Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Từ Bi Thuỷ Sám Pháp [慈悲水懺法] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Từ Bi Thuỷ Sám Pháp [慈悲水懺法] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.44 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.48 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Từ Bi Thủy Sám Pháp

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Thích Huyền Dung

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tất cả chư Phật, vì thương xót chúng sinh, nói pháp lập đàn Thuỷ Sám. Chúng sinh vì nghiệp cấu nặng nề nên không một ai tránh khỏi tội lỗi. Những kẻ phàm phu bi màn vô minh che lấp, gần gũi bạn ác, phiền não loạn tâm, tính không hiểu biết, nên cứ buông lòng tự thị, không tin tưởng mười phương chư Phật, Không tin tôn Pháp, cùng các bậc thánh Tăng, bất hiếu cha mẹ, không kính nhường bà con. Tuổi trẻ phóng túng, kiêu căng ngạo mạn, đối với các vật quý báu, các thứ ca nhạc, các sắc đẹp trai gái thường sinh tâm tham luyến, ý khởi phiền não, lân la với người hư, tập tành theo bạn ác, không biết chừa đổi. Hoặc giết hại các giống sinh linh, hoặc uống rượu mê man mất hết trí tuệ, rồi thường cùng với chúng sinh tạo nghiệp phá giới. Những tội ác ở hiện tại ngày nay chí thành xin sám hối hết thảy, còn các tội lỗi về sau không dám làm nữa.
Bởi thế hôm nay chúng con dốc lòng thành kính quy y hết thảy các Đức Phật, các vị Đại Bồ Tát, Bích Chi, La Hán, Phạm Vương Đế Thích, Thiên Long Bát Bộ và tất cả thánh chúng trong mười phương hư không thế giới cầu xin dủ lòng chứng giám.
Lễ Phật Và Bồ Tát
Nam mô Tỳ Lô Giá Na Phật,
Nam mô Bản Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.
Nam mô giác Hoa Định Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Ca Sa Tràng Phật
Nam mô Sư Tử Hống Phật
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Đại Trang Nghiêm Bồ Tát.
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát.
Đỉnh lễ các đức Phật rồi, thứ lại sám hối. Nhưng, muốn làm lễ sám trước phải kính lễ Tam Bảo, vì Tam bảo là bạn lành, là ruộng phúc của tất cả chúng sinh. Nếu qui hướng Tam Bảo thì diệt được vô lượng tội, thêm được vô lượng phúc, khiến người làm đạo thoát khổ sinh tử, được vui giải thoát. Vì vậy cho nên chúng con tên là.........................
Quy y hết thảy chư Phật trong mười phương hư không thế giới (1 lạy)
Quy y hết thảy tôn Pháp trong mười phương hư không thế giới (1 lạy)
Quy y hết thảy Thánh Tăng trong mười phương hư không thế giới (1 lạy)
Sở dĩ ngày nay chúng con sám hối, chính vì từ vô thỉ nhẫn lại, còn ở địa vị phàm phu bất cứ sang hèn, tội lỗi không lường: hoặc do ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước.
Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác pháp này là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên. Thế nên kinh gọi là ba chướng, vì vậy Chư Phật, Bồ Tát dạy làm những pháp phương tiện sám hối trừ diệt. Ba chướng ấy diệt thì sáu căn mười ác, cho đến tám vạn bốn ngàn trần lao thảy đều thanh tịnh.
Hôm nay chúng con là........................................đem hết lòng thành, vận tâm thù thắng sám hối ba chướng. Muốn diệt ba chướng phải dùng những tâm niệm này: trước phải phát bảy tâm thù thắng làm phương tiện, sau mới trừ diệt:
Một là tâm tủi hổ, hai là tâm e sợ, ba là tâm chán xa, bốn là tâm bồ đề; năm là tâm oán thân bình đẳng; sáu là tâm nghĩ báo ân Phật; bảy là tâm oán xét tội tính vốn không.
