác thì phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: Hoặc nói, trước tụng A-tì-đàm sau đó mới tụng luật, hoặc nói trước tụng các khế kinh sau đó mới tụng luật. Hoặc có người bệnh cần phải đợi cho lành rồi mới tụng luật. Ở trong Phật pháp phải khuyên cầu phương tiện đẻ thành tựu bốn quả sa-môn, sau đó sẽ tụng luật. Hoặc không muốn diệt pháp; hoặc nói lầm, tất cả đều không phạm.
73. Giới Sợ Cử Tội Nên Nói Trước
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, một người trong nhóm sáu thầy tì-kheo, đang nói đến lời tựa của giới kinh, biết mình có tội chướng, vì sợ phát hiện và cử tội nên đến gặp một tì-kheo thanh tịnh trước nói rằng: “Nay tôi mới biết pháp này. Pháp này được chép trong giới kinh, nửa tháng nói một lần, rút ra từ giới kinh.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, khi nói giới, nói như vầy: “Nay tôi mới biết pháp này ghi trong giới kinh mỗi nửa tháng tụng một lần, xuất từ trong giới kinh.” Các tì-kheo khác biết tì-kheo này không những hai, ba lần mà nhiều lần có ngồi trong chỗ thuyết giới. Tì-kheo kia, không phải do vì không biết, không hiểu. Nếu có tội thì nên xử trị như pháp, lại chồng thêm tội vô tri, bảo rằng: “Trưởng lão, thật không ích lợi, không có sở đắc tốt đẹp nào cho ngài, vì khi tụng giới ngài không dụng tâm suy nghĩ, không một lòng nhiếp niệm để nghe pháp.” Vị kia, là kẻ vô tri, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Khi nói giới: hoặc tự nói; hoặc người khác nói, hoặc lúc tụng giới.
- Chồng thêm: nếu có tác pháp chồng thêm thì phạm ba-dật-đề; nếu không tác pháp chồng thêm thì phạm đột-kiết-la.
- Không dụng tâm suy nghĩ: để tâm suy nghĩ.
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc là chưa từng nghe nói rộng nay mới được nghe; hoặc nói giỡn, hoặc nói sai, tất cả đều không phạm.
74. Giới Cùng Yết-Ma Sau Đó Sám Hối
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt-kì. Bấy giờ, tì-kheo Đạp-bà-ma-la Tử làm tri sự cho Tăng. Cho nên, các hội bố thí bên ngoài đều không đến dự. Vì thế, y phục đều bị cũ rách. Sau đó, Tăng được y quí giá, chúng Tăng bạch nhị yết-ma trao y đó cho Đạp-bà-ma-la Tử. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo cũng có mặt ở đó nhưng không nói, để rồi sau đó lại hối hận. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, sau khi cùng chung yết-ma rồi, lại nói như vầy: “Các tì-kheo, theo chỗ thân hậu mà lấy vật của chúng Tăng đem cho”, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Các tì-kheo theo chỗ thân hậu: cùng hòa thượng, cùng a-xà-lê, cùng ngồi, cùng đứng dậy, cùng nói chuyện thân mật với nhau.
- Lấy vật của chúng Tăng: vật của Tăng là những vật như ở trên đã nói, gồm: y, bát, ống đựng kim, ni-sư-đàn, cho đến đồ đựng nước.
- Đem cho, ba-dật-đề: nếu nói rõ ràng phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: việc ấy thật như thế. Theo chỗ quen thân đem vật của Tăng cho, hoặc nói giỡn, hoặc nói nhầm, tất cả đều không phạm.
75. Giới Không Gửi Dục
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có nhiều tì-kheo tụ họp lại một chỗ để bàn luận về pháp Tì-ni. Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo nói với nhau rằng: “Hãy nhìn xem, hình như các tì-kheo vì chúng ta làm pháp yết-ma.” Rồi họ đứng dậy bỏ đi. Các tì-kheo gọi họ ở lại nhưng họ vẫn cố bỏ đi. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, khi chúng Tăng đoán sự chưa xong, không gửi dục, mà đứng dậy bỏ đi, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Chúng tăng: cùng một thuyết giới, cùng một yết-ma.
- Đoán sự chưa xong: có tám mười việc phá Tăng, gồm pháp, phi pháp cho đến thuyết và không thuyết.
