Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
“Phật cáo Tu Bồ Đề, như thị, như thị. Nhược phục hữu nhơn đắc văn thị Kinh, bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhơn thật vi hy hữu”.
Phật bảo Tu Bồ Đề, đúng thế! đúng thế! Nếu lại có người nghe được Kinh mà không khiếp, không hãi, không sợ, nên biết người này thật là hy hữu.
Giảng: Người nghe Kinh tin thọ. Ngài Thế Thân nói rằng: khiếp là khủng khiếp. Nếu chúng sanh khiếp Kinh này là không phải tin chánh đạo; hãi tức sợ khép nép. Nương theo Bát Nhã tu tập mới có thểđoạn dứt nghi. Sợ do khiếp nên rốt cuộc không chịu tu học. Nếu xa lìa chỗ sợ ấy là không khiếp, không hãi, không sợ vậy. Ngài Vô Trước nói rằng vì Thanh Văn thừa, Thế Tôn nói pháp Hữu và pháp Vô. Đối với Thanh Văn, lúc nghe Kinh này nghe pháp Hữu - Vô nên sợ, nghe không Hữu-Vô nên khiếp! Lúc suy xét thời với nhị không trong hữu lý không thể theo kịp nên sợ. Bèn phải giải thích riêng: 3 loại vô tự tánh cần phải biết, như sanh đệ nhứt nghĩa vô tự tánh nên giải rằng đối với Y tha khởi không tánh tự nhiên nên gọi sợ, đối với Viên thành thật không còn chấp nhơn-pháp nên không sợ.
“Hà dĩ cố, Tu Bồ Đề, Như Lai thuyết đệ nhứt ba la mật tức phi đệ nhứt ba la mật, thị danh đệ nhứt ba la mật”.
Tại sao? Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói đệ nhứt ba la mật tức phi đệ nhứt ba la mật đấy gọi là đệ nhứt ba la mật.
Giảng: Tán thán hơn hẳn. Ngài Thế Thân cho rằng, Như lai thuyết đệ nhứt ba la mật, có nghĩa là mười phương chư Phật đồng nói lời tán dương nên là đại nhân, là đệ nhứt nghĩa, rõ ràng Kinh này hơn hẳn các Kinh khác. Phi đệ nhứt ba la mật tức là không phải sở đắc của những người khác. Trí vô phân biệt chứng lý vô ngã mà chỉ có 10 phương Phật đạt được, những người khác không được, cho nên gọi là đệ nhứt ba la mật. Chỉ Phật có được. Ngài Vô Trước giải thích rằng, đệ nhứt ba la mật có nghĩa bát nhã đối với 5 ba la mật khác là hơn hẳn.
“Tu Bồ Đề, nhẫn nhục ba la mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhục ba la mật.”
Này Tu Bồ Đề, nhẫn nhục ba la mật, Như Lai nói phi nhẫn nhục ba la mật.
Giảng: Theo Ngài Thế Thân: trở lên so sánh đoạn 2 và 3 xong. Đây là điểm so sánh thứ tư, trong đó có 3 ý: 1/ về trước xả thân mạng nên sanh nghi, như nghi cho rằng chú ý đề cập thân khổ để bỏ thân khổ mà được quả phước là kém. Nếu vậy theo pháp môn này mà thọ trì, diễn thuyết Kinh, cần tu các hạnh Bồ Tát. Khổ hạnh cũng là khổ quả, tại sao pháp môn này không thành khổ quả? Ý nói: trước nói xả thân mạng khổ hoàn lại thọ quả khổ, thân được phước cũng kém xa. Nếu vậy, Bồ Tát tu pháp này nên hành các khổ hạnh cũng cảm quả thân khổ làm gì được thắng phước. Vì như Bồ Tát Tát Đà Ba Luân đối với Đàm Vô Kiệt Bồ Tát cầu bát nhã ba la mật nên phải chẻ xương đập tủy để cúng dường, khổ như thế mà được phước vẫn ít. Nay ý trả lời, nếu là tuệ hạnh mà bỏ thân thì được phước nhiều. Như lìa xả thân không tu tuệ hạnh mà cầu Bồ Đề là nhân của sanh tử nên phước yếu kém (hạ liệt). Dựa theo đoạn văn quan trọng này phân thành 4 ý: 1/ phá trừ nghi trên 2/ nêu việc chỉ bày 3/ Bồ Tát nên lìa hết thảy… dẫn từ sơ địa Bồ Tát là vô trụ 4/ Bồ Tát vì lợi ích, khuyên làm lợi ích chúng sanh nên trụ lý nhị không. Nhẫn nhục ba la mật như 10 phương chư Phật cùng đạt được như cầu nhẫn nhục của tuệ hạnh. Như Lai nói chẳng phải, không phải là sở đắc của những người khác nên hoặc không cầu tuệ hạnh nên không gọi là ba la mật. Như trên nói xả thân mạng không phải là tuệ hạnh không gọi là ba la mật nên nói không phải nhẫn nhục.
“Hà dĩ cố, Tu Bồ Đề, như ngã tích vị Ca Lợi vương cát tiệt thân thể, ngã ư nhỉ thời vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận”.
Tại sao? Này Tu Bồ Đề như Ta xưa kia vì Vua Ca Lợi cắt xẻo thân thể, Ta lúc bấy giờ không tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng. Tại sao? Vì lúc xưa trong khi bị cắt từng phần cơ thểđó, nếu Ta có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng, ắt sanh tâm sân hận.
Giảng: Dẫn tích trong đó có 2: dẫn chứng một thân về trước và dẫn nhiều thân trước. Trong phần trước có nhẫn lìa tướng, và nói ngược lại nêu rõ như trên. Vua Ca Lợi cũng gọi là khổ nhẫn, nhiều hạnh khắc khổ. Vì Như Lai trước kia là vị tiên nhơn tu nhẫn nhục đương tu trong núi. Trong lúc cùng với các cung nữđi vào núi săn bắn, Vua mệt mỏi nên ngủ say thiếp đi; các thể nữ nhân đó tới chỗ tiên nhơn xin nghe pháp. Vua tỉnh dậy bèn thấy họở chung quanh vị tiên, Vua liền hỏi tiên nhơn: Ông là người gì? Cũng hỏi rằng, ông là kẻ phàm phu ly dục chăng? Tiên đáp: chưa ly dục. Vua nghe thế, sanh tâm sân giận liền cắt thân thể ông ra nhiều phần mà vẫn vô ngã tướng, nên nay dẫn chứng câu chuyện lúc đó.
“Hựu niệm quá khứư ngũ bách thế tác nhẫn nhục tiên nhơn, ư nhỉ sở thế vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.”
Lại nghĩ lui về quá khứ trong 500 đời làm vị tiên nhơn tu nhẫn nhục, ở trong các đời ấy không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng.
Giảng: Đây dẫn chứng thân tu nhẫn trong nhiều đời thuộc quá khứ.
“Thị cố Tu Bồ Đề, Bồ Tát ưng ly nhứt thiết tướng, phát a nậu đa la tam miệu tam BồĐề tâm”.
Vì thế, Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa hết thảy các tướng mà phát tâm vô thượng Bồ Đề.
Giảng: Nêu dẫn sơ địa thứ 3 của Bồ Tát, đạt được nhẫn nhục nên không trụ tâm cho thấy nghĩa vô trụ sanh tâm. Phát tâm có 5: 1/ Chủng tánh phát tâm tức là địa tiền 2/ Tín phát tâm sơ tam địa như thế gian tu bố thí, giữ giới, nhẫn nhục 3/ Minh phát tâm như bốn, năm, sáu, thất địa đồng như xuất thế. Như tứ địa tu Bồ Đề, phần quán cũng giống đảnh lưu, ngũ địa tu pháp tứ đế quán cũng như La Hán, lục địa tu pháp nhân duyên quán cũng giống Duyên giác, thất địa tu thuần vô tướng quán như Bồ Tát. 4/ Phát tâm bất thoái như tám, chín, mười địa 5/ Phát tâm vô thượng như Phật địa. Cũng gọi đó là năm loại Bồ Đề nên gọi là chủng tánh Bồ Đề. Nay nói phát tâm có nghĩa phát tín tâm tức là sơ địa Bồ Tát trong quán chân như lý vô trụ gọi là vô trụ sanh tâm.
“Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm.”
Không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm.
Giảng: Không trụ tâm nêu riêng, trong trụ trước hết làm cho không trụ nơi tướng; kế khiến trụ vô tướng, giải thích duyên do và tổng kết. Nói trụ sắc v.v.. sanh tâm là trụ hữu tức là chấp ngã, nhơn không nên trụ mà nên sanh tâm vô trụ. Khiến trụ vô tướng có nghĩa quán vô tướng gọi là vô trụ; cần ngộ lý này mới diệt được ngã nhơn.
“Nhược tâm hữu trụ, tức vi phi trụ”.
Nếu tâm có trụ tức là phi trụ.
Giảng: Giải thích lý do hay duyên cớ. Như nếu trụ sắc v.v.. sanh tâm là chẳng phải trụđúng.
“Thị cố Phật thuyết Bồ Tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí.”
Vì thế Phật nói Bồ Tát không nên trụ sắc bố thí”.
Giảng: Đây là điểm 4: tổng kết.
“Tu Bồ Đề, Bồ Tát vị lợi ích nhứt thiết chúng sanh ưng như thị bố thí”.
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát vì lợi ích hết thảy chúng sanh nên bố thí như thế.
Giảng: Trừ nghi chỉ rõ lý trong đó có 2: khiến bố thí vô trụ, phá trừ dứt nghi và giải thích riêng. Như nghi vấn rằng trên nói vô trụ sanh tâm, thế nào là tu hành lợi ích chúng sanh mà không gọi trụ nơi sự? Vì đoạn trừ nghi nên mới có đoạn đó.
“Như Lai thuyết nhứt thiết chư tướng tức thị phi tướng”.
Như Lai nói hết thảy các tướng tức là phi tướng.
Giảng: Đây nêu hiển tỏ đạo lý, trong đó có pháp không và nhơn không.
Nói hết thảy các tướng tức là tướng hư vọng; là phi tướng có nghĩa không thật tướng, vì hư vọng vốn là không.
“Lại nói hết thảy chúng sanh tức là phi chúng sanh”.
Giảng: Đây chỉ rõ sanh không. Nói hết thảy chúng sanh như chấp thật có chúng sanh thì phi chúng sanh tức là không thật có chúng sanh, như lại lượt phần giải thích này nên biết. Trở lên dựa theo Ngài Thế Thân giải thích một điểm nghi vấn. Ởđây theo Ngài Vô Trước dẫn Kinh nói Như Lai nói nhẫn nhục ba la mật trụ xứ 13 là nhẫn khổ, tức trong lìa chướng trụ xứ thứ 9 là lìa không thể nhẫn khổ. Nói trừ người khác không thể nhẫn tức phát tâm tu khổ hạnh là Bát nhã ba la mật này.
Phật dẫn chứng lại việc trước làm cho có thể nhẫn khổ lìa chướng không nhẫn. Y cứ theo văn có 2: a/ Nêu rõ 3 loại nhẫn để lìa chướng không nhẫn khổ b/Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa hết thảy tướng. Nói rõ nhân bất nhẫn có 3 loại khổ: 1/ Năng nhẫn có nghĩa đạt pháp vô ngã, như trong Kinh Phật thuyết là nhẫn nhục ba la mật 2/ Tướng nhẫn như kẻ khác đối với mình lúc đó khởi niệm ác. Do không có ngã, các tướng nên không sanh niệm sân, cũng không đối với nhẫn nhục ba la mật sanh hữu tưởng, đối không phải ba la mật không sanh vô tưởng, như Ta trải qua xưa kia là Vua Ca Lợi cắt xẻo thân thể, Ta lúc bấy giờ không có tướng ngã v.v... 3/ Chủng loại nhẫn: như cực khổ nhẫn liên tục là khổ nhẫn, như xưa kia Ta trải qua bị Vua Ca Lợi cắt chẻ thân thể và nói Ta nghĩ về quá khứ trong 500 đời làm tiên nhơn tu nhẫn nhục. Y cứđiểm 2 nhân duyên không nhẫn có 3: 1/ Lưu chuyển khổ nhẫn, nhân do bất nhẫn nên bị lưu chuyển (trôi lăn) trong sanh tử. Vì để đối trị phần này nên làm cho lìa hết các tướng mà phát tâm vô thượng.
Nếu như trụ sắc v.v.. thì bị khổ lưu chuyển dằn vặt nên Bồ Đề tâm không phát. Kinh ghi rằng vì thế này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa hết thảy tướng mà phát tâm 2/ Tương vi khổ nhẫn đối với chúng sanh, như Kinh nói như thế Bồ Tát làm lợi ích cho khắp hết chúng sanh nên bố thí như thế. Có nghĩa đã là chúng sanh nên tu hành vô trụ xứ, sao đối với kia còn sanh sân hận 3/ Nhân duyên khổ nhẫn đối trị thọ dụng kém, như Kinh: này Tu Bồ Đề, nếu tâm Bồ Tát trụ nơi pháp mà hành bố thí, có nghĩa như chấp quả báo mà bố thí là liền có thọ dụng yếu kém. Nếu bố thí vô trụ tướng thời việc làm như hư không được công đức vô lượng.
“Tu Bồ Đề, Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả”.
Này Tu Bồ Đề, Như Lai là chân ngữ, thật ngữ, như ngữ, không nói dối, không nói sai khác…
Giảng: Dựa theo Ngài Thế Thân giải thích, đây vẫn còn phá nghi vấn. Như có người nghi rằng, nhắm nói nhân vô tướng đạt quả vô tướng, đối với chứng quả là không có lẽ đó, cớ sao kia đối quả hay gây nhân? Ý nói rằng: chứng pháp đã vô tướng vắng lặng vô trụ mà tu tại sao còn tạo nhân chứ? Vì để dứt trừ nghi vấn này nên ởđây nêu 2 ý: trước nêu rõ không nói dối và sau liên quan ngoại chấp. Luận chủ giải rằng vì Như Lai là như thật trí, không vọng ngữ. Phật Bồ Đề và Tiểu thừa, Đại thừa … việc thọ ký đều là không nói sai. Do có 4 cảnh nên thứ tự có 4 lời (Phật). Nay Kinh này thêm vào là không lừa dối (cuống ngữ). Ngài Vô Trước nói rằng, chỗ biểu tỏ này là gì, là muốn làm cho tin Như Lai nên hay nhẫn, trong đó chân ngữ là chỉ tướng thế tục đế, thật ngữ là biểu hiện sự tu tập ở thế đế có phiền não và thanh tịnh. Trong đó có thật tức một mặt dứt phiền não, một mặt là thanh tịnh. Như ngữ là đệ nhứt nghĩa đế; bất dị ngữ là đệ nhứt nghĩa đế vừa tu trong phiền não và tướng thanh tịnh, nên nói đây là chân ngữ. Ý này nói tóm lại, Phật độc tôn trong ba cõi, thầy của nhơn thiên và là chủ của pháp giới, lương y cứu 5 đường giẫm trên sự trang sức của người tại gia, bỏ ngôi vị đế vương đạt thành giác ngộ và điều mong muốn đều trọn thành. Phật không màng danh lợi, lại chẳng cầu an lạc, sao còn vọng ngữ?
“Tu Bồ Đề, Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư”.
Này Tu Bồ Đề, Như Lai đã đắc pháp, pháp này là không thật, không hư.
Giảng: Đây nêu lên ngoại chấp. Như Lai đã đắc pháp có nghĩa đạt chứng lý, không thật có nghĩa không đúng như lời mà chấp thật, không hư cũng tức không lìa lời nói mà biệt cầu. Do không hư dối nên y lời Phật dạy mà học, do không thật nên lìa vọng tưởng mà đạt chân. Như phàm phu chấp vọng tưởng có-không nên không thật, Phật không nói vọng tưởng nên không hư dối.
“Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát tâm trụư pháp nhi hành bố thí như nhơn nhập ám tắc vô sở kiến, nhược Bồ Tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí như nhơn hữu mục, nhựt quang minh chiếu, kiến chủng chủng sắc.”
Này Tu BồĐề, nếu Bồ Tát trụ tâm nơi pháp mà hành bố thí như người vào nhà tối ắt không thấy gì; nếu tâm Bồ Tát không trụ nơi pháp mà hành bố thí như người có mắt sáng như mặt trời soi rõ thấy hết mọi cảnh sắc.
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích: đây là điểm trừ dứt nghi thứ ba. Như nghi cho rằng, nếu Thánh nhơn dùng vô vi, chân như đạt danh, chân nhưđó với hết thảy thời, xứ là có, tại sao không trụ tâm. Đạt Phật Bồ Đề thời không trụ, nếu hết thảy thời, xứ thật hữu chân như cớ chi có người đạt được, có người không đạt được? Vì muốn dứt trừ nghi vấn này nên dụ bóng tối, trong ví dụ có 2: trụ là nhân sanh tử và rõ ràng không trụ là nhân xuất thế.
Có bài kệ rằng:
Thời và xứ thật hữu
Mà kỳ thật chẳng chân
Vô trí trụ nơi pháp
Người hữu trí chứng đạt.
Ý nói: chân tuy trong mọi thời, xứ có thật, do vô trí đem tâm trụ pháp nên không hiểu xa lìa (không bám chấp), như người vào nhà tối không biết mình đi đâu, nên không được cái đắc, là lối phiên dịch xưa. Ngài Vô Trước giải thích rằng: đây là biểu hiện ít thọ dụng khổ thứ ba dùng nhân duyên nhẫn đối trị.