Thứ nhất tâm tủi hổ, là tự nghĩ ta với đức Thích ca đồng là phàm phu, mà đức Thế Tôn đã thành đạo đến nay trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, chúng ta thì lại còn cùng nhau say đắm lục trầntrôi lăn trong vòng sinh tử, chưa biết bao giờ ra khỏi. Như thế thật là đáng thẹn, đáng hổ nhất trong thiên hạ.
Thứ hai tâm e sợ, đang là phàm phu thì thân, khẩu, ý nghiệp thường thuận ưng với tội lỗi. Bởi nhân duyên ấy nên sau khi chết phải toạ vào địa ngục, ngã quỉ, súc sinh chịu khổ vô cùng. Như thế thật là đáng kinh đáng sợ.
Thứ ba tâm chán xa, là chúng ta thường cùng nhau quan sát trong đường sinh tử, chỉ là vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, hư giả như bọt nước nổi, tan, xoay vần qua lại như bánh xe lăn; còn thêm sinh, già, bệnh chết, tám khổ, nung nấu không dừng. Chúng ta xem sét ngay trong thân thể từ đầu đến chân có 36 thứ; tóc, lông, răng, móng, ghèn, nước mắt, mũi, nước miếng, gàu, mồ hôi, đại tiện, tiểu tiện, da dầy, da mỏng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tuỷ, mỡ chài, mỡ nước, óc, màng, lá lách, thận, tim, phổi, gan, mật, ruột, dạ dày, đàm đỏ, đàm trắng, sinh tạng, thục tạng, thường bài tiết ra chín lỗ. Nên trong kinh nói: Thân này là chỗ chứa, các khổ não, đầy dãy bất tịnh, nên kẻ trí giả chẳng hề yêu dấu. Trong vòng sinh tử đã có những cái xấu xa như thế, thực là đáng lo, đáng chán!
Thứ tư phát tâm bồ đề. Kinh nói: “Nên ham muốn thân Phật, vì thân Phật tức là Pháp thân, pháp thân ấy do vô lượng công đức trí tuệ sinh ra, do tu sáu pháp ba la mật sinh ra, do từ, bi, hỷ, xả sinh ra, do tu ba bẩy pháp trợ bồ đề sinh ra. Do những công đức trí tuệ ấy sinh ra Như Lai. Muốn được thân đó thì phải phát tâm Bồ đề, cầu được Nhất thiết chủng trí, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, chứng quả Tát bà nhã, thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sinh, chẳng tiếc thân mệnh tài sản”.
Thứ năm tâm oán thân bình đẳng, là đối với tất cả chúng sinh mở lòng từ bi không phân “nhân ngã”. Vì nếu còn thấy kẻ “oán” khác với người “thân”, tức còn có sự phân biệt. Bởi có phân biệt mới có chấp trước, bởi có chấp trước mới sinh phiền não, bởi sinh phiền não mới tạo nghiệp dữ, bởi tạo nghiệp dữ mới tạo quả báo.
Thứ sáu tâm nghĩ báo ân Phật. Đức Như Lai từ vô lượng kiếp đã vì chúng ta mà bỏ cả đầu, mắt, tuỷ, não, tay chân, xương thịt, quốc thành, vợ con, voi ngựa, thất bảo, tu hành khổ hạnh. Ơn đức ấy thật khó báo đền. Vì vậy kinh nói: “Giả sử đầu đội vai mang, trải qua số kiếp như hằng hà sa, cũng khó đền đáp ơn Phật. Chúng ta muốn đền đáp công ơn của đức Như Lai, trong đời này phải dũng mãnh, tinh tiến gắng chịu khổ nhọc, không tiếc thân mệnh gây dựng Tam Bảo, hoằng dương giáo pháp đại thừa, hoá độ chúng sinh, đồng vào ngôi Chính giác”.
Thứ bẩy tâm quán xét tội tính không thật, là tội không tự tính, do nhân duyên sinh, do điên đảo thành, đã do nhân duyên sinh thì cũng do nhân duyên diệt. Nhân duyên sinh tội tức là gần gũi bạn ác gây nghiệp vô cùng. Nhân duyên diệt tội tức là ngày nay tịnh tâm sám hối. Thế nên kinh dạy: “Tội tính không phải ở trong, không phải ở ngoài, không ở chặng giữa. Nên biết tội tính vốn không”.