- Không gửi dục: hoặc vì lo việc của Tăng, hoặc việc chùa tháp, nuôi bệnh, thì cho phép gửi dục.
- Đứng dậy bỏ đi, ba-dật-đề: nếu đoán sự chưa xong mà đứng dậy chân bước ra khỏi cửa phạm tội đọa; chân còn trong cửa; phương tiện muốn đi mà không đi, phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm ba-dật-đề.
- Trường hợp không phạm: hoặc có gửi dục, hoặc bị câm; hoặc yết-ma phi pháp, hoặc Tăng, tháp, chùa, hòa thượng, A-xà-lê, đồng học làm tổn giảm, nếu không gửi dục mà bỏ đi thì không phạm.
76. Giới Gửi Dục Rồi Sau Hối Hận
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo vì sợ cử tội, nên lúc nào sáu người cũng đi chung với nhau. Vì thế, các tì-kheo không biết bằng cách nào để tác pháp yết-ma được. Sau đó, nhân lúc nhóm sáu thầy tì-kheo đang may y, các tì-kheo gọi đến để nhận dục. Ngay lúc ấy, các tì-kheo tác pháp yết-ma cử tội cho một tì-kheo trong nhóm sáu thầy tì-kheo. Sau đó, nhóm sáu thầy tì-kheo nói: “Chúng tôi vì việc kia mà gửi dục.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, gửi dục rồi, sau lại hối, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Gửi dục rồi, sau lại hối: nói thế này: “Các ông làm yết-ma phi pháp, yết-ma không thành. Chúng tôi vì việc kia mà gửi dục chứ không phải vì việc này.”
- Ba-dật-đề: nói không rõ ràng phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: việc ấy thật như vậy; làm yết-ma phi pháp; hoặc nói lầm việc kia mà nói việc này; tất cả đều không phạm.
77. Giới Núp Ở Chỗ Khuất Nghe Bốn Tránh Sự
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo nghe các tì-kheo đấu tranh rồi đến nói với người kia làm cho việc tranh cãi không còn khả năng trừ diệt. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách rồi chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, sau khi các tì-kheo cùng tranh cãi nhau, nghe lời người này đem qua nói với người kia, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Tranh cãi: đấu tranh có bốn: ngôn tránh, mịch tránh, phạm tránh và sự tránh.
- Nghe lời người này đem qua nói với người kia: nghe: là lén nghe lời người của khác nói. Hoặc nghe lời nói của người kia rồi từ đường đến chẳng phải đường, từ cao đến thấp; từ chẳng phải đường đến đường, từ thấp đến cao, đến và nghe.
- Ba-dật-đề: nếu không nghe thì phạm đột-kiết-la. Hoặc phương tiện định đi nhưng không đi; hoặc cùng hẹn nhau đi nhưng không đi; tất cả đều phạm đột-kiết-la. Hoặc hai người cùng nói chuyện ở chỗ tối; hoặc cùng nói chuyện ở chỗ khuất; nói chuyện với người đi phía trước; hoặc không búng món tay, tằng hắng, để cảnh giác người; tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc không làm yết-ma không có lợi ích, yết-ma phi pháp; hoặc vì muốn biết nên cố ý lắng nghe.
78. Giới Đánh Tì-Kheo
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, một người trong nhóm sáu thầy tì-kheo vì sân hận nên đánh một người trong nhóm mười bảy thầy tì-kheo. Tì-kheo bị đánh kia la lớn. Tì-kheo ở phòng bên cạnh nghe tiếng la mới hỏi duyên cớ, tì-kheo bị đánh thuật lại đầy đủ. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, vì nóng giận, không hoan hỉ, đánh tì-kheo, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Vì nóng giận, không hoan hỉ, đánh tì-kheo: hoặc đánh bằng tay, đá, gậy v.v…
- Ba-dật-đề: trừ gậy, tay, đá; nếu đánh bằng chìa khóa cửa, móc câu, cán phất trần, cán thủ hương, cái cùm chân; tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: có bệnh cần phải đấm lưng; hoặc ăn mắc nghẹn cần phải vuốt cho xuống; hoặc nói chuyện với nhau mà không nghe nên phải đụng chạm làm cho nghe; hoặc khi ngủ nằm gác lên thân người khác; hoặc khi đi qua đi lại đụng chạm với nhau; hoặc lúc quét đất cán chổi vô tình đụng phải; tất cả đểu không phạm.