“Tu Bồ Đề đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn năng ư thử Kinh thọ trì độc tụng tắc vị Như Lai dĩ Phật trí tuệ tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.”
Này Tu Bồ Đề đời tương lai về sau, nếu có thiện nam, tín nữ nào đối với Kinh này hay thọ trì đọc tụng thì được Như Lai ban cho trí tuệ Phật; ắt biết người này, thấy người này đều được thành tựu vô lượng công đức.
Giảng: Ngài Thế Thân cho rằng, y cứđoạn Kinh 3 phần so sánh thứ tư trở lên đã phá trừ 3 nghi vấn riêng, từđây trở xuống là so sánh nghi vấn chính trong đó có hơn kém và giải thích lý do. Trong phần hơn kém còn có: tu ba loại công đức tối đa và sau nêu sự so sánh. Ba loại công đức: tu tập, thọ trì và đọc tụng. Ngài Vô Trước giải rằng, trở xuống chương 14: lìa tịch tịnh vị tức là trong lìa chướng 12, thứ 10 là lìa tư lương vị, trí kém khuyết, như đắm trong thiền định mà không chịu nghe hiểu tu tập trí huệ, là yếu kém trí tư lương. Nay khiến thọ trì, đọc tụng để phát sanh trí huệ nên đạt được Bồ Đề. Định là phước nên chỉ có thể trợ đạo. Y cứđoạn này có 5 ý biểu hiện cùng tương ưng pháp có 5 lọai công đức như: 1/ Được Phật nhớ nghĩ thân cận, như Kinh ghi, thọ trì, đọc tụng, tu tập thì được Như Lai lấy trí tuệ Phật ban cho 2/ Bao hàm phước đức, như Kinh ghi: được thành tựu chứa nhóm vô lượng vô biên công đức 3/ Tán thán pháp và tu hành, như Kinh nói tóm đó là Kinh không thể nghĩ bàn 4/ Chư thiên v.v... cúng dường, như Kinh: ở bất cứ nơi đâu có Kinh này 5/ Tội tiêu trừ, như Kinh ghi: thọ trì đọc tụng Kinh này bị người khinh chê cho chí đang được v.v… có nghĩa cần phải thọ trì đọc tụng Kinh là nhân của chánh báo Bồ Đề, mới là chân pháp cúng dường. Nhưđem của cải thế gian cúng dường Như Lai cũng không sánh kịp. Do vậy nên Như Lai luôn lấy Phật trí tất biết người đó, luôn dùng Phật nhãn ắt thấy người đó, và luôn gần gũi nghĩ về người đó.
“Tu Bồ Đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sơ nhựt phần dĩ hằng sa đẳng thân bố thí, trung nhựt phần phục dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử Kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì, độc tụng vị nhơn giải thuyết”.
Này Tu Bồ Đề, nếu có thiện nam, tín nữ ngày 3 thời: sáng đem thân bố thí như cát sông Hằng, trưa lại đem vô số thân như thế bố thí, và tối cũng lại đem nhiều thân như cát sông Hằng bố thí. Như thế trải qua vô số trăm nghìn vạn ức kiếp như thếđem thân bố thí. Nếu lại có người nghe được Kinh này mà lòng tin không trái nghịch thời phước đức người này hơn người thí kia, huống gì còn biên chép, thọ trì, đọc tụng, vì người mà giảng rộng.
Giảng: Ngài Thế Thân giải rằng, đây nêu việc so sánh trong đó nêu rõ bố thí nhiều thân mạng, và rõ ràng tin Kinh được phước hơn. Ngày 3 thời xả thân bố thí, giả sử có việc như thế. Tín tâm không trái nghịch, có nghĩa nếu có người nghe Kinh này dù chưa thể thọ trì, đọc tụng mà chỉ khởi lòng tin thanh tịnh và tùy hỷ công đức so với người bố thí trên phước đã hơn rồi. Tại sao vậy? Vì ở trong sanh tử tuy xả thân mạng trọn cũng không thể ngộ được pháp thân Bồ Đề. Một đời tín tâm dù chưa sanh huệ giải song do niệm tin làm nhân nên nghe hiểu mà tăng trưởng trí huệ, quyết phải thành Phật, cho nên phước người ấy rất lớn, do tâm tùy hỷ phát sanh.
“Tu Bồ Đề dĩ yếu ngôn chi, thị Kinh hữu bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng, vô biên công đức. Như Lai vị phát Đại Thừa giả thuyết, vị phát tối thượng thừa giả thuyết.”
Này Tu Bồ Đề, lấy lời quan trọng nói đó thì Kinh này không thể nghĩ bàn, không thể xưng tán hết, vô biên công đức, Như Lai vì người phát tâm Đại thừa mà thuyết, vì người phát tâm tối thượng thừa mà thuyết”.
Giảng: Ngài Thế Thân giải rằng trở xuống giải thích 2 lý do trong đó có 6 lần “lại nữa” như: 1/ Biểu lộ việc nghe hiếm hoi nên phát tâm tin pháp. Vì kẻ đại căn cơ mới thâm nhập, kẻ tiểu căn cơ không thể hiểu, như Kinh nêu: lấy lời quan trọng mà nói đó 2/ Biểu hiện thọ trì chân diệu pháp, nói thọ trì diệu pháp tức là gánh vác đảm đương Bồ Đề, như Kinh: những người như thế v.v.. 3/ Chỉ rõ người ấy quyết định thành tựu vô lượng công đức như Kinh này có ở nơi đâu nơi đó đều đáng tôn như Kinh ghi rõ 4/ Chỉ rõ xa lìa hết thảy mọi chướng, có nghĩa là chuyển chướng, như Kinh: thọ trì, đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh khi v.v.. 5/ Mau chứng pháp Bồ Đề như Kinh ghi: nếu lại có người sau này trong đời mạt pháp 6/ Biểu hiện thành tựu được nhiều lực, đạt được đại diệu quả rõ ràng nhờ oai lực Kinh, như Kinh ghi: thiện nữ nhơn nơi đời mạt pháp sau này… Căn cứ vào câu Kinh có 2 ý: rõ ràng là công đức lớn, và việc trì tụng được phước viên mãn. Không thể nghĩ bàn tức chẳng thể nghĩ ngợi suy lường được. Không thể xưng tán là không có thể dùng ngôn ngữ mà xưng tán hết được. Vì người Đại thừa mà thuyết tức là định tánh đại thừa; vì người tối thượng thừa mà thuyết là bất định tánh Đại thừa. Vì có tánh nhị thừa nên nói rằng diệu pháp nầy tối cực khó suy lường. Tiểu thừa ý ưa thích thấp hẹp kém cỏi đối với Kinh này không thể phát tâm cầu, nên nói vì người phát tâm Đại thừa mà thuyết. Ngài Vô Trước giải rằng, dựa vào đây tán thán pháp và việc tu hành trong đó có 3 ý: 1/ tán thán giáo pháp 2/ tán thán việc tu hành 3/ như người ưa tiểu pháp.
“Nhược hữu nhơn năng thọ trì, độc tụng quảng vị nhơn thuyết, Như Lai tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xưng, vô hữu biên, bất khả tư nghì công đức”.
Nếu có người hay thọ trì, đọc tụng, vì người giảng rộng, Như Lai ắt biết người đó, hẳn thấy người đó đều được thành tựu không thể suy lường, không thể xưng tán, không có giới hạn công đức không thể nghĩ bàn.
Giảng: Ngài Thế Thân giải: đây nêu trì tụng Kinh được phước viên mãn. Pháp này vì người Đại thừa mà thuyết, như có người thọ trì quyết đạt được vô thượng Bồ Đề, công đức không thể nghĩ bàn, nên đối kẻ sanh ít tín tâm vẫn hơn người xả nhiều thân mạng. Ngài Vô Trước giải rằng, trong phần tán thán người tu hành có 3: 1/ người thọ trì, đọc tụng Kinh được chư Phật nhiếp thọ 2/ người này thành tựu công đức nhiều hơn 3/ đảm đương hay gánh vác Bồ Đề (Phật Pháp).
“Như thị nhơn đẳng tắc vi hà đãm Như Lai A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề”
Những người như thế là đãm đương gánh vác đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác của Như Lai.
Giảng: Ngài Thế Thân giải: đây biểu thị 2 ý: thọ trì diệu pháp mà trong đó chỉ người đại căn cơ trì tụng là có khả năng gánh vác Bồ Đề; thứ đến: rõ ràng nhị thừa và phàm phu nghe không thể hiểu hết. Nói kẻ thọ trì đương nhiên phải chứng đạt Bồ Đề, dù hiện tại chưa đắc nhưng về sau ắt đắc nên nói gánh vác. Vác tức là mang vác, gánh có nghĩa quảy lên vai; nói thọ trì tức là gánh vác đãm đương được Phật pháp (Bồ Đề) vậy.
“Hà dĩ cố, Tu Bồ Đề nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến tắc ư thử Kinh bất năng thính thọ, độc tụng vị nhơn giải thuyết”.
Tại sao? Này Tu Bồ Đề, như người ưa pháp nhỏ chấp ngã, nhơn, chúng sanh, chấp thọ mạng thì đối với Kinh này không thể nghe hiểu, thọ trì, đọc tụng vì người mà giảng giải.
Giảng: Ngài Thế Thân phân đoạn này thành hai: ưa pháp nhỏ tức là nhị thừa, chấp ngã v.v… tức là phàm phu. Ngài Vô Trước giải rằng, đoạn văn lớn thứ 3 này, hai phần trước đã nói.
“Tu Bồ Đề tại tại xứ xứ, nhược hữu thử Kinh nhứt thiết thế gian thiên, nhơn, a tu la sởưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ”.
Này Tu Bồ Đề, ở bất cứ nơi nào nếu có Kinh này là hết thảy thế gian trời, người, A tu la phải nên cúng dường. Nên biết chỗ như thế thì là tháp đều nên cung kính làm lễ, đi nhiễu chung quanh và đem hương hoa mà rải cúng nơi đó.
Giảng: Ngài Thế Thân giảng rằng, Kinh có nơi nào nơi đó đều đáng tôn trọng. Ngài Vô Trước nói đây là cõi trời thứ tư v.v.. cúng dường.
“Phục thứ Tu Bồ Đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì, độc tụng thử Kinh, nhược vị nhơn khinh tiện, thị nhơn tiên thế tội nghiệp ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhơn khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Lại nữa Tu Bồ Đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì, đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh chê, người này đời trước mắc tội đáng đọa đường ác, do đời này bị người khinh khi cho nên tội nghiệp đời trước được tiêu diệt nên đạt vô thượng chánh đẳng Bồ Đề.
Giảng: Đây là phần hoán chuyển chướng thứ tư theo Ngài Thế Thân. Như đối pháp luận nghĩ tạo nghiệp có 5 như: 1/ Vì người khác dạy răn, tự mình không tham đắm 2/ Vì người khác khuyên mời như cúi ngước mà làm 3/ Không chỗ liễu tri như hài nhi, loài vật 4/ Chấp chặt từ gốc rễ như biết tội mà vẫn làm, đa phần thuộc người xuất gia phạm 5/ Phân biệt điên đảo, như không biết mà làm, phần nhiều thuộc người tại gia. Ba loại tạo nghiệp trước chưa hẳn đọa địa ngục, hai loại sau chắc chắn rơi địa ngục. Hai loại tạo nghiệp sau mình phải thọ, do hay thọ trì, đọc tụng Kinh nên chuyển nghiệp nặng đời trước thành hiện đời này bị người khinh dễ; đáng đọa đường ác nghiệp đều tiêu mất. Câu này trung dung, người thọ trì nếu khởi tâm tăng thượng, người trì tụng tội liền tiêu diệt, cũng như không bị người khinh dễ tức chuyển nặng thành nhẹ. Nếu kẻ tâm thấp kém mà thọ trì cũng chưa hẳn tiêu tội. Lại giải rằng, nếu thời kỳ quả báo đủ bất định tức tội hoàn toàn tiêu diệt. Quả báo thời kỳ quyết định bất định tức là đời sau phải thọ mà chuyển sang đời này thọ nhẹ. Do như vậy nên dù tin ít mà thọ trì được phước nhiều hơn người xả thân mạng đã nói trên. Ngài Vô Trước giải rằng, đây là diệt tội đoạn 5, trong đó có 3 ý: a/ Nêu rõ cách diệt tội b/ Đời sau vào thời mạt pháp chứng tỏ người thọ trì được nhiều phước c/ Nên biết Kinh này v.v... biểu hiện phước và quả không thểđo lường. Trong đó có 2: diệt tội và ta nghĩ quá khứ v.v... chứng tỏ oai lực. Vì do nghe hiểu trì tụng Kinh này nên theo học trí vô phân biệt chứng lý nhị không; hai chướng đều quên hết mới thật là diệt tội. Vì do ngu si nên khởi phân biệt mà ác nghiệp tội sanh, nếu nghe Kinh kỹ đạt trí huệ nên đoạn trừ phân biệt, tức là tội từ tâm sanh trở lại từ tâm diệt. Do thọ trì Kinh này nên diệt sạch được tội và trong hiện tại cũng chuyển tội nặng sang nhẹ.
“ Tu Bồ Đề, Ngã niệm quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp ư Phật Nhiên Đăng Phật tiền đắc trị bát bá tứ thiên vạn ức na do tha chư Phật tất giai cúng dường thừa sự vô không quá giả”.
Này Tu Bồ Đề, Ta nghĩ về quá khứ trong vô lượng a tăng kỳ kiếp ở trước Phật Nhiên Đăng, gặp 840,000 ức vô số chư Phật thảy đều cúng dường, phụng sự không hề bỏ qua.
Giảng: Chóng đạt pháp Phật Bồ Đề, theo Ngài Thế Thân đây là điểm 5, trong đó có 2: trước nêu tự mình được phước, sau sánh với người thọ trì Kinh. A tăng kỳ kiếp như giáo lý Tiểu thừa từ 1 đến 10, 10 nhân 10 thành trăm, 10 nhân 100 thành ngàn, 10 nhân 1000 thành 10,000, 10,000 nhân 1000 thành một ức. (1,000,000,000). Như thế 60 tích số nhân lên nên gọi là A tăng kỳ. Nay Đại thừa lấy Kinh Hoa Nghiêm làm chuẩn: 120 tích số nhân lên thành một a tăng kỳ. Nhưng 100 vạn là một triệu, 1000 vạn là một ức. Đối trước Phật Nhiên Đăng tức là A tăng kỳ thứ 3 về trước, đầu A tăng kỳ 3 gặp Phật Nhiên Đăng nên là na do tha, tức là số ngàn vạn vạn năm trước. Vì ở trước Phật Nhiên Đăng gặp 840,000 vạn ức vô số chư Phật, trong đó có 2 pháp: cúng dường, phụng sự không bỏ qua. Song đây chỉ nêu lên con số mà không luận số bao nhiêu, vì được gặp Phật rất ít.
Vì đây nói còn tùy nơi một cõi, hai cõi v.v… mà trong đó được gặp chư Phật, không phải 2 tăng kỳ trước mới gặp Phật như thế. Vã dựa theo truyền thuyết Đức Phật Thích Ca trong sơ kiếp A tăng kỳ gặp 5 hằng hà sa chư Phật, A tăng kỳ thứ hai gặp 6 hằng hà sa Phật, A tăng kỳ thứ ba gặp 7 hằng hà sa Phật. Thế thì 2 A tăng kỳ trước đã gặp vô số chư Phật rồi tại sao chỉ riêng một kiếp gặp như thế chứ? Nên phải biết căn cứ theo thời phận nào gặp để nói mới được. Lại Kinh Niết Bàn ghi: kiếp sơ Bồ Tát gặp 5 hằng hà sa Phật, kiếp thứ hai, 6 hằng hà sa cho đến kiếp thứ tư gặp 8 nghìn hằng hà sa Phật. Dựa theo kiếp thứ 4 tức là Thập địa Bồ Tát, nên biết qua 2 tăng kỳ gặp vô số chư Phật. Song có Tông cho rằng, sơ A tăng kỳ gặp 7 vạn 5000 Phật, tăng kỳ thứ hai gặp 7 vạn 6000 Phật, tăng kỳ thứ ba gặp 7 vạn 7000 Phật. Ngài Vô Trước giải rằng, đây là hiển bày oai lực. Do vòi vọi cao thắng nên gọi là oai lực.
“Nhược phục hữu nhơn ư hậu mạt thế năng thọ trì độc tụng thử Kinh sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật công đức bách phần bất cập nhứt, bách thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập”.
Nếu lại có người ở vào thời mạt pháp mà hay thọ trì, đọc tụng Kinh này có được công đức, so với công đức cúng dường chư Phật của Ta trăm phần không bằng một, trăm nghìn vạn ức phần nhẫn đến đem toán tính hay thí dụ cũng không bì kịp.
Giảng: Đây là so sánh công đức thọ trì Kinh, theo Ngài Thế Thân giải thích. Do cúng dường chư Phật chỉ là phước báu trợ lực đạo Bồ Đề; nghe Kinh, trì tụng hay sanh trí tuệ hiểu rõ mới dứt trừ sanh tử. Nói Bồ Tát tuy là tu trăm nghìn các hạnh khác, nếu không tu tuệ ba la mật, rốt cuộc không thể ngộ lý đạt đạo, ngộ pháp chân như, đoạn trừ phân biệt căn bổn sanh tử, vì thế nghe hiểu Kinh mau chứng Bồ Đề vậy.