Khởi bảy thứ tâm như trên ấy rồi, lại duyên tưởng đến mười phương chư Phật, cùng các hiền thánh, cung kính chắp tay phơi bày tâm can tỏ lòng cầu khẩn khổ thẹn sám hối. Sám hối như thế, tội nào không diệt, phúc nào không sinh. Nếu không hết lòng sám hối, cứ lần nữa biến nhác, tình tự buông lung thì chỉ khổ nhọc cho mình, chứ không ích lợi gì cả. Và lại mạng người vô thường như quay vó đuốc. Khi hơi thở ra không trở lại thì thân này đồng như tro đất, khổ báo trong ba đường chính mình, phải chịu, không thể nhờ tiền tài, của báu để lo nhờ thoát khỏi,ở mãi trong cảnh mịt mù không có kỳ hạn ân sá, riêng mình chịu khổ, không ai thay thế.
Đừng cho rằng trong đời này ta không gây tội, mà không ân cần cầu sám hối, vì trong kinh nói:” kẻ phàm phu mỗi khi động chân cất bước là có tội”. Lại trong những đời quá khứ đã gây nên nhiều điều ác nghiệp, không thể kể xiết, nó thường theo dõi như bóng theo hình. Nếu không sám hối thì tội ác ngày càng sâu. Nên biết rằng hễ che giấu tội lỗi của mình, thì phật còn không dung cho, tỏ rằng để sám hối thì ngài Tịnh Danh kính chuộng. Bởi thế nên biết chúng sinh bị chìm đắm mãi trong bể khổ cũng do thói hay che giấu tội lỗi. Vì vậy ngày nay chúng con xin phát lộ sám hối, không dám che dấu.
Ba chướng: Một là phiền não, hai là nghiệp chướng, ba là quả báo. Ba thứ chướng này làm nhân cho nhau, như do phiền não mới sinh ác nghiệp, do ác nghiệp mà phải khổ báo. Vì thế ngày nay chúng con xin hết lòng sám hối.
Thứ nhất sám hối các nghiệp chướng phiền não, vì những phiền não ấy đều do ý gây ra. Và khi ý nghiệp phát khởi, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp theo đó phát động. ý nghiệp có tham lam, có giận dữ, có ngu muội. Bởi ngu muội mới sinh tà kiến mà gây lắm việc ác. Vì vậy kinh nói: “Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sinh đoạ lạc trong ba đường: địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người cũng phải chịu những ác báo phiền não: nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, lại thêm tính nết hung hăng, càn bướng, ngu độn, không biết phải quấy”.
Ý nghiệp đã gây nhiều ác quả như thế, nên ngày nay chúng con dốc lòng đem hết thân mệnh nương về chư Phật, Bồ tát, các bậc thánh nhân, đã thấu tỏ chân lý, đủ mọi điều quở tránh. Gọi phiền não này là oán gia, vì phiền não làm dứt mất tuệ căn, tuệ mệnh của chúng sinh; cũng gọi phiền não này là cái thác chảy mạnh, vì lôi quấn chúng sinh vào bể khổ sinh tử; cũng gọi phiền não này là xiềng xích, vì ràng buộc chúng sinh trong ngục sinh tử không khi nào ra khỏi, cứ phải quanh quẩn mãi trong sáu nẻo bốn loài, gây nghiệp ác vô cùng, chịu quả khổ không ngớt. Thế mới biết những hoạn hoạ ấy đều do phiền não mà ra. Cho nên ngày nay vận tâm tăng thượng cầu xin sám hối.
Từ vô thỉ đến nay, chúng con hoặc chịu quả báo trong sáu đường, hễ có tâm thức, thường ôm mối ngu hoặc đầy dãy tâm can, hoặc nhân mầm tam độc tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tam lậu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tam khổ tạo nên tất cả tội,hoặc duyên tam đảo tạo ra tất cả tội, hoặc tham tam hữu tạo nên tất cả tội. Những tội như thế vô lượng vô biên não loạn tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay hổ thẹn đều xin sám hối.