79. Giới Nhá Đánh Tì-Kheo Khác
a. Duyên khởi
Một thời, dức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo dùng tay đánh nhóm mười bảy thầy tì-kheo. Những tì-kheo bị đánh la lớn. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, vì nóng giận, không vui, dùng tay đánh tì-kheo, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Vì nóng giận, không vui, dùng tay đánh tì-kheo, ba-dật-đề: nếu dùng hai tay đánh người kia thì phạm tội đọa. Nếu dùng chìa khóa cửa, cái cùm chân v.v… tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc có duyên sự cần đưa tay đỡ, lấy mà đụng chạm thì không phạm.
80. Giới Vu Khống Tội Tăng Tàn
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo vì nóng giận dùng tội tăng-tàn không có căn cứ để hủy báng nhóm mười bảy thầy tì-kheo. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, vì giận hờn, cố ý dùng pháp tăng-già-bà-thi-sa không có căn cứ để vu khống tì-kheo khác, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Không có căn cứ: giống như trên đã giải thích.
- Ba-dật-đề: Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: có ba căn cứ: thấy, nghe, nghi. Hoặc nói đúng sự thật vì muốn người kia hối hận không vu khống; hoặc nói giỡn; hoặc nói lầm; tất cả đều không phạm.
81. Giới Vào Cung Vua
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, Mạt-lợi phu nhân cúng dường Phật và rất kính tin. Đồng thời, phu nhân cũng khuyên vua Ba-tư-nặc tin ưa. Vì vậy, vua cho phép các tì-kheo tùy ý vào cung mà không bị ngăn cản. Khi ấy, tì-kheo Ca-lưu-đà-di đến giờ đi vào cung vua. Phu nhân vì lau dọn chỗ ngồi mời Tì-kheo Ca-lưu-đà-di ngồi, sơ ý bị tuột y, lộ hình. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, khi nhà vua thuộc hàng Sát-lợi quán đỉnh chưa ra khỏi, bảo vật chưa được thu cất mà vào; nếu qua khỏi ngạch cửa cung, phạm ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Khi nhà vua thuộc hàng Sát-lợi quán đỉnh: nước rưới: lấy nước ở biển lớn, lấy cái sừng bên phải của con bò trắng, thâu thập tất cả hạt giống, đổ vào trong cho đầy, rồi đặt trên xe của vua, rồi bảo các Tiểu vương khiêng. Khi ấy, các đại bà-la-môn lấy nước rưới lên đầu của vua. Đó là dòng Sát-đế-lợi. Vì phương thức lập vương như thế, nên gọi là Sát-lợi quán đỉnh. Nếu người thuộc dòng bà-la-môn, tì-xá, thủ-đà lập vị như thế, thì cũng gọi là quán đỉnh.
- Chưa ra khỏi: vua chưa ra khỏi, người nữ chưa trở về chỗ cũ.
- Bảo vật chưa được thu cất: vàng, bạc, chân châu, xa cừ, mã não, thủy tinh, lưu li, bối ngọc và các loại chuỗi báu quí v.v… chưa được đem cất.
- Mà vào; nếu qua khỏi ngạch cửa cung, phạm ba-dật-đề: một chân bước ra ngoài, một chân còn ở trong, khởi ý muốn đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Trừ vua, các túc tán tiểu vương,[69] nhà trưởng giả hào quí, nếu bước qua ngạch cửa tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm giống tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc có tấu bạch, bị gọi đến, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.
82. Cầm Nắm Bảo Vật
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có ngoại đạo trên đường đi, vì ghé nghỉ lại, đến khi đi, vị ấy bỏ quên lại một nghìn lượng vàng. Các tì-kheo thấy túi vàng liền lấy mang đi với ý định sẽ trả lại cho người bỏ quên. Nhưng khi người kia nhận lại túi vàng thì nói bị thiếu. Việc ấy lọt đến tai vua và vua đứng ra phân xử. Kết quả người kia bị trách phạt và tịch thu hết số vàng nhập vào của quan. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, tự mình cầm nắm bảo vật, hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm nắm, ba-dật-đề. Trừ trong tăng-già lam, hoặc chỗ ngủ nhờ mà tự mình cầm nắm bảo vật, hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm, nên nghĩ như vầy: “Nếu sở hữu chủ nhận ra, sẽ nhận lại.” Chỉ với nhân duyên như vậy chứ không gì khác.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Bảo vật: vàng, bạc, chân châu, hổ phách, xa cừ, mà não, lưu li, bối ngọc, vàng tạp chất, bạc tạp chất.