“Tu Bồ Đề, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn ư hậu mạt thế hữu thọ trì, độc tụng thử Kinh, sở đắc công đức ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhơn văn tâm tắc cuồng loạn hồ nghi bất tín.”
Này Tu Bồ Đề, nếu thiện nam, tín nữ về sau này vào đời mạt pháp có người thọ trì, đọc tụng Kinh này đạt được công đức, nếu Ta nói đủ hoặc có người nghe tâm ắt cuồng lọan, nghi ngờ không tin.
Giảng: Theo Ngài Thế Thân đây là đọan 6, trong đó có
2: trước nêu rõ oai lực rộng lớn người nghe không tin, và biểu hiện chỗ đắc quả vi diệu không phải do cảnh suy lường. Ý nói rằng, từ vô thỉ trở lại đối với hết thảy chúng sanh đã tạo nghiệp sát sanh, trộm cắp v.v.. tâm làm việc sát hại, trộm cắp là oán, là hại. Một lần nghe, một khi đọc Kinh này mà phát tâm Bồ Đề vĩnh viễn trừ dứt oán cừu. Đối với hết thảy chúng sanh luôn không có tâm giết hại, trộm cắp v.v.. mà cùng chúng làm cha mẹ, làm bạn cứu giúp dẫn dắt lẫn nhau. Luôn tìm cách làm bạn hữu, cũng như làm thân thuộc mà hành việc hiếu nghĩa, nhân chứng tỏ là thiện hữu gieo thêm niệm tin tưởng là trung thần mà tỏ ra lương thiện, là minh quân làm phương tiện vỗ về cứu giúp, cho chí làm nam nữ hoặc người hèn kém v.v... Nếu là trưởng giả, trưởng giả trong hàng tôn quí như Ông Vô Cấu Xưng (Duy Ma Cật) nói rộng các hạnh. Vị lai thành Phật công đức vô cùng vô tận, tương lai giáo hóa các chúng hữu tình. Công đức như thế là rộng lớn vô biên chỉ do nghe Kinh mà được phát sanh. Nếu như nói đủ kẻ ngu vô trí nghe rồi sanh hồ nghi. Nói cuồng loạn có nghĩa hoặc nghe Kinh không tin mà trái lại còn sanh tâm bài báng, là nhân cuồng loạn vậy. Hoặc do không tin đời này, cảm quả cuồng loạn ở đời sau. Ngài Vô Trước giải rằng, đây phần hiển bày phước nhiều, trong đó có 2 ý: đức nhiều khó tin khiến người nghe hồ nghi và phước sâu dày không thể nào đo lường được.
“Tu Bồ Đề, đương tri thị Kinh nghĩa bất khả tư nghì, quả báo diệc bất khả tư nghì”.
Này Tu Bồ Đề, nên biết Kinh này nghĩa không thể nghĩ bàn quả báo cũng không thể nghĩ bàn.
Giảng: Vì Kinh rõ ràng là nghĩa vô tướng. Người trì Kinh phải đạt kết quả Bồ Đề. Giáo nghĩa Kinh tựđã khó lường mà quả báo cũng khó đo đạc. Kinh đề cập có 3 món chướng tâm khiến hiển lộ tâm ác, như người ngu, sách luận ngoại đạo và phụ nữ. Có 3 thứ vật che đó che lấp tâm tức là để lộ cái ác. Nếu kẻ trí đối với Kinh điển Phật pháp so như nhựt nguyệt, do khi chưa mở quyển Kinh Bát Nhã này cũng như sách ngoại điển không khác; khi đã hiểu Kinh hoặc diễn giảng hoặc đọc tụng hay trừ được trăm nghìn tội chướng của chúng sanh, hay đạt tới Bồ Đề. Người thọ trì Kinh được rất nhiều công đức, giả sử bỏ nhiều thân mạng cũng không sánh bằng.
“Nhỉ thời Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Thế Tôn, thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm”.
Lúc bấy giờ Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn: có thiện nam, tín nữ phát tâm vô thượng Bồ Đề, phải trụ tâm như thế nào? Và phải hàng phục tâm ra sao?
Giảng: Ngài Thế Thân giảng rằng đây là vòng 2 Phật thuyết. Vì ở trên chưa hiểu phát tâm nên dạy khiến phát tâm; chưa hiểu tu hành nên dạy khiến tu hành; chưa thể nhiếp phục đoạn dứt các chướng dạy khiến cho hàng phục. Nay một vòng này là phát tâm; Bồ Tát nói: Ta hay phát tâm cho chí đệ tam đã đoạn dứt chướng, nói Ta có thểđoạn, do niệm phân biệt nên bị ngăn chướng Bồ Đề. Phân biệt có nghĩa là sở tri chướng làm ngăn chướng không trụ đạo được. Nói nếu phát tâm tu hành tùy thời dùng trí vô phân biệt ngộ được chân lý. Không niệm phân biệt cho ta như thế này thế kia gọi là không trụ đạo, tức không trụ sanh tử và Niết Bàn. Nếu có phân biệt là không thể chứng ngộ nên bị chướng. Cho nên Nhị thừa chấp pháp là Niết Bàn, bị câu thúc tức chấp vắng lặng. Phàm phu chấp có sanh là bị sanh tử buộc không thể thoát khỏi. Bồ Tát đầy đủ trí đại bi không bị 2 bên buộc nên nói vô trụ. Nếu tu có chấp là bị Niết Bàn trói buộc. Nếu không tu mà chấp là bị sanh tử buộc nên gọi là có trụ. Quan trọng là thực hành cả 3 mà không khởi ngã chấp mới trụ được nơi vô trụ, hoặc trước vì người lợi căn sơ cơ, sau vì người độn căn đến sau. Căn cứ trong đây trước phải nêu rõ phần chánh tông kế vào thời Phật Nhiên Đăng, giải thích các nghi vấn. Phần chánh tông có 2: Ngài Thiện Hiện hỏi và Phật trả lời. Ngài Vô Trước giải rằng, đoạn 15 này là lúc chứng đạo xa lìa vui mừng dao động tức là lìa chướng trụ xứ thứ 11 lìa bỏ chấp thủ nên có đoạn này. Vì Bồ Tát đối với lúc phát tâm tu tập tự thấy được thắng xứ nên suy nghĩ rằng ta hay phát tâm tu hành v.v... Như thế tự cho là lời nói hơn, ngoài ra không vậy, vì làm cho xa lìa chấp nên gọi là tự mình chấp.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề tâm giả, đương sanh như thị tâm: ngã ưng diệt độ nhứt thiết chúng sanh, diệt độ nhứt thiết chúng sanh dĩ nhi vô hữu nhứt chúng sanh thật diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tắc phi Bồ Tát”.
Phật bảo Tu Bồ Đề, thiện nam, tín nữ phát tâm vô thượng Bồ Đề nên sanh tâm như thế này: ta nên diệt độ hết thảy chúng sanh; diệt độ hết thảy chúng sanh mà thật không có một chúng sanh nào diệt độ cả. Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát có tướng ngã, nhơn, chúng sanh , tướng thọ giả thời chẳng phải Bồ Tát.
Giảng: Ngài Thế Thân nói: y cứ lời Phật đáp đây có 2: trước trả lời câu hỏi đầu để đưa 2 câu khác một góc cạnh, sau giải thích nghĩa vô trụ. Ý nói rằng, phát tâm tu hành vốn là dứt trừ bịnh mà vẫn còn bịnh ngã chấp tới lúc chuyển sanh; muốn khiến cho dù là phát tâm trong quên tự ngã đừng nghĩ ta hay tu hành, cũng như ta hàng phục tâm. Đó là trả lời câu hỏi đầu, ngoài ra cần phải biết. Song trong đọan này dựa theo trước cũng có 4 tâm cho rằng ta nên diệt độ là đệ nhứt tâm; hết thảy chúng sanh là tâm quảng đại; còn 2 tâm khác như Kinh nêu đầy đủ. Ngài Vô Trước giải rằng trong đây trả lời 3 nghi vấn trước, nên sanh tâm như thế để trả lời câu hỏi đầu. Diệt độ hết thảy chúng sanh mà thật ra không có một chúng sanh nào diệt độ, đây là trả lời câu hỏi thứ hai. Như khi độ chúng sanh không sanh chấp cho rằng ta hay làm như thế, cần yếu là ngoài phải không có tướng chúng sanh, trong không khởi ngã chấp. Khế hợp chân lý mà độ chúng sanh mới là tu hành. Nếu Bồ Tát có tướng ngã v.v.. để trả lời câu hỏi 3, cần ngộ lý nhị không: nhơn và pháp, nhị chướng mới có thể trừ dứt nên gọi là hàng phục, nếu cho rằng ta hay… là chẳng lãnh hội.
“Sở dĩ giả hà, Tu Bồ Đề, thật vô hữu pháp phát A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề giả.”
Tại vì sao thế? Này Tu Bồ Đề, thật không có pháp phát vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích, bị ngăn chướng nên không trụ đạo. Như trong lấy trí vô phân biệt trong lúc ngộ rằng ngã-pháp vốn không đều vô sở hữu; không nghĩ ta hay phát tâm nên nói không có pháp phát tâm.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? Như Lai ư Nhiên Đăng Phật sở hữu pháp đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai nơi Phật Nhiên Đăng có pháp đạt được vô thượng chánh đẳng Bồ Đề không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân nói rộng phá các nghi vấn có 6 điểm: 1/ Nghi rằng đã nói không có pháp gọi là Bồ Tát, tại sao Phật Thích Ca nơi Phật Nhiên Đăng có rải hoa cúng dường và trải tóc lót bùn, như thế là tu hạnh Bồ Tát chăng? 2/ Ngài Tu Bồ Đề, Bồ Tát cũng như thế nên nghi rằng, nếu không có Bồ Tát chư Phật cũng không chứng thành Bồ Đề, chúng sanh cũng không nhập đại Niết Bàn. Nếu như thế là nghĩa thế nào, nên Bồ Tát phát tâm muốn khiến chúng sanh nhập Niết Bàn chăng? Hai nghi vấn này nên dựa theo phần chánh tông ở trước có nêu rõ, sau còn 4 nghi vấn, nhân đó lần lượt giải thích mỗi hồ nghi, đây là phá trừ nghi đầu, trong đó có 3 ý: a/ Phá bài bác không có Bồ Tát, như nghĩ rằng thật không pháp phát tâm Bồ Đề tức là không có Bồ Tát. Tại sao Như Lai nơi Phật Nhiên Đăng có tu Bồ Tát hạnh, như Kinh ghi rằng như Lai đối với chỗ Phật Nhiên Đăng b/ Để trừ bài báng không có chư Phật. Luận rằng, nếu không Bồ Tát thì ai thành Phật? Vì chư Phật cũng không? Luận rằng, nếu không Bồ Tát tức là không chư Phật. Có bài báng như thế là nhắm một mặt không có chư Phật, như Kinh ghi, Như Lai ấy tức là như nghĩa các pháp c/ Phá trừ bài báng không có Bồ Đề. Luận rằng, nếu không có chư Phật thì không có Bồ Đề có thể đắc, vì chư Phật không đạt Bồ Đề, như Kinh dẫn: Như Lai đắc vô thượng chánh đẳng Bồ Đề trong đó không thật không hư. Ba câu trên gồm có: Phật hỏi, Ngài Thiện Hiện trả lời và Phật tóm kết. Ngài Vô Trước nói rằng đây là đoạn 16: cầu Phật chỉ dạy nên lìa chướng trụ xứ trong trụ xứ 12 là lìa không giáo hóa. Như trên nói thật không có pháp gọi là Bồ Tát, thế thì nơi Phật Nhiên Đăng Bồ Tát cầu gì? Cũng dạy vô ngôn mà có thể cầu nghe được nên lìa chướng này. Căn cứ trong đoạn văn có 5 điểm: 1/ Lìa không giáo thọ, Kinh ghi rằng, Như Lai nơi Phật Nhiên Đăng 2/ Bồ Đề không thể thuyết, lời Phật Nhiên Đăng không gọi Bồ Đề chẳng phải lời NHƯ, Kinh ghi: nếu có pháp Như Lai đạt được 3/ Giải thích nghĩa các pháp lìa ngôn thuyết như Kinh dẫn: Như Lai ấy tức là các pháp như nghĩa 4/ Có lời để thuyết. Phật Thích Ca nơi Phật Nhiên Đăng không đắc Bồ Đề, về sau này mới tự chứng chánh giác. Vì lìa chấp này nên như Kinh: nếu có người nói Như Lai đạt Bồ Đề. 5/ Hiển bày chân như bất nhị, như Kinh nêu: Tu Bồ Đề, Như Lai có chứng đắc. Câu trên cũng có 3 phần như Ngài Thế Thân phân tích. Câu hỏi đầu theo ý Ngài nói rằng, chấp vọng là có sở đắc. Như Lai nơi Phật Nhiên Đăng phát tâm chứng nhơn-pháp lý nhị không, trong đó chỗ chấp đều vô sở đắc. Song đối với vô sở đắc cho là đạt Bồ Đề, nói có pháp đắc Bồ Đề không? Như hỏi Ngài Thiện Hiện rằng trong chân lý có pháp đắc Bồ Đề không?
“Phất dã, Thế Tôn. Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư Nhiên Đăng Phật sở vô hữu pháp đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Không, thưa Thế Tôn. Như con hiểu nghĩa Phật nói, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có pháp đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: đây là câu trả lời thứ hai.
“Phật ngôn, như thị, như thị Tu Bồ Đề, thật vô hữu pháp Như Lai đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Phật dạy: đúng vậy, đúng vậy, này Tu Bồ Đề, thật không có pháp Như Lai đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Đây là câu thứ ba, Phật tán thành, trong đó có thừa nhận và giải thích. Vì lý chân như không có sở đắc cũng không thọ ký, đều không nên Ngài Duy Ma nói rằng: nếu dựa vào sanh được thọ ký thì như không có sanh; nếu dựa vào diệt được thọ ký thì như không có diệt v.v.. Lý chân như không thọ ký nên chỉ nói trong lý chân không thật pháp nhưng có thể phát tâm, không nói cũng không chân trí có thể ngộ Bồ Đề là Bồ Đề, cho nên theo sự, Bồ Đề cũng chẳng không. Ngài Vô Trước nói rằng, lúc ngộ chân là không pháp có thể đắc. Nói không pháp nhưng có thể phát tâm, không phải trong sự, cũng không ngôn thuyết mà có thể nghe rõ.
“Tu Bồ Đề, nhược hữu pháp Như Lai đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề giả, Nhiên Đăng Phật tắc bất dữ ngã thọ ký: nhữư lai thế đương đắc tác Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
Này Tu Bồ Đề, nếu có pháp Như Lai đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác thì Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho Ta rằng, ngươi ở đời sau hẳn được làm Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích trong phần này có hai: bác hiển lộ và thuận tán thành. Nếu nói ở thời Phật Nhiên Đăng có pháp đạt Bồ Đề thời là có sở đắc; có sở đắc tức là bị chấp hữu. Có chấp Hữu nên không ngộ được chân như; không ngộ chân như nên đây là phàm phu làm thế nào thọ ký cho Ta được? Chỉ có tâm ngộ chân như, đối với nhị thừa ngã-pháp đều không sở đắc. Không sở đắc nên ngộ được chân; khế ngộ chân nên 2 chấp đều trừ dứt. Chấp đã dứt sạch mới có thể thành Phật. Vì thế, Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta, vì biết Ta ngộ chân vô sở đắc. Ngài Vô Trước nói: đây là lần thứ hai Phật Nhiên Đăng nói không xưng Bồ Đề, không chấp ngôn từ. Ý Ngài rằng Thích Ca Như Lai không thể vin lời Phật Nhiên Đăng như ngôn thuyết mà đắc Bồ Đề, vì trí chứng chân vô sở đắc. Nếu Phật Nhiên Đăng có thể thuyết Bồ Đề là Phật Thích Ca như lời mà chấp tức tâm có phân biệt chưa ngộ chân làm sao Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta được. Vì không theo lời nói chấp đạt được nên Ta mới được thọ ký.
“Dĩ thật vô hữu pháp đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề, thị cố Nhiên Đăng Phật dữ ngã thọ ký tác thị ngôn: nhữư lai thế đương đắc tác Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
Do thật không có pháp đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì thế Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta mà nói rằng: ngươi ở đời sau phải được làm Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Giảng: Đây là ý thuận.
“Hà dĩ cố? Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa”.
Tại sao thế? Vì Như Lai ấy tức là các pháp như nghĩa.
Giảng: Ngài Thế Thân giải rằng: trừ nghi bác không Phật, trong đó có 2: có pháp thân, và ngăn chặn hư thuyết. Có người nghi rằng, nếu không Bồ Tát là không có người thành Phật, Phật cũng không. Vì để phá trừ nghi vấn này nói có Phật, do chúng sanh vọng chấp nên lấy 5 uẩn làm thân, bậc trí hiểu rõ chóng hư chóng hoại đều không thật hữu (có thật); chỉ có chân lý thường hằng mà lại là chân như nên thường luôn không biến đổi. Chân nên lìa vọng và không điên đảo. Chân lý đây nước, lửa không thể làm hại được; gió, giặc không thể phá hoại. Có Phật, không Phật bản tánh hằng nhiên, như thuyết hay không thuyết nghĩa không thay đổi. Chỉ do phàm phu vọng chấp điên đảo nên chấp thân là thân mà không quán thân yếu đuối lâu dài. Bậc Thánh biết đúng nên không chấp nơi thân, chỉ quán chân lý là có thể ngộ ngay. Sanh tử tiêu vong, vọng chấp đều dứt sạch, chân lý hiển lộ nên gọi là Như Lai. Lấy đây chứng minh chẳng phải không Phật.