Lại nữa chúng con từ vô thỉ nhẫn lại, hoặc nhân bốn trụ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn lưu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn thủ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn chấp tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn duyên tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn đại tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn ngón phược tạo nên tất cả tội, hoăc nhân bốn tham tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bốn sinh tạo nên tất cả tội.
Những tội như thế vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sinh trong sáu đường. Ngày nay hổ thẹn đều xin sám hối.
Lại nữa, chúng con từ vô thỉ nhẫn lại, hoặc nhân năm món trụtạo nên tất cả tội, hoặc nhân năm món cáitạo nên tất cả tội, hoặc nhân năm món xan tạo nên tất cả tội, hoặc nhân năm món kiến tạo nên tất cả tội, hoặc nhân năm tâm tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sinh trong sáu đường, ngày nay tỏ bày cầu xin sám hối.
Lại nữa chúng con từ vô thỉ nhẫn lại, hoặc nhân sáu căn tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu thức tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu tưởng tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu thụ tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu hành tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu ái tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu nghi tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sinh trong sáu đường, ngày nay hổ thẹn tỏ bày, cầu xin sám hối.
Lại nữa chúng con từ vô thỉ lại đây, hoặc nhân bảy món lậu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân bảy món sử tạo nên tất cả tội,hoặc nhân tám món đảo tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tám món cấu tạo nên tất cả tội, hoặc nhân tám khổ tạo nên tất cả tội. Những phiền não như thế vô lượng vô biên, não loạn tất cả chúng sinh trong sáu đường ngày nay tỏ bày, cầu xin sám hối.
Lại nữa chúng con từ vô thỉ nhẫn lại, hoặc nhân chín não tạo nên tất cả tội, hoặc nhân chín kết tạo nên tất cả tội, hoặc nhân chín duyên tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười phiền não tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười triền tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười một biến sử tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười hai nhập tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười sáu tri kiến tạo nên tất cả tội, hoặc nhân mười tám giới tạo nên tất cả tội, hoặc nhân hai mươi lăm ngã tạo nên tất cả tội, hoặc nhân sáu mươi hai kiến tạo nên tất cả tội, hoặc nhân chín mươi tám sử, một trăm tám phiền não của kiến hoặc, tư hoặc đêm ngày bập bùng mở cửa hữu lậu gây nên tất cả tội, loạn não thánh hiền và bốn loài chúng sinh, đầy dãy ba cõi tràn khắp sáu đường không còn chỗ trốn lánh. Ngày nay hết lòng cầu khẩn hướng về mười phương chư Phật, tổn Pháp, Thánh chúng, hổ thẹn giãi bày đều xin sám hối.
Nguyện nhờ công đức sám hối tất cả phiền não ba độc, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp được ba thứ trí tuệ, ba món sáng tỏ, diệt được ba khổ đầy đủ ba nguyện. Lại nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não vì bốn món thức, chúng con..........................đời đời kiếp kiếp được mở rộng bốn tâm bình đẳng, lập bốn tín nghiệp diệt bốn đường ác, được bốn vô uý. Nguyện nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não vì năm món cái...chúng con...đời đời kiếp kiếp, quả khỏi được năm đường dựng được năm căn, năm thứ tịnh nhỡn, thành tựu năm phần pháp thân. Lại nguyện, nhờ công đức đã sám hối tất cả phiền não của sáu thụ, chúng con...................................đời đời kiếp kiếp được đầy đủ sáu món thần thông, sáu phép lục độ. Không bị sáu trần mê hoặc, thường làm được sáu diệu hạnh. Lại nguyện nhờ công đức sám hối tất cả phiền não vì bảy lậu, tám cấu, chín kết, mười triền, chúng con.................. đời đời kiếp kiếp được ngồi trên hoa thất tịnh được tắm nước bát giải, đủ trí cửu đoạn, thành tựu hạnh thập địa.
Lại nguyện, nhờ công đức sám hối tất cả phiền não vì mười một biến sử, mười hai nhập, mười tám giới, chúng con........................….đời đời kiếp kiếp được hiểu mười một món không, tâm thường nương những món không ấy, tự tại chuyển nói mười hai hành pháp luận,đầy đủ mười tám món bất cộng pháp vô lượng công đức đều viên mãn.