- Đồ trang sức bằng bảo vật: đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp, dùng các bảo vật làm đồ trang sức.
- Tự mình cầm nắm, hoặc bảo người cầm nắm. Trừ trong tăng-già-lam: bấy giờ, Tì-xá-khư Mẫu cởi y báu và đến chỗ Thế Tôn nghe pháp. Vì còn say đắm pháp nên bà ra về mà không nhớ đến y báu. Các tì-kheo bạch Phật, Đức Phật cho phép cất giữ vì tránh mất mát. Sau đó, có các tì-kheo đi đường, ngủ qua đêm ở nhà thợ bạc. Lúc ấy, gần chỗ các tì-kheo ngủ có nhiều vàng đã thành phẩm và chưa thành phẩm, nên các tì-kheo thức suốt đêm trông giữ không dám ngủ. Các tì-kheo đem việc ấy bạch Phật, Đức Phật dạy: “Vì tránh mất mát nên cho phép lấy cất.”
- Ba-dật-đề: tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trừ trong tăng-già-lam, hoặc chỗ ngủ nhờ mà tự mình cầm nắm bảo vật, hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm, nên nghĩ như vầy: “Nếu sở hữu chủ nhận ra, sẽ nhận lại.”: nếu được bảo vật ở hai nơi (trong tăng-già-lam hay trong nhà) nên cầm nắm và phải biết tướng của túi đựng, phải biết sô lượng nhiều-ít. Nếu có người đến hỏi mà họ nói đúng thì trả lại cho họ; nếu họ nói không đúng thì nói: “Tôi không thấy.” Nếu không biết hình dạng túi đựng, cách buộc túi, không xem vuông, tròn, mới, cũ; tất cả đều phạm đột-kiết-la.
- Chỉ với nhân duyên như vậy chứ không gì khác.
- Trường hợp không phạm: hoặc ở trong tăng-già-lam, hoặc ở chỗ ngủ nhờ, hoặc cầm nắm hay như các phương tiện nêu ở trên; hoặc đó là những thứ cúng dường dùng để trang trí chùa tháp; hoặc vì sợ mất nên lấy cất, tất cả đều không phạm.
83. Vào Xóm Không Phải Lúc
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tì-kheo Bạt-na-đà vào làng phi thời, rồi đánh cờ với cư sĩ và thắng. Vì thua nên cư sĩ sinh lòng ganh ghét cho nên mới chê cười. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b.Văn giới
Tì-kheo nào, phi thời vào tụ lạc mà không báo cho tì-kheo khác, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Phi thời: thời: từ lúc bình minh xuất hiện cho đến giữa trưa. Phi thời: từ sau giữa trưa cho đến khi bình minh ngày hôm sau chưa xuất hiện.
- Vào tục lạc: thôn tụ lạc có bốn loại như trên đã nói.
- Không báo cho tì-kheo khác: khi có việc của Tăng, tháp, chùa; hoặc nuôi bệnh, Phật dạy: “Nên báo cho tì-kheo khác biết.” Nếu một mình ở riêng một phòng thì nên báo với tì-kheo ở phòng bên cạnh biết.
- Ba-dật-đề: mới bước chân vào cửa thôn phạm tội đọa. Một chân bước vào trong cửa thôn, phương tiện định vào, cùng hẹn nhau, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc lo việc của Tăng, tháp; hoặc nuôi bệnh, hoặc báo cho tì-kheo khác biết; hoặc trên đường đi ngang qua thôn; hoặc có việc cần khai báo; hoặc bị gọi đến; hoặc được mời đến; hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, tất cả đều không phạm.