Ngài Vô Trước nói: phần này giải thích nghĩa lìa ngôn thuyết. Hỏi cớ sao pháp ấy nói có phân biệt chứ? Vì gốc các pháp vốn NHƯ trí thanh tịnh mới ngộ được chân, không phải chỉ lời nói mà ngộ được.
“Nhược hữu nhơn ngôn: Như Lai đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề thị nhơn bất thật ngữ”.
Như có người nói rằng, Như Lai đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác, người ấy không thật ngữ.
Giảng: Đây là chướng do lời hư dối, trước ngăn lời hư của người nói, sau thành không đắc.
Như Lai đã là chân nhưđâu có ngôn thuyết mà xưng thật, nên nếu thuyết là không thật ngữ mà chỉ do phân biệt. Ngài Vô Trước nói rằng, đây là điểm 4 phá ngoại nghi. Như nghi rằng Phật Thích Ca nơi Phật Nhiên Đăng không đạt Bồ Đề, mà thời gian sau này mới đạt được vì muốn đoạn chấp. Trong đây cũng có 2: trước đưa ra ngoại chấp và tiếp theo chỉ rõ việc không đắc. Đã không pháp để đắc sao về sau còn chấp thủ nên tạo lời này là không thật. Ở đây trong Kinh ghi: phiền não không thật ngữ như các sách khác đều có nêu rõ.
“Tu Bồ Đề thật vô hữu pháp Phật đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề”.
Này Tu Bồ Đề thật không có pháp Phật đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Nhấn mạnh không pháp chứng đạt Bồ Đề.
“Tu Bồ Đề Như Lai sở đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề, ư thị trung vô thật vô hư.”
Này Tu Bồ Đề chỗ Như Lai đắc vô thượng Bồ Đề trong đó không thật không hư.
Giảng: Đây là ý Ngài Thế Thân có 2 phần: phá ngoại nghi và nêu thí dụ rõ nhất là thân. Phá ngoại nghi có 3 ý: Sở đắc là không thật không hư, kế hiển tỏ pháp chỉ có Phật đắc và sau tóm tắt lại. Ngài Vô Trước nói: đây là điểm thứ
5: nghĩa chân như bất nhị. Trong đó có 3: chân như y ngôn ly ngôn, kế nêu rõ pháp tánh là pháp chỉ có Phật đạt được, sau tổng kết. Ngài Thế Thân giải thích có người bài báng rằng Như Lai không đắc Bồ Đề, là đoạn trừ nghi vấn này, Như Lai có đắc Bồ Đề là không thật không hư. Nói Như Lai đắc Bồ Đề nên cho rằng không hư (tức thật). Không thật là tướng hữu vi nên nói là không thật. Ngài Vô Trước giải thích rằng, không thể y như lời mà chấp nên không thật; cũng không lìa lời để cầu nên không hư. Phàm phu nói hư vọng nên không thật, chư Phật nói đúng phải y theo nên không hư. Phàm phu nói không đắc nên không thật, lời Phật chính xác nên không hư. Nếu ly ngôn mà cầu tức là không nhân Bồ Đề gọi là không thật. Quan trọng nhân nghe giáo pháp mới ngộ được là nhân Bồ Đề nên là không hư. Nếu như theo ngôn thuyết mà chấp thì vướng trong sanh tử không thoát ra khỏi nên không thể như lời nói tức là xứng pháp, lời nói mới hợp chân. Chỉ vâng theo lời Phật mà tu sau đó lãnh hội là lúc tự ngộ. Vì thế Phật nói “hết thảy các pháp đều là Phật pháp”.
Giảng: Đây nói pháp chỉ Phật chứng đạt. Hết thảy các pháp có nghĩa là chân lý – bản thể của vạn pháp - nên gọi là tất cả. Đều là Phật pháp tức là độc nhất chỉ Phật chứng đắc, ngoài ra không ai chứng đắc.
“Tu Bồ Đề sở ngôn nhứt thiết pháp giả tức phi nhứt thiết pháp, thị cố danh nhứt thiết pháp”.
Này Tu Bồ Đề như nói hết thảy các pháp đó tức chẳng phải là hết thảy pháp, ấy gọi là tất cả pháp.
Giảng: Phần tổng kết. Nói hết thảy các pháp có nghĩa pháp Phật chứng là không phải hết thảy pháp, không phải người khác đạt được pháp ấy, là pháp không phân biệt tướng.
“Tu Bồ Đề thí như nhơn thân trường đại. Tu Bồ Đề ngôn: Thế Tôn, Như Lai thuyết nhơn thân trường đại tắc vi phi đại thân, thị danh đại thân.”
Này Tu Bồ Đề ví như thân người to lớn. Tu Bồ Đề thưa, bạch Đức Thế Tôn: Phật nói thân người to lớn là chẳng phải thân lớn, ấy gọi là thân to lớn.
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích thí dụ nêu rõ thân. Nói trưởng giả dụ báo thân mà các Kinh khác nói là thân vi diệu. To lớn dụ pháp thân. Hai loại thân này do lìa hai chướng phiền não và sở tri mà đạt được. Nói thân người to lớn có nghĩa là hai thân pháp và báo thân. Là chẳng phải thân lớn có nghĩa không phải thân do vọng tưởng phân biệt. Ngài Vô Trước giải thích rằng từđây trở xuống chương 17 là phần chứng đạo. Ngoài ra trong 8 trụ xứđây là thứ 5 tịnh tâm trụ xứ, như trở lui 16 chương trong đó có 4 trụ xứ sai biệt là tín, hành địa, địa tiền, phàm phu tu trong một a tăng kỳ kiếp. Đây là tịnh tâm địa mà hàng thập địa Bồ Tát tu tập. Trong đó trước chỉ bày lúc chứng đạo đạt được trí tuệ nên Bồ Tát cũng lìa mạn như thế. Nói nhập địa tức là Bồ Tát đắc 2 loại trí: 1/ Nhiếp chủng tánh trí 2/ Bình đẳng trí. Nếu đạt trí được sanh nhà Như Lai, quyết định được nối dõi giòng Phật. Đây là nhiếp chủng tánh trí. Thanh tịnh pháp giới là chỗở của Phật gọi là nhà Như Lai. Nhập địa Bồ Tát do trí vô phân biệt trong đó chứng ngộ gọi đó là sanh. Như thế Bồ Tát ắt được nối dõi giòng Phật nên gọi là nhiếp chủng tánh trí. Nên biết địa tiền Bồ Tát chưa sanh vào nhà Như Lai nên tuy là Phật tử vẫn còn xa lạ lơ là nên không gọi là nối dõi giòng Phật. Người Nhị thừa tuy cũng là Phật tử mà chỉ cầu tự lợi cũng không kham nối dõi. Nhiếp luận cho rằng người Thanh Văn như đứa con hèn vô trí. Hết thảy phàm phu tuy cũng được Phật nhiếp thọ, cũng được che chở và luôn được thương tưởng. Nhưng vì chưa phát tâm Bồ Đề nên cũng không kham nổi việc nối dõi, chỉ nhập Phật địa Bồ Tát thân sanh xuất tử nơi chân pháp giới nên kham nối dõi giòng Phật. Luận rằng, như đối với gia trưởng nhà này ban đêm muốn sanh vào liền được sanh tức có thân, ấy gọi là diệu thân. Như địa tiền Bồ Tát là nhà này trong đêm dài tinh tấn mong muốn nên nhập sơ địa liền đạt được diệu thân. Trí bình đẳng lại có 5 loại làm nhân duyên như: 1/ Thô ác bình đẳng có nghĩa nhập sơ địa vì thân nữ nhơn đệ bát trụ xứ trong 3 đường ác đều đã lìa nên gọi chung là bình đẳng 2/ Pháp vô ngã bình đẳng, như đạt lý nhị không bình đẳng 3/ Đoạn tương ưng bình đẳng, vì tánh đoạn tức là đạt pháp trạch diệt tương ứng với đoạn nên gọi là đoạn tương ưng bình đẳng 4/ Tâm vô hy vọng tương ưng bình đẳng có nghĩa kiến đạo trước học quán chân như, mong muốn hy vọng nhập sơ địa đã ngộ chân pháp giới cùng với tâm vô hy vọng chứng bình đẳng nhưng tương ứng 5/ Hết thảy Bồ Tát chứng đạo bình đẳng như trăm sông khác dòng cùng đổ về biển cả. Vạn hạnh tuy khác, một khi nhập sơ địa cùng chứng biển pháp chân như, được bình đẳng nên gọi là thân lớn. Giải rằng đạt được nhiếp chủng tánh trí này là báo thân; đạt bình đẳng là pháp thân, diệu thân hay đại thân như các ví dụ nêu dẫn.
“Tu Bồ Đề, Bồ Tát diệc như thị, nhược tác thị ngôn: ngã đương diệt độ vô lượng chúng sanh tắc bất danh Bồ Tát”.
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát cũng như thế, nếu nghĩ rằng ta phải diệt độ vô lượng chúng sanh ắt không gọi là Bồ Tát.
Giảng: Ngài Thế Thân nói trong đoạn giải thích nghi vấn này có 3: 1/ Đối với gốc chính sanh hồ nghi, như trên nói không có pháp phát tâm Bồ Đề, thế là Bồ Tát không cũng không đạt thành Bồ Đề. Nếu không có chúng sanh giáo hóa khiến ai nhập Niết Bàn? Nếu không có Bồ Tát ai trang nghiêm tịnh độ? 2/ Nhân đây phá nghi mà cho là Bồ Tát không thấy kia là chúng sanh, không thấy ta là Bồ Tát. Ấy là Như Lai không thấy nên nói là vô chúng sanh, vì thật không chúng sanh nên Phật mới không thấy chứ? 3/ Có người nghi rằng hướng tâm trụđiên đảo; nếu như thế phước đức cũng là điên đảo. Nếu là điên đảo lấy gì gọi là thiện pháp? Như Kinh ghi, nếu đem 7 báu đầy cõi 3 ngàn đại thiên bố thí, dựa vào đó có 3 điểm nghi: 1/ Nếu không Bồ Tát thì chư Phật cũng không thành Bồ Đề 2/ Nếu không chúng sanh thì cũng không có nhập Niết Bàn 3/ Nếu không Bồ Tát thời cũng không nghiêm tịnh cõi Phật. Đây là giải thích 2 điểm nghi đầu. Ý nói Bồ Tát chấp rằng Ta đắc Bồ Đề có khác với chúng sanh để độ tức không gọi là Bồ Tát, vì có ngã, nhơn v.v... Nếu vậy, như thế nào là đắc Bồ Đề hay làm cho chúng sanh nhập Niết Bàn? Vì chúng sanh tạm có ví như người huyễn, vì người huyễn thuyết pháp do 5 uẩn hòa hợp giả có chúng sanh khiến đạt vô dư Niết Bàn. Không như chấp thật chúng sanh nên không thấy có chúng sanh diệt độ. Vì có giả Bồ Tát cầu chứng nên chư Phật đắc Bồ Đề mà không chấp thật Bồ Đề; cũng không có Bồ Tát. Kinh Niết Bàn quyển 13 ghi rằng: 5 ấm hòa hiệp nói có Giáp, Ất, người phàm cho là thật có Giáp, Ất… Người trí biết ấm không có Giáp, Ất, danh tự lìa ấm cũng không có tên gọi Giáp Ất.
“Hà dĩ cố? Tu Bồ Đề thật vô hữu pháp danh vi Bồ Tát. Thị cố Phật thuyết nhứt thiết pháp vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả”.
Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề thật không có pháp gọi là Bồ Tát. Vì thế Phật nói hết thảy pháp đều không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không người thọ.
Giảng: Không có pháp gọi là Bồ Tát. Như nếu có thật pháp đều do chúng sanh tạo thành nên có thể gọi là Bồ Tát. Pháp đã không có thật nên cũng không thành Bồ Tát. Phật nói hết thảy pháp không ngã, nhơn v.v… Khi chứng chân đạt lý vô ngã không còn thấy có hai chấp nhơn-pháp nên là Bồ Tát. Ngài Vô Trước nói rằng, trở lên ví thân người như thân diệu, thân đại… chứng tỏđã chứng đạo, đây là lìa cao mạn. Như địa tiền cho rằng ta hay tu hành v.v… mà bị chướng ngăn không trụ đạo; nhập địa trở lên ngộ đạt pháp giới nhị không bình đẳng. Mọi phân biệt ngã - pháp v.v… đều quên nốt, hoàn toàn vô ngã nên gọi là lìa mạn. Luận rằng, nếu Bồ Tát có nghĩ chúng sanh thì không đạt diệu thân, đại thân. Đối với diệu thân có nghĩa là thân đạt được, thân thành tựu được hoàn toàn chuyển y. Đại thân là thân bao hàm hết thảy thân chúng sanh. Ta nói chuyển y tức là sở đắc Bồ Đề, Niết Bàn.
“Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát tác thị ngôn: ngã đương trang nghiêm Phật độ thị bất danh Bồ Tát”.
Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát nghĩ rằng: Ta phải trang nghiêm cõi Phật, đó không gọi là Bồ Tát.
Giảng: Ngài Thế Thân nói: đây là dứt trừ nghi. Có người nghi rằng, nếu không Bồ Tát thì cũng không trang nghiêm cõi Phật Tịnh Độ. Trong đó ý cho rằng, như muốn trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật ắt phải nghiêm tịnh tự tâm, như nghe Kinh, tu tập trí huệ, ngộ chân lý dứt trừ hai chướng. Nội tâm thanh tịnh nên ngoại cảnh cũng tịnh. Như con mọt gỗ thấy xá lợi sạch trông thành dơ, chỉ do nội tâm sạch dơ không đồng; cảnh bên ngoài cũng có tịnh-uế khác nhau. Nếu muốn nghiêm tịnh cõi Phật trước hết phải trừ hai chấp ngã-pháp. Quên hẳn phân biệt ngã-pháp nên trong đủ trang nghiêm, ngoài trụ chỗ có thất bảo. Nếu nói Ta phải trang nghiêm tức là còn ngã chấp chưa dứt hết không gọi là Bồ Tát. Luận giải rằng, trí tập duy thức thông. Ngoài ra Ngài Vô Cấu Xưng nói rằng, tâm tịnh nên độ tịnh, lại cũng nói: nhẫn nhục, giữ giới v.v... làm 10 điều thiện… là tịnh độ của Bồ Tát.
“Hà dĩ cố, Như Lai thuyết trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm”.
Tại sao thế? Như Lai nói trang nghiêm Phật độ ấy tức chẳng phải trang nghiêm; ấy gọi là trang nghiêm.
Giảng: Trang nghiêm cõi Phật trong đó có 2: vô tướng là chân trang nghiêm, đạt lý là chân Bồ Tát. Như Lai nói trang nghiêm có nghĩa là vô tướng trang nghiêm; tức phi trang nghiêm, đó mới thật là trang nghiêm.
“Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chân thị Bồ Tát”.
Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát hiểu rõ pháp vô ngã, Như Lai gọi đó đúng là Bồ Tát.
Giảng: Nếu Bồ Tát đạt được ngã-pháp KHÔNG tức chứng lý vô ngã là chân Bồ Tát cũng là chân trang nghiêm. Nếu có ngã-pháp vốn không phải là Bồ Tát cũng không phải trang nghiêm. Ngài Vô Trước nói rằng từđây trở xuống đều cầu Phật địa. Nói từđây trở xuống có nghĩa cho đến hết Kinh. Trong phân biệt 18 trụ xứ, trong đó thứ 6: cứu cánh trụ xứ, trong ba địa là thứ ba: Phật địa, có 6: 1/ Cõi nước tịnh hoàn toàn, như Kinh: nếu Bồ Tát nghĩ rằng ta phải trang nghiêm v.v.. 2/ Đủ trí vô thượng, như Kinh ghi: Như Lai có nhục nhãn không v.v.. 3/ Hoàn hảo thân tướng, như Kinh: Phật có thể dùng sắc thân thấy không? 4/ Tướng trang nghiêm như Kinh: có thể dùng các tướng thấy Như Lai không? 5/ Lời nói đầy đủ, như Kinh: ngươi đừng cho rằng Như Lai tạo suy nghĩấy 6/ Tâm cụ túc, như Kinh ghi: vả có chúng sanh ở đời vị lai v.v.. Ý nói rằng vì chư Bồ Tát đối với tiền thập địa đã tu hành viên mãn, đoạn dứt 2 chấp: nhơn-pháp, thành tựu pháp thân Bồ Đề nên gọi là cõi nước đầy đủ thanh tịnh. Trong đó phân thành 4 tiết: 1/ Vì cõi nước tịnh nên đầy đủ tam ma đề (sammadhi: thiền định) như Kinh: nếu Bồ Tát nghĩ v.v… 2/ Vì dứt chướng nên thiết lập đệ nhứt nghĩa, như Kinh ghi: Như lai nói trang nghiêm… 3/ Vì 2 loại vô ngã nên Kinh ghi: nếu Bồ Tát thông đạt pháp vô ngã 4/ Vì đối với 2 loại vô ngã mà có 2 loại chánh giác, như Kinh dẫn: Như Lai nói đúng là Bồ Tát. Tại sao hiển bày những điểm này? Nếu nói ta thành tựu là chấp nhơn-ngã; trang nghiêm quốc độ là chấp ngã¬pháp, đây không phải là Bồ Tát.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu nhục nhãn phủ? Như thị Thế Tôn, Như Lai hữu nhục nhãn.”