Phát nguyện xong, chí tâm chỉnh lễ chư phật:
Nam mô Tỳ Lô Giá Na Phật,
Nam mô Bản Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.
Nam mô giác Hoa Định Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Ca Sa Tràng Phật
Nam mô Sư Tử Hống Phật
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Đại Trang Nghiêm Bồ Tát.
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát.
Đảnh lễ chư Phật rồi, kế lại sám hối.
Phép sám hối chính là sửa đổi sự lỗi lầm đã qua, diệt ác làm lành. Người đời ai không lỗi, như bậc hữu học lỡ mất chính niệm còn bị phiền não nổi lên, bực La Hán có lúc kết tập phát khởi cũng còn phạm phải những nghiệp thân, khẩu, ý, huống kẻ phàm phu sao khỏi tội lỗi. Những người có chí biết trước liền ăn năn đổi lỗi, còn kẻ ngu si giấu giếm, nên tội lỗi thêm tràn đầy, chất chứa lâu ngày không biết khi nào tỏ ngộ. Nếu biết hổ thẹn giãi bày sám hối, không những diệt được tội lỗi, còn thêm vô lượng công đức, gây dựng quả vị Niết Bàn vi diệu của Như Lai. Muốn thật hành phép sám hối, trước hết thân phải nghiêm trang chỉnh tề, chiêm ngưỡng tôn tượng, tâm phải khởi ý cung kính, theo phép quán tưởng, hết lòng cầu khẩn, để tâm suy nghĩ hai điều: Thứ nhất phải nghĩ thân mệnh khó giữ thường còn, một khi tan nát không biết bao giờ được lại. Nếu không gặp chư Phật cùng các bậc hiền thánh, lại gặp phải bạn ác, tạo thêm nhiều tội nghiệp, sẽ bị đoạ lạc chốn hiểm hang sâu. Thứ hai phải tự nghĩ ngày nay, ta tuy gặp chính pháp Như Lai, lại không biết vì phật pháp nối dõi giống Thánh, tẩy sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý, để cư xử theo thiện pháp, lại riêng làm việc ác, cố ý che đậy, nói người khác không biết, kẻ kia không thấy, giấu kín trong lòng ngang nhiên không hổ thẹn. Như thế thật là một điều hết sức ngu hoặc trong thiên hạ.
Mười phương chư Phật, chư đại Bồ tát cùng các vị thiện thần, lúc nào lại không dùng thiên nhỡn thanh tịnh mà soi thấy hết những tội ác của chúng ta gây tạo.
Và lại các thần linh ở chốn u minh ghi chép tội phúc không sai một mảy may nào. Nói đến những người đã làm nên tội lỗi, sau khi chết rồi bị ngục tốt đầu trâu thâu bắt thần hồn dem nạp trước mặt diêm vương để tra xét điều phải trái. Bây giờ tất cả kẻ oán cừu đang làm chứng nói:” ngươi trước kia mổ ta, giết ta, nấu, hầm, rang, nướng ta...” hoặc nói:” trước kia ngươi cướp bóc lấy hết tiền bạc ta ly dán quyến thuộc ta, ngày nay ta mới có dịp ở trước ngươi làm chứng cớ rõ ràng, đâu còn giấu giếm chỉ đành cam chịu những tội lỗi trước”.
Trong kinh nói rõ: ở địa ngục không bao giờ xử oan. Người nào ngày thường gây những tội gì, tuy đã quên mất, nhưng đến khi chết những hình tướng ấy do các nghiệp ác độc tạo nên từ trước đều hiện ra, nói: “Xưa kia ngươi ở bên ta tạo những tội ác như thế nay làm sao giấu giếm được?”. Lúc đó tội nhân không còn chỗ nào che đậy, ngay lúc ấy diêm vương nghiến răng quở trách rồi cho vào địa ngục trải vô lượng kiếp, chẳng hòng thoát khỏi. Việc đó chẳng phải xa lạ mà cũng không quan hệ gì với người, chính tự mình tạo tự mình phải chịu, dù chí thân mưu cha con, một khi quả báo đối đầu, cũng không thay thế cho nhau được.