84. Giới Giường Quá Lượng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di dự đoán biết Phật sẽ từ đường này đi đến, nên kê một cái giường cao đẹp ở giữa đường. Khi Đức Phật đến nơi, tôn giả Ca-lưu-đà-di bạch rằng: “Thế Tôn xem giường tòa của con đây!” Đức Phật dạy: “Phải biết đó là người ngu si trong lòng chứa đầy điều xấu ác.” Nhân đó, Đức Phật tập họp Tăng, quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, làm giường dây hay giường gỗ, chân chỉ cao bằng tám ngón tay của đức Như Lai, đã trừ phần từ lỗ mộng để ráp thanh giường trở lên. Nếu quá, ba-dật-đề, phải cắt bỏ.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Làm giường dây hay giường gỗ: có năm loại như trên đã nói.
- Chân chỉ cao bằng tám ngón tay của đức Như Lai, đã trừ phần từ lỗ mộng để ráp thanh giường trở lên. Nếu quá, ba-dật-đề, phải cắt bỏ: hoặc tự làm, hoặc chỉ người làm, làm thành và quá lượng phạm tội đọa. Hoặc làm mà không thành, làm cho người, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: hoặc làm chân giường chỉ cao bằng đúng tám ngón tay của Phật; hoặc làm ngắn hơn; hoặc do người cúng dường; cắt ngắn lại rồi sử dụng; hoặc tháo bỏ chân giường; tất cả đều không phạm.
85. Giới Đệm Bông
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo làm đệm bông, nên bị hàng cư sĩ chê cười, vì đoạn mạng sống của chúng sinh, không có lòng từ. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, dùng bông đâu-la, dồn làm nệm lớn, nệm nhỏ, giường dây, giường gỗ, đã dồn thành, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Bông đâu-la: đó là những loại hoa: hoa dương thọ trắng, hoa liễu, hoa bồ đài.
- Dồn làm giường dây, giường gỗ: đều có năm loại như trên.
- Nệm lớn, nệm nhỏ: là đồ ngồi, đồ nằm.
- Làm thành, ba-dật-đề: tự làm, hoặc sai người làm, đều giống như trên. Tì-kheo-ni phạm như tì-kheo.
- Trường hợp không phạm: đều giống như giới trên đã nói.
86. Giới Làm Ống Đựng Kim Bằng Xương, Răng, Sừng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành La-duyệt-kì. Bấy giờ, có người thợ tin Phật pháp. Vì làm ống đựng kim bằng xương, răng, sừng mà bỏ công ăn việc làm dẫn đến không đủ cơm ăn, áo mặc. Vì thế, bị người đời chê cười rằng: “Người này vì hi vọng được phước nhưng lại gặp tai ương.” Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, dùng xương, răng, sừng, làm ống đựng kim, đục khoét, và làm thành, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
Hoặc tự làm, hoặc nhờ người làm, làm thành phạm như trên. Tì-kheo-ni phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: Nếu dùng các thứ như sắt, đồng, chì, thiếc, bạch lạp, tre, gỗ, cỏ lau, có xá-la dùng làm ống đựng kim thì không phạm. Hoặc làm chóp bịt đầu gậy; hoặc làm lọng và chóp bịt đầu đấu; hoặc quấn quanh dù và đấu; hoặc làm móc câu; hoặc làm dao cạo bẩn; hoặc cái như ý; hoặc làm khoen nút, thìa, câu móc y, đồ đựng thuốc nhỏ mắt, cái lược, đồ nạo lưỡi, tăm xỉa răng, đồ móc tai, thiền trấn,[70] ống xông mũi; nếu làm tất cả những vật dụng như thế thì đều không phạm.
87. Giới Làm Ni-Sư-Đàn[71] Quá Lượng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Theo pháp thường của các Đức Phật, nếu ngày nào không nhận được lời mời thụ thực thì Phật thường đi khắp các phòng xá. Một hôm, Ngài đi như vậy và thấy ngọa cụ của Tăng trải ngoài đất trống bị chất bất tịnh làm dơ bẩn. Thấy vậy, Đức Phật cho gọi các thầy tì-kheo lại dạy rằng: “Các ngoại đạo và tiên nhân lìa dục còn không có việc này.” Đồng thời, Đức Phật cho phép vì để ngăn che y, ngăn che ngọa cụ, nên được làm ni-sư-đàn. Bấy giờ, nhóm sáu thầy tì-kheo nghe Đức Phật cho may ni-sư-đàn liền may cái thật lớn. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, làm ni-sư-đàn, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài hai gang, rộng một gang tay rưỡi Phật; lại thêm một bên nửa gang tay nữa làm lề. Nếu quá, ba-dật-dề, phải cắt bỏ.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Ni-sư-đàn: đồ trải xuống để ngồi.
- Cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài hai gang, rộng một gang tay rưỡi Phật: Bấy giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di thân hình to lớn mà ni-sư-đàn thì nhỏ, nên đến thưa với Phật. Đức Phật liền cho phép may ni-sư-đàn rộng lớn thêm.
- Lại thêm một bên nửa gang tay nữa làm lề. Nếu quá, ba-dật-dề, phải cắt bỏ: hoặc chiều rộng không quá, chiều dài quá; chiều rộng quá, chiều dài không quá; hoặc cả hai đều quá, tự làm, bảo người làm, làm thành phạm tội đọa; làm không thành phạm đột-kiết-la; làm cho người, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: hoặc làm ít hơn lượng định, hoặc làm nhiều lớp, hoặc được người khác làm cho, hoặc cắt bỏ bớt; tất cả đều không phạm.
88. Giới May Y Che Ghẻ Quá Lượng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tì-kheo bị bệnh ghẻ nhọt, máu mủ chảy ra làm nhơ nhớp ngọa cụa của Tăng. Đức Phật cho phép dùng loại vải giá cao để che mụt ghẻ, rồi mới đắp niết-bàn-tăng[72] lên. Khi đến nhà bạch y phải nói thế này: “Tôi có mụt ghẻ.” Và phải kéo niết-bàn-tăng để trùm lên trên mụt ghẻ rồi mới ngồi. Khi ấy nhóm sáu thầy tì-kheo lại may y che ghẻ lớn. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, làm y che ghẻ, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài bốn gang, rộng hai gang tay Phật, sau khi đã cắt, nếu quá, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Y che ghẻ: là loại y dùng để che thân khi có các loại bệnh ghẻ.
- Cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài bốn gang, rộng hai gang tay Phật, sau khi đã cắt, nếu quá, ba-dật-đề: hoặc chiều dài, chiều rộng đều quá lượng, hoặc chiều dài không quá, chiều rộng quá và ngược lại, tự mình may, bảo người may, may thành phạm tội đọa; may không thành phạm đột-kiết-la. May cho người thành, không thành phạm đột-kiết-la. Tì-kheo-ni v.v… phạm đột-kiết-la.
- Trường hợp không phạm: may đúng lượng, hoặc ít hơn lượng định; được cái đã may sẵn; cắt đúng như lượng; hoặc may gấp lại thành nhiều lớp, tất cả đều không phạm.
89. Giới Áo Tắm Mưa Quá Lượng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở thành Tì-xá-li. Bấy giờ, Tì-xá-khư Mẫu sai người mang y tắm mưa đến cúng dường chúng Tăng. Đức Phật bảo: “Không được phân chia mà phải trao theo thứ bậc Thượng tọa. Nếu không đủ nên lấy y của Tăng theo thứ tự trao cho đủ.” Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo nghe Phật cho phép may y tắm mưa liền may y thật lớn. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, may áo tắm mưa, phải may đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài sáu gang, rộng hai gang rưỡi tay Phật, sau khi đã cắt. Nếu quá, ba-dật-đề.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
- Áo tắm mưa: áo mặc tắm khi trời mưa.
- Phải may đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài sáu gang, rộng hai gang rưỡi tay Phật, sau khi đã cắt. Nếu quá, ba-dật-đề: hoặc tự may, hoặc bảo người may, hoặc chiều dài, chiều rộng đều quá lượng; hoặc chiều dài quá lượng, chiều rộng không quá lượng và ngược lại. Tì-kheo-ni v.v… và phần khai duyên đều giống như giới trước.
90. Giới Ba Y Quá Lượng
a. Duyên khởi
Một thời, Đức Phật ở nước Thích-súy-sấu. Bấy giờ, tì-kheo Nan-đà thấp hơn Đức Phật chỉ bốn ngón tay, các tì-kheo ở xa nhìn thấy lầm cho là Phật, nên đứng dậy đón rước. Nhưng đến khi đến gần mới biết không phải, trong lòng ai nấy cũng đều xấu hổ. Do đó, Đức Phật quy định: “Từ nay về sau Nan-đà phải đắp y màu đen.” Khi ấy, nhóm sáu thầy tì-kheo thường may y lượng bằng hoặc hơn y của Phật. Các tì-kheo đem lỗi ấy bạch Phật. Nhân đó, Đức Phật quở trách và chế giới này.
b. Văn giới
Tì-kheo nào, may y bằng lượng y của Như Lai, hoặc may quá lượng đó, ba-dật-đề. Trong đây lượng y của Như Lai là dài mười gang và rộng sáu gang tay Phật. Đó gọi là lượng y của Như Lai.
c. Giải thích
- Tì-kheo: nghĩa như trên.
Nếu chiều rộng, chiều dài đúng lượng; hoặc chiều rộng đúng lượng, chiều dài không đúng lượng và ngược lại, thì đều phạm. Ngoài ra, tự mình may, bảo người may. Tì-kheo-ni may; đều phạm như trên.
- Trường hợp không phạm: y do người khác may sẵn; cắt đúng lượng; hoặc may chồng làm hai lớp; tất cả đều không phạm.
Chư Đại đức, tôi đã nói chín mươi pháp ba-dật-đề. Nay xin hỏi chư Đại đức trong đây thanh tịnh không? (3 lần) Chư Đại đức trong đây đều thanh tịnh vì các ngài im lặng. Việc này tôi xin ghi nhận như vậy. Chú thích:
[62] Chuyện con bò 牯牛: nhân việc nhóm sáu thầy tì-kheo mắng nhiếc người đoán sự bằng giống loài Đức Phật dẫn câu chuyện đấu bò giữa con bò của người bà-la-môn và con bò một ông trưởng giả để làm sáng tỏ việc này.
[63] Chuyện dã can 野干: chuyện dã can gây chia rẽ giữa con sư tử Thiện Nha và con cọp Thiện Bác. Chuyện này được Đức Phật kể lại trong phần duyên khởi trước khi chế giới này.
[64] Nhất tọa thực 一坐食(S: Ekāsanika): mỗi ngày chỉ ăn một lần và ngồi tại một chỗ trong lúc ăn. Khi đã đứng dậy thì không ngồi xuống ăn nữa, một trong 12 hạnh đầu đà. Vì trong một ngày mà ăn vài ba lần thì sẽ trở ngại nhiều cho việc tu tập, cho nên người muốn tu hành chỉ ăn một bữa vào lúc giữa ngày.
[65] Ma-ma-đế 摩摩帝(S: Vihāra-svāmin): là người trông coi công việc trong chùa. Tức là chức Tri sự.
[66] Giường tắm 浴牀: có lẽ là ghế nhỏ, dùng để ngồi tắm.
[67] Ăn chúng riêng 別眾食: nghĩa là tách riêng ra thành nhóm từ bốn tì-kheo trở lên khất thực riêng và ăn riêng.
[68] 是中。行住坐臥。各作句數。犯足如律: trong bộ Hàm chú này ghi rất vắn tắt, rất khó hiểu. Chúng tôi tham chiếu trong bộ quảng luật, khi ấy Đức Phật dạy tôn giả Ưu-ba-li rằng: “Có năm trường hợp được xem túc thực. Thế nào là năm? Ưu-ba-li, tì-kheo biết mình đang đi, biết thức ăn là cơm, biết đã được đem đến, biết ngăn, biết oai nghi, biết xả oai nghi. Biết túc thực rồi, đã xả oai nghi, không tác pháp tàn thực, nhận được thức ăn mà ăn, mỗi miếng phạm một ba-dật-đề.” Như vậy, cứ mỗi hành động Đức Phật đều dạy và đúng ra phải ghi chi tiết như hành động ‘đang đi’. Nhưng vì ở đây khắn bản quá vắn tắt nên rất khó để hiểu được ý muốn nói gì.
[69] Túc tán tiểu vương 粟散小王: tiểu vương nhiều như Tán Túc. Từ Chuyển Luân Vương trở xuống thống lãnh một châu, một nước, đều gọi là Túc Tán Vương.
[70] Thiền trấn 禪鎮: đạo cụ được đặt trên đầu khi tọa thiền để đánh thức lục ngủ gục.
[71] Ni-sư-đàn 尼師壇: là đồ trải lót.
[72] Niết-bàn-tăng 涅槃僧 (S: Nivāsana): cái quần, một trong mười ba vật dụng về y phục của chúng Tăng.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.156.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.