Này Tu Bồ Đề ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có nhục nhãn không? Đúng vậy, thưa Thế Tôn, Như Lai có nhục nhãn.
Giảng: Có người nghi rằng, trên nói Bồ Tát không thấy chúng sanh, không thấy ngã là Bồ Tát không thấy cõi Phật thanh tịnh. Tại sao thế? Vì các pháp KHÔNG nên không thấy, vì chư Phật tự không thấy chăng? Nay đoạn này phân làm 2: Phật có thể thấy nên nói 5 loại mắt, và như sông Hằng… chứng minh chỗ thấy. Đoạn 5 loại mắt phân thành 5, mỗi câu Phật hỏi và Thiện Hiện trả lời. Phần này rõ ràng có nhục nhãn (con mắt thịt phàm phu). Ngài Vô Trước nói từđây trở xuống loại thứ hai là thấy vô thượng đủ trí thanh tịnh, trong đó có 3 điểm: trước là thấy vô thượng đủ trí thanh tịnh nên nói Phật có 5 loại mắt pháp, tiếp đến ví như sông Hằng là trí vô thượng thanh tịnh cụ túc nên Phật biết được tâm chúng sanh, và sau nếu có người lấy của báu đầy… là phước đầy đủ tự tại. Năm loại mắt phân làm 5 đoạn như trên đã nói. Vì ngoài có nghi vấn hướng vào nói dùng trí vô phân biệt, trong ngộ chân lý đúng là trang nghiêm, đối ngoại tướng lúc ngộ chân lý đều không thấy. Vì duy Phật có huệ nhãn quán xét lý và ngoài ra các mắt khác không thấy. Vì giải thích điểm nghi này nên nói Phật có 5 loại mắt, luận ý là như thế. Lại cũng luận rằng nếu bỏ bớt còn 4 loại mắt. Vì sắc bao hàm đệ nhứt nghĩa đế cũng bao hàm cả thế đế, bao hàm nhứt thiết chủng, nhứt thiết ứng tri. Sắc lại bao hàm 2 loại có nghĩa là quả pháp và quả tu, đây là 5 loại mắt ở cảnh giới thô, tức bao hàm sắc trước tiên. Giải rằng, nhục nhãn và thiên nhãn do sắc căn là tánh như tịnh sắc do 4 đại tạo tác, hoặc dị thục dưỡng thành nên nói nhục nhãn; đây gọi là quả pháp. Đây chung cho các cõi khác và tứ thiền, nếu tu thiền dứt nhiễm mà đạt gọi là quả tu vậy, chỉ cõi tứ thiền có. Như đối với các sắc nội ngoại, hai bên, ở giữa, trên, dưới đều có thể thấy hết. Luận rằng, đệ nhứt nghĩa đủ trí lực nên thế trí không thể lay chuyển. Vì thế, đệ nhứt nghĩa đế bao hàm trước nhất, đối trong là người nói pháp. Nếu pháp là người bày ra trí ấy gọi là pháp nhãn. Như quan trọng huệ nhãn quán lý nên pháp nhãn biết căn cơ thuyết pháp đạt tới không điên đảo là người thuyết. Ý này cho rằng sở thuyên năng thuyên quán lý quán sự, quán lý biết cơ như huệ nhãn. Luận rằng, tất cả nên biết trong nhứt thiết chủng vô công dụng trí thuyết gọi là Phật nhãn. Bồ Tát Long Thọ nói nhắm người sai biệt nhưở phàm phu gọi là nhục nhãn, thiên nhãn, nơi Nhị thừa là huệ nhãn, Bồ Tát là pháp nhãn, đối với Phật là Phật nhãn, con mắt đây cũng đều vô ngại vậy.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Lai hữu thiên nhãn phủ? Như thị Thế Tôn, Như Lai hữu thiên nhãn. Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Lai hữu huệ nhãn phủ? Như thị Thế Tôn, Như Lai hữu huệ nhãn. Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Lai hữu pháp nhãn phủ? Như thị Thế Tôn, Như Lai hữu pháp nhãn. Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Lai hữu Phật nhãn phủ? Như thị Thế Tôn. Như Lai hữu Phật nhãn.”
Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? Như Lai có thiên nhãn không? Đúng vậy bạch Thế Tôn, Như Lai có thiên nhãn. Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? Như Lai có pháp nhãn không? Đúng vậy bạch Thế Tôn, Như Lai có pháp nhãn. Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có Phật nhãn không? Đúng vậy, bạch Thế Tôn, Như Lai có Phật nhãn.
Giảng: giải thích 4 loại mắt trước sau rõ ràng như trên.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Như Hằng hà trung sở hữu sa, Phật thuyết thị sa phủ?”
Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? Như sông Hằng có nhiều cát Phật có nói số cát ấy không?
Giảng: Ngài Thế Thân nói: trở lên đã nói Như Lai có 5 loại mắt rõ ràng có thể thấy, từđây chứng minh Phật biết mỗi loài chúng sanh khác nhau, cũng hiển bày được chỗ thấy dù không biến kế sở chấp có thật chúng sanh có thể độ, có thể thấy; không phải không nhân duyên giả chúng sanh có thể thấy. Tuy không duyên tác dụng, nhưng có công năng duyên có thể đạt được, như đối trên nhân quả không thấy sở chấp ấy thật nhơn-pháp có thể đắc nên gọi chúng sanh và quốc độ KHÔNG; không phải Phật không có mắt nên không thấy, cũng không phải thật không có chúng sanh có thể thấy. Do nhân duyên điên đảo, hư vọng, giả pháp nên y cứ phần này phân ra 5 ý: a/ Phật hỏi cát sông Hằng b/ Ngài Thiện Hiện trả lời là có cát c/ Mượn cát sông Hằng làm thí dụ hỏi d/ Ngài Thiện Hiện trả lời là rất nhiều e/ Phật giảng rộng.
Ngài Vô Trước nói rằng trở lên phải biết trong có tu chứng nên thấy có an lập, vì giáo hóa vô số chúng sanh với tâm thanh tịnh nên trí an lập. Vì dùng nhục nhãn, thiên nhãn là tiền đạo (trước tiên) nên phát huệ; pháp nhãn quán lý biết căn cơ vì người mà thuyết pháp. Trên nói thấy thanh tịnh là hiển lộ để chứng minh. Nay nói trí tịnh là hiển tỏ để giáo hóa. Vì nơi chúng sanh có tâm tham, tâm không tham, Phật ắt quán biết mà giáo hóa khiến chúng bỏ nhiễm tu thiện. Như nói về cát, Phật có nói cát không? Đối với nhân duyên trong số cát Phật nói là chấp thật cát không? Ý hỏi như thế.
“Như thị Thế Tôn, Như Lai thuyết thị sa”.
Đúng thế, bạch Đức Thế Tôn, Như Lai nói là cát.
Giảng: Đây là trả lời câu hỏi thứ hai.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà, như nhứt Hằng hà trung sở hữu sa hữu như thị sa đẳng hằng hà. Thị chư Hằng hà sở hữu sa số Phật thế giới như thị ninh vi đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như cát của một con sông Hằng và cát của nhiều sông Hằng, cát của nhiều sông Hằng ấy so với thế giới Phật như thế có nhiều không?
Giảng: Đây là câu hỏi thứ 3 mượn cát dụ số nhiều. Nhưng ởđây chỉ nêu lên một ít. Bàn về chúng sanh là không hạn giới, không phải chỉ chừng đó mà cho là nhiều như cát.
“Thậm đa Thế Tôn.”
Thật là nhiều, bạch Đức Thế Tôn.
Giảng: Đây là câu trả lời thứ tư.
“Phật cáo Tu Bồ Đề, nhỉ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri.”
Phật bảo này Tu Bồ Đề, trong số các quốc độ như thế có chúng sanh ngần ấy tâm niệm Như Lai hẳn biết được.
Giảng: Đây là câu thứ 5 Phật giảng rộng. Ngần ấy loại tâm niệm có nghĩa 6 thức sai biệt do tâm điên đảo, tâm hư vọng đều là điên đảo. Do xa lìa niệm chân nên nói là điên đảo. Lìa niệm chân tức là xa lìa 4 niệm xứ nên không trụ trong thật trí, những tâm như thế Phật hẳn biết hết. Ngài Vô Trước nói rằng, ngần ấy loại tâm phải biết có 2 loại là nhiễm và tịnh, bao gồm tâm ly dục và tâm dục. Tâm chúng sanh như thế, Như Lai đều biết hết nên dạy khuyên làm cho chúng đoạn ác tu thiện gọi là trí tịnh vậy. Luận giải rằng vì giáo hóa vô số chúng sanh với tâm thanh tịnh nên trí an lập.
“Hà dĩ cố, Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm, thị danh vi tâm.”
Tại sao thế? Như Lai nói các tâm ấy đều là phi tâm, ấy gọi là tâm.
Giảng: Trong phần giải thích có 2: tâm điên đảo không trụ chân, lộ rõ tướng hư vọng. Như Lai nói trụ các tâm có nghĩa tâm hư vọng đều chẳng phải tâm nên không phải trụ chân tâm. Trụ nơi bốn niệm xứ là trụđúng tức trụ lý chân như gọi là chân trụ. Ấy gọi là tâm có nghĩa tâm điên đảo, hư vọng. Ngài Vô Trước nhân nơi trí tịnh đây mà nói trụ tâm tức là phi tâm trụ. Như thế nơi thấy tịnh cớ sao không nói nhãn là phi nhãn chứ? Lấy một trụ xứ nên thấy trí tịnh, sau an lập đệ nhứt nghĩa trước hết cũng thành tựu. Ta nói rằng, tâm phàm phu ban đầu vọng sau có thể trở thành chân, nên đối với tịnh trí nói tâm trụ không phải là tâm trụ. Phật nhãn một khi đạt được đã viên mãn nên không còn trước sau khác nhau, không nói nhãn tức là chẳng phải con mắt vậy.
“Sở dĩ giả hà? Tu Bồ Đề quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.”
Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai không thể được.
Giảng: Ngài Thế Thân nói: Đây biểu thị tâm điên đảo nối tiếp nhau. Như dùng tâm quá khứ, vị lai nên không thể được, tâm hiện tại là phân biệt hư vọng nên không thể được. Như thế chứng tỏ tâm trụ trong điên đảo, cái biết do hư vọng. Đó là ý Ngài Thế Thân. Ngài Vô Trước cho rằng, quá khứđã qua, vị lai chưa đến, hiện tại là đệ nhứt nghĩa.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Nhược hữu nhơn mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo dĩ dụng bố thí. Thị nhơn dĩ thị nhân duyên đắc phước đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Nếu có người đem thất bảo bố thí đầy trong 3 ngàn đại thiên thế giới. Người kia do nhân duyên ấy được phước có nhiều không?
Giảng: Ngài Thế Thân giải thích rằng: đây là đoạn nghi vấn 2 trong đoạn văn 3. Nếu lại có nghi cho rằng, hướng tới thuyết tâm trụđiên đảo, nếu như thế phước đức cũng là điên đảo. Nếu là điên đảo làm sao gọi là thiện pháp được, là đoạn dứt nghi này. Hiện tâm trụ hành trong điên đảo tuy phước mà chẳng phải phước đức. Do vì Phật trí căn bản nên lúc thực hành bố thí không chấp tự thân mà chỉ cầu vô thượng Bồ Đề, thế nên công đức rất nhiều. Trong phần này trước Phật hỏi, tiếp theo Ngài Thiện Hiện trả lời và sau cùng Phật tán thành. Nói nếu đem 7 báu… bố thí, vì mong muốn tu học Bát Nhã được thành Phật nên phước người đó thật nhiều. Ngài Vô Trước nói đây là thấy vô thượng trong tịnh trí thứ ba là phước tự tại đầy đủ. Do nếu hành bố thí bát nhã (ba la mật) thì phước đức viên mãn.
“Như thị Thế tôn, thử nhơn dĩ thị nhân duyên đắc phước thậm đa.”
Đúng vậy, thưa Thế Tôn, người này do nhân duyên đó được phước rất nhiều.
Giảng: Trả lời Phật về phước đức.
“Tu Bồ Đề, nhược phước đức hữu thật, Như Lai bất thuyết đắc phước đức đa. Dĩ phước đức vô cố, Như Lai thuyết đắc phước đức đa.”
Này Tu Bồ Đề, nếu phước đức có thật Như Lai không nói là phước đức nhiều. Vì phước đức KHÔNG nên Phật nói được phước đức nhiều.
Giảng: Đây là điểm thứ ba Như Lai thành tựu. Nếu phước đức có thật, như nói nếu là bát nhã (trí tuệ) nên hành bố thí. Như là tự thể hành thí thật hữu ấy. Phật không nói được phước đức nhiều. Vì 3 việc thể KHÔNG như hành thí không đồng nhau về chấp quả báo hành thí nên Như Lai nói phước nhiều, lấy đó làm chuẩn. Trên đem của cải, thân mạng sánh bố thí không bằng thọ trì Kinh Bát Nhã; nếu không quên tướng thì không thể cầu Bồ Đề được. Như nếu lúc xả thân mạng cũng chỉ giúp ích cho một phần nhỏ chúng sanh đói khát chớ không làm lợi ích rộng lớn. Nếu người thọ trì bát nhã đạt được thành Phật hẳn cứu giúp nhiều người nên công đức nhiều hơn. Như uốn cong lời cho rằng xả thân cực khổ, chấp cứng nhắc lời nói thì không bằng thọ trì Kinh.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ”.
Này Tu Bồ Đề ý Thầy nghĩ sao? Phật có thể dùng sắc thân cụ túc thấy được không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân như trên là phá trừ gốc nghi. Từđây trở xuống có 4 điểm nghi sẽ lần lượt giải thích các nghi vấn đó. Đây là đoạn lớn thứ 3 phá trừ nghi, chứng tỏ lần lượt nơi đoạn lớn thứ nhất có 3 nghi vấn: 1/ Dùng thân tướng tốt nghi là Phật 2/ Ngươi chớ nói…nghi Phật có thuyết 3/ Vả có chúng sanh … nghi không có người tin. Như nghi rằng nếu lấy pháp vô vi mà đắc danh tại sao chư Phật thành tựu 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp gọi là Phật chứ? Giải rằng, đây đối với trên cho rằng Như Lai ấy tức là các pháp chân như, do đó sanh nghi. Y cứ phần nghi vấn có 2; a/ phá nghi về sắc thân b/ phá nghi về tướng hảo. Trong (a) lại có 2: trước Phật hỏi, sau Ngài Thiện Hiện trả lời. Ý hỏi rằng, pháp thân chân Phật có thể dùng tướng hảo của báo thân mà thấy được không? Lại nữa, có thể nào tướng viên quang một tầm với sắc thân đẹp có thấy được pháp thân Phật không? Ngài Vô Trước nói rằng, đây là điểm 3, thân tướng hảo cụ túc. Ý hỏi rằng, Phật tùy căn cơ mà có sắc thân tướng hảo của báo hay hóa thân, chân lý cũng có tánh chất đẹp không khác. Nay hỏi pháp thân có tướng tốt sai biệt để thấy không? Để làm cho chúng sanh trong chứng pháp thân viên mãn nên ngoài phải có đầy đủ thân tướng tốt đẹp.
“Phất dã, Thế Tôn, Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thân kiến.”
Không thể, bạch Đức Thế Tôn, Như Lai không thểđem sắc thân cụ túc thấy.
Giảng: Không thể dùng sắc thân thấy Như Lai.
“Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân tức phi cụ túc sắc thân thị danh cụ túc sắc thân.”
Tại sao? Vì Như Lai nói cụ túc sắc thân tức không phải cụ túc sắc thân, ấy là cụ túc sắc thân.
Giảng: Phật nói sắc thân đầy đủ có nghĩa là thân tướng tốt của báo-hóa thân; tức phi cụ túc sắc thân là không phải sắc thân pháp tánh cụ túc. Ấy là cụ túc sắc thân, đó chính là báo thân, hóa thân vậy. Ngài Vô Trước nói rằng, Phật tùy căn cơ hiện hình có tướng tốt của báo-hóa thân, trong ngộ vô tướng mà có tánh tướng tốt của pháp thân. Do nội chứng sắc thân pháp tánh nên ngoại đầy đủ thân tướng hảo đều được viên mãn. Song thân tướng hảo tức không phải sắc thân pháp tánh cụ túc. Nói pháp thân cũng giống như hư không, tuy vô hình tướng nhưng trong gương hiện ảnh tượng, pháp thân cũng như thế, tuy không hình tướng nhưng hiện nơi gương trí báo thân-hóa thân.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà Như Lai khả dĩ cụ túc chư tướng kiến phủ.”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ thế nào? Như Lai có thể dùng các tướng cụ túc thấy không?
Giảng: Đây giải rõ, phá điểm nghi về tướng tốt. Ý hỏi rằng có thể dùng 32 tướng tốt thấy pháp thân vô tướng của Phật không? Ngài Vô Trước nói rằng, đây là điểm 4 về thân tướng cụ túc. Ý hỏi rằng Phật có 3 thân đó là pháp thân, báo thân và hóa thân. Song báo thân hóa thân có 32 tướng tốt sai biệt, pháp thân không có tướng pháp tánh sai biệt. Nay hỏi pháp thân có thể dùng tướng tốt sai biệt để thấy được không?
“Phất dã Thế Tôn. Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến.”
Không thể, bạch Đức Thế Tôn, Phật không thể dùng các tướng cụ túc thấy được.
Giảng: Đoạn này liên quan đoạn trên, về tướng hảo.
“Hà dĩ cố, Như Lai thuyết chư tướng cụ túc tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc”.
Tại sao? Như Lai nói các tướng cụ túc tức phi cụ túc, ấy gọi là các tướng cụ túc.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, Phật chẳng phải là các tướng cụ túc, có nghĩa là 32 tướng sai biệt. Tức phi cụ túc là không phải pháp thân tướng cụ túc vô sai biệt; ấy gọi là các tướng cụ túc tức là tướng ngoại hình. Ngài Vô Trước nói rằng, pháp thân tuy vô hình tướng nhưng có tướng pháp tánh như lý đẹp gọi là tướng, bề ngoài hóa trang cũng có hình sắc tướng. Vì làm cho chúng sanh đạt được phần viên mãn nên trong ngộ chân lý là tướng của vô tướng mà ngoài đủ tướng của hữu tướng. Song tướng của hữu tướng tức là không phải tướng của vô tướng, ấy gọi là đầy đủ các tướng.
“Tu Bồ Đề nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm: ngã đương hữu sở thuyết pháp.”
Này Tu Bồ Đề Thầy đừng cho Như Lai nghĩ rằng: Ta đang có thuyết pháp.
Giảng: Ngài Thế Thân cho rằng đây là điểm 3 đoạn trừ nghi. Như có người nghi rằng, nếu Như Lai thành tựu đầy đủ sắc thân không thể thấy, nếu tướng thành tựu không thể thấy, tại sao Như Lai thuyết pháp? Vì để dứt trừđiểm hồ nghi này có 2 phần: trước Phật khuyên chớ hồ nghi sau người nói bài Phật, cuối cùng tóm kết. Phật bảo Ngài Thiện Hiện rằng Thầy đừng cho pháp thân Như Lai tạo niệm nghĩ: Ta phải nên thuyết pháp. Pháp thân Phật vốn không nghĩ cũng không có thuyết. Ngài Vô Trước nói rằng, đây là điểm 5, lời nói cụ túc, có nghĩa báo thân hóa thân tùy cơ mà có ngôn thuyết, pháp thân vắng lặng vô thuyết, vô hình. Trong ngộ lý vô ngôn, ngoài hay vì người khác mà thuyết, vì muốn cho được ý này nên là lời cụ túc.
“Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhơn ngôn, Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vị báng Phật bất năng giải ngã thuyết cố.”
Đừng nghĩ như thế. Tại sao vậy? Như có người cho rằng Như Lai có thuyết pháp tức bài báng Phật, không thể hiểu nghĩa Như Lai nói.
Giảng: Như nếu có pháp thân, có pháp để thuyết tức là hủy báng Phật pháp. Vắng bặt vô ngôn nên hỏi: nếu như thế tại sao trước nói ứng hóa không phải chân Phật, cũng không có thuyết pháp? Trả lời: đó là suy xét chung trở về gốc nên quan trọng là trong ngộ chân thuyết ngoài mới có thể thuyết. Vì thế nói pháp thân không thuyết đó là chân thuyết vậy.
Hỏi: Tại sao Kinh Lăng Già ghi rằng, pháp thân thuyết lìa tướng, lìa ngôn thuyết (pháp), báo thân thuyết pháp thập địa, pháp 6 ba la mật, hóa thân thuyết pháp tam thừa chứ? Đúng ra pháp thân cũng có thuyết pháp chứ?
Trả lời: thuyết có 2 loại: 1/ khởi tạo thuyết có nghĩa có pháp để thuyết 2/ không khởi tạo thuyết tức là không pháp không thuyết. Trước là chỉ báo thân và hóa thân, sau là pháp thân. Kia căn cứ theo không thuyết mà thuyết, đây dựa vào có pháp để thuyết nên không trái nhau. Tại sao pháp thân lại không thuyết mà thuyết, vì do chúng sanh ngộ lý nên hiểu rõ tất cả gọi là pháp thân thuyết. Như nghe thuyết pháp mà thấu triệt nên gọi là thuyết. Do có người hoặc nói hoặc không nói làm cho người kia hiểu tường tận gọi là thuyết pháp vậy.
“Tu Bồ Đề, thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.”
Này Tu Bồ Đề, thuyết pháp ấy không pháp có thể thuyết, đó gọi là thuyết pháp.
Giảng: Luận về thuyết pháp. Nói thuyết pháp đó là nêu chung công cuộc giảng pháp. Không pháp có thể thuyết, có nghĩa đối với chân lý không có một pháp nhỏ nào thuyết cả. Như phải đạt biến kế sở chấp không vô mà thuyết, ấy gọi là thuyết pháp. Nếu chấp chân như là thật không thuyết tức chẳng phải thuyết pháp. Ngài Vô Trước nói rằng, báo thân, hóa thân có thuyết pháp, pháp thân không thuyết. Nếu cho pháp thân có thuyết như báo thân, hóa thân tức là hủy báng Phật pháp.
“Nhỉ thời huệ mạng Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn, phả hữu chúng sanh ư vị lai thế văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?”
Lúc bấy giờ huệ mạng Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: bạch Đức Thế Tôn, vả có chúng sanh trong đời vị lai nghe thuyết pháp này có sanh lòng tin không?
Giảng: Theo Ngài Thế Thân đây là điểm nghi thứ ba, như nghi rằng, nếu nói chư Phật có thuyết là không chỗ thuyết pháp; không lìa pháp thân cũng là không. Có những người hay tin pháp giới sâu xa như thế chăng? Để giải thích nghi vấn này, trước Ngài Thiện Hiện hỏi, sau Phật trả lời. Ngài Vô Trước nói rằng, tâm cụ túc thứ 6 lại có 6 loại: 1/ niệm xứ 2/ chánh giác 3/ ban cho pháp lợi lạc 4/ gìn giữ pháp thân 5/ không trụ trong sanh tử, Niết Bàn 6/ đi đứng thanh tịnh.
Ý hỏi rằng, Như Lai lúc còn tại thế từ bi bình đẳng thuyết pháp cho chúng sanh, có thể nghe hiểu mà khởi niệm suy xét hợp lý tu hành đúng pháp, hành theo pháp mà đạt thành Phật. Sau khi Như Lai diệt độ 500 năm sau, những chúng sanh ác lúc nghe Kinh này, có người sanh niềm tin niệm nghĩ có được như thời Phật còn tại thế không?
Phật trả lời: có được. Vì hiển rõ có chúng sanh hay suy nghĩ nên gọi là niệm xứ.
“Phật ngôn, Tu Bồ Đề, bỉ phi chúng sanh, phi bất chúng sanh.”
Phật dạy: này Tu Bồ Đề, kia không phải chúng sanh, không phải chẳng phải chúng sanh.
Giảng: Kia không phải chúng sanh có nghĩa không phải là hạng xiển đề (7). Những chúng sanh không có Phật tánh; không phải chẳng phải chúng sanh là chúng sanh nghe bát nhã phát tâm thành Phật. Ngài Vô Trước nói rằng, kia không phải chúng sanh là đệ nhứt nghĩa (chân đế). không phải chẳng phải chúng sanh là thế đế (tục đế). Chúng sanh chúng sanh ấy hiển bày đệ nhứt nghĩa là không chung ứng hợp.
“Hà dĩ cố Tu Bồ Đề, chúng sanh chúng sanh giả, Như Lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh.”
Tại sao? Này Tu Bồ Đề, chúng sanh chúng sanh ấy, Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh.
Giảng: Hai lần chúng sanh, chúng sanh trước là phàm phu chúng sanh, sau chúng sanh phát Bồ Đề tâm tu hành. Như Lai nói chẳng phải chúng sanh ấy có nghĩa là không phải chúng sanh nhứt xiển đề không có Phật tánh. Chúng sanh ấy gọi là chúng sanh tức là chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Trên đây ý nói rằng, đối với Kinh này sanh niệm tin tức là chúng sanh phát âm tu hành thành Phật, chứ không phải chúng sanh vô tánh.
“Tu Bồ Đề, bạch Phật ngôn, Thế Tôn: Phật đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề vị vô sở đắc da?”
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn: Phật đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác là vô sở đắc chăng?
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, nơi đoạn lớn này phá nghi thứ tư tức là lần lượt giải thích điểm nghi thứ hai; trong đó chung quanh có 2 như cho rằng, nếu Phật không đạt được một pháp gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác làm sao xa lìa chứng đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác? Căn cứ câu này có 2 ý: trước Ngài Thiện Hiện hỏi, sau Phật giảng rộng ý nghĩa. Là vô sở đắc chăng? Chăng là từ dùng để hỏi, không phải là từ bất định. Hỏi thẳng Phật rằng, Như Lai vô sở đắc chăng? Do vậy Phật liền ấn chứng cho, nếu câu hỏi bất định làm sao có được hay không được chứ? Phật làm sao ấn chứng chứ? Nay ý hỏi rằng lý chân như Phật có đạt vô thượng Bồ Đề không? Ngài Vô Trước nói rằng, đây là tâm cụ túc thứ hai, là chánh giác tức là năng chứng sở chứng quán chiếu rõ thật tướng. Kinh Giải Thâm Mật ghi rằng, Bồ Đề, Bồ Đề dứt sạch đó gọi là Bồ Đề. Đại Trí Độ luận rằng, nói trí và trí xứ đều gọi là bát nhã, vì làm cho chúng sanh đoạn dứt hai món chướng đạt đến Bồ Đề nên có đoạn văn này. Nói chánh giác trong đó có 5 ý: 1/ từ A Nậu đa la có nghĩa là vô thượng giác tức là pháp thân Bồ Đề 2/ từđây trở xuống… biểu hiện vô thượng chánh đẳng Bồ Đề có nghĩa chánh giác tức là báo thân Bồ Đề. Lấy vô ngã-nhơn sau mà thành hai vô thượng trên như Kinh dẫn.
“Phật ngôn như thị, như thị, Tu Bồ Đề, ngã ư A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Phật dạy: đúng vậy, đúng vậy, này Tu Bồ Đề, Như Lai đối với vô thượng chánh đẳng chánh giác, nhẫn đến không có một pháp nhỏ nào đạt được cả, ấy gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Hỏi pháp chân thật, có nghĩa đối với chân lý không như sở chấp sở đắc dù pháp nhỏ gọi là Bồ Đề.
“Phục thứ Tu Bồ Đề, thị pháp bình đẳng vô hữu cao hạ, thị danh A Nậu đa la tam miệu tam BồĐề”.
Lại này Tu Bồ Đề, pháp này bình đẳng không có cao thấp, ấy chính là vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, đây là điểm 3 bàn rộng ý nghĩa Bồ Đề, trong đó có 3: 1/ không tăng giảm 2/ chứng minh không sai biệt 3/ tu mọi điều thiện, sau nêu rõ ràng phương tiện đầy đủ. Là pháp bình đẳng có nghĩa lý chân như không tăng giảm, không có cao thấp có nghĩa pháp hữu vi còn chấp thủ xả (lấy-bỏ). Bồ Tát ở thập địa đạt thắng vô lậu nhưng bỏ chỗ yếu kém. Pháp vô vi là không hơn kém để lấy hay bỏ nên nói không có cao thấp. Ngài Vô Trước nói rằng, đây hiển tỏ vô thượng chánh đẳng chánh giác có nghĩa là chánh biến tri (hiểu biết khắp hết). Là pháp bình đẳng có nghĩa hết thảy chư Phật cùng đạt đến Bồ Đề nên trí không có hơn kém. Không có cao thấp tức là chư Phật hiện hóa thân mỗi mỗi loại cùng so sánh cho chí thọ mạng cũng giống như vậy. Ta nói bình đẳng có nghĩa là pháp thân; cao thấp dựa theo báo thân hóa thân như tất cả báo thân Phật; báo thân so sánh với hóa thân cũng như thế.
“Dĩ vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả”.
Vì không ta, không người, không chúng sanh, không thọ mạng.
Giảng: Theo Ngài Thế Thân, đây hiển bày sự vô sai biệt. Như tất cả chư Phật không ngã chấp, pháp chấp, nên pháp thân bình đẳng không có sai khác như hơn hay kém v.v… Ngài Vô Trước nói rằng trở xuống cả hai thành 2 phần trên, trước thành vô thượng chánh đẳng Bồ Đề pháp thân, kế thành chánh giác Bồ Đề báo thân.
“Tu nhứt thiết thiện pháp tắc đắc A Nậu đa la tam miệu tam BồĐề.”
Tu hết thảy thiện pháp thời đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, đây là điểm 3: phương tiện rõ ràng đầy đủ, đi sâu vào chi tiết cho thấy cần phải thân cận thiện tri thức, nghe hiểu, kế suy nghĩđúng pháp để tu tập, hành thiện như pháp đầy đủ nên ngộ chân như, là thành tựu vô thượng Bồ Đề. Ngài Vô Trước nói, đây là thành vô thượng Bồ Đề, có nghĩa trước nói vô ngã để dứt trừ chấp HỮU, nay nói tu thiện để phá chấp KHÔNG. Ngã-nhơn KHÔNG nên tâm đều vọng; dựa theo vẫn hữu nên còn thiện pháp. Vì chỉ lấy hữu học để chẳng phải không, vọng chấp đó mà thành mù mịt. Chỉ học KHÔNG mà thành không hữu, chân trí không nhân nhưng bất sanh; diệt vọng tưởng nơi không môn khởi chân tâm nơi nhà mình, CÓ-KHÔNG quán cả hai mới thành trung đạo.
“Tu Bồ Đề, sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp thị danh thiện pháp”.
Này Tu Bồ Đề, chỗ gọi thiện pháp ấy Như Lai nói tức phi thiện pháp đó là thiện pháp.
Giảng: chỗ nói thiện pháp ấy có nghĩa cầu thiện pháp Bồ Đề hoặc vô lậu theo pháp vô lậu. Nói phi thiện pháp ấy, phi là hữu lậu sanh diệt là pháp ác; gọi thiện pháp ấy là pháp xuất thế.
“Tu Bồ Đề, nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu Di sơn vương như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhơn trì dụng bố thí”.
Này Tu Bồ Đề, như trong cõi 3 ngàn đại thiên thế giới có người gom bảy báu lại như các núi Tu Di đem bố thí…
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, từđây trở xuống phá nghi đoạn 2 như nghi rằng, nếu hết thảy thiện pháp đầy đủ đạt đến Bồ Đề thì thuyết pháp không thể đạt đại Bồ Đề. Tại sao? Vì chỗ thuyết pháp là pháp vô ký nên nêu ý này hỏi. Có thể giải thích rõ ràng giáo nghĩa gọi là câu văn mà thể nó là vô ký, làm thế nào nghe mà sanh thiện chứ? Đây là người Tiểu thừa nghi, dựa vào đó để phá nghi này, trước nêu công đức, sau so sánh việc thọ trì. Ngài Vô Trước nói rằng đây là tâm cụ túc thứ ba để nói rõ pháp lợi ích, trong đó có 2 trước nêu pháp đại lợi, sau nói các ông đừng cho rằng… rõ ràng là việc lợi sanh. Trước nêu tài thí, kế so sánh thọ trì hiển bày phước lợi.
“Nhược nhơn dĩ thử bát nhã ba la mật Kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng thọ trì độc tụng vị tha nhơn thuyết, ư tiền phước đức bách phần bất cập nhứt, bách thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập”.
Nếu có người đem Kinh Bát Nhã ba la mật này nhẫn đến thọ trì đọc tụng bốn câu kệ… vì người mà thuyết giảng, đối với phước đức của người trước trăm phần không bằng một, trăm nghìn vạn ức phần cho đến đem toán số thí dụ cũng không sánh kịp.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng đây là so sánh bố thí và thọ trì. Kinh này chỉ nói sơ lược các sách khác không giống nhau. Ngài Thế Thân nói: Bát Nhã tuy nói vô ký nhưng có thể đạt đến Bồ Đề, vì xa lìa chỗ thuyết pháp nên không thể đạt được đại Bồ Đề mà pháp đây lại làm nhân Bồ Đề. Lại nói vô ký không phải như vậy, pháp của ông là vô ký, pháp của tôi là thiện cho nên ởđây dựa theo tôn chỉ giải thích, lời Phật nói là thiện. Ngoài ra, đệ nhứt nghĩa Đại Thừa là Phật, âm thanh và câu văn đều là thiện. Vì thế một khi thọ trì tức là nhân Bồ Đề rộng lớn nên hơn tất cả việc bố thí châu báu vậy. Đây phá nghi vấn nêu trên như trăm phần không bằng một phần. Nhà bình luận nêu lên 4 loại so sánh hơn như 1/ số hơn 2/ lực hơn 3/ không giống nhau hơn 4/ nhân hơn.
1/ Giải thích số hơn có nghĩa dùng con số so sánh, như Tiểu thừa có 62 số, Kinh Hoa Nghiêm có 120 băng số. Ở đây có 50 số nên nói một, mười, trăm, ngàn, vạn v.v.. đó là những con số so sánh, nơi quả báo sanh tửắt hẳn biết rõ. Nếu thọ trì Kinh này có được công đức đương nhiên thành Phật, không phải những số này đem so sánh nên nói là số hơn. 2/ Lực hơn hay còn gọi là tình hơn, có nghĩa bố thí v.v.. đạt được quả thiện cõi nhân thiên ở thế gian như ta biết. Nay nhân thọ trì Kinh này lực không thể tính kể hết được. 3/ Không giống nhau hơn như ví dụ thắng, phước đức thế gian dụ cho cái có thể ví dụ. Nhân thọ trì để đạt quả hơn không thí dụ để có thể dụ. 4/ Nhân hơn như thời gian thắng. Phước thế gian có thểđem thời lượng so sánh nhiều ít, đây là chỗ đạt quả đến tận cùng đời vị lai không giới hạn thời gian, không thể so sánh được. Như trên luận chủ nêu 4 danh nên ởđây thiết lập các danh số, kế, dụ, thời v.v.. như ý Ngài Vô Trước. Lấy điểm so sánh thọ trì đây đã là nhiều để thành lập pháp đại lợi ích.
“Tu Bồ Đề ư ý vân hà, nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: ngã đương độ chúng sanh”.
Này Tu Bồ Đề ý Thầy nghĩ sao? Các vị đừng cho rằng Như Lai nghĩ rằng ta phải độ chúng sanh.
Giảng: Ngài Thế Thân giải rằng đây là câu văn uẩn khúc trong đoạn nghi thứ ba, tức là lần lượt trong lắt léo đó có 4 ý cho đến hết đoạn văn phải biết; như nghi rằng, nếu là pháp bình đẳng không có cao thấp tại sao Như Lai gọi là độ chúng sanh? Dựa điểm trừ nghi này có 2 ý: trước khuyên dứt trừ nghi kế giảng rộng ý nghĩa. Như hai thân: báo - hóa tùy căn cơ làm lợi chúng sanh mà có cao thấp có thể suy xét nên độ chúng sanh. Như từ bi là nhân duyên bổn nguyện nên pháp thân chân như vắng lặng không thể suy lường, nghĩ làm thế nào phải độ chúng sanh chứ? Chỉđem trí ngộ nên gọi là độ; lại hóa thân tùy cơứng hiện rõ ràng có suy nghĩ độ sanh. Báo thân nghĩ lâu dài không phân biệt làm thế nào khởi niệm? Như châu ma ni theo sự mong cầu xối mưa xuống; phàm phu chấp do còn nghĩ ta nên độ, chư Phật phân biệt hoàn toàn quên hết nên nghĩ phải độ không có; chỉ tùy chỗ giáo hóa hợp căn cơ để suy xét. Vì thế nên lặp lại các ông không nên nghĩ lường.
Lại nữa, chân lý đều vô sở đắc, cũng như không có chúng sanh đáng độ. Ngài Vô Trước nói rằng, đây là nêu rõ chúng sanh được độ; giải thích văn Kinh đại ý không khác nhau.
“Tu Bồ Đề mạc tác thị niệm, hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả”.
Này Tu Bồ Đề Thầy đừng nghĩ thế. Tại sao? Vì thật không có chúng sanh Như Lai độ vậy.
Giảng: Ý nghĩa tự thành tựu, trước nêu tâm để thí dụ biểu hiện đạo lý chân thật, kế nói không thật độ là mượn ngã không phải chân. Vì chân lý không có chúng sanh Như Lai có thể độ, nhưng nhìn mặt ngoài có thể độ sanh.
“Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả”.
Nếu có chúng sanh Như Lai độ thì Như Lai có tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng.
Giảng: Việc độ chúng sanh trong đó có 2 ý: a/ thật không có chúng sanh để độ b/ nói ngã không phải chân thật. Vì Phật khéo nói thật có chúng sanh, thật có độ ấy là còn ngã chấp chưa mất nên không gọi là Phật.
“Tu Bồ Đề Như Lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã nhi phàm phu chi nhơn dĩ vi hữu ngã”.
Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói hữu ngã ấy là phi hữu ngã, nhưng người phàm cho là hữu ngã (có ngã).
Giảng: Ngã không phải chân thật. Ngã không phải thật nhưng phàm phu vọng chấp, kế chỉ rõ phàm cũng không thật mà chỉ mượn để gọi thôi. Như Lai nói có ngã ấy, như do nhân duyên hòa hợp nên mượn để nói thì không thật có ngã, không chấp có thật ngã. Phàm phu cho là có ngã nên bị chấp vướng. Ý nói rằng, Phật nói có ngã vì muốn trừ sợ hãi vô ngã. Vì thế trước tiên tu tập hẳn nương nơi ngã sau dần dần ngộ được thật ngã tướng tự phân tán. Nếu nói vô ngã chỉ có tu tập, ngã tức là KHÔNG vậy.
“Tu Bồ Đề, phàm phu giả Như Lai thuyết tắc phi phàm phu”.
Này Tu Bồ Đề, phàm phu ấy Như Lai nói là phi phàm phu.
Giảng: Nói phàm cũng chẳng thật mà chỉ mượn để gọi thôi. Có nghĩa đối với người tham sân chưa bỏ tạm gọi là phàm phu, không như lời nói là thật phàm phu.
“Tu Bồ Đề, ư ý vân hà khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ?”
Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Có thể dùng 32 tướng quán Như Lai không?
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng đây là lần lượt đoạn nghi thứ ba, trong đó phân ra 3 đoạn. Như có người nghi rằng, dù quán tướng thành công cũng không thể thấy Như Lai, vì đó không phải tướng Phật. Do Như Lai pháp thân là thể mà pháp thân Như Lai do tướng (thấy) thành tựu. So sánh biết thì biết pháp thân Như Lai là do phước tướng thành tựu. Ý nghi rằng, hai thân báo thân-hóa thân lấy pháp thân làm thể. Ngoài ra, báo thân-hóa thân có tướng tốt, lấy ngoài so sánh nên biết trong pháp thân cũng phải có tướng hảo. Như ta xem mặt của một người liền biết được tâm trạng người ấy. Căn cứđoạn này phân thành 5 tiết: 1/ Phật hỏi 2/ Ngài Thiện Hiện không trả lời trực tiếp 3/ Như Lai gạt bỏ chất vấn 4/ Ngài Thiện Hiện chính thức trả lời 5/ Nêu bài tụng để thành.
Ý hỏi: Có thể dùng 32 tướng của báo thân-hóa thân thấy được pháp thân Như Lai không? Ngài Vô Trước nói rằng, đây là tâm cụ túc thứ tư bao hàm pháp thân, như muốn làm cho chúng sanh trong quán lý pháp thân thanh tịnh, ngoài có đủ các tướng tốt. Không thể lấy hình tướng quán pháp thân Như Lai được, dựa theo đoạn này có 3 ý: a/ nêu hỏi đáp b/ nêu bài tụng giảng rộng c/ giải thích ngoại nghi. Phần hỏi đáp có 4 như ta đã biết. Song y cứ các sách khác không phải Ngài Thiện Hiện trả lời trực tiếp, cũng không có Như Lai chất vấn.
“Tu Bồ Đề ngôn, như thị như thị, dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Phật ngôn, Tu Bồ Đề nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, chuyển luân Thánh Vương tắc thị Như Lai. Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Thế Tôn: như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai.”
Tu Bồ Đề thưa: đúng thế, đúng thế dùng 32 tướng quán Như Lai. Phật dạy, này Tu Bồ Đề, nếu đem 32 tướng quán Như Lai ấy thời chuyển luân Thánh Vương là Như Lai sao? Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn: như con hiểu chỗ nghĩa Phật dạy: không nên đem 32 tướng quán sát Như Lai.
Giảng: Không nên dùng 32 tướng tốt quán sát Như Lai.
“Nhỉ thời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn: nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai. Bỉ Như Lai diệu thể tức pháp thân chư Phật, pháp thể bất khả kiến, bỉ thức bất khả tri.”
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng: nếu dùng sắc thấy ta, đem âm thanh cầu ta; người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai. Như Lai diệu thể tức là pháp thân chư Phật, vì thể pháp không thể thấy được nên thức không thể biết được.
Giảng: Đây là bài kệ tóm tắt ý nghĩa nêu trên. Kệ nêu rõ không nên dùng sắc thanh để quán pháp thân Như Lai được. Nếu chấp nơi sắc thanh thì không ngộ được chân lý, là người theo tà đạo không thể thấy được Phật pháp. Kế đó, bài kệ nêu rõ: pháp thân diệu thể vượt ngoài nghĩ suy nên phàm phu không thể thấy được, cũng không thể lấy thức phân biệt để biết được. Kinh Niết Bàn ghi rằng: y pháp không y nhơn; y Kinh rốt ráo nghĩa, không y Kinh chưa liễu nghĩa, y nghĩa không y lời, y trí không y thức. Ngài Vô Trước nói rằng, nửa bài kệ đầu nêu rõ như chỗ không nên thấy, không thể thấy, nửa kệ sau chỉ rõ không thể thấy và không thấy nhân duyên. Tại sao không thể thấy? Vì cái thấy thuộc thế tục. Nhân duyên gì mà không thể thấy? Vì pháp là tướng chân như nên không do lời nói biết được mà chỉ có thể thực chứng, nên nói như thế, luận như thế.
“Tu Bồ Đề, nhữ nhược tác thị niệm, Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Này Tu Bồ Đề, nếu như Thầy nghĩ rằng Như Lai không dùng các tướng cụ túc nên được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, đây vẫn còn đoạn 3 giải thích nghi vấn, như nghi rằng, nếu không nương phước đức được đại Bồ Đề, như thế chư Bồ Tát không có phước đức và quả báo. Ý nghi thế này: có thể nói có người đem thất bảo như núi Tu Di bố thí, không bằng người thọ trì nhẫn đến 4 câu kệ của Kinh này. Đó là phước đức không đạt quả Bồ Đề. Dựa theo đây nên phước đức KHÔNG, quả báo cũng KHÔNG thì pháp thân là lý không. Để trừ nghi vấn này có 3 ý: a/ Tướng hảo chẳng phải không b/ Nếu như ngươi (Thầy) nghĩ rằng…nêu rõ nhân quả không mất c/ Nếu Bồ Tát đem cụ túc … so sánh công đức. Trong (a) có 2: thuật lại tâm cảnh người nghi và khuyên không nên có niệm tà. Tâm cảnh người nghi như: đã lấy pháp làm Phật không có thân tướng báo hay hóa thân. Ngài Vô Trước nói rằng, đây bao hàm pháp thân, văn giải thích vấn nạn ngoài. Luận chủ nói rằng, nếu vậy tuy không thểđem tướng cụ túc thấy Như Lai, cũng nên lấy tướng cụ túc làm nhân đạt đến vô thượng chánh đẳng Bồ Đề. Vì lìa bỏ cái chấp này nên rõ ràng tướng cụ túc thể nó không phải là Bồ Đề, cũng không thể lấy tướng cụ túc làm nhân. Vì tướng là sắc tánh nên trong đó có phân thành hai: trái với tâm phàm, và khuyên dứt trừ vọng niệm. Như lời thuật cho rằng, pháp thân Như Lai lấy tướng cụ túc làm nhân nên đạt được. Nên bỏ từ “chẳng thể” kiểm điểm có thể trừ và Phật đều hoàn toàn không có từ “chẳng thể” đó.
“Tu Bồ Đề mạc tác thị niệm, Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề.”
Này Tu Bồ Đề, đừng nghĩ như thế, Như Lai không thể dùng tướng cụ túc đạt vô thượng chánh đẳng Bồ Đề.
Giảng: Ngài Thế Thân nói: đừng nghĩ như thế, Như Lai không thể dùng tướng cụ túc đạt Bồ Đề, vì báo thân, hóa thân là tướng cụ túc. Ngài Vô Trước nói: đừng nghĩ như thế là khuyên đừng sanh tâm nghĩ như trên: dùng tướng làm nhân mà đạt pháp thân. Tại sao? Vì Phật không thể dùng tướng cụ túc làm nhân mà đạt được Bồ Đề. Luận giải rằng, vì tướng là sắc tánh nên cần phải lấy trí làm nhân mới đạt được Bồ Đề mà không phải dùng tướng vì tướng là sắc vậy.
“Tu Bồ Đề nhữ nhược tác thị niệm: phát A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt tướng.”
Này Tu Bồ Đề, nếu Thầy nghĩ rằng, phát vô thượng Bồ Đề tâm ấy là nói tướng các pháp đoạn diệt.
Giảng: Ngài Thế Thân nói: đây đề cập nhân quả không mất. Có người nghĩ rằng không nương phước đức mà đạt đại Bồ Đề, thế thì phước đức KHÔNG mà quả báo cũng KHÔNG. Nếu vậy, người phát tâm Bồ Đề bèn cho rằng các pháp đoạn diệt, vì không nhân và quả phước đức.
“Mạc tác thị niệm.”
Đừng nghĩ như thế.
Giảng: Khuyên đừng nghĩ như thế.
“Hà dĩ cố? Phát A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.”
Tại sao? Vì phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối với pháp không nói tướng đoạn diệt.
Giảng: Giải thích nguyên do. Vì chư Bồ Tát biết nhân biết quả rời chấp đoạn-thường; chỉ không chấp thật nhân quả phước đức, nhưng chẳng phải không nhân duyên mà mượn nhân quả; chỉ che dấu tác dụng duyên nhưng chẳng phải không công năng duyên. Ngài Vô Trước nói rằng từ đây trở xuống… nếu rõ tâm cụ túc: trụ xứ thứ 5 là không trụ trong sanh tử hay Niết Bàn, nên trong đó có hai: không bỏ sanh tử, và nếu Bồ Tát đã đầy đủ tâm, chứng tỏ không bỏ Niết Bàn. Có nghĩa không bỏ sanh tử nên không trụ Niết Bàn, không bỏ Niết Bàn nên không ở trong sanh tử, vì để làm cho được điều này nên có đoạn trên. Đối với pháp không nói tướng đoạn diệt, như lúc phát tâm Bồ Tát biết nhân và quả xa lìa chấp đoạn chấp thường, nên không nói đoạn diệt. Nói tuy đạt Niết Bàn mà trở lại trụ trong sanh tử, song không đoạn lìa được sanh tử. Nhưđoạn diệt sanh tử tức giống như Nhị thừa trụ nơi Niết Bàn, vì thế nên gọi là không nói tướng đoạn diệt.
“Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát dĩ mãn hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí.’
Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát dùng thất bảo của các thế giới nhiều như cát sông Hằng bố thí.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, phần này so sánh công đức, trong đó trước so sánh và sau giải thích nguyên do. Phần đầu trước hết nêu việc bố thí và sau so sánh phước. Ngài Vô Trước nói rằng, đây luận không bỏ Niết Bàn.
“Nhược phục hữu nhơn tri nhứt thiết pháp vô ngã đắc thành ư nhẫn, thử Bồ Tát thắng tiền Bồ Tát, sở đắc công đức.”
Nếu lại có người biết tất cả mọi pháp vô ngã đạt được nhẫn, Bồ Tát này hơn Bồ Tát trước đã đạt công đức.
Giảng: Dùng phước đức so sánh. Vì do hiểu rõ nhơn – pháp vô ngã KHÔNG mà đạt được nhẫn nên phước người này hơn công đức kẻ bố thí kia. Nói đạt được nhẫn ấy, nhẫn có 3 loại: 1/ Bản tánh vô sanh nhẫn như quán biến kế sở chấp, nhơn – pháp cả hai vốn không 2/ Tự nhiên vô sanh nhẫn: quán y tha tánh mượn nhân duyên không do tự nhiên sanh 3/ Phiền khổ vô sanh nhẫn: quán pháp chân như phiền khổ vốn bất sanh.
“Tu Bồ Đề, dĩ chư Bồ Tát bất thọ phước đức cố.”
Này Tu Bồ Đề, vì chư Bồ Tát không nhận phước đức.
Giảng: Đây là phần giải thích nguyên do, có 2 điểm: trước Phật lược giải thích, kế Ngài Thiện Hiện hỏi, và sau Phật giải đáp. Không nhận phước đức cho nên, như Bồ Tát tạo phước đức không chấp hình tướng là chỉ mong giải thoát nên nói rằng không thọ vậy.
“Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Thế Tôn vân hà Bồ Tát bất thọ phước đức?”
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn, thế nào là Bồ Tát không thọ phước đức?
Giảng: Đây là lời Ngài Thiện Hiện (Tu Bồ Đề) hỏi Phật.
“Tu Bồ Đề, Bồ Tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.”
Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát tạo phước đức không nên tham chấp, vì thế nên nói không nhận phước đức.
Giảng: Phật đáp câu hỏi trên. Do không tham chấp hình tướng mà tạo phước đức nên nói là không nhận vậy.
“Tu Bồ Đề nhược hữu nhơn ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.”
Này Tu Bồ Đề nếu có người cho rằng: Như Lai hoặc tới hoặc lui, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa Phật nói. Tại sao? Vì Như Lai là không từđâu đến, cũng không đi đâu gọi là Như Lai.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, trong đoạn Kinh lớn thứ ba này, đây là phần trả lời nghi vấn, như có người hỏi rằng, nếu chư Bồ Tát không nhận phước đức làm sao Bồ Tát thọ dụng phước đức chúng sanh? Ý này như Phật Thích Ca xả bỏ phần thọ mạng thứ năm nên còn lưu phước đức cho chúng sanh đời vị lai nên biết Bồ Tát cũng thọ phước đức, làm sao nói không thọ được? Như thế Bồ Tát thọ phước đức không lường nên y cứ vào đó giải thích nghi vấn có 4 ý: a/ Nêu rõ báo - hóa thân ngoài làm lợi chúng sanh nên cũng thọ phước đức; pháp thân không khứ lai (tới – lui) nên không thọ phước đức b/ Nghiền tán nhỏ như vi trần chứng minh pháp thân chỉ một, song hóa thân có nhiều c/ Như có người cho rằng Phật nói ngã v.v... chứng tỏ ngã – pháp không thật d/ Nếu có người đem thất bảo đầy… chứng minh hóa thân có vô lượng phước. Nói hoặc đến có nghĩa Phật thành đạo đến, hoặc đi tức là Phật nhập Niết Bàn, hoặc ngồi chỉ khi Phật thuyết pháp làm lợi ích chúng sanh, hoặc nằm như lúc Phật tuyên bố sắp diệt. Hóa thân có các tướng như thế nhưng pháp thân thì không, nên nói Phật không từđâu đến cũng không đi đâu. Như vầng trăng trên trời chiếu xuống mặt nước, nước trong hẳn trông rõ, nước đục bèn lặn khuất. Trăng vốn không qua lại mà do nước có trong sạch (sanh diệt). Pháp thân vốn thanh tịnh chỉ do tâm mà thấy có qua lại. Như Lai nói rằng pháp thân vốn không lại, do chúng sanh hướng về Phật nên thấy có lại. Đây nhằm nói rằng không lại mà lại cũng như nhắm một vật xa để làm điểm tựa nhìn hình dung nhưng bị che lấp cả. Pháp thân vốn không diệt, do chúng sanh che Phật nên không có đi mà thấy đi, cũng như thả thuyền trôi theo hướng đông mà gặp gió đẩy xuôi hướng tây. Đây là không đi mà đi vậy. Ngài Vô Trước nói rằng, tâm cụ túc là hành trụ tịnh thứ sáu, trong đó có 3 loại: 1/ Oai nghi hành trụ 2/ Trừ dứt danh sắc thân hành trụ (đi đứng) tự tại 3/ Hành trụ bất nhiễm. Như hóa thân có những oai nghi đi đứng; trong khi pháp thân không có. Hành tức có nghĩa là lui tới; trụ tức là ngồi hay nằm. Pháp thân không có oai nghi nên nói rằng không khứ lai (tới lui).
“Tu Bồ Đề, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn dĩ tam thiên đại thiên thế giới toái vi vi trần, ư ý vân hà? Thị vi trần chúng ninh vi đa phủ?”
Này Tu Bồ Đề, nếu có thiện nam tín nữ nào đem 3 nghìn đại thiên thế giới nghiền nhỏ thành vi trần. Ý Thầy nghĩ sao? Những vi trần đó có nhiều không?
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng, đây nói pháp thân chỉ một nhưng hóa thân nhiều, trong đó có 2 ý: a/ đem vi trần làm thí dụ, và b/ đem thế giới thí dụ. Trước Phật hỏi, sau Ngài Thiện Hiện trả lời, nhưng trong thí dụđây hàm 2 ý: 1/ hợp bụi trần làm cõi, như nắm những ngón tay lại thành nắm tay 2/ nghiền nhỏ các cõi thành bụi thí dụ như mở nắm tay thành những ngón tay. Trước là hiệp dụ, sau là mở dụ. Nếu hiệp dụ thời bụi dụ phiền não nhiều, nhóm bụi lại thành một cõi, dụđoạn nhiều phiền não thành một pháp thân. Nếu mở dụ thời thế giới (cõi nước) dụ pháp thân; tán nhỏ cõi thành nhiều hạt bụi, như nương một pháp thân mà sanh vô số hóa thân. Nay hỏi nhiều nhưng không hiệp 2 ý này. Ngài Vô Trước nói rằng, đây phá danh sắc, thân đi đứng tự tại, trong đó có 2 ý: trước nêu rõ 2 loại phương tiện, xem như có người cho rằng… nhập tương ưng tam muội không phân biệt. Nói 2 loại phương tiện là: phá sắc thân phương tiện và phá danh thân phương tiện. Trước là phương tiện vi tế (nhỏ nhiệm) sau phương tiện không thể nhìn thấy được, có nghĩa vì cõi nước lần lượt phân tích đến điểm cực vi (nhỏ nhứt) là nhiều không?
“Thậm đa Thế Tôn. Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thật hữu giả, Phật tắc bất thuyết thị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng tắc phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng.”
Thật là nhiều, bạch Đức Thế Tôn. Tại sao? Nếu là thật có vi trần thì Phật không nói là nhiều vi trần. Nhân vì sao thế? Phật nói nhiều vi trần không phải là nhiều vi trần, ấy gọi là nhiều vi trần.
Giảng: Ngài Thế Thân nói rằng chỉ mượn vi trần làm ví dụ không phải nói có thật như phái Vệ Thế sư chấp có vi trần. Phật nói nhiều vi trần ấy có nghĩa mượn vi trần để ví dụ hóa thân thời không phải vi trần, không như ngoại đạo chấp thật có vi trần. Ngài Vô Trước nói rằng, chỉ phá một hợp chấp nên quán xét phân tích kỹ đến điểm không thể phân tích được nữa mượn nói là vi trần mà không phải thật hữu.
“Thế Tôn, Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới tắc phi thế giới, thị danh thế giới.”
Bạch Đức Thế Tôn, Phật nói 3 nghìn đại thiên thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới.
Giảng: Đem thế giới thí dụ pháp thân, trong đó Như Lai nói thế giới có nghĩa mượn thế giới làm thí dụ thì không phải thế giới. Không như ngoại đạo chấp lấy số nhiều đến cực vi (nhỏ nhất) hình thành thế giới. Ngoại đạo chấp hai bên cực vi sanh cái thứ ba và cứ như thế tiếp tục… Ngài Vô Trước nói rằng đây là phá danh-thân phương tiện. Thế giới có nghĩa cõi thế gian có chúng sanh, ởđó chỉ danh thân được gọi danh.
“Hà dĩ cố? Nhược thế giới thật hữu giả tắc thị nhứt hiệp tướng?”
Tại sao? Vì nếu thế giới thật có thì đó chỉ là một hiệp tướng.
Giảng: Thế giới do một hiệp tướng giả hợp nên không thật. Nếu như chấp có thế giới tức không phải là chấp, đó là chánh kiến cho nên không hư vọng. Vì không thật mà chấp có thật nên là một hiệp tướng. Một hiệp tướng ấy có nghĩa ngã chấp, như cho một thân này chứa nhóm cả 5 uẩn để làm ngã nên gọi là một hiệp tướng.
“Như Lai thuyết nhứt hiệp tướng tắc phi nhứt hiệp tướng thị danh nhứt hiệp tướng.”
Như Lai nói một hiệp tướng thời không phải một hiệp tướng, ấy gọi là một hiệp tướng.
Giảng: Phần này giảng về KHÔNG, như Phật chỉ đối với nhân duyên giả hợp các uẩn hòa hợp như trên nượn nói là một hiệp tướng thời không phải như chỗ chấp một hiệp tướng. Thời chẳng phải một hiệp tướng ấy không phải là chỗ chấp một hiệp tướng. Chỉ mượn nói một hiệp tướng là KHÔNG tức nêu rõ thế giới cũng không có thật.
“Nhứt hiệp tướng giả tắc thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhơn tham trước kỳ sự”.
Một hiệp tướng ấy là bất khả thuyết, chỉ vì người phàm phu tham chấp mà có.
Giảng: Đây nói chấp giả là thật. Vì Phật giả thuyết một hiệp tướng mà nơi đó phàm phu khởi chấp cho là thật.
“Tu Bồ Đề, nhược nhơn ngôn: Phật thuyết ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? Thị nhơn giải ngã sở thuyết nghĩa phủ?”
Này Tu Bồ Đề nếu có người cho rằng: Phật nói ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Người ấy có hiểu nghĩa Phật nói không?
Giảng: Ngài Thế Thân cho rằng nói NGÃ rõ ràng là không thật trong đó có 2 ý: trước nêu rõ vô ngã, sau phát Bồ Đề tâm là pháp KHÔNG. Trước Phật trình bày nghi vấn ngoài, không rõ có hiểu không; kế Ngài Thiện Hiện giải đáp lơ lững không rõ ràng. Như người Tiểu thừa cho rằng ắt có chứng đắc tâm không nghĩ VÔ (KHÔNG); nói có chứng đắc nên Phật nói ngã kiến v.v.. chứng minh có ngã thật, tâm không duyên VÔ. Nghĩa của sở chấp hẳn trở thành có khiến kẻ chấp cho rằng như có người nói…
Ngài Vô Trước nói rằng, từđây trở xuống… nhập tương ưng tam muội vô phân biệt. Trong đó trước nêu rõ chỗ không phân biệt là nhập vào phương tiện, sau phát Bồ Đề tâm… cho biết người, pháp gì… không phân biệt.
“Phất dã, Thế Tôn, thị nhơn bất giải Như Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến tức phi ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, thị danh ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.”
Không, bạch Đức Thế Tôn, người ấy không hiểu nghĩa Như Lai nói. Tại sao? Vì Phật nói ngã kiến, nhơn, chúng sanh, thọ mạng tức là không phải ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, ấy gọi là ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
Giảng: Mọi pháp vốn không ngã-nhơn, chúng sanh vọng chấp cho là thật có, Phật vì đó phá chấp; tùy theo căn cơ nói cho họ hiểu nên nói ngã-pháp. Không phải như nói rõ là có thật thể, giá làm cho tâm chấp từ bỏ không thật. Nghĩa Đại thừa duyên theo vô đắc mà sanh tâm, nêu rõ không cho là thật nên nói, Thế Tôn, tùy theo căn cơ hiểu mà giả thuyết ngã-nhơn; không như người chấp cho là thật thể nên nói rằng không ngã kiến, nhơn, chúng sanh v.v.. ấy gọi là ngã kiến… như Đức Như Lai giả thuyết.
“Tu Bồ Đề, phát A Nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề tâm giả, ư nhứt thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sanh pháp tướng.”
Này Tu Bồ Đề, người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối với hết thảy các pháp nên biết như thế, nên thấy như thế, nên tin hiểu như thế, không nên sanh chấp tướng.
Giảng: Các pháp KHÔNG, trước khuyên nên tìm hiểu để biết, và sau tóm kết. Nói nếu người phát tâm khi đã ngộ chân như không thấy chấp pháp gọi là chánh trí. Ngài Vô Trước cho rằng, người phát Bồ Đề tâm biểu lộ là người không có tâm phân biệt. Đối với hết thảy mọi pháp biểu hiện nơi pháp gì không phân biệt; nên hiểu như thế biểu lộ tâm tăng thượng, trí tăng thượng đối với vô phân biệt hiểu rõ hơn cả. Trong đó nếu trí nương theo Xa ma tha (Sammatha) – thiền định nên biết, nương Tỳ bát xá na (Vipassana) – thiền tuệ minh sát nên thấy. Hai pháp này y theo thiền định (sammadhi: tam ma đề) nên hiểu rõ hơn để được tự tại. Hiểu bên trong căn duyên cùng ảnh tượng gọi là thắng giải, có nghĩa là biết và hiểu chỉ là một, trí vô phân biệt hợp cùng với ý thức. Nay nói dựa thiền chỉ quán là riêng biệt, trước căn cứ gia hạnh mà nói, có nghĩa trước muốn tu chỉ nên khởi trí gọi đó là biết; muốn tu quán nên sanh trí gọi là thấy vậy.
“Tu Bồ Đề, sở ngôn pháp tướng dã, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng.”
Này Tu Bồ Đề như nói pháp tướng ấy, Như Lai thuyết tức không phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng.
Giảng: Như cho rằng pháp tướng ấy có nghĩa là mượn nói pháp tướng; tức không phải pháp tướng là không phải chấp pháp thật tướng.
“Tu Bồ Đề, nhược hữu nhơn dĩ mãn vô lượng a tăng kỳ thế giới thất bảo trì dụng bố thí. Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhơn phát Bồ Đề tâm giả, trì ư thử Kinh nãi chỉ tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng vị nhơn diễn thuyết kỳ phước thắng bỉ”.
Này Tu Bồ Đề, như có người đem thất bảo bố thí đầy khắp vô số thế giới. Nếu có thiện nam tín nữ phát tâm Bồ Đề thọ trì Kinh này nhẫn đến một bài kệ bốn câu, đọc tụng và vì người mà diễn giảng, phước của người này hơn người bố thí kia.
Giảng: Ngài Thế Thân cho rằng đây là đoạn 4 cũng là phần 4 của Kinh, trước so sánh phước, sau nêu rõ lìa tướng mà nói. Nói pháp thân không thọ phước đức mà hóa thân thì phước đức vô lượng. Vì hóa thân phước đức vô lượng nên hay thuyết cho người khác; người phát tâm cầu thành Phật luôn thọ trì Kinh và diễn thuyết vì người khác nên phước đức nhiều hơn đem bảy báu bố thí.
“Vân hà vị nhơn diễn thuyết bất thủư tướng, như như bất động.”
Tại sao? Vì người diễn giảng không chấp nơi tướng mà như như bất động.
Giảng: Đây nói lìa tướng mà thuyết. Như hóa thân thuyết pháp không chấp nơi tướng mà nói; đã vô phân biệt chấp nên không cho ta là hóa thân, vì thế mà được phước nhiều. Như như bất động như từ nhứt nhưở sau là chân như, từ nhứt nhưở trước là tỉ dụ. Vì hóa thân khi thuyết pháp không chấp tướng hữu vi, cũng như chân như vắng lặng bất động. Ngài Vô Trước nói rằng đoạn này là hàng thứ sáu tịnh trụ là hành trụ bất nhiễm. Nói bất nhiễm lại có 2 loại: 1/ Thuyết pháp bất nhiễm, như trên đã nêu rõ rằng người thọ trì, thuyết giảng Kinh này hơn kẻ bố thí bảy báu. Do có lợi ích lớn lao như thế nên quyết định diễn thuyết nhưng tâm không nhiễm 2/ Lưu chuyển bất nhiễm, như nói 9 thí dụ(8) đây là biểu lộ việc không thể dùng lời thuyết; không pháp có thể thuyết và nên nói pháp như thếđó. Nếu như nói khác đây thời là thuyết có nhiễm do bịđiên đảo vậy. Lại nữa, khi thuyết pháp như thế chẳng mong được người tín kính v.v… cũng là thuyết pháp không nhiễm.
“Hà dĩ cố? Nhứt thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc nhưđiển, ưng tác như thị quán”.
Tại sao? Vì tất cả các pháp hữu vi như mộng, như huyễn, bọt, bóng, như sương móc cũng như lằn chớp, nên quán sát như thế.
Giảng: Ngài Thế Thân cho rằng, đây là phần giải thích nghi vấn trong đoạn lớn thứ tư, như nghi rằng, nếu chư Phật Như Lai thường vì chúng sanh mà thuyết pháp, tại sao Phật lại nhập Niết Bàn? Vì để phá điểm nghi này nên thành lập 9 thí dụ như huyền ký đã nêu. Ngài Vô Trước cho rằng đây là loại lưu chuyển bất nhiễm.
“Phật thuyết thị Kinh dĩ, trưởng lão Tu Bồ Đề, cập chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, nhứt thiết thế gian thiên, nhơn, a tu la văn Phật sở thuyết giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành.”
Phật nói Kinh xong, trưởng lão Tu Bồ Đề, cùng chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, Phật tử nữ, tất cả thế gian trời, người, A tu la nghe Phật thuyết đều vô cùng hoan hỷ tin thuận vâng làm. Giảng: Đây là đoạn 3 lớn: hoan hỷ ứng dụng tu tập Kinh Kim Cang Bát Nhã.
Chú Thích
7. Hạng xiển đề: loại người cực ác không thể tu thành Phật được. Người có những nhận thức sai lầm và tà kiến, nhất là không tin lý nhân quả, nên có thể đọa vào những cõi xấu ác, thống khổ.
8. Chín dụ: Chín thí dụ này của Kinh Kim Cang Bát Nhã trong bài kệ gần cuối Kinh. Quán pháp hữu vi như mộng huyễn nên không chấp vướng. Kinh luận rộng có nêu 9 thí dụ rằng tất cả các pháp hữu vi như sao, mắt, đèn, huyễn, sương, bọt, giấc mộng, lằn chớp, mây bay. Một/ Sao khi mặt trời chưa xuất hiện thì rất hữu dụng, nhưng lúc mặt trời mọc là thành vô dụng. Lúc chưa có chánh quán – mặt trời xuất hiện thì vọng tâm hữu dụng. Mặt trời chánh quán hiển lộ là vọng tưởng không còn. Hai/ Mắt: như con mắt bị che khuất nhìn không thấy phía trước dợn quầng nên cho có đắc. Con mắt huệ bị che nên không 6 trần mà vọng thấy 6 trần. Ba/ Đèn: gồm có dầu, tim, đèn, 3 món hợp lại mới thành. Do căn, trần và tham thọ nên thức sanh. Đèn hòa hợp mà có nên vô sở hữu, pháp cũng thế, đèn niệm niệm biến diệt, thức cũng vậy. Bốn/ huyễn: như nhà huyễn thuật làm ra đủ thứ đồ mà đều không thật. Chúng sanh nghiệp huyễn nên thấy nhiều quốc độ cũng không thật. Năm/ Sương móc: sương ban mai trên đầu ngọn cỏ chỉ tồn tại nhất thời, thân con người cũng lại như thế. Sáu/ Bọt: như trời mưa đọng nước lại thành bọt, trẻ con thấy liền cho là hạt ngọc cứđuổi bắt. Chúng sanh tham đắm các thọ cũng thế. Bảy/ Giấc mộng: việc quá khứ nhưđêm vừa qua mộng thấy có, thảy đều là không, nhất là lúc mở mắt mọi việc tan biến mất. Tám/ Lằn chớp: trời vần vũ mây đen kéo tối sầm lại, chớp nhoáng lóe lên sáng lòa liền biến mất, pháp hiện tại cũng thế. Chín/ Mây bay: như bầu trời thanh trong, bỗng nhiên có mây kéo tới rồi tức thì tan biến. Pháp vị lai cũng thế, chợt hiện chợt biến mất vậy.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.240.101 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.