Vậy nay chúng ta cùng được làm thân người khoẻ mạnh, không bệnh tật, nên gắng sức tu hành, tranh đua cùng thọ mệnh, khi đại nạn xảy đến hối hận không kịp. Bởi thế chúng con dốc lòng, cầu xin sám hối.
Từ vô thỉ đến nay, chúng con bị vô minh che khuất, tâm trí, do phiền não tạo các nghiệp ác trong ba đời. Hoặc say đắm dục lạc sinh ra “phiền não ham muốn”, hoặc giận giữ bực tức sinh ra “phiền não hãm hại”, hoặc tâm trí tối tăm sinh ra “phiền não không hiểu rõ”, hoặc ngã nạn tự cao sinh ra “phiền não ngạo nghễ”, hoặc nghi ngờ chánh đạo sinh ra “phiền não do dự”, hoặc bác không nhân không quả sinh ra “phiền não tà khiến”, hoặc không biết thân cảnh do nhân duyên giảng hợp, sinh ra “phiền não chấp ngã”, hoặc mê lầm trong ba đời sinh ra “phiền não chấp thường chấp đoạn”, hoặc gần gũi tà pháp sinh ra “phiền não kiến thủ”, hoặc theo lầm tà sư sinh ra “phiền não giới thủ”, cho đến do tất ca bốn món chấp thành ra “phiền não chấp trước sai lầm...”. Ngày nay trí thành đều xin sám hối.
Lại từ vô thỉ đến nay, bởi có tính bo bo lận tiếc sinh ra “phiền não keo bẩn” bởi không thâu nhiếp sáu căn sinh ra “phiền não buông lung”, bởi để tâm làm những việc xấu xa ác độc sinh ra “phiền não bất nhẫn”, bởi biếng nhác trễ nải sinh ra “phiền não không siêng năng” bởi hay ngờ vực lo nghĩ bông lông, sinh ra “phiền não giác quán” bởi súc cảnh mê hoặc, sinh ra “phiền não không hiểu biết”, bởi theo tám thói xấu ở đời, sinh ra, phiền não nhân ngã, bởi dối trá, khen trước mặt, chê sau lưng, sinh ra “phiền não tâm không ngay thẳng”, bởi thô cứng khó dạy sinh ra” phiền não không điều hoà”, bởi dễ giận khó vui, sinh ra “phiền não uất hận”, bởi hay ghen ghét đâm thọc sinh ra “phiền não hung dữ”; bởi hung bạo độc hại, sinh ra “phiền não thâm độc”, bởi trái với thánh đạo sinh ra “phiền não điên đảo”, bởi cứ theo chiều sinh tử, không diệt được mười hai nhân duyên sinh ra, “phiền não luân chuyển” cho đến do vô minh trụ địa, từ vô thỉ khởi ra hằng sa phiền não, khởi tứ trụ địa, gây thành khổ quả trong ba cõi, Khổ quả phiền não vô lượng vô biên, não loạn hiền thánh, bốn loài chúng sinh trong sáu nẻo. Ngày nay giãi bày trước mười phương chư Phật, tôn Pháp, Thánh chúng, đều xin sám hối.
Nguyện nhờ công đức đã sám hối những phiền não tham, sân, si do ý nghiệp khởi ra, đời đời kiếp kiếp bẻ tràng kiêu mạn, khô nước ái dục, tắt lửa sân hận, phá tối ngu si, nhổ gốc ghi hoặc, xé lưới tà kiến, biết rõ ba cõi như ngục tù, tứ đại như rắn độc, ngũ ấm như kẻ thù, lục nhập rỗng không, dối trá thân thiện, siêng tu tám món thánh đạo, dứt nguồn vô minh, nhắm thẳng Niết bàn không hề dừng nghỉ, luôn luôn để tâm làm theo ba mươi bảy phẩm trợ đạo, cùng mười phép ba la mật thường được hiện tiền.
Sám hối phát nguyện rồi, hết lòng tin tưởng kính lễ Thường Trụ Tam Bảo.

« Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Sống thiền


Phúc trình A/5630


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.102.